Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí - Chủ đề Địa lí Công nghiệp
lượt xem 1
download
Mục đích của giải pháp sáng kiến là giúp các em được trang bị cả kiến thức về tự nhiên, về con người, kinh tế - xã hội, những kĩ năng- kĩ xảo tư duy, suy luận logic và cả những kĩ năng tính toán mà các em vận dụng được trong cuộc sống mai sau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí - Chủ đề Địa lí Công nghiệp
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Giải pháp nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí - Chủ đề Địa lí Công nghiệp”. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 19/4/2020 3. Các thông tin cần bảo mật: Không có. 4. Mô tả các giải pháp thường làm: - Cải cách giáo dục một cách căn bản, toàn diện là nội dung quan trọng hiện nay. Để thực hiện cải cách giáo dục hiệu quả cần có sự đổi mới phương pháp giáo dục, từ cách trước kia dạy học lấy người thầy làm trung tâm, dạy học tiếp cận nội dung, hiện nay đã và đang chuyển sang cách tiếp cận năng lực của người học ( học sinh làm trung tâm). - Trước kia chúng ta thường sử dụng những phương pháp dạy học nhằm mục đích tiếp cận nội dung, chưa để ý đến việc phát triển năng lực của học sinh dẫn đến chỉ khai thác được nội dung sách giáo khoa nhưng thực chất hiệu quả tiết học chưa cao vì chưa phát huy được tính tích cực, phát huy năng lực của học sinh. - Những giờ học lấy giáo viên làm trung tâm giáo viên thường máy móc: + Giáo viên thưởng vào lớp ổn định lớp, kiểm tra sĩ số và kiểm tra bài cũ: với cách làm này học sinh sẽ quen cách kiểm tra đánh giá của giáo viên, cho rằng cứ mỗi hôm cô hoặc thầy sẽ chỉ kiểm tra vài bạn đầu giờ, học sinh sẽ chỉ học thuộc một bài để lên bảng lấy điểm, còn những buổi khác sẽ không chuẩn bị bài nữa. Tự nhiên việc kiểm tra đánh giá thường xuyên không có ý nghĩa và hiệu quả nữa. + Khi vào bài mới: Giáo viên không giao việc cho học sinh chuẩn bị ở nhà dẫn đến các em không tích cực xây dựng nội dung bài học và cũng không phát huy 1
- được phẩm chất năng lực của học sinh. + Hầu hết giáo viên chỉ sử dụng phương pháp hỏi đáp để xây dựng nội dung kiến thức, đây chỉ là cách tiếp cận nội dung, chưa phát huy được phẩm chất năng lực của học sinh. + Giáo viên có chia nhóm thảo luận: Nhưng hầu như việc chia nhóm không hiệu quả do chưa cụ thể về thời gian, yêu cầu nội dung cần đạt, có nhiều trường hợp một nhóm 10 em học sinh nhưng chỉ có khoảng 2-3 em học sinh làm việc còn lại các em khác ngồi chơi, ỉ lại vào bạn bè. Nếu như giờ học nào cũng cứ chia nhóm thảo luận máy móc như vậy sẽ có nhiều học sinh quen thói ỉ lại vào người khác, không chịu đào sâu suy nghĩ tích cực trong giờ học, trong khi các bạn khác hăng say làm việc. Kết quả lại lấy chung cho cả nhóm. Việc làm này không hiệu quả. + Đối với môn Địa Lí, đôi khi giáo viên giao việc cho học sinh quan sát bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu để khai thác tri thức Địa lí cần tìm hiểu, nhưng có rất nhiều học sinh bị mất gốc thậm chí xác định các hướng trên bản đồ còn sai. Dẫn đến có học sinh hiểu, biết cách khai thác thì làm việc, còn các học sinh khác ngồi chơi, thụ động. + Trong một giờ học chỉ có một vài học sinh làm việc còn các học sinh khác thờ ơ, không hứng thú với giờ học, giáo viên không quản lí được lớp học không kích thích được niềm đam mê sáng tạo của học sinh, tự dưng giờ học trở nên nhàm chán, đều đều, chỉ có giáo viên đăt câu hỏi, vài học sinh trả lời. Giờ học trôi qua nặng nề và nhàm chán. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: * Việc đổi mới giáo dục dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt gần đây nhất là Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD và ĐT với nội dung: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người 2
- học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo đảm bảo trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình, của xã hội. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định 711 ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đổi mới kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra, đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi. Tiếp thu quan điểm chỉ đạo trên của Nhà nước về việc đổi mới giáo dục nói trên, đặc biệt là học sinh lớp 12 có dự thi môn Địa lí trong kì thi tốt nghiệp THPT thì việc giúp các em có nhiều kênh tiếp nhận kiến thức, kĩ năng địa lí là rất cần thiết, đã tạo tiền đề vững chắc về mặt lí luận giúp tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến của mình. * Giáo dục phổ thông ở nước ta đang thực hiện bước chuyển mạnh mẽ, căn bản. Chúng ta đang chuyển từ chương trình giáo dục định hướng nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm đến học sinh vận dụng được những gì qua việc học và làm bài thi. Để đảm bảo được điều đó cần phải đổi mới toàn diện nội dung, trong đó phương pháp dạy học đóng vai trò vô cùng quan trọng. 3
- Trong những năm qua, việc đổi mới trong giáo dục đã được quan tâm chỉ đạo từ phía Bộ giáo dục. Ngành Giáo dục ở các cấp đã tổ chức tập huấn cho giáo viên và đã triển khai thực hiện trong thực tiễn giảng dạy. Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của giáo viên và học sinh. Đông đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới các hoạt động dạy- học và có mong muốn được thực hiện đổi mới đồng bộ các phương pháp này. Tuy nhiên, việc dạy và học của thầy và trò vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do các tài liệu hướng dẫn việc đổi mới không nhiều, mang tính lí thuyết, tư duy trừu tượng. Việc tập huấn giáo viên chỉ được số ít giáo viên tham gia từ Bộ - về Sở - khi về đến trường sở tại cũng chỉ đề cập chung chung là phải sử dụng nhiều loại hình, công cụ khác nhau, áp dụng linh hoạt nhiều kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực. Còn áp dụng như thế nào, có đúng với mục đích yêu cầu, chủ trương hay không thì chưa được kiểm tra, đánh giá và đúc rút kinh nghiệm. Kết quả là những mục tiêu giáo dục sẽ không đạt được. Môn Địa lí ở trường phổ thông vẫn được xem là môn phụ, luôn gặp phải định kiến của phụ huynh và học sinh thời hiện đại. Ở trường THPT Yên Dũng số 2, trong rất nhiều khóa học gần đây, trong kì thi tuyển sinh vào 10, khi cho học sinh đăng kí chọn ban theo học, đại đa số học sinh theo học ban A và tổ hợp tự nhiên. Nhưng những năm học gần đây, hầu như 3/4 học sinh khối 12 của trường THPT Yên Dũng số 2 chuyển sang học tổ hợp xã hội. Tất cả những lí do trên, là động lực quan trọng khiến tôi quyết định lựa chọn đề tài: Giải pháp nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí - Chủ đề Địa lí Công nghiệp. 6 . Mục đích của giải pháp sáng kiến: Đề tài của tôi lựa chọn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, góp phần cùng đồng môn và đồng nghiệp nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí. Qua phần học này giáo viên có thể áp dụng để ôn thi nhiều phần kiến thức khác, các em học sinh có những kĩ năng cơ bản về tính toán, kiến thức 4
- về ngành công nghiệp phục vụ cho học tập và làm việc mai sau. Đặc biệt trang bị cho các em học sinh, nhất là học sinh lớp 12 có những kiến thức, kĩ năng dự thi đạt hiệu quả cao. Cũng trong đề tài này tôi mong muốn học sinh của trường THPT Yên Dũng số 2, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang sẽ có hướng khai thác có hiệu quả những giờ ôn luyện thi tốt nghiệp THPT nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác, tôi mong muốn xã hội có cách nhìn nghiêm khắc và rộng mở hơn với môn Địa lí. Theo tôi, môn học này giúp các em được trang bị cả kiến thức về tự nhiên, về con người, kinh tế - xã hội, những kĩ năng- kĩ xảo tư duy, suy luận logic và cả những kĩ năng tính toán mà các em vận dụng được trong cuộc sống mai sau. 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến: 7.1.1. Giải pháp chung: Để học sinh học tập tốt và đạt kết quả cao trong các kì thi, không thể phủ nhận vai trò của người thầy. Vì lẽ đó, người giáo viên tâm huyết không phải đứng trên bục giảng thuyết trình say sưa về bài học mà phải làm sao để người học thích, hứng thú - mong đợi giờ học - say mê - kết qủa cao. Có nghĩa, người giáo viên không đơn thuần giảng dạy những kiến thức, kĩ năng đã có sẵn theo lối mòn, mà phải “chế biến” kiến thức, kĩ năng đó thành nhiều dạng khác nhau, ở nhiều mức độ khác nhau để kích thích được tai - mắt - cảm xúc - hành động của học trò. 7.1.2. Giải pháp cụ thể: a. Giải pháp 1: Yêu cầu học sinh chuẩn bị trước bài học ở nhà. Đây là giải pháp cực kì quan trọng, giúp học sinh bước đầu tự nghiên cứu nội dung bài học cần tìm hiểu. Chẳng hạn bài “ Cơ cấu ngành công nghiệp ”, học sinh cần rút ra kiến thức nội dung chính từng mục ở nhà, sau đó đến lớp các em được giáo viên chuẩn kiến thức, sửa lại đề mục và bổ sung nội dung còn thiếu. 5
- Giải pháp này xuất phát từ thực trạng: Học thụ động nghe giảng và ghi bài hoặc nhiều em chỉ chăm chú vẽ chữ giáo viên từ trên bảng vào vở mà không tiếp thu được nội dung bài học qua lời giảng của giáo viên. Trong khi lượng kiến thức trong một bài học ở chương trình lớp 12 rất nhiều, kèm theo mỗi bài sẽ có các kĩ năng nhận xét và lựa chọn biểu đồ từ bảng số liệu, kĩ năng khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam. Với thời lượng 45 phút trên lớp, đa phần học sinh trường tôi sẽ không tiếp thu được kiến thức cơ bản theo yêu cầu. Với cách học này phần lớn học sinh nắm và ghi chép được nội dung cơ bản của bài học mới. Khi đó vào tiết học, các em chỉ ghi bổ sung những phần kiến thức còn thiếu hoặc ghi lại đề mục phù hợp với nội dung đó. Với cách làm này học sinh sẽ có thời gian nghe giáo viên giảng bài, do đã chuẩn bị bài ở nhà nên học sinh dễ dàng tập trung ý thức xây dựng bài tốt hơn. Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài theo mẫu sau: Phần nội dung HS ghi ở nhà Phần nội dung kiến thức giáo viên chuẩn hóa trên lớp ... ... - Kết quả khi thực hiện giải pháp: 100% học sinh lớp 12 trường THPT Yên Dũng số 2 đã quen với việc chuẩn bị nội dung kiến thức môn Địa lí trước khi đến lớp và học sinh hăng hái hơn với việc tiếp cận kiến thức Địa lí từ nhiều kênh khách nhau. Kích thích được sự ham học hỏi, hăng say tìm hiểu kiến thức, góp phần phát triển phẩm chất năng lực của mỗi học sinh. Cũng từ đó làm cho học sinh có lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước qua những giờ học tập và ôn luyện môn Địa lí lớp 12. + Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp. Một số hình ảnh học sinh chuẩn bị bài nội dung bài 26. Cơ cấu ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12. 6
- 7
- 8
- b. Giải pháp 2: Xây dựng công thức địa lí. Số liệu của năm cần tính x 100 Tính tốc độ % Số liệu năm đầu tiên trong BSL tăng trưởng (Năm đầu tiên trong bảng số liệu lấy làm 100%) Lấy từng phần Tính cơ cấu % x 100 Tổng thể Giáo viên hướng dẫn học sinh tùy theo yêu cầu của từng bài tập cụ thể mà sử dụng những công thức cho phù hợp. - Kết quả khi thực hiện giải pháp: 100% học sinh lớp 12 trường THPT Yên Dũng số 2 đã nhận biết và tính toán thành thạo theo yêu cầu của câu hỏi. Có những trường hợp ban đầu còn bỡ ngỡ chưa biết cách làm, giáo viên qua sát kịp thời và hướng dẫn lại bằng nhiều cách khác nhau hoặc có thể các bạn đã biết hướng dẫn cho các bạn chưa biết, nên đến thời điểm này các em học sinh lớp 12 của trường THPT Yên Dũng số 2 đã xử lí số liệu thành thạo. Nhận xét, đánh giá giữa các đối tượng học sinh của từng lớp trong việc thành lập công thức tính và áp dụng vào làm bài tập, tùy từng đối tượng lớp và năng lực của học sinh để giáo viên có đánh giá theo phẩm chất và năng lực của các đối tượng học sinh khác nhau của trường THPT Yên Dũng số 2. Kết quả tôi nhận thấy hầu hết các học sinh trường THPT Yên Dũng số 2 nói riêng và học sinh dự thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp Xã hội nói riêng đều hăng hái thành lập các công thức tính theo sự hướng dẫn của giáo viên và ứng dụng vào mỗi bài tập cụ thể. Việc rèn luyện tính toán đã nâng cao kĩ năng tính toán của các học sinh, nâng cao khả năng nhận thức và phát triển năng lực tư duy, phân tích, so sánh của học sinh trong mỗi bài tập cụ thể. + Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: Ví dụ 1: Sản lượng than và dầu thô nước ta giai đoạn 1990 – 2016 (Đơn vị: nghìn tấn) 9
- Năm 1995 2000 2004 2010 2016 Dầu thô 2700 6900 12500 16291 17200 Than 4600 5900 10400 11600 38900 Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng than và dầu thô nước ta giai đoạn 1990 – 2016. - Thành lập công thức cho ví dụ 1: Để tính tốc độ tăng trưởng sản lượng than và dầu thô nước ta giai đoạn 1995-2016 ta áp dụng công thức sau. Coi sản lượng dầu thô và than năm 1995 đều là 100%, tính % những năm sau theo năm trước. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng của dầu thô năm 2000= Sản lượng dầu thô năm 2000/sản lượng dầu thô năm 1995 x 100. Từ cách tính đó tính những năm sau tương tự. Sau đó ta lập được bảng số liệu đã qua xử lí. - Hầu hết học sinh của tất cả các lớp 12, sau khi được hướng dẫn đều xử lí được số liệu tính tốc độ tăng trưởng sản lượng than và dầu thô nước ta từ năm 1995- 2016. Bảng số liệu đã qua xử lí của học sinh lớp 12A12 10
- Ví dụ 2: Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta ( đơn vị: tỉ đồng) Thành phần kinh tế 1995 2005 Nhà nước 51990 249085 Ngoài nhà nước 25451 308854 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 25933 433110 Tổng 103374 991049 Tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế nước ta năm 1995 và 2005. Giáo viên cho học sinh chuẩn bị nội dung 2 ví dụ trên, thành lập công thức để tính toán, lập được bảng số liệu đã qua xử lí. Cụ thể: Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sẽ sử dụng công thức nào? Cụ thể ra sao? Sau khi học sinh trình bày hoặc nộp bài làm giáo viên nhận xét và rút ra những điều cơ bản nhất trong việc nhận biết, xử lí số liệu và vẽ biểu đồ chính xác nhất. Bảng số liệu đã qua xử lí của học sinh lớp 12A11 11
- c. Giải pháp 3: Khái quát hóa nội dung kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy. Việc xây dựng sơ đồ tư duy mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Điểm yếu của phần lớn học sinh là chỉ nắm được nội dung bài học đó mà quên rằng các kiến thức ở các bài khác nhau có mối quan hệ trong một tổng thể. Có rất nhiều cách để khái quát hóa nội dung kiến thức nhưng phương pháp khái quát hóa nội dung kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy bằng nhiều cách khác nhau, có thể tự vẽ lên vở học, vẽ lên giấy A4, vẽ lên giấy A3, đặc biệt hiện nay trong thời đại công nghệ 4.0 giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng những phần mềm vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính, vừa trực quan, vừa sinh động lại mang tính mĩ thuật cao. Ví dụ như sử dụng phần mềm Imindmap 7.0 để vẽ sơ đồ tư duy. Hiện nay điều kiện kinh tế ngày càng được nâng lên, nhiều gia đình học sinh đã có máy tính, nên việc hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ trên các phần mềm cụ thể là rất khả quan. Việc sử dụng các phần mềm để vẽ sơ đồ tư duy kích thích được sự ham học hỏi của học sinh, tìm tòi, sáng tạo, góp phần phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. Một số sơ đồ tư duy cụ thể do học sinh thực hiện. Ví dụ: - Giáo viên: Em hãy xác định cơ cấu ngành công nghiệp nước ta? - Học sinh: Ngành công nghiệp bao gồm: 3 nhóm với 29 ngành. + Nhóm công nghiệpp khai thác: 04 ngành + Nhóm công nghiệp chế biến: 23 ngành + Nhóm công nghiệp sản xuất, phân phối điện khí đốt và nước: 02 ngành. Vì vậy, với việc sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát hóa kiến thức, học sinh sẽ nhanh chóng bao quát được nội dung bài học, đặc biệt giải pháp này giúp học sinh nhớ được kiến thức bài học rất lâu và chính xác. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tùy vào đối tượng học sinh mà có thể sử dụng ngay khi vào đầu bài học, cũng có thể khi củng cố bài học hoặc kiểm tra bài cũ thiết nghĩ đều mang lại hiệu quả cao. 12
- Hình 1: Cơ cấu ngành công nghiệp Hình 2: Các vùng công nghiệp 13
- Hình 3: Sơ đồ hóa kiến thức bài 27. Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm - SGK Địa lí 12. d. Giải pháp 4: Kĩ năng làm câu hỏi trắc nghiệm theo bài, với các bảng số liệu - biểu đồ và Atlat Địa lí việt Nam phần địa lí Công nghiệp. Sự cần thiết giáo viên phải soạn được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo bài hoặc theo chủ đề dựa vào nội dung kiến thức trọng tâm, các bảng số liệu và biểu đồ có trong nội dung bài học, Atlat địa lí Việt Nam các trang 21,22, ( nhắc nhở học sinh tìm hiểu mối quan hệ với các trang khác trong Atlat có liên quan như trang 7,8,17,18,19,20 ). Đây là hoạt động dạy – học cần thiết nhất trong quá trình ôn tập cho học sinh hiện nay. Việc làm quen với câu hỏi trắc nghiệm ở cả 4 mức độ: nhận biết – thông hiểu – vận dụng thấp - vận dụng cao giúp học sinh củng cố lại kiến thức lí thuyết, giải quyết các câu hỏi kĩ năng ,lựa chọn đáp án đúng với bảng số liệu và Atlat. * Phần lí thuyết: Câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng dựa trên nội dụng bài học, một bài tùy theo dung lượng kiến thức có thể nhiều hay ít câu hỏi, xong thường dao động từ 10- 50 câu. Ví dụ: Bài 26 - Cơ cấu ngành công nghiệp. Bài 27 - Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm. Câu 1: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay? 14
- A. Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt. B. Đầu tư mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp. C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ. D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. Câu 2: Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở A. mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp trong hệ thống. B. tỉ trọng của từng ngành so với giá trị của toàn ngành. C. sự phân chia các ngành công nghiệp trong hệ thống. D. số lượng các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống. Câu 3: Đâu không phải là biện pháp trực tiế p để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay? A. Nâng cao chất lượng lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ. B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ. C. Ưu tiên các ngành công nghiệp trọng điểm, tăng vốn đầu tư. D. Đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp, hạ giá thành sản phẩm. Câu 4: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành A. có thế mạnh lâu dài. B. mang lại hiệu quả cao. C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài. D. có tác động mạnh mẽ đến các ngành khác. Câu 5: Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? A. Luyện kim. B. Năng lượng. C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. sản xuất vật liệu xây dựng. Câu 6: Ngành công nghiệp nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm? A. Đóng tàu, ô tô. B. Luyện kim. C. Năng lượng. D. Khai thác, chế biến lâm sản. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta? A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến. 15
- B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm? A. Có thế mạnh phát triển lâu dài. B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao. C. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. D. Sử dụng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên mô lớn. Câu 9: Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. B. Duyên hải NamTrung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 10: Ý nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm? A. Sử dụng rất ít lao động trình độ cao. B. Có thế mạnh lâu dài. C. Hiệu quả kinh tế cao. D. Tác động mạnh mẽ đến ngành khác. Câu 11: Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung là A. Thanh Hoá. B. Vinh. C. Đà Nẵng. D. Nha Trang. Câu 12: Theo cách phân loại hiện hành nước ta có A. 2 nhóm với 28 ngành. B. 3 nhóm với 29 ngành. C. 4 nhóm với 30 ngành. D. 5 nhóm với 31 ngành. Câu 13: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng nhanh? A. Nhiều nhà máy điện có quy mô lớn đi vào hoạt động. B. Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước láng giềng. C. Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực. D. Nhu cầu điện để phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng lớn. 16
- Câu 14: Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về A. nhiệt điện, thuỷ điện. B. nhiệt điện, điện gió. C. thuỷ điện, điện nguyên tử. D. thuỷ điện, điện gió. Câu 15: Nhiều nhà máy thuỷ điện được xây dựng ở nước ta vì A. giá thành xây dựng thấp. B. tiềm năng thuỷ điện rất lớn. C. không tác động tới môi trường. D. trình độ khoa học - kĩ thuật cao. - Giáo viên xây dựng câu hệ thống câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí để làm bài và hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để khai thác kiến thức, từ đó hình thành cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo sử dụng Atlat. Việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức kích thích cho học sinh sự ham học hỏi, hăng say khai thác kiến thức. Từ bản đồ, hình ảnh trong Atlat Địa lí Việt Nam cũng giáo dục cho học sinh niềm tự tôn dân tộc, yêu quê hương đất nước. Trong phần Công Nghiệp Việt Nam - Sách giáo khoa Địa lí 12. Giáo viên và học sinh sử dụng Atlat trang 21 và trang 22. Nội dung Atlat trang 21 và 22 thể hiện được đầy đủ cơ cấu ngành công nghiệp nước ta theo ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế. Sự phân bố và phát triển công nghiệp của Việt Nam. Cơ cầu giá trị sản xuất công nghiệp theo nhóm ngành, giá trị sản suất công nghiệp của các vùng qua thời gian. Tình hình phát triển và phân bố sản xuất của các ngành công nghiệp trọng điểm. - Từ hai trang Atlat 21 và 22 học sinh có thể khai thác những nội dung mình cần tìm cho phần công nghiệp. Nếu hệ thống chú giải trong hai trang 21 và 22 chưa đủ thì học sinh có thể quay lại xem chú giải ở trang 03 đầu cuốn Atlat Địa lí Việt Nam. 17
- Hình ảnh : Trang 03 Atlat địa lí Việt Nam 18
- 19
- Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 và trang 22 - Kết quả thực hiện giải pháp: 100% học sinh trường THPT Yên dũng số 2 nói chung và học sinh đăng kí thi tổ hợp Xã hội nói riêng hăng hái làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức khi làm bài tập giáo viên giao. Học sinh đã biết sử dụng Atlat để làm tốt các câu hỏi trong các đề thi thử tốt nghiệp THPT. Trong các đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí thường có từ 10-12 câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài, đấy là một lợi thế khi học sinh của trường THPT Yên Dũng số 2 đã sử dụng thành thạo Atlat. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p | 171 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 226 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 16 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giúp học sinh làm nhanh các bài toán trắc nghiệm: Xác định khoảng thời gian đặc biệt trong dao động có tính chất điều hòa
43 p | 62 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp mới để ứng dụng hình chiếu của một điểm xuống mặt phẳng trong hình học không gian
48 p | 35 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp toàn diện giúp học sinh khá giỏi giải được câu hỏi vận dụng cao về Dao động của con lắc lò xo trong kì thi tốt nghiệp THPT
49 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn