intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

27
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, bao gồm việc làm rõ bản chất của việc nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG ỨNG XỬ VĂN HÓA TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG Ở TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1” Lĩnh vực: Kỹ năng sống Năm học: 2022 – 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG ỨNG XỬ VĂN HÓA TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG Ở TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1” Lĩnh vực: Kỹ năng sống Tác giả: 1. Trần Thị Bích Liên 2. Thái Thị Thu 3. Tăng Thị Hồng Loan Số điện thoại: 0986.606.037 Năm học: 2022 – 2023
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu: ........................................................................................ 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 6. Tính mới của đề tài ............................................................................................ 2 7. Bố cục của sáng kiến kinh nghiệm .................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 4 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài................................................................... 4 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài ................................................................................... 4 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................... 6 2. Giải pháp nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1 ................................................................................................. 8 2.1. Nguyên tắc bồi dưỡng và phát triển kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng cho học sinh THPT .......................................................................................... 8 3. Thực nghiệm sư phạm ..................................................................................... 13 3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 13 3.2. Tổ chức thực nghiệm.................................................................................... 13 3.3. Phương pháp thực hiện................................................................................. 13 3.4. Thiết kế giáo án gắn với ý tưởng nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng nhằm góp phần phát triển phẩm chất năng lực học sinh ............ 14 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất trong đề tài ... 25 PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 33 1. Quá trình nghiên cứu ....................................................................................... 33 2. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 33 3. Phạm vi ứng dụng của đề tài............................................................................ 34 4. Đề xuất, kiến nghị ........................................................................................... 34 4.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo .................................................................. 34 4.2. Đối với nhà trường ....................................................................................... 34 4.3. Đối với giáo viên .......................................................................................... 34
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Chữ đầy đủ HS Học sinh GV Giáo viên CNH Công nghiệp hoá HĐH Hiện đại hoá THPT Trung học phổ thông
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ứng xử có văn hóa là tiêu chuẩn quan trọng, trở thành thước đo nhân cách con người. Mục đích cuối cùng của giáo dục là đào tạo con người có bản lĩnh văn hóa. Việt Nam luôn tự hào là dân tộc có truyền thống văn hóa, coi trọng đạo lí ứng xử giữa người với người, luôn hướng tới những giá trị nhân văn tốt đẹp. Truyền thống ấy đã được bảo lưu và phát huy qua nhiều thế hệ. Và trong giai đoạn đất nước không ngừng đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HDH, vấn đề ứng xử văn hoá đã, đang và luôn cần được xã hội quan tâm và phổ biến rộng rãi trong mọi lĩnh vực đời sống. 1.2. Trong thời đại 4.0 với sự bùng nổ thông tin đa chiều, mạng xã hội là không gian lí tưởng để giao lưu, kết nối rộng rãi, tiện ích, nhanh gọn. Tuy nhiên, đây là môi trường “ảo”, rất nhạy cảm với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên. Việc sử dụng mạng xã hội một cách thiếu kỹ năng và kiến thức đã khiến một bộ phận giới trẻ có những biểu hiện ứng xử lệch chuẩn văn hóa, gây ra nhiều hậu quả cũng như tác động xấu tới nền tảng giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống. 1.3. Giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay đang chuyển từ dạy học theo hướng tiếp cận tri thức sang định hướng tiếp cận năng lực, phát triển phẩm chất người học. Nghị quyết 29 của Đảng đã xác định rõ :“đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Trong xu thế đổi mới của giáo dục phổ thông, giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng thích ứng với xu thế phát triển của thời đại có vị trí, vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, việc bổ trợ nâng cao những kỹ năng cần thiết cho học sinh còn là yêu cầu khá mới mẻ, gây sự lúng túng, bị động đối với không ít giáo viên. 1.4. Trường THPT Đô Lương 1 là cái nôi văn hóa của nhân dân huyện Đô Lương, là điểm sáng giáo dục trên quê hương xứ Nghệ hiếu học, anh hùng. Trải qua hơn 60 năm phát triển và trưởng thành, nhà trường đã làm tốt công tác giáo dục toàn diện, chú ý thường xuyên tới việc bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng sống để học sinh có thể thích ứng với xu thế phát triển của thời đại, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Trong số đó, giáo dục kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng trở thành vấn đề nóng hổi bức thiết đối với tuổi mới lớn đã được nhà trường quan tâm sâu sát. Nhằm góp phần đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, hướng đến mục tiêu đào tạo những công dân năng động, sáng tạo, tự tin, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, chúng tôi chọn vấn đề Giải pháp nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1 làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 1
  6. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm là giải pháp nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1 3. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra và phổ biến các biện pháp nâng cao kỹ năng sống, hướng tới đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, bao gồm việc làm rõ bản chất của việc nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1 Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1 Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét khả năng ứng dụng của đề tài trong việc nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng 5. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp thuộc hai nhóm nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn: - Dùng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết để đánh giá, thẩm định những công trình nghiên cứu đã bàn bạc các vấn đề có liên quan đến đề tài. - Dùng các phương pháp quan sát và điều tra để thu thập những dữ liệu cần thiết về nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng - Dùng phương pháp thực nghiệm để nắm bắt và đánh giá tính khoa học, tính khả thi của việc nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1 6. Tính mới của đề tài 6.1. Đề xuất giải pháp nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng, góp phần giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực, phấn đấu trở thành công dân toàn cầu thời kì hội nhập. 6.2. Vấn đề quan tâm có tính thời sự, gần gũi và bức thiết đối với xã hội, phù hợp với xu thế đổi mới, gắn kết giáo dục trong nhà trường với thực tiễn đời sống. 6.3. Giải pháp lan tỏa hiệu ứng tích cực, thể hiện tính thuyết phục, hiệu quả của công tác giáo dục kỹ năng sống 2
  7. 6.4. Đề tài có thể ứng dụng trong giáo dục học sinh THPT cũng như vận dụng cho các cấp học ở các địa phương khác nhau 7. Bố cục của sáng kiến kinh nghiệm Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của sáng kiến kinh nghiệm có ba vấn đề : 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 2. Giải pháp nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1 3. Giáo án thể nghiệm 4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài 3
  8. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1.1. Internet và tác động đa chiều của không gian mạng đối với đời sống con người hôm nay Thành tựu quan trọng nhất mà loài người đạt được trong thời gian gần đây là những phát triển nhảy vọt của công nghệ hiện đại. Và internet là một hiện tượng gây kinh ngạc và có những ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc tới đời sống. Đó là minh chứng thể hiện sự phát triển vượt bậc của trí tuệ, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đời sống nhân loại, thúc đẩy quá trình hội nhập, toàn cầu hoá. Bên cạnh sự cải tiến không ngừng về tốc độ là dung lượng và tính đa dạng, các phương tiện truyền thông tăng nhanh khả năng chuyển tải lẫn chất lượng kỹ thuật. Những tiến bộ vượt bậc ấy làm cho internet có khả năng lan truyền xa rộng và tác động sâu sắc, làm thay đổi đời sống xã hội cũng như đời sống tâm lý, các chuẩn mực văn hóa và những thói quen của con người. Trong bối cảnh hiện nay, Internet trở thành nhu cầu cần thiết đối với cuộc sống con người. Nó giúp chúng ta có thể dễ dàng kết nối đa phương, lĩnh hội được các thông tin đa chiều một cách nhanh gọn, tiện lợi. Với tốc độ lan truyền nhanh chóng, không bị giới hạn về địa lý và thời gian, với rất nhiều ý tưởng công nghệ được tích hợp, đồng bộ, không gian mạng đang trở thành nơi chia sẻ, trao đổi thông tin của người sử dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng nhờ một số tính năng như chat, email, phim ảnh, livestream, chia sẻ file, blog, … Không gian mạng thực sự đã mở ra một thế giới vô cùng hấp dẫn, thu hút người dùng, cảm giác như thể tất cả các giác quan của họ đều được thỏa mãn một cách tốt nhất. Internet và các trang mạng xã hội đem lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng bởi nội dung phong phú, đa dạng, khả năng kết nối linh hoạt… Nếu khai thác, sử dụng hợp lý, internet mang lại hiệu quả, nâng cao chất lượng học tập, công tác, sinh hoạt và đời sống xã hội cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đặc điểm nổi trội của các trang mạng xã hội là thông tin có tính cập nhật nhanh nhạy, dung lượng phong phú, hình ảnh bắt mắt, phản chiếu sinh động mọi biến thái của đời sống, xoá mờ khoảng cách không gian và giới hạn thời gian. Tuy nhiên, do tính chất đa chiều của internet mà thái độ ứng xử của con người cũng đa dạng đến khó lường. Bên cạnh những thông tin tích cực, thúc đẩy sự phát triển xã hội, lan truyền cảm hứng sống tích cực, cẫn còn tồn tại không ít “rác thải” do con người vô tình, thiếu hiểu biết và ứng xử thiếu chừng mực gây nên. Đó là hiện tượng đưa tin đồn thất thiệt, chưa được kiểm chứng, là “giận mất khôn” khi chia sẻ, thậm chí phóng đại những bức xúc, mâu thuẫn, là tò mò, hiếu kì trước những 4
  9. chuyện phi lí, bịa đặt…. Như vậy, quan tâm đến những tác động đa chiều của internet, vấn đề văn hóa ứng xử trên không gian mạng trong giai đoạn hiện nay là vấn đề vô cùng cấp thiết. 1.1.2. Vấn đề ứng xử văn hóa trên không gian mạng trong bối cảnh giao lưu hội nhập và toàn cầu hóa Văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng là một trong những “lát cắt” quan trọng phản ánh truyền thống, bản sắc của mỗi quốc gia, phản ánh vẻ đẹp tâm hồn dân tộc. Văn hóa ứng xử được lưu giữ trên cơ sở có sự tiếp biến trong mỗi thế hệ và các giai đoạn lịch sử khác nhau. Văn hóa ứng xử luôn có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó thể hiện quan niệm sống, cách tư duy, suy nghĩ, phương châm hành động của một cộng đồng trong ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, với xã hội. Trong cuộc sống, người Việt Nam luôn quan tâm, coi trọng vấn đề giao tiếp, ứng xử, xem đó là cơ sở nhận biết và đánh giá bản chất, tri thức và tầm văn hóa của một con người. Nhìn chung, cách ứng xử của người Việt Nam thiên về tình cảm, lấy tình cảm làm nguyên tắc, nên luôn đề cao vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ sao cho vui vẻ, hài hòa, tránh hành xử khiếm nhã, gây mất hòa khí. Người Việt Nam thường thể hiện phép tắc ứng xử thông qua “lời ăn tiếng nói”. Bản sắc truyền thống của người Việt Nam luôn đề cao nghĩa tình, coi trọng danh dự, trân quý sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa ứng xử và biết cách ứng xử có văn hóa, biết cách phát huy những giá trị văn hóa ứng xử tốt đẹp mà ông cha để lại. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, những tác động của bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, tính chất hai mặt của cơ chế thị trường, sự phổ biện rộng rãi của mạng xã hội đã và đang đặt ra những thách thức lớn trong vấn đề ứng xử chuẩn mực và có văn hoá. Bên cạnh những ưu thế của không gian mạng và các phương tiện truyền thông hiện đại trong việc tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa được mở rộng trên phạm vi toàn cầu, thì mặt trái của nó là sự du nhập và tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ các sản phẩm, lối sống “lai căng” bên ngoài; chứa đựng nhiều nguy cơ phá vỡ hoặc làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống. Thực tiễn cho thấy, bên cạnh nét đẹp truyền thống vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta với những con người luôn biết cống hiến, đồng cảm, chia sẻ, ý thức nói lời hay làm việc tốt, thì cũng có không ít người dân, nhất là giới trẻ đang bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai, buông thả, hoài nghi, ích kỉ, đồng bóng, có dấu hiệu quay lưng với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Một số người coi mạng xã hội là nơi thể hiện sự tự do, là thế giới riêng, nên thoải mái thể hiện quan điểm cá nhân một cách cực đoan, thái quá. Thậm chí, có người còn lợi dụng mạng xã hội để có những hành vi thiếu văn hóa, không đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, thậm chí bị các thế lực xấu lợi dụng để kích động, nhằm gây bất ổn chính trị, xã hội,…Sự nhầm lẫn giữa cá tính và sự lập dị dẫn đến hiện tượng một số 5
  10. cá nhân muốn thể hiện một cách cực đoan và kỳ quái bản thân mình. Tất cả điều đó đã tác động và ảnh hưởng tới các giá trị đạo đức truyền thống, văn hóa ứng xử trong xã hội. Đó là những thách thức lớn lao, đòi hỏi sự quan tâm, chung tay hành động của cộng đồng. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Quá trình trưởng thành và triển vọng phát triển của trường THPT Đô Lương 1 Được thành lập từ năm 1959, ban đầu trường THPT Đô Lương 1 được mang tên là Cấp 3 Anh Sơn, đến tháng 4 năm 1963 đổi tên thành trường cấp 3 Đô Lương. Năm 1965, theo chủ trương của Ty giáo dục, một số lớp chuyển về Anh Sơn thành lập trường cấp 3 Anh Sơn, một số lớp chuyển về Lam Sơn, Bạch Ngọc thành lập trường cấp 3 Đô Lương 2. Từ đó trường mang tên cấp 3 Đô Lương 1, đến năm 1985 đổi tên là trường PTTH Đô Lương 1, từ năm 1990 đến nay, trường mang tên Trường THPT Đô Lương 1. Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, trường đạt được nhiều thành tích nổi bật, đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba năm 1999, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2009, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2014, đạt Chuẩn quốc gia năm 2010, đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 giai đoạn 2013-2018, được Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An tin tưởng lựa chọn xây dựng trường trọng điểm Chất lượng cao giai đoạn 2019 – 2023 và được trao tặng nhiều cờ thi đua, bằng khen, danh hiệu khác của Thủ Tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, các cấp, các ngành… Trong suốt hành trình hơn 60 năm bền bỉ thắp lửa tri thức, trường THPT Đô Lương 1 luôn quan tâm đến chất lượng đào tạo, xem đó là mục tiêu trung tâm, là nhiệm vụ tiên quyết. Chi ủy - Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm chăm lo bồi dưỡng chất lượng đội ngũ. Bởi vậy, trường luôn xây dựng một tập thể hội đồng sư phạm đoàn kết, tâm huyết, có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, hứa hẹn nhiều triển vọng trong sự nghiệp trồng người. Với tinh thần đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” gắn với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”, tăng cường học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhà trường thường xuyên chú trọng công tác chuyên môn như cải tiến phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, tổ chức hội nghị “Dạy tốt, học tốt”, xây dựng các chuyên đề cấp tổ, cấp trường, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, tổ chức các buổi ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống... Trong bối cảnh hội nhập và phát triển chung của toàn xã hội, trường THPT Đô Lương 1 đã tiếp thu tinh thần đổi mới giáo dục theo định hướng dạy học chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, kết hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành, giữa kiến thức và kĩ năng, giữa sách vở và cuộc sống. Đây chính là cơ sở để 6
  11. trường thích ứng với xu thế đổi mới, tiếp tục vươn lên, viết tiếp trang sử mới ở những chặng đường phía trước. 1.2.2. Thực trạng của việc ứng xử văn hóa trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1: thuận lợi và khó khăn cần tháo gỡ Để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong nhà trường nói chung, tại trường THPT Đô Lương 1 nói riêng, chúng tôi xác định. vấn đề giáo dục HS nâng cao ý thức ứng xử văn hoá trên không gian mạng là rất cần thiết. Ứng xử có văn hoá sẽ là tiền đề quan trọng để các em phấn đấu trở thành công dân có ích, có ý thức trách nhiệm với cuộc đời, với cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, do nhận thức cũng như điều kiện tổ chức các hoạt động dạy học, mà vấn đề cao ý thức ứng xử văn hoá trên không gian mạng vẫn rất cần sự quan tâm chú ý đồng đều, đúng mức. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng giáo dục HS nâng cao ý thức ứng xử văn hoá trên không gian mạng. Đối tượng khảo sát chủ yếu là GV và HS trường THPT Đô lương 1.. Qua việc lấy thông tin thực tế bằng phương pháp khảo sát, chúng tôi đã có một cái nhìn tương đối bao quát về thực trạng vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung, internet và các trang mạng xã hội nói riêng đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống xã hội và sinh hoạt của con người. Giao lưu trên không gian mạng đã trở thành phổ biến với giới trẻ học đường ở khắp mọi nơi. Tại trường THPT Đô Lương 1, 100% học sinh sử dụng mạng xã hội và thường xuyên tương tác giao lưu với nhiều mục đích và đối tượng bạn bè hết sức phong phú. Theo thống kê qua phiếu thăm dò, 70% học sinh thường xuyên quan tâm và tham gia chat trên các nhóm, thời gian phổ biến là lúc nghỉ ngơi, thư giãn sau giờ học, trước và sau khi ngủ…, 90% hs thường xuyên vào các nhóm lớp để nắm thông tin của giáo viên và ban cán sự lớp truyền đạt, 80% hs có tâm lí sẵn sàng tiếp nhận mọi thông tin từ không gian mạng, trong đó có hiện tượng cho rằng mọi vấn đề cá nhân, riêng tư, kể cả xung đột, bất hoà đều có thể diễn ra trên không gian mạng Nhận thức được tầm quan trọng của việc cao ý thức ứng xử văn hoá trên không gian mạng, nhiều GV đã có những đổi mới phương pháp, cập nhật nội dung giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và nâng cao ý thức, thái độ giao lưu tích cực ở học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ GV chưa thực sự thấm nhuần tinh thần đổi mới dạy học, chưa gắn nội dung giáo dục trong trường học với thực tiễn cuộc sống, chưa coi trọng đúng mức vẫn đề nâng cao kĩ năng sống cho HS. Điều đó dẫn tới hiện tượng giáo dục học sinh nặng về sách vở, áp đặt theo hướng dẫn, chỉ đạo, thiếu linh hoạt, thực tiễn, chưa động viên HS hình thành những thói quen tốt trong ứng xử, giao tiếp, nhất là trên không gian mạng, Hiện nay, ngành giáo dục đang có những đường hướng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo bước chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Song hành, tương ứng với tinh thần đổi mới của GV, đa phần HS đã hưởng ứng mạnh mẽ, tích cực nhập cuộc, không ngừng phát huy tính chủ động, tích cực 7
  12. nâng cao khả năng thích ứng và thay đổi bản thân theo xu thế thời đại. Thực tế cho thấy đã có những giờ học, buổi Hoạt động ngoài giờ lên lớp mang ý nghĩa giáo dục HS nâng cao kĩ năng sống, trong đó có kĩ năng ứng xử văn hoá trên không gian mạng. Tuy nhiên, hiện tượng ứng xử thiếu văn hoá trên không gian mạng đâu đó vẫn còn xảy ra trong quá trình học sinh giao lưu, kết nối với bạn bè ở phạm vi trong và ngoài trường. Dù là môi trường sư phạm được đánh giá có chất lượng cao trong tỉnh, song Ban An ninh trường học, Ban nề nếp trường THPT Đô Lương 1 cũng đã tiến hành giải quyết không ít vướng mắc, xung đột trong học sinh xuất phát từ bạo hành ngôn ngữ khi bình luận, nhắn tin, hay đăng tải hình ảnh, đưa tin thiếu suy nghĩ dẫn đến bất hoà, căng thẳng… Qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề giáo dục kĩ năng ứng xử trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1, chúng tôi thấy việc rèn luyện và phát triển năg lực, phẩm chất học sinh nói chung, kĩ năng thay đổi và thích ứng với xu thế phát triển văn minh tiến bộ của thời đại trong HS rất cần tính đồng bộ và hiệu quả. Xuất phát từ điều đó, chúng tôi nghĩ rằng sự đổi mới toàn diện, mạnh mẽ từ nhận thức của GV và HS cho đến hoạt động giáo dục nhằm nâng cao kĩ năng ứng xử trên không gian mạng là cần thiết từ phía người dạy và người học, từ tiến trình dạy học lẫn thái độ, cách thức tư duy, hành xử… 2. Giải pháp nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1 2.1. Nguyên tắc bồi dưỡng và phát triển kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng cho học sinh THPT 2.1.1. Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng ứng xử trên không gian mạng gắn với các chuẩn mực văn hoá ứng xử phù hợp xu thế thời đại song vẫn đảm bảo thuần phong mĩ tục, hướng tới hình thành thói quen tốt đẹp, ý thức tích cực cho học sinh. Ứng xử phù hợp chuẩn mực văn hoá là tiêu chí quan trọng để thể hiện tư cách của con người được thể hiện trong cách đối đáp, giao tiếp, hành xử qua việc làm, lời ăn tiếng nói... Truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam luôn coi trọng ứng xử có văn hóa, đề cao cách đối nhân xử thế cao thượng, đường hoàng, sự quan tâm, trân quý, thấu hiểu lẫn nhau.Trong xã hội hiện đại, hành vi ứng xử của con người, đặc biệt là giới trẻ cũng có sự tác động đa chiều bởi sự mở rộng giao lưu văn hoá, trong đó không thể không nói đến những mặt trái của mạng xã hội. Điều đó đã chi phối hành vi, thái độ dẫn đến một số quan niệm lệch lạc như tự cho mình được quyền phán xét, dè bỉu người khác, tự do ngôn luận quá mức, dễ cáu giận bực bội, tò mò những chuyện riêng tư của người khác... Xuất phát từ thực tiễn đời sống, những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng daỵ, giáo dục học sinh rất cần định hướng các em thói quen ứng xử có văn hoá, tiếp thu cái mới nhưng không quay lưng với truyền thống văn hoá dân tộc, vẫn bảo lưu và phát huy những tinh hoa tốt đẹp, những thuần phong mĩ tục của con người Việt Nam. Không gian mạng là một cộng đồng giao tiếp rộng mở, 8
  13. tự do, phong phú và phóng túng. Vì vậy, GV cần có những uốn nắn, bồi dưỡng cho học sinh có thái độ ứng xử văn hoá trên mạng xã hội, từ cách dùng lời lẽ lịch sự, có văn hoá, bình luận, đăng tải những thông tin có giá trị hữu ích với cộng đồng, phát huy tinh thần tương thân tương ái, hạn chế hiện tượng tò mò, hóng chuyện, không phát ngôn bừa bãi, không thô lỗ, ẩu đả, gây phản cảm, dẫn đến những hệ luỵ đáng tiếc xảy ra. 2.1.2 Định hướng bồi dưỡng và phát triển kĩ năng ứng xử văn hóa gắn với ý thức khai thác ưu thế, giá trị hữu ích của không gian mạng để lan toả những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp, thiết thực nhằm kiến tạo môi trường học đường văn minh, trong lành. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, sự lên ngôi của công nghệ 4.0, con người luôn cần thích ứng và thay đổi trên tinh thần hoà nhập nhưng không hoà tan, giao lưu, học hỏi nhưng không đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Điều đó đồng nghĩa với quan điểm mỗi người, đặc biệt là HS luôn ý thức khai thác những giá trị hữu ích từ không gian mạng để nâng cao hiệu quả học tập, rèn luyện, không ngừng phát triển bản thân, góp phần xây dựng cộng đồng giao tiếp có văn hoá. Với sự định hướng của gia đình, xã hội và nhà trường, HS hoàn toàn có thể phát huy thế mạnh của không gian mạng để tạo năng lượng tích cực, giúp bản thân và cộng đồng được đón nhận những giá trị sống tốt đẹp. Đó có thể là cách đăng tải những thông tin chính xác, kịp thời và có ý nghĩa động viên giáo dục mọi người sống đẹp, là những chia sẻ có tính nhân văn nhằm kết nối lành mạnh, gieo mầm tin yêu, hy vọng đến với mọi người thay vì phóng đại những xung khắc, bất hoà, rêu rao những điều không đáng nói ra hay chỉ nhằm đánh vào tâm lí hóng chuyện… 2.1.3. Việc bồi dưỡng bồi và phát triển kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng cho học sinh cần được phổ biến rộng rãi, duy trì thường xuyên, có những định hướng sát sao, kịp thời. phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Lứa tuổi HS vốn nhạy cảm, dễ thích ứng với cái mới song còn bồng bột, nhất thời, thiếu bản lĩnh nên dễ bị kích động, hay bức xúc, giận dỗi dễ hành xử nông cạn. Bởi vậy, để các em có bản lĩnh ứng xử văn hoá rất cần sự đồng hành, sát sao của gia đình và nhà trường. Với HS bậc THPT, các em thường có tâm lí cho rằng mình đã lớn, mình là người lớn nên muốn xây dựng một thế giới của riêng mình, không muốn sự can thiệp của gia đình vào đời sống cá nhân. Các em cảm thấy quan điểm của cha mẹ … lạc hậu so với thời cuộc nên dễ có tâm lí phủ nhận những lời khuyên từ cha mẹ. Bởi vậy cho nên vai trò của nhà trường trong việc bồi dưỡng và phát triển kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng cho học sinh là rất cấp thiết. Điều này phải được GV lưu ý thường xuyên, cụ thể, sát sao song cũng cần sự tế nhị, khéo léo để đạt hiệu quả mong muốn. Giáo dục kĩ năng ứng xử văn hoá trên không gian mạng cần tạo điều kiện cho HS vào cuộc, trực tiếp trải nghiệm và chia sẻ, có những thấm thía sâu sắc để chính các em biết tự điều chỉnh, tự trưởng thành. 9
  14. 2.2. Giải pháp nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1 2.2.1. Phổ biến, quán triệt các quy chế, quy định về quản lý, sử dụng không gian mạng đến từng lớp học, tới từng học sinh Để xây dựng văn hoá học đường lành mạnh, Ban gám hiệu trường THPT Đô Lương 1 đã ban hành kịp thời, đầy đủ và cụ thể các quy chế, quy định về tư cách, hành vi của HS trong khai thác, sử dụng mạng xã hội. Các quy chế, quy định này được phổ biến tại mỗi phòng học và được thường xuyên lưu ý nhắc nhở thông qua nội dung sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt toàn trường. Vào tuần đầu tiên của năm học mới, HS sẽ tiến hành kí cam kết với gia đình và nhà trường về thực hiện nội quy sử dụng mạng xã hội an toàn, hữu ích. Thông qua việc quán triệt nghiêm túc, HS nhận thức rõ lợi ích và tác hại của mạng xã hội, có ý thức tự điều chỉnh hành vi, thái độ của bản thân cho phù hợp chuẩn mực. Với sự đồng hành sát sao của giáo viên chủ nhiệm lớp, sự quan tâm, theo dõi của Ban nề nếp nhà trường, vấn đề ứng xử trên không gian mạng được quán triệt với yêu cầu luôn có thái độ tôn trọng người khác, biết quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, thông cảm, đồng thời cũng cần ôn hoà, nhã nhặn. Mọi lời nhận xét, bình luận phải khách quan và tế nhị, có quan điểm, thái độ, cảm xúc phù hợp, không nên phát ngôn tuỳ tiện hay tìm cách xúi giục, rủ rê, kích động bạn bè làm điều sai trái, không nên hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người khác. Những quy chế, quy định về sử dụng mạng xã hội sẽ giúp HS biết cách quản lý danh sách bạn bè, khi giao lưu kết nối, biết kiểm soát thông tin, có bản lĩnh, chính kiến và thái độ ứng xử chừng mực. HS sẽ nâng cao ý thức văn hoá khi giao lưu kết nối trên cộng đồng mạng, biết suy nghĩ, lựa chọn thông tin đăng tải và truy cập trên mạng, có trách nhiệm với những bình luận, chia sẻ, hạn chế hiện tượng “tay nhanh hơn não” đưa ra những nhận xét nông cạn, thiếu suy nghĩ, gây mâu thuẫn bạn bè, đổ lỗi cho nhau… Từ những quán triệt quy chế, định hướng thực hiện, GV uốn nắn, nhắc nhở, lưu ý HS trước khi đặt bàn tay của mình lên bàn phím để bày tỏ ý kiến ở bất kỳ một vấn đề nào đó trên mạng xã hội, hãy vận dụng nguyên tắc “bàn tay” với năm ngón có 5 yêu cầu khác nhau. Trong đó, ngón cái: Đọc có chọn lọc, nghĩa là nên đọc những thông tin có nguồn gốc, có căn cứ. Mạng xã hội đầy rẫy thông tin, người thông minh sẽ chọn lọc những thông tin có ích để tiếp cận, họ biết rõ rằng những thông tin xấu, không những làm cho hiểu biết sai lệch, dẫn đến nhận thức và hành động sai lệch; ngón trỏ: “Like” có chừng mực. HS “like”, “thả tim” cho các bài viết, hình ảnh trên mạng xã hội hãy cân nhắc, tránh “like dạo” mà không xem kỹ nội dung, nút “like” là cách thể hiện chính kiến, quan điểm mỗi người; Ngón giữa: Bình luận có trách nhiệm, dù đồng tình hoặc phản bác luận điểm của đối phương cũng cần có suy nghĩ, cân nhắc xem có ảnh hưởng tốt hay xấu đến đối phương, kết quả/ hậu quả sau cùng của câu chuyện; Ngón áp út: Chia sẻ có chọn lọc cẩn trọng với những thông tin giật gân, bởi đại đa số thông tin đó là giả để “câu view” hoặc một mục đích nào đó của người tung tin. Chia sẻ những trào lưu tốt, tạo hiệu ứng tích cực trong cuộc sống là việc tốt. Với những tin 10
  15. tiêu cực, hãy cẩn thận, bởi có khi, chính nút “share” đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến HS; Ngón út: Bình tĩnh trong mọi trường hợp. “Nếu không nói được lời tốt đẹp, hãy im lặng” đó là câu thần chú mỗi khi mất bình tĩnh với những tình huống trên thế giới ảo. Bởi cảm xúc, cuộc sống và sự ảnh hưởng của sự việc đó lên cuộc sống thực của chúng ta. Vai trò của cán bộ nền nếp, giáo viên giảng dạy, đặc biệt là GVCN rất cần thiết để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn. Bản thân các quy chế, quy định vốn rất khô khan, khó nhớ, tâm lí HS dễ bị tổn thương khi gặp bất hoà xung khắc nên GV cần quán triệt một cách khéo léo, có thái độ ôn tồn, thiện chí để khuyên răn các em điều chỉnh hành vi thái độ bằng cách “thu gom rác mạng” như gỡ hình ảnh phản cảm, xoá bình luận khiếm nhã, gửi lời xin lỗi… Sau mỗi sự việc lầm lỡ, GV cần phối hợp với tập thể HS đúc rút bài học kinh nghiệm, lưu ý các em về cách sử dụng mạng xã hội thông minh, để mạng xã hội trở thành công cụ đắc lực giúp mỗi người giao lưu kết nối hiệu quả, bằng cách tự quản lý thời gian sử dụng mạng xã hội thật phù hợp, có bản lĩnh văn hóa khi giao tiếp trên mạng xã hội, kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà mình quan tâm, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội… Và cứ thế, trải qua quá trình giáo dục, các em sẽ có những định hướng đúng đắn trong nhận thức, hành xử, mỗi ngày sẽ tốt dần lên, như châm ngôn của Lão Tử : Gieo suy nghĩ, gặt lời nói. Gieo lời nói gặt hành động. Gieo hành động gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận. 2.2.2. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục học sinh nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng, hình thành bản lĩnh văn hoá ứng xử khi giao lưu, kết nối trên không gian mạng Thế hệ trẻ luôn có tâm lí háo hức với cái mới lạ, thích thử nghiệm và luôn có nhu cầu thay đổi thực đơn cho cảm giác bản thân. Vậy nên để nâng cao hiệu quả về vấn đề ứng xử văn hoá trên không gian mạng, trường THPT Đô Lương 1 luôn chủ trương đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến. Trước hết là chủ trương khai thác thế mạnh của không gian mạng, nhà trường kết hợp hình thức tuyên truyền trực tiếp và trực tuyến, thành lập các nhóm chat trên zalo, messenger nhằm trao đổi thông tin, truyền đạt chủ trương từ Ban giám hiệu, Đoàn trường, GV đến học sinh các lớp. Trên website, trang thông tin trên facebook của nhà trường thường xuyên đăng tải những thông tin tích cực, hàm chứa ý nghĩa cổ vũ, khích lệ, truyền cảm hứng cho học sinh phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Bản thân GV trực tiếp tham gia giao lưu trên không gian mạng với tinh thần làm gương cho HS bằng cách chia sẻ những video có tính giải trí lành mạnh, giáo dục thiết thực, đưa hình ảnh, lời lẽ có tính văn hoá nhằm lan toả nhũng hiệu ứng tích cực. Với sự quan tâm, định hướng của GV, HS tự tin giao lưu trên không gian mạng bằng cách xây dựng trang cá nhân của chính mình hay blog cá nhân có tư cách đường hoàng, chân chính. Tuỳ theo khả năng HS, GV có thể khuyến khích các em xây dựng các video trên Yotube, đăng các status có nội dung tốt đẹp, hình ảnh sinh động, phù hợp đối tượng, tâm lí lứa tuổi, thực hành giao lưu kết nối có văn hoá trên không gian mạng bằng cách bày tỏ thiện 11
  16. chí, trân trọng những nét đẹp, biết ơn những việc làm tốt, cảm thông với hoàn cảnh éo le, tin tưởng, hy vọng vào cuộc sống. Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giúp HS thấm thía ý thức nâng cao kĩ năng ứng xử văn hoá trên không gian mạng, trường THPT Đô Lương 1 chủ trương lồng ghép. tích hợp vào các nội dung dạy hoc bộ môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, lịch sử, Địa lý… Trong các bài học, GV rất cần gắn kết nội dung dạy học với thực tiễn đời sống, cập nhật các vấn đề ứng xử phù hợp tâm lí lứa tuổi. Đặc biệt là trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các chương trình giao lưu trải nghiệm, các diễn đàn trao đổi sẽ là cơ hội để HS thấm thía, nâng cao văn hoá ứng xử. Rất nhiều bài học trong chương trình ở các bộ môn xã hội đều có thể tích hợp, lồng ghép với nội dung giáo dục kĩ năng ứng xử văn hoá trên không gian mạng. Chẳng hạn như bài tập tình huống trong bộ môn GDCD: “B thường hay tung tin nói xấu bạn bè trên Facebook. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ ứng xử như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?” Hay tình huống : “ A. là bạn cùng lớp với C, biết chuyện bố mẹ C. vừa ly hôn nên đã đăng thông tin tỏ ý chia sẻ, thông cảm với bạn mình về việc này trên Facebook và gắn thẻ (tag) C. vào trong khi C. không muốn mọi người biết việc gia đình mình. Theo em , cách ứng xử của A. đúng hay sai? Tại sao? Đối với bộ môn Ngữ văn, theo tinh thần đưa văn học vào cuộc sống, gắn cuộc sống với văn học thì những vấn đề liên quan đến ứng xử có văn hoá trên không gian mạng là một nội dung tạo nhiều tranh luận hứng thú, giúp HS bày tỏ quan điểm, thái độ, nhận thức tích cực. Chẳng hạn như viết đoạn văn, bài văn bày tỏ quan niệm về vấn đề “sống thực hay sống ảo”, “tự khoe mình trên mạng xã hội có phải là căn bệnh ái kỉ”?. Hay trong các giờ trao đổi, thảo luận, nói và nghe của chương trình Ngữ văn 10, GV hoàn toàn có thể gợi dẫn HS thực hiện các dự án trình bày vấn đề “Học sinh với vấn đề ứng xử văn hoá trên không gian mạng” với các khía cạnh như dùng ngôn ngữ có văn hoá khi bình luận; quan niệm về ảnh đẹp trên mạng xã hội; những điều nên và không nên khi dùng mạng xã hội… Đặc biệt là với các giờ sinh hoạt lớp, các buổi sinh hoạt toàn trường sẽ là thời điểm thích hợp cho việc giáo dục ý thức nâng cao kĩ năng ứng xử trên không gian mạng cho HS thông qua hình thức hái hoa dân chủ, diễn đàn trao đổi, sân khấu hoá các tình huống ứng xử trên mạng xã hội, hùng biện về chủ đề “Mạng xã hội - lợi ích và tác hại”, “Quản lí cảm xúc trên không gian mạng”, “Học sinh với trách nhiệm dọn rác mạng”; phát động phong trào đăng tải lên facebook “Mỗi ngày một câu chuyện đẹp” để lan toả những giá trị nhân văn trong cuộc sống… 2.2.3. Phát động các cuộc thi, các diễn đàn, chương trình hành động gắn với ý tưởng khuyến khích học sinh lan tỏa những hiệu ứng tích cực trên không gian mạng Thi đua lành mạnh luôn có ý nghĩa khích lệ, cổ vũ, động viên con người nỗ lực cố gắng vươn tới mục tiêu tốt đẹp. Tại trường THPT Đô Lương 1, việc thúc đẩy hiệu quả dạy học, chất lượng giáo dục luôn gắn với các hoạt động thi đua với nội dung, thể lệ, tiêu chí đánh giá rõ ràng, minh bạch. Để nâng cao kĩ năng ứng xử trên không gian mạng, Đoàn trường thường xuyên kết hợp với các lớp tổ chức các cuộc 12
  17. thi, các diễn đàn trao đổi, chương trình hành động nhằm khơi dậy những tố chất tốt đẹp, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, đồng thời khuyến khích HS lan toả những giá trị tích cực trên không gian mạng. Theo chủ đề, chuyên đề sinh hoạt tư tưởng gắn với kỉ niệm các ngày lễ lớn, Đoàn trường sẽ có các chương trình tương ứng để HS khơi dậy và lan toả những hiệu ứng tốt đẹp lên không gian mạng. Chẳng hạn như cuộc thi viết về mẹ nhân kỉ niệm ngày Phụ nữ việt Nam 20.10, cảm xúc về thầy cô nhân dịp kỉ niệm 20.11, viết về mùa xuân nhân dịp chào đón năm mới…. Trên website của nhà trường, của đoàn trường sẽ đăng ảnh và bài viết dự thi, HS tham gia bình luận, bày tỏ cảm xúc và chia sẻ rộng rãi đến cộng đồng mạng. Hay việc giới thiệu về những thành tích của nhà trường, kết quả vượt trội của chi đoàn, những gương sáng trong học tập và rèn luyện sẽ được truyền tải rộng rãi trên các trang mạng xã hội của GV và HS, được phụ huynh cũng như cộng đồng mạng quan tâm rộng rãi, sâu sắc. Trong nhiều năm qua, rất nhiều chương trình hành động, diễn đàn trao đổi của HS trường THPT Đô lương 1 được truyền tải qua không gian mạng đã góp phần tạo nên những nét đẹp văn hoá ứng xử. Đó là sự đăng tải các video hàm chứa nội dung tích cực, nhằm kết nối giao lưu rộng rãi theo chủ đề “Tuổi trẻ Đô Lương 1 chung tay bảo vệ môi trường”, “Nói không với bạo lực học đường”, “Chia sẻ về cuốn sách tâm đắc” hay những tiết mục văn nghệ đặc sắc… Và cộng đồng mạng, nhất là đối tượng HS đã và đang học tập ở trường đã thể hiện thái độ ứng xử tích cực bằng cách bày tỏ thiện chí, cảm mến trân. trọng những việc tử tế, đăng tải những bình luận có tính động viên khích lệ, dùng nhã ngữ đề giao lưu trao đổi. Với chủ trương “mưa dầm thấm lâu”, những định hướng tốt từ ý tưởng giáo dục kĩ năng sống của GV trường THPT Đô Lương 1 được thực hiện thường xuyên, đồng bộ đã từng bước nâng cao ứng xử cho HS không chỉ ngoài đời thực mà còn lan toả rộng rãi trên không gian mạng, tạo nên một cộng đồng giao lưu thân thiện phù hợp với chuẩn mực văn hoá học đường, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc, kiến tạo giờ học hạnh phúc. 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mục đích thực nghiệm Thông qua thực nghiệm sư phạm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của việc nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng ở trường THPT Đô Lương 1 nhằm góp phần phát triển phẩm chất năng lực học sinh 3.2. Tổ chức thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT Đô Lương 1 huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An trong năm học 2021 – 2022, 2022 – 2023. 3.3. Phương pháp thực hiện Nhóm giáo viên thực hiện đề tài sáng kiến bằng cách thiết kế giáo án bám sát vấn đề nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng. Sau khi tiến hành áp dụng xây dựng giáo án thực nghiệm và giáo án đối chứng, nhóm GV tiến hành đánh giá những kết quả đạt được về năng lực của HS qua quan sát, nắm bắt trực tiếp các 13
  18. hành vi ứng xử và qua phiếu khảo sát HS (Phụ lục 2). Từ đó, đề tài so sánh kết quả đánh giá ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để rút ra những kết luận cần thiết. 3.4. Thiết kế giáo án gắn với ý tưởng nâng cao kĩ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng nhằm góp phần phát triển phẩm chất năng lực học sinh 3.4.1. Giáo án sinh hoạt theo chủ đề sinh hoạt lớp tuần 26 - tại lớp 12D5 Chủ đề: "Quản lí cảm xúc trên không gian mạng" I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Sơ kết tuần 25 ( Đã có trong sổ CN) - Sinh hoạt theo chủ đề: Quản lí cảm xúc trên không gian mạng + Học sinh hiểu biết, nâng cao kĩ năng quản lí cảm xúc trên không gian mạng, hướng tới ứng xử văn hoá trên không gian mạng 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng chủ động tổ chức bình xét tuần, kỹ năng điều khiển sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khóa. - Rèn kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng trình bày trước tập thể, tích cực tham gia các hoạt động và phát huy năng lực bản thân. 3. Thái độ - Tiếp nhận, sử dụng công nghệ một cách tích cực. - Có thái độ, cách ứng xử có văn hóa trên không gian mạng để từ đó các em có những kĩ năng sống và hoàn thiện bản thân từng bước trở thành công dân toàn cầu thời kì hội nhập 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tư duy linh hoạt (Phân tích và phán đoán) - Năng lực tự chủ: Trong học tập rèn luyện và các tình huống khác - Năng lực tiếp cận các kênh thông tin - Năng lực tổ chức các hoạt động tập thể - Năng lực vận dụng tri thức vào thực tế - Năng lực hợp tác, chia sẻ - Năng lực giao tiếp được rèn kĩ năng nói qua sinh hoạt - Năng lực lập kế hoạch học tập và rèn luyện II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: 14
  19. Để thực hiện tiết SH theo chủ đề, GV cho HS thảo luận lựa chọn nội dung và hình thức thực hiện, gợi ý, định hướng sau đó phân công hoặc cho HS theo nhóm, tổ tự chọn hình thức hoạt động phù hợp với năng lực của từng nhóm tổ và cá nhân. Công tác chuẩn bị có thể từ 1-2,3 tuần tùy theo nội dung cần tổ chức thực hiện theo chủ đề. VD: Để thực hiện tuần 26, trong tiết sinh hoạt tuần 26, giáo viên cần chuẩn bị: - Thông báo kế hoạch sinh hoạt tuần 26 theo chủ đề: "Quản lí cảm xúc trên không gian mạng". - Chuẩn bị một số nội dung cho các nhóm bốc thăm. Kết quả bốc thăm để các nhóm chuẩn bị như sau: Nội dung 1: Thực hành trải nghiệm: + Nhóm 1: Xem bộ phim phát biểu cảm xúc + Nhóm 2: Hát múa theo chủ đề bài hát đang hot trên mạng + Nhóm 3: Nhìn hình đoán cảm xúc + Nhóm 4: Tập làm diễn giả quay làm video tải lên yoube Nội dung 2: Vận dụng liên hệ thực tiễn : + Nhóm 1: Liên hệ thực tiễn ở trường em + Nhóm 2: Liên hệ thực tiễn ở gia đình + Nhóm 3: Liên hệ thực tiễn ở lớp em + Nhóm 4: Liên hệ thực tiễn bản thân học sinh. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị trước những nội dung để thực hiện trong tuần 26 Chuẩn bị về thiết bị học liệu: - Máy chiếu, Tivi, màn hình phòng học thông minh… - Các trò chơi, câu hỏi, các đoạn phim, phần thưởng… - Biểu điểm chấm cho Ban giám khảo, các đáp án cho học sinh - Thành lập Ban giám khảo, thư ký * Phương pháp và kỹ thuật DH : - Thảo luận nhóm - Tổ chức trò chơi - Xử lý tình huống - Liên hệ thực tế 15
  20. 2. Chuẩn bị của học sinh - Tham khảo các kênh thông tin và xử lý thông tin - Hoàn thành các sản phẩm được chuẩ bị trong thời gian 2 tuần để báo cáo và thực hiện: các câu chuyện, bài viết , các tiết mục văn nghệ, - Báo cáo sơ kết tuần theo tổ, lớp. - Trang trí lớp học. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Tiến trình các hoạt động 2.1. Sơ kết tuần 26 2.2. Quản lí cảm xúc trên không gian mạng 1. HOẠT ĐỘNG I: KHỞI ĐỘNG GV cùng HS xem đoạn phim Mắt biếc" * Mục tiêu: - Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi cho học sinh trước khi bước vào giờ sinh hoạt, Rèn luyện phản xạ nhanh, nhớ chính xác, bí mật, tác phong nhanh nhẹn, tạo tinh thần đồng đội. * Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi : Xem đoạn phim “Mắt biếc" - GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - GV phổ biến cách chơi: + Chỉ ra những cảm xúc qua đoạn trong bộ phim + Các nhóm lần lượt lên viết những cảm xúc - GV mở nhạc - HS lắng nghe * Sản phẩm của hoạt động - Học sinh có được cảm xúc ngọt ngào ban đầu của tuổi học trò qua bộ phim trên mạng mang lại, tất cả đều có tâm thế tích cực, cùng bước tham gia trò chuyện, trao đổi. 2. HOẠT ĐỘNG 2: SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: “Quản lí cảm xúc trên không gian mạng ” 2.1. Hoạt động 1: Phần thi hiểu biết với tên gọi: "Cảm xúc và không gian mạng” * Mục tiêu: Tìm hiểu những nét cơ bản nhất về không gian mạng là gì ? cảm xúc và 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2