Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải toán triglixerit bằng công thức tổng quát (CnH2n+1-2kCOO)3C3H5 trong hoá hữu cơ 12 cơ bản
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp cho những học sinh nói chung có chọn thi tổ hợp khoa học tự nhiên giải quyết được dạng bài toán này, trước hết học sinh nắm rõ công thức tổng quát, tên các chất béo và axit béo thường gặp, nắm rõ tính chất vật lý và tính chất hóa học của triglixerit (chất béo), viết được các phương trình hóa học của triglixerit (chất béo), biết phân tích đề bài, biết giải hệ phương trình thông thường toán học (1 ẩn số, 2 ẩn số, 3 ẩn số).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải toán triglixerit bằng công thức tổng quát (CnH2n+1-2kCOO)3C3H5 trong hoá hữu cơ 12 cơ bản
- PHỤ LỤC I: MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN 1. Họ và tên người đăng ký: TRẦN VĂN LỢI. 2. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn. 3. Đơn vị công tác: Trường THPT An Phú. 4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Giảng dạy lớp. 5. Tên đề tài sáng kiến: Giải toán triglixerit bằng công thức tổng quát (CnH2n+12kCOO)3C3H5 trong hoá hữu cơ 12 cơ bản. 6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: giải pháp chuyên môn. 7. Tóm tắt nội dung sáng kiến: Ban đầu thấy học sinh rất khó khăn trong phân tích đề, tìm các mối quan hệ các đại lượng từ đề bài cho với kết quả của bài toán, đa phần các em đọc đề rất sơ sài. Khó khăn ở đây là các em học sinh học rất nhiều môn, thời khoá biểu học rất nhiều, quĩ thời gian ít nghiên cứu giải bài tập vận dụng tương đối cao một chút là rất khó khăn dẫn đến hình thành kỹ năng giải bài tập hầu như không có. Với việc giải toán triglixerit cũng mở ra hướng đi mới cho các em để có nhiều phương pháp giải bài tập hơn, đây cũng là kênh tham khảo hữu ích cho bản thân. Tiến trình thực hiện: đối tượng nghiên cứu lớp 12A9 (HKI, năm học 2018 2019) và 12A10 (HKI, năm học 2019 2020). Bản thân đã thực hiện các tiến trình như sau: + Giáo viên tự trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng dạy học. Trang 1
- + Sưu tầm các bài tập liên quan từ các đề thi Đại học – Cao đẳng. Phân loại ra các dạng bài tập dựa vào tính chất triglixerit và yêu cầu của đề bài ra. + Trích lọc các bài tập ngẫu nhiên trong các bài tập đã sưu tầm được (10 câu trắc nghiệm hoàn toàn), in ra giấy, tiến hành cho học sinh các lớp trên tiến hành thực hiện trong 30 phút, thu lại bài làm và cả giấy nháp các em, thống kê lại kết quả làm bài này của các em. 8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến: trong năm học 2019 – 2020, địa điểm tại trường THPT An Phú. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên tự trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng dạy học và biết sử dụng tốt công nghệ thông tin trong hỗ trợ tổ chức hoạt động học. Cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho quá trình dạy học. Phụ huynh học sinh biết quan tâm việc học của học sinh. Bản thân học sinh phải có ý thức. 10. Đơn vị áp dụng sáng kiến: trong phạm vi nhà trường. 11. Kết quả đạt được: Có sự chuyển biến trong tư duy của học sinh, ham nghiên cứu học tập. Bản thân giáo viên cũng nâng cao tay nghề, chuẩn bị tốt hơn cho chuyên môn. An Giang, ngày 28 tháng 12 năm 2019 Tác giả (họ, tên, chữ ký) Trần Văn Lợi Trang 2
- PHỤ LỤC II: MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT T ẠO NAM TRƯỜNG THPT AN PHÚ Độc lập Tự do Hạnh phúc An Giang, ngày 28 tháng 12 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I Sơ lược lý lịch tác giả: Họ và tên: TRẦN VĂN LỢI. Nam, nữ: Nam. Ngày tháng năm sinh: 1983. Nơi thường trú: Ấp Phước Mỹ, xã Phước Hưng, An Phú, An Giang. Đơn vị công tác: Trường THPT An Phú. Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng chuyên môn. Trình độ chuyên môn: Đại học sư Phạm. Lĩnh vực công tác: giáo dục. Trang 3
- II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Nêu tóm tắt tình hình đơn vị, những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ. Tập thể nhà trường đã không ngừng phấn đấu để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và đặc biệt là chú trọng nhất về nâng cao chất lượng dạy và học; dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học; đổi mới cách đánh giá học sinh, coi trọng sự tiến bộ của học sinh. Ngoài nắm vững chuyên môn giáo viên còn nghiên cứu, tìm hiểu về đối tượng học sinh, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung, chương trình của từng môn học, mạnh dạn đăng kí chỉ tiêu phấn đấu trên đối tượng học sinh của mình. Gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học là việc sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học, vẫn còn giáo viên chưa khai thác triệt để thiết bị. Đến đầu năm học mới có rất nhiều học sinh bị quên đi kiến thức nên rất khó cho việc giảng dạy của giáo viên, giáo viên ít nghiên cứu sâu về tâm lý từng học sinh để có biện pháp giảng dạy và giáo dục phù hợp. Đa số học sinh còn phụ thuộc vào khuôn mẫu. Tên đề tài giải pháp: Giải toán triglixerit bằng công thức tổng quát (CnH2n+1 COO)3C3H5 trong hoá hữu cơ 12 cơ bản. 2k Lĩnh vực: chuyên môn. III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Trong công tác giảng dạy trực tiếp trên lớp, bản thân cũng gặp không ít khó khăn trong việc ổn định lớp, tổ chức lớp học, truyền đạt kiến thức cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất. Bản thân giảng dạy các lớp 12A1, 12A9, 12A11 của năm học 20182019 và giảng dạy các lớp 12A1, 12A10 của năm học 2019 2020. Trong các lớp 12A9, 12A10 có các vấn đề mà bản thân nhận thấy được: phương pháp học tập chưa phù hợp, chưa phân tích đề bài tốt, chưa viết các phương trình tổng quát…Với trách nhiệm là giáo viên đứng lớp, bản thân luôn trăn trở và tìm giải pháp làm thế nào đó để cho các em có phương pháp giải bài tập chung, khuyến khích tinh thần học tập cho các em đỡ được chút ít phần nào đó tiến bộ. Với những suy tư như vậy, tôi đúc kết kinh nghiệm của bản thân, Trang 4
- thực tế trải nghiệm giảng dạy trên lớp nên tôi viết “ Giải toán triglixerit bằng công thức tổng quát (CnH2n+12kCOO)3C3H5 trong hoá hữu cơ 12 cơ bản”. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Bài tập tính toán về triglixerit (chất béo) xuất hiện trong đề thi đại học – cao đẳng năm 2014. Những năm tiếp theo, Bộ giáo dục và đào tạo cũng tiếp tục cho bài tập tính toán về triglixerit (chất béo) trong các đề thi THPT Quốc gia hàng năm. Khi đó cũng có những phương pháp giải tính toán về triglixerit (chất béo) như: bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố,…Tuy nhiên những phương pháp này tuy không mới nhưng cần đòi hỏi kỹ năng tư duy tính toán tốt mới tiếp thu trọn vẹn được, qua khảo sát thực tế (có kiểm chứng bài kiểm tra, xem giấy nháp bài làm học sinh) thấy được thật sự rất ít các em làm được, số học sinh còn lại cũng chưa hiểu rõ về các phương pháp này cũng nhưng chưa có các kỹ năng cần thiết giải bài tập tính toán về triglixerit (chất béo). Để giúp cho những học sinh nói chung có chọn thi tổ hợp khoa học tự nhiên giải quyết được dạng bài toán này, trước hết học sinh nắm rõ công thức tổng quát, tên các chất béo và axit béo thường gặp, nắm rõ tính chất vật lý và tính chất hóa học của triglixerit (chất béo), viết được các phương trình hóa học của triglixerit (chất béo), biết phân tích đề bài, biết giải hệ phương trình thông thường toán học (1 ẩn số, 2 ẩn số, 3 ẩn số). Trong đó viết được các phương trình hóa học của triglixerit (chất béo) rất quan trọng. Để làm trọn vẹn được một bài toán theo phương trình hoá học thì các em phải viết được chính xác phương trình hoá học, cân bằng. Đối với bài tập tính toán về triglixerit (chất béo) để viết được phương trình hoá học chính xác, học sinh phải biết những sản phẩm tạo ra (thông thường các sản phẩm này khai thác từ đề bài). Hiệu quả thiết thực mang lại cho các em là giúp các em có tư duy khoa học, có niềm tin khi học tập hoá học, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học (đặc biệt nâng cao điểm số các em trong các kỳ thi liên quan bộ môn). 3. Nội dung sáng kiến Trang 5
- 3.1. Tiến trình thực hiện: đối tượng nghiên cứu lớp 12A9 (HKI, năm học 2018 2019) và 12A10 (HKI, năm học 2019 2020). Bản thân đã thực hiện các tiến trình như sau: Giáo viên tự trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng dạy học. Sưu tầm các bài tập liên quan từ các đề thi Đại học – Cao đẳng. Phân loại ra các dạng bài tập dựa vào tính chất triglixerit và yêu cầu của đề bài ra. Bản thân tự giải các bài tập đó bằng nhiều phương pháp khác nhau, sưu tầm tài liệu, học hỏi từ đồng nghiệp, sau đó đúc kết lại một phương pháp chung nhất cho đề tài này. Trích lọc các bài tập ngẫu nhiên trong các bài tập đã sưu tầm được (10 câu trắc nghiệm hoàn toàn), in ra giấy, tiến hành cho học sinh các lớp trên tiến hành thực hiện trong 30 phút, thu lại bài làm và cả giấy nháp các em, thống kê lại kết quả làm bài này của các em. Bản thân xây dựng và hướng dẫn học sinh các lớp trên phương pháp giải các bài tập của đề tài này trên từng lớp. Cho ví dụ cụ thể áp dụng ngay phương pháp giải này. Tiến hành cho học sinh các lớp trên làm lại 10 câu trắc nghiệm như trên trong 30 phút tương tự, thu lại bài làm và cả giấy nháp các em, thống kê lại kết quả làm bài này của các em. Phân tích và so sánh 2 kết quả của 2 lần kiểm tra, rút ra thực tế năng lực học tập từng lớp với nhau. 3.2. Thời gian thực hiện: học kì I năm học 2018 – 2019 và học kì I năm học 2019 – 2020. 3.3. Biện pháp tổ chức: 3.3.1. Tiến hành cho các lớp kiểm tra kiểm nghiệm với 10 câu trắc nghiệm 30 phút lần 1, thu thập bảng số liệu như sau: BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ LỚP 12A9 LẦN 1 NĂM HỌC 2018 2019 Số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 Số HS đạt 7 10 13 7 1 1 1 0 0 0 0 BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ LỚP 12A10 LẦN 1 NĂM HỌC 2019 2020 Trang 6
- Số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 41 Số HS đạt 4 7 8 8 5 4 4 1 0 0 0 BIỂU ĐỒ SO SÁNH ĐIỂM KIỂM TRA LẦN 1 Biểu đồ 1 3.3.2. Cung cấp lý thuyết cho học sinh, phân loại và hướng dẫn giải các dạng bài tập theo yêu cầu bài toán: 3.3.2.1. Khái niệm: Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. + Glixerol là ancol đa chức có công thức: C3H5(OH)3=92. + Axit béo là những axit đơn chức, mạch không phân nhánh. Một số axit béo thường gặp: C17H35COOH : Axit stearic. C17H33COOH : Axit oleic. C15H31COOH : Axit panmitic. C17H31COOH : Axit linoleic. Công thức phân tử tổng quát triglixerit: Khối lượng mol triglixerit: MX=42n + 176 6k Một số chất béo thường gặp: (C17H35COO)3C3H5: tristearoylglixerol (tristearin). (C17H33COO)3C3H5: trioleorylglixerol (triolein). (C15H31COO)3C3H5: tripanmitoylglixerol (tripanmitin). (C17H31COO)3C3H5: trilinoleorylglixerol (trilinolein). Trang 7
- 3.3.2.2. Tính chất vật lý: Là chất lỏng hoặc rắn, không tan trong nước, nhẹ hơn nước: Chất béo lỏng chứa các gốc axit béo chưa no (gồm dầu thực vật: dầu lạc, vừng, đậu nành, ôliu…), chất béo rắn chứa các gốc axit béo no (gồm mỡ động vật: mỡ lợn, dê, bò, cừu…). Dầu mỡ để lâu thường có mùi hôi, khét khó chịu gọi là hiện tượng bị ôi: Nguyên nhân là do liên kết đôi C=C trong gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm trong không khí tạo thành peoxit, chất này phân hủy cho các anđehit có mùi khó chịu. Dầu mỡ sau khi rán cũng bị oxi hóa thành anđehit, sử dụng các loại dầu mỡ này không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.3.2.3. Tính chất hóa học: Thủy phân este trong môi trường axit thu được các axit béo và glixerol: . Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa) thu được muối của axit béo (xà phòng) và glixerol: x (mol) 3x 3x x Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng: x (mol) 3kx Phản ứng cộng dung dịch Br2 của chất béo lỏng: x (mol) 3kx Phản ứng cháy: x (mol) Hệ phương trình mol tương ứng CO 2, H2O và O2 cháy: Trang 8
- *) Tuỳ theo đề bài, ký hiệu số mol triglixerit cho phù hợp. 3.3.2.4. Các dạng và hướng dẫn giải bài tập thường gặp trong các đề thi: a. Dạng 1: Tính khối lượng muối, khối lượng chất rắn sau phản ứng: Áp dụng trực tiếp: + Khối lượng muối: mmuối natri=3x.(14n+682k) ho ặc m muối kali=3x.(14n+842k) + Khối lượng chất rắn: mchất rắn =3x.(14n+682k) + mNaOH dư hoặc mchất rắn =3x.(14n+842k) + mKOH dư Hoặc áp dụng bảo toàn khối lượng: + Khối lượng muối: mX + 40.3x = mmuối natri + 92x hoặc mX + 56.3x = mmuối kali + 92x + Khối lượng chất rắn: mX + mNaOH = mchất rắn + 92x hoặc mX + mKOH = mchất rắn + 92x b. Dạng 2: Tính số mol brom, thể tích khí H2 (đktc): Số mol brom: a = 3kx Thể tích khí H2: V = 3kx.22,4 * CÁC BÀI TẬP ÁP DỤNG: Trang 9
- a. Dạng 1: Tính khối lượng muối, khối lượng chất rắn sau phản ứng: Phản ứng cháy: x (mol) Hệ phương trình mol tương ứng CO 2, H2O và O2 cháy: x (mol) 3x 3x x Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X của axit stearic, axit panmitic. Sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,22 gam nước. Xà phòng hóa m gam X thu được khối lượng glixerol là A. 0,414 gam. B. 1,242 gam. C. 0,828 gam. D. 0,460 gam. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2 và mol nước. Khối lượng glixerol: m=0,005.92=0,46 gam đáp án D. Câu 2 (ĐỀ MINH HỌA 2017 LẦN 1): Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là A. 53,16. B. 57,12. C. 60,36. D. 54,84. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2 và mol nước. b=mmuối=3.0,06.(14n+682k)=3.0,06.(14.17+682.)=54,84 gamđáp án D. Hoặc bảo toàn khối lượng: Trang 10
- a + mNaOH = b + mglixerol0,06.(42.17+1766.) + 40.3.0,06= b + 0,06.92 b = 54,84 gamđáp án D. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X c ần vừa đủ 3,2 mol O 2, thu đượ c 2,28 mol CO 2 và 2,08 mol H 2O. Mặt khác, cho a gam X vào 500 ml NaOH 0,3M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu đượ c chất rắn chứa m gam muối khan. Giá trị của m là A. 43,14. B. 37,12. C. 36,48. D. 37,68. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và O2. m=mmuối=3.0,04.(14n+682k)=3.0,04.(14.17+682.1)=36,48 gamđáp án C. Hoặc bảo toàn khối lượng: a + mNaOH = m + mglixerol0,04.(42.17+1766.1) + 40.3.0,04= b + 0,04.92 m = 36,48 gamđáp án C. Câu 4 (ĐỀ CHÍNH THỨC 2018): Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat; natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là A. 17,96. B. 16,12. C. 19,56. D. 17,72. Bài giải: Theo đề công thức cấu tạo của X: (C17H35COO)(C15H31COO) (C17HyCOO)C3H5=C55H71+yO6 Áp dụng CTPT tổng quát: , số C tương ứng: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, O2. m=mmuối=3.0,02.(14n+682k)=3.0,02.(14. +682. )= 17,72 gam đáp án D. Hoặc bảo toàn khối lượng: Trang 11
- a + mNaOH = m + mglixerol0,02.(42. +1766. ) + 40.3.0,02= m + 0,02.92 m = 17,72 gam đáp án D. Câu 5 : Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là A. 41,40. B. 31,92. C. 36,72. D. 35,60. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và O2. b = mmuối = 3.0,04.(14n + 68 2k) = 3.0,04.(14.17 + 68 2.0) = 36,72 gam đáp án C. Hoặc bảo toàn khối lượng: a + mNaOH = b + mglixerol0,04.(42.17+1766.0) + 40.3.0,04= b + 0,04.92 b = 36,72 gamđáp án C. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần dùng vừa đủ 3,22 mol O2, sinh ra 2,28 mol CO2 và 2,12 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là A. 18,28 gam. B. 33,36 gam. C. 46,00 gam. D. 36,56 gam. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và O2. mmuối = 3.0,04.(14n + 68 2k) = 3.0,04.(14.17 + 68 2. ) = 36,56 gam đáp án D. Hoặc bảo toàn khối lượng: m + mNaOH = mmuối + mglixerol0,04.(42.17+1766. ) + 40.3.0,04= m muối + 0,04.92 mmuối = 36,56 gamđáp án D. Trang 12
- Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O 2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là A. 18,28 gam. B. 16,68 gam. C. 20,28 gam. D. 23,00 gam. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và O2. mmuối = 3.0,02.(14n + 68 2k) = 3.0,02.(14.17 + 68 2. ) = 18,28 gam đáp án A. Hoặc bảo toàn khối lượng: m + mNaOH = mmuối + mglixerol0,02.(42.17+1766. ) + 40.3.0,02= m muối + 0,02.92 mmuối = 18,28 gamđáp án A. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần dùng vừa đủ 0,805 mol O2, sinh ra 0,57 mol CO2 và 0,53 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là A. 8,34 gam. B. 11,50 gam. C. 9,14 gam. D. 10,14 gam. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và O2. mmuối = 3.0,01.(14n + 68 2k) = 3.0,01.(14.17 + 68 2. ) = 9,14 gam đáp án C. Hoặc bảo toàn khối lượng: m + mNaOH = mmuối + mglixerol0,01.(42.17+1766. ) + 40.3.0,01= m muối + 0,01.92 mmuối = 9,14 gamđáp án C. Câu 9 (ĐỀ MINH HỌA 2017 LẦN 1): Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este Trang 13
- no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2 là A. 57,2. B. 42,6. C. 53,2. D. 52,6. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O trong X: 2 Số mol H : 3ka=0,3a=0,15 mol Trong Y có: Trong X có: m2 = 0,15.3.(14n + 68 – 2k) + mNaOH dư= 0,15.3.(14.2 + 68 2. ) + 40.(0,7 0,15.3)= 52,6 gamđáp án D. Hoặc bảo toàn khối lượng: m1 + mNaOH = m2 + mglixerol0,15.(42.2 + 176 – 6. ) + 0,7.40= m2 + 0,15.92 m2 = 52,6 gamđáp án D. b. Dạng 2: Tính số mol brom, thể tích khí H2 (đktc): Số mol brom: a = 3kx Thể tích khí H2: V = 3kx.22,4 Câu 1: (ĐỀ ĐH – CĐ KHỐI A 2014): Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là A. 0,20. B. 0,30. C. 0,18. D. 0,15. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O .a=0,6 đáp án D. 3ka=0,63. a=0,15 mol Trang 14
- Câu 2: Thủy phân triglixerit X trong NaOH ng ười ta thu đượ c hỗn hợp hai muối gồm natri oleat, natri stearat theo tỉ l ệ mol lần l ượt là 1: 2. Khi đốt cháy a mol X thu đượ c b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là A. b – c = 2a. B. b = c – a. C. b – c = 3a . D. b – c = 4a. Bài giải: Theo đề công thức cấu tạo của X: (C 17H33COO)(C17H35COO)2C3H5=C57H108O6 Áp dụng công thức phân tử tổng quát: , số C và số H tương ứng: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2 và mol nước. đáp án C. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,106 mol O 2, sinh ra 0,798 mol CO 2 và 0,7 mol H2O. Cho 24,64 gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br 2. Giá trị của a là A. 0,10. B. 0,12. C. 0,14. D. 0,16. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và O2. ntriglixerit==0,028 mol. a=nbrom=3k.0,028=3. 0,028=0,14 molđáp án C. Câu 4 (ĐỀ CHÍNH THỨC 2018): Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO 2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 20,15. B. 20,60. C. 23,35. D. 22,15. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và Br2. m=mmuối=3.0,025.(14n+682k)=3.0,025.(14. +682. )=22,15 gam Trang 15
- đáp án D. Hoặc bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH = m + mglixerol0,025.(42. +1766. ) + 40.3.0,025= m + 0,025.92m = 22,15 gamđáp án D. Câu 5 (ĐỀ CHÍNH THỨC 2018): Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O 2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br trong dung dịch. Giá trị của a là 2 A. 0,04. B . 0,08. C. 0,20. D. 0,16. Bài giải: Theo đề công thức cấu tạo của X có 2 trườ ng hợp: Áp dụng công thức phân tử tổng quát: , số C tương ứng: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, O2. a=3kx=3. .0,04 = 0,08 molđáp án B. Câu 6 (ĐỀ CHÍNH THỨC 2019): Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần dùng vừa đủ 3,08 mol O2, thu được CO2 và 2 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 35,36 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,12. B. 0,16. C. 0,20. D. 0,24. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol O2, H2O và khối lượng muối đáp án A. a=3kx=3.00,4=0,12 mol Trang 16
- Câu 7 (ĐỀ MINH HỌA 2019): Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 4,77 mol O2, thu được 3,14 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam X (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là A. 86,10. B. 57,40. C. 83,82. D. 57,16. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol H2O và O2. nx= Trong Y có: m = mmuối = 3.0,09.(14n + 84 2k) = 3.0,09.(14. + 84 2. 0) = 86,1 gam đáp án A. Hoặc bảo toàn khối lượng: 78,9 + 2.3.0,09. = mY Y m = 79,26 gam mY + mKOH = m + mglixerol79,26 + 56.3.0,09= m + 0,09.92m = 86,1 gam đáp án A. Câu 8 (ĐỀ CHÍNH THỨC 2019): Đốt cháy hoàn toàn 17,16 gam triglixerit X, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Cho 17,16 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Mặt khác, 17,16 gam X tác dụng tối đa với 0,04 mol Br2. Giá trị của m là A. 17,72. B. 18,28. C. 18,48. D. 16,12. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, Br2 và khối lượng X m = mmuối = 3.0,02.(14n + 68 2k) = 3.0,02.(14. +682. ) = 17,72 gam đáp án A. Hoặc bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH = m + mglixerol0,02.(42. +1766. ) + 40.3.0,02= m + 0,02.92 Trang 17
- m = 17,72 gamđáp án A. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất béo thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol nước là 0,8 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng với 60 ml dung dịch brom 1M. Giá trị của a là A. 0,015 . B. 0,010. C. 0,012. D. 0,020. Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O .a=0,06 đáp án A. 3ka=0,063. a=0,015 mol Câu 10: Để tác dụng hết với x mol triglixerit X cần dùng tối đa 7x mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn x mol X trên bằng khí O2, sinh ra V lít CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa V với x và y là A. V = 22,4.(3x + y). B. V = 44,8.(9x + y). C. V = 22,4.(7x + 1,5y). D. V = 22,4.(9x + y). Bài giải: Áp dụng hệ phương trình tương ứng mol CO2, H2O và Br2 đáp án D. 3.3.3. Tiến hành cho các lớp kiểm tra kiểm nghiệm với 10 câu trắc nghiệm 30 phút lần 2 (cùng nội dung câu hỏi như lần 1), thu thập bảng số liệu như sau: BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ LỚP 12A9 LẦN 2 NĂM HỌC 2018 2019 Số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 Số HS đạt 5 10 11 10 2 2 0 0 0 0 0 BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ LỚP 12A10 LẦN 2 NĂM HỌC 2019 2020 Số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trang 18
- 41 Số HS đạt 0 5 9 9 10 5 2 0 0 0 0 BIỂU ĐỒ SO SÁNH ĐIỂM KIỂM TRA LẦN 2 Biểu đồ 2 IV. Hiệu quả đạt được: Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tìm hiểu về thực trạng của đơn vị và đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học của lớp 12 đã được áp dụng trong năm học vừa qua (HKI, năm học 2018 2019) và học kì I (năm học 2019 2020) với những kết quả cụ thể như sau: BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ LỚP 12A9 (40HS) HKI NĂM HỌC 2018 2019 G K TB Y K Nội S S S dung SL TL TL TL TL SL TL L L L Điểm KT1T 13 32,50% 14 35,00% 10 25,00% 2 5,00% 1 2,50% lần 1 Điểm KT 2 5,00% 14 35,00% 14 35,00% 8 20,00% 2 5,00% HKI BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ LỚP 12A10 (41HS) HKI NĂM HỌC 2018 2019 G K TB Y K Nội S S S dung SL TL TL TL TL SL TL L L L Điểm KT1T 30 73,17% 11 26,83% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% lần 1 Điểm KT 21 51,22% 18 43,90% 2 4,88% 0 0,00% 0 0,00% HKI BIỂU ĐỒ SO SÁNH ĐIỂM KIỂM TRA MỘT TIẾT LẦN 1 Biểu đồ 3 Trang 19
- BIỂU ĐỒ SO SÁNH ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ I Biểu đồ 4 Qua các biểu đồ 3, 4 cho thấy chất lượng giáo dục học sinh trong năm học vừa qua của lớp 12 qua khảo sát đã có sự chuyển biến. Số học sinh đạt học lực giỏi khá tăng mạnh. Số học sinh đạt học lực trung bìnhyếukém cũng giảm nhẹ, đây là kết quả bước đầu mà bản thân tôi thiết nghĩ mình cần phải có những biện pháp, những kinh nghiệm có giá trị hơn nữa để nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở nhà trường. V. Mức độ ảnh hưởng Việc chuẩn bị lên lớp không những là điều cần thiết. Tìm hiểu học sinh lớp mình giảng dạy về kết quả học tập, giáo dục, thái độ, tu dưỡng của lớp, đặc điểm tâm lý chung của lớp và của những học sinh cá biệt, phong cách sư phạm của người giáo viên đã và đang giảng dạy ở lớp đó. Trên cơ sở đó mà đề ra những yêu cầu hợp lý đối với họ. Nghiên cứu kỹ chương trình, nội dung tài liệu học tập, trên cơ sở đó để thu thập, lựa chọn tài liệu cho từng tiết học, phương pháp, phương tiện dạy học và những hình thức dạy học thích hợp. Bản thân phải tự nghiên cứu tốt hơn nữa và có sự góp ý của quí đồng nghiệp để hoàn thiện đề tài theo mong muốn. VI. Kết luận Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm là phù hợp. Qua đó nhận thức của mọi người về biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong trường nâng cao. Trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn điều làm tôi có suy nghĩ nhất là làm thế nào để công tác giáo dục trong nhà trường ngày một chất lượng, tay nghề ngày càng nâng cao. Đây chính là động lực thôi thúc tôi tìm ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p | 171 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 226 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 16 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giúp học sinh làm nhanh các bài toán trắc nghiệm: Xác định khoảng thời gian đặc biệt trong dao động có tính chất điều hòa
43 p | 62 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp mới để ứng dụng hình chiếu của một điểm xuống mặt phẳng trong hình học không gian
48 p | 35 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp toàn diện giúp học sinh khá giỏi giải được câu hỏi vận dụng cao về Dao động của con lắc lò xo trong kì thi tốt nghiệp THPT
49 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn