Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT Diễn Châu 5
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT Diễn Châu 5" nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh, phòng ngừa những điều tồi tệ có thể xẩy ra. Đáp ứng được yêu cầu nâng cao chấy lượng giáo dục toàn diện của trường THPT Diễn Châu 5 nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói chung, góp phần tạo ra những con người am hiểu và thực thi đúng pháp luật, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT Diễn Châu 5
- SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYÈN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐỂ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYÈN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐỂ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Tác giả: Hoàng Xuân Nguyên Võ Thị Bích Hà Hồ Thị Giang Đơn vị: Trường THPT Diễn Châu 5 Số điện thoại: 0912922180 0945320327 0983968513 NĂM HỌC: 2023 – 2024
- MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Tính khoa học, tính mới: ....................................................................................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 3 2.1.1 Cơ sở lý luận của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường THPT ............................................................................................ 3 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc cần thiết phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT ......................................... 7 2.1.3. Các nguyên nhân dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật và bạo lực của học sinh trường THPT Diễn Châu 5 ........................................................................................ 7 2.2 Số liệu điều tra khảo sát: ..................................................................................... 9 2.2.1: Số liệu điều tra ý kiến học sinh về sự cần thiết của giáo dục pháp luật ......... 9 2.2.2 Số liệu học sinh tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật ........................... 10 2.3. Phân tích đánh giá: ........................................................................................... 10 2.4. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh để phòng chống bạo lực ở trường THPT Diễn Châu 5 ...... 11 2.4.1. Tăng cường sự lãnh đạo của chi bộ Đảng trong trường học ......................... 11 2.4.2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo pháp luật cho học sinh ......................................................... 11 2.4.3. Phối hợp với Công an huyện Diễn Châu và công an các xã trên địa bàn tuyển sinh của trường. ....................................................................................................... 13 2.4.4. Phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để giáo dục pháp luật cho học sinh .......................................................................................................................... 13 2.4.5. Triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát các cuộc thi về tìm hiểu pháp luật do cấp trên tổ chức. ................................................................................................. 14 2.4.6. Xây dựng Tủ sách pháp luật.......................................................................... 14 2.4.7. Tổ chức tốt ngày pháp luật Việt Nam ........................................................... 14 2.4.8. Phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp .......................... 15 2.4.9. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ........... 15 2.4.10. Tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp với các chủ đề giaó dục pháp luật, phòng chống bạo lực.............................................. 17
- 2.4.11. Phát huy vai trò của Tổ công tác xã hội và Tổ tư vấn tâm lý họcsinh ........ 17 2.5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất....................... 18 2.5.1. Mục đích khảo sát: ........................................................................................ 18 2.5.2. Nội dung khảo sát:......................................................................................... 18 2.5.3. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá: ..................................................... 18 2.5.4. Đối tượng khảo sát: ....................................................................................... 18 2.5.5. Kết quả khảo sát: ........................................................................................... 19 2.6. Kết quả thực hiện: ............................................................................................ 28 2.6.1. Đối với bản thân, đồng nghiệp và học sinh................................................... 28 2.6.2. Đối với hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để phòng ngừa bạo lực học đường và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh ở trườngTHPT Diễn Châu 5 ............................................................................................................. 29 PHẦN III. KẾT LUẬN ........................................................................................... 30 3.1. Một số kết luận: ................................................................................................ 30 3.2. Một số kiến nghị đề xuất: ................................................................................. 30 3.2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ................................................................... 30 3.1.2. Đối với nhà trường ........................................................................................ 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 31 PHỤ LỤC
- CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BLHĐ Bạo lực học đường 2 HS Học sinh 3 CTXH Công tác xã hội 4 TVTL Tư vấn tâm lý 5 GDCD Giáo dục công dân 6 GDKT&PL Giáo dụckinh tế và pháp luật 7 GD-ĐT Giáo dục-đào tạo 8 THPT Trung học phổ thông 9 UBND Ủy ban nhân dân
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của giáo dục trong quá trình hình thành nhân cách con người. Theo Bác, nhân cách được hình thành phần lớn thông qua giáo dục “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Thấm nhuần tư tưởng của Người, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường phổ thông luôn được xác định là nội dung quan trọng nhằm hình thành cho học sinh ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật. Hiểu pháp luật để tránh được các hành vi phạm pháp và đặc biệt phòng ngừa được Bạo lực học đường hiện đang nhức nhối trên phạm vi cả nước. Đồng thời, phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần giáo dục các em trở thành những người công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt, trong thời gian qua tình trạng bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng và là một vấn đề đang rất nhức nhối đối với xã hội hiện nay. Đáng buồn nhất là hành vi này đang tồn tại trong mọi ngóc ngách của từng phòng học. Có thể hiểu, bạo lực học đường là các hành vi gây ảnh hưởng một cách tiêu cực đến thể xác cũng như tinh thần của một học sinh. Đó có thể là đánh đập, chửi bới, lăng mạ, quấy rối...Đây là một hành động đáng được lên án và cần được bài trừ khỏi xã hội. Hơn nữa, bạo lực học đường xuất hiện ở nhóm đối tượng học sinh ngay trong khuôn viên nhà trường, lớp học. Một hành vi vô cùng bồng bột của tuổi trẻ mà có thể gây ra hậu quả khôn lường. Có thể nhận thấy ngoài những nhân tố như: hoàn cảnh, môi trường sống, phương pháp giáo dục của gia đình … thì một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là những khoảng trống chưa được khỏa lấp trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. Chính những nhận thức, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, mơ hồ đã dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, thậm chí là có những hành vi coi thường pháp luật. Ở bậc học phổ thông, tâm sinh lý của học sinh đã có nhiều thay đổi dễ phát sinh những hành động bột phát, nông nổi. Vì thế việc trang bị những kiến thức, hiểu biết pháp luật cho học sinh là cực kỳ cần thiết. Xác định được tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, với tư cách là nhà quản lý và giáo viên chủ nhiêm, chúng tôi luôn trăn trở kiếm tìm những cách thức tối ưu nhất để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường mình. Bản thân chúng tôi luôn xác định rõ: Mục đích của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh là không chỉ chú trọng trang bị những kiến thức về pháp luật mà cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục thái độ và hành vi tự giác thực hiện pháp luật của học sinh. Chú trọng công tác quản lý và giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, kỹ năng, văn hóa ứng xử...cho 1
- học sinh. Kết hợp hài hòa “dạy chữ”, “dạy người” và “dạy nghề”, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng và thực hiện bộ quy tắc văn hóa ứng xử trong trường học. Qua đó, phòng ngừa hiệu quả các hành vi bạo lực xảy ra đối với học sinh khi đang học tập và rèn luyện tại trường. Để thỏa mãn mục đích mà mình đã xác định thì chúng tôi đã có những kế hoạch cụ thể theo từng năm học. Kế hoạch năm sau sẽ được tiếp tục điều chỉnh, bổ sung những cách làm hay mang tính thực tiễn cao, loại bỏ những cách thức mang tính hàn lâm, đối phó. Do vậy, chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường ngày càng được nâng cao, giảm thiểu những hành vi bạo lực. Từ những việc đã, đang và sẽ tiếp tục làm của bản thân, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài với tên gọi “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT Diễn Châu 5” để làm đề tài sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh, phòng ngừa những điều tồi tệ có thể xẩy ra. Đáp ứng được yêu cầu nâng cao chấy lượng giáo dục toàn diện của trường THPT Diễn Châu 5 nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói chung, góp phần tạo ra những con người am hiểu và thực thi đúng pháp luật, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. 2. Tính khoa học, tính mới: - Triển khai bài bản, đồng bộ, làm thật và có hiệu quả, giảm thiểu các hành vi bạo lực của học sinh. - Tính mới: Đây là sáng kiến mà bản thân đúc rút trong quá trình công tác. Chưa có đề tài nào, tài liệu nào đề cập đến công tác truyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông để phòng chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh. Chưa có tài liệu chuyên trách cho công tác giáo dục pháp luật ở trường phổ thông ngoài môn giáo dục công dân, GDKT&PL. 2
- PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1 Cơ sở lý luận của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường THPT Ngày 20/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1928/QĐ-TTg (Chính phủ, 2009) phê duyệt đề án: “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”. Đây còn gọi là Đề án 1928. Mục tiêu của đề án này là nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường. Để thực hiện Đề án 1928 của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng chương trình hành động, nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức, nhà giáo, người lao động, người học trong toàn ngành, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục. Đồng thời, Bộ cũng ban hành nhiều văn bản, thông tư chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cấp học, đặc biệt là việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho HS phổ thông.... Trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2021-2025 đã chỉ rõ “Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong toàn xã hội; đưa công tác phổ biến , giáo dục pháp luật phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân. Đề án số 312/KH-UBND ngày 17/5/2018 của UBND tỉnh Nghệ an về việc nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Công văn số 618/SGD&ĐT- CTTT ngày 07/4/2021 của Sở Giáo dục&Đào tạo Nghệ an về tăng cường các biện pháp phòng chống xâm hại, bạo lực học đường. Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng và bằng mọi cách( thuyết phục, nêu gương,ám thị…) hình thành tình càm, niềm tin pháp luật cho dối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng. Bên cạnh hoạt động giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân thì giáo dục pháp luật trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Trước yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện 3
- giáo dục pháp luật theo tinh thần của Nghị Quyết số 29/NQ-TW, giáo dục pháp luật với vị trí là một bộ phận của giáo dục đào tạo cần phải được đổi mới nội dung, chương trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá…để thực hiện được mục tiêu giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện. V.I.Lê Nin đã nhấn mạnh “Luật là biện pháp chính trị, là chính trị”. Đường lối chính trị của Đảng ta – chỗ dựa của công cuộc đổi mới mọi mặt về chính trị, kinh tế, xã hội đã đi vào tất cả các mặt của hoạt động lập pháp, chỉ đạo nội dung của pháp luật. Có thể thấy rằng, ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức chính trị. Vì vậy, khi thực hiện giáo dục pháp luật sẽ tạo ra khả năng cho việc giáo dục chính trị, hình thành ở đối tượng giáo dục những hiểu biết nhất định về chính trị. Với nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức và tác động trực tiếp đến ý thức của đối tượng. Trước hết các hoạt động này tạo ra sự quan tâm đối với pháp luật. Từ chỗ không để ý đến sự tồn tại của pháp luật, đối tượng được giáo dục bắt đầu dành sự quan tâm của mình đối với pháp luật, đồng thời sự hiểu biết về pháp luật cũng ngày càng được nâng cao. Pháp luật chính là phương tiện hàng đầu để Nhà nước quản lý xã hội và cũng là phương tiện cho mỗi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Công tác giáo dục pháp luật giúp cho đối tượng nhận thức được những giá trị cao đẹp ấy của pháp luật và biết sử dụng phương tiện hữu hiệu đó trong cuộc sống. Trong thực tế không phải lúc nào việc chấp hành pháp luật cũng trở thành ý thức tự nguyện. Bởi vì trong điều kiện hiện nay, vai trò của giáo dục pháp luật là hình thành ý thức pháp luật, góp phần giúp mỗi người nhận ra tính công bằng của pháp luật, chấp hành pháp luật trên cơ sở tự nguyện xuất phát từ nhu cầu bản thân mà không phải do sự sợ hãi trước sự trừng phạt. Ý thức chấp hành pháp luật của học sinh chỉ có thể được nâng cao khi công tác giáo dục pháp luật cho học sinh được tiến hành thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục. Giáo dục pháp luật không chỉ đơn thuần là tuyên truyền các văn bản pháp luật đang có hiệu lực mà còn lên án các hành vi vi phạm pháp luật, đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật, hình thành dư luận và tâm lý đông tình ủng hộ với hành vi hợp pháp, lên án các hành vi vi phạm pháp luật. Học sinh THPT có độ tuổi từ 16 đến 18, là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em phát triển mạnh về thể chất, sinh lý. Là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, các em luôn có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân. ở giai đoạn này sự chỉ bảo, kiểm tra, giám sát của người lớn làm các em cảm thấy khó chịu, bực bội và rất dễ nổi nóng. Trong lứa tuổi này các em mới tìm tòi, phát hiện tìm hiểu những điều chưa biết của thế giới, muốn khám phá, tìm tòi những cái mới mẻ của cuộc sống, các em muốn có quyền tự quyết trong các công việc, việc làm của mình và muốn không bị sự ràng buộc của gia đình, bố mẹ và các người lớn tuổi. Ở lứa tuổi này sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn. Các em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính tình để vui chơi, 4
- đùa nghịch. Có những lúc, những nơi các em có hành động không đúng không phù hợp với lứa tuổi của mình. Trong giai đoạn này quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của các em: các em rất dễ bị xúc động khi có một tác động nào đó, bản thân các em dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên trì và khả năng kiềm chế yếu. Ở lứa tuổi này tính tình không ổn định, thường dễ nổi cáu, sôi nổi nhiệt tình nhưng có trở ngại lại dễ buông xuôi, chán nản. Đối với các em ở lứa tuổi này, cái gì cũng dễ dàng, đơn giản, các em luôn ở trạng thái hiếu thắng hoặc tự ti, vì thế dễ dàng đi đến những hành động thiếu suy nghĩ chín chắn, nhiều lúc vi phạm mà vẫn không biết. Chính vì vậy, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và mọi tổ chức ở trong xã hội phải có trách nhiệm quan tâm sát sao, động viên kịp thời để hướng các em có những suy nghĩ và hành động đúng. Đặc biệt, phải nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục pháp luật đối với sự phát triển nhân cách học sinh trong nhà trường phổ thông. Đó là: Giáo dục cho học sinh có thái độ đúng đắn; tâm trạng hứng khởi, lạc quan, tin tưởng vào sự công bằng, tính nghiêm minh của pháp luật; thấy rõ sự cần thiết phải chấp hành pháp luật và có thái độ không khoan nhượng với những biểu hiện coi thường pháp luật khi còn ngồi trên ghế nhà trường; tin tưởng vào khả năng chấp hành tự giác, nghiêm minh pháp luật của bản thân và tập thể theo yêu cầu của nhà trường; rèn luyện thói quen chấp hành pháp luật trong cuộc sống hàng ngày của học sinh; quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện học sinh ý chí quyết tâm làm chủ bản thân, khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo vượt qua những cám dỗ, suy nghĩ lệch lạc, chấp hành pháp luật với ý thức tự giác cao. Qua đó, góp phần hình thành thái độ, những chuẩn mực văn hóa đạo đức và phẩm chất nhân cách của học sinh trong nhà trường. Giúp học sinh bước đầu hình thành tính tự nguyện, tự giác, năng lực làm chủ bản thân; coi sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật là sự thôi thúc nội tâm. Giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật giúp học sinh nắm vững và biết xử sự hợp pháp, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hiện tượng vi phạm pháp luật nói chung và nội quy, quy định của nhà trường nói riêng,…đồng thời giúp học sinh tự ý thức về mình một cách đúng dắn. Các em có thể tự kiểm tra, tự nhận thức, xét đoán về những suy nghĩ, hành vi, ứng xử pháp luật của mình đối với tập thể, xã hội… Giáo dục pháp luật trực tiếp góp phần xây dựng cho học sinh động cơ, thái độ đúng đắn. Nhờ đó, các em hiểu rõ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình học tập và rèn luyện. Trong quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường, các em có ý thức, thái độ đúng đắn, tích cực và tự giác. Giaos dục pháp luật là quá trình định hướng cho học sinh những thang giá trị, chuẩn mực người công dân trong tương lai khi các em bước vào cuộc sống thực tiển sau này. Giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường phổ thông là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh trong xây dựng tập thể học sinh có nề nếp, có tình 5
- yêu thương, mẫu mực,...Giáo dục ý thức pháp luật của học sinh là cơ sở để thực hiện nghiêm pháp luật, kỉ luật, xây dựng khối đoàn kết ở tập thể lớp, thể hiện mối quan hệ, tình cảm gần gũi, gắn bó, thương yêu có nguyên tắc, kỉ cương của học sinh. Mọi sự vi phạm nề nếp, pháp luật đều dẫn tới làm giảm uy tín, truyền thống, sức mạnh của tập thể lớp, của nhà trường. Do đó, nếu ở tập thể lớp, việc giáo dục pháp luật cho học sinh ít được quan tâm, thực hiện không thường xuyên, đầy đủ, thì chất lượng giáo dục của tập thể thấp, dẫn đến thường xảy ra các vụ việc vi phạm nội quy, nề nếp, tính đoàn kết, gắn bó trong tập thể giảm. Thông qua giáo dục pháp luật cho học sinh, sẽ trực tiếp định hướng tư tưởng, hành động cho mỗi cá nhân và tập thể, hình thành lối sống có văn hóa, tôn trọng và thực hiện nghiêm nề nếp, nôi quy của nhà trường nói riêng và tôn trọng kỉ cương phép nước nói chung, đấu tranh phòng ngừa loại bỏ những tiêu cực, lạc hậu, trong tập thể lớp và nhà trường. Sau này các em ra trường bước vào đời, trong tương lai sẽ có những học sinh trưởng thành sẽ là những người trực tiếp làm công tác quản lý, chỉ huy ở các ngành nghề khác nhau ở các đơn vị, cơ quan trong các lĩnh vực của đời sống xã hội,.. Chính các em là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến duy trì kỉ luật, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và tổ chức thực hiện mọi nhiêm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Năng lực tổ chức, quản lí, duy trì kỉ luật, thực thi pháp luật của người cán bộ, công chức phụ thuộc một phần rất quan trọng vào công tác giáo dục pháp luật khi còn ở nhà trường. Thông qua giáo dục pháp luật giúp cho học sinh hình thành phẩm chất và kỉ năng hành pháp và tư pháp, phương pháp khoa học trong phân tích, xem xét, đánh giá và giải quyết những mâu thuẩn nảy sinh về kỉ luật trong lãnh đạo, quản lý. Nhờ được giáo dục pháp luật nên khi ra trường trong các quan hệ giao tiếp, các em luôn giữ được phong thái, tác phong chững chạc; làm việc có nền nếp, kế hoạch, có nguyên tắc, nhưng lại rất linh hoạt, ứng biến trong các hoàn cảnh khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ để chống phá cách mạng nước ta; đồng thời những ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường đã tác động rất mạnh mẽ đến giáo dục và đào tạo, đến ý thức chấp hành pháp luật trong học sinh nói riêng và người dân nói chung. Vì vậy, giáo dục pháp luật cho học sinh trong các nhà trường phổ thông càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Ý thức pháp luật của học sinh được nâng cao sẽ góp phần giúp các em “miễn dịch”, loại trừ, khắc phục những khuyết điểm đã mắc phải, chống lại những tiêu cực của xã hội đang len lỏi vào môi trường pháp luật trong các nhà trường. Thông qua giáo dục pháp luật, học sinh luôn có kiến thức toàn diện về các lĩnh vực luật pháp, phong tục, tập quán; có phương pháp xem xét, đánh giá, phân biệt đúng đắn các hiện tượng tiêu cực, có thái độ trách nhiệm cùng với tập thể, nhà trường. Như vậy, giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường phổ thông có vai trò quan trọng đối với việc trang bị tri thức pháp luật, xây dựng động cơ học tập, 6
- rèn luyện nếp sống tuân thủ theo pháp luật, nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, chỉ huy, khắc phục sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Qua đó phòng ngừa các biểu hiện và hành động bạo lực học đường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc cần thiết phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, mỗi năm cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Tại Nghệ An, trong 3 năm (từ 2021 đến hết tháng 6/2023), đã xảy ra 245 vụ bạo lực học đường, riêng trong 6 tháng đầu năm nay, xảy ra 56 vụ bạo lực học đường. Bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi nó để lại hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Thực trạng học sinh hiểu biết pháp luật còn hạn chế đang ở mức báo động, có thể gọi là “mù” pháp luật. Các em còn mù mờ về kiến thức pháp luật nên không biết tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, bạn bè và điều chỉnh hành vi dẫn đến xô xát, bạo lực học đường.... Trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Qua khảo sát và báo cáo của Sở Giáo dục và các trường học trên toàn tỉnh thì tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, một số trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Trong năm học 2022 - 2023 có 3 vụ việc liên quan đến BLHĐ với 10 học sinh liên quan. Trong 9 tháng năm 2023 có 3 vụ việc liên quan đến BLHĐ với 9 học sinh liên quan, chỉ trong tháng 9 năm 2023 có 8 học sinh liên quan đến BLHĐ. Thực chất những vụ BLHĐ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nhiều trường hợp BLHĐ diễn ra ở các trường học chưa được báo cáo. (Theo Báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, năm 2023). Hầu hết các vụ việc là các vụ xô xát, một số vụ việc xảy ra ngoài nhà trường có quay clip gây bức xúc dư luận. Điều đáng buồn, trong các vụ bạo lực học đường xảy ra trong năm học vừa rồi, có vụ việc âm ỉ và kéo dài trong nhiều tháng, có thể là nguyên nhân khiến một nữ sinh lớp 10 tự vẫn và dấy lên hồi chuông cảnh báo trong xã hội. Cũng trong tình trạng chung của học sinh trên toàn tỉnh Nghệ An thì học sinh ở trường THPT Diễn Châu 5 vẫn còn nhiều em bướng bỉnh, thích gây gổ, thiếu kiềm chế cảm xúc....Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng học sinh gây gổ, đánh nhau càng nhiều, không chỉ có học sinh nam mà có cả học sinh nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do xích mích trong tình bạn, tình yêu, kết bè, kết nhóm để đón đường đánh trả thù nhau, phân vùng xã, xóm, lớp. Nhiều khi các em còn dùng cả những hung khí và lôi kéo người ngoài vào trường đánh nhau. 2.1.3. Các nguyên nhân dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật và bạo lực của học sinh trường THPT Diễn Châu 5 * Nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh. 7
- Do đặc điểm tâm, sinh lý tuổi dậy thì, tình cảm của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân, bản lĩnh còn yếu trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài… cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin… Điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội xâm nhập vào tư tưởng, tình cảm của các em, nhiều em đã đi quá giới hạn trong tình bạn, tình yêu dẫn đến có bầu phải nghỉ học, cá biệt có một số em bị rối loạn về tâm thần… Các em ít tự tìm hiểu về pháp luật, chưa coi trọng pháp luật, xem môn giáo dục công dân là môn phụ không chịu học nên kiến thức về pháp luật còn mỏng, chưa có kỹ năng dùng pháp luật để tự bảo vệ chính mình, người thân, bạn bè… * Nguyên nhân từ phía gia đình. Gia đình là cái nôi của sự hình thành và phát triển nhân cách của con trẻ. Trình độ văn hoá, lối sống, phương pháp giáo dục của gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của các em. Qua tìm hiểu phần lớn những học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức thường xuất thân từ các gia đình có hoàn cảnh như: Có khó khăn về kinh tế dẫn đến bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái; Hoặc có điều kiện kinh tế dư dật do đó nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái; Bố mẹ đi làm ăn xa để con ở nhà với Ông, Bà, khoán trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trường; có gia đình vợ chồng sống không hạnh phúc, bố thì rượu vào hay chửi bới vợ, con; có gia đình do bố mẹ li hôn …; Bố mẹ thiếu sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về giáo dục và chăm sóc con cái, buông lỏng kỷ luật gia phong v.v... * Nguyên nhân từ phía nhà trường. Việc theo dõi nắm bắt các vi phạm của học sinh chưa được thường xuyên, hình thức kỷ luật đôi lúc còn nhẹ chưa đủ để răn đe, ngăn chặn; Năng lực của một số giáo viên chủ nhiệm lớp còn nhiều hạn chế, chưa đi sâu đi sát từng học sinh để nắm bắt hoàn cảnh riêng của từng em, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh; Việc áp dụng các phương pháp giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng còn cứng nhắc, thậm chí áp dụng sai nguyên tắc: xem nhẹ yếu tố thuyết phục; ép buộc học sinh; thiếu tôn trọng nhân cách học sinh, thô bạo trong đối xử với học sinh, chưa chú trọng đến công tác giáo dục pháp luật cho học sinh mà xem đó là việc của người khác,… * Nguyên nhân từ phía xã hội. Việc thành lập thêm nhiều trường Đại học, cùng với việc coi cổng trường đại học là duy nhất của phụ huynh và học sinh dẫn đến hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ”. Nên hàng vạn cử nhân tốt nghiệp mà không có việc làm, dẫn đến việc học sinh lơ là trong học tập, dễ vi phạm hơn. Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, văn hoá nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển mình trong thời kỳ mở cửa. Cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống ngày càng bị 8
- xói mòn. Cùng với những thành quả đạt được về xây dựng kinh tế thì chúng ta không thể phủ nhận mặt trái của cơ chế thị trường đã làm xuất hiện ngày càng nhiều những tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, xâm hại...Trước những cám dỗ của đồng tiền đã làm không ít học sinh sa ngã. Sự buông lỏng trong quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt động dịch vụ văn hoá đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các tụ điểm văn hoá không lành mạnh ở gần các trường học, các tụ điểm này dùng đủ mọi cách để lôi kéo học sinh vào các điểm giải trí như: Bi-a, Game, chat, lô đề trá hình dưới dạng “ xổ số miền Bắc”...nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của riêng họ. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng học sinh trốn học, gây gổ đánh nhau, nợ nần, thậm chí vi phạm pháp luật. * Các nguyên nhân từ việc quản lý, phối hợp các lực lượng giáo dục. Các tổ chức chính trị xã hội nói chung và tổ chức Đoàn thanh niên nói riêng hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, sự phối kết hợp với Nhà trường trong giáo dục pháp luật cho học sinh chưa tốt. Sự phối hợp giữa nhà trường với ban đại diện phụ huynh chưa nhịp nhàng, ban đại diện phụ huynh đôi lúc chưa thực sự là cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Nên việc phối hợp giáo dục học sinh chưa kịp thời. Sự phối hợp giữa nhà trường và công an, chính quyền địa phương đôi khi chưa tốt. Có trường hợp khi học sinh vi phạm nhà trường nhờ công an giúp đỡ. Khi trường cần hồ sơ để xét kỷ luật thì địa phương lại chối (vì học sinh là người nhà của địa phương) Khi tìm hiểu các nguyên nhân nói trên, chúng ta thấy mấu chốt của vấn đề giáo dục pháp luật cho học sinh là người quản lý trường THPT phải xây đựng được mối quan hệ khăng khít giữa nhà trường, gia đình, và các tổ chức xã hội. 2.2 Số liệu điều tra khảo sát: 2.2.1: Số liệu điều tra ý kiến học sinh về sự cần thiết của giáo dục pháp luật HS khối 10 HS khối 11 HS khối 12 Tiêu chí điều tra ( %) ( %) ( %) Cần có hiểu biết về pháp luật 80.0 75,6 95,0 Không cần có hiểu biết về pháp luật 8,5 15,5 2,0 Thích học môn GDCD, GDKT&PL 26,5 30,8 36,2 Đưa pháp luật nhiều hơn vào nhà 54,0 70,2 94,4 trường Thích hoạt động NGLL có nội dung 82,8 84,7 92,5 về pháp luật 9
- 2.2.2 Số liệu học sinh tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật HS khối 10 HS khối 11 HS khối 12 Tiêu chí điều tra ( %) ( %) ( %) Tìm đọc Hiến pháp 9,0 20,5 27,4 Tìm đọc Bộ luật hình sự 3,5 11,8 30,6 Tìm đọc luật hôn nhân gia đình 20,5 30,5 55,8 Tìm đọc các luật, pháp lệnh khác 5,8 22,5 40.4 Tìm đọc các báo pháp luật 10,2 20,4 23,8 2.3. Phân tích đánh giá: * Ưu điểm: + Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác giáo dục pháp luật rất bài bản, khoa học phù hợp tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. + Đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác giáo dục pháp luật đều nhiệt tình, trách nhiệm. + Đa số học sinh hợp tác, biết lắng nghe, tiếp thu và đối thoại thẳng thắn về công tác giáo dục pháp luật. *Hạn chế: + Trang thiết bị, tài liệu, phương tiện phục vụ công tác giáo dục pháp luật còn thiếu. + Nội dung giáo dục pháp luật còn dàn trải, nặng về phổ biến các quy định của pháp luật chứ chưa chú trọng đến việc hướng học sinh rèn luyện kỹ năng ứng xử, kỹ năng ứng dụng pháp luật vào để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. + Việc tổ chức giáo dục pháp luật ngoại khóa còn nhiều khó khăn, chưa thường xuyên. + Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động phối hợp giáo dục pháp luật cho học sinh không được duy trì thường xuyên. + Ngân sách giành cho giành cho công tác giáo dục pháp luật còn khó khăn, chưa bố trí kinh phí giáo dục pháp luật trong trường học thành khỏa riêng để chủ động hoạt động. + Hiệu quả sử dụng tủ sách pháp luật trong nhà trường còn thấp. + Đội ngũ làm công tác tuyên truyền pháp luật chưa được tập huấn trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm công tác giáo dục pháp luật. 10
- + Nhận thức về công tác giáo dục pháp luật nói chung, việc dạy học pháp luật nói riêng của một số cán bộ giáo viên, học sinh chưa đúng mức, chưa dầu tư nhân lực, tài lực, thời gian thỏa đáng cho công tác này. + Sự phối hợp giữa các ngành các cấp, các tổ chức đoàn thể trong công tác giáo dục pháp luật trong trường học còn mang tính thời vụ, chưa đi vào nề nếp thường xuyên. + Tình hình vi phạm pháp luật có nhiều diễn biến phức tạp, việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhiều nơi, nhiều chỗ chưa nghiêm, tác động tới tâm lý, tình cảm nhận thức chung của người học. 2.4. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh để phòng chống bạo lực ở trường THPT Diễn Châu 5 2.4.1. Tăng cường sự lãnh đạo của chi bộ Đảng trong trường học Trong trường học, chi bộ Đảng lãnh đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường, là hạt nhân là nền tảng của sự đoàn kết, chính vì thế phải xây dựng chi bộ luôn trong sạch vững mạnh, sự chỉ đạo phải chặt chẽ, luôn thực hiện theo phương châm “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” Thường xuyên cập nhật thông tin, quán triệt các quan điểm, đường lối nghị quyết của Đảng và các cấp chính quyền, đề ra các kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện để công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức học sinh đạt hiệu quả cao. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền đối với công tác giáo dục pháp luật. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cần quán triệt Chỉ thị số 32/CT-TW của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục pháp luật. Qua đó, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ giáo viên và học sinh. Phân công nhiệm vụ cho Đảng viên trong chi bộ nhằm tăng cường kiểm tra, đánh giá đạo đức của học sinh thông qua các đợt phát động phong trào chào mừng các ngày lễ lớn, có sơ kết, tổng kết, khen thưởng và phê bình uốn nắn kịp thời. 2.4.2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo pháp luật cho học sinh Cán bộ quản lý là người đứng mũi chịu sào trong mọi hoạt động của nhà trường vì vậy phải cần nắm vững cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cụ thể, phù hợp sát đúng với từng thời điểm, từng đối tượng. Phải thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, để có sự điều chỉnh, xử lý kịp thời các trường hợp có thể xảy ra, hoặc mới xảy ra, tránh hậu quả đáng tiếc. 11
- Người cán bộ quản lý phải nắm vững Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về công tác giáo dục, Điều lệ trường trung học, các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An. Theo từng năm học phải xây dựng kế hoạch, phương án, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá mục tiêu và nhiệm vụ năm học. Người cán bộ quản lý phải đi đầu, gương mẫu trong mọi hoạt động giáo dục: như tác phong, thời gian làm việc, biết kết hợp lý và tình trong mọi tình huống và luôn luôn bình tĩnh. Hiệu quả quản lý càng cao khi người quản lý hiểu về những khó khăn khát vọng, năng lực sở trường của mọi cá nhân, từ đó tạo điều kiện có thể để động viên khuyến khích họ vượt qua các trở ngại để phát huy, cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung của nhà trường. Thường xuyên chủ động liên hệ, làm việc với chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm ở các địa phương có học sinh theo học tại trường để có sự kết hợp chặt chẽ và tạo được các hỗ trợ về kinh phí cho các hoạt động của nhà trường, tạo được sức mạnh trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh. Chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ các hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên, đặc biệt là các câu lạc bộ để thu hút học sinh học tập, rèn luyện, có lý tưởng qua những việc làm thiết thực, hữu ích. Học sinh thấy được giá trị của những việc mình làm, thấy vui vì mình đóng góp được cho cộng đồng thì sẽ cản được bước chân của các em đến quán Game và những nơi vô bổ khác một cách rất tự nhiên. Cùng với công đoàn nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động, trong đó đưa phong trào thi đua thực hiện chức năng xây dựng “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” có nội dung và tổ chức cụ thể như: Ngày 20/11 hưởng ứng phong trào thi đua “Tôn sư trọng đạo” và “Uống nước nhớ nguồn”; tháng thanh niên... Phối hợp giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của học sinh, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn; học sinh khó giáo dục. Từ đó đề ra các biện pháp phù hợp để uốn nắn kịp thời. Cụ thể người cán bộ quản lý phải luôn luôn có sự thông tin hai chiều với giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, địa phương để kết hợp với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức trong và ngoài nhà trường, tìm hiểu thật kỹ hoàn cảnh của học sinh để có sự động viên kịp thời về vật và tinh thần đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt, có sự ngăn chặn và biện pháp kịp thời đối với học sinh khó giáo dục. Tăng cường các nguồn kinh phí của nhà nước, cũng như sự hỗ trợ đóng góp của địa phương, nhà hảo tâm, tu bổ cơ sở vật chất nhà trường, điều kiện học tập của học sinh. Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp thực hiện “Trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò” để học sinh có tình cảm yêu trường, yêu lớp, tạo mối quan hệ tốt giữa thầy cô giáo và học sinh, giữa học sinh với nhau. 12
- Tạo cảm giác an toàn ở trường cũng như ở nhà, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, từ đó hình thành trong các em một niềm tin vào nhà trường, vào thầy cô giáo, một ý thức tập thể có những hành động thiết thực bảo vệ và tạo cảnh quan nhà trường. 2.4.3. Phối hợp với Công an huyện Diễn Châu và công an các xã trên địa bàn tuyển sinh của trường. Nhà trường chủ động phối hợp với cơ quan Công an huyện Diễn châu, công an các xã để có phương án, kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, không để xẩy ra các hình thức bạo lực học đường ở trong và ngoài nhà trường. Hàng năm mời cán bộ công an về trường để tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh. Định kỳ phối hợp với công an địa phương tổ chức giao ban, kiểm tra để nắm tình hình, bàn biện pháp quản lý chặt chẽ học sinh, không để học sinh la cà quán xá, tụ tập, gây gổ đánh nhau trên đường đi học về. Phối hợp với cơ quan công an nhằm phòng ngừa những vụ việc bạo lực, đặc biệt là những vụ việc liên quan với những người ở ngoài trường, không để mâu thuẫn kéo dài, ảnh hưởng đến học sinh, đảm bảo an ninh, trật tự trong nhà trường. Phối hợp với công an huyện Diễn Châu và công an các xã trên địa bàn tổ chức ký cam kết An toàn, an ninh trật tự trường học; Ký cam kết không tàng trữ, mua bán, sử dụng pháo nổ, chất nổ; Lễ ra mắt giáo dục pháp luật và kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5. 2.4.4. Phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để giáo dục pháp luật cho học sinh Để phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng nhà quản lý giáo dục cần phải: Lập kế hoạch cho cả năm học, phù hợp với nhiệm vụ năm học, cho từng giai đoạn, từng đợt thi đua cụ thể. Phối hợp với công an huyện, tổ chức nói chuyện chuyên đề về luật giao thông, về an ninh trật tự, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các kỳ thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp của nhà trường. Xây dựng quy chế, kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và chính quyền địa phương trong việc đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường cũng như trên địa bàn trường đứng chân. Tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ vào đầu năm học; tăng cường phối hợp cùng nhà trường kiểm tra vũ khí thô sơ, vật liệu nổ trong học sinh, phối hợp việc đảm bảo an ninh trật tự khu cổng trường, các ngày sinh hoạt tập thể của nhà trường, các kỳ thi tuyển sinh, dịp tết nguyên đán…. Xây dựng ban đại diện học sinh của trường, các chi hội lớp đủ mạnh, có lịch hoạt động, sinh hoạt thường kỳ để thực hiện thông tin hai chiều giúp nhà trường và 13
- gia đình nắm bắt và phát hiện kịp thời những hành vi, vi phạm của học sinh để kịp thời ngăn chặn, thống nhất biện pháp giúp đỡ và giáo dục. Thực hiện cam kết không vi phạm pháp luật, không sa vào các tệ nạn xã hội giữa học sinh và công an được làm thường xuyên trong năm học: Tổ chức cho học sinh ký cam kết vào đầu năm học và trong dịp tết Nguyên Đán. Các giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm thông tin đầy đủ, thường xuyên, kịp thời về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh đến Ban giám hiệu, đặc biệt là với phụ huynh học sinh. Đồng thời phải nắm chắc, tìm hiểu cụ thể những thông tin phản hồi từ phía phụ huynh học sinh. Từ đó phối hợp với gia đình để uốn nắn, giáo dục học sinh khi sự việc còn ở trứng nước, tránh trường hợp xảy ra rồi mới xử lý. Nhà trường cùng với Ban đại diện phụ huynh phải có sự liên kết chặt chẽ với chính quyền địa phương, thông qua các cấp chính quyền địa phương để quản lý học sinh cùng với nhà trường và gia đình. Trường hợp có học sinh vi phạm kỷ luật, Ban giám hiệu phải phối kết hợp với Ban đại diện phụ huynh, và cha mẹ học sinh vi phạm kịp thời giáo dục một cách nghiêm khắc. Sau đó phải có kế hoạch theo dõi và giúp đỡ học sinh vi phạm tiến bộ. 2.4.5. Triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát các cuộc thi về tìm hiểu pháp luật do cấp trên tổ chức. Tham gia đầy đủ, chất lượng các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do cấp trên tổ chức. Điển hình như cuộc thi “An toàn giao thông và cung cấp sử dụng thông tin trên mạng Internet trực tuyến trên cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An năm 2023” với trên 10.000 lượt học sinh của trường tham gia; Cuộc thi “An toàn giao thông vì nụ cười ngày mai” với số lượng học sinh tham gia 100%... 2.4.6. Xây dựng Tủ sách pháp luật Xây dựng Tủ sách pháp luật với hơn 200 cuốn để phục vụ giáo viên và học sinh tham khảo. Luôn quan tâm vấn đề nâng cao chất lượng quản lý và khai thác tủ sách pháp luật. Thường xuyên tuyên truyền vận động cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về pháp luật. Đồng thời, yêu cầu cán bộ thư viện làm tờ trình để xin hiệu trưởng phê duyệt mua bổ sung tài liệu pháp luật hàng năm. 2.4.7. Tổ chức tốt ngày pháp luật Việt Nam Thực hiện tốt yêu cầu về đổi mới phương thức tổ chức “Ngày Pháp luật 09/11”: Tuyên truyền qua loa phát thanh của nhà trường; treo băng rôn; sân khấu hóa; thơ, ca hò vè; giao lưu tìm hiểu kiến thức pháp luật; … Các hoạt động hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật, phát huy tích cực tự giác trong học tập, tìm hiểu pháp luật, tạo sự chuyển biến căn bản trong ý thức chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật của cán bộ, giáo viên và học sinh. 14
- 2.4.8. Phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý học sinh, gần gũi, gắn bó hiểu được tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh của các em, là người các em cảm thấy như ruột thịt của mình, muốn thổ lộ giải bày. Vì thế người cán bộ quản lý khi phân công giáo viên chủ nhiệm: Phải chọn những giáo viên vững vàng về lập trường chính trị tư tưởng, có phẩm chất, có kinh nghiệm, yêu nghề thương yêu học sinh, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt là những lớp yếu cần phải có giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm hơn. Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm để họ nắm được nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình. Tổ chức họp giao ban giữa Ban giám hiệu - Đoàn trường - giáo viên chủ nhiệm mỗi tháng một lần để tổng kết công tác trong tháng và kế hoạch tháng tiếp theo, đồng thời qua đó các giáo viên chủ nhiệm trao đổi và học tập lẫn nhau. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, với Ban chấp hành Đoàn trường, để uốn nắn và xử lý kịp thời, nghiêm minh với những học sinh vi phạm nội quy; Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ quản lý luôn phải có thông tin hai chiều để có biện pháp khắc phục trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh nhất là những học sinh cá biệt. Cuối mỗi đợt thi đua trường đều có đánh giá, xếp loại để động viên kịp thời những giáo viên chủ nhiệm làm tốt, đồng thời nhắc nhở những giáo viên chủ nhiệm làm chưa tốt. 2.4.9. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đoàn trường và Hội liên hiệp thanh niên là môi trường sinh hoạt lành mạnh, sôi nổi trẻ trung, ở đó học sinh có điều kiện để tự khẳng định mình và rèn luyện đạo đức, vì thế chi bộ, ban giám hiệu hết sức quan tâm, tạo mọi đIều kiện có thể kể cả vật chất tốt nhất cho Đoàn viên thanh niên hoạt động. Đoàn thanh niên có trách nhiệm trước chi bộ, ban giám hiệu giáo dục mục tiêu, lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên trong nhà trường thông qua nhiều hình thức: Hội thảo, thi tìm hiểu, dã ngoại, cắm trại giao lưu với các đoàn trường bạn để giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng từ đó hình thành các ước mơ và hoài bão cao đẹp. Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ đoàn, là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng nổ nhiệt tình trong mọi công việc. Phối hợp thường xuyên với ban chấp hành huyện đoàn tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn cán bộ nòng cốt, bồi dưỡng đối tượng và coi trọng công tác phát triển đoàn viên mới hàng năm. Trong năm học phải bám sát nhiệm vụ của Đoàn trường học để từ đó lập ra các kế hoạch cụ thể. Tổ chức các đợt thi đua theo từng chủ đề, thi đua dài hạn và ngắn hạn. Thành lập các đội an ninh xung kích học sinh để thường xuyên kiểm tra 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p | 173 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 228 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 19 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp vận dụng kiến thức liên môn hướng dẫn học sinh THPT làm và sử dụng enzim bồ hòn góp phần bảo vệ môi trường
23 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 54 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp mới để ứng dụng hình chiếu của một điểm xuống mặt phẳng trong hình học không gian
48 p | 35 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp toàn diện giúp học sinh khá giỏi giải được câu hỏi vận dụng cao về Dao động của con lắc lò xo trong kì thi tốt nghiệp THPT
49 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn