intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nhằm nâng cao ý thức tự học, hợp tác của học sinh lớp chủ nhiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

14
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, giúp các em biết yêu thương con người, hợp tác và chia sẻ cùng nhau. Có lối sống tích cực, luôn tự hào về vẻ đẹp văn hóa dân tộc và khơi gợi lại tinh thần tự lực, đoàn kết của dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nhằm nâng cao ý thức tự học, hợp tác của học sinh lớp chủ nhiệm

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC TỰ HỌC, HỢP TÁC CỦA HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Năm học: 2022-2023
  2. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƢỜNG PT HERRMANN GMEINER VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC TỰ HỌC, HỢP TÁC CỦA HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Giáo viên : Nguyễn Thị Thuỷ Vƣơng Thị Hồng Sâm Điện thoại : 0949.202.853 - 0982.816.566 Đơn vị :Trƣờng PT Hermann Gmeiner Năm học: 2022-2023
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................ 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 5. Đóng góp của sang kiến .................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 4 1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài ......................................................... 4 1.2. Vai trò tự học, hợp tác của học sinh ............................................................. 4 1.3. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề chƣa tự học, hợp tác của học sinh .............. 6 2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu .................................................... 6 2.1. Tình trạng công tác chủ nhiệm lớp hiện nay .............................................. 6 2.2. Thực trạng học sinh hiện nay ........................................................................ 7 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng .......................................................................... 8 3. Mô tả các giải pháp của sáng kiến ................................................................... 9 3.1. Biện pháp 1. Lập kế hoạch học tập cụ thể, chi tiết ..................................... 9 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng tinh thần hợp tác hình thành đôi bạn và nhóm bạn học tập cùng tiến ................................................................................. 12 3.3. Biện pháp 3: Thực hiện chuyên đề “chia sẻ những phƣơng pháp học 1 tập hiệu quả............................................................................................................ 15 3.4. Biện pháp 4: Xây dựng học tập trải nghiệm cho học sinh ......................... 17 3.5. Biện pháp 5: Hãy đặt niểm tin vào học trò, luôn động viên, khích lệ các em phát triển trong khả năng của mình ................................................... 24 3.6. Biện pháp 6: Hoạt động kết hợp giữa các lực lƣợng................................... 25 3.6.1. Phối hợp với gia đình học sinh ................................................................... 25 3.6.2. Phối hợp với ban giám hiệu nhà trƣờng ................................................... 26 3.6.3. Phối hợp với giáo viên bộ môn .................................................................. 27 3.6.4. Động viên, khích lệ kịp thời với các hình thức linh hoạt ......................... 28 4. Kiểm nghiệm ...................................................................................................... 29
  4. 4.1. Với học sinh..................................................................................................... 29 4.2. Đối với giáo viên ............................................................................................. 30 4.3. Đối với cha mẹ học sinh và giáo viên bộ môn ............................................. 30 4.4. Kết quả thông qua những con số, số liệu cụ thể .......................................... 30 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất .................. 32 5.1. Mục đích khảo sát .......................................................................................... 32 5.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát .............................................................. 32 5.2.1. Nội dung khảo sát ........................................................................................ 32 5.2.2. Phƣơng pháp khảo sát và thang đánh giá................................................. 32 5.3. Đối tƣợng khảo sát ......................................................................................... 34 5.4. Kết quả khảo sát ............................................................................................. 34 5.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất ...................................................... 34 5.4.2 Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ...................................................... 35 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận .............................................................................................................. 38 2. Kiến nghị ............................................................................................................ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Leibniz đã từng nói: “Ai làm chủ giáo dục có thể thay đổi cả thế giới”. Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, giáo dục luôn giữ một vị thế vô cùng quan trọng, nó có thể quyết định hưng thịnh, tồn vong của quốc gia ấy. Giáo dục có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển hình thành nhân cách, lối sống, năng lực của con người. Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã từng nói: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Để việc giáo dục con người thực sự có hiệu quả, ta cần sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục như: Gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân cá nhân học sinh. Trong các yếu tố ấy thì giáo dục từ phía nhà trường có vai trò đặc biệt quan trọng. Và người giáo viên chủ nhiệm lớp được coi là linh hồn của lớp học, là người chi phối và quyết định một phần không nhỏ kết quả giáo dục học sinh. “Cuộc đời là một dòng sông, kẻ nào không chịu học bơi sẽ bị nhấn chìm”. Đúng vậy! Không học đồng nghĩa với việc bạn sớm chết chìm giữa biển đời mênh mông và tụt hậu so với thời đại. Mỗi người trong chúng ta đều có một cách học riêng nhưng học thế nào? Phương pháp ra sao thì đó là một điều vô cùng quan trọng. Để học tốt trước hết phải biết cách tự học và có phương pháp tự học hiệu quả. Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói “Trong các cách học phải lấy tự học làm nòng cốt”. Vậy tự học là gì? Liệu chúng ta đã hiểu rõ điều đó hay chưa? Tự học có thể hiểu đơn giản là khi mà bạn muốn học một chủ đề hay nhiều chủ đề nào đó mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo chính thống nào cả, chúng ta sẽ cùng lúc là học sinh và cũng là thầy giáo. Bạn sẽ tự đọc, tự nghiên cứu tài liệu, tự tư duy, bạn sẽ luôn chủ động, lấy bản thân làm trung tâm. Thực tiễn cho thấy tự học, hợp tác là hoạt động tất yếu gắn liền với quá trình học tập. Do đó, nâng cao năng lực tự học, hợp tác cho học sinh là một việc làm cần thiết và quan trọng của các nhà trường. Trên thực tế, để hình thành kỹ năng sống cho các em thì quá trình tự học và hợp tác sẽ được thể hiện ở rất nhiều phương diện trong cuộc sống. Những kĩ năng đó 1
  6. không chỉ được rèn luyện trong nhà trường mà phải gắn giữa lý thuyết và thực tiễn để các em hình thành cho bản thân biết cách tự giải quyết được những tình huống trong cuộc sống. Khi tham gia công tác chủ nhiệm lớp, bản thân chúng tôi luôn xây dựng nền tảng quan điểm giáo dục của mình đó là: “Không có học sinh yếu, không có học sinh lười mà chỉ có những học sinh chưa nhìn nhận ra vai trò của việc học, chưa biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân”. Vì vậy, khi tham gia công tác chủ nhiệm lớp, đối diện với đối tượng học sinh, chúng tôi luôn trăn trở tìm ra phương pháp giáo dục các em sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Và để các em thực sự trở thành nhân tố tốt, là mầm non, tương lai của đất nước. Xuất phát từ vai trò là giáo viên chủ nhiệm trên cơ sở sâu sát nắm bắt năng lực và khả năng tiếp thu kiến thức của đối tượng học sinh lớp mình trong suốt những năm qua, chúng tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm của bản thân thông qua giải pháp: “Giải pháp nhằm nâng cao ý thức tự học, hợp tác của học sinh lớp chủ nhiệm”. Với mong muốn góp phần xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và của học sinh trong nhà trường nói chung đóng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu: - Nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực trạng về tính tự học và hợp tác của học sinh lớp 11A4 trường Hermann Gmeiner Vinh từ đó đề xuất biện pháp nâng cao tích cực “Giải pháp nhằm nâng cao ý thức tự học, hợp tác của học sinh lớp chủ nhiệm”. - Tạo cho các em học sinh có những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia, hợp tác và chia sẻ, tổ chức hoạt động nhóm, kĩ năng lực tự học, kĩ năng đánh giá, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, năng lực thẩm mỹ.... - Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, giúp các em biết yêu thương con người, hợp tác và chia sẻ cùng nhau. Có lối sống tích cực, luôn tự hào về vẻ đẹp văn hóa dân tộc và khơi gợi lại tinh thần tự lực, đoàn kết của dân tộc. 2
  7. - Phát triển nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm: Luôn tìm tòi, sáng tạo vận dụng linh hoạt các hình thức phù hợp để nâng cao tính tích cực cho học sinh. 2.2. Nhiệm vụ - Khái quát cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh các trường THPT Hermann Gmeiner Vinh. - Đề xuất các biện pháp tự học, hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của học sinh các trường THPT Hermann Gmeiner Vinh. 3. Đối tƣợng nghiên cứu - Với biện pháp này, chúng tôi lựa chọn đối tượng là học sinh lớp 11A4 trường Hermann Gmeiner Vinh chủ yếu xoay quanh việc rèn năng lực tự học và hợp tác cho các em trong mọi hoạt động nhằm giúp các em tham gia vào các hoạt động có hiệu quả. Thời gian bắt đầu nghiên cứu năm học 2022-2023 và áp dụng cho các năm học 2023-2024 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát, gặp gỡ, trao đổi, hỏi ý kiến các đồng nghiêp. - Phương pháp thống kê 5. Tính mới của đề tài - Tích hợp giáo dục tinh thần tự học, giáo dục kĩ năng sống qua các môn học, tiết học có liên quan. Kết hợp chặt chẽ với các giáo viên chủ nhiệm khác để xây dựng kế hoạch giáo dục toàn diện. - Khơi nguồn đam mê học tập trong học sinh, xây dựng cho các e các hứng thú trong học tập. - Hãy xây dựng một tập thể lớp hạnh phúc, biết quan tâm, sẻ chia, lắng nghe, thấu hiểu. Hướng dẫn học sinh thực cách tự học hiểu quả. 3
  8. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận của vấn đề. 1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài “Học học nữa học mãi” đó là một quá trình lâu dài không ngừng nghỉ. Do đó để có được kiến thức thì học sinh cần trang bị cho mình tinh thần học và tự học. Nhà tâm lí học N.A.Rubakin xem quá trình tự tìm lấy kiến thức có nghĩa là tự học. Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch s trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, kỹ xảo của chủ thể. Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức: “Tự học là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính người học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được qui định”. Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi ch p những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện, tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao. Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian không nhiều khi học ở nhà trường. Tự học giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn. 1.2. Vai trò tự học, hợp tác của học sinh Nhận thấy dạy học là con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiện mục đích của quá trình giáo dục tổng thể, trong đó tự học là phương thức cơ bản để người học có được những hệ thống tri thức phong phú và thiết thực. Ngày nay, sự sáng 4
  9. tạo mới tri thức đòi hỏi mỗi một con người phải tự học, tự đào tạo và có năng lực tự học sáng tạo. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy, sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Trong luật giáo dục năm 2009 đã xác định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Để phát triển được năng lực của học sinh thì năng lực học theo nhóm hay còn gọi là năng lực hợp tác cũng rất quan trọng bởi nó giúp học sinh học tập hiệu quả để qua đó rèn cho mình khả năng hợp tác, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức . Hợp tác chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi học sinh biết cách tự học, họ sẽ có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lí thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Tự học của học sinh trung học phổ thông còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông. Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có nghĩa đặc biệt đối với học sinh trung học phổ thông. Vì nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như cao đ ng, đại học, sau đại học, học sinh sẽ khó thích ứng do đó khó có thể thu được một kết quả học tập và nghiên cứu tốt. Hơn thế nữa, nếu không có khả năng tự học thì chúng ta 5
  10. không thể đáp ứng được phương châm “Học suốt đời” mà Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề ra vào tháng 4 năm 1996. 1.3. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề chƣa tự học, hợp tác của học sinh Đối với các em học sinh chưa tự giác trong học tập, có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan tới khách quan. Điểm quan trọng khi tham gia công tác chủ nhiệm lớp đó là: Giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng học sinh không tự học hợp tác để xây dựng kế hoạch, phương án giáo dục các em học sinh này. Qua tìm hiểu các thầy cô giảng dạy của lớp trong thời gian đầu, đa số các em đều có ý thức trong học tập, khả năng nhận thức tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số những tồn tại mà nguyên nhân dẫn đến là: - Học lệch các môn, nhiều em tiếp thu bài các môn tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh) tư duy còn chậm, kết quả chưa cao. - Một số học sinh rất trầm, sống thu mình, khép kín (gần như không tương tác với thầy cô, bạn bè), giáo viên phải gọi đến thì mới trả lời. - Khả năng nhận thức của học sinh trong lớp còn lệch nhau nhiều - Các em chưa biết cách tự học, chưa có kĩ năng, thao tác tìm kiếm thông tin, nội dung học tập. Đứng trước những cám dỗ của mạng xã hội chưa có lập trường vững vàng, thường bị lôi cuốn hơn là tìm nội dung học tập. - Các em chưa được tạo môi trường trao đổi với nhau trong học tập ở lớp học, chưa biết giúp đỡ nhau cùng cố gắng phấn đấu vươn lên 2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. 2.1. Tình trạng công tác chủ nhiệm lớp hiện nay. - Thứ nhất: Công tác chủ nhiệm lớp là công tác kiêm nhiệm, không có giáo viên chuyên chủ nhiệm. Các giáo viên làm nhiệm vụ chủ nhiệm chưa có sự đầu tư, chuyên môn trong công tác chủ nhiệm chưa thực sự vững vàng. - Thứ 2: Giáo viên chủ nhiệm lớp có thêm rất nhiều nhiệm vụ liên quan tới sự phối kết hợp, hỗ trợ các công tác khác trong nhà trường nên thời gian dành cho lớp chủ nhiệm chưa nhiều. 6
  11. - Thứ 3: Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với các thành viên trong lớp học thường rơi vào trạng thái căng th ng, thiếu tâm lý, có khoảng cách nên hiệu quả giáo dục chưa cao. 2.2. Thực trạng học sinh hiện nay Trong những năm công tác tại trường, chúng tôi nhận thấy đa số học sinh trường nói chung và học sinh lớp chúng tôi chủ nhiệm nói riêng đều có những hạn chế sau: - Mục đích, động cơ học tập chưa rõ ràng. Chất lượng học tập của nhiều em còn chưa được cao, mức trung bình chiếm nhiều thậm chí còn có học sinh yếu, thi lại. Thói quen thụ động trong quá trình học tập, quen nghe, ghi, chép, nhớ và tái hiện lại những gì giáo viên nói. Chưa hình thành kĩ năng, phương pháp tự học vì vậy kiến thức của hầu hết học sinh tỏ ra hẫng hụt ngay từ đầu năm học, không nắm được các kiến thức đã học một cách có hệ thống và khoa học. - Điều đáng suy nghĩ hơn nữa là các em hầu như không vận dụng được kiến thức vào những tình huống của thực tiễn cuộc sống. Giai đoạn chuẩn bị hoạt động tự học (lập kế hoạch, xác định mục đích nhiệm vụ tự học, tiến trình và thời gian cho hoạt động tự học) đa số học sinh đều không thực hiện được. Có một số em (con số này không nhiều) cũng có thức tự học. Tuy nhiên, tinh thần đó chưa mang tính tự giác, thường xuyên. - Đôi khi tự học mới chỉ dừng lại ở tính “ngẫu hứng”, nhất thời, không khoa học và quyết liệt. - Một số học sinh chưa thực sự nghiêm túc trong giờ tự học. Trong một ngày, các em có tới một đến hai buổi tự học (thời gian từ 2 – 4 tiếng), nhưng vẫn còn hiện tượng các học không làm bài tập về nhà, không thuộc bài cũ, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp Bởi lẽ, có nhiều học lấy thời gian tự học để nghịch điện thoại, chơi game, lướt các trạng mạng xã hội, hay chỉ đơn giản là ngồi nói chuyện, ngủ cho hết giờ rồi về, ... mà không biết bản thân đang phí phạm thời gian. 7
  12. - Đa số học sinh chưa biết và cũng chưa có thức chủ động tìm kiếm kiến thức mới. Giáo viên dạy tới đâu, học sinh học tới đó, giáo viên dạy điều gì thì học sinh làm điều ấy. Một số bạn học theo lối thực dụng: Những phần nào giáo viên cho thi liên quan đến điểm số thì mới đầu tư học tập. Khả năng ứng dụng và áp dụng kiến thức của nhiều bạn chưa sâu. Kiến thức ở trên lớp dường như tách rời thực tế. Chưa thấy được kiến thức sách vở là bắt nguồn từ cuộc sống và mục đích cuối cùng của chúng là sẽ trở lại phục vụ cuộc sống. - Đối với học sinh nhiều vấn đề khoa học trở nên trừu tượng, mơ hồ chúng tồn tại chơi vơi dường như không có đất sống. Muốn tìm được mảnh đất sống thực sự cho chúng không gì hơn là phải đầu tư tự nghiên cứu tự học. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là xuất phát từ sự lười biếng, ỷ lại, mải mê vào các trò chơi điện t , làm việc riêng, không những ảnh hưởng đến thành tích học tập của bản thân mà còn ảnh hưởng đến người khác... - Cùng với đó là cách quản lí lớp của một số cán bộ lớp chưa thực sự hiệu quả. Nhắc nhở nhưng các bạn không nghe, chống đối. Người bị nhắc nhở thì sẽ có thái độ không hợp tác, không s a đổi lại bản thân đổ ngược lỗi cho cán bộ lớp. Không những vậy cũng có nhiều cán bộ lớp không nhắc nhở lớp, để lớp mất trật tự, làm ảnh hưởng tới các bạn khác và các lớp khác.Từ những đặc điểm nêu trên dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng là khả năng tự nghiên cứu bài học của đa số các bạn học sinh còn yếu k m. Điều này đồng thời dẫn đến một hệ lụy sau cùng là sau khi ra trường, khả năng phát hiện vấn đề. 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng. Khảo sát thực trạng về vấn đề tự học cho học sinh: Sau đây là một số những điều tra đầu cấp. Đối tượng lựa chọn là lớp 11A4 * Đối với HS về việc lập kế hoạch tập cho bản thân: Thời gian biểu, phương pháp học lớp 11A4 8
  13. Sau bài thống Học thật thuộc Đã lập Đọc bài kê được những bài cũ, làm bài Sĩ số Trao đổi với thời gian mới trước kiến thức đã tập những bài HS bạn bè biểu khi đến lớp hiểu và kiến thầy cô cho thức chưa hiểu (nếu làm được) 46 6=13% 15=32,6% 5=10,9% 12=26,1% 8=17,4 % 3. Mô tả các giải pháp của sáng kiến. 3.1. Biện pháp 1. Lập kế hoạch học tập cụ thể, chi tiết Kế hoạch học tập là một lịch trình có tổ chức phác thảo thời gian và mục tiêu học tập. Tương tự như lịch trình đi làm hoặc đi học, học sinh nên xây dựng cho mình lịch trình dành riêng cho việc học mỗi tuần. Lịch trình này nên gồm có ngày của các câu hỏi, bài kiểm tra và kỳ thi; cũng như thời hạn cho các bài tập giáo viên giáo nhiệm vụ ở nhà. Vì vậy khi xây dựng kế hoạch giáo dục cho học sinh này, giáo viên cần chú ý: - Thứ nhất: Kế hoạch cần được xây dựng dựa trên nguyên nhân, cần phù hợp với từng đối tượng học sinh (Nắm được nguyên nhân khiến học sinh không tự học, hợp tác. Khi xây dựng cần lưu ý tới việc phát huy được điểm mạnh, hạn chế yếu của từng học sinh). - Thứ hai: Xác định mục tiêu cần đạt trong từng giai đoạn và cần điều chỉnh linh hoạt mục tiêu theo đối tượng, theo thời gian. - Thứ ba: Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng giáo dục như gia đình, nhà trường, xã hội. Không đơn phương độc mã trên con đường giáo dục học sinh. - Thứ tư: kế hoạch cần đảm bảo nguyên tắc giáo dục bằng tình yêu thương, giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh. 9
  14. GVCN kiểm tra kế hoạch học tập của học sinh, kế hoạch học tập lớp 11A4 10
  15. Kế hoạch học tập cụ thể, chi tiết của Khánh Huyền lớp 11A4 11
  16. - Có phương pháp học phù hợp. Với những môn tự nhiên, khi ôn lại bài, các bạn có thể vẽ sơ đồ cây ghi lại những ý chính và các công thức cần nhớ hay vận dụng. Thường thì với các môn tự nhiên, các bạn bị hổng kiến thức gốc rất nhiều, dẫn đến các bạn thấy khó và chán nản. Nhưng mất gốc mình phải tự mình ôn lại, hỏi thêm bạn bè nhớ ghi lại kiến thức đó vào một cuốn sổ tay. Cứ như vậy sau một thời gian các bạn sẽ tích lũy được một lượng kiến thức quan trọng. Và biết đâu dần rồi bạn lại yêu môn học mà bạn cho là khó đó. Với các môn xã hội, chúng ta hãy ghi ý chính ra nháp, khi đã nắm hết ý chính rồi có thể triển khai các ý theo ý các thầy cô đã diễn giải. - Cán bộ lớp cũng có vai trò quan trọng. Cán bộ lớp trước hết cần gương mẫu, trách nhiệm, nhiệt tình và có uy tín với các bạn trong lớp thì mới có thể là tấm gương nhắc nhở các bạn cùng học tập, cùng tiến bộ. Nếu gặp những trường hợp không thể x l được, các bạn hãy báo cáo GVCN. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng tinh thần hợp tác hình thành đôi bạn và nhóm bạn học tập cùng tiến. Mục tiêu lớn nhất của giáo dục đó là đào tạo ra những con người hạnh phúc. Vì vậy việc xây dựng một môi trường học tập biết sẻ chia, yêu thương, quan tâm. lắng nghe là thực sự cần thiết - và đó là tập thể lớp học hạnh phúc - hạt nhân cơ bản để xây dựng trường học hạnh phúc. Để xây dựng được môi trường lớp học hạnh phúc, đầu tiên người giáo viên phải luôn vui vẻ, tạo bầu không khí học tập chan hòa, sôi nổi, mới lạ. Cần tạo ra những sân chơi bổ ích cho các em tham gia học tập. Tập thể lớp học hạnh phúc là tập thể lớp mà các em học sinh biết giúp đỡ nhau trong học tập với đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn cùng phát triển. Tập thể lớp hạnh phúc là tập thể lớp không có sự đố kị hay bạo lực học đường. Tuy nhiên, với quan điểm giáo dục “mưa dầm thấm lâu”, giáo dục học sinh bằng xây dựng tinh thần hỗ biết quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ và yêu thương nhau chúng tôi đã đạt được các kết quả như mong muốn. - Xây dựng cán bộ mỗi môn học: Lựa chọn những học sinh có kết quả học tập tốt nhất của bộ môn đó để phụ trách chung (Hướng dẫn những thắc mắc của các bạn khi gặp bài khó, gặp những vấn đề còn chưa giải quyết được ) 12
  17. + Huỳnh Thị Kim Ngân: Là học sinh có điểm cao môn L và cũng là học sinh có nhiều những ý kiến đóng góp trong phong trào học tập của lớp sẽ phụ trách môn Lý và chung toàn bộ hoạt động học tập của các nhóm . + Hoàng Thị Kim Hoàn: Phụ trách môn Văn + Nguyễn Thị Thanh Bình: Phụ trách môn Tiếng Anh + Nguyễn Ngọc Anh: Phụ trách môn Sinh Nhóm trưởng sẽ có trách nhiệm lựa chọn cho nhóm mình những bạn đam mê, yêu thích bộ môn thành tổ tư vấn. Học tập thảo luận bài theo nhóm HS: Khánh Huyền, Thúy Quỳnh đang chia sẽ với các bạn trong lớp môn Địa 13
  18. - Tổ chức chuyên đề “Đôi bạn và nhóm bạn học tập cùng tiến” để đánh giá được kết quả và cùng phát huy những tích cực của các nhóm và khắc phục những tồn tại. Ví dụ: Trong lớp học của tôi, có những học sinh thực sự học rất đuối. Có em học đuối và có thái độ chán học, muốn quậy phá. Với những học sinh này, tôi thường xếp cho các em ngồi cạnh các bạn học khá hơn. Nhưng trước khi xếp chỗ ngồi, tôi chia sẻ với em học sinh đó về lý do vì sao tôi lại xếp 2 em ngồi cạnh nhau và bày tỏ mong muốn em học sinh khá sẽ kèm cặp, giúp đỡ em học sinh còn yếu trong học tập. Tôi gọi riêng em học sinh yếu ra và bày tỏ sự tin tưởng đối với các em. Và cứ như vây, các bạn học khá kèm bạn học đuối, các em ngày càng tiến bộ vượt bậc. Dưới đây là một số hình ảnh trong 15 phút đầu giờ, tranh thủ giờ giải lao các em đều phát huy hiệu quả nhóm học tập: HS: Thanh Bình chữa bài tập về nhà môn tiếng anh trong SH 15 phút đầu giờ 14
  19. Nhóm bạn cùng tiến đang thảo luận và làm bài tập nhóm qua giấy A0 3.3. Biện pháp 3: Thực hiện chuyên đề “Chia sẻ những phƣơng pháp ôn tập hiệu quả” Để các em có được những phương pháp ôn tập hiệu quả nhất, ngoài những phương pháp mỗi bản thân các em đang có, chúng tôi đã tổ chức chuyên đề “Chia sẻ những phương pháp ôn tập hiệu quả” do chính các em xây dựng để các em phát huy hết những năng lực của bản thân và được chia sẻ với nhau những kinh nghiệm học tập của mình, cùng nhau tiến bộ. Trong chuyên đề điểm nổi bật nhất: - Học sinh Huỳnh Thị Kim Ngân - một trong những lớp Phó học tập gương mẫu, học sinh có kết quả học tập luôn đứng đầu, cũng là học sinh có rất nhiều thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Em đã chia sẻ một số phương pháp học tập của mình. Trong đó, phương pháp tự học và tự quản lý thời gian của chính mình được coi chìa khóa số một. - Ngoài ra các em trong lớp còn được tiếp thu những phương pháp học tập của một số những bạn có thành tích đáng kể trong nhà trường. - Không chỉ các bạn trong lớp cùng chia sẻ trao đổi kinh nghiệm với nhau, cô giáo chủ nhiệm cũng “trấn an” và tạo tâm thế tin tưởng cho lớp bằng việc chia sẻ 15
  20. những kinh nghiệm, nhưng phương pháp làm bài thi môn Ngữ Văn đơn giản thiết thực hiệu quả để đạt điểm 6 -7. Dưới đây là một số hình ảnh của chuyên đề: Bạn Huỳnh Kim Ngân, Thanh Bình trao đổi kiến thức về môn Ngữ Văn Cô: Nguyễn Thị Thủy trao đổi cách học tốt môn Ngữ Văn Thầy: Trần Minh Hoạt trao đổi cách học tốt môn môn Địa Lý 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
31=>1