Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua hoạt động câu lạc bộ tại trường THPT
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua hoạt động câu lạc bộ tại trường THPT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu các vấn đề lí luận và thực tiễn, đề tài góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua hoạt động câu lạc bộ tại các trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua hoạt động câu lạc bộ tại trường THPT
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng ======***===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ TẠI TRƯỜNG THPT N À LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN MINH HỒNG NĂM THỰC HIỆN: 2021 - 2024 ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ: 0843135468 1
- MỤC LỤC ĐỀ MỤC Trang Phần I. Đặt vấn đề 4 Phần II. Nội dung nghiên cứu 7 Chương 1. Cơ sở lý luận 7 1.1. Văn hóa đọc và tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc 7 1.1.1. Văn hóa đọc 7 1.1.2. Tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc 7 1.2. Câu lạc bộ trong nhà trường phổ thông 8 Chương 2. Cơ sở thực tiễn 8 2.1. Cơ sở thực tiễn 8 2.2.1. Yêu cầu về tăng cường hoạt động trải nghiệm trong chương trình 8 giáo dục phổ thông 2.1.2. Sự phát triển của các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ trong trường 9 THPT hiện nay 2.1.3. Nhu cầu học tập, bộc lộ của học sinh THPT 10 2.2. Thực trạng văn hóa đọc trong các nhà trường phổ thông hiện nay 11 2.2.1. Cách thức điều tra 11 2.2.2. Kết quả điều tra, khảo sát 11 2.2.2.1. Khảo sát đối với học sinh 12 2.2.2.2. Khảo sát đối với giáo viên 13 2.2.3. Phân tích nguyên nhân của thực trạng 15 Chương 3. Giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua hoạt động 16 câu lạc bộ tại trường THPT 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp 16 3.2. Giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua hoạt động câu lạc 17 bộ tại trường THPT 3.2.1. Định hướng thành lập câu lạc bộ Sách 17 2
- 3.2.2. Hướng dẫn học sinh giới thiệu sách và phương pháp đọc sách 21 3.2.3. Tư vấn học sinh lan tỏa văn hóa đọc qua các cuộc thi 30 3.2.4. Phát triển văn hóa đọc qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm 34 trong nhà trường 3.2.5. Hỗ trợ học sinh lan tỏa văn hóa đọc qua các hoạt động cộng đồng 39 3.3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 45 3.3.1. Mục đích khảo sát 45 3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 45 3.3.3. Đối tượng khảo sát 47 3.3.4. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 48 đề xuất 3.3.4.1. Tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất 48 3.3.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất 49 Phần III. Kết luận và khuyến nghị 51 1. Kết luận 51 2. Khuyến nghị 52 Tài liệu tham khảo 54 Phụ lục 55 3
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn hóa đọc hiện nay đang thu hút sự chú ý, quan tâm của toàn xã hội. Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm Ngày Sách và Bản quyền thế giới (World Book and Copyright Day). Đây là một hoạt động nhằm tôn vinh giá trị của sách và vai trò của những người sáng tạo ra sách, khuyến khích cộng đồng, nhất là giới trẻ, khám phá niềm yêu thích đọc sách, tôn vinh văn hoá đọc. Theo đó, các hoạt động về sách và văn hóa đọc diễn ra tại nhiều châu lục trên thế giới như ở châu Phi, Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á. 1.2. Tại Việt Nam, bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội thuận lợi để phát triển văn hoá nhưng cũng là khó khăn, thách thức cho văn hoá đọc. Nhận thấy tầm quan trọng của sách trong đời sống cộng đồng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, quyết sách lớn để thúc đẩy phát triển văn hóa đọc. Ngày 24/02/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao tri thức, xây dựng kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đề án nêu rõ: Văn hóa đọc là hoạt động văn hóa ở tầm cao của một dân tộc. Vì vậy, giáo dục văn hóa đọc cho thanh thiếu niên là nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là các lực lượng giáo dục. Trong đó, nhà trường cần có giải pháp quản lí thiết thực để tổ chức nhiều hoạt động giáo dục đa dạng nhằm thực hiện mục đích bồi dưỡng và phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Nhà trường được xem là môi trường thể hiện rõ nhất chức năng và sức mạnh của văn hóa đọc, vì vậy, cần coi xây dựng văn hóa đọc là công việc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 1.3. Hiện nay, trong các trường phổ thông, hình thức sinh hoạt câu lạc bộ do học sinh đóng vai trò chủ thể phát triển khá rộng rãi với nhiều nội dung phong phú, hướng đến nhiều mục tiêu, trong đó có lan tỏa văn hóa đọc qua các câu lạc bộ sách. Tuy nhiên, ở một số đơn vị, hình thức này còn mang tính tự phát, manh mún và thiếu định hướng. Để hoạt động này đạt hiệu quả tốt, rất cần sự tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ của các thầy cô, để vừa giúp các em nâng cao hiểu biết, phát triển kĩ năng qua những trải nghiệm thiết thực vừa hướng đến mục tiêu phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện nay. 4
- Xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống và xã hội, mục tiêu giáo dục và thực tiễn dạy học ở trường THPT, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua hoạt động câu lạc bộ tại trường THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề lí luận và thực tiễn, đề tài góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua hoạt động câu lạc bộ tại các trường THPT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển văn hóa đọc tại trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua hoạt động câu lạc bộ tại trường THPT. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi này sẽ góp phần nâng cao chất lượng văn hóa đọc tại các nhà trường phổ thông. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. - Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển văn hóa đọc tại các trường THPT. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phát triển văn hóa đọc tại các trường THPT. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua hoạt động câu lạc bộ tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. - Thời gian: từ năm 2021 đến năm 2024. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Tổng quan các tài liệu, thu thập những thông tin qua các văn kiện, tạp chí khoa học, các phương tiện truyền thông… 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5
- - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra, khảo sát và xử lý số liệu. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp phân tích - tổng hợp. - Phương pháp thực nghiệm giáo dục. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp so sánh… 7. Đóng góp mới của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ và sâu sắc thêm hệ thống lý luận về vấn đề văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường THPT; xác định những phương pháp, cách thức phát triển văn hóa đọc cho học sinh THPT qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ. - Đánh giá khách quan những thành tựu và tồn tại của việc phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường THPT hiện nay. Đó là cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh THPT qua hoạt động câu lạc bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong tình hình mới. - Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh THPT qua hoạt động câu lạc bộ. Bao gồm: định hướng thành lập câu lạc bộ sách; hướng dẫn học sinh giới thiệu sách và phương pháp đọc sách; tư vấn học sinh lan tỏa văn hóa đọc qua các cuộc thi; phát triển văn hóa đọc qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường; hỗ trợ học sinh lan tỏa văn hóa đọc qua các hoạt động cộng đồng. Đây là những giải pháp đã được thực hiện có hiệu quả tại đơn vị công tác, có khả năng áp dụng đối với các trường THPT. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung đề tài gồm 3 chương: - Cơ sở lý luận. - Thực trạng phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường phổ thông hiện nay. - Giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh THPT qua hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ. - Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. 6
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Văn hóa đọc và tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc 1.1.1. Văn hóa đọc Theo nghĩa rộng, văn hóa đọc là cách ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và các cơ quan quản lý nhà nước; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội. Xét từ góc độ cá nhân, văn hóa đọc cần hội tụ đủ 3 yếu tố là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Theo nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, hình thành nên thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng bổ sung, bồi đắp cho nhau. Khi cá nhân có những ứng xử, giá trị và chuẩn mực đúng đắn, lành mạnh sẽ hình thành thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc lành mạnh. Như vậy, văn hóa đọc đã vượt lên khái niệm đọc đơn thuần, nó hướng đến giá trị nghệ thuật đích thực, hướng đến các ứng xử, giá trị và chuẩn mực thẩm mỹ của công chúng. Văn hóa đọc là một lĩnh vực, một bộ phận của văn hóa, là một trong những giá trị cốt lõi thể hiện trình độ dân trí và tiềm năng phát triển của cá nhân, cộng đồng và quốc gia. Qua sự phát triển của văn hóa đọc có thể thấy sự phát triển của đất nước. Vì vậy, xây dựng văn hóa đọc cũng đồng nghĩa với xây dựng và phát triển đất nước. 1.1.2. Tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc Phát triển văn hóa là một giải pháp quan trọng không thể thiếu để xây dựng thành công một xã hội học tập hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nguồn nhân lực của đất nước, góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong giáo dục, văn hóa đọc góp phần quan trọng trong tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với thông tin dễ dàng, thuận tiện và bình đẳng, tạo cơ hội cho việc học tập suốt đời của các em. Việc xây dựng một nền văn hóa đặt việc đọc sách lên hàng đầu nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Một nền văn hóa đọc sáng tạo và thú vị không chỉ tạo ra những độc giả có năng lực mà còn thúc đẩy kết nối cộng đồng, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Công việc này gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục - đào tạo. Như vậy, đầu tư cho văn hóa đọc là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững. Phát triển văn hóa đọc là mục tiêu mang tầm quốc gia, trong đó, xây dựng thói quen đọc cho người dân là rất quan trọng, hướng đến xây dựng một 7
- xã hội học tập. Muốn đạt mục tiêu cần phải có sự tham gia của toàn xã hội, trong đó, cá nhân, gia đình và nhà trường giữ vai trò nòng cốt trong việc tạo ra và duy trì thói quen đọc sách cho học sinh. 1.2. Câu lạc bộ trong nhà trường phổ thông Câu lạc bộ trong nhà trường phổ thông là nơi tập hợp các học sinh có cùng sở thích, đam mê và năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó dưới sự định hướng của nhà trường và các tổ chức giáo dục. Hoạt động câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa đa dạng, với nhiều chủ đề và nhiều lĩnh vực khác nhau. Tại đó, học sinh thuộc nhiều nhóm tuổi tham gia với nguyên tắc tự nguyện, có mục tiêu, định hướng nội dung và phương thức sinh hoạt. Đây là một trong những hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo hấp dẫn, thu hút đông đảo học sinh tham gia. Sinh hoạt câu lạc bộ, ngoài mục tiêu rèn luyện khả năng tự chịu trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, học sinh còn được trải nghiệm các nội dung học tập để khám phá bản thân và phát triển năng khiếu. Qua việc tổ chức các câu lạc bộ, nhà trường tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh ngoài giờ học chính khóa. Các câu lạc bộ góp phần không nhỏ trong việc đưa học sinh vào các môi trường giáo dục với nhiều hình thức phong phú, giúp các em giao lưu, học hỏi theo hướng học tập tích cực. Môi trường giáo dục mở của các câu lạc bộ tạo cơ hội và động lực để các em rèn thêm các kỹ năng, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt hơn. Hoạt động ngoại khóa của các câu lạc bộ cũng là môi trường giúp học sinh phát hiện năng lực tiềm tàng, có ý thức về việc định hướng tương lai của mình. Bởi vậy, có thể coi đây là giải pháp quan trọng để nhà trường xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi, vừa thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường, vừa góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở thực tiễn 2.1.1. Yêu cầu về tăng cường hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông Hiện nay, chương trình giáo dục THPT đang được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực. Khác với cách tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực chú trọng vào việc yêu cầu học sinh phải vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống. Vì thế, việc học tập theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với cá nhân và cộng đồng. Với đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo, mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng về lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học, tăng cường trải nghiệm thực tiễn. Theo đó, Hoạt động trải nghiê ̣m, hướng nghiệp trở thành hoạt động giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động này được thực hiện thông qua bốn loại hình 8
- chủ yế u: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ. Như vậy, có thể thấy chương trình Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp bảo đảm sự cân đối giữa hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể, giữa hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài nhà trường, đảm bảo tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các cấp. Theo đó, việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa cần chuyển mạnh sang hướng trải nghiệm sáng tạo. Quá trình thực hiện phải đảm bảo nội dung học tập trải nghiệm phù hợp với yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực, đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bởi vậy, cần đặc biệt chú trọng đến vai trò chủ thể tích cực của học sinh, đặc biệt là trong các hoạt động trải nghiệm dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ. 2.1.2. Sự phát triển của các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ trong trường THPT hiện nay Trong lịch sử giáo dục thế giới, câu lạc bộ của học sinh trong các trường học đã được hình thành và phát triển từ hàng trăm năm nay. Các trường đều có tổ chức các câu lạc bộ để học sinh có thể tham gia và phát huy năng khiếu và đam mê của mình. Ở Việt Nam, các nhà trường rất quan tâm tổ chức câu lạc bộ các môn học, môn năng khiếu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... Việc thành lập các câu lạc bộ đã tạo môi trường giáo dục toàn diện tốt nhất cho học sinh. Các câu lạc bộ trong trường học không chỉ là nơi để trải nghiệm, kết nối mà còn giúp học sinh khám phá, hình thành và rèn luyện năng lực, phẩm chất bản thân từ sớm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trường học hạnh phúc. Hiện nay, trong các trường học trên địa bàn tỉnh đã có hàng nghìn câu lạc bộ trong các trường học được thành lập. Tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, hiện có 16 câu lạc bộ hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có Câu lạc bộ Sách Libro. DANH SÁCH CÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG TT Câu lạc bộ Lĩnh vực Tên đầy đủ Viết tắt hoạt động 1 Đội Thanh niên tình nguyện Đội TNTN Tình nguyện 2 Huỳnh Thúc Kháng English Club HEC Tiếng Anh 3 Huỳnh Debate Club HDC Tranh biện 4 Libro Huỳnh Thúc Kháng Book Club LIBRO CLB Sách 9
- 5 Passion Club (Nhóm bút HTK) PC Truyền thông 6 Huỳnh Thúc Kháng Football Club HFC Bóng đá 7 Huỳnh Basketball Club HBC Bóng rổ 8 Speedy Badminton Club SBC Cầu lông 9 Huỳnh Thúc Kháng Guitarlele Club HGC Đàn hát 10 Break Our Crew BOC Nhảy 11 Huynh Contemporary Dance Club HCDC Múa đương đại 12 Huynh Fashion and Beauty Club F&B Thời trang 13 Huynh Thuc Khang Model United HMU Mô phỏng Liên Nations Union Hợp Quốc 14 The Hook Hook Văn học 15 Huỳnh Thúc Kháng Science Club HIGGS Khoa học 16 Chess One Touch COT Cờ vua Các câu lạc bộ trong trường học đang là một giải pháp quan trọng, thiết thực để giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo điều kiện để thực hiện phương châm học đi đôi với hành, phát triển tối đa khả năng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, để các câu lạc bộ trong trường học hoạt động hiệu quả hơn nữa, cần đa dạng các hình thức sinh hoạt gắn liền với chuyên môn theo từng chủ đề, chủ điểm; có sự chỉ đạo và định hướng sát sao từ giáo viên; có đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời, nghiêm túc... Đây là những yếu tố quan trọng giúp các câu lạc bộ trong trường học hoạt động đúng hướng, trở thành hình thức sinh hoạt, học tập lý tưởng cho học sinh ngoài giờ học chính khóa. Bởi vậy, khai thác hình thức sinh hoạt câu lạc bộ chính là một trong những giải pháp hữu hiệu để phát triển văn hóa đọc trong nhà trường. 2.1.3. Nhu cầu học tập, bộc lộ của học sinh THPT Trong thời đại công nghệ thông tin, tuy con người có nhiều cách để tiếp cận thông tin để bổ sung kiến thức và phục vụ cho nhu cầu giải trí của mình thông qua nhiều loại hình như phương tiện truyền thông, internet, mạng xã hội… nhưng sách vẫn giữ vai trò không thể thay thế. Sách vẫn là niềm yêu thích của độc giả nhiều lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ. Các em vẫn xem sách là một trong những phương tiện bổ ích, hỗ trợ tốt nhất cho việc học tập và giải trí. Tuy nhiên, cách tiếp cận sách của giới trẻ hiện nay có những điểm khác biệt so với thế hệ trước. Đối tượng học tập của trường THPT là những thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 - 18, đang ở độ tuổi phát triển, có những thay đổi hết sức lớn lao về tâm sinh 10
- lý. Đây là thời kì mà có em có khả năng tư duy một cách độc lập, biết vận dụng một cách sáng tạo những điều đã học ở nhà trường, ngoài xã hội và khám phá những điều chưa được học. Các em muốn được kết nối với nhau trong những nhóm nhỏ hay tập thể có chung sở thích và mong muốn lan tỏa niềm đam mê ấy tới cộng đồng. Các em có nhu cầu bộc lộ bản thân, muốn được thể hiện trước thầy cô, bạn bè, muốn khẳng định chính kiến và chứng minh sự tiến bộ, trưởng thành của mình. Đây chính là lí do các câu lạc bộ Sách ra đời và phát triển khá nhanh tại các trường học. Như vậy, nhu cầu học tập và bộc lộ bản thân của học sinh cũng là một cơ sở để phát huy tiềm năng học tập, rèn luyện kỹ năng và phát triển văn hóa đọc cho các em. 2.2. Thực trạng văn hóa đọc trong các nhà trường phổ thông hiện nay Để có cái nhìn đầy đủ, chính xác về thực trạng hoạt động phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường THPT hiện nay, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát. 2.2.1. Cách thức điều tra 2.2.1.1. Mục đích điều tra Điều tra hướng đến mục đích tìm hiểu thực trạng văn hóa đọc của học sinh THPT. Từ đó, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy và phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua hoạt động câu lạc bộ tại trường THPT. 2.2.1.2. Đối tượng điều tra - Học sinh, giáo viên, cán bộ quản lí ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh gồm: THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Hà Huy Tập, THPT Lê Viết Thuật. 2.2.1.3. Phương pháp điều tra thực trạng - Phương pháp điều tra An-két (phỏng vấn gián tiếp thông qua việc hỏi và trả lời trên giấy). - Phương pháp quan sát, trao đổi, ghi chép, thống kê toán học. 2.2.2. Kết quả điều tra, khảo sát Tháng 9/2020, chúng tôi đã tìm hiểu về thực trạng văn hóa đọc tại 3 trường THPT tại địa bàn thành phố Vinh gồm THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Hà Huy Tập và THPT Lê Viết Thuật. Mỗi trường lấy ý kiến đại diện của 50 học sinh (tổng số 150 học sinh) và 18 giáo viên, 2 cán bộ quản lý (tổng số 60 cán bộ giáo viên). Nội dung chủ yếu hỏi về nhận thức của học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của sách và thực tế văn hóa đọc tại nhà trường THPT hiện nay. Cách thức tiến hành là khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập các thông tin định lượng theo phương pháp hệ thống. Sau khi thu về phiếu khảo sát, chúng tôi tiến hành phân tích số liệu mô tả dạng tần suất và tỉ lệ. Kết quả như sau: 11
- 2.2.2.1. Khảo sát đối với học sinh Về phía học sinh, chúng tôi đưa ra một số câu hỏi nhằm tìm hiểu mức độ hiểu biết của các em về sách và văn hóa đọc cũng như hứng thú đối với việc tham gia các hoạt động liên quan đến việc phát triển văn hóa đọc. Kết quả như sau: Bảng 2.2.2.1. Câu hỏi Phương án trả lời Tần số Tỷ lệ % 1. Em thấy đọc sách có A. Rất cần thiết 115 76,67 cần thiết không? B. Cần thiết 30 20,0 C. Không cần thiết 5 3,33 2. Giờ rảnh rỗi em A. Đọc sách 25 16,67 thường làm gì? B. Truy cập mạng xã hội 70 46,67 C. Chơi thể thao 15 10,0 D. Chơi game 40 26,6 3. Em thường đọc sách A. Phục vụ học tập 59 39,33 để làm gì? B. Giải trí, thư giãn 79 52,67 C. Mở rộng hiểu biết 12 8,0 4. Em đọc sách từ A. Mượn thư viện 62 41,33 nguồn nào? B. Mượn bạn bè 49 32,67 C. Mua 39 26,0 5. Em tìm hiểu thông tin A. Giáo viên giới thiệu 26 17,33 về sách bằng cách nào? B. Bạn bè giới thiệu. 47 31,34 C. Qua Internet 54 36,0 D. Qua các diễn đàn, câu lạc bộ 23 15,33 6. Em có thích tham gia A. Có 131 87,33 hoạt động Câu lạc bộ B. Không 19 12,67 không? A. Có 122 81,33 7. Ở trường em có câu B. Không 18 12,0 lạc bộ Sách không? C. Không rõ 10 6,7 12
- 8. Em thấy việc thành A. Rất cần thiết 87 58,0 lập câu lạc bộ Sách có B. Cần thiết 51 34,0 cần thiết không? C. Không cần thiết 12 8,0 Bảng số liệu 2.2.2.1 cho thấy, đa số học sinh nhận thức được tầm quan trọng của sách và vai trò của văn hóa đọc trong đời sống con người. Đa số các em nhận thấy việc đọc sách là rất cần thiết (76,67%) và cần thiết (28,33%). Chỉ số ít phủ nhận sự cần thiết của sách (3,33%). Tuy nhiên, nhiều em vẫn chưa dành nhiều thời gian cho đọc sách (16,67%). Các em còn bị phân tán bởi mạng xã hội (46,67%) hoặc game (26,6%). Trong số học sinh được hỏi, mục đích đọc sách cũng khác nhau. Có 39,33% đọc sách để phục vụ học tập, nhiều em đọc chủ yếu để giải trí, thư giãn (52,67%), rất ít em có nhu cầu đọc sách để mở rộng hiểu biết (8,0%). Loại sách các em lựa chọn cũng chủ yếu theo sở thích hoặc theo phong trào, thiếu sự định hướng cụ thể. Mục đích đọc sách cũng chủ yếu là tra cứu tài liệu, đọc sách theo thị hiếu đám đông còn thói quen đọc, kỹ năng lựa chọn sách và phương pháp đọc chưa được chú ý và đầu tư. Nguồn sách được giới thiệu chủ yếu bạn bè cùng trang lứa (31,34%), tham khảo qua Internet và các trang mạng xã hội (36,0%). Việc lựa chọn sách như vậy có thể dẫn đến nhiều hạn chế trong việc tiếp nhận những giá trị của sách, thậm chí còn có thể đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sách xấu, sách độc hại. Ở câu hỏi về hoạt động câu lạc bộ, học sinh bày tỏ mong muốn được tham gia trải nghiệm các hình thức sinh hoạt phong phú sau giờ lên lớp, coi đây là cơ hội phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và thỏa sức đam mê. Các em ý thức được sự cần thiết của việc thành lập câu lạc bộ Sách (rất cần thiết: 58%; cần thiết: 34%), coi đó là nơi chia sẻ niềm đam mê sách và cách đọc sách, từ đó, góp phần phát triển văn hóa đọc. Tuy nhiên, cá biệt vẫn có em thấy việc đó là không cần thiết (8%) và không rõ tại trường mình có câu lạc bộ Sách hay không (6,7%). 2.2.2.2. Khảo sát đối với giáo viên Về phía giáo viên, chúng tôi đưa ra một số câu hỏi nhằm tìm hiểu nhận thức và những khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển văn hóa đọc cho học sinh tại trường THPT. Kết quả như sau: Bảng 2.2.2.2. Câu hỏi Phương án trả lời Tần số Tỷ lệ % 1. Theo thầy/ cô có cần A. Rất cần thiết 43 71,67 thiết rèn luyện kỹ năng đọc B. Cần thiết 17 28,33 sách cho học sinh không? C. Không cần thiết 0 0 13
- 2. Theo thầy/cô, những yếu A. Sự phát triển của các tố nào sau đây có thể ảnh phương tiện nghe nhìn 26 43,33 hưởng tới việc phát triển và mạng xã hội. văn hóa đọc cho học sinh? B. Áp lực học tập 19 31,67 C. Giới trẻ không còn 13,33 8 yêu thích đọc sách D. Giá sách đắt đỏ 7 11,67 A. Có thể thực hiện 44 73,33 3. Theo thầy/ cô, có thể phát triển văn hóa đọc cho B. Tùy điều kiện nhà 26,67 16 học sinh qua các hoạt động trường ngoài giờ lên lớp không? C. Không nên thực hiện 0 0 A. Có 49 81,67 4. Ở trường thầy/ cô, học sinh có tham gia hoạt động B. Không 5 8,33 câu lạc bộ Sách không? C. Không rõ 6 10,0 5. Theo thầy /cô, các hoạt A. Rất hiệu quả 46 76,67 động của Câu lạc bộ Sách B. Hiệu quả 14 23,33 có hiệu quả trong phát triển văn hóa đọc không? C. Không hiệu quả 0 0 Bảng 2.2.2.2. cho thấy phần lớn giáo viên nhận thấy rất cần thiết (71,67%) phải rèn luyện kỹ năng đọc sách cho học sinh. Lý do là bởi các thầy cô đều nhận thấy những lợi ích không thể phủ nhận của sách đối với việc phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đó, việc phát triển văn hóa đọc cho học sinh hiện nay gặp nhiều khó khăn do tác động từ sự phát triển của các phương tiện nghe nhìn và mạng xã hội (43,33%), áp lực học tập (31,67%), sở thích giới trẻ thay đổi (13,33%) và giá sách giấy ngày càng tăng (11,67%). Áp lực học tập và thi cử khiến cho giáo viên cũng ít có điều kiện hướng dẫn hay hỗ trợ thêm cho học sinh về kĩ năng đọc sách. Để tháo gỡ cho khó khăn đó, nhiều thầy cô cho rằng có thể phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp (73,33%). Trong đó, hoạt động của câu lạc bộ sách được nhiều giáo viên đánh giá là rất hiệu quả (76,67%) và hiệu quả (23,33%). Tuy nhiên, vẫn còn một số thầy cô băn khoăn khi việc phát triển văn hóa đọc qua các hoạt động do học sinh đảm nhiệm sẽ khó thực hiện khi các em thiếu kinh nghiệm và không có nguồn kinh phí, việc thực hiện thành công hay không còn tùy thuộc vào điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh (26,67%). 14
- Như vậy, có thể thấy việc rèn luyện kỹ năng đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường phổ thông còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Thực trạng trên cho thấy mục tiêu phát triển văn hóa đọc cho học sinh sẽ khó có thể đạt được nếu như chưa thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là phát huy vai trò tích cực của học sinh trong các hoạt động học tập và trải nghiệm. 2.2.2. Phân tích nguyên nhân của thực trạng Số liệu khảo sát, điều tra cho thấy học sinh rất hứng thú với hoạt động câu lạc bộ và mong muốn được rèn luyện kỹ năng đọc sách thông qua hoạt động mới mẻ này. Tuy nhiên các em còn hạn chế trong hiểu biết và tổ chức các hoạt động còn mang tính tự phát dẫn đến hiệu quả chưa cao. Vai trò định hướng, dẫn dắt của các thầy cô còn rất mờ nhạt, hạn chế rất nhiều đến chất lượng của các hoạt động. Trên thực tế, đa số giáo viên rất mong muốn được tham gia giáo dục kĩ năng đọc cho học sinh nhưng còn vướng mắc trong phương pháp, đặc biệt là cách tổ chức dạy học trong lĩnh vực hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trên thực tế, công việc này chủ yếu do Đoàn trường và Ban ngoài giờ lên lớp đảm nhiệm, chưa có sự tích cực tham gia của của các giáo viên bộ môn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó? Qua khảo sát và tìm hiểu thực trạng, chúng nhận thấy có một số nguyên nhân cơ bản như sau: Thứ nhất, trong thời đại công nghệ 4.0, sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội đã làm thay đổi nhiều thói quen của con người, trong đó có thói quen đọc sách. Thay vì sách gối đầu giường, giờ con người hiện đại gắn bó nhiều hơn với máy tính hoặc ipad, smartphone. Internet với những tiện ích của nó đã trợ giúp và tạo ra phương thức đọc hiện đại - đọc online, bên cạnh sách in có sách điện tử. Theo đó, văn hóa nghe nhìn có xu hướng lấn át văn hóa đọc. Tình trạng đọc nhanh, đọc ngắn, đọc sách mỏng là một trong những tiêu chí được người đọc hướng đến và lựa chọn. Bạn đọc, nhất là các bạn đọc trẻ dần trở nên ít đọc hoặc lười đọc. Thứ hai, nhiều học sinh còn có tâm lý áp lực học tập và thi cử nên chú trọng nhiều đến bài vở hơn là duy trì và phát triển thói quen đọc sách. Học sinh của các trường trên địa bàn thành phố Vinh nói chung, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng nói riêng còn học thêm ngoài nhà trường quá nhiều, các em không có thời gian để tham gia nhiều các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm. Thời gian dành cho đọc sách của các em dần trở nên eo hẹp, dẫn đến nguy cơ mất thói quen đọc sách. Điều này về lâu dài dẫn đến hậu quả là các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tự học, tự nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhiều em được gia đình bao bọc, chỉ biết đến việc học, thiếu kỹ năng sống, hạn chế trong khả năng tự lập. Một số em còn thụ động, chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Lối học thực dụng, chạy theo điểm số là nguyên nhân khiến nhiều em bỏ lỡ cơ hội để rèn luyện kỹ năng, nhất là kỹ năng đọc sách và các kỹ năng mềm. Nhiều bậc phụ huynh còn có những 15
- quan niệm chưa đúng về hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thậm chí còn coi các hoạt động câu lạc bộ chỉ đáp ứng mục đích giao lưu, vui chơi và thư giãn. Họ chưa thấy rằng cùng với học tập thì việc tham gia các hoạt động sau giờ học vừa là nhiệm vụ vừa là quyền lợi, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của mỗi học sinh. Chính vì vậy, họ chỉ đầu tư nhiều cho hoạt động học tập, thu nhận các kiến thức văn hóa, khoa học mà chưa khuyến khích tạo điều kiện cho con em mình tham gia vào các hoạt động giáo dục trải nghiệm của trường, lớp. Thứ ba, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong đổi mới dạy và học. Tuy nhiên, trong thời gian đầu thực hiện vẫn không tránh khỏi bất cập. Chương trình một số môn học vẫn nặng về kiến thức, chưa có sự đầu tư đúng mức cho dạy kỹ năng, nhất là các kỹ năng mềm. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tạo nên nhiều đột phá trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhưng quá trình hiện thực hóa vẫn còn nhiều lúng túng, chưa như kì vọng. Các hoạt động với những hình thức sinh hoạt lặp đi lặp lại, mang tính trình diễn, hình thức làm giảm hứng thú tham gia của học sinh, không tạo được nhiều sân chơi cho các em rèn luyện các kỹ năng. Các nhà trường mới chỉ chú trọng đến các hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt chủ đề. Hoạt động câu lạc bộ chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư đúng mức của nhà trường nên còn manh mún, tự phát, chưa đạt hiệu quả cao. Vậy làm thế nào để khắc phục được thực trạng đó? Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể đã được áp dụng có hiệu quả tại đơn vị - trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ TẠI TRƯỜNG THPT 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp - Đáp ứng yêu cầu phát triển nhân cách của học sinh Chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm: “Con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, nhưng con người có cá tính riêng”. Trong quá trình hoạt động, nhờ các mối quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật do các thế hệ trước tạo ra và các quan hệ xã hội mà con người gắn bó, nhân cách của con người được hình thành, phát triển. Bởi vậy, trong quá trình lựa chọn các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh, chúng tôi nhận thấy cần áp dụng các giải pháp phát huy cao nhất các yếu tố hình thành, phát triển nhân cách của học sinh, đảm bảo tính tự nhiên trong phát triển con người và nâng cao năng lực tự chủ của mỗi cá nhân. - Đảm bảo quan điểm giáo dục theo phương pháp sư phạm tương tác Theo phương pháp sư phạm tương tác, trong quá trình học tập ở trường THPT, mỗi học sinh phải tự mình chiếm lĩnh hệ thống tri thức, hình thành các kỹ 16
- năng, thích ứng với những yêu cầu do thực tiễn xã hội và cách mạng khoa học, công nghệ đặt ra. Muốn vậy, khi tiến hành hoạt động học tập ở trường THTP, học sinh cần tiến hành hoạt động nhận thức trên cơ sở khả năng tư duy độc lập, có óc phê phán, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, sáng tạo. - Đảm bảo tính thực tiễn Các giải pháp đề xuất cần dựa trên cơ sở thực tiễn tình hình phát triển giáo dục của thế giới, đất nước, địa phương, điều kiện thực tế của nhà trường, xuất phát từ sự phân tích thực trạng và các nguyên nhân cụ thể. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi đề xuất các giải pháp được thực hiện có hiệu quả tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Điều đó cũng có nghĩa là các giải pháp phải đáp ứng mục tiêu đào tạo và phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. - Đảm bảo tính khả thi Các giải pháp đề xuất phải đảm bảo tính khả thi, có khả năng áp dụng vào thực tiễn một cách thuận lợi, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế cơ sở giáo dục. Khi đề xuất, cần tính toán, cân nhắc đầy đủ các điều kiện thực tiễn của nhà trường như tình hình đội ngũ, cơ sở vật chất, ngân sách, thời gian… Trong quá trình thực hiện, các giải pháp có thể được điều chỉnh, bổ sung, cải tiến để ngày càng hoàn thiện, có khả năng ứng dụng trong một phạm vi rộng lớn hơn. 3.2. Giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua hoạt động câu lạc bộ tại trường THPT 3.2.1. Định hướng thành lập Câu lạc bộ Sách 3.2.1.1. Mục đích Trong các hoạt động giáo dục tại trường phổ thông, vai trò định hướng của nhà trường và giáo viên vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ của thầy cô là tạo môi trường để học sinh có cơ hội học tập theo phương pháp tích cực và sáng tạo. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi có sự định hướng đúng đắn của người thầy. Việc định hướng thành lập Câu lạc bộ Sách vừa đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu đọc sách của học sinh, vừa đưa hoạt động đọc theo một quy trình có tổ chức, hạn chế được tính tự phát, nhằm đạt hiệu quả tối ưu, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường. 3.2.2.2. Nội dung Đề xuất những cách thức cụ thể trong tư vấn, định hướng thành lập Câu lạc bộ Sách trong trường phổ thông. 3.2.2.3. Cách thức tiến hành Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu… dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và 17
- giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng cho học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều năm qua, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng luôn đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ. Hoạt động của các câu lạc bộ trong nhà trường đa dạng về loại hình, tạo sự gắn kết giữa học sinh, góp phần xây dựng môi trường học tập lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó, Câu lạc bộ Sách Libro được nhà trường quan tâm, thúc đẩy. Được thành lập vào ngày 17/1/2021, đến nay sau hơn 3 năm hoạt động, Câu lạc bộ đã có 150 thành viên và tổ chức được nhiều dự án hoạt động phong phú, ý nghĩa, có sức lan toả. Được tổ chức bài bản, chặt chẽ, hoạt động theo hình thức tự chủ, tự nguyện dưới sự giám sát của Ban chấp hành Đoàn trường, Câu lạc bộ Sách Libro đã thực sự trở thành môi trường để học sinh Huỳnh Thúc Kháng thể hiện và hoàn thiện bản thân, chia sẻ trách nhiệm cộng đồng. Để có được kết quả đó, chúng tôi đã áp dụng những cách thức cụ thể sau: Bước 1. Thăm dò, khảo sát thực tế nguyện vọng, nhu cầu của học sinh Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, dù văn hóa đọc chịu nhiều tác động không nhỏ, đứng trước nhiều cơ hội và thách thức thì vẫn luôn luôn có những bạn đọc thủy chung với sách. Với xu hướng toàn cầu hóa về thông tin và truyền thông, sự bùng nổ thông tin trên các phương tiện truyền thông hiện đại đã tác động không nhỏ đến nhu cầu đọc sách của hầu hết các lứa tuổi. Tuy nhiên, dù cho nội hàm khái niệm sách hiện nay đã mở rộng, dù các phương thức chuyển tải thông tin hấp dẫn khác dường như đang lấn át thì sách vẫn không mất chỗ đứng trong lòng độc giả. Đọc sách vẫn là niềm đam mê, yêu thích của nhiều người, trong đó có các bạn đọc trẻ. Là giáo viên tại trường phổ thông, qua giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều học sinh yêu thích sách. Có em được nuôi dưỡng niềm say mê sách từ nhỏ, có em nhận thấy đọc sách là con đường rộng mở để tiếp cận nguồn tri thức phong phú, nâng cao kết quả học tập, có em tìm đến sách như là cách giải tỏa những căng thẳng, áp lực trong học tập và cuộc sống… Tuy mục đích đọc sách khác nhau nhưng mỗi em đều tìm thấy ở sách những giá trị tinh thần vô giá, không gì có thể thay thế được. Ở độ tuổi 15 - 18, học sinh có xu hướng tách khỏi cha mẹ, hứng thú kết nối với bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác. Nguyên nhân là bởi các em muốn khẳng định bản thân, khao khát được nhìn nhận và đánh giá như người trưởng thành. Các em mong muốn chia sẻ niềm đam mê của cá nhân với những người bạn đồng trang lứa có cùng sở thích. Qua thăm dò, khảo sát thực tế, chúng tôi nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng muốn được quy tụ những bạn đọc có cùng niềm 18
- say mê với sách vào một tập thể để có thể giao lưu, chia sẻ và nuôi dưỡng, phát triển niềm đam mê ấy (Bảng 2.2.2.1). Chúng tôi nhận thấy, với nhà trường, đây là một cơ hội tốt để định hướng các em về kĩ năng đọc sách, lan tỏa văn hóa đọc trong môi trường học đường hiệu quả. Khi các em là chủ thể của văn hóa đọc sẽ giúp cho việc đọc sách trở thành nhu cầu tự thân, có ý nghĩa lâu dài, bền vững và có chiều sâu. Bước 2. Tham mưu với nhà trường về giải pháp phát triển văn hóa đọc qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ Nhận thấy văn hóa đọc là đòn bẩy để nâng cao chất lượng dạy và học, các nhà trường phổ thông luôn chú trọng lan tỏa văn hóa đọc đến từng lớp, từng học sinh. Nhiều giải pháp đã được thực hiện như quyên góp sách, tủ sách lớp học, xây dựng thư viện hiện đại, mời chuyên gia giới thiệu về sách… Tuy nhiên, những hoạt động đó chưa phát huy tốt nhất vai trò chủ thể của học sinh, nhiều em vẫn còn khá thụ động, chưa có ý thức tự giác và việc đọc sách chưa thực sự là nhu cầu tự thân. Để khắc phục hạn chế đó, chúng tôi tham mưu với nhà trường giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ. Giải pháp này sẽ bắt đầu từ việc thành lập Câu lạc bộ Sách. Việc tham mưu có thể thực hiện trong hoạt động thảo luận góp ý xây dựng kế hoạch nhà trường hàng năm hoặc theo định kì. Nhìn chung, trải nghiệm sáng tạo là hoạt động mà không có một cá nhân nào có thể độc lập thực hiện. Bởi vậy, giáo viên cần phối hợp với tổ nhóm chuyên môn, các Ban, đoàn thể trong nhà trường. Kinh nghiệm cho thấy sự phối hợp này càng nhịp nhàng thì sự thành công của hoạt động càng lớn. Như vậy, việc định hướng thành lập Câu lạc bộ Sách vừa nằm trong kế hoạch phát triển văn hóa chung của nhà trường vừa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các em học sinh. Tất cả hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bước 3. Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc bộ Sau khi được sự chấp thuận của nhà trường, chúng tôi tiến hành hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch và triển khai thành lập, ra mắt câu lạc bộ. Kế hoạch cần xác định rõ các nội dung sau: - Mục đích, ý nghĩa của việc thành lập câu lạc bộ. - Các hoạt động trọng tâm của câu lạc bộ. - Lựa chọn mô hình câu lạc bộ phù hợp (căn cứ vào thế mạnh và điều kiện thực tế). - Quy chế hoạt động của câu lạc bộ, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của câu lạc bộ, quyền hạn của Ban chủ nhiệm, từng thành viên Ban chủ nhiệm và thành viên câu lạc bộ. 19
- - Xây dựng nội quy hoạt động của câu lạc bộ, biểu mẫu đăng kí thành viên, kế hoạch tài chính (nếu có). - Thiết kế logo phù hợp với đặc trưng riêng của câu lạc bộ và đặc điểm nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch cần đảm bảo việc thành lập Câu lạc bộ phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển của nhà trường, hướng tới thực hiện tốt các mục tiêu nhà trường đề ra. Hồ sơ thành lập câu lạc bộ bao gồm: Đơn xin thành lập câu lạc bộ; Đề án thành lập câu lạc bộ; Dự kiến nhân sự Ban chủ nhiệm câu lạc bộ; Kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ; Nội quy hoạt động của câu lạc bộ; Logo của câu lạc bộ. Hồ sơ được gửi về Ban giám hiệu hoặc Đoàn trường (do nhà trường ủy nhiệm). Căn cứ trên điều kiện và quy trình thành lập, BCH Đoàn trường ra quyết định chuẩn y thành lập. Các thành viên đầu tiên của Câu lạc bộ Sách Libro Logo Câu lạc bộ Sách Libro 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giải toán phần kim loại tác dụng với nước và dung dịch Bazơ trong ôn thi Đại học
15 p | 110 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 47 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 129 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tính oxi hóa của ion nitrat trong môi trường axit
17 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Chế tạo chất chỉ thị màu từ thiên nhiên
17 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học một số chủ đề Đại Số 10 theo định hướng giáo dục STEM
71 p | 41 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học chủ đề tích hợp chương Cacbohdrat theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến - Hóa học 12 cơ bản
16 p | 7 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chuyển động của hệ liên kết trong các bài ôn thi học sinh giỏi quốc gia
20 p | 8 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán cực trị hàm số cho học sinh lớp 12 THPT
49 p | 34 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn