Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để làm tốt công tác chuyển đổi số trong Trường THPT; Giúp CB, GV, NV hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ bản thân trong công tác chuyển đổi số; Đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng và Trường THPT tỉnh Nghệ An nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4, TỈNH NGHỆ AN Lĩnh vực: Quản lí Giáo dục
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4, TỈNH NGHỆ AN Lĩnh vực: Quản lí Giáo dục Tác giả: Hồ Văn Thanh – Hiệu trưởng Số điện thoại: 0914769838 Nghệ An, tháng 4 năm 2023
- MỤC LỤC Danh mục Trang MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 1 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài 1 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 2 6. Tính mới của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 5 1.2.1. Kết quả công tác chuyển đổi số đến năm học 2021-2022 5 1.2.1.1. Triển khai, tuyên truyền các văn bản cấp trên 6 1.2.1.2. Tổ chức tập huấn 7 1.2.1.3. Ứng dụng CNTT trong công tác chuyển số 7 1.2.2. Phân tích, nhận xét số liệu khảo sát 7 1.2.3. Những tồn tại, hạn chế trong công tác chuyển đổi số đến năm học 8 2021-2022 Chương 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 2.1. Chủ trương (hay quan điểm chỉ đạo) trong công tác chuyển đổi số từ 9 năm học 2022-2023 2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ sở pháp lý cho việc lãnh đạo, chỉ 10 đạo công tác chuyển đổi số từ năm học 2022-2023 2.2.1. Xây dựng Kế hoạch công tác chuyển đổi số từ năm học 2022-2023 10 2.2.2. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyển đổi số từ năm học 2022-2023 10
- 2.3. Tổ chức triển khai Kế hoạch công tác chuyển đổi số 11 2.3.1. Lựa chọn nhân sự và phân công nhiệm vụ 11 2.3.2. Tổ chức tập huấn 11 2.3.3. Tổ chức Hội nghị, Hội thảo 13 2.3.4. Tổ chức tổng hợp và phân tích số liệu 13 2.3.5. Đánh giá đưa ra giải pháp cho giai đoạn tiếp theo 14 2.4. Phối kết hợp trong công tác chuyển đổi số 15 2.4.1. Tiếp nhận sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An 15 2.4.2. Kết hợp với chính quyền địa phương, doanh nghiệp cấp huyện 15 2.5. Đánh giá hiệu quả công tác chuyển đổi số 15 2.6. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề 18 xuất 2.6.1. Mục đích khảo sát 18 2.6.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 18 2.6.3. Đối tượng khảo sát 19 2.6.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã 19 đề xuất Chương 3: THỰC NGHIỆM KHOA HỌC 3.1. Các văn bản đã soạn thảo để áp dụng biện pháp, giải pháp nâng cao 21 hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng giáo dục 3.2. Kết quả thực nghiệm 22 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa của đề tài 23 2. Kiến nghị, đề xuất 24 3. Kết luận khoa học 24 PHỤ LỤC 25
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Trung học phổ thông THPT Trung học cơ sở THCS Công nghệ thông tin CNTT Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Ban Giám hiệu BGH Cán bộ quản lý CBQL Cán bộ, giáo viên, nhân viên CB, GV, NV Phụ huynh PH Học sinh HS Cơ sở vật chất CSVC Căn cước công dân CCCD
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 2. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 30/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. 3. Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. 4. Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. 5. Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 củ Tỉnh ủy Nghệ An về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 6. Kế hoạch số 586/KH-UBND ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025. 7. Công văn số 1768/SGD&ĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc triển khai sử dụng ký số trong quản lý hồ sơ nhà trường. 8. Kế hoạch số 771/KH-UBND ngày 07/11/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 9. Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo. 10. Đề án số 08/ĐA-HU ngày 02/02/2023 của Huyện ủy Quỳnh Lưu về chuyển đổi số huyện Quỳnh Lưu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 11. Kế hoạch số 158/KH-SGD&ĐT ngày 08/02/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trong ngành Giáo dục và Đào tạo trong năm 2023.
- 12. Công văn số 1339/UBND-KSTT ngày 02/3/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06. 13. Công văn số 430/SGD&ĐT-VP ngày 03/3/2023 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ. 14. Công văn số 4267/BGDĐT-CNTT ngày 31/8/2022 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, CĐS và thống kê giáo dục năm học 2022-2023. 15. Quyết định số 1282/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2022 của Bộ GD&ĐT ban hành Kế hoạch tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025. 16. Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”. 17. Công văn số 2130/SGD&ĐT-VP ngày 05/10/2022 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng Công nghệ thông tin và thống kê giáo dục năm học 2022-2023. 18. Công văn số 1668/UBND-VX ngày 13/3/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chỉ đạo đẩy mạnh thanh toán học phí bằng phương thức không dùng tiền mặt. 19. Công văn số 543/SGD&ĐT-KHTC ngày 17/3/2023 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc thực hiện thanh toán học phí bằng phương thức không dùng tiền mặt. 20. Một số SKKN của bạn bè, đồng nghiệp. 21. Các nguồn tài liệu khác từ internet.
- Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một tổ chức, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình hoạt động, văn hóa tổ chức và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có vì vậy cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo. Đối với Trường THPT Quỳnh Lưu 4 triển khai công tác chuyển đổi số từ các năm học trước theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận. Việc thực hiện tối ưu các giai đoạn trong công tác chuyển đổi số đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ đảm bảo tính khoa học, hiệu quả của các tổ chức, cá nhân liên quan. Nhằm thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số trong Trường THPT cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn và đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội. Với tinh thần và quan điểm trên, nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số, tìm biện pháp, giải pháp giúp lãnh đạo, chỉ đạo, tạo nguồn động lực cho CB, GV, NV làm công tác chuyển đổi số một cách tích cực, khoa học, hiệu quả và an toàn, bền vững mà tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để làm tốt công tác chuyển đổi số trong Trường THPT. - Giúp CB, GV, NV hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ bản thân trong công tác chuyển đổi số. - Đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng và Trường THPT tỉnh Nghệ An nói chung. 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đề tài được nghiên cứu, tìm hiểu việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi số ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An. 1
- 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Khảo sát, đánh giá kết quả và giải pháp thực hiện công tác chuyển đổi số ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp nghiên cứu khoa học. Thời gian khảo sát số liệu trong 2 năm học từ 2021-2022 đến 2022-2023. Thời gian thực hiện, áp dụng đề tài từ năm học 2022-2023. 6. Tính mới của đề tài Đây là đề tài mới và rất thiết thực cho các Trường THPT tỉnh Nghệ An đang thực hiện công tác chuyển đổi số, một tỉnh rất quan tâm và quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác chuyển đổi số. Phần II. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu công tác chuyển đổi số có mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện đạt hiệu quả công tác chuyển đổi số. Chuyển đổi số trong ngành giáo dục là việc áp dụng công nghệ, dựa vào mục đích, cơ cấu của doanh nghiệp giáo dục. Tổng hợp hệ thống văn bản pháp lý của Đảng, Nhà nước các bộ, ban ngành lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi số làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng biện pháp, giải pháp công tác chuyển đổi số ở cơ sở giáo dục nói chung, Trường THPT nói riêng. Ngày 03/6/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đưa ra 6 quan điểm; 6 nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số. Chương trình đã đưa ra 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trong đó có lĩnh vực giáo dục. “Tập trung phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực 2
- tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”1. Tầm nhìn đến năm 2023 “Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”. Ngày 25/01/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 131/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Quan điểm của Đề án: Thứ nhất, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo; đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tác động tích cực, toàn diện tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục. Thứ hai, người học và nhà giáo là trung tâm của quá trình chuyển đổi số; lợi ích mang lại cho người học, đội ngũ nhà giáo và người dân là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ thành công của chuyển đổi số. Thứ ba, chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo cần có sự thay đổi nhận thức mạnh mẽ, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp quản lý, sự chủ động, tích cực của các cơ sở giáo dục và sự ủng hộ, tham gia của mỗi người học, mỗi nhà giáo và toàn xã hội. Thứ tư, chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo phải được thiết kế đồng bộ, bao quát, có hệ thống trong tổng thể Chương trình chuyển đổi số quốc gia; được triển khai từng bước có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao trong từng giai đoạn, nhất là trong giai đoạn thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Thứ năm, hoàn thiện thể chế trên cơ sở các mô hình thử nghiệm và phát triển một số nền tảng, tài nguyên giáo dục sử dụng chung là chìa khóa để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Đề án đã đưa ra 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Thứ nhất, tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. 1 Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. 3
- Thứ hai, phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số hoạt động dạy, học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học. Thứ ba, triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo và cơ sở dữ liệu ngành giáo dục. Thứ tư, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức; đào tạo, bồi dưỡng năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học; nâng cao chỉ số phát triển nguồn nhân lực về Chính phủ điện tử (HCI). Thứ năm, huy động các nguồn lực tham gia ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. Thứ sáu, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số và tăng cường giám sát, đánh giá việc thực hiện cơ chế, chính sách. Ngày 05/8/2022 Tỉnh ủy Nghệ An ra Nghị quyết số 09-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết đã đưa ra quan điểm2. Ngày 06/01/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Một trong những quan điểm của Đề án3. Ngày 23/02/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 05/CT-TTg tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06. Ngày 02/3/2023 UBND tỉnh Nghệ An ra Công văn số 1339/UBNĐ-KSTT về việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06. Trên cơ sở các Đề án, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy- HĐND-UBND tỉnh Nghệ An, Sở GD&ĐT Nghệ An đã có nhiều kế hoạch, công văn hướng dẫn, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán môn Tin học, … về công tác chuyển đổi số và ứng dụng CNTT. Dạy học và giáo dục cho học sinh cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị mà trước tiên là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Việc nâng cao hiệu quả và mang tính bền vững trong công tác chuyển đổi số góp phần đẩy nhanh việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Để đạt được mục tiêu này cần có lộ trình và khoa học, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến tổ chức thực 2 Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, toàn diện, mang tính đột phá, yêu cầu sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu và sự tham gia của toàn dân; Doanh nghiệp, người dân là trung tâm, mục tiêu, động lực của chuyển đổi số. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trong các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp và người dân; Chuyển đổi số cần được triển khai liên tục, kiên trì, thực chất, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí nguồn lực, đảm bảo tính kế thừa và đổi mới sáng tạo với những bước đi vững chắc, phù hợp thực tiễn trong từng thời kỳ, từng ngành, lĩnh vực. 3 Việc khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022-2030. 4
- hiện, kiểm tra đánh giá, đúc rút kinh nghiệm từ đó có biện pháp, giải pháp hiệu quả hơn. Chuyển đổi số là Công nghệ thông tin + Số hoá toàn diện + Dữ liệu + Đổi mới sáng tạo + Công nghệ số. Nhằm thực hiện tốt công tác chuyển đổi số cần quan tâm đầu tư, khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả. Chuyển đổi số là một chuỗi các hoạt động, là một quá trình hoàn chỉnh áp dụng số hóa và ứng dụng số hóa nhưng ở một cấp độ cao hơn để tạo ra phương thức, cách thức làm việc mới. Chuyển đổi số được diễn giải với ba cấp độ: Số hoá (digitization), ứng dụng số hóa – hoạt động số (digitalization) và chuyển đổi số (Digital transformation). Ví dụ: Chuyển đổi số về cung cấp dịch vụ công, gồm các cấp độ: (1) Số hóa các hồ sơ, tài liệu, thông tin, quy trình liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ công; (2) Ứng dụng số trong cung cấp dịch vụ công, đó là lựa chọn, sử dụng Cổng dịch vụ công, phần mềm Một cửa điện tử, các công cụ hỗ trợ dựa trên nền tảng công nghệ để tối ưu hóa nguồn dữ liệu số hóa, thực hiện các bước trong quy trình cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử; (3) Chuyển đổi số, là sự chuyển đổi từ mô hình giải quyết TTHC truyền thống sang cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng, qua đó tạo ra phương thức, cách thức mới trong hoạt động cung cấp dịch vụ công. 1.2. Cơ sở thực tiễn Tiếp cận công tác chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt ở trường THPT đáp ứng đổi mới công tác quản lý, quản trị, công tác dạy học và giáo dục. Triển khai các Đề án, Quyết định, Kế hoạch, Công văn của Chính phủ, Bộ GD&ĐT,... về công tác chuyển đổi số và ứng dụng CNTT. Triển khai các Đề án, Công văn, Kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An, của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc thực hiện công tác chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Tuyên truyền, cung cấp thông tin về lợi ích của công tác chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo: - Việc ứng dụng công nghệ số sẽ giúp bạn có thời gian chuẩn bị cho dạy học và giáo dục, cho việc học tập thoải mái mọi lúc mọi nơi. Người học tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, bỏ qua về giới hạn khoảng cách, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả. - Khả năng tiếp cận nhiều tài liệu giảng dạy và học tập. - Thông qua chuyển đổi số, người dùng có thể tiếp cận những nguồn tài liệu khổng lồ, tiết kiệm thời gian và chi phí. 5
- - Đồng thời bạn dễ dàng tìm kiếm thông tin và khai thác chuyên sâu các khía cạnh mà bạn quan tâm…. Căn cứ vào điều kiện cụ thể công tác chuyển đổi số ở các trường THPT tỉnh Nghệ An nói chung và Trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng trong những năm học vừa qua. 1.2.1. Kết quả công tác chuyển đổi số đến năm học 2021-2022 Nhà trường cũng rất quan tâm đến công tác chuyển đổi số theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An, của Huyện ủy Quỳnh Lưu thể hiện: 1.2.1.1. Triển khai, tuyên truyền các văn bản cấp trên + Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. + Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 30/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. + Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. + Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. + Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 củ Tỉnh ủy Nghệ An về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. + Đề án số 08/ĐA-HU ngày 02/02/2023 của Huyện ủy Quỳnh Lưu về chuyển đổi số huyện Quỳnh Lưu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. + Kế hoạch số 158/KH-SGD&ĐT ngày 08/02/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trong ngành Giáo dục và Đào tạo trong năm 2023. + Công văn số 1668/UBND-VX ngày 13/3/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chỉ đạo đẩy mạnh thanh toán học phí bằng phương thức không dùng tiền mặt. 6
- + Công văn số 543/SGD&ĐT-KHTC ngày 17/3/2023 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc thực hiện thanh toán học phí bằng phương thức không dùng tiền mặt. … 1.2.1.2. Tổ chức tập huấn - Cử cán bộ quản lý, giáo viên Tin học phụ trách các lĩnh vực tham gia tập huấn đầy đủ và tổ chức tập huấn cấp trường về ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, dạy học và giáo dục. Khuyến khích, động viên CB, GV, NV mạnh dạn nghiên cứu, sáng tạo và thử nghiệm các công nghệ số trong giáo dục, tổ chức kết nối, tập hợp, thúc đẩy phát triển CNTT vào dạy học và giáo dục (các trò chơi trắc nghiệm: Quizizz, Kahoot, … phần mềm làm đề thi, chấm thi, …). - Ứng dụng CNTT số hóa hồ sơ tổ chức bộ máy và cán bộ, viên chức. - Sử dụng thành thạo các phần mềm liên quan đến dạy học, hồ sơ học sinh, hồ sơ đáng giá, xếp loại viên chức, … - Hướng dẫn CB, GV, NV rà soát, kê khai cập nhật bổ sung đầy đủ dữ liệu vào hệ thống phần mềm quản lý tổ chức bộ máy và biên chế tỉnh Nghệ An theo mẫu lý lịch 2C-BNV/2008 của Bộ Nội vụ. 1.2.1.3. Ứng dụng CNTT trong công tác chuyển đổi số - Ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT. - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch. - Chỉ đạo, triển khai sử dụng các phần mềm Vnedu.vn, ePmis, TEMIS, Misa, phần mềm BHXH, VNPT-ioffice, xếp TKB, sử dụng các mạng nội bộ (Email, Zalo, Messenger…). - Nhà trường sử dụng các gói internet của Viettel, VNPT đảm bảo cho khu hiệu bộ, phòng hội đồng, cho phòng thực hành Tin học. Trị giá cước hơn 400,000đ/tháng. 1.2.2. Phân tích, nhận xét số liệu khảo sát Trên cơ sở số liệu Biểu 1 và Biểu 2 ta thấy 3 chỉ số: số tivi trên phòng học, số máy vi tính xác tay của CB, GV, NV, số điện thoại thông minh của học sinh, kinh phí gói cước internet tăng lên trong năm học 2022-2023 so với năm học 2021- 2022 đáp ứng công tác ứng dụng CNTT, công tác chuyển đổi số. Từ khảo sát thực tế và đánh giá tính hiệu quả để có kế hoạch tiếp theo nâng cấp hệ thống gói mạng lên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phù hợp với tình hình tài chính nhà trường. 7
- 1800 1600 1400 1200 1000 Năm học 2021-2022 800 Năm học 2022-2023 600 400 200 0 Số tivi Số máy tính xách Số điện thoại Kinh phí gói tay thông minh internet So sánh 4 chỉ số của 2 năm học 2021-2022 và 2022-2023 Từ quan điểm chỉ đạo của cấp trên, được sự chỉ đạo của chi ủy, chi bộ và sự đồng thuận của toàn thể CB, GV, NV đặc biệt từ nhu cầu thực tế đáp ứng việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 nhà trường đã chuẩn bị và có các bước đầu tư cho công tác chuyển đổi số, công tác ứng dụng CNTT. 1.2.3. Những tồn tại, hạn chế trong công tác chuyển đổi số đến năm học 2021-2022 Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số thời gian qua, vẫn còn một số tồn tại hạn chế, cụ thể: Thứ nhất, công tác chỉ đạo của cấp ủy, chi bộ, BGH chưa quyết liệt; công tác tuyên truyền đang ở mức khiêm tốn, khởi đầu vì đây và lĩnh vực mới, khó. Thứ hai, điều kiện CSVC, trang thiết bị nhà trường; điều kiện kinh tế của đại đa số phụ huynh còn khó khăn. Thứ ba, khả năng tiếp nhận ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm của một số giáo viên đang còn chậm. Thứ tư, công tác bồi dưỡng, tập huấn cho CB, GV, NV và HS chưa nhiều, chưa gắn với nhiệm vụ cụ thể nên chưa hiệu quả. Thứ năm, chưa tổ chức Hội nghị, Hội thảo để trao đổi, xác định vai trò, ý nghĩa, tiện ích của công tác chuyển đổi số. Chưa tổ chức đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, dạy học và giáo dục. 8
- Chương 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ về công tác chuyển đổi số trong năm học vừa qua. Bản thân tôi là Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường nói chung và công tác chuyển đổi số nói riêng trong năm học 2022-2023 đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số thực hiện theo nguyên tắc: Đảm bảo tính mục tiêu; đảm bảo tính chiến lược; đảm bảo tính thực tiễn; đảm bảo tính hệ thống và đảm bảo tính hiệu quả. 2.1. Chủ trương (hay quan điểm chỉ đạo) trong công tác chuyển đổi số từ năm học 2022-2023 Nhà trường đã xác định: Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức; CB, GV, NV, HS và phụ huynh là trung tâm của chuyển đổi số; Công nghệ là động lực của chuyển đổi số. Để quá trình chuyển đổi số được khởi động sớm, có hiệu quả thì người đứng đầu (Bí thư Đảng ủy, Chi bộ-Hiệu trưởng) chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong nhà trường; tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức cho đảng viên, CB, GV, NV, HS về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, tầm nhìn, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của nhà trường, của ngành giáo dục. Người đứng đầu nhà trường phải cam kết đổi mới, cho phép thử nghiệm cái mới, ứng dụng công nghệ mới vì mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Nhà trường tiếp nhận và triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên. Nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện, trong đó tập trung tuyên truyền, phối hợp với các bên liên quan như: Công an huyện Quỳnh Lưu, Trung tâm Viễn thông huyện Quỳnh Lưu; Ban đại diện cha mẹ học sinh; Ban liên lạc cựu học sinh, các doanh nghiệp, … Trên cơ sở triển khai từ cấp ủy, chi bộ, nhà trường, công đoàn, đoàn trường mà toàn thể đảng viên, CB, GV, NV và học sinh nhận thức đúng, đầy đủ, ý nghĩa, tiện ích và tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số nói chung, thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo của cấp trên về thực hiện Đề án 06, làm CCCD gắn chíp, định danh điện tử (VneID), ứng dụng tra cứu thông tin BHXH (VssID), ứng dụng chữ ký số (VNPT SmartCA), sử dụng dịch vụ công trực tuyến, công tác CCHC, thu các khoản đóng góp của học sinh, … từ phụ huynh, học sinh không dùng tiền mặt, … Bên cạnh triển khai tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi số, ứng dụng CNTT nhà trường quan tâm đến bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Đây là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể 9
- tách rời của chuyển đổi số. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, đầu tư về công nghệ thông tin đều phải bắt buộc về an toàn, an ninh mạng. 2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ sở pháp lý cho việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyển đổi số từ năm học 2022-2023 2.2.1. Xây dựng Kế hoạch công tác chuyển đổi số từ năm học 2022-2023 Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số năm học 2021- 2022 và các văn bản chỉ đạo của cấp trên nhà trường đã xây dựng kế hoạch cho công tác chuyển đổi số, ứng dụng CNTT đảm bảo cho công tác chuyển đổi số. Trong kế hoạch có lộ trình và giải pháp thực hiện để đạt được hiệu quả cao nhất phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường và xu thế phát triển. Trong Kế hoạch xác định rõ tầm nhìn đến năm 2030 đáp ứng kịp xu thế của cả nước. - Phát triển cơ sở dữ liệu: Phát triển, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trên nguyên tắc cơ sở dữ liệu được tập trung lưu trữ một cách có hệ thống và lâu dài; ứng dụng các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) trong việc xây dựng, lưu trữ dữ liệu chuyên ngành và là nền tảng để triển khai các ứng dụng trực tuyến; xây dựng và phát triển nền tảng dữ liệu mở về giáo dục, thu thập dữ liệu kết hợp với dữ liệu chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu khác hướng tới hình thành hệ sinh thái dữ liệu mở trong Ngành Giáo dục và Đào tạo. - Xây dựng nền tảng số: Triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu giáo dục, tích hợp, cung cấp dữ liệu giáo dục; kết nối thanh toán điện tử; cung cấp thông tin tình trạng giải quyết hồ sơ hành chính; sử dụng hệ thống chữ ký số, chữ kí điện tử trong toàn ngành. Phát triển các nền tảng ứng dụng di động trong việc cung cấp các dịch vụ giáo dục, hướng tới mạng xã hội dịch vụ giáo dục; hoàn thành cơ sở dữ liệu giáo dục, ứng dụng các công nghệ thông minh để phân tích và báo cáo số liệu về hoạt động giáo dục đầy đủ, kịp thời và chính xác; sử dụng các công cụ, phương tiện cho phép cá nhân có thể đánh giá, chấm điểm hoặc đóng góp ý kiến đối với nền tảng số của nhà trường, của ngành. 2.2.2. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyển đổi số từ năm học 2022-2023 Trên cơ sở kế hoạch, phân công nhiệm vụ chi ủy, BGH tăng cường, quyết tâm và thường xuyên đôn đốc các bộ phận, cá nhân thực hiện. Đưa công tác chuyển đổi số vào trong nghị quyết chi bộ, của các tổ chức trong nhà trường. Ngoài đồng chí Bí thư chi bộ-Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo chung còn phân công đồng chí Phó Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác chuyển đổi số. Chỉ đạo tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hiệu quả từ đó đúc rút kinh nghiệm cho thời gian tiếp theo. 10
- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyển đổi số đảm bảo tính đồng bộ, có sự vào cuộc của các tổ chức, ban ngành đoàn thể, tất cả đảng viên, CB, GV, NV, HS và phụ huynh. Được sự chung tay của cả cộng đồng xã hội. 2.3. Tổ chức triển khai Kế hoạch công tác chuyển đổi số 2.3.1. Lựa chọn nhân sự và phân công nhiệm vụ Công tác chuyển đổi số nói chung và trong nhà trường phổ thông có vai trò quan trọng, giúp cho công tác dạy học và giáo dục đạt hiệu quả đáp ứng yêu cầu cho thực hiện chương trình 2018, cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo4. Lựa chọn CB, GV, NV có các năng lực cơ bản: Năng lực định hướng - Am hiểm xu thế phát triển thời đại chuyển đổi số 4.0 - Có năng lực tuyên truyền, vận động và thuyết phục Năng lực Năng lực chuyên môn của CB, - Nắm vững kiến thức chuyên ngành, khả năng ứng GV, NV dụng CNTT có hiệu quả - Vận dụng sáng tạo, hiệu quả kiến thức vào thực tế Năng lực nghề nghiệp - Nắm vững kiến thức đa ngành - Hướng dẫn người khác thật sự tận tâm, tận lực, tận tụy; có khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2.3.2. Tổ chức tập huấn Nội dung bồi dưỡng, tập huấn gồm các vấn đề cơ bản sau: - Hệ thống các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác chuyển đổi số. - Bố trí các giáo viên đảm nhận các lĩnh vực tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do Sở tổ chức hoặc Sở phối hợp với các bộ phận chuyên môn cấp tỉnh tổ chức. - Tập huấn nội dung công tác chuyển đổi số được bồi dưỡng, tập huấn từ cấp trên, phân tích vai trò của công tác chuyển đổi số đối với giáo dục nói chung, nhà trường nói riêng. Ứng dụng CNTT vào thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, vào 4 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 11
- giảng dạy và giáo dục. Thông qua tập huấn giúp cho CB, GV, NV nâng cao kỹ năng số, kỹ năng bảo mật thông tin trên môi trường mạng, thành thạo sử dụng CNTT phục vụ cho nhu cầu công việc và hỗ trợ học sinh ứng dụng CNTT vào học tập, thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. - Tổ chức tập huấn, hướng dẫn CB, GV, NV thực hiện các nhiệm vụ khác như: cài đặt các ứng dụng trên máy vi tính, trên điện thoại như: ứng dụng tra cứu thông tin BHXH (VssID), ứng dụng chữ ký số (VNPT SmartCA), định danh điện tử (VneID), cài đặt, sử dụng và khai tác hiệu quả các ứng dụng trong VnEdu, …. - Đã phối hợp Công an huyện bố trí thời gian hợp lý làm CCCD cho CB, GV, NV và HS. - Phối hợp với cán bộ kỹ thuật Trung tâm VNPT Quỳnh Lưu tổ chức tập huấn khai thác sử dụng chữ ký số. Trên cơ sở đó CB, GV, NV và học sinh sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý trong nhà trường và triển khai ứng dụng hồ sơ điện tử từ phần mềm VnEdu: kế hoạch dạy học, giáo dục, sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc, sổ đăng bộ; thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai ứng dụng kết nối, tương tác, trao đổi thông tin giữa phụ huynh với nhà trường trên nền tảng số, khuyến khích áp dụng các giải pháp miễn phí như tin nhắn OTT, email, zalo, messenger ứng dụng trên thiết bị di động. Tiếp 12
- tục triển khai có hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục tại địa chỉ http://csdl.moet.gov.vn; https://temis.csdl.edu.vn/temis, … Vận hành hiệu quả hệ chương trình quản lý văn bản và hồ sơ công việc liên thông giữa Sở với nhà trường thông qua VNPT-iOffice; Triển khai có hiệu quả cổng thông tin điện tử, thư điện tử giáo dục tại các địa chỉ cổng thông tin điện tử của Bộ và Sở GD&ĐT: https://moet.gov.vn; https://thituyensinh.vn;https://cbccvc.nghean.gov.vn; http://www:nghean.edu.vn; … 2.3.3. Tổ chức Hội nghị, Hội thảo - Nhà trường tổ chức Hội thảo nghiên cứu, triển khai các văn bản, hướng dẫn, kế hoạch của cấp trên về công tác chuyển đổi số. Nhà trường chỉ đạo các bộ phận, các tổ, nhóm chuyên môn tổ chức đánh giá việc thực hiện công tác chuyển đổi số sau từng giai đoạn khi có triển khai thực hiện, khi có cài đặt và sử dụng các ứng dụng, cuối học kỳ và cuối năm học. - Thông qua các cuộc họp chi bộ, cơ quan, tổ-nhóm chuyên môn triển khai đồng bộ về thực hiện công tác chuyển đổi số. - Thành công của Hội nghị, Hội thảo là giúp cho CB, GV, NV xác định được vai trò, ý nghĩa của, lợi ích công tác chuyển đổi số đem lại, công tác ứng dụng CNTT trong thời đại 4.0. 2.3.4. Tổ chức tổng hợp và phân tích số liệu Trên cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đến thời điểm tháng 4 năm 2023 nhà trường đã đạt được những kết quả cơ bản và so với năm học 2021-2022. Biểu 1. Các phần mềm ứng dụng TT Loại phần mềm Năm học Năm học Ghi chú 2021-2022 2022-2023 1 ePmis, Có Có 2 TEMIS Có Có 3 website Chưa VNPT đang xây dựng VnEdu: - KH dạy học, giáo dục Có Có 4 - Sổ điểm, học bạ Có Có - Sổ đầu bài Chưa Có - Chữ ký số Chưa Có 5 Misa, dịch vụ công, thuế Có Có thu nhập, hóa đơn điện tử,... 6 Phần mềm BHXH, đánh Có Có 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p | 173 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 228 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 19 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 28 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp mới để ứng dụng hình chiếu của một điểm xuống mặt phẳng trong hình học không gian
48 p | 35 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp toàn diện giúp học sinh khá giỏi giải được câu hỏi vận dụng cao về Dao động của con lắc lò xo trong kì thi tốt nghiệp THPT
49 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 30 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn