Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Giải pháp phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm ra biện pháp để phát huy tiềm lực về khả năng học tập, rèn luyện tinh thần tự giác, tích cực, sáng tạo trong mỗi học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng xu thế thời đại hội nhập và toàn cầu hoá.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT HUY NỘI LỰC NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 Lĩnh vực: Kỹ năng sống NĂM HỌC: 2023 – 2024
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT HUY NỘI LỰC NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 Lĩnh vực: Kỹ năng sống Người thực hiện: Trần Thị Bích Liên Tăng Thị Hồng Loan Nguyễn Thị Lan Anh Đơn vị: Trường THPT Đô Lương 1 Số điện thoại: 0986606037 Email: bichliendoluong@gmail.com NĂM HỌC: 2023 – 2024
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ HS Học sinh GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm GD Giáo dục THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................. 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 2 6. Tính mới của đề tài ..................................................................................... 2 5. Bố cục của sáng kiến kinh nghiệm............................................................. 3 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 4 Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài ................................................... 4 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài............................................................................. 4 1.1.1. Nội lực và các biểu hiện của nội lực trong mỗi con người ..................... 4 1.1.2. Tầm quan trọng của nội lực trong học tập, rèn luyện và giải quyết các vấn đề cuộc sống ....................................................................................................... 4 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................ 5 1.2.1. Lịch sử truyền thống và tiềm năng phát triển công tác giáo dục toàn diện của trường THPT Đô Lương 1 .......................................................................... 5 1.2.2. Thực trạng của việc phát huy nội lực trong học sinh ở trường THPT Đô Lương 1 ..................................................................................................................... 6 Chương 2. Giải pháp phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1 .................................................. 9 2.1. Nguyên tắc bồi dưỡng ý thức phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT ...................................... 9 2.1.1. Nguyên tắc bồi dưỡng ý thức phát huy nội lực gắn với các chuẩn mực đạo đức, truyền thống dân tộc và những nét đẹp nhân văn của nhân loại. ............... 9 2.1.2. Định hướng bồi dưỡng ý thức phát huy nội lực ý thức khai thác ưu thế nổi trội, thể hiện sở trường, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của bản thân trong các phương diện đời sống và hoạt động xã hội ............................................. 10 2.1.3. Việc bồi dưỡng ý thức phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện cần được phổ biến rộng rãi, duy trì thường xuyên, có những định hướng sát sao, kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể và tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh ...................................................................................................... 11 2.2. Giải pháp phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1 ................................................ 11
- 2.2.1. Kết nối kiến thức bài học, môn học với cuộc sống, kết hợp dạy chữ, dạy người, rèn luyện kỹ năng học tập với bồi dưỡng kĩ năng sống, bám sát mục tiêu “ Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định bản thân” ....... 11 2.2.2. Giữ thái độ thân thiện, ân cần, gần gũi, sẻ chia, đồng cảm với tâm tư của học sinh, giúp các em thấu hiểu con người bên trong của chính mình để tích cực nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xây dựng những mục tiêu trước mắt và lâu dài cho bản thân............................................................................................................. 13 2.2.3. Truyền cảm hứng, gieo niềm tin hy vọng mạnh mẽ cho học sinh không ngừng phấn đấu, nỗ lực, vượt lên mọi trở ngại để biến ước mơ thành hiện thực ... 13 2.2.4. Tăng cường khen ngợi, động viên, khích lệ học sinh kiến tạo, vun đắp những giá trị sống tốt đẹp; hỗ trợ hoá giải những cảm xúc tiêu cực, thôi thúc các em phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của bản thân, tích cực rèn luyện những thói quen tốt. ............................................................................................................ 14 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 16 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 16 3.2. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................. 16 3.3. Phương pháp thực hiện ......................................................................... 16 3.4. Thiết kế giáo án gắn với ý tưởng phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực học sinh .......................................................................................................................... 16 3.4.1. Sinh hoạt lớp tuần 26 -tại lớp 12D4 ...................................................... 16 3.4.2. Tiết 53 - ngữ văn 10: Nói Và Nghe ....................... 21 KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT TRONG ĐỀ TÀI................................................................................. 26 1. Mục đích khảo sát ..................................................................................... 26 2. Nội dung và phương pháp khảo sát......................................................... 26 3. Đối tượng khảo sát. ................................................................................... 28 4. Kết quả khảo sát về sự hiểu biết, sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. ............................................................................................. 28 PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 31 1. Quá trình nghiên cứu ................................................................................ 31 2. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 31 3. Phạm vi ứng dụng của đề tài .................................................................... 31 4. Đề xuất, kiến nghị...................................................................................... 32
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong mọi thời đại, nguồn tài nguyên quý giá và tiềm năng nhất của mỗi dân tộc chính là con người. Cốt lõi làm nên khí chất con người là nội lực tiềm tàng, mạnh mẽ. Vì vậy, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi đất nước, xét đến cùng, phải vì con người, cho con người, tạo môi trường thuận lợi để con người có cuộc sống hạnh phúc, có sức khoẻ và có cơ hội phát huy mọi năng lực sáng tạo. Xuất phát từ điều đó, toàn xã hội, đặc biệt là nghành giáo dục đã nêu cao sứ mệnh “trồng người”, xem đó là yếu tố cần thiết cho sự phát triển đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hoá. 1.2. Trước tình hình mới, nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội, giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay đang chuyển từ dạy học theo hướng tiếp cận tri thức sang định hướng tiếp cận năng lực, phát triển phẩm chất người học. Nghị quyết 29 của Đảng đã xác định rõ :“... đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Trong xu thế đổi mới của giáo dục phổ thông, giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng thích ứng với xu thế phát triển của thời đại, kỹ năng phát triển bản thân, làm chủ và khẳng định giá trị sống của chính mình có vị trí, vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, việc bổ trợ và nâng cao những kỹ năng cần thiết cho học sinh còn là yêu cầu khá mới mẻ, ít nhiều còn lúng túng, bị động đối với giáo viên. 1.3. Trường THPT Đô Lương 1 được xem là đơn vị giáo dục trọng điểm của tỉnh Nghệ An, là cái nôi đào tạo tri thức giáo dục phổ thông được chính quyền và nhân dân huyện Đô Lương gửi trọn niềm tin. Trải qua chặng đường 65 năm phát triển và trưởng thành, nhà trường đã nêu cao tinh thần “Dạy tốt - học tốt”, chăm lo công tác giáo dục toàn diện, thường xuyên quan tâm tới việc bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng sống để học sinh có thể thích ứng với xu thế phát triển của thời đại, trở thành những công dân tiên tiến, cống hiến những giá trị hữu ích cho xã hội. Để đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện, gắn kết vấn đề học tập trên ghế nhà trường hôm nay với thích ứng và làm chủ cuộc sống tương lai,vấn đề phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh đã được nhà trường quan tâm sâu sát. Nhằm góp phần đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, hướng đến mục tiêu đào tạo những công dân năng động, sáng tạo, tự tin, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, chúng tôi chọn vấn đề: “Giải pháp phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 1
- 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm là giải pháp phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1 3. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra biện pháp để phát huy tiềm lực về khả năng học tập, rèn luyện tinh thần tự giác, tích cực, sáng tạo trong mỗi học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng xu thế thời đại hội nhập và toàn cầu hoá. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, bao gồm việc làm rõ bản chất của việc phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1 Đề xuất những giải pháp phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1 Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét khả năng ứng dụng của đề tài trong việc phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1 5. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp thuộc hai nhóm nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn: - Dùng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết để đánh giá, thẩm định những công trình nghiên cứu đã bàn bạc các vấn đề có liên quan đến đề tài. - Dùng các phương pháp quan sát và điều tra để thu thập những dữ liệu cần thiết về phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1 - Dùng phương pháp thực nghiệm để nắm bắt và đánh giá tính khoa học, tính khả thi của việc phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1 6. Tính mới của đề tài 6.1. Đề xuất giải pháp phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1 góp phần giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực, phấn đấu trở thành công dân tiên tiến của toàn cầu thời kì hội nhập. 6.2. Vấn đề quan tâm có tính thời sự, gần gũi và thiết thực đối với xã hội, phù hợp với xu thế đổi mới, gắn kết giáo dục trong nhà trường với thực tiễn đời sống. 2
- 6.3. Giải pháp lan tỏa hiệu ứng tích cực, thể hiện tính thuyết phục, hiệu quả của công tác bồi dưỡng kỹ năng sống 6.4. Đề tài có thể ứng dụng trong giáo dục học sinh THPT cũng như vận dụng cho các cấp học ở các địa phương khác nhau 5. Bố cục của sáng kiến kinh nghiệm Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của sáng kiến kinh nghiệm có ba vấn đề : 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 2. Giải pháp phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1 3. Giáo án thể nghiệm 3
- PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1.1. Nội lực và các biểu hiện của nội lực trong mỗi con người Nội lực là những nguồn sức mạnh xuất phát từ bên trong con người được thể hiện trong quá trình giải quyết các vấn đề cuộc sống, thúc đẩy việc theo đuổi các mục tiêu, mạnh dạn tháo gỡ những khó khăn và tìm mọi giải pháp để đạt được những thành tựu Các biểu hiện của nội lực trong mỗi con người được thể hiện qua nhiều khía cạnh, tình huống cuộc sống. Đó là ý thức làm chủ bản thân, bao gồm làm chủ cảm xúc, suy nghĩ, hành động, lời nói, việc làm trong mối quan hệ giữa chính mình với người khác, với cuộc sống… Điều quan trọng nhất của mỗi người là chiến thắng chính bản thân mình và làm chủ cuộc sống. Đó là nhân tố quan trọng kiến tạo những giá trị tốt đẹp, phát huy những tiềm năng để tự tin, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cuộc sống. Làm chủ được bản thân sẽ tránh được tâm lí tự ti, sợ hãi, hùa theo đám đông xô bồ, giúp mỗi người có chính kiến, khẳng định được giá trị, vị thế trong xã hội, giúp cho cuộc sống trở nên an bình, thành công và triển vọng hơn. Tinh thần sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại để vươn lên cũng là biểu hiện sinh động của nội lực mạnh mẽ. Khó khăn là một phần tất yếu của cuộc sống và con người đích thực phải luôn ý thức tiến về phía trước. Người có nội lực vững vàng sẽ luôn hiểu họ cần phải làm gì, phải hành động như thế nào để thích nghi với hoàn cảnh. Đối mặt và vượt qua mọi trở ngại cuộc sống, con người sẽ tự bồi dưỡng, rèn luyện cho mình đức tính tự tin, bản lĩnh, quyết đoán, mạnh mẽ, lạc quan Bên cạnh đó, nội lực còn biểu hiện thông qua sự tập trung cao độ và chủ động học tập, rèn luyện. Vấn đề cuộc sống chỉ có thể giải quyết hiệu quả khi chúng ta tập trung cao độ, dồn hết tâm huyết, tự giác và luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Điều đó còn giúp mỗi người tự bồi dưỡng và duy trì nguồn năng lượng tích cực để cảm nhận những điều tốt đẹp của cuộc sống. Đồng thời, nội lực còn được biểu hiện ở sự sáng tạo và đổi mới trong công việc, tìm tòi, trăn trở trong học tập không ngừng phấn đấu và tiến bộ, sự nhiệt tình, chăm chỉ, bền bỉ, kiên trì, chịu khó để từng bước chinh phục ước mơ, dần biến mình trở thành con người mơ ước. Đây chính là tiền đề để mỗi người trở thành phiên bản tốt nhất của đời mình và để lại những dấu ấn tốt đẹp trên hành trình cuộc sống. 1.1.2. Tầm quan trọng của nội lực trong học tập, rèn luyện và giải quyết các vấn đề cuộc sống Nội lực chính là nguồn sức mạnh vô hình thôi thúc con người sự khao khát và tự nguyện phấn đấu để vươn tới mục tiêu, lí tưởng hay đạt những thành tựu trong các lĩnh vực cuộc sống. Nội lực có khả năng kích thích con người nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo làm việc nhằm tạo ra năng suất, hiệu quả, góp phần 4
- nâng cao chất lượng cuộc sống. Nội lực tạo ra dòng chảy năng lượng tươi mới giúp con người học tập và lao động hăng say, không ngừng phát huy năng lực, sở trường của bản thân, dám đối mặt và vượt qua những trở ngại, thách thức để hoàn thành mục tiêu đề ra. Nội lực là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả học tập và rèn luyện của HS. Một khi con người có nội lực mạnh mẽ, họ sẽ chủ động chinh phục, chiếm lĩnh tri thức, tự giác bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao hiểu biết và tích cực đúc rút kinh nghiệm, không ngừng phấn đấu để đạt kết quả như mong muốn. Nội lực là căn nguyên của sự nảy sinh những ý tưởng sáng tạo trong học tập và rèn luyện. Một khi trong bản thân tiềm tàng nội lực mạnh mẽ, con người sẽ tự tin giải quyết những tình huống phức tạp trong học tập và cuộc sống, nhiệt tình kiến tạo và theo đuổi các mục tiêu, mạnh dạn tìm cách chinh phục thử thách, tháo gỡ những khó khăn, nhân cái khó mà “ló cái khôn”, nảy sinh ý tưởng sáng tạo, đổi mới, tạo ra sự đột phá tìm mọi giải pháp để đạt được những thành tựu Nội lực còn có vai trò ngăn chặn và triệt tiêu mầm mống của những cảm xúc tiêu cực nảy sinh trong quá trình học tập và lao động. Bản thân cuộc sống vốn rất bộn bề, phức tạp, không tránh khỏi việc xảy ra những điều bất như ý khiến tâm tư con người dễ nảy sinh bực bội, âu lo, hốt hoảng, hoài nghi, chán nản… Trong hoàn cảnh đó, nội lực tiềm tàng sẽ giúp con người cân bằng cảm xúc, biến cảm xúc tiêu cực thành động lực vươn lên, thành đòn bẩy để tiếp tục phấn đấu và thành công. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Lịch sử truyền thống và tiềm năng phát triển công tác giáo dục toàn diện của trường THPT Đô Lương 1 Được thành lập từ năm 1959, ban đầu trường THPT Đô Lương 1 được mang tên là Cấp 3 Anh Sơn, đến tháng 4 năm 1963 đổi tên thành trường cấp 3 Đô Lương. Năm 1965, theo chủ trương của Ty giáo dục, một số lớp chuyển về Anh Sơn thành lập trường cấp 3 Anh Sơn, một số lớp chuyển về Lam Sơn, Bạch Ngọc thành lập trường cấp 3 Đô Lương 2. Từ đó trường mang tên cấp 3 Đô Lương 1, đến năm 1985 đổi tên là trường PTTH Đô Lương 1. Từ năm 1990 đến nay, trường mang tên là THPT Đô Lương 1. Trải qua 65 năm xây dựng và trưởng thành, trường đạt được nhiều thành tích nổi bật, đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba năm 1999, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2009, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2014, đạt Chuẩn quốc gia năm 2010, đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 giai đoạn 2013-2018, được Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An tin tưởng lựa chọn xây dựng trường trọng điểm Chất lượng cao giai đoạn 2019 – 2023 và được trao tặng nhiều cờ thi đua, bằng khen, danh hiệu khác của Thủ Tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, các cấp, các ngành… Trong suốt hành trình 65 năm bền bỉ thắp lửa tri thức, trường THPT Đô Lương 1 luôn quan tâm đến chất lượng đào tạo, xem đó là mục tiêu trung tâm, là nhiệm vụ tiên quyết. Chi ủy - Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm chăm lo bồi 5
- dưỡng chất lượng đội ngũ. Bởi vậy, trường luôn xây dựng một tập thể hội đồng sư phạm đoàn kết, tâm huyết, có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, hứa hẹn nhiều triển vọng trong sự nghiệp trồng người. Nhằm nhiệt tình hưởng ứng và đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” gắn với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”, tăng cường học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhà trường thường xuyên chú trọng công tác chuyên môn như cải tiến phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, tổ chức hội nghị “Dạy tốt, học tốt”, xây dựng các chuyên đề cấp tổ, cấp trường, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, tổ chức các buổi ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống... Trong bối cảnh hội nhập và phát triển chung của toàn xã hội, trường THPT Đô Lương 1 đã tiếp thu tinh thần đổi mới giáo dục theo định hướng dạy học chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, kết hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành, giữa kiến thức và kĩ năng, giữa sách vở và cuộc sống. Dưới mái trường có bề dày truyền thống 65 năm phát triển và trưởng thành, sự chuyển biến trong quan niệm và vai trò của người thầy được thể hiện rõ ở cách hướng dẫn học sinh tự học, tự trưởng thành, tích cực phát huy nội lực để tự tin giải quyết các vấn đề cuộc sống đã, đang và sẽ xảy ra. Đây chính là cơ sở để trường thích ứng với xu thế đổi mới, tiếp tục vươn lên, viết tiếp trang sử mới ở những chặng đường phía trước. 1.2.2. Thực trạng của việc phát huy nội lực trong học sinh ở trường THPT Đô Lương 1 Để nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, các nhà trường nói chung, tại trường THPT Đô Lương 1 nói riêng, chúng tôi xác định vấn đề giáo dục HS phát huy nội lực là rất cần thiết. Tinh thần phát huy nội lực mạnh mẽ trong học sinh sẽ là tiền đề quan trọng để các em phấn đấu trở thành công dân có ích, phát huy trách nhiệm, cống hiến tâm sức cho cuộc đời, góp phần thúc đẩy cộng đồng xã hội phát triển bền vững. Tuy nhiên, do nhận thức cũng như điều kiện tổ chức các hoạt động dạy học, mà vấn đề phát huy nội lực trong học sinh vẫn rất cần sự quan tâm, nhen nhóm và tâm thế sẵn sàng thắp lửa từ nhà trường cũng như mỗi một giáo viên. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng giáo dục HS phát huy nội lực trong học tập và rèn luyện. Đối tượng khảo sát là GV và HS trường THPT Đô lương 1. Có 20 GV (trực tiếp tham gia công tác Đoàn, GVCN, GV giảng dạy các bộ môn) và 200 HS tham gia khảo sát. Qua việc lấy thông tin thực tế bằng phương pháp khảo sát, chúng tôi đã có một cái nhìn tương đối bao quát về thực trạng vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Cùng với sự phát triển của thời đại 4.0, nhiều thời cơ mở ra song thách thức cũng không ít, sứ mệnh con người là tâm điểm của cuộc sống, là chủ nhân quyết định sự thành bại của mọi vấn đề càng được khẳng định mạnh mẽ. Đúng như Xu - khôm - lin-xki từng nói: “Con người sinh ra không 6
- phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Ý thức rõ điều đó, ngay từ những năm tháng học tập và rèn luyện tại trường THPT Đô Lương 1, học sinh đã quan tâm trăn trở về những vấn đề lập thân, lập nghiệp, biết nuôi dưỡng ước mơ, phấn đấu vượt qua khó khăn để đạt kết quả nhất định.Theo thống kê qua phiếu thăm dò, 60% học sinh thường xuyên quan tâm đến vấn đề làm sao để có kết quả học tập như mong muốn, để thành công trong tương lai…, cần phải làm gì để có thể đạt kết quả như các anh chị cựu HS của nhà trường, như người thân của mình, cần phải như thế nào để bản thân có thể kiến tạo và bền bỉ theo đuổi các mục tiêu, mạnh dạn tháo gỡ những khó khăn và giải pháp để làm nên sự nghiêp. Những trăn trở ấy đã giúp các em nuôi dưỡng ý chí vươn lên, tích cực học tập và rèn luyện và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những em còn rất mơ hồ về ý thức phát huy nội lực để thúc đẩy và nâng cao kết quả học tập. Những HS này còn thiếu quan tâm đến ý thức phát triển bản thân, chưa nuôi dưỡng ý chí quyết tâm, thấy khó khăn dễ nản chí, buông xuôi, còn mải chơi đùa mà chưa quan tâm đến việc lập thân, lập nghiệp… Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1 nhiều GV đã có những đổi mới phương pháp, cập nhật nội dung giáo dục nhằm bồi dưỡng nội lực thông qua rèn luyện ý chí, bản lĩnh, ý thức tự giác, chuyên cần sáng taọ nhằm đáp ứng mục tiêu hình thành và nâng cao kết quả học tập rèn luyện ở học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận GV chưa thực sự thấm nhuần tinh thần đổi mới dạy học, chưa gắn nội dung giáo dục trong trường học với thực tiễn cuộc sống, chưa coi trọng đúng mức vẫn đề nâng cao kĩ năng sống cho HS. Điều đó dẫn tới đâu đó vẫn có hiện tượng giáo dục học sinh nghiêng về trách phạt, áp đặt theo hướng dẫn, chỉ đạo, thiếu linh hoạt, chưa am hiểu hoàn cảnh, tâm tư HS, chưa động viên HS hình thành những thói quen tốt nhằm phát huy nội lực, từng bước nâng cao kết quả học tập và rèn luyện. Hiện nay, ngành giáo dục đang có những đường hướng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo bước chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Song hành, tương ứng với tinh thần đổi mới của GV, đa phần HS đã hưởng ứng mạnh mẽ, tích cực nhập cuộc, không ngừng phát huy tính chủ động, tích cực nâng cao khả năng thích ứng và thay đổi bản thân theo xu thế thời đại. Thực tế cho thấy đã có những giờ học, buổi Hoạt động ngoài giờ lên lớp mang ý nghĩa giáo dục HS nâng cao kĩ năng sống, trong đó có kĩ năng phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, thực tế về chất lượng giáo dục nhiều năm qua cũng cho thấy bên cạnh những thành tựu đẹp đẽ được thể hiện qua kết quả các kì thi Tốt nghiệp THPT, thi Học sinh giỏi cấp Tỉnh, thi Sáng tạo khoa học hay đạt các chứng chỉ ngoại ngữ tin học cấp Quốc tế, một số HS của nhà trường vẫn còn phấn đấu cầm chừng, chưa đảm bảo kết quả chuẩn đầu ra theo tinh thần đổi mới giáo dục. Điều đó càng cho thấy tính cấp thiết của việc giáo dục HS nêu cao ý thức phát huy nội lực nhằm thúc 7
- đẩy kết quả học tập và rèn luyện ngày một tốt hơn. Qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề, chúng tôi thấy việc rèn luyện và phát triển năg lực, phẩm chất phù hợp truyền thống nhân văn của loài người nói chung, kĩ năng thay đổi và thích ứng với xu thế phát triển văn minh tiến bộ của thời đại trong HS rất cần tính đồng bộ và hiệu quả. Xuất phát từ điều đó, chúng tôi nghĩ rằng sự đổi mới toàn diện, mạnh mẽ từ nhận thức của GV và HS cho đến hoạt động giáo dục nhằm nâng cao phát huy nội lực trong học sinh là cần thiết từ phía người dạy và người học, từ tiến trình dạy học lẫn thái độ, cách thức tư duy, hành xử… 8
- Chương 2. Giải pháp phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1 2.1. Nguyên tắc bồi dưỡng ý thức phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT 2.1.1. Nguyên tắc bồi dưỡng ý thức phát huy nội lực gắn với các chuẩn mực đạo đức, truyền thống dân tộc và những nét đẹp nhân văn của nhân loại. Mỗi cá nhân là một giọt nước hoà vào biển lớn cộng đồng xã hội. Cá nhân là một hiện tượng mang tính lịch sử với tính cách là những con người cụ thể và đồng thời là sản phẩm của sự phát triển xã hội, là chủ thể lao động của các quan hệ xã hội, và của nhận thức. Cá nhân là một con người hoàn chỉnh trong sự thống nhất những khả năng riêng có của con người đối với chức năng xã hội do người đó thực hiện. Dù bé nhỏ song mỗi con người hiện hữu giữa cuộc đời đều có mối liên hệ, có khả năng soi chiếu với cộng đồng xã hội. Trong đời sống, chuẩn mực đạo đức được thể hiện ở nhận thức, quan niệm về tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm…, ở quy tắc đánh giá và thái độ, hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người, gữa con người với thế giới và với chính bản thân mình. Trải qua quá trình lao động và chiến đấu bền bỉ, dài lâu, dân tộc Việt nam đã hun đúc nên những tinh hoa truyền thống tốt đẹp. Đó không chỉ là sự kiên cường, oanh liệt chiến đấu chống ngoại xâm, là sự cần cù, sáng tạo trong lao động, lối sống giản dị và bình tâm mà hơn thế là tinh thần phát huy sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người tạo nên hào khí Việt nam hùng thiêng lưu dấu suốt bao thế hệ Truyền thống nhân văn của loài người cũng như nét đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam luôn coi trọng chuẩn mực đạo đức, thái độ sống có văn hóa, đề cao ý thức phát huy nội lực để vươn lên chinh phục thử thách và khẳng định giá trị của bản thân. Những huyền thoại lưu danh sử sách, những câu chuyện về tấm gương truyền cảm hứng sống cho mọi người chủ yếu thể hiện bằng cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp của đạo đức, trí tuệ, tôn vinh những hành động đẹp, việc tử tế của những con người có nội lực mạnh mẽ, dũng cảm vượt lên chính mình, mải miết với hành trình gieo hạt giống năng lượng tích cực, lan toả hiệu ứng tốt đẹp cho cuộc sống. Và những bài học nhân sinh của người đời truyền dạy cho nhau luôn tập trung vào việc nuôi dưỡng ý chí, bồi đắp khát vọng, niềm tin, tinh thần vượt lên số phận… Điều đó đã trở thành kim chỉ nam trong phương châm nhận thức và hành động, góp phần quan trọng trong việc đánh thức tiềm năng kì diệu, giúp con người vươn mình lớn dậy, tự tin chinh phục thử thách, chông gai trong cuộc sống. Là những người làm công tác giáo dục, trực tiếp góp phần vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, sứ mệnh của người thầy trong việc kết hợp dạy chữ, dạy người càng được khẳng định đề cao. Để định hướng HS thúc đẩy hiệu quả học tập và rèn luyện, GV cần thường xuyên có biện pháp tích cực kích thích, trao truyền động lực thôi thúc 9
- HS chiếm lĩnh tri thức, tự nâng cao kĩ năng giải quyết vấn đề, tự lập, tự cường trong cuộc sống hiện tại và tương lai. GV luôn giữ vai trò gợi mở, dẫn dắt các em hình thành thói quen nhận thức, suy nghĩ tích cực, thái độ, hành vi ứng xử tôn trọng, đề cao chuẩn mực đạo đức, văn hoá, hướng tới những giá trị nhân văn tiến bộ. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, thông tin bùng nổ đa chiều, chất lượng cuộc sống của con người được cải thiện với nhiều ứng dụng tiện ích, hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra thách thức không hề đơn giản về vấn đề lắng nghe và tiếp nhận thông tin có chọn lọc, chuyển hoá, thay đổi vi bản thân theo chiều hướng tích cực. Để hướng tới điều đó, GV cần có những uốn nắn, bồi dưỡng cho học sinh có nhận thức, suy nghĩ, thái độ hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức, truyền thống dân tộc và những nét đẹp nhân văn của nhân loại, hướng tới bồi dưỡng, phát huy những giá trị cốt lõi của bản thân, tạo nên nguồn nội lực mạnh mẽ, dám khát khao và sẵn sàng cố gắng vươn lên, thể hiện trách nhiệm của HS với bản thân và cộng đồng 2.1.2. Định hướng bồi dưỡng ý thức phát huy nội lực ý thức khai thác ưu thế nổi trội, thể hiện sở trường, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của bản thân trong các phương diện đời sống và hoạt động xã hội Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội, gây ảnh hưởng đa chiều đến học sinh, việc khơi dậy nội lực học tập càng trở nên vô cùng quan trọng. Mỗi người sinh ra đều có một thế mạnh nổi trội có thể là những năng khiếu văn hoá, văn nghệ, những điểm mạnh về tâm hồn, về khả năng giao tiếp, thuyết trình, dẫn dắt hay sự thành thạo, tài giỏi trong lắp ráp, pha chế …Việc phát triển sở trường, phát huy điểm mạnh của bản thân mang lại cho con người những tiền đề quan trọng để có một cuộc sống tự tin và hạnh phúc. Họ sẽ thành công hơn trong học tập, công việc và cuộc sống cá nhân, có nhiều cơ hội để khẳng định mình và tích cực đóng góp phần cho cộng đồng xã hội Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, sự lên ngôi của công nghệ 4.0, con người cần thích ứng và thay đổi trên tinh thần hoà nhập nhưng không hoà tan, giao lưu, học hỏi nhưng không đánh mất bản sắc riêng và luôn đề cao sự khác biệt. Điều đó đồng nghĩa với quan điểm mỗi người, đặc biệt là HS cần nêu cao ý thức phát huy nội lực ý thức khai thác ưu thế nổi trội, thể hiện sở trường, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của bản thân trong các phương diện đời sống và hoạt động xã hội Với sự định hướng của gia đình, xã hội và nhà trường, HS hoàn toàn có thể phát huy thế mạnh của bản thân để tạo năng lượng tích cực, hạn chế, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, giúp chính mình và cộng đồng được đón nhận những giá trị sống tốt đẹp. Điều đó có thể thực hiện khi mỗi HS biết kết hợp hài hoà giữa ý thức khai thác các yếu tố bên trong con người mình (đời sống nội tâm hay những tính cách, phẩm chất tốt đẹp, những kĩ năng thành thục, niềm tin và khát vọng và tinh thần nỗ lực lên) và các yếu tố bên ngoài (như gia đình hòa thuận, yêu thương, những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” của đời sống xã hội và trực tiếp, gần gũi hơn là môi trường học tập, rèn luyện giúp HS phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết, 10
- từ đó nâng cao giá trị bản thân 2.1.3. Việc bồi dưỡng ý thức phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện cần được phổ biến rộng rãi, duy trì thường xuyên, có những định hướng sát sao, kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể và tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh Thế hệ trẻ vốn năng động, nhiệt huyết, tâm hồn nhạy cảm, dễ thích ứng với cái mới, cái hay, cái đẹp của đời sống song còn bồng bột, nhất thời, thiếu bản lĩnh nên dễ phản ứng nhất thời, làm việc kiểu “đầu voi đuôi chuột”, thấy khó khăn vất vả dễ nản chí, buông xuôi. Bởi vậy, để các em có ý thức phát huy nội lực mạnh mẽ, rất cần sự đồng hành, sát sao của gia đình và nhà trường. Với HS bậc THPT, các em thường có tâm lí cho rằng mình là người lớn nên muốn xây dựng một thế giới của riêng mình, tự do làm điều mình thích, cho rằng quyết định của mình là luôn đúng, không muốn sự can thiệp của gia đình vào đời sống cá nhân. Các em cảm thấy quan điểm của người lớn hay ôn nghèo, kể khổ rất giáo điều, lạc hậu so với thời cuộc nên dễ có tâm lí phủ nhận những lời khuyên bảo, giục giã kiểu “Học đi con!” “Em phải cố gắng”… Bởi vậy cho nên vai trò của nhà trường trong việc bồi dưỡng và phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện cho học sinh là rất cấp thiết. Điều này phải được GV lưu ý thường xuyên, cụ thể, sát sao song cũng cần sự tế nhị, khéo léo để đạt hiệu quả mong muốn. GV cần tạo điều kiện cho HS có cơ hội được thể hiện nội lực, được động viên, khích lệ, để các em có nhiều trải nghiệm thấm thía sâu sắc, biết tự điều chỉnh, tự phát triển, trưởng thành về phẩm chất, năng lực. 2.2. Giải pháp phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1 2.2.1. Kết nối kiến thức bài học, môn học với cuộc sống, kết hợp dạy chữ, dạy người, rèn luyện kỹ năng học tập với bồi dưỡng kĩ năng sống, bám sát mục tiêu “ Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định bản thân” Ulrich Lipp cho rằng: “Một giờ giảng tốt nhất là một giờ giảng bắt đầu từ thực tiễn và kết thúc trong thực tiễn”. Điều quan tâm, trăn trở lớn nhất của GV luôn là tìm cách triển khai bài giảng như thế nào để hoạt động học của HS vừa có được tri thức, vừa có được trạng thái tinh thần vui vẻ thoải mái, học tập một cách chủ động, say mê, đúng với vai trò là chủ thể tích cực, đồng thời cảm thấy nội dung bài học gần gũi, thiết thực với cuộc sống. Dạy học với tinh thần kết nối tri thức và cuộc sống nhằm đáp ứng mục tiêu giúp người học vận dụng để giải quyết các vấn đề cuộc sống con người và xã hội. Việc kết nối kiến thức bài học, môn học với cuộc sống cần được GV quan tâm thực hiện linh hoạt ở tất cả các bước lên lớp: từ bước Khởi động đến Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng, từ các hoạt động thực hiện ở trên lớp cũng như ở ngoài giờ học, ngoài trường học. Trong các bài học, tuỳ đặc thù bộ môn, GV có thể đưa ra các số liệu, hình ảnh về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là các tình huống gần gũi với giới trẻ để kích thích sự chú ý của HS, 11
- giúp các em kết nối bài học, môn học với cuộc sống một cách tự nhiên, thoải mái. Khi được dẫn dắt kết nối tri thức với thực tiễn cuộc sống, HS sẽ tự bồi dưỡng và phát triển kĩ năng sống ngày càng thành thục, linh hoạt. Từ những bài học phong phú, thiết thực, gần gũi, kết hợp dạy chữ, dạy người, rèn luyện kỹ năng học tập với bồi dưỡng kĩ năng sống, HS sẽ tự nhận thức rõ hơn về con người và cuộc sống, có phương hướng giải quyết những tình huống phức tạp và nêu cao ý thức tự chủ, tự giác, trở nên tự tin, mạnh dạn hơn. Và đương nhiên, với ý tưởng phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Đô Lương 1, chúng tôi không chỉ quan tâm thiết lập mối liên hệ gần gũi giữa bài học với những gi xảy ra trong cuộc sống một cách chung chung mà chú ý nhiều hơn đến việc gợi dẫn HS đúc kết những bài học nhân sinh để thúc đẩy ý chí vươn lên, không ngừng nỗ lực, bản lĩnh và khát khao hướng về những điều tốt đẹp. Trong mỗi giờ học, GV luôn ý thức tìm cách giúp HS mở rộng tầm nhìn, nuôi dưỡng ước mơ. Đặc biệt là công việc của GV chủ nhiệm trong các giờ sinh hoạt lớp cần cho các em trăn trở cho câu hỏi làm thế nào để có thể thực hiện mục tiêu “ Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định bản thân”. Làm thế nào để việc học thực sự giúp ta mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao trình độ văn hóa cũng như nhận thức của con người, trở thành con đường ngắn nhất để con người có thể hoàn thiện chính bản thân mình. Câu hỏi đó sẽ được HS tự giải đáp. Khi các em được đắn kết bài học trong SGK với cuộc sống, với nhu cầu học tập của bản thân mình. Và dần dần, GV khơi gợi từ sâu thẳm tâm tư HS những mong muốn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, với cộng đồng, với cả chính mình nữa. Điều đó có khả năng chi phối mạnh mẽ đến động cơ, thái độ học tập tích cực tự giác của các em, giúp cho nguồn nội lực mạnh mẽ trong mỗi HS được phát huy bằng những hiệu ứng tích cực. Chẳng hạn như trong giờ học Ngữ văn, bài Đọc văn “Rừng xà nu” của tác giả Nguyễn Trung Thành (SGK Ngữ văn 12- Chương trình Chuẩn 2006), GV gợi dẫn HS khám phá vẻ đẹp của hình tượng xà nu qua các chi tiết trong văn bản :“ Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...” GV giúp HS cảm nhận vẻ đẹp khoẻ khoắn, sức sống tràn trề, khao khát ánh sáng, tự tin, mạnh mẽ bao dung của cây xà nu, của đất rừng Tây Nguyên. Từ văn bản, HS đúc rút thông điệp về giá trị của sự sống, ý thức khao khát vươn lên, biến đau thương thành động 12
- lực. Câu chuyện rừng cây cũng là chuyện đời người, sức sống mãnh liệt tiềm tàng của xà nu cũng là nội lực mạnh mẽ của con người … Đó là bài học thấm thía về lẽ sống cho tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường, thôi thúc họ kiến tạo hình ảnh đẹp đẽ về bản thân trong hiện tại và tương lai. 2.2.2. Giữ thái độ thân thiện, ân cần, gần gũi, sẻ chia, đồng cảm với tâm tư của học sinh, giúp các em thấu hiểu con người bên trong của chính mình để tích cực nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xây dựng những mục tiêu trước mắt và lâu dài cho bản thân Thái độ giao tiếp thân thiện, ân cần, sẻ chia tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa các cá nhân và lan tỏa niềm vui, hạnh phúc và sự đồng cảm trong cuộc sống. Tình yêu thương có thể thay đổi con người, tạo ra năng lượng giúp con người trở nên tự tin hơn, tạo ra sự khích lệ để khám phá và phát triển tiềm năng bản thân, gỡ bỏ rào cản, giới hạn về khả năng, tạo ra chuỗi sự tương tác tích cực. Tình cảm chân hành có khả năng kết nối sâu sắc giữa tâm hồn với tâm hồn để tạo nên nguồn năng lượng vô hình lan toả trong sự đồng điệu, yêu thương, cảm thông chia sẻ. Thế hệ trẻ vốn có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, cái mới lạ, thích thử nghiệm và luôn có nhu cầu thay đổi thực đơn cho cảm giác bản thân. Vậy nên để HS phát huy ngững nguồn lực từ sâu thẳm nội tâm các em, GV luôn giữ thái độ thân thiện, ân cần, gần gũi, sẻ chia, đồng cảm với tâm tư của học sinh thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trước hết là ý thức xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, giao lưu thầy trò nhịp nhàng, gần gũi, tạo điều kiện thuận lợi để GV lắng nghe và thấu hiểu HS, từ đó có những tư vấn, định hướng các em phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Bản thân GV trực tiếp tham gia công tác giảng dạy và giáo dục HS cần thể hiện tinh thần giao tiếp thân thiện, giao lưu, chia sẻ, tư vấn nhiệt tình để các em có thể trải lòng, tin tưởng bộc bạch những suy nghĩ thầm kín, khó nói. Tuỳ theo năng lực đối tượng và hoàn cảnh HS, GV có thể khuyến khích các em nói lên chính kiến của mình về bài học, về các vấn đề cuộc sống, về những suy nghĩ, sự định của bản thân cho cuộc sống hiện tại và tương lai…. Thấu hiểu con người bên trong của chính mình là một nhu cầu chân chính của mỗi người, là yếu tố cốt lõi để nâng cao giá trị bản thân. Chỉ khi thấu hiểu, yêu quý bản thân, chúng ta sẽ biết trân trọng những gì mình có và tin tưởng vào khả năng của bản thân, không ngừng phấn đấu cho những điều tốt đẹp. Để giúp các em thực hiện điều đó, hãy tạo cho HS thói quen trân trọng sự khác biệt, không so sánh bản thân với người khác, ý thức tự hoàn thiện bản thân, quan tâm việc xây dựng mục tiêu và nỗ lực phấn đấu, biết dành những điều tốt đẹp cho bản thân, xây dựng mạng lưới quan hệ tích cực, cầu tiến học hỏi kinh nghiệm của người khác để mở rộng tầm nhìn của mình. 2.2.3. Truyền cảm hứng, gieo niềm tin hy vọng mạnh mẽ cho học sinh không ngừng phấn đấu, nỗ lực, vượt lên mọi trở ngại để biến ước mơ thành hiện thực Hứng thú, đam mê, niềm tin, hy vọng là yếu tố quan trọng để con người lớn dậy và thành công trong cuộc sống. Dù có tài năng mà không chuyên tâm nhiệt tình, 13
- hứng thú và tin yêu công việc thì chúng ta cũng sẽ khó hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Đúng như Nazim Hikmet đã chiêm nghiệm: “Nếu tôi không cháy lên, nếu anh không cháy lên, chúng ta không cháy lên thì làm sao bóng tối có thể thành ánh sáng” . Con người cần “cháy lên”, cần nỗ lực quyết tâm, cần bứt phá vươn lên, nêu cao ý chí quyết tâm, vượt lên hoàn cảnh, bền bỉ theo đuổi đam mê để có thể lấp lánh và toả sáng giữa cuộc đời. Bởi vậy, để giúp HS phát huy nội lực, giáo viên cần tích cực lan truyền những cảm hứng tích cực, khơi dậy ý thức nuôi dưỡng đam mê, hy vọng bằng những hình thức phong phú, linh hoạt. Đó có thể là những câu chuyện ngợi ca thái độ sống đẹp, sống tử tế giữa cuộc đời như Thomas Edison đã trải qua hàng chục nghìn lần thất bại trong phòng thí nghiệm để rồi có những phát minh vĩ đại mang đến cho loài người kỉ nguyên ánh sáng, hay sử miệt mài quyết tâm nghiên cứu Toán học đã giúp Ngô Bảo Châu đón nhận giải thưởng danh giá… GV cần tạo không khí vui vẻ, nhẹ nhàng giao lưu trò chuyện, khéo léo kết nối những câu chuyện trong văn học, trong các giai thoại và trong thực tế, có khi là chuyện về đồng nghiệp, chuyện về những học sinh đã và đang học tập tại trường đã nỗ lực vươn lên bằng bản lĩnh, ý chí…Từ đó khơi gợi HS liên hệ với bản thân và tự giác định hình phương châm nhận thức và hành động tích cực, không ngừng nỗ lực vươn lên, dám mơ ước và quyết tâm biến nó thành hiện thực. Bên cạnh đó, những câu ngạn ngữ, những danh ngôn cũng có khả năng truyền lửa mạnh mẽ, giúp HS xây dựng động cơ, thái độ học tập tích cực, hiệu quả. GV hoàn toàn có thể lan toả cảm hứng sống đẹp cho HS bằng những triết lí nhân sinh thấm thía: Đó là ý thức không ngừng vươn lên đón nhận nguồn năng lượng tích cực của cuộc sống: “Cuộc đời như biển, ai không bơi sẽ chìm”, “ Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn” (Danh ngôn Nam Phi)- “Nếu không nỗi đau rứt lá, sao làm nổi nhành mai”; là tinh thần kiên trì cố gắng, chăm chỉ mỗi ngày thể hiện qua những lời khuyên :“ Hãy bước qua và đếm từng viên sỏi – Hãy nhặt sỏi mà xây nên thành – Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”… 2.2.4. Tăng cường khen ngợi, động viên, khích lệ học sinh kiến tạo, vun đắp những giá trị sống tốt đẹp; hỗ trợ hoá giải những cảm xúc tiêu cực, thôi thúc các em phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của bản thân, tích cực rèn luyện những thói quen tốt. HS sẽ tích cực học tập và rèn luyện khi có một nhu cầu , khao khát mạnh mẽ thật sự. Động lực để các em phấn đấu không phải là điểm số, là quà tặng, phần thưởng mà trước hết là lời khen ngợi, ghi nhận, đánh giá của GV. Để động viên khích lệ HS học tập, rèn luyện, GV cần tạo ra những tình huống học tập để kích thích nhu cầu khám phá, tranh luận, phản biện, thể hiện sự hiểu biết …của HS. GV cần nắm vững các nhu cầu của HS, giúp các em có thể trình bày ý kiến riêng của mình. Sự quan tâm tới nhu cầu của HS giúp các em phấn khởi học tập, say sưa học tập và vì thế kết quả giờ học sẽ tăng lên. Chất lượng học tập của HS còn chịu sự tác động bởi bầu không khí học tập thân thiện và thoải mái, những cảm xúc tiêu cực được hoá giải, tiêu trừ. Chỉ khi bạn bè, thầy cô vui vẻ, hài hoà, thân thiện, tôn trọng lẫn nhau, HS sẽ phát huy tốt nội lực của mình để tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. 14
- Việc tăng cường khen ngợi, động viên, khích lệ HS cũng cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định: Khen cần phải đúng thời điểm. Khi có bất kì một điều gì mà HS làm tốt, hãy ngay lập tức khen ngợi các em. Dành một hai phút đến bên bàn HS động viên, công nhận HS. Khen phải đúng việc. Ngợi khen phải đúng việc thì các HS khác trong lớp cũng như bản thân HS được khen mới có động lực phấn đấu. Khen phải đúng cấp độ. Lời khen tặng của GV phải chân thành, đúng mực. HS được khen không cảm thấy hổ thẹn vì những lời” có cánh” dành cho mình. GV có thể tạo ra những phần thưởng nhỏ cho HS như: đồ dùng học tập, phiếu đổi quà… GV cần tập trung vào chủ thể được khen để tạo được cảm xúc, tinh thần cho người học. HS sẽ gia tăng sự tự tin trong học tập. Tuy nhiên, khen quá mức độ sẽ tạo ra những học trò kiêu căng, tự mãn. Đây là điều GV cần hết sức chú ý khi sử dụng lời khen tặng HS. Bên cạnh đó GV cũng cần phê bình góp ý chân thành, chừng mực để HS tiến bộ. Nguyên tắc rất quan trọng cần nhớ là không được phê bình bản thân HS là năng lực yếu kém, trí tuệ có vấn đề, chỉ phê bình, góp ý công việc đó, hoạt động đó để giữ gìn thể diện của người học. Sau đó, GV hướng vào bài học cụ thể cần rút ra cho cách làm của HS, tạo thêm động lực cho HS vươn lên và tiến bộ. Tâm lí học hiện đại đã chỉ rõ động cơ học tập là một thành tố quan trọng cấu trúc nên hoạt động học tập của người học. Ghi nhận – khích lệ là một trong những cách thức giúp GV tạo được động cơ học tập cho người học. Để ghi nhận – khích lệ HS có hiệu quả đòi hỏi GV phải thường xuyên quan sát, theo dõi cá nhân HS, nhóm HS trong quá trình học tập để có nhận định, động viên hoặc gợi ý, hỗ trợ kịp thời đối với từng việc làm, từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân hoặc cả nhóm, giúp các em khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ. Kĩ năng ghi nhận - khích lệ, động viên người học trong quá trình dạy học là một tiêu chí quan trọng HS để phát huy nội lực nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p | 171 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 226 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 15 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 27 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giúp học sinh làm nhanh các bài toán trắc nghiệm: Xác định khoảng thời gian đặc biệt trong dao động có tính chất điều hòa
43 p | 61 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp mới để ứng dụng hình chiếu của một điểm xuống mặt phẳng trong hình học không gian
48 p | 34 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp toàn diện giúp học sinh khá giỏi giải được câu hỏi vận dụng cao về Dao động của con lắc lò xo trong kì thi tốt nghiệp THPT
49 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn