intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học 11 và Địa lý 12 thông qua hoạt động trải nghiệm “Biến rác thải nhà bếp thành phân bón hữu cơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học 11 và Địa lý 12 thông qua hoạt động trải nghiệm “Biến rác thải nhà bếp thành phân bón hữu cơ" nhằm đưa ra giải pháp giúp cho giáo viên và học sinh nhận thức đúng đắn, biết lựa chọn và sử dụng kênh học tập rất phong phú và hữu ích từ sách giáo khoa và mạng internet. Hình thành khả năng thích ứng nhanh nhạy, kích thích sự học hỏi, không ngừng sáng tạo của tiếp cận công nghệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học 11 và Địa lý 12 thông qua hoạt động trải nghiệm “Biến rác thải nhà bếp thành phân bón hữu cơ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG PT DTNT - THPT SỐ 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN SINH HỌC 11 VÀ ĐỊA LÝ 12 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “BIẾN RÁC THẢI NHÀ BẾP THÀNH PHÂN BÓN HỮU CƠ’’ Lĩnh vực: Phƣơng pháp dạy học Sinh Học Tác giả: Lê Viết Phƣơng - Trƣờng PT DTNT THPT số 2 Trần Thị Thanh Huyền - Trƣờng THPT Nguyễn Duy Trinh Năm thực hiện: 2021 - 2022 Số điện thoại: 0919524818 - 0944378323 Nghệ An, tháng 4 năm 2022
  2. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 2 1. Giải pháp cũ .......................................................................................................... 2 1.1. Nội dung giải pháp cũ ........................................................................................ 2 1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ................................................................................... 2 1.3. Hạn chế của giải pháp cũ ................................................................................... 2 2. Giải pháp mới cải tiến ........................................................................................... 3 3. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp ................................................................... 8 PHẦN III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN...................................... 9 1. hả năng áp dụng của sáng kiến ........................................................................... 9 2. Đi u kiện c n thiết để áp dụng sáng kiến.............................................................. 9 PHẦN IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ........................................................ 10 1. Hiệu quả kinh tế .................................................................................................. 10 2. Hiệu quả xã hội ................................................................................................... 11 PHỤ LỤC: ............................................................................................................. 13
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu v thế giới thực vật, động vật và con người. Môn Sinh Học, môn Địa Lý trang bị cho học sinh những kiến thức v thế giới sinh vật, mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường; sự c n thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển b n vững, giúp các em biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày, từ đó các em biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, bảo vệ môi trường sống. Muốn đạt được kiến thức và kỹ năng trên thì th y, cô giáo phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Có nhi u phương pháp đổi mới dạy học đã được thực hiện trong thời gian qua trong đó STEM là phương pháp tối ưu đem lại hiệu quả cao, nâng cao chất lượng dạy và học. STEM là phương pháp giáo dục hiện đại không học rời rạc từng môn mà là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn như: Toán học, Công nghệ, ỹ thuật, Vật lý, Mỹ thuật, ... Sự tiếp cận này sẽ giúp học sinh hiểu được rằng các sự vật, hiện tượng cũng như những lĩnh vực luôn có mối liên hệ, bổ trợ nhau chứ không tách rời. Và kiến thức học được phải được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn tạo ra các sản phẩm có ích, giúp học sinh định hướng ngh nghiệp mà các em yêu thích trong tương lai. Chính vì thế, việc áp dụng dạy học STEM trong các nhà trường hiện nay vừa là nhiệm vụ quan trọng vừa thể hiện sự sáng tạo của các trường THPT trong quá trình đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phát huy khả năng tự học, tự khám phá của các em. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu, thực hiện một số giải pháp và đã đạt được hiệu quả thiết thực. Đó là lý do chúng tôi lựa chọn sáng kiến: “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh Học 11 và Địa Lý 12 thông qua hoạt động trải nghiệm “Biến rác thải nhà bếp thành phân bón hữu cơ.” 1
  4. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Giải pháp cũ 1.1. Nội dung giải pháp cũ Trước đây, khi giảng dạy môn SinhHọc 11 chủ đ chủ đ tiêu hóa, tu n hoàn, hô hấp động vật và giảng dạy Địa Lý 11 chủ đ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, giáo viên thường áp dụng một số phương pháp như: phương pháp vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm để nghiên cứu lý thuyết v cấu tạo, đời sống giun đất và thực hành quan sát cấu tạo trong. Do đó, học sinh chưa thể biết được vai trò vô cùng quan trọng của giun đất trong việc cải tạo đất, tạo ra phân bón giàu dinh dưỡng từ các lá cây rụng, rác thải hữu cơ. Trong thực tế việc nuôi giun đất (hoặc giun quế) đã phát triển thành một ngành kinh tế nông nghiệp với những trang trại nuôi rộng lớn ở nhi u quốc gia trên thế giới mang lại lợi nhuận kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải và tạo ra nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng lại giúp cải tạo đất, khắc phục nhược điểm của phân bón hoá học đang làm huỷ hoại tài nguyên đất. 1.2. Ƣu điểm của giải pháp cũ Giáo viên không tốn nhi u công sức và thời gian để thiết kế các hoạt động cho chủ đ giun đốt (với đại diện là giun đất). Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản và trả lời được một số câu hỏi vận dụng đơn giản. 1.3. Hạn chế của giải pháp cũ - Học sinh chưa vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn để giải quyết các tình huống hoặc tạo ra sản phẩm hữu ích cho cuộc sống. Học sinh không được giao nhiệm vụ thực nghiệm áp dụng kiến thức n n đã học vào đời sống. Chính vì thế không có các vấn đ nảy sinh cho các em xử lý, do đó không được rèn năng lực giải quyết vấn đ , năng lực giao tiếp, năng lực xử lý mâu thuẫn trong quá trình làm việc nhóm… - Việc giáo dục cho các em học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường còn mờ nhạt hoặc nếu có mới chỉ mang tính chất hô hào chứ chưa tác động mạnh tới ý thức của các em. - Giáo viên chưa khai thác và sử dụng CNTT triệt để, chưa vận dụng kiến thức của các môn học khác vào bài dạy để đi sâu vào bản chất vấn đ cũng như thu hút các em hăng hái tham gia học tập. - Học sinh chưa được vận dụng khả năng sử dụng CNTT trong việc tìm tòi, khai thác kiến thức trong khi hiện nay CNTT là công cụ đắc lực giúp người học có thể khám phá vô vàn những đi u mới lạ và thú vị. - Chưa tổ chức được nhi u hoạt động để lôi cuốn học sinh tham gia, để các em hào hứng trong các hoạt động. Giờ học nặng v thuyết trình, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động các em dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên các kiến 2
  5. thức vừa đươc nghiên cứu. 2. Giải pháp mới cải tiến Để giải quyết những tồn tại trên chúng tôi đã , áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào môn Sinh học đặc biệt là đã áp dụng phương pháp dạy học STEM là phương pháp vận dụng được kiến thức liên môn của các môn học vào chủ đ giun đốt. Nhờ đó, học sinh vận dụng được đặc điểm cấu tạo, đời sống, vai trò của giun đốt để biến rác thành phân bón giàu dinh dưỡng cho cây trồng. Học sinh thiết kế, thực nghiệm việc nuôi giun đất hoặc giun quế trong các thùng nuôi và cho giun ăn bằng thức ăn là rác thải nhà bếp. Việc này không chỉ giúp các em ghi nhớ kiến thức n n một cách sâu sắc mà còn được hình thành và phát triển các năng lực khác nhau. Ngoài ra hcoj sinh thấy được sự c n thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển b n vững. Ngày nay, nhu c u trồng rau sạch đang là một xu thế nhằm đáp ứng thực phẩm sạch cho gia đình, cũng như nhu c u trồng hoa và cây cảnh đang ngày một tăng lên thì phân bón là một yếu tố quyết định sự thành công. Chúng ta thường xuyên phải mua các loại phân bón từ bên ngoài cửa hàng v bón cho cây, v lâu dài các loại phân bón này sẽ làm cho đất kém dinh dưỡng, bạc màu. Trong khi đó hàng ngày từ gian bếp của gia đình chúng ta thải ra rất nhi u rác như cơm thừa, rau, vỏ trứng, thịt, cá, ... Việc làm này vừa giảm thiểu lượng rác thải xả ra môi trường vừa có được nguồn phân bón giàu chất dinh dưỡng lại không mất ti n mua. Sáng kiến “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh Học 11 và Địa Lý 12 thông qua hoạt động trải nghiệm “Biến rác thải nhà bếp thành phân bón hữu cơ ” được tiến hành như sau: BƢỚC 1: CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh thông qua việc xác định vấn đ nghiên cứu. - Yêu c u học sinh phải phân loại rác thải từ nhà bếp nội trú, gian bếp của gia đình các em thành các loại sau: + Rác hữu cơ: dễ bị phân hủy bao gồm thực phẩm thừa như vỏ rau củ, đồ ăn thừa… + Rác tái chế có khả năng tái sử dụng như: giấy, vỏ lon nhôm, vỏ chai,... ... + Rác vô cơ: không thể tái chế hoặc tái sử dụng như: khẩu trang, đồ nhựa dùng 1 l n, sành sứ, … - GV đặt ra tình huống: Các em xử lý như thế nào với rác thải hữu cơ dựa vào các kiến thức đã học v các loài sinh vật trong chương trình Sinh Học lớp 11 và Địa Lý 12? BƢỚC 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN TẢNG VÀ ĐƢA RA LỰA CHỌN BAN ĐẦU 3
  6. - GV tổ chức một tiết dậy kiến thức n n v giun đốt: Cấu tạo ngoài của đại diện giun đốt (giun đất, giun quế) phù hợp với lối sống chui rúc trong đất, cách thức di chuyển, dinh dưỡng, đời sống và vai trò của giun đất (giun quế cũng tương tự), đặc biệt là phân trùn quế, phân giun đất được hình thành như thế nào? Ứng dụng của phân giun trong nông nghiệp như thế nào? Hiệu quả kinh tế ra sao? - Phân trùn quế, giun đất là gì? Phân trùn quế là phân của con giun quế và giun đất. Đây là chất thải của con giun sau khi ăn những loại chất hữu cơ và thải ra. Với phân nguyên chất từ trùn quế và giun đất thì chúng là hữu cơ hoàn toàn, chứa dinh dưỡng với hàm lượng cực kỳ lớn và rất ẩm. - Tác dụng của phân giun: + Kích thích nảy mầm Nhờ vào khả năng giữ được độ ẩm lớn, cũng như đ y đủ dinh dưỡng c n thiết thì phân của trùn quế sẽ giúp cho đất trở nên tơi xốp, tạo nên đi u kiện để các hạt thực vật nảy m m với tỷ lệ cao. Đối với các loại hạt hoặc cây đã nảy m m thì chúng lại có môi trường tốt để phát triển một cách đồng đ u cũng như là khỏe mạnh. + Cung cấp dinh dƣỡng Thức ăn của trùn quế chính là những loại rác thải hữu cơ, phân của gia súc. Trùn quế ăn bao nhiêu thì chúng sẽ thải ra lượng phân tương đương bấy nhiêu, tuy nhiên lúc này thì phân trùn quế đã ở dạng dễ hấp thu đối với thực vật. Nhờ vậy mà thực vật sẽ được hấp thu dinh dưỡng một cách dễ dàng hơn, có được đủ hàm lượng chất c n thiết cho sự phát triển. + Nâng cao đề kháng Là một loại sinh vật có lợi nhờ vào việc phân giải chất khó tan ở trong đất, cũng như là khả năng cố định đạm, phân giải xúc tác sinh học thì thực vật sẽ hấp thu dinh dưỡng ở mức tối đa. Việc này hạn chế cho các loại thực vật và đất trồng gặp phải môi trường có hại, thay vào đó thì môi trường lại trở nên phù hợp cho việc tăng cường đ kháng đối với bất cứ thực vật nào. +Tiết kiệm chi phí hi sử dụng một số loại phân bón thì năng suất của cây trồng sẽ được nâng cao, tuy nhiên nếu kết hợp cùng phân của trùn quế thì năng suất sẽ tăng thêm khoảng 30% nữa. Nhờ vào việc này mà chi phí bỏ ra để mua phân, chăm sóc cây trồng sẽ được tiết kiệm lại, không những thế mà năng suất thu hoạch vẫn bảo đảm hoặc thậm chí là tăng cao. + Tăng cƣờng năng suất Phân trùn quế có chứa rất nhi u chất đi u hòa sinh trưởng với hàm lượng lớn như GA3 hoặc IAA, chúng giúp cho thực vật phát triển mạnh mẽ, tăng cường khả năng trao đổi chất ở trong cây. Lúc này thì năng suất của cây trồng sẽ tăng cao, 4
  7. đây chính là lý do chủ yếu mà nhi u người làm trùn quế để nuôi trồng thực vật nông nghiệp. + Cải tạo cho đất Có độ pH ở mức độ trung tính thì phân của trùn quế sẽ ổn định lại pH của môi trường đất khi chúng bị thay đổi. Thông qua thời gian sử dụng lâu dài, lạm dụng hóa học, pH của đất đã không còn được đảm bảo, lúc này phân của trùn quế sẽ tạo nên độ tơi xốp cho đất và tăng cường dinh dưỡng đối với đất trồng. Vậy cho nên đây cũng là nguyên liệu cải tạo đất rất tốt. + Thích hợp cho cây Phân của trùn quế là loại hữu cơ vi sinh hoàn toàn cho nên có thể đảm bảo được sự phát triển cho h u hết bất cứ loại cây nào. Thậm chí đối với cây hồ tiêu, thanh long, các loại rau, dưa, hoa hay là hoa kiểng thì phân của trùn quế cũng đem lại tác dụng tương tự như là đối với các cây nông nghiệp thông thường khác. + Tăng cƣờng chất lƣợng nông sản Với một số cây trồng như là cam quýt hoặc là các loại dưa thì nếu được chăm sóc bằng phân trùn quế, quả khi thu hoạch được sẽ mang theo hương vị đậm đà hơn. Đối với rau xanh thì hương vị cũng tươi ngon và an toàn hơn bởi đây là nguyên liệu thân thiện với môi trường, tự nhiên hoàn toàn, phù hợp với canh tác hữu cơ. Lợi ích của phân trùn quế đối với cây trồng - Quá trình thực hiện tạo ra phân giun Để tạo được phân giun, đ u tiên học sinh c n phải có 1 lớp rác hữu cơ từ nhà bếp như vỏ trứng, vỏ củ quả thừa, cơm thừa.... Nếu như có sẵn phân trùn thì có thể 5
  8. cho vào một chút bởi khả năng trong đó vẫn còn chứa trứng của trùn quế. Sau đó trộn thêm những thành ph n chứa cacbon (cụ thể là gì) và thả trùn vào. Toàn bộ hoạt động thực hiện ở trong chuồng nuôi rồi đóng nắp thật kín, có lỗ khí xung quanh. Bởi vì trùn thường ưa các môi trường ẩm ướt, nếu như quá khô thì trùn sẽ bị chết, thậm chí là chết hàng loạt. Bởi vậy mà hãy luôn đảm bảo giữ ẩm cho hỗn hợp tạo phân trùn quế, học sinh thường xuyên quan sát, kiểm tra và tưới nước. Sau khoảng 1 tháng sẽ thu lại được phân của trùn quế cùng với rất nhi u trùn con. Lúc này phân có màu nâu và cực kỳ tơi xốp. BƢỚC 3: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CHÍNH THỨC, CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH NUÔI GIUN QUẾ, GIUN ĐẤT ĐỂ TẠO PHÂN BÓN - HS đưa ra lựa chọn ban đ u v nguyên vật liệu, bản thiết kế chuồng nuôi giun, quy trình các bước thực hiện giúp làm ra phân bón hữu cơ từ rác thải hữu cơ nhà bếp. - HS vận dụng kiến thức đã nghiên cứu v giun đốt (đại diện giun đất) để thực hiện nhiệm vụ. Giải quyết được các câu hỏi: - HS xây dựng phương án thiết kế có kèm hình ảnh hoặc sơ đồ kèm theo kích thước hoặc tỉ lệ. Sau đó học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đ ra. - Giáo viên tư vấn cho các nhóm học sinh giải pháp phù hợp nhất để thực hiện. - HS dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo mô hình chuồng nuôi giun đảm bảo yêu c u đặt ra bằng cách vận dụng các kiến thức sinh học n n tảng, kiến thức toán học (tính toán được kích thước chuồng nuôi, tỉ lệ sinh khối và thức ăn…), kiến thức công nghệ, mỹ thuật, … kết hợp tra cứu các kiến thức liên quan trên mạng internet để thực hiện nhiệm vụ. - HS sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ đã chuẩn bị trước (VD: xô nhựa, thùng sơn, thùng xốp, lưới sắt, băng keo, kéo, bút màu, khoan đục lỗ, … - Mua giống giun ở trang trại giun trùn quế ở huyện Yên hánh Tỉnh Ninh Bình với giá khoảng 25000 VNĐ – 30000 VNĐ cho 1kg sinh khối tuỳ thời điểm. Mỗi chuồng nuôi giun học sinh nuôi từ 1 – 1.5 kg sinh khối giun giống tuỳ theo kích thước chuồng nuôi. - Sau khi thiết kế được chuồng nuôi giun học sinh tiến hành cho ăn bằng rác thải nhà bếp, theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển, thời gian phân huỷ thức ăn, đảm bảo các đi u kiện v nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng thức ăn để giun phát triển tốt nhất… - Học sinh thu sản phẩm phân giun bón - Trong quá trình đó GV thường xuyên giám sát, hỗ trợ HS (nếu c n). 6
  9. BƢỚC 4: BÁO CÁO SẢN PHẨM VÀ ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT. - Các nhóm HS giới thiệu sản phẩm trước lớp, chia sẻ v kết quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản ph m. Sản phẩm báo cáo bao gồm + Chuồng nuôi giun đất, giun quế. + Phân giun (sản phẩm thu được thông qua quá trình nuôi giun). + ết quả các thí nghiệm để thử nghiệm sản phẩm. + Bài báo cáo (bằng tranh ảnh, sơ đồ, PowerPoint). + Các thông điệp đưa ra sau dự án. Cách thức tổ chức báo cáo GV tổ chức Hội thi: “Bảo vệ môi trường - Chủ đ : Tự làm phân bón hữu cơ từ rác thải nhà bếp”. * Hội thi gồm 4 ph n: Ph n 1: hởi động. Ph n 2: Hiểu biết. Ph n 3: Thuyết minh sản phẩm. Ph n 4: Truy n thông điệp. Cách thức tổ chức: Phần I: Khởi động. Yêu c u các nhóm giới thiệu tên, khẩu hiệu của nhóm liên quan đến chủ đ bằng các hình thức khác nhau. Thời gian thực hiện của mỗi nhóm tối đa 3 phút. Phần II: Hiểu biết. - Giáo viên đưa ra câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận. Các nhóm cùng suy nghĩ và đưa ra câu trả lời bằng cách viết đáp án vào tờ giấy cứng A4. - Hết 15 giây các nhóm đồng loạt giơ cao đáp án. GV giám sát kết quả của từng nhóm. Phần III: Thuyết minh sản phẩm. - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả, nhóm khác và GV đặt câu hỏi cho nhóm. GV chốt lại kiến thức. Yêu c u báo cáo: - Nội dung: đảm bảo trình bày được các tiêu chí mà giáo viên yêu c u khi giao nhiệm vụ. - Cách thuyết minh: cử chỉ tự nhiên, phong thái tự tin, ngữ điệu phù hợp, Phần IV: Truyền thông điệp Thể lệ: Các nhóm đưa ra thông điệp bảo vệ môi trường bằng các hình thức khác nhau. Yêu c u: thông điệp sâu sắc, cách thể hiện sáng tạo, thu hút người nghe… 7
  10. Sau 4 ph n thi, giáo viên tổng kết điểm và công bố vị trí của các nhóm và rút ra kết luận và thông điệp sau hoạt động STEM. BƢỚC 5: KẾT QUẢ - Học sinh áp dụng sản phẩm là chuồng nuôi giun vào thực tiễn tại gia đình, trong vườn trường tận dụng nguồn rác thải nhà bếp dồi dào vừa tạo ra phân bón giàu dinh dưỡng cho cây trồng vừa tiết kiệm ti n và giảm thiểu xả thải rác ra môi trường. - Học sinh sử dụng phân giun để bón cho các cây hoa trong trường và vườn nhà, thử nghiệm gieo trồng hạt giống,… so sánh kết quả mẫu thử nghiệm và mẫu đối chứng để rút ra kết luận cuối cùng v đặc điểm, lợi ích, ưu điểm của phân giun so với các loại phân hữu cơ. - Học sinh hứng thú với môn học, ghi nhớ kiến thức sâu sắc, hình thành tình yêu thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và biến thành hành động thay vì hô hào. 3. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp - Đây là một phương pháp dạy học hoàn toàn mới, là bước đột phá từ trước đến nay chưa được áp dụng. - Giải pháp mới đã phát huy được ưu điểm đồng thời khắc phục được những hạn chế, tồn tại của giải pháp cũ. Việc học sinh được trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu, thiết kế và chế tạo sản phẩm không chỉ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức n n một cách sâu sắc mà còn giúp học sinh được hình thành và phát triển nhi u năng lực quan trọng. - Đây là cách tiếp cận mới thể hiện rõ sự đổi mới v phương pháp giáo dục theo hướng phát huy năng lực tự học, tìm tòi và sáng tạo của học sinh, giúp học sinh vận dụng sáng tạo bài học vào thực tiễn, tự tay chế tạo sản phẩm phục vụ cuộc sống từ kiến thức bài học, làm cho kiến thức khoa học trở nên ý nghĩa và kích thích học sinh khám phá, tư duy, yêu thích môn học. - Đưa ra giải pháp giúp cho giáo viên và học sinh nhận thức đúng đắn, biết lựa chọn và sử dụng kênh học tập rất phong phú và hữu ích từ sách giáo khoa và mạng internet. Hình thành khả năng thích ứng nhanh nhạy, kích thích sự học hỏi, không ngừng sáng tạo của tiếp cận công nghệ. - Việc kết hợp các hoạt động dạy học giúp học sinh thay đổi hình thức, không gian học tập làm tăng hiệu quả dạy học, đồng thời còn gắn kết tình cảm g n gũi, thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. + Khi sử dụng hình thức dạy học trải nghiệm STEM đòi hỏi người giáo viên mất nhi u thời gian để nghiên cứu, tìm tòi, chọn lọc và khai thác thông tin hiệu quả để chia sẻ, trao đổi cho đồng nghiệp và học sinh. Vì vậy, qua mỗi bài giáo án đổi mới đó đã thể hiện sự tâm huyết, tinh th n tích cực tự học, tự sáng tạo bồi dưỡng chuyên môn của người giáo viên. 8
  11. - Hình thức giáo dục không đơn điệu, nhàm chán mà phong phú, đa dạng hơn, có sức lôi cuốn hấp dẫn học sinh tham gia. Tập trung trí tuệ, tâm huyết, sức mạnh của một tập thể, có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các loài sinh vật và bảo vệ môi trường. PHẦN III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Khả năng áp dụng của sáng kiến Trong đi u kiện hiện nay, sáng kiến: “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh Học 11 và Địa Lý 12 thông qua hoạt động trải nghiệm “Biến rác thải nhà bếp thành phân bón hữu cơ” có thể áp dụng cho tất cả các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh và toàn tỉnh Nghệ An. 2. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Các nhà trường đã sẵn sàng dạy học STEM thông qua việc ban lãnh đạo nhà trường ra quyết định thực hiện, tổ chức cho giáo viên trong trường tham gia các lớp tập huấn và nghiên cứu tài liệu đ y đủ, có hệ thống. Cơ sở vật chất của trường học đã được trang bị đ y đủ: phòng học được trang bị máy chiếu, hệ thống âm thanh cũng như có không gian ngoài trời để học sinh trải nghiệm làm sản phẩm cũng như tiện cho giáo viên hướng dẫn và giám sát hoạt động của học sinh. Đội ngũ giáo viên được chuẩn bị kỹ lưỡng v dạy học STEM. Đây là đi u kiện quan trọng giúp sáng kiến có thể thành công. Giáo viên phải là người chủ động và cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận và thay đổi bản thân để áp dụng phương pháp mới. Giáo viên c n chuẩn bị chu đáo để các lớp học sẽ sôi nổi, ồn ào, nơi có nhi u đáp án đúng, sai và cả thất bại được coi như một bước đi tích cực đối với sự khám phá và giải pháp thành công. Hãy tạo đi u kiện cho học sinh sẵn sàng làm việc cùng nhau, sử dụng các phương pháp thực hành để giải quyết các vấn đ thực tế. Nơi mà giáo viên sẵn sàng lùi lại và cho học sinh đủ không gian để bắt đ u hành trình để trở thành những nhà tư duy phản biện sáng tạo, đổi mới. Để thực hiện dự án dạy học trải nghiệm này chỉ c n tận dụng các nguyên liệu đơn giản như thùng xốp, thùng nhựa, nên chỉ mất công làm trong một vài ngày, không tốn kém. Thức ăn do các giáo viên và học sinh trong trường thay nhau mang đến chăm sóc giun nên không mất ti n mua. Nhà trường đã dành một lán xe cũ cho dự án này để đặt các thùng nuôi giun, các thùng đểu có nắp đậy kín nên không quá mùi, hàng ngày các em học sinh tưới nước, dọn dẹp sạch sẽ. 9
  12. PHẦN IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 1. Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả kinh tế mà sáng kiến đem lại chính là số ti n làm lợi do không phải mất chi phí tổ chức các chuyên đ , thuê giảng viên, diễn giả, mua tài liệu... Nếu tính áp dụng cho 217 em học sinh khối 11 trường PT DTNT – THPT số 2 Nghệ An trong chi phí mua tài liệu, học kỹ năng sống và thái độ sống tại các trung tâm… thì giá trị làm lợi trong 1 năm có thể ước tính như sau: Kinh phí thực hiện Nội dung Số tiền làm lợi TT (VN đồng) chi phí (VN đồng) Cách làm cũ Cách làm mới Chi mua sách 50.000/năm 20.000/năm 1 giáo khoa và học x 365 hs x 365 hs 10.950.000 liệu. = 18.250.000. = 7.300.000 Chi phí học kỹ 3.000.000/khóa/1hs năng sống và x 365 hs 2 0 1.095.000.000 thái độ sống tại các trung tâm. = 1.095.000.000 Thuê diễn giả dạy kỹ năng 3 3.000.000 0 3.000.000 sống, thái độ sống. Cộng 1.108.950.000 Bằng chữ: Một tỷ một trăm linh tám triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng. - Hiệu quả kinh tế vườn rau đem lại khi áp dụng sáng kiến: Thu nhập vườn rau cung cấp cho nhà ăn trường PT DTNT - THPT số 2 trong học kỳ I năm học 2021-2022 - Rau Cải: 6,5 tấn x 10 000000 = 65 000000 (sáu mươi năm triệu đồng) - Rau muống: 1,1tấn x 10 000000 = 11 000000 (mười một triệu đồng) Tổng thu ti n rau trong học kỳ I năm học 2021-2022: 76 000000 (bảy mươi sáu triệu đồng) 10
  13. Chi phí: 11000000 (mười một triệu đồng) Thu nhập đem lại: (sáu mươi năm triệu đồng) 2. Hiệu quả xã hội - Đối với học sinh: + Giáo dục học sinh yêu lao động, trân trọng thành quả lao động. + Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên và ý thức bào vệ môi trường. + Giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm trong cuộc sống. + Rèn cho học sinh kỹ năng tư duy của con người mới luôn năng động thích ứng với cuộc sống. + Hình thành khả năng thích ứng nhanh nhạy để tiếp cận, kỹ năng khai thác, sử dụng công nghệ thông tin, biết được nhi u nguồn học liệu hữu ích trên mạng để tra cứu phục vụ cho học tập. + Hình thành và phát triển các năng lực: năng lực khoa học, năng lực phát hiện vấn đ , năng lực tính toán, năng lực trình bày sản phẩm, năng lực giao tiếp trong quá trình làm việc nhóm, năng lực thuyết phục và xử lý các mâu thuẫn trong quá trình làm việc nhóm, … - Đối với giáo viên: + Thôi thúc giáo viên đam mê sáng tạo. + Góp ph n nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sử dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả trong công tác dạy học. + Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, mối quan hệ thày trò trở nên g n gũi, thân thiện, thấu hiểu nhau hơn. Vinh, ngày 10 tháng 04 năm 2022. 11
  14. DANH MỤC CÁC KÊNH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Sinh học 11, Địa Lý 12 - Bộ Giáo dục & Đào tạo. 2. Sách giáo viên Sinh học 11, Địa Lý 12 - Bộ Giáo dục & Đào tạo. 3. Tài liệu: Hoạt động Giáo dục STEM lớp 11,12 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 4. Lý luận dạy học hiện đại - Nhà xuất bản ĐẠi Học Sư Phạm 5. Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đ STEM cho học sinh trung học cở sở và trung học phổ thông - Nhà xuất bản Đai Học Sư Phạm Hồ Chí Minh 6. Trang Website: http://moet.gov.vn https://giunque.vn 7. Thư viện bài giảng:http://violet.com. http://bachkim.vn 12
  15. Phụ lục 1: THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Các thiết bị dạy học: Máy chiếu, bài giảng PP, tài liệu tham khảo, ... - Mẫu phân giun (đối chứng). - Sưu t m 1 số địa chỉ sử dụng phân giun trong trồng trọt và 1 số trang trại nuôi giun trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 2. Học sinh - Nguyên vật liệu và dụng cụ để thực hiện: chậu cây cảnh, thùng xốp, thùng sơn, khay nhựa, dụng cụ xới đất, khoan, băng keo, giấy bìa carton hoặc lưới mỏng… - Màu vẽ, giấy màu, … - Giun quế (trùn) giống, giun đất giống mua từ các trang trại, ... Thùng sơn Thùng xốp Xô nhựa 13
  16. Giun giống Phụ lục 2: BẢNG NỘI DUNG CÁC TIẾT TRONG CHỦ ĐỂ. Tiết Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ, cung cấp kiến thức n n tảng. (trên lớp) Hoạt động 1: GV đưa ra vấn đ STEM, giao nhiệm vụ cho HS; Giới thiệu một số phương pháp xử lý rác thải nhà bếp trường PT DTNT – THPT Số 2 Nghệ An trong thực tế thường làm hiện nay và hạn chế của những phương pháp đó. Hoạt động 2: Nghiên cứu các kiến thức Sinh Học 11 và Địa Lý 12 để vận dụng vào làm sản phẩm, đó là: cấu tạo ngoài, đời sống, vai trò của đại diện giun đốt. hoạt động sản xuất và môi trường ; sự c n thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển b n vững 2 Hoạt động 1: Học sinh trao đổi, lựa chọn vật liệu và cách thức thiết (trên lớp) kế phù hợp với sản phẩm c n thực hiện. Hoạt động 2: HS trình bày phương án thiết kế, GV đánh giá và góp ý giúp các nhóm thống nhất được phương án cuối cùng hoàn thiện nhất. HS thiết kế chuồng nuôi giun đất hoặc giun quế. Học sinh học tập trải nghiệm nuôi giun quế, ghi chép nhật ký nuôi giun trong vườn trường. (Thực hiện ngoài giờ học trên lớp ở ý túc xá nhà trường) 14
  17. GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho buổi báo cáo sản phẩm: - Báo cáo theo từng nhóm (lớp học chia làm 3 nhóm từ trước) - Các nhóm thực hiện 4 ph n thi: hởi động, hiểu biết, thuyết minh sản phẩm, truyển thông điệp. Các nhóm tự xây dựng hình thức, nội dung và tập luyện dưới sự theo dõi, giám sát của giáo viên. huyến khích tối đa sự sáng tạo của các nhóm. (Thực hiện ngoài giờ học trên lớp) 3 Các nhóm báo cáo quá trình thực hiện và đánh giá sản phẩm phân (trên lớp) bón làm được, mở ra hướng nghiên cứu quy mô lớn hơn trong thực tế. 15
  18. Phụ lục 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM STEM. Chuồng nuôi giun 2 tầng Tầng trên Tầng dưới Bản thiết kế hoàn thiện của một nhóm học sinh Học sinh chăm sóc trông rau trên đất đã bón bằng phân giun quế. 16
  19. Vườn rau trường được chăm sóc bằng phân giun quế Học sinh thu hoạch rau cải trồng bằng bón phân giun quế 17
  20. Khu chế biến của nhà ăn trường PT DTNT THPT số 2 có rất nhiều rác thải hữu cơ Rác thải hữu cơ thải ra sau khi chế biến thức ăn và thải ra sau khi học sinh ăn 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2