Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật thông qua công tác chủ nhiệm trong các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên
lượt xem 2
download
Mục đích của đề tài "Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật thông qua công tác chủ nhiệm trong các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên" nhằm tìm ra các giải pháp chủ yếu để phát huy hơn nữa vai trò trách nhiệm của GVCN nhằm làm tốt hơn công tác giáo dục hoà nhập HSKT, góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục trong năm học Nhà trường đề ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật thông qua công tác chủ nhiệm trong các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TRONG CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG NGUYÊN LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Năm học: 2023 – 2024
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT PHẠM HỒNG THÁI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TRONG CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG NGUYÊN LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM TÁC GIẢ: HỒ THỊ HÀ HOÀNG THỊ NGA NGUYỄN THỊ MỸ DUNG SỐ ĐIỆN THOẠI: 0983458788 – 0919170826 Năm học: 2023 – 2024
- MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ 6 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 2 5. Tính mới của đề tài.............................................................................................. 3 6. Luận điểm cần bảo vệ ......................................................................................... 3 7. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 5 CHƯƠNG I. CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.......... 5 1. Cở sở lí luận ......................................................................................................... 5 1.1.Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục hoà nhập ................................ 5 1.2.Một số vấn đề chung về học sinh khuyết tật và giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật .............................................................................................................. 5 1.2.1. Một số quan niệm về người khuyết tật và học sinh khuyết tật .................... 5 1.2.2. Các dạng khuyết tật ........................................................................................ 6 1.2.3. Giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật ........................................................ 7 1.2.4. Mục tiêu, ý nghĩa của giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật .................... 8 1.2.5. Bản chất của giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật .................................. 9 1.3.Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục hoà nhập ở trường THPT ..... 11 1.3.1. Vị trí, vai trò của GVCN ở trường THPT ................................................ 11 1.3.2. Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật ........................................................................................................ 13 2. Cở sở thực tiễn ................................................................................................... 13 2.1.Thực trạng về giáo dục hoà nhập HS khuyết tật ở trường THPT hiện nay13 2.1.1. Thực trạng về giáo dục hoà nhập HS khuyết tật trong trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............................................................................................. 13
- 2.1.2. Thực trạng về giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật trong trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên ......................................................................... 15 2.2.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 20 2.2.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................................ 20 2.2.2. Đối tượng khảo sát ...................................................................................... 20 2.2.3. Nội dung khảo sát ........................................................................................ 20 2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát .................................... 21 2.2.5. Kết quả khảo sát .......................................................................................... 22 CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TRONG CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG NGUYÊN24 1. Một số yêu cầu đối với Giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật....................................................................................... 24 2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật thông qua công tác chủ nhiệm ........................................................................ 24 2.1.Tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh khuyết tật .................................. 24 2.2.Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật ................... 27 2.3.Phối hợp với Tổ tư vấn tâm lí nhà trường .................................................... 28 2.4.Xây dựng vòng tay bạn bè .............................................................................. 30 2.5. Làm tốt công tác thông tin hai chiều ............................................................ 32 2.6. Phát huy tối đa những điểm mạnh của học sinh khuyết tật thông qua những hoạt động trải nghiệm sáng tạo................................................................ 35 2.7. Phối hợp với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật ........................................................................ 37 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 40 1. Hiệu quả thực tiễn ........................................................................................... 40 2. Khảo nghiệm tính khả thi của đề tài ............................................................. 41 2.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................................... 41 2.2. Đối tượng khảo sát ......................................................................................... 41 2.3. Nội dung khảo sát ........................................................................................... 42 2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát ....................................... 42 2.5. Kết quả khảo sát ............................................................................................. 43 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 45
- 1.Kết luận ............................................................................................................... 45 2. Kiến nghị ............................................................................................................ 48 2.1. Đối các Ban, ngành cấp trên.......................................................................... 48 2.1.1. Đối với UBND huyện Hưng Nguyên .......................................................... 48 2.1.2. Đối với Sở GD&ĐT Nghệ An ...................................................................... 48 2.2. Đối với nhà trường ......................................................................................... 48 2.3. Đối với Giáo viên ............................................................................................ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 50 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 52
- DANH MỤC VIẾT TẮT THPT: Trung học phổ thông. GVCN: Giáo viên chủ nhiệm HSKT: Học sinh khuyết tật HSHNKT: Học sinh hòa nhập khuyết tật TKT: Trẻ khuyết tật GVBM: Giáo viên bộ môn NKT: Người khuyết tật
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Sự phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ đã mang lại rất nhiều thành tựu, nhưng bên cạnh đó kéo theo những hệ luỵ không hề nhỏ. Sự lạm dụng các chất hoá học trong trồng trọt, chăn nuôi, trong chế biến thực phẩm, nạn ô nhiễm môi trường, sự tác động của các tia phóng xạ …và hậu quả chất độc hoá học do chiến tranh để lại là những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ trẻ khuyết tật ngày càng tăng. Cũng như tất cả trẻ em khác, trẻ khuyết tật phải được hưởng mọi quyền lợi, được học tập và vui chơi; thể hiện quyền bình đẳng mà Công ước quốc tế, Luật bảo vệ và chăm sóc bà mẹ trẻ em thừa nhận. Chính vì lẽ đó mà Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến trẻ khuyết tật qua nhiều chính sách hỗ trợ cũng như vật chất và tinh thần. Trước đây vì nhiều lí do, đa số trẻ khuyết tật trong độ tuổi đi học không được đến trường. Đa số các em chủ yếu được nuôi dưỡng tại gia đình hoặc rất ít các em được nuôi dưỡng và học tập tại các trung tâm chuyên biệt giành cho người khuyết tật. Vì vậy, việc giáo dục cho trẻ khuyết tật chưa được quan tâm đến. Và xu thế phát triển giáo dục thế giới cũng như của Việt Nam hiện nay là thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện cho mọi cá nhân có cơ hội được tiếp cận một nền giáo dục chất lượng, cũng như dạy học dựa trên khả năng nhu cầu của người học, tạo điều kiện cho người khuyết tật có khả năng phát triển tối đa năng lực cá nhân của mình và tạo sự bình đẳng, thân thiện trong giáo dục cho mọi cá nhân nói chung và trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt nói riêng. Tháng 11/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định giao việc chăm sóc, giáo dục HS khuyết tật cho Bộ GD& ĐT. Đây là cơ hội tốt để HS khuyết tật được hưởng quyền chăm sóc và giáo dục như mọi HS khác. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động giáo dục cho trẻ khuyết tật, Chính phủ đã banh hành Quyết định số 1019/QĐ- TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2012-2020, trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2020 có 70% trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục. Từ đó cho đến nay, Giáo dục HS khuyết tật học hoà nhập là một nhiệm vụ mà Bộ GD-ĐT chỉ đạo trong Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm đối với ngành Giáo dục. Việc giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật là nhiệm vụ chính mà các cơ sở giáo dục phải thực hiện. Thực tế hiện nay có ngày càng nhiều trẻ khuyết tật và gia đình của các trẻ khuyết tật đều có mong muốn và nguyện vọng trẻ được tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục không chuyên biệt để các em có cơ hội được hoà nhập trong môi trường học tập cũng như vui chơi và sinh hoạt như những HS bình thường khác. Do vậy, việc thực hiện hoạt động giáo dục hoà nhập cho HS khuyết tật sao chất lượng, hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đặc biệt là trong các trường THPT là vô cùng cấp thiết và quan trọng. 1
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục hoà nhập HSKT là một việc làm không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Nó vừa đảm bảo sự công bằng trong giáo dục vừa mang tính nhân văn sâu sắc. Không ai khác ngoài lực lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung; giáo viên chủ nhiệm là nòng cốt để góp phần làm nên sự thành công trong công tác giáo dục hoà nhập HSKT. Những việc làm cần thiết là tìm giải pháp, biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hoà nhập HSKT. Giải quyết được vấn đề này một cách phù hợp thì chất lượng giáo dục toàn diện cho HS khuyết tật sẽ tăng cao, tạo cơ hội cho các em HSKT giảm bớt thiệt thòi và có điều kiện học tập, vui chơi, hoà nhập với bạn bè cùng trang lứa. Nhận thức được vai trò của GVCN và ý nghĩa của vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập cho HSKT, chúng tôi đã áp dụng các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập HSKT và đã đạt được 1 số kết quả khả quan, vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập HSKT thông qua công tác chủ nhiệm trong các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên” 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài nhằm tìm ra các giải pháp chủ yếu để phát huy hơn nữa vai trò trách nhiệm của GVCN nhằm làm tốt hơn công tác giáo dục hoà nhập HSKT, góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục trong năm học Nhà trường đề ra. Đồng thời thực hiện mục tiêu của Sở GD&ĐT Nghệ An về công tác giáo dục hoà nhập đối với HSKT từ năm học 2023 – 2024 là: Tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật, đảm bảo người khuyết tật được tiếp cận giáo dục chất lượng, bình đẳng và thân thiện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài thực hiện nghiên cứu ở các lớp có HSKT và GVCN lớp có HSKT tại các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên. Phụ huynh có con là HSKT Thực nghiệm tại các trường THPT Nguyễn Trường Tộ, THPT Phạm Hồng Thái, THPT Lê Hồng Phong, THPT Thái Lão,… Thời gian thực hiện: từ năm học 2020- 2021 đến nay 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đề tài chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu cơ sở lí luận một cách có hệ thống. Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về giáo dục hoà nhập HSKT các cấp. 2
- - Tìm hiểu thực trạng, phân tích thực trạng có ảnh hưởng đến nhân cách và phát triển tư duy của HS. Và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong quá trình giáo dục hoà nhập HSKT. - Xây dựng các giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập HSKT - Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm gioá dục hoà nhập HSKT của các trường bạn để có những điều chỉnh và bổ sung hợp lí. - Thực nghiệm sư phạm để đưa vào kiểm chứng tính hiệu quả của đề tài - Khảo sát tính khả thi của đề tài và từ đó có những kết luận, kiến nghị trong quá trình áp dụng đề tài - Kiến nghị với Sở GD & ĐT về công tác giáo dục hoà nhập HSKT 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục hoà nhập và một số văn bản Nhà nước, của ngành và của Sở GD &ĐT liên quan đến đề tài để tạo cơ sở cho lí luận - Phương pháp quan sát Thông qua việc dự giờ, kiểm tra về kết quả dạy và học của giáo viên và học sinh - Phương pháp điều tra Dùng phiếu điều tra, thăm dò, phỏng vấn giáo viên và học sinh nhằm tìm ra thực trạng và nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học. - Phương pháp thống kê và nghiên cứu sản phẩm Nghiên cứu, theo dõi đánh giá sự tiến bộ, các hoạt động giáo dục và kết quả học tập của HSKT Tổng kết kinh nghiệm giáo dục hoà nhập HSKT trong những năm qua 5. Tính mới của đề tài Cùng hướng nghiên cứu với đề tài này đã có một số đề tài đề cập đến đến Giáo dục hoà nhập HSKT tuy nhiên đề tài chúng tôi hướng đến là vai trò của GVCN trong công tác giáo dục hoà nhập HSKT trong trường THPT ở địa bàn huyện Hưng Nguyên. Đây là lần đầu tiên các giải pháp được áp dụng tại trường THPT Phạm Hồng Thái nói riêng và các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên nói chung. 6. Luận điểm cần bảo vệ - Luận điểm 1: Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật trong các trường THPT - Luận điểm 2: Việc sử dụng các giải pháp của GVCN trong công tác giáo dục hoà nhập HSKT tẽ tạo ra những hiệu quả tích cực trong giáo dục và phát triển toàn diện HSKT; đảm bảo người khuyết tật được tiếp cận giáo dục chất lượng, bình đẳng và thân thiện. 3
- 7. Đóng góp của đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập HSKT chính là tạo môi trường rèn luyện, môi trường học tập hoà nhập tốt nhất cho HSKT qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật được tham gia học tập bình thường ở các trường THPT công lập. Những giải pháp mà chúng tôi đề cập trong đề tài khẳng định vai trò của GVCN trong việc nâng cao chất lượng hoà nhập HSKT ở trường THPT. Chúng tôi hi vọng rằng đề tài này không chỉ áp dụng cho các trường THPT ở địa bàn huyện Hưng Nguyên mà còn có thể áp dụng rộng rãi trong các trường THPT trên toàn tỉnh và cả ở các tỉnh khác, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ GD & ĐT “Tạo điều kiện và cơ hội cho người khuyết tật học văn hóa, học nghề, phục hồi chức năng và phát triển khả năng của bản thân để hòa nhập cộng đồng”. 4
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cở sở lí luận 1.1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục hoà nhập - Luật người khuyết tật năm 2010 - Nghị định số 28/2012NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật - Nghị định 113/2015-NĐ-CP ngày 09/11/2015 quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo nghề nghiệp công lập - Các thông tư về giáo dục người khuyết tật: + Thông tư 03/2018/QĐ-BGDĐT ngày 29/01/2018 của Bộ GD-ĐT quy định về giáo dục hoà nhập đối với HS khuyết tật + Thông tư số 01/2019/TTLT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 giữa Bộ Lao động – thương binh và xã hội quy định về việc xác đinh mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện + Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 giữa bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Lao động –Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế Quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật + Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GDĐT VỀ Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học + Thông tư số 11/2014/TT-BGD&ĐT ngày 18/4/2014 về ban hành quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT; Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2014 + Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2012 của Bộ GDĐT về quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT + Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29/12/2019 Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Quy định Giáo dục hướng nghiệp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Quyết định 11/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/4/2006 của Bộ GDĐT về việc ban hành quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS - Quyết định số 338/QĐ-BGDĐT ngày 30/01/2018 của Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 - CV số 2118/SGD&ĐT-GDTrH ngày 06/9/2023 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục hoà nhập đối với học sinh khuyts tật cấp trung học từ năm học 2023-2024. 1.2.Một số vấn đề chung về học sinh khuyết tật và giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật 1.2.1. Một số quan niệm về người khuyết tật và học sinh khuyết tật 5
- Hiện nay, vẫn còn những quan điểm khác nhau trong vấn đề sử dụng thuật ngữ “khuyết tật”. Với mỗi quan điểm nhìn nhận, tuỳ theo mục đích sử dụng mà người khuyết tật còn được gọi dưới những tên gọi khác nhau như “tàn tật”, “khiếm khuyết”, “tật nguyền” Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), khái niệm “khuyết tật” gắn với 3 yếu tố cơ bản sau: 1, Những thiếu hụt về cấu trúc cơ thể và sự suy giảm các chức năng thuộc về mức độ khiếm khuyết 2, Những hạn chế trong hoạt động cá thể thuộc về mức độ khuyết tật 3, Môi trường sống: những khó khăn, trở ngại do môi trường sống mang lại làm cho họ không thể tham gia đầy đủ và có hiệu quả mọi hoạt động trong cộng đồng thuộc về mức độ tàn tật. Theo quy định tại khoản 1, điều 2 Luật người khuyết tật 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, NKT được định nghĩa như sau: “NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm về mặt thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan được biểu hiện dưới các dạng tật, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn và cản trở sự tham gia bình đẳng vào hoạt động xã hội”. Học sinh khuyết tật được hiểu là những HS có những khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể hoặc các chức năng cơ thể hoạt động không bình thường dẫn đến gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt, lao động, vui chơi, học tập, dẫn đến khó khăn nhất định và không thể theo được chương trình giáo dục phổ thông nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục – dạy học và những trang thiết bị trợ giúp cần thiết. 1.2.2. Các dạng khuyết tật Luật NKT năm 2010 quy định các dạng tật hiện nay ở Việt Nam bao gồm 6 dạng, đó là: khuyết tật vận động, khuyết tật nghe- nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật thần kinh- tâm thần, khuyết tật trí tuệ và các khuyết tật khác. Mỗi dạng khuyết tật đều có tiêu chí nhận dạng và đặc điểm nhân biết khác nhau. Trong thực tế, có nhiều dạng khuyết tật mà ngày nay xuất hiện với cường độ ngày càng tăng, có thể kể đến các trẻ mắc hội chứng Tự kỉ, rối loạn tâm lí…đây có thể coi là các dạng khuyết tật mới ở Việt Nam. 1, Khiếm thính (Hearing Difficulty) Sự suy giảm hay mất khả năng nghe, dẫn đến chậm phát triển hoặc không có khả năng tự hình thahf ngôn ngữ nói 2, Khiếm thị (Seeing Difficulty) Sự suy giảm hay mất khả năng nhin do nhiều nguyên nhân khác nhau (mù hoặc nhìn kém) 3, Khuyết tật trí tuệ (Mental Disability) Bị suy giảm nhiều hay ít năng lực hoạt động nhận thức và khả năng thích ứng trong sinh hoạt cá nhân, cộng đồng và xã hội 4, Khó khăn về học: Khó khăn một trong các kĩ năng nhận thức như học đọc, học viết, tính toán, nhận biết màu sắc… 6
- 5, Khuyết tật vận động: Những cơ quan vận động bị tổn thương do nguyên nhân khác nhau (chấn thương, hậu quả của một số bệnh…) gây nên những khó khăn khi di chuyển, hoạt động cầm nắm, đứng, ngồi…Phần lớn HSKT dạng khuyết tật này có năng lực trí tuệ phát triển bình thường 6, Khuyết tật ngôn ngữ - giao tiếp: Biểu hiện rất đa dạng, từ nói ngọng, nói lắp, nói khó đến không nói được, mất tiếng nói… Hậu quả: HSKT khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ để nói để giao tiếp 7, Rối nhiễu tâm lí: trầm cảm, tăng động giảm tập trung. 8, Dạng khác: Tự kỉ, Down, Hành vi xa lạ, Động kinh, bệnh về tim… 9, Đa tật: Là những HSKT có từ hai dị tật trở lên(ví dụ như vừa khiếm thính, vừa khiếm thị hay vừa chậm phát triển trí tuệ, vừa khuyết tật vận động,…) Tuy khiếm khuyết hơn những HS bình thường khác, nhưng HS khuyết tật cũng có những nhu cầu cơ bản của một con người, thậm chí nhu cầu ấy nhiều khi mãnh liệt hơn các HS bình thường khác. Các em luôn có nhu cầu được giúp đỡ để hoà nhập, được yêu thương và vui chơi cùng các bạn đồng trang lứa..... và không một HSKT nào muốn tách biệt, bỏ lại phía sau, bị cách li với xã hội. Trước đây, vì nhiều lí do, đa số NKT trong độ tuổi đi học không được đến trường mà các em chủ yếu được nuôi dưỡng tại gia đình và một phần nhỏ các em được giáo dục trong những trung tâm chuyên biệt ở xa gia đình giành cho NKT chính vì vậy mà các em thường có tâm lí tự ti, ngại tiếp xúc với người, bị phân biệt đối xử… dẫn tới các em khi trưởng thành không thể tham gia vào các hoạt động xã hội. Để khắc phục những hạn chế đó thì con đường hiệu quả nhất giúp các em hoà nhập vào xã hội là HSKT được học tập trong lớp học bình thường của trường phổ thông ngay tại nơi HSKT sinh sống 1.2.3. Giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật Thuật ngữ “giáo dục hoà nhập” được xuất phát từ Canađa và được hiểu là những trẻ ngoại lệ được hoà nhập, quy thuộc vào trường hoà nhập. GDHN là phương thức giáo dục mọi trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật, trong lớp học bình thường của trường phổ thông. Theo quy định GDHN cho người khuyết tật, tàn tật ban hành theo quyết định số 23/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 25/05/2006 của Bộ GD-ĐT "GDHN được khái niệm là hỗ trợ HS trong đó có TKT, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hộ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành thành viên đầy đủ của xã hội, TKT được giáo dục trong môi trường giáo dục phổ thông theo chương trình chung được điều chỉnh, bảo đảm điều kiện cần thiết để phát triển đến mức cao nhất khả năng của trẻ” Căn cứ thông tư 03/2018/TT –BGDĐT ngày 29/01/2018 quy định về phương thức giáo dục hoà nhập: “Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục” Như vậy giáo dục hoà nhập có nghĩa là để thực hiện các chính sách giúp NKT sống, học tập và làm việc trong những điều kiện đặc thù. Khuynh hướng hoà nhập được định nghĩa như việc hoà nhập HSKT và HS bình thường trong cùng một lớp 7
- học. Điều này mang lại cho HSKT có cơ hội gia nhập vào cuộc sống xã hội cuộc sống bằng việc hướng các em đến việc lĩnh hội những kinh nghiệm từ những bạn bè bình thường đồng trang lứa, đồng thời cũng đem đến cho trẻ bình thường có hội học tập và phát triển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những bạn bè khuyết tật. Như vậy chúng ta có thể hiểu là “hòa nhập” không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ khuyết tật mà còn cho trẻ bình thường. Sự hòa nhập mở ra cơ hội học tập cho cả hai đối tượng trẻ đó là trẻ bình thường và trẻ khuyết tật. Bên cạnh đó chúng ta thấy hoà nhập không chỉ đơn giản đưa HSKT vào trong một chương trình giáo dục chung với HS bình thường. Theo đó cần có giải pháp để thiết lập những bước rõ ràng để đảm bảo cho HSKT được tham gia một cách đầy đủ và tích cực các hoạt động ở trong và ngoài lớp học. Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng GDHN không phải là “xếp chỗ” cho HSKT trong trường lớp phổ thông và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn như nhau như nhau trong mục tiêu giáo dục. GDHN đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi HS phát triển hết khả năng của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kĩ năng giảng dạy đặc thù…Các giáo viên, nhân viên Nhà trường đặc biệt là GVCN cần thấm nhuần tư tưởng hoà nhập để HSKT được phụ thuộc lẫn nhau, được chấp nhận, được có giá trị, được sự hỗ trợ của bạn bè, nhà trường và toàn xã hội. 1.2.4. Mục tiêu, ý nghĩa của giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật 1.2.4.1. Mục tiêu: - Người khuyết tật được phát triển khả năng bản thân, được hoà nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng. - Đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của NKT GDHN gồm các nhiệm vụ như: Nâng cao nhận thức cộng đồng; bồi dưỡng, đào tạo giáo viên; nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi HSKT - dạy học có hiệu quả; làm tốt công tác tuyển sinh; dạy các kĩ năng đặc thù cho TKT; Thực hiện quy trình giáo dục hoà nhập, hỗ trợ giáo dục hoà nhập (vòng tay bạn bè, nhóm hỗ trợ cộng đồng…); dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện. Như vậy, GDHN bên cạnh giáo dục các kĩ năng đặc thù cho HSKT, còn nhằm tới mục tiêu đáp ứng mục tiêu đào tạo con người nói chung là học để khẳng định mình; học để biết; học để làm; và học để cùng chung sống. 1.2.4.2. Ý nghĩa: Việc tham gia vào lớp học hoà nhập như một thành viên, học tập, vui chơi với những trẻ cùng trang lứa sẽ khuyến khích HSKT phấn đấu để đạt được những thành tích lớn hơn. Do đó các em sẽ sẽ phát triển được ý thức cái tôi khoẻ mạnh và tích cực. Nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật, HSKT sẽ không bao giờ khám phá ra những khả năng tiềm tàng mà các em có. Vì vậy, việc học tập 8
- trong một lớp hòa nhập với Hs bình thường giúp cho các em hiểu đúng về năng lực của mình, từ đó chúng có thể tìm được cách phát huy những tiềm năng này và tự phát triển. Ví dụ, một HS khiếm thính sẽ rất khó phát hiện ra khả năng nhận biết từ ngữ diễn đạt bằng việc mấp máy môi. Hay các em có thể không làm giàu được vốn ngôn ngữ ký hiệu của bản thân nếu không giao lưu, tiếp xúc hoặc trao đổi với bạn bè cùng tuổi. Việc hòa nhập HSKT giống như một “chất nhầy” bôi trơn quá trình lĩnh hội những kỹ năng sống của các em. GDHN không chỉ giúp đỡ HSKT mà còn giúp đỡ cả HS không khuyết tật nữa. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng thái độ HS bình thường đối với HSKT có thể trở nên tích cực hơn khi các em có cơ hội chơi chung với nhau một cách thường xuyên. HS học được rằng các bạn khuyết tật cũng như mình, có thể làm một số việc tốt hơn những việc khác. Trong một lớp hòa nhập, HSKT có cơ hội làm bạn với nhiều HS khác nhau. Chúng ta biết rằng – sự nhân ái – là viên gạch đầu tiên giúp xây dựng lòng nhân hậu và vị tha cho trẻ. Trẻ em sống trong một môi trường đa chủng tộc, đa văn hóa thường dân chủ và độ lượng hơn trong cách nhìn nhận và chấp nhận sự khác biệt về màu da và đa dạng về văn hóa là vì vậy. Do đó, khi học trong cùng một lớp với HSKT, HS bình thường sẽ học được cách nhìn nhận một cách rộng lượng và đối xử nhân hậu với NKT nói riêng và với mọi người nói chung. Cũng chính vì vậy, các em sẽ tự làm giàu vốn sống của mình. Như vậy có thể hiểu là “hòa nhập” không chỉ mang lại lợi ích cho HSKT mà còn cho HS bình thường. Sự hòa nhập mở ra cơ hội học tập cho cả hai đối tượng đó là HS bình thường và HS khuyết tật. 1.2.5. Bản chất của giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật - Giáo dục cho mọi đối tượng học sinh - Đây là tư tưởng chủ đạo, yếu tố đầu tiên thể hiện bản chất của giáo dục hoà nhập. Trong giáo dục hoà nhập không có sự tách biệt giữa các học sinh với nhau. Mọi học sinh đều tôn trọng và đều có giá trị như nhau. - HSKT được học ở trường thuộc khu vực sinh sống, HSKT với tỉ lệ hợp lí được bố trí vào lớp học phù hợp; cung cấp dịch vụ và giúp đỡ HS ngay trong trường hoà nhập; Mọi HS đều là thành viên của tập thể; bạn bè giúp đỡ nhau. - Mọi học sinh đều cùng được hưởng một giáo dục chương trình phổ thông. Điều này vừa thể hiện sự bình đẳng trong giáo dục, vừa thể hiện sự tôn trọng. - Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và thay đổi quan điểm, cách đánh giá là vấn đề cốt lõi để giáo dục hoà nhập đạt hiệu quả cao nhất. - Điều chỉnh chương trình là việc làm tất yếu của giáo dục hoà nhập, có điều chỉnh chương trình cho phù hợp thì mới đáp ứng cho mọi trẻ em có nhu cầu, năng lực khác nhau. 9
- - Giáo dục hoà nhập không đánh đồng mọi trẻ em như nhau. Vì thế, điều chỉnh chương trình cho phù hợp là cần thiết. - Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác. Đó là mục tiêu dạy học hoà nhập. - Dạy học hoà nhập sẽ tạo ra được cho trẻ kiến thức chung, tổng thể, cân đối. Muốn thế, phương pháp dạy học phải đa dạng dựa vào điểm mạnh của HS, phải biết lựa chọn phương pháp và sử dụng đúng lúc: phương pháp đồng loạt, phương pháp đa trình độ, phương pháp trùng lập giáo án, phương pháp thay thế, phương pháp cá biệt. - Giáo viên phổ thông và giáo viên chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm giáo dục mọi đối tượng HS; chú trọng cả lĩnh hội tri thức và kĩ năng xã hội. Bảng so sánh các yếu tố của giáo dục hoà nhập và các yếu tố không phải là giáo dục hoà nhập Các yếu tố của GDHN Các yếu tố không phải là GDHN Giáo dục mọi đối tương học sinh. Giáo dục cho một số đối tượng học sinh. Học sinh được học ở trường thuộc khu Học sinh khuyết tật được gửi tới trường vực sinh sống học chuyên biệt khác với trường học của anh, chị, em hay hàng xóm của các em Học sinh được bố trí vào lớp học phù Học sinh được bố trí vào lớp học không hợp với lứa tuổi trong môi trường giáo phù hợp với lứa tuổi trong môi trường dục phổ thông. giáo dục phổ thông. Cung cấp các dịch vụ giúp đỡ học sinh. Học sinh phải rời môi trường giáo dục phổ thông để tìm các dịch vụ và sự trợ giúp. Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và Dạy học một cách thụ động, lặp đi lặp hợp tác. lại và không hợp tác. Bạn bè cùng lứa giúp đỡ lãn nhau. Bạn bè cùng lứa hoạt động độc lập hoặc cạnh tranh nhau. Học sinh với những khả năng khác nhau Học sinh với những khả năng giống được theo hộc nhóm. nhau được theo hộc nhóm. Điều chỉnh chương trình, đổi mới Chuẩn bị hoá chương trình, phương phương thức dạy học và cách đánh giá pháp dạy học và cách đánh giá. 10
- Các yếu tố của GDHN Các yếu tố không phải là GDHN Mọi học sinh đều là thành viên của tập Một số học sinh đều là thành viên của thể. tập thể, số khác phải đánh đổi để được là thành viên của tẩp thể. Lớp học có tỉ lệ học sinh hợp lí. Lớp học có tỉ lệ học sinh khuyết tật khá lớn Một học sinh được hưởng cùng một Chương trình giáo dục cá nhân không chương trình giáo dục phổ thông. liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông. Giáo viên phổ thông và chuyên biệt Giáo viên phổ thông và chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm giáo dục mọi không cùng chia sẻ trách nhiệm giáo đối tượng học sinh. dục mọi đối tượng học sinh. Sự đa dạng được đánh giá cao. Sự đa dạng không được đánh giá cao. Với phương pháp dạy học đa dạng, học Với phương pháp dạy học và yêu cầu đã sinh tham gia vào các họat động chung được chuẩn hoá, học sinh tham gia vào và đạt được các kết quả khác nhau. các hoạt động riêng biệt. Cân bằng hiệu quả giữa kiến thức và xã Chỉ chú trọng đến hiệu quả về mặt kiến hội thức. Lập kế hoạch cho quá trình chuyển tiếp Không có quá trình kế hoạch chuyển của học sinh. tiếp. 1.3. Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục hoà nhập ở trường THPT 1.3.1. Vị trí, vai trò của GVCN ở trường THPT Giáo viên chủ nhiệm vừa đóng vai trò quản lí lớp học, vừa đóng vai trò là người thầy giáo, đồng thời còn đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp. Giáo viên chủ nhiệm vừa là giáo viên bộ môn vừa là người dìu dắt học sinh phấn đấu thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt, có ích cho xã hội. Theo điều lệ trường phổ thông, giáo viên chủ nhiệm lớp có những vai trò sau đây: - Thay mặt Hiệu trưởng quản lí một lớp học: GVCN lớp do Hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học . Vai trò quản lí của GVCN lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp. 11
- GVCN phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm của của học sinh trong lớp trước Hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của Nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học. - Xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết: GVCN là linh hồn của lớp học. Bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, GVCN xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em của mình trưởng thành theo từng năm tháng. Học sinh kính yêu GVCN như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của GVCN càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp nhưng GVCN bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời họ. Bởi vì GVCN không chỉ dạy kiến thức mà còn dành nhiều tình cảm, tâm huyết để giáo dục học sinh. Ngoài ra họ còn là nhân tố gắn kết các thành viên trong lớp với nhau và gắn kết các lực lượng giáo dục trong đó có sự gắn kết giữa phụ huynh và học sinh. - Tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp: Vai trò của GVCN thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ nhóm, đồng thời tổ chức các mặt hoạt động theo kế hoạch hoạt động hàng năm. Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, GVCN lớp quán xuyến các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ. - Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp: GVCN lớp cần nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức hoạt động của các đoàn thể. Với tinh thần, trách nhiệm, với kinh nghiệmcông tác của mình làm tham mưu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra Ban chấp hành chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với Ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. - Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối kết hợp với các lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy GVCN phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục và cùng với các lực lượng giáo dục đó hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của GVCN lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công các hoạt động giáo dục hoà nhập đối với tất cả các HS trong lớp chủ nhiệm trong đó có HSKT. 12
- 1.3.2. Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật Giáo dục hoà nhập luôn cần có những phương pháp phù hợp với từng đối tượng HS nhằm phát huy những thế mạnh của HS, đặc biệt là HSKT nhằm hỗ trợ các em được tham gia một cách đầy đủ và tích cực những hoạt động trong lớp học. Để làm được điều đó không ai ngoài lực lượng cán bộ giáo viên nói chung và vai trò đặc biệt quan trọng của GVCN. Đối với một lớp học bình thường, nếu vai trò của GVCN rất quan trọng trong việc đảm bảo các mục tiêu giáo dục, định hướng, vạch ra và theo dõi sát sao quá trình thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp cũng như xử lí kịp thời mọi tình huống phát sinh trong lớp học thì trong một lớp học hoà nhập vai trò của GVCN càng quan trọng hơn rất nhiều lần, bởi lẽ GVCN lớp học hòa nhập không chỉ quan tâm, sát sao tới mọi hoạt động của HS lớp mình phụ trách mà còn phải là những người tinh tế, nhạy cảm, có cái nhìn đa chiều, có cách xử lí thông minh, công tâm, nhân ái, bao dung đối trong mọi tình huống xảy ra trong lớp học. GVCN trở thành những nhà tư vấn tâm lí dung hoà các mối quan hệ giữa các HS và HSKT, giữa GVBM, thậm chí là người nắm bắt, gỡ rối, tham vấn tâm lí cho HSKT trong những mối quan hệ bên ngoài lớp học Trong thực tế khi để HSKT đến trường, phụ huynh của các em sẽ lo lắng rằng con em mình sẽ không được bạn bè khác thích và chấp nhận, có khi còn bị ăn hiếp, đối xử thô bạo hay trêu chọc. Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng, một trong những điểm mạnh của các em là chúng rất dễ thích nghi, dễ tiếp nhận cái mới nên lo lắng này có thể khắc phục được. Và GVCN lúc này đồng thời sẽ trở thành những nhà tâm lí, đặt nền móng cho niềm tin cho phụ huynh rằng sẽ hoàn toàn không có sự trêu chọc hay bắt nạt con em của họ, và rằng bạn sẽ giải quyết mọi chuyện ổn thỏa nếu những điều đó xảy ra. Như vậy, việc quản lí một lớp học với nhiều đối tượng HS, nhiều mức độ giáo dục giáo dục khác nhau sẽ đòi hỏi người tham gia hoạt động dạy học nói chung và GVCN nói riêng ngoài kinh nghiệm vốn có, trái tim nhiệt huyết còn phải không ngừng tìm tòi, học hỏi để tích luỹ them kinh nghiệm giáo dục từ đồng nghiệp, từ người khác. Có như vậy GVCN lớp học hoà nhập mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. 2. Cở sở thực tiễn 2.1. Thực trạng về giáo dục hoà nhập HS khuyết tật ở trường THPT hiện nay 2.1.1. Thực trạng về giáo dục hoà nhập HS khuyết tật trong trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An Tháng 11năm 1995, Thủ ttướng Chính phủ đã ra quyết định chăm sóc, giáo dục HSKT cho Bộ GD-ĐT nhằm đảm bảo cho TKT được tiếp cận giáo dục và 13
- được hưởng quyền bình đẳng như mọi HS bình thường khác. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho TKT, Chính phủ đã ban hành quyết định số 1019/QĐ-TTg phê duyệt đề án Hỗ trợ NKT giai đoạn 2012- 2020, trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2015 có 60% TKT được tiếp cận giáo dục và đến năm 2020 đạt 70%. Các chính sách giáo dục đối với NKT được quy định trong luật và các văn bản quy phạm pháp luật cho thấy công tác giáo dục đối với người khuyết tật đã được cụ thể hoá và triển khai thực hiện. Tuy nhiên đến nay việc thực hiện giáo dục hòa nhập HSKT trong các trường học chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Hoạt động GDHN đã thực hiện tương đối hiệu quả ở bậc mầm non và tiểu học, còn ở bậc trung học hoạt động GDHN tỉ lệ còn thấp và hiệu quả chưa cao. Ở Nghệ An, công tác GDHN trong những năm gần đây đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhất là bậc THPT, tỉ lệ HSKT không hề giảm xuống mà ngược lại có phần tăng lên. Đáng chú ý, số em bị khuyết tật về thân thể giảm nhưng khuyết tật về tinh thần lại tăng. Năm học 2016 - 2017, toàn tỉnh có 8 HS được miễn thi với lí do đối tượng hòa nhập thì đến năm 2018 - 2019 con số đó là 34 HS; đến năm học 2022 -2023 số HSKT là 236 em, kết thúc lớp 12 là 276 em trong đó có nhiều HSKT vẫn dự thi TNTHPT Đồng thời, qua khảo sát tình hình GDHN cho HSKT (từ nguồn tài liệu tập huấn Sở GD-ĐT Nghệ An tháng 8/2023) cho thấy còn nhiều bất cập trong công tác giáo dục hoà nhập HSKT ở các huyện thị, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng GDHN của các trường THPT nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Bảng 1: Những tồn tại trong GDHN đối với HSKT ở các huyện thị của tỉnh Nghệ An năm học 2022 -2023 Địa bàn Những tồn tại, hạn chế Tân Kì Đánh giá HSKT gặp nhiều khó khăn. Buông lỏng quản lí. GV chưa có phương pháp dạy học phù hợp. một số em nhiều năm liền vẫn chưa hoàn thành chương trình tiểu học, không chuyển lên cấp THCS Quỳnh Lưu Nhận thức của xã hội về GDHN còn hạn chế nên phần lớn GV còn xem nhẹ, chưa quan tâm; phụ huynh e ngại, không chủ động trong vấn đề cho con em đến trường. Khó khăn về cách quản lí Diễn Châu Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong GDHN, GV giảng dạy ở lớp hoà nhập và HSHN vẫn chưa được hưởng chế độ Nhiều HSKT bị gia đình che dấu; một số em được đến trường nhưng không được hưởng chế độ giành cho HSKT 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giải toán phần kim loại tác dụng với nước và dung dịch Bazơ trong ôn thi Đại học
15 p | 110 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 47 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 129 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tính oxi hóa của ion nitrat trong môi trường axit
17 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Chế tạo chất chỉ thị màu từ thiên nhiên
17 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học một số chủ đề Đại Số 10 theo định hướng giáo dục STEM
71 p | 41 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học chủ đề tích hợp chương Cacbohdrat theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến - Hóa học 12 cơ bản
16 p | 7 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chuyển động của hệ liên kết trong các bài ôn thi học sinh giỏi quốc gia
20 p | 8 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán cực trị hàm số cho học sinh lớp 12 THPT
49 p | 34 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn