Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp tư vấn tâm lí học sinh lớp chủ nhiệm nghiện game online
lượt xem 2
download
Sáng kiến "Giải pháp tư vấn tâm lí học sinh lớp chủ nhiệm nghiện game online" được hoàn thành với mục tiêu nhằm cung cấp bộ giải pháp tư vấn tân lý trên cơ sở những khảo sát thực tế nhằm giúp các bạn học sinh THPT Cửa Lò 2 thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An có lối sống tích cực, lành mạnh hơn khi đến lớp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp tư vấn tâm lí học sinh lớp chủ nhiệm nghiện game online
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM NGHIỆN GAME ONLINE THUỘC LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Năm 2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 2 ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM NGHIỆN GAME ONLINE THUỘC LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Tác giả : Nguyễn Thị Anh Thơ Nguyễn Thị Đào Thời gian thực hiện : 2023, 2024 Số điện thoại : 0968 833 330 Năm 2024
- MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1 I. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1 II. Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 2 III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu...................................................................... 3 1. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 V. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 VI. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 3 VII. Cấu trúc đề tài .............................................................................................. 4 B. NỘI DUNG ..................................................................................................... 5 I. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 5 1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài ........................................................ 5 2. Tác hại của việc nghiện game online............................................................... 5 3. Những hệ lụy mà các học sinh nghiện game phải gánh chịu........................... 6 4. Các nguyên nhân làm gia tăng tình trạng nghiện game online ở học sinh THPT ................................................................................................................... 7 5. Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện game online ............................................ 7 6. Đối tượng học sinh có nguy cơ nghiện game cao............................................ 9 II. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 9 1. Thực trạng chung .............................................................................................. 9 2. Thực trạng nghiện game online ở học sinh trường THPT Cửa Lò 2............. 10 3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài......................................... 14 III. Những giải pháp tư vấn tâm lý giúp học sinh nâng cao nhận thức về phòng tránh tác hại của game online ............................................................................ 15 1. Những nguyên tắc xây dựng giải pháp .......................................................... 15 2. Thực hiện các giải pháp ................................................................................. 15 2.1. Tổ chức tuyên truyền vào các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp kết hợp góc truyền thông....................................................................................................... 15 2.2. Tổ chức các khóa học trực tiếp hoặc online cho học sinh ................................................................................................................ 17
- 2.3. Giáo viên phối hợp nhà trường cần thường xuyên xây dựng, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trò chơi cho học sinh ................................................... 18 2.4. Xây dựng những Podcast đồng hành cùng các bạn học sinh ................................................................................................................ 21 IV. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................. 24 1. Mục đích khảo sát .......................................................................................... 24 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................................... 24 3. Đối tượng khảo sát......................................................................................... 24 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .................................................................................................................... 25 V. Kết quả .......................................................................................................... 27 1. Khảo sát sau áp dụng biện pháp .................................................................... 27 2. Phân tích, so sánh kết quả khảo sát của học sinh lớp chủ nhiệm trước và sau khi thực hiện giải pháp ...................................................................................... 28 C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 32 1. Kết luận.......................................................................................................... 32 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 34 PHỤ LỤC ..............................................................................................................
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Hiện nay, Internet trở thành một thuật ngữ hầu như ai cũng biết, một phương tiện truyền thông ai ai cũng đang sử dụng và mạng xã hội đang chiếm lĩnh giới trẻ với một tốc độ chóng mặt, mạng xã hội trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội hiện nay. Như chúng ta đã biết, học sinh Trung học phổ thông (THPT) (16-18 tuổi) là lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lý hết sức phức tạp- đây là thời kỳ quá độ chuyển từ trẻ em sang người lớn. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh THPT còn nhiều hạn chế. Trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh, không thể phủ nhận vai trò của Giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Nếu GVCN là người xác định đúng vị trí, nhiệm vụ của mình, biết tổ chức giáo dục cho học sinh thì người GVCN thực sự là người có ảnh hưởng lớn nhất với học sinh. Để làm tốt điều này, GVCN phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục, đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức rèn luyện năng lực để trở thành công dân tốt mai sau. Người GVCN phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội, phải rèn luyện và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm chủ nhiệm lớp. Mặc dù đã rất nhiều đề tài nói đến vấn đề nghiện game của học sinh nhưng thực tế qua quan sát công tác chủ nhiệm và giảng dạy nhiều năm tại trường THPT Cửa Lò 2, chúng tôi nhận thấy ngày càng nhiều học sinh nghiện game online, thậm chí thời điểm này tác hại và hệ lụy của nghiện game online đã thể hiện một cách rõ rệt như nhiều học sinh bỏ bê học tập, ngang ngược, chống đối khi không được chơi game, vi phạm nội quy của nhà trường, không đủ sức khỏe để học tập, bế tắc, trầm cảm dẫn đến nhiều hành động đáng tiếc xảy ra,…. Một phần nguyên nhân chính là sự chủ quan của GVCN trong công việc quản lý, biện pháp giáo dục học sinh, sự bỏ bê của phụ huynh học sinh đối với vấn nạn game online. Có thể nói đây là đề tài chúng tôi trăn trở trong nhiều năm qua, bởi thế hệ học sinh này nay- công dân thế hệ Z (thế hệ IGen) là thế hệ mà toàn bộ giai đoạn trưởng thành nằm trong kỷ nguyên bùng nổ điện thoại thông minh và công nghệ, thời điểm mà mạng xã hội, phương tiện truyền thông trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của Igen. Và trong tương lai, ngôi trường thứ hai của thế hệ Z sẽ là thế giới Internet, song với những trò chơi game sống động, chương trình giải trí, phim ảnh,..thực sự hấp dẫn đã lôi cuốn đại đa số học sinh và bây giờ nghiện game đã đem đến những tác hại, hệ lụy mà chính các em học sinh đang phải gánh chịu, trong khi rất nhiều gia đình học sinh bế tắc trong vấn đề giáo dục con, các ban ngành giáo dục chưa thể có một giải pháp nào quản chế được tình trạng này. Với tinh thần và ý thức trách nhiệm của một người giáo viên đối với công tác dạy học chúng tôi luôn tìm các biện pháp giáo dục học sinh nhận thức được tác hại của nghiện game, khơi gợi động lực học tập cho học sinh, giúp các em sống có 1
- ước mơ, khát vọng, làm chủ bản thân, không bị game làm chủ để có thể tập trung vào nhiệm vụ chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện các phẩm chất, kỹ năng cần có của một người học sinh. Từ tình hình thực tiễn nhà trường, kết quả khảo sát thực trạng của học sinh, đặc biệt học sinh lớp chủ nhiệm chúng tôi thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc tư vấn tâm lý cho học sinh nghiện game, từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Giải pháp tư vấn tâm lí học sinh lớp chủ nhiệm nghiện game online" II. Mục đích nghiên cứu Trước hết, đề tài đã đóng góp để làm rõ thêm nội dung tri thức liên quan đến game online. Làm rõ các khái niệm như: game online là gì, tác hại của game online, các nguyên nhân làm gia tăng tình trạng nghiện game online ở học sinh, dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện game online…làm tài liệu nghiên cứu cho những ai quan tâm đến vấn đề này. Cung cấp cho những người quan tâm một bức tranh về thực trạng nghiện game online tại trường THPT Cửa Lò 2 thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Những nghiên cứu này có thể là cơ sở cho những nhà quản lý giáo dục và xã hội có cách nhìn nhận rõ hơn về vấn đề đang nổi lên trong đối tượng học sinh THPT. Đề tài đã cung cấp bộ giải pháp tư vấn tân lý trên cơ sở những khảo sát thực tế nhằm giúp các bạn học sinh THPT Cửa Lò 2 thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An có lối sống tích cực, lành mạnh hơn khi đến lớp. Thực trạng nêu trên ta có thể thấy game online ảnh hưởng rất lớn đến thanh thiếu niên đặc biệt là học sinh. Vấn nạn chơi game online vẫn đang gia tăng chóng mặt trong trường học đặc biệt là các trường trung học cơ sở. Biện pháp góp phần tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện game online của các em học sinh. Qua đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu, biện pháp tư vấn tâm lý để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm khắc phục tình trạng nghiện game của HS, nâng cao nề nếp lớp, hạn chế học sinh vi phạm nội quy, nghiện game, bỏ tiết,… Biện pháp nêu bật vai trò người GVCN lớp hết sức quan trọng trong việc tư vấn tâm lý, hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người GVCN lớp đóng rất nhiều vai trò vừa là thầy dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì việc học của các em tốt hơn và việc giảng dạy của giáo viên cũng đạt hiệu quả hơn. Đồng thời, đòi hỏi nhà trường và các cơ quan chức năng có nhiều biện pháp xử lý hiện tượng chơi game online trong nhà trường. Nhà trường cần phải có những giải pháp cấp thiết hướng tới hạn chế triệt để tình trạng học sinh chơi game online đảm bảo sức khỏe cho cá nhân học sinh và những người xung quanh, đảm bảo môi trường học tập an toàn. 2
- III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu Các tài liệu về "Sức khỏe tinh thần ở trẻ em"; "Sự cần thiết của nghiên cứu liên ngành giáo dục, tâm lý học, sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam", NXB ĐHQGHN; Các bài báo liên quan đến vấn đề nghiện game ở lứa tuổi học sinh; Các tài liệu về tư vấn tâm lý học đường. 2. Đối tượng nghiên cứu - Những giải pháp tư vấn tâm lý giúp học sinh nâng cao nhận thức về phòng tránh tác hại của game online. - Học sinh lớp 10A1 (40 em) và học sinh lớp 11A 4 (40 em) trường THPT Cửa Lò 2. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu - Cung cấp tổng quan các khái niệm liên quan đến đề tài như: trò chơi điện tử (game online), nghiện, nghiện game online. - Khảo sát thực trạng và thu thập, xử lý thông tin: khảo sát tần suất học sinh chơi game online, nguyên nhân học sinh nghiện game, khảo sát nhu cầu của học sinh về việc cần sự trợ giúp khi gặp khó khăn, khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp. - Xây dựng giải pháp thực hiện. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm. V. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, đọc tài liệu: Giáo viên nghiên cứu lý thuyết liên quan đến vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em, các bài báo về vấn đề nghiện game online, vấn đề tư vấn tâm lý học đường. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn, khảo sát: khảo sát tần suất học sinh chơi game online, nguyên nhân học sinh nghiện game, khảo sát nhu cầu của học sinh về việc cần sự trợ giúp khi gặp khó khăn, khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài. - Phương pháp quan sát và tổng kết: Giáo viên quan sát quá trình tham gia hoạt động học tập, giáo dục của học sinh; tổng kết những kết quả từ các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, đọc tài liệu, khảo sát, quan sát để đề xuất các biện pháp phù hợp, hiệu quả. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. VI. Đóng góp mới của đề tài - Từ thực trạng trên đề tài đã đưa ra những giải pháp mang tính sáng tạo trong việc tư vấn tâm lý mà đối tượng hướng tới không chỉ là học sinh mà cả phụ 3
- huynh của học sinh nhằm tác động tới nhận thức, hành vi; nâng cao ý thức và năng lực cho học sinh trong khi sử dụng các thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bảng,... - Giải pháp đưa ra không chỉ sử dụng một cách lí thuyết, truyền thông thông thường mà còn xây dựng những Podcast, là những tệp âm thanh kỹ thuật số có sẵn trên Internet và người dùng có thể tải về để nghe trên các thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bảng,... Podcast có rất nhiều chủ đề khác nhau, từ các chương trình radio, phỏng vấn người nổi tiếng, cho đến ký sự, tin tức. Học sinh có thể tìm kiếm và lựa chọn chủ đề phù hợp với sở thích để nghe. VII. Cấu trúc đề tài Đề tài được cấu trúc gồm 3 phần với các nội dung cụ thể như sau - Đặt vấn đề. - Nội dung. - Kết luận và kiến nghị. 4
- B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài Trò chơi điện tử (game online) là những trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể trực tiếp điều khiển trò chơi theo ý muốn của bản thân. + Hình thức phổ biến nhất mà trò chơi điện tử mang lại là trò chơi video hay còn gọi là video game. + Trò chơi điện tử là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học hay giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi, phù hợp với mọi lứa tuổi. Nó được sáng tạo bởi những lập trình viên tài giỏi, thông minh, có trí óc tưởng tượng phong phú. Nghiện là trạng thái tâm lí tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó. Nghiện game online là hiện tượng đầu óc nhập quá mức vào trò chơi điện tử, không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi liên tục và ưu tiên việc chơi game hàng đầu trong cuộc sống đến mức lệ thuộc vào game dẫn đến những tác hại không mong muốn. Vào tháng 6/2019 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã xác định tình trạng nghiện game online là một trong các dạng bệnh tâm thần và đã được bổ sung chính thức vào danh sách bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD). Căn bệnh này cần phải được thăm khám và điều trị sớm để hạn chế tối đa các hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra. 2. Tác hại của việc nghiện game online Ít vận động Việc ngồi hàng giờ trước máy tính hoặc thiết bị di động có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể của người chơi. Việc lười vận động, không tập thể dục do mải mê chơi game cũng gây tăng cân, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và nhiều bệnh lý khác. 5
- Thiếu tương tác xã hội Mặc dù trò chơi điện tử có yêu cầu tương tác với những người chơi khác trong game, nhưng chúng không giúp người chơi nâng cao giao tiếp xã hội. Việc học cách tương tác trong cuộc sống là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng nhưng lại bị bỏ qua nếu người chơi dành quá nhiều thời gian để chơi game online. Ảnh hưởng về sự tập trung và chú ý Khi nghiện game online, người chơi thường bận tâm, mong muốn, khao khát được chơi game online thật lâu. Vì vậy, họ sẽ dễ bị xao nhãng, mất tập trung vào công việc cần phải làm, dẫn đến năng suất làm việc bị giảm. Trong trường hợp này, cần thực hiện các cách cai nghiện game để tránh năng suất làm việc tiếp tục bị giảm sút. Tăng tính hung hăng hoặc bạo lực Học sinh THCS và thanh thiếu niên thường dành nhiều thời gian để chơi các trò chơi điện tử về chiến đấu, đánh nhau hoặc bạo lực, như vậy có thể làm gia tăng tính gây hấn và hiếu chiến của trẻ. Bên cạnh đó, nghiện game online còn làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm, lo lắng, béo phì, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ,. Dù rất ít nhưng cũng đã có những trường hợp mất mạng vì chơi game online liên tục trong nhiều ngày. 3. Những hệ lụy mà các học sinh nghiện game phải gánh chịu Theo ThS Ngô Anh Vinh - Khoa Sức khỏe vị thành niên và bác sĩ Đỗ Tiến Sơn, Bệnh viện Nhi Trung ương, hậu quả nặng nề nhất mà các học sinh nghiện game phải gánh chịu có thể kể đến là rối loạn về tâm lý. Khi nghiện game, các học sinh chơi liên tục bất kể giờ giấc nên cuộc sống hằng ngày bị ảnh hưởng. Khi nghiện game, các học sinh không còn hứng thú học tập và với những hoạt động như trước kia vẫn thích. Các học sinh có thể mắc các chứng trầm cảm, lo âu, mất tự tin, dễ bị kích động, cảm giác có tội lỗi vì không kiểm soát được hành vi chơi game của mình. Thậm chí, để có tiền chơi game, một số cá nhân còn có hành vi trộm cắp, cướp giật tài sản thậm chí tước đoạt tính mạng của người khác. Bên cạnh đó các học sinh nghiện game còn có một số biểu hiện khác như sau: Rối loạn giấc ngủ Nguyên nhân của tình trạng này là do não các học sinh bị kích thích bởi những ám ảnh khi chơi game, đặc biệt là trò chơi bạo lực. Điều này rất có hại với sức khỏe và não bộ dẫn đến cơ thể dễ bị suy nhược, không tập trung. Tình trạng này nếu kéo dài thường xuyên sẽ gây suy giảm tế bào thần kinh, giảm trí nhớ dẫn đến làm tổn thương thần kinh. Đau đầu Nguyên nhân của tình trạng này là do các học sinh tập trung chơi và phải nhìn vào màn hình quá lâu. 6
- Những rối loạn về mặt tâm lý Không những sức khỏe thể chất bị tàn phá nghiêm trọng, các học sinh nghiện game còn gánh chịu những hậu quả khôn lường về mặt tinh thần. Các học sinh ít tham gia vào hoạt động xã hội, không giao tiếp với mọi người dẫn đến bị cô lập và cảm thấy cô đơn, mất bạn bè. Các học sinh học giảm sút, chán học, bỏ học và thậm chí các học sinh có thể bị lưu ban, bị đuổi học. Các học sinh bỏ các công việc trong gia đình, thậm chí các học sinh có thể lấy tiền học để chơi game thay vì nộp học phí cho nhà trường… Ngoài ra, các học sinh nghiện game dễ bị rối loạn tâm sinh lý, một phần do hưng phấn hoặc tiêu cực quá mức khi chơi game, một phần do bị ảnh hưởng bởi tính cách của các nhân vật trong game nên dễ dẫn đến các hành vi sai trái, bạo lực. Các học sinh đam mê chơi trò chơi bạo lực thường bị ảnh hưởng bởi những những hình ảnh này và trở nên hung hăng hơn, dễ trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời. Bên cạnh đó, các học sinh còn có thể mắc phải chứng khô mắt, đỏ mắt, đau lưng, đau tay, đau cổ do phải ngồi quá lâu ở một tư thế... 4. Các nguyên nhân làm gia tăng tình trạng nghiện game online ở học sinh THPT Game online ban đầu vốn là để cho mọi người được giải tỏa căng thẳng sau khi học tập và làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, do game online có sức chơi mạnh, đặc biệt là với giới trẻ, dẫn đến việc một bộ phận không nhỏ số lượng học sinh bị sa đà vào các trò chơi vô bổ: đua xe, đánh nhau, bắn tỉa,…Những trò chơi đó đang dần dần chiếm lĩnh phần lớn thời gian của các bạn vì thế giới trong game rất sống động và hấp dẫn. Mặt khác, một số game online còn có chức năng mua bán vật phẩm, vũ khí, nạp tiền, nên nhiều người "cày game” để kiếm tiền. Sự hấp dẫn vốn có của game online với thiết kế đánh trúng tâm lí, sở thích của giới trẻ, các phần thưởng ảo hấp dẫn, kích thích tính hiếu thắng của người chơi. Tâm lí thích chinh phục khám phá để trở thành người giỏi nhất, muốn khẳng định mình để bạn bè tôn vinh và bái phục. Nguyên nhân có thể kể đến là do buồn chán hoặc bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, không tự chủ được bản thân; do ý thức bản thân, ham mê quá mức và chưa xác định được động cơ và mục đích học tập; một phần là do sự quan tâm, phương pháp giáo dục của gia đình tới học sinh còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giáo dục của giáo viên, nhà trường với gia đình cũng gặp nhiều khó khăn; Do định hướng nghề nghiệp của đại đa số gia đình học sinh trong nhà trường và của lớp chủ nhiệm chủ yếu là đi xuất khẩu lao động, đi du học dẫn đến nhu cầu học tập nâng cao trình độ rất thấp. Bên cạnh đó, còn do sự thiếu hụt không gian vui chơi giải trí lành mạnh cho học sinh. 5. Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện game online 7
- Những người nghiện game thường có hai biểu hiện chính là triệu chứng giống nghiện ma túy và triệu chứng trầm cảm. Triệu chứng nghiện game giống nghiện ma túy Nếu có từ hai triệu chứng trở lên thì đã được xem là mắc bệnh nghiện game: Thèm chơi game: quan tâm quá mức đến game online, luôn trò chuyện về game, không hứng thú với những việc khác. Chơi game liên tục không nghỉ: chơi liên tục và không có thời gian nghỉ. Không kiểm soát được việc chơi game và thời gian chơi của mình. Dù muốn chơi game với khoảng thời gian ít hơn, những người nghiện game vẫn không thể hành động theo suy nghĩ ban đầu của họ. Không quan tâm đến những công việc khác: những người nghiện game thường không quan tâm đến việc nào khác ngoài game, họ bỏ bê những mối quan hệ xung quanh như gia đình và bạn bè, sao nhãng việc học tập, kể cả việc ăn uống và vệ sinh cá nhân cũng không được thực hiện. Che dấu cảm xúc: khi có một cảm xúc khó chịu hoặc tình huống không hay, người nghiện game thường chơi game để che dấu đi những cảm xúc này. Họ dùng thế giới ảo trong game để không phải đối diện với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Nói dối về thời gian chơi game: người nghiện game thường có xu hướng nói dối gia đình về thời gian chơi game. Tiêu tốn nhiều tiền cho việc chơi game: người nghiện game thường đầu tư nhiều tiền vào chơi game và mua các thiết bị chơi game. Cảm xúc bất ổn: khi chơi game, người nghiện game sẽ có trạng thái kích thích, hưng phấn khi chơi và cũng có thể thất vọng. Cảm xúc này có thể vẫn tồn tại sau khi chơi. Triệu chứng trầm cảm Khí sắc trầm cảm: nét mặt đơn điệu, ngơ ngác, buồn bã. Mất hứng thú và những sở thích: không còn những hào hứng trong các lĩnh vực khác như âm nhạc, thể thao. Họ thậm chí không còn quan tâm đến việc học tập, trốn học để chơi game. Mất ngủ: thường xuyên mất ngủ, người nghiện game ngủ rất út vì chơi game đến khuya hoặc chơi thâu đêm. Chán ăn và ăn ít: ăn qua bữa, không có cảm giác thèm ăn nên ăn rất ít. Vì vậy, những người nghiện game thường sụt cân rất nhanh. Rối loạn tâm thần vận động: hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi tiếp xúc với thực tế. Học sinh bị mệt mỏi, kiệt quệ vì chơi game hàng giờ đồng hồ. 8
- Cảm giác vô dụng, tội lỗi: họ có nhận ra việc chơi game là tội lỗi nhưng không thể ngừng lại việc này mà lại vẫn phải tiếp tục chơi để chạy trốn cảm giác tội lỗi đó. Khó tập trung, suy nghĩ và quyết định. Có thể có ý định tự tử. 6. Đối tượng học sinh có nguy cơ nghiện game cao Những đối tượng nguy cơ sau sẽ dễ mắc phải chứng nghiện game: Những trẻ em trầm cảm, lo lắng, tự ti. Trẻ em ít tham gia những hoạt động cộng đồng. Những trẻ em không được gia đình, nhà trường, xã hội quan tâm. Những trẻ em có hoàn cảnh gia đình không hạnh phúc, có sang chấn về mặt tâm lý, bị tổn thương về mặt tình cảm. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng chung Ngày nay, Internet được sử dụng như một công cụ đắc lực phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, làm việc, giải trí…Trong đó, game online là một trong những hình thức giải trí được giới trẻ yêu thích. Bên cạnh những tác động tích cực, tình trạng nghiện game online đang trở thành vấn đề bức xúc của gia đình, nhà trường và xã hội. Có thể nói rằng, tình trạng nghiện game online trong giới trẻ nói chung và trong giới học sinh THCS đang trở nên nghiêm trọng và để lại nhiều hậu quả khôn lường và nó đã trở thành một vấn nạn cần được sự quan tâm của toàn xã hội hiện nay. Hầu hết, trong các loại game online hiện nay, muốn nhân vật của mình được “vip” hơn, mạnh hơn những đối thủ khác thì người chơi cần phải bỏ tiền thật ra mua những loại vũ khí mới, trang phục mới,… Đã có nhiều trường hợp, vì không có tiền chơi game và nộp thẻ, nhiều bạn học sinh đã thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, thậm chí cướp giật, cố ý gây thương tích, giết người… gây xôn xao trong dư luận và xã hội. Thực tế, chơi game online cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Nó giúp bạn học cách làm việc nhóm, tăng trí tưởng tượng, tăng khả năng trí não, sáng tạo, lập luận logic hơn. Tuy nhiên, nếu dành quá nhiều thời gian chơi game, việc chơi game không mang lại bất kì lợi ích gì mà người chơi lại còn gây ra những cản trở nên việc học tập, công việc, phải vất vất kiếm tiền để đầu tư cho việc chơi game online thì rất dễ biến thành nghiện. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, có tới 70 - 80% số trẻ em từ 10 - 15 tuổi thích game online, trong đó, tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 - 15%. Cơ quan này cũng công nhận chứng nghiện game là một bệnh lý trong danh 9
- sách phân loại bệnh quốc tế. Khi nghiện game, học sinh sẽ tìm đến trò chơi kể cả trong và ngoài giờ học, thậm chí chơi game mất kiểm soát.. Theo một khảo sát mới nhất có tới 70% số đối tượng thích chơi game mang tính bạo lực, trong đó có 25% nghiện game nặng. Trong game có đến 77% là bạo lực, 9% là cờ bạc và chỉ có 14% là giải trí. Hình ảnh bạo lực trong game Hiện nay, vấn đề nghiện game của giới trẻ luôn trở thành chủ đề nóng hổi của giới truyền thông và nhiều người vẫn chưa thể có được cái nhìn thiện cảm về các trò chơi điện tử. Cũng bởi, đã có không ít các trường hợp thương tâm xảy ra xuất phát từ việc nghiện game. Hiện tại, chưa có khảo sát chính thức về tỷ lệ người nghiện game ở nước ta. Tuy nhiên, thực trạng các vụ việc thương tâm bắt nguồn từ nghiện game ở người trẻ đang tăng cao là hồi chuông cảnh tỉnh dành cho phụ huynh. Nghiện game online là bệnh tâm thần, hoàn toàn không phải là sở thích hay thói quen đơn thuần. Tuy nhiên, bệnh lý này khá mới và chỉ mới được WHO công nhận vào năm 2019 nên cộng đồng vẫn chưa có những hiểu biết. Đây cũng là lý do khiến người nghiện game không được gia đình phát hiện sớm, đến khi xuất hiện những biến chứng như suy nhược cơ thể, rối loạn lo âu, trầm cảm, tăng các hành vi kích động, hung hăng,… thì mới được đưa đi điều trị. 2. Thực trạng nghiện game online ở học sinh trường THPT Cửa Lò 2 Để tìm hiểu về thực trạng nghiện game online ở học sinh trường THPT Cửa Lò 2 chúng tôi đã tiến hành điều tra tại những nơi học sinh có thể chơi game online. Hình thức điều tra là quan sát, phỏng vấn, sử dụng phiếu khảo sát. Qua quá trình quan sát, kiểm tra thường xuyên chúng tôi nhận thấy tình trạng nghiện game online diễn biến rất phức tạp trong học sinh. Các học sinh thường chơi và mua bán các đồ dùng trong game online qua các trang mạng như facebook, tiktok… địa điểm chơi game online của học sinh thường là quán 10
- internet, ở nhà, quán cà phê, lén lút chơi trong góc lớp học…Rất nhiều em học sinh đã thừa nhận có chơi game online vì hầu như ở lứa tuổi THPT các bạn đã được gia đình trang bị điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy vi tính có kết nối internet để thuận tiện cho việc liên lạc và học tập nhưng ngoài mục đích học tập thì em bắt đầu khám phá và sa vào các trò chơi điện tử, nhiều trường hợp nghiện game cũng phát sinh từ đây, đa số các em chưa có nhận thức đúng đắn về khái niệm và tác hại khôn lường của nghiện game online gây ra đến sức khỏe, hành vi của chính các em và của những người thân và bạn bè xung quanh. Một số hình ảnh học sinh trong giờ học, giờ ra chơi + Kết quả khảo sát tần suất học sinh chơi game online của học sinh lớp chủ nhiệm (10A1 và 11A4) trước khi thực hiện giải pháp (lần 1) Từ 1-2 Từ 3-5 Từ 6-8 Số học sinh Không chơi lần/tuần, thời lần/tuần, thời lần/tuần, thời được khảo sát game gian chơi gian chơi gian chơi là 80 30ph-1h 1h30-2h 2h30-5h. Số lượng 1 27 33 9 Tỉ lệ 1,25% 33,75% 41,25 23,75% Biểu đồ tần suất chơi game online của học sinh Qua bảng thống kê khảo sát tần suất học sinh chơi game online hai lớp chủ nhiệm (lần 1) có thể thấy được chỉ có 01 học sinh không chơi game 79 học sinh 11
- còn lại đều chơi game online, trong đó có 19 em (23,75%) chơi với tần suất cao, ngày nào cũng chơi với thời gian bình quân trên 2 giờ đồng, có lúc chơi suốt cả buổi; Có 33 em học sinh (41,25%) chơi với tần suất khá cao từ 3-5 lần/tuần, thời gian chơi 1h30-2h; có 27 em học sinh (33,75%) chơi game với tần suất từ 1-2 lần/tuần, thời gian chơi 30ph-1h. Như vậy, 65% học sinh có xu hướng mê game là một con số đáng báo động cho gia đình học sinh, nhà trường và đặc biết là giáo viên chủ nhiệm chúng tôi. + Kết quả khảo sát nguyên nhân dẫn đến tình trạng chơi game online của học sinh Do cha mẹ Số học sinh Do muốn nuông Do thiếu được khảo khám phá Do buồn chiều không gian Lý do vì game chán hoặc sát là buông lỏng, vui chơi, giải khác online rất bạn bè rủ rê 110 thiếu quan trí lành mạnh hấp dẫn tâm SL 35 40 17 13 5 TL 32 37 16 12 4 Biểu đồ khảo sát nguyên nhân dẫn đến tình trạng chơi game online của học sinh Qua bảng thống kê nguyên nhân dẫn đến tình trạng chơi game online của học sinh, ta có thể đưa ra kết luận: Đa phần các bạn học sinh chơi game online xuất phát từ nguyên nhân do buồn chán hoặc bạn bè rủ rê điều này cho thấy các bạn học sinh ở lứa tuổi này rất dễ bị lôi kéo vào những trào lưu mới để thể hiện cái tôi của bản thân. Điều này sẽ dẫn đến rất nhiều mối nguy hại cho học sinh. Nguyên nhân thứ hai là các em muốn khám phá vì game online rất hấp dẫn. Sự hấp dẫn vốn có của game online với thiết kế đánh trúng tâm lí, sở thích của giới trẻ, các phần thưởng ảo hấp dẫn, kích thích tính hiếu thắng của người chơi. Tâm lí thích chinh phục khám phá để trở thành người giỏi nhất, muốn khẳng định mình để bạn bè tôn vinh và bái phục. 12
- Một đặc điểm dễ thấy là hiện nay, game online đã trở thành hình thức giải trí phổ cập nhất đối với giới trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh THCS và THPT. Qua game online, các người chơi có thể giao lưu, gặp gỡ, trò chuyện và thậm chí là trở thành bạn thân với nhau. Điều thu hút nhất trong game online chính là tính cộng đồng và liên kết giữa những người chơi với nhau. Khi các bạn đến trường, trong lúc rảnh rỗi, khi có một thành viên trong lớp chơi game online, ngay lập tức bạn ấy sẽ tìm cách lôi kéo, rủ rê thêm các đồng bạn của mình cùng gia nhập chiến tuyến và rất nhanh, những người bạn của anh ta sẽ phát hiện ra rằng game online rất thú vị. Một nguyên nhân nữa là do gia đình thiếu quan tâm dẫn đến các bạn chơi game online mọi lúc mọi nơi lâu dần dẫn tới nghiện game. Hơn nữa, hiện nay trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An cũng đang thiếu không gian vui chơi, giải trí lành mạnh cho các đối tượng thanh thiếu niên. Từ những lý do trên ta nhận thấy gia đình-nhà trường-xã hội phải phối hợp chặt chẽ với nhau mới có thể hạn chế được tình trạng nghiện game online của học sinh, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, người hằng ngày quan sát, hỗ trợ các em học sinh học tập và đi vào nề nếp. + Kết quả khảo sát nhu cầu tư vấn tâm lí của học sinh trước những khó khăn của bản thân học sinh về học tập, công việc và mối quan hệ xã hội Khó khăn từ Không thấy Khó khăn Khó khăn bản thân (đặt khó khăn Số học sinh trong học tập trong mối mục tiêu, khả được khảo sát (khả năng quan hệ xã hội năng quyết là 80 hiểu bài, ghi (giao tiếp, tình tâm, bị thú vui nhớ, xử lí,..) cảm,..) lôi kéo,...) Số lượng 62 52 36 10 Tỉ lệ 77,5% 65% 45% 12,5% Số học sinh Nhu cầu tư vấn tâm lí được khảo sát Tại phòng tư vấn Qua điện thoại, Khác là 80 internet Số lượng 14 56 10 Tỉ lệ 17,5% 70% 12,5% Biểu đồ khảo sát nhu cầu tư vấn tâm lí của học sinh lớp chủ nhiệm 13
- Qua bảng thống kê từ kết quả khảo sát thấy được chỉ 12,5% học sinh cảm thấy không khó khăn trong vấn đề của bản thân, trong học tập cũng như trong giao tiếp. 77,5% học sinh được khảo sát cảm thấy khó khăn từ phía bản thân như bị thú vui lôi kéo như game, mạng xã hội, có quyết tâm nhưng không thực hiện được, khả năng làm việc kém, có một số học sinh chán nản về cuộc sống; 65% học sinh thấy khó khăn trong việc ghi nhớ kiến thức, khả năng tiếp thu bài, không tập trung; 45% học sinh thấy không tự tin trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô, ngại giao tiếp với cộng đồng, ít tham gia công tác xã hội,... Khảo sát về nhu cầu tư vấn tâm lí thì có đến 87,5% học sinh mong muốn được tư vấn, 12,5% học sinh không có nhu cầu tư vấn, tuy nhiên chỉ có 17,5% học sinh mong muốn tư vấn tại phòng tư vấn, 70% học sinh mong muốn tư vấn qua điện thoại, mạng internet. Từ các kết quả khảo sát về tần suất chơi game, nguyên nhân nghiện game và nhu cầu tư vấn tâm lí của 80 học sinh trong 02 lớp chủ nhiệm chúng tôi thấy được đa số học sinh nhận thấy được khó khăn của bản thân và có nhu cầu được tư vấn tâm lí, nhưng vẫn còn nhiều em chưa vượt qua được mặc cảm của bản thân, chưa biết bản thân cần phải làm gì để giải quyết khó khăn, làm sao để có động lực học tập và đạt kết quả học tập tốt hơn. 3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 3.1. Thuận lợi - Nội dung đề tài phù hợp với chương trình giáo dục của Bộ giáo dục, của nhà trường. - Đề tài liên quan đến thực trạng chung của nhiều cấp học, giải pháp thực hiện có tính khoa học, sáng tạo, tính hiệu quả bền vững. - Học sinh có nhu cầu được tư vấn cao. - Sự quan tâm, phối hợp của các đoàn thể trong nhà trường, của xã hội và của gia đình học sinh. 3.2. Khó khăn 14
- - Sự phối hợp của gia đình, đặc biệt là bố mẹ học sinh, năng lực nhận thức của phần lớn học sinh còn nhiều hạn chế. - Động cơ, nhu cầu học tập của phần lớn học sinh trong trường không cao. - Tính hiệu quả cao của giải pháp cần có thời gian lâu dài. III. Những giải pháp tư vấn tâm lý giúp học sinh nâng cao nhận thức về phòng tránh tác hại của game online 1. Những nguyên tắc xây dựng giải pháp - Đảm bảo tính mục đích giáo dục. - Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhân cách học sinh THPT. - Đảm bảo tính khả thi. 2. Thực hiện các giải pháp 2.1. Tổ chức tuyên truyền vào các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp kết hợp góc truyền thông * Mục tiêu đặt ra: Giúp HS có hiểu biết căn bản về tác hại của game online, giúp các bạn có kiến thức hiểu biết và nhất là có kĩ năng phòng tránh hoặc cai nghiện game online. * Đối tượng hướng tới là các bạn học sinh và phụ huynh của trường THPT Cửa Lò 2 thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. + Với học sinh: thông qua các hoạt động ngoại khóa vào buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, phát thanh. + Với các bậc phụ huynh: Tuyên truyền trong các buổi họp phụ huynh học sinh, qua các trang mạng xã hội như Zalo, Face book...qua chương trình phát thanh của địa phương. - Cung cấp kiến thức cơ bản về tác hại về trên thể chất, tinh thần của con người khi nghiện game online. * Thời điểm: Giờ tập trung dưới cờ, giờ sinh hoạt lớp, phát thanh đầu giờ, giờ ra chơi. * Cách thức: Thực hiện tuyên truyền qua hoạt động thuyết trình, phát các bài viết qua chương trình phát thanh, phát tờ rơi có nội dung tuyên truyền phòng tránh tác hại của game online. Các chiến lược, hoạt động tuyên truyền thay đổi hành vi chơi game online của học sinh cần tác động sớm từ những năm đầu khi học sinh mới bước vào trường nhằm phòng tránh và hạn chế hành vi chơi game online trong học sinh. Một số hình thức truyền thông phòng tránh tác hại game online phù hợp với học sinh: 15
- GÓC TRUYỀN THÔNG Góc truyền thông là địa điểm thuận lợi để tạo cơ hội cho các bạn học sinh có thể trao đổi, tiếp cận dễ dàng các thông tin, kiến thức, kỹ năng tin cậy. Việc truyền thông phòng tránh tác hại của game online có thể lồng ghép các nội dung khác mà học sinh quan tâm như: bảo vệ môi trường, các hoạt động văn hóa, thể thao, phòng chống ma túy, mại dâm. Nội dung hoạt động: + Cung cấp thông tin, kiến thức về phòng tránh tác hại game online. Tư vấn, giải đáp các vấn đề băn khoăn, khúc mắc về cai nghiện game online. + Hướng dẫn phòng tránh tác hại của game online,và cai nghiện game online. + Chia sẻ và phát triển kỹ năng và kinh nghiệm sống giữa các học sinh. Các hình thức hoạt động tại “Góc truyền thông”. + Tìm hiểu thông tin, nghiên cứu tài liệu truyền thông phòng tránh tác hại của game online. + Thảo luận nhóm nhỏ áp dụng trong các giờ học ngoài giờ lên lớp. + Tập huấn kiến thức và kỹ năng cho học sinh. + Tư vấn trực tiếp định kỳ. + Hòm thư và bảng tin. + Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phòng tránh tác hại của game online. Quản lý và điều hành “Góc truyền thông thân thiện” có thể là: + Cán bộ Đoàn tại trường đại diện ban chấp hành Đoàn trường. Cơ sở vật chất và trang trí: + Hiệu quả hoạt động, mức độ hấp dẫn và khả năng thu hút học sinh đến với Góc truyền thông phụ thuộc rất lớn vào số lượng, chủng loại, mức độ hấp dẫn của các tư liệu như báo, tạp chí, áp phích, tranh ảnh. + Tùy không gian mà lựa chọn cách thức trình bày phương tiện, những đồ vật, tranh ảnh, tài liệu cho phù hợp sao cho chỉ nhìn thoáng qua là đã thấy hấp dẫn và tạo cho Góc truyền thông một không gian thoải mái, dễ chịu, thu hút học sinh. + Cần định kỳ thay đổi vị trí, cách thức xếp đặt Góc truyền thông để tạo cảm giác mới mẻ, hấp dẫn đối với người tham gia. + Tuyên truyền về góc truyền thông: Có thể tiến hành quảng bá về Góc truyền thông để thu hút các thành viên tham gia bằng nhiều hình thức khác nhau: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như bản tin, trang Web của trường,… Thông qua phân phát tài liệu truyền thông: tờ phát tay, bản tin, sách nhỏ... 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 228 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giải toán phần kim loại tác dụng với nước và dung dịch Bazơ trong ôn thi Đại học
15 p | 110 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 47 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 129 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tính oxi hóa của ion nitrat trong môi trường axit
17 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Chế tạo chất chỉ thị màu từ thiên nhiên
17 p | 34 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học một số chủ đề Đại Số 10 theo định hướng giáo dục STEM
71 p | 42 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học chủ đề tích hợp chương Cacbohdrat theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến - Hóa học 12 cơ bản
16 p | 8 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chuyển động của hệ liên kết trong các bài ôn thi học sinh giỏi quốc gia
20 p | 8 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán cực trị hàm số cho học sinh lớp 12 THPT
49 p | 34 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn