Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao ý thức an toàn trực tuyến và phòng tránh các hình thức lừa đảo trên không gian số cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giải pháp nâng cao ý thức an toàn trực tuyến và phòng tránh các hình thức lừa đảo trên không gian số cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn" nhằm giúp học sinh nhận biết và tránh được các rủi ro và lừa đảo trực tuyến, bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản trực tuyến của bản thân. Điều này giúp học sinh duy trì một môi trường trực tuyến an toàn và bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa trực tuyến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao ý thức an toàn trực tuyến và phòng tránh các hình thức lừa đảo trên không gian số cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC AN TOÀN TRỰC TUYẾN VÀ PHÒNG TRÁNH CÁC HÌNH THỨC LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN SỐ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT KỲ SƠN LĨNH VỰC: TIN HỌC
- S SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT KỲ SƠN Đề tài GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC AN TOÀN TRỰC TUYẾN VÀ PHÒNG TRÁNH CÁC HÌNH THỨC LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN SỐ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT KỲ SƠN LĨNH VỰC: TIN HỌC Nhóm tác giả: 1. Nguyễn Thị Nhung 2. Lê Văn Dũng Tổ: Toán - Tin Năm thực hiện: 2023 - 2024 Điện thoại: 0978.909.379 – 0987.022.383 Kỳ Sơn, tháng 4 năm 2024
- MỤC LỤC Mục Nội dung Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 Sự cần thiết của đề tài 2 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 5 Tính mới của đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 1 Một số vấn đề lừa đảo qua mạng 4 1.1 Khái niệm lừa đảo qua mạng 4 1.2 Nguyên nhân hình thành và thúc đẩy sự xuất hiện của lừa đảo 4 qua mạng 1.3 Các dạng lừa đảo qua mạng phổ biến hiện nay 4 1.4 Những điều cần biết về luật an ninh mạng phòng chống tội phạm 5 lừa đảo qua mạng 1.5 Tâm lý lứa tuổi học sinh khi đứng trước nguy cơ bị lừa đảo qua 6 mạng. 2 Cơ sở thực tiễn 6 2.1 Thực trạng lừa đảo trực tuyến hiện nay ở Việt Nam 6 2.2 Nhận thức và hành vi của học sinh khi giao tiếp trên mạng 7 2.3 Thực trạng giao tiếp an toàn trên không gian số hiện nay ở học 10 sinh trường THPT Kỳ Sơn 3 Các giải pháp thực hiện 11 3.1 Trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng nhận biết và phòng 11 tránh các dạng lừa đảo phổ biến qua mạng hiện nay 3.2 Hướng dẫn học sinh xây dựng môi trường giao tiếp an toàn trực 18 tuyến
- 3.3 Tạo cơ hội thảo luận và đánh giá giữa các học sinh về vấn đề 22 giao tiếp an toàn 3.4 Xây dựng các tình huống, ví dụ để học sinh thực hành 23 3.5 Chia sẻ một số trang thông tin và khuyến khích học sinh tham 26 gia chia sẻ kinh nghiệm trên các cộng đồng trực tuyến an toàn 4 Kết quả đạt được 27 4.1 Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề 27 xuất 4.2 Khảo sát kết quả sau khi áp dụng đề tài 31 PHẦN III. KẾT LUẬN 33 1 Ý nghĩa 33 2 Đề xuất 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 PHỤ LỤC 35
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển của mạng truyền thông và các ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt với sự xuất hiện trí tuệ nhân tạo AI thì các hành vi lừa đảo qua mạng cũng phát triển ngày càng tinh vi và phổ biến. Mặc dù đã được cơ quan chức năng, báo chí đưa tin, cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo nhưng do các đối tượng liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn và nắm bắt tâm lý, nhu cầu của người bị hại để thực hiện hành vi lừa đảo nên vẫn, đã và đang lừa đảo được số tiền rất lớn của nhiều bị hại trên khắp cả nước. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp an toàn trên không gian mạng thành một vấn đề cực kỳ quan trọng, các kiến thức, kỹ năng về an toàn mạng không chỉ giúp bảo vệ thông tin trực tuyến, mà còn giúp cho cho cá nhân, tổ chức hiểu cách phòng tránh lừa đảo trong cuộc sống hàng ngày như qua cuộc gọi điện thoại, email, hoặc thông qua các trang web giả mạo,… có thể gây ra thiệt hại tài chính nghiêm trọng. Qua khảo sát thực tế cho thấy đời sống các em miền núi, vùng cao đa số trình độ hiểu biết hạn chế nên các em luôn là mục tiêu để kẻ xấu lợi dụng kiếm lợi bất chính. Thậm chí nhiều vụ lừa tình, kết bạn hẹn hò qua mạng mà trong đó có nhiều nạn nhân đang ở lứa tuổi học sinh. Trong khi đó, đa số học sinh dành nhiều thời gian trực tuyến, từ việc tham gia mạng xã hội đến việc thực hiện các giao dịch trực tuyến. Đây là đối tượng có kỹ năng nhận biết và phòng tránh các dạng lừa đảo trên không gian số còn yếu, điều này làm cho học sinh trở nên dễ bị lừa đảo hơn nếu không được giáo dục về an toàn mạng. Hiểu rõ tầm quan trọng của an toàn và bảo mật khi giao tiếp trực tuyến nên trong chương trình học môn Tin học 11 (sách kết nối tri thức) đã đề cập về vấn đề an toàn trên không gian số nhằm mục đích trang bị cho học sinh các kiến thức và kỹ năng để tự tin đối mặt với các rủi ro trực tuyến, từ đó học sinh hiểu cách bảo vệ thông tin cá nhân và tránh các dạng lừa đảo trực tuyến để không rơi vào rủi ro, đồng thời giúp các em thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi ứng xử trên không gian số tạo ra một môi trường mạng an toàn hơn. Để đạt được mục đích đó, khi truyền đạt kiến thức đến các em thì giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức lý thuyết mà cần lựa chọn phương pháp, các giải pháp phù hợp để học sinh biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tế cuộc sống một cách linh hoạt và có trách nhiệm giúp đỡ bạn bè và người thân giao tiếp an toàn trên không gian số đó là mới là yếu tố quan trọng. Chính những lý do trên, trong năm học 2023 - 2024 chúng tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến qua đề tài: “Giải pháp nâng cao ý thức an toàn trực tuyến và phòng tránh các hình thức lừa đảo trên không gian số cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn” nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm nhỏ vào dạy học môn Tin học nói chung và đặc biệt trang bị cho học sinh là những công dân số trong tương lai có những kỹ năng cần thiết khi giao tiếp trên 1
- không gian số, giúp các em tự tin hơn trong thời đại mà công nghệ phát triển với nhiều hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Mục đích chính là giúp học sinh nhận biết và tránh được các rủi ro và lừa đảo trực tuyến, bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản trực tuyến của bản thân. Điều này giúp học sinh duy trì một môi trường trực tuyến an toàn và bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa trực tuyến. - Bên cạnh việc bảo vệ an toàn trực tuyến, mục đích cũng là phát triển các kỹ năng sống quan trọng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đối phó với dư luận và vượt qua khủng hoảng, kỹ năng quyết định, phân tích và tư duy logic. Những kỹ năng này không chỉ hữu ích trong môi trường trực tuyến mà còn trong cuộc sống hàng ngày. - Bằng cách cung cấp kiến thức về an toàn mạng giúp học sinh hiểu rõ hơn về internet và tăng cường sự tự tin khi sử dụng các dịch vụ trực tuyến. Kiến thức về an toàn mạng cũng giúp các em trở nên nhạy bén và tự tin hơn trong việc đối phó với các mối đe dọa trực tuyến. - Tạo ra một thế hệ học sinh thông minh về công nghệ và an toàn trực tuyến bằng cách trang bị cho các kiến thức và kỹ năng cần thiết, giúp các em có thể tự bảo vệ bản thân và những người khác khỏi các mối đe dọa trực tuyến. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh khi tham gia giao tiếp trực tuyến. - Nghiên cứu các hình thức và dấu hiệu nhận biết các dạng lừa đảo qua mạng phổ biến hiện nay. - Nghiên cứu các giải pháp giúp học sinh có kỹ năng nhận biết và phòng tránh các hình thức lừa đảo trực tuyến. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: - Thực trạng giao tiếp an toàn trên không gian số thực tiễn ở Việt Nam và đối tượng học sinh. - Các dạng lừa đảo hiện nay trên không gian số. - Cách nhận biết và phòng tránh các dạng lừa đảo. - Các quy tắc ứng xử trong môi trường số. - Kỹ năng xử lý các tình huống lừa đảo trên mạng. - Cách bảo mật thông tin cá nhân và tài sản khi tham gia trực tuyến. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập tài liệu và xử lí thông tin. 2
- Phương pháp phân tích, tìm hiểu. Phương pháp khảo sát điều tra. Phương pháp trực quan. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Với sự gia tăng nhanh chóng của Internet, thiết bị kết nối mạng và cuộc sống trực tuyến, việc hiểu biết và phòng tránh lừa đảo trực tuyến trở nên cực kỳ quan trọng. Đề tài này cung cấp cho học sinh giải pháp hiện đại cho các vấn đề an toàn mạng trong một thế giới số hóa. - Mối đe dọa mạng không ngừng thay đổi và đa dạng. Lừa đảo trực tuyến có nhiều hình thức khác nhau, từ email lừa đảo đến trang web giả mạo và cuộc gọi lừa đảo. Đề tài này đối mặt với sự thay đổi liên tục trong các dạng lừa đảo mạng. - Tính mới của đề tài này cũng thể hiện qua sự ảnh hưởng rộng rãi đối với cá nhân và tổ chức. Mọi người, từ người dùng cá nhân đến doanh nghiệp và tổ chức chính trị, đều có thể trở nên mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. - Đề tài này có tính mới trong việc có thể được áp dụng cho mọi đối tượng, từ học sinh và phụ huynh đến tổ chức và doanh nghiệp. Việc phòng tránh lừa đảo mạng không chỉ là vấn đề của một nhóm cụ thể mà là vấn đề của toàn xã hội. - Đề tài này có thể nằm trong việc thúc đẩy tương tác và tham gia cộng đồng trực tuyến. Học sinh và người dùng mạng có thể học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau để tạo ra một môi trường mạng an toàn hơn. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỪA ĐẢO QUA MẠNG 1.1. Khái niệm lừa đảo qua mạng Lừa đảo qua mạng (hay còn gọi là lừa đảo trực tuyến) là hành vi sử dụng Internet hoặc các công nghệ kỹ thuật số khác để gian lận, lừa dối hoặc chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài sản hoặc tiền bạc của người khác một cách bất hợp pháp. Đây là một loại tội phạm trực tuyến ngày càng phổ biến và có nhiều hình thức khác nhau. 1.2. Nguyên nhân hình thành và thúc đẩy sự xuất hiện của lừa đảo qua mạng Lừa đảo qua mạng thường dẫn đến tiền bạc hoặc lợi ích tài chính cho kẻ xấu. Việc chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài sản hoặc yêu cầu tiền chuộc có thể mang lại lợi nhuận cao mà không đòi hỏi sự phức tạp của các tội phạm truyền thống. Internet cung cấp một môi trường tương đối nặc danh cho kẻ xấu. Họ có thể ẩn mình sau các dịch vụ proxy hoặc mạng riêng ảo (VPN) và sử dụng danh tính giả mạo, làm cho việc bắt giữ và truy tìm trở nên khó khăn hơn. Sự tiện lợi của các hình thức thanh toán trực tuyến giúp những kẻ lừa đảo thực hiện các giao dịch mà không cần sự giám sát chặt chẽ từ các tổ chức tài chính. Người dùng thường không có đủ kiến thức về an ninh mạng, điều này làm tăng khả năng rơi vào bẫy lừa đảo. Thiếu hiểu biết về cách nhận diện và phòng tránh các mô hình lừa đảo trực tuyến, sự phức tạp ngày càng tăng của công nghệ làm cho người dùng dễ bị nhầm lẫn và trở nên dễ dàng rơi vào các chiêu trò của lừa đảo. Có một số quốc gia không có quy định bảo vệ trực tuyến mạnh mẽ hoặc có hệ thống pháp luật yếu đuối, dẫn đến sự phát triển của các hoạt động lừa đảo trực tuyến mà ít bị trừng phạt. Sự phát triển của công nghệ thông tin, bao gồm sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI), mã độc phức tạp và các công cụ tấn công mạng tiên tiến, đã tạo ra các công cụ mạnh mẽ cho kẻ xấu để thực hiện các cuộc tấn công. Đối với nhiều trường hợp lừa đảo qua mạng, việc truy tìm, đánh bại và đòi hỏi bồi thường kẻ xấu thường rất khó khăn. Điều này làm cho lừa đảo qua mạng trở nên hấp dẫn hơn đối với kẻ xấu. 1.3. Các dạng lừa đảo qua mạng phổ biến hiện nay Một số dạng lừa đảo qua mạng: Lừa đảo qua email (Phishing): Kẻ lừa đảo gửi email giả mạo từ các tổ chức uy tín như ngân hàng, dịch vụ tài chính hoặc công ty công nghệ yêu cầu người nhận cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm hoặc bấm vào các liên kết độc hại. 4
- Lừa đảo qua điện thoại di động (Smishing): Tương tự như phishing qua email, smishing là việc gửi tin nhắn SMS giả mạo từ các tổ chức hay người dùng đáng tin cậy yêu cầu thông tin cá nhân hoặc thực hiện các hành động không an toàn. Lừa đảo qua điện thoại (Vishing): Kẻ lừa đảo sẽ gọi điện giả mạo từ các tổ chức hoặc cơ quan chính phủ và yêu cầu thông tin cá nhân hoặc tiền bạc. Lừa đảo qua mạng xã hội: Kẻ lừa đảo sử dụng các tài khoản giả mạo trên các mạng xã hội để tiếp cận và lừa đảo người dùng bằng cách yêu cầu thông tin cá nhân hoặc tiền bạc. Lừa đảo qua các trang web giả mạo (Pharming): Kẻ lừa đảo tạo ra các trang web giả mạo của các trang web chính thức để thu thập thông tin cá nhân của người dùng khi họ nhập thông tin vào các trang web này. Lừa đảo qua trò chơi trực tuyến và ứng dụng di động: Các ứng dụng di động và trò chơi trực tuyến có thể được sử dụng để thu thập thông tin cá nhân hoặc tiền bạc của người dùng thông qua các phương tiện lừa đảo khác nhau. 1.4. Những điều cần biết về luật an ninh mạng phòng chống tội phạm lừa đảo qua mạng Luật an ninh mạng là một phần quan trọng của hệ thống pháp luật của một quốc gia, nhằm bảo vệ an toàn, an ninh thông tin và ngăn chặn các hoạt động tội phạm trực tuyến, bao gồm cả tội phạm lừa đảo qua mạng. Luật An ninh mạng của Việt Nam được ban hành vào ngày 23 tháng 11 năm 2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2016. Dưới đây là một số quy định quan trọng của Luật an ninh mạng của Việt Nam: - Luật An ninh mạng quy định một số hành vi cấm như xâm nhập vào hệ thống thông tin, phát tán thông tin xuyên tạc, đe dọa an ninh mạng, tuyên truyền chống Nhà nước và xâm phạm quyền lợi hợp pháp của tổ chức và cá nhân khác. - Luật an ninh mạng quy định về bảo vệ an ninh mạng và an toàn thông tin trên không gian mạng, bao gồm các biện pháp bảo vệ, quản lý, phòng chống và xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh mạng. - Luật an ninh mạng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng mạng, đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc đảm bảo an ninh mạng và an toàn thông tin. - Luật quy định về trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ mạng trong việc cung cấp thông tin, bảo mật thông tin, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng, và tuân thủ các quy định pháp luật về an ninh mạng. - Luật an ninh mạng cũng quy định rất rõ về các hành vi vi phạm và áp dụng các biện pháp xử lý, hình phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an ninh mạng như cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu phương tiện, thu hồi giấy phép kinh doanh, khóa trang web và đình chỉ hoạt động mạng. 5
- - Luật an ninh mạng của Việt Nam cũng có các quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh mạng, đặc biệt là về việc trao đổi thông tin, kỹ thuật, kinh nghiệm và hỗ trợ giữa các quốc gia trong việc phòng chống tội phạm mạng và xử lý các vấn đề an ninh mạng. 1.5. Tâm lý lứa tuổi học sinh khi đứng trước nguy cơ bị lừa đảo qua mạng Tâm lý của học sinh khi đứng trước nguy cơ lừa đảo qua mạng có thể biến đổi dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nhận thức về rủi ro, trình độ hiểu biết về an toàn mạng và sự hấp dẫn của các hình thức lừa đảo. Dưới đây là một số tâm lý phổ biến có thể xuất hiện ở học sinh khi các em đối mặt với nguy cơ lừa đảo qua mạng: - Học sinh có thể tỏ ra tự tin và coi thường nguy cơ lừa đảo qua mạng, tin rằng bản thân không bao giờ sẽ trở thành nạn nhân. Điều này có thể khiến các em mất đi sự thận trọng và dễ dàng rơi vào bẫy. - Học sinh thường có xu hướng tin tưởng người khác, đặc biệt khi các em tham gia vào các môi trường trực tuyến như mạng xã hội. Các em có thể không nắm rõ về khả năng lừa đảo và nguy cơ chia sẻ thông tin cá nhân. - Lứa tuổi học sinh thường có sự tò mò về thế giới trực tuyến và muốn thử nghiệm mới. Điều này có thể khiến các em dễ dàng bấm vào các liên kết, mở các tệp đính kèm, hoặc tham gia vào các hoạt động mà các em không hiểu rõ, gây ra rủi ro lừa đảo. - Lứa tuổi này dễ bị lôi cuốn bởi các cảm xúc như niềm vui, ham muốn hoặc tình cảm. Kẻ lừa đảo có thể tận dụng những cảm xúc này để thu hút sự quan tâm và lòng tin của nạn nhân. Sự mong đợi kết quả nhanh chóng và thiếu kiên nhẫn có thể khiến một số em dễ bị lừa đảo bởi các hứa hẹn về lợi ích ngay lập tức mà không cân nhắc đến rủi ro. - Áp lực từ học tập, xã hội, và cuộc sống gia đình có thể khiến các em cảm thấy căng thẳng. Các em có thể tìm kiếm cách giải quyết sự lo âu hoặc thỏa mãn nhu cầu cá nhân trên mạng, và điều này có thể làm cho các em dễ dàng trở thành nạn nhân của các hình thức lừa đảo. - Học sinh thường chưa có đủ kiến thức và kỹ năng để nhận biết các biểu hiện của lừa đảo trực tuyến. Các em có thể không biết cách phân biệt giữa các email phishing giả mạo và các trang web lừa đảo,… - Học sinh có thể dễ dàng bị thúc đẩy bởi số đông đồng trang lứa để tham gia vào các hoạt động trực tuyến có thử thách nguy hại. Sự áp lực từ đồng trang lứa có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc các em dễ giảm sự cảnh giác và dẫn đến nguy cơ dễ bị rơi vào bẫy của kẻ lừa đảo. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Thực trạng lừa đảo trực tuyến hiện nay ở Việt Nam Theo Cục An toàn thông tin, các vụ lừa đảo trực tuyến đã và đang diễn biến 6
- phức tạp trên môi trường số, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp, với thủ đoạn tinh vi, xảy ra tại nhiều địa phương, trên nhiều lĩnh vực và đặc biệt là lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có chiều hướng gia tăng. Thống kê hàng năm, toàn quốc xảy ra khoảng 2.000 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố gần 500 vụ án và hơn 1.000 bị can liên quan các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, bằng con số của cả năm 2020, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2021. Chỉ tính trong 11 tháng đầu năm 2023, hệ thống tiếp nhận thông tin cảnh báo do Cục quản lý, vận hành đã nhận được hơn 15.900 phản ánh về trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam gửi đến; trong đó có tới trên 91% cảnh báo liên quan đến giả mạo, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính. Theo phân tích của các chuyên gia, SIM rác, tài khoản ngân hàng rác tràn lan, dữ liệu cá nhân bị lộ lọt cùng với sự phổ biến của công nghệ mới như DeepFake đã kéo theo hàng loạt vụ việc lừa đảo trực tuyến xảy ra trong năm 2023. Thống kê cho thấy, có tới hơn 24 hình thức lừa đảo khác nhau. Các chuyên gia cũng dự báo rằng trong năm 2024 và các năm tiếp theo, xu hướng tấn công lừa đảo trực tuyến sẽ tiếp tục gia tăng, có thể xoay quanh các sự kiện nóng, nổi bật và ứng dụng giả mạo. Đặc biệt sự xuất hiện công cụ AI thì các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi và khó phát hiện hơn. Chính vị vậy, việc giáo dục kỹ năng cho học sinh đề phòng tránh các hình thức lừa đảo là rất cần thiết trong xã hội khi mà công nghệ số ngày càng phát triển. 2.2. Nhận thức và hành vi của học sinh khi giao tiếp trên mạng a. Mục đích khảo sát: Đánh giá mức độ hiểu biết và nhận thức về an toàn trực tuyến và kỹ năng xử lý tình huống mà các em gặp phải khi giao tiếp trên không gian số, để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp cho đề tài. b. Đối tượng khảo sát: Khảo sát 500 học sinh trong nhà trường c. Nội dung khảo sát: Câu hỏi trắc nghiệm với nhiều sự lựa chọn và một số câu hỏi tình huống. - Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Giao tiếp an toàn trên không gian số đề cập đến: ☐ Việc sử dụng đúng ngôn ngữ ☒ Bảo vệ thông tin cá nhân và tránh rủi ro trực tuyến ☐ Chia sẻ mọi thông tin với mọi người ☐ Không chia sẻ bất cứ thông tin gì trên internet Câu 2: Để đảm bảo an toàn trực tuyến, học sinh nên làm gì? ☐ Chia sẻ mật khẩu với bạn bè. 7
- ☐ Sử dụng mật khẩu dễ đoán. ☒ Thường xuyên thay đổi mật khẩu. ☐ Làm cho mật khẩu ngắn gọn. Câu 3: Đâu là cách tốt nhất để kiểm tra tính đáng tin cậy của một trang web trước khi cung cấp thông tin cá nhân? ☐ Kiểm tra xem trang web có hình ảnh đẹp không. ☒ Kiểm tra địa chỉ URL và xác minh trang web sử dụng kết nối bảo mật. ☐ Chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân nếu trang web có chứng nhận uy tín. ☐ Tham gia vào các diễn đàn trực tuyến để hỏi ý kiến của người khác về trang web. Câu 4: Để bảo vệ mình khỏi lừa đảo trực tuyến, học sinh nên làm gì? ☐ Chia sẻ thông tin cá nhân trên mọi diễn đàn. ☐ Tìm kiếm các ứng dụng miễn phí trên Internet. ☒ Luôn kiểm tra và xác minh danh tính của người gửi trước khi chia sẻ thông tin cá nhân. ☐ Tin tưởng vào mọi thông tin trên Internet mà không cần kiểm tra. Câu 5: Đâu là cách phản ứng phù hợp khi gặp phải tin nhắn hoặc email nhận được từ người không quen biết yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc tiền bạc? ☐ Trả lời và cung cấp thông tin cá nhân hoặc tiền bạc. ☒ Xóa tin nhắn hoặc email đó và không trả lời. ☐ Gửi email hoặc tin nhắn trả lời yêu cầu giải thích thêm. ☐ Chia sẻ thông tin cá nhân một cách chi tiết. Câu 6: Mật khẩu an toàn nên: ☐ Dễ nhớ để bản thân không quên. ☒ Chứa cả chữ cái, số và ký tự đặc biệt, đủ dài và phức tạp. ☐ Chỉ cần đơn giản và dễ đoán. ☐ Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 7: Mục đích chính của việc tạo mật khẩu mạnh là: ☐ Dễ lấy lại mật khẩu nếu bị quên ☒ Bảo vệ thông tin cá nhân. ☐ Sử dụng dễ dàng. 8
- ☐ Đáp án khác Câu 8: Bạn nhận thấy một bài đăng trên mạng xã hội của bạn đang phổ biến và gây tranh cãi. Bạn không đồng ý với quan điểm được biểu đạt trong bài đăng đó. Bạn nên làm gì? ☐ Bắt đầu một cuộc thảo luận công khai và thể hiện quan điểm của bạn. ☐ Bình luận với ý kiến của mình mà không quan tâm đến các quan điểm khác. ☒Tôn trọng quyền tự do ngôn luận và quyền quyết định của người khác bằng cách không tham gia vào cuộc tranh luận hoặc hủy bỏ bài đăng nếu cần. ☐ Chia sẻ bài đăng và yêu cầu bạn bè của bạn hủy bỏ nó. Câu 9: Bạn nhận thấy một số hình ảnh riêng tư của bạn được đăng trên một trang web mà bạn không chấp thuận. Bạn nên làm gì? ☒Liên hệ với quản trị viên của trang web và yêu cầu họ loại bỏ ảnh. ☐ Đăng một bài viết trên mạng xã hội của bạn kêu gọi mọi người không chia sẻ ảnh đó. ☐ Bắt đầu một cuộc tranh luận trên mạng xã hội về việc tôn trọng quyền riêng tư. ☐ Tìm cách trả đũa bằng cách đăng ảnh của người đó bôi nhọ, nói xấu họ. Câu 10: Bạn muốn chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội, nhưng bạn không muốn mọi người đều có thể xem được. Bạn nên làm gì? ☐Chia sẻ thông tin đó với tất cả mọi người và yêu cầu họ tôn trọng quyền riêng tư của bạn. ☒ Sử dụng cài đặt bảo mật để chỉ chia sẻ thông tin với một nhóm nhỏ bạn bè hoặc người quen tin cậy. ☐Không chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội. ☐ Tạo một trang web riêng để chia sẻ thông tin cá nhân của bạn. - Câu hỏi tình huống: TH1: Bạn nhận được một tin nhắn từ một người bạn trên Facebook, nói rằng họ đã thấy hình ảnh của bạn trên một trang web quảng cáo lớn và họ muốn bạn tham gia để kiếm tiền nhanh chóng. Sau đó, họ yêu cầu bạn chuyển một khoản tiền nhỏ để bắt đầu. Trong trường hợp đó bạn xử lý như thế nào? TH2: Bạn nhận được cuộc gọi video của người thân từ Facebook của họ. Trong video bạn thấy hình ảnh và giọng nói của người thân cần gấp một số tiền, yêu cầu bạn cho mượn. Trong trường hợp đó bạn sẽ xử lý như thế nào? TH3: Khi duyệt web, bạn nhận quảng cáo bạn đã trúng “giải thưởng lớn" nếu bạn chỉ cần nhập thông tin cá nhân của mình. Bạn sẽ phản ứng như thế nào? 9
- d. Kết quả khảo sát: Kết quả học sinh trả lời (đáp án đúng/Sai) Câu hỏi Đúng Sai Câu 1 500 0 Câu 2 386 236 Câu 3 204 296 Câu 4 483 17 Câu 5 412 88 Câu 6 217 283 Câu 7 448 52 Câu 8 184 316 Câu 9 229 271 Câu 10 267 233 Đánh giá mức độ xử lý tình huống của học sinh Câu hỏi Tốt Đạt Chưa đạt TH1 43 228 229 TH2 86 373 41 TH3 27 192 281 Qua kết quả khảo sát thì chúng ta thấy số học sinh trả lời sai các câu hỏi vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao, mặc dù câu hỏi ở mức độ cơ bản. Các câu hỏi tình huống đa số học sinh xử lý còn chưa đạt yêu cầu điều này dễ dẫn đến các em bị mắc bẫy của những kẻ lừa đảo khi giao tiếp trực tuyến. Cho nên việc trang bị cho học sinh các kiến thức và biết cách xử lý, phòng tránh các hình thức lừa đảo là rất cấp thiết trong xã hội công nghệ số hiện nay. 2.3. Thực trạng giao tiếp an toàn trên không gian số hiện nay ở học sinh Trường THPT Kỳ Sơn a. Mục đích khảo sát: Đánh giá mức độ an toàn của học sinh khi giao tiếp trên không gian số. b. Đối tượng khảo sát: Gồm 500 học sinh trong nhà trường. c. Nội dung khảo sát: 10
- Câu trả lời Câu Nội dung Có Không Em đã từng trải qua trường hợp bị lừa đảo khi sử dụng ☐ ☐ 1 Internet chưa? Em đã từng bị rơi vào bẫy lừa đảo mà dẫn đến việc mất ☐ ☐ 2 tài khoản mạng xã hội, mất tiền, hoặc tổn thất khác không? Em đã từng nhận ra mình đã bị lừa đảo sau khi đã thực ☐ ☐ 3 hiện một hành động nào đó trên Internet chưa? d. Kết quả khảo sát: Câu trả lời Câu Có Không 1 500 0 2 75 425 3 156 344 Qua kết quả khảo sát cho thấy việc học sinh rơi vào cạm bẫy của lừa đảo trực tuyến sẽ rủi ro rất cao, không thể tránh khỏi, số học sinh đã bị lừa đảo trong nhà trường cũng không nhỏ. Cho nên việc trang bị các kỹ năng để học sinh ứng phó, xử lý các tình huống lừa đảo trên không gian số là rất cần thiết, nó sẽ giúp các em phòng tránh những điều không hay xảy ra khi giao tiếp trên không gian số. Với những nội dung và kết quả khảo sát mà chúng tôi đã thực hiện trên số lượng học sinh khá lớn thì chúng tôi nhận thấy việc giáo dục các kỹ năng để các em nhận thức và phòng tránh lừa đảo trên không gian số là hêt sức quan trọng. Chình vì lý do trên, chúng tôi đã đề xuất đưa ra một số giải pháp trong dạy học môn Tin học qua đề tài: “Giải pháp nâng cao ý thức an toàn trực tuyến và phòng tránh các hình thức lừa đảo trên không gian số cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn” với mong muốn góp phần nhỏ trong việc rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho học sinh để các em tự tin hơn trong một xã hội công nghệ số ngày càng phát triển như hiện nay. 3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng nhận biết và phòng tránh các dạng lừa đảo phổ biến qua mạng hiện nay 3.1.1. Cung cấp hình ảnh, video,… của một số hình thức lừa đảo hiện nay. Để trang bị học sinh kiến thức về các dạng lừa đảo phổ biến qua mạng hiện nay. Giáo viên cung cấp một số hình thức lừa đảo thông qua các video, hình ảnh,... Để từ đó hướng dẫn học sinh cách xác minh nguồn gốc thông tin, đánh giá sự tin cậy 11
- và cẩn trọng với thông tin có cảm xúc mạnh trên mạng và các thông tin khác để đảm bảo tính xác thực có đáng tin cậy hoặc lừa đảo hay không. MỘT DẠNG LỪA ĐẢO SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ AI MỘT DẠNG LỪA ĐẢO QUA TÀI KHOẢN BỊ HACK 12
- GIẢ DANH NGÂN HÀNG NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI KHOÀN, MẬT KHẨU NGƯỜI DÙNG GIẢ DANH CÔNG AN LỪA ĐẢO QUA ĐIỆN THOẠI 13
- 3.1.2. Hướng dẫn học sinh kỹ năng nhận biết và phòng tránh các hình thức lừa đảo a. Hướng dẫn ba nguyên tắc mang tính định hướng chung mà các em cần chú ý khi giao tiếp trên mạng: + Hãy chậm lại! Là một nguyên tắc quan trọng trong việc bảo vệ bản thân khỏi các hoạt động lừa đảo. Nó khuyến khích chúng ta phải suy nghĩ kỹ lưỡng, thận trọng và không vội vàng khi đối mặt với các tình huống có khả năng là lừa đảo. Dưới đây là một số cách thực hiện nguyên tắc này: - Đừng đồng ý thực hiện bất kỳ hành động nào một cách vội vã. Hãy dành thời gian để suy nghĩ, làm rõ và đánh giá tất cả các khía cạnh của tình huống trước khi quyết định. - Đừng tin tưởng ngay lập tức vào những thông tin hoặc cơ hội mà bản thân nhận được mà không có sự xác nhận từ các nguồn tin đáng tin cậy. - Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy một hoạt động có thể là lừa đảo, hãy yêu cầu thêm thông tin hoặc từ chối tham gia. + Kiểm tra ngay! Là một phương pháp hiệu quả để phòng tránh lừa đảo và bảo vệ bản thân. Nguyên tắc này khuyến khích mọi người kiểm tra thông tin ngay lập tức trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào có thể gây ra rủi ro hoặc mất mát. Dưới đây là một số cách thực hiện nguyên tắc này: - Trước khi tin tưởng vào một tin tức, thông báo hoặc yêu cầu thì hãy xác minh nguồn gốc của nó. Kiểm tra xem nó được chia sẻ từ một nguồn đáng tin cậy hay không. - Đừng chấp nhận ngay thông tin mà không kiểm tra, hãy sử dụng các nguồn thông tin độc lập để kiểm tra tính đúng đắn của thông tin một cách kỹ lưỡng. - Nếu có ai đó tiếp cận chúng ta với một yêu cầu hoặc trao cơ hội thì đừng vội vàng thực hiện ngay yêu cầu mà hãy kiểm tra danh tính của họ. Điều này có thể bao gồm việc tìm kiếm thông tin trực tuyến hoặc yêu cầu họ cung cấp thông tin liên lạc xác thực. - Khi cung cấp thông tin cá nhân, hãy kiểm tra thông tin để đảm bảo rằng bản thân đang giao dịch với một người hoặc tổ chức đáng tin cậy. + Dừng lại, không gửi! Nguyên tắc này khuyến khích mọi người không nên gửi bất kỳ thông tin cá nhân, tiền bạc, hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào có thể gây rủi ro mà không được kiểm tra kỹ lưỡng và xác minh. Dưới đây là một số cách áp dụng nguyên tắc này: 14
- - Khi nhận được một yêu cầu, thông báo hoặc cơ hội mà chúng ta cảm thấy không chắc chắn về tính đúng đắn của nó thì hãy dừng lại và không thực hiện bất kỳ hành động nào ngay lập tức. - Đừng gửi bất kỳ thông tin cá nhân nào như số điện thoại, địa chỉ, thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thông tin nhận dạng cá nhân mà không được yêu cầu một cách xác định từ nguồn đáng tin cậy. - Nếu chúng ta cảm thấy bị áp đặt hoặc nghi ngờ về tính đúng đắn của một yêu cầu thì hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, cơ quan hoặc tổ chức chuyên về phòng tránh lừa đảo. b. Đưa ra một số dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến - Thông điệp yêu cầu thông tin cá nhân nhạy cảm như số thẻ tín dụng, số điện thoại, hoặc mật khẩu mà không có lý do cụ thể hoặc không được yêu cầu từ nguồn đáng tin cậy là một dấu hiệu lừa đảo. - Thông điệp áp đặt áp lực, như yêu cầu thanh toán ngay lập tức hoặc hứa hẹn các lợi ích lớn nhanh chóng, có thể là một dấu hiệu cảnh báo. Kẻ lừa đảo thường sử dụng áp lực để thúc đẩy nạn nhân ra quyết định không cân nhắc. - Thông điệp có chứa thông tin không rõ ràng hoặc mơ hồ, không cung cấp đủ chi tiết hoặc không có cơ sở hợp lý cũng có thể là dấu hiệu của lừa đảo. - Đường dẫn trong email hoặc tin nhắn không đưa đến các trang web chính thống hoặc có vẻ không an toàn cũng là một dấu hiệu cảnh báo. Đừng nhấp vào các liên kết nếu bạn không chắc chắn về tính đáng tin cậy của chúng. - Kẻ lừa đảo thường sử dụng câu chuyện cảm động hoặc hứa hẹn các lợi ích lớn để thu hút sự quan tâm của nạn nhân. Nếu một thông điệp nghe có vẻ quá lời hoặc quá hứa, hãy cẩn trọng. - Yêu cầu thanh toán tiền trước hoặc chi trả một khoản tiền nhỏ để nhận được một lợi ích lớn sau này cũng có thể là một dấu hiệu lừa đảo. 15
- NHẬN DIỆN LỪA ĐẢO TRÚNG THƯỞNG QUA MỘT SỐ CHIÊU THỨC 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p | 171 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 226 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 16 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giúp học sinh làm nhanh các bài toán trắc nghiệm: Xác định khoảng thời gian đặc biệt trong dao động có tính chất điều hòa
43 p | 62 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp mới để ứng dụng hình chiếu của một điểm xuống mặt phẳng trong hình học không gian
48 p | 35 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp toàn diện giúp học sinh khá giỏi giải được câu hỏi vận dụng cao về Dao động của con lắc lò xo trong kì thi tốt nghiệp THPT
49 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 25 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn