Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Học lịch sử qua việc tìm hiểu ý nghĩa tên đường trên địa bàn thành phố Vinh tỉnh Nghệ An nhằm góp phần phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, phẩm chất yêu nước và trách nhiệm cho học sinh THPT
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Học lịch sử qua việc tìm hiểu ý nghĩa tên đường trên địa bàn thành phố Vinh tỉnh Nghệ An nhằm góp phần phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, phẩm chất yêu nước và trách nhiệm cho học sinh THPT" nhằm nghiên cứu thực trạng để đưa ra các giải pháp nhằm góp phần phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử và phẩm chất yêu nước, trách nhiệm cho học sinh trung học phổ thông (THPT) thông qua việc tìm hiểu ý nghĩa tên đường trên địa bàn thành phố Vinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Học lịch sử qua việc tìm hiểu ý nghĩa tên đường trên địa bàn thành phố Vinh tỉnh Nghệ An nhằm góp phần phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, phẩm chất yêu nước và trách nhiệm cho học sinh THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: HỌC LỊCH SỬ QUA VIỆC TÌM HIỂU Ý NGHĨA TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU LỊCH SỬ, PHẨM CHẤT YÊU NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH THPT. Lĩnh vực: Lịch sử Năm học: 2021- 2022
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: HỌC LỊCH SỬ QUA VIỆC TÌM HIỂU Ý NGHĨA TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU LỊCH SỬ, PHẨM CHẤT YÊU NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH THPT. Lĩnh vực: Lịch sử Nhóm tác giả: Đặng Thị Kim Hoa - 0986 650 349 Nguyễn Thị Hằng - 0986650349 Năm học: 2021- 2022
- MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu ................ 2 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2 2.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 2 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 3. Tính mới ................................................................................................................ 4 4. Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 4 II. NỘI DUNG ......................................................................................................... 6 1. Cơ sở lý luận ……………………………… ........................................................ 6 1.1. Sơ lƣợc vấn đề nghiên cứu . ...........................................................................................6 1.2. Các khái niệm liên quan trong đề tài ..............................................................................6 2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 8 2.1. Thực trạng về việc tìm hiểu ý nghĩa tên đƣờng ................................................ 8 2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên ............................................................. 11 3. Một số giải pháp góp phần phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, phẩm chất yêu nƣớc và trách nhiệm cho học sinh THPT thông qua việc tìm hiểu ý nghĩa tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ................................................. 12 3.1. Tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử để tìm hiểu các nhân vật đƣợc đặt tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh. ........................................................................ 12 3.2. Sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học đảo ngƣợc môn Lịch sử để tìm hiểu các nhân vật đƣợc đặt tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh. .................................... 18 3.3. Tổ chức cuộc thi “ Khám phá con đƣờng tôi yêu” tìm hiểu ý nghĩa tên đƣờng. .. 22 3.4. Sử dụng mạng xã hội để góp phần lan tỏa ý nghĩa tên các con đƣờng. ........... 31 4. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................................. 33 4.1. Đánh giá kết quả thực nghiệm ......................................................................... 33 4.2. Hiệu quả, lợi ích, ý nghĩa của đề tài ................................................................. 35 5. Hƣớng phát triển đề tài ........................................................................................ 36 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 37 1. Phạm vi và mức độ ứng dụng của đề tài ............................................................. 37 2. Kết luận và kiến nghị. ......................................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. ... 39 Phụ lục 1. Một số tƣ liệu, bảng biểu, hình ảnh, giáo án ....................................... Pl-1 Phụ lục 2. Một số mẫu phiếu ............................................................................. Pl-28
- DANH MỤC VIẾT TẮT 1. GV: Giáo viên 2. HS: Học sinh 3. HS THPT: Học sinh trung học phổ thông 4. LS: Lịch sử 5.THPT: Trung học phổ thông 6. LĐTD/ SĐTD: Lƣợc đồ tƣ duy, Sơ đồ tƣ duy
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đƣờng có tên, nhà có số đó là một trong những tiêu chí cơ bản phán ánh sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nhƣng việc đặt tên đƣờng, tên phố ở mỗi quốc gia trên thế giới lại không giống nhau. Nếu nhƣ ở Mĩ và một số quốc gia ở châu Âu, tên đƣờng, tên phố đƣợc đặt theo các con số và bảng chữ cái thì ở Nhật Bản lại đặt theo từng block nhà. Ở nƣớc ta tên đƣờng đƣợc đặt theo tên danh nhân, anh hùng giải phóng dân tộc, những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, sự kiện chính trị, xã hội, văn hóa tiêu biểu. Nhƣ vậy, việc đặt tên đƣờng phố ở nƣớc ta ngoài chức năng góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa, xã hội còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, lòng tự hào dân tộc, tình hữu nghị và đoàn kết quốc tế. Trong chƣơng trình GDTHPT, môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nƣớc, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, lòng khoan dung, nhân ái, tinh thần cộng đồng và hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại cho học sinh (HS). Vì thế, việc giúp học sinh tìm hiểu ý nghĩa tên đƣờng cũng là một trong những nội dung dạy học của môn Lịch sử nói riêng và các hoạt động dạy học nói chung. Thông qua đó, học sinh dễ dàng biết đƣợc các nhân vật lịch sử, văn hóa, sự kiện, địa danh và những đóng góp của họ đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc nhƣ: Lê Hoàn, Ngô Quyền, Lý Thƣờng Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Quang Trung, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Phú, Lê Hồng Phong... là ai? Vì sao họ lại đƣợc đặt tên đƣờng... Thế nhƣng, hiện nay một thực tế đã, đang diễn ra rất phổ biến là đa số học sinh chán và không thích học lịch sử. Các em học lịch sử chỉ để đối phó với thi cử, với thầy, cô chứ không phải học để tìm hiểu, khám phá, hiểu biết. Vì thế, học xong, thi xong là các em quên hết. Nhiều em hiểu về lịch sử một cách mơ hồ, thậm chí những sự kiện cơ bản hay nhân vật anh hùng tiêu biểu cũng không nhớ hoặc nhớ sai , nhầm lẫn giữa nhân vật này với nhân vật khác... 1
- Khi đi trên các con đƣờng, đa số các em không biết nhân vật đƣợc đặt tên đƣờng là ai, có đóng góp gì. Bởi theo các em việc tìm hiểu ý nghĩa tên đƣờng không cần thiết, không mang lại lợi ích cho bản thân nên không quan tâm, không hứng thú với việc tìm hiểu. Vì vậy, việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, lòng tự hào dân tộc, tình hữu nghị và đoàn kết quốc tế thông qua tên đƣờng ở nƣớc ta nói chung và thành phố Vinh nói riêng còn rất hạn chế. Từ thực tiễn trên, nhóm tác giả đã manh dạn nghiên cứu đề tài:“Học lịch sử qua việc tìm hiểu ý nghĩa tên đường trên địa bàn thành phố Vinh tỉnh Nghệ An nhằm góp phần phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, phẩm chất yêu nước và trách nhiệm cho học sinh THPT”. Đây là một đề tài hoàn toàn mới, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu. 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu thực trạng để đƣa ra các giải pháp nhằm góp phần phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử và phẩm chất yêu nƣớc, trách nhiệm cho học sinh trung học phổ thông (THPT) thông qua việc tìm hiểu ý nghĩa tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Thực trạng hiểu biết ý nghĩa tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh của học sinh THPT hiện nay nhƣ thế nào? - Nguyên nhân nào dẫn đến học sinh THPT không hiểu biết nhiều về ý nghĩa tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh? - Làm thế nào để nâng cao hiểu biết ý nghĩa tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh qua đó góp phần phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử và phẩm chất yêu nƣớc, trách nhiệm cho học sinh THPT? 2.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp về thực hiện dự án - Khách thể: Học sinh, giáo viên, phụ huynh trƣờng THPT Lê Viết Thuật, THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT chuyên Phan Bội Châu, THPT Hà Huy Tập, DL Nguyễn Trƣờng Tộ và một số cƣ dân trên địa bàn thành phố Vinh. 2
- 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu * Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết + Mục đích: Nhóm nghiên cứu đã thu thập, tổng hợp phân tích tài liệu liên quan nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. + Nguyên tắc: Tìm hiểu, lựa chọn những thông tin cần thiết, có độ tin cậy cao nhất trong tài liệu để làm cơ sở lí luận của dự án. + Nội dung: Mục tài liệu tham khảo. + Cách tiến hành: Chúng tôi sử dụng nguồn tài liệu sách, báo, công trình nghiên cứu có nội dung liên quan để có thể so sánh các nghiên cứu trƣớc đây với kết quả của đề tài. * Phƣơng pháp thực tiễn - Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi + Mục đích: Tìm hiểu ý nghĩa tên các con đƣờng ở thành phố Vinh. + Nguyên tắc: Khách thể tham gia điều tra lựa chọn các phƣơng án trả lời một cách khách quan, độc lập, không trao đổi kết quả với nhau. + Nội dung: Phụ lục kèm theo + Cách tiến hành: Phát 780 phiếu điều tra cho các đối tƣợng sau: 518 học sinh các trƣờng THPT ở thành phố Vinh, 125 giáo viên, 108 phụ huynh, 29 cƣ dân trên địa bàn thành phố Vinh. - Phƣơng pháp phỏng vấn, hỏi chuyên gia + Mục đích: Sử dụng hệ thống câu hỏi phỏng vấn đƣợc chuẩn hóa nhằm tìm hiểu sâu hơn những vấn đề nghiên cứu về ý nghĩa tên các con đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh. + Nguyên tắc: Phỏng vấn trong không khí cởi mở, tin cậy, ngƣời đƣợc phỏng vấn tự do trình bày những vấn đề ngƣời phỏng vấn đƣa ra. + Nội dung: Ở mục kết qủa thực nghiệm và phụ lục kèm theo. - Cách tiến hành: phỏng vấn trực tiếp chuyên gia nguyên là CB sở KHCN, một số học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn ... Ngƣời phỏng vấn ghi chép hệ thống các nội dung trao đổi bằng các hình thức nhƣ ghi âm, lƣu ghi chú điện thoại, nhật ký, tốc ký... 3
- - Phƣơng pháp quan sát + Mục đích: Kiểm nghiệm hoạt động của các phƣơng pháp đƣợc đề xuất nhằm hiểu rõ tên nhân vật, địa danh đƣợc đặt tên đƣờng thành phố Vinh. + Nguyên tắc: Xác định rõ đối tƣợng quan sát, mục đích, nhiệm vụ quan sát, ghi lại kết quả (biên bản) quan sát bằng máy ảnh, bằng tốc kí… + Nội dung thực nghiệm ở mục 4. + Cách tiến hành: Quan sát nhiều đối tƣợng trong một lần và quan sát nhiều lần về một đối tƣợng học sinh dƣới hình thức quan sát từ bên ngoài (quan sát thâm nhập, quan sát công khai, quan sát không thâm nhập). * Phƣơng pháp xử lý toán thống kê + Mục đích: Tìm ra nguyên nhân, thực trạng, từ đó đề ra các giải pháp. + Nguyên tắc: Chính xác, trung thực, khách quan. +Nội dung: Phụ lục kèm theo. + Cách tiến hành: Sử dụng máy tính, bảng biểu, sơ đồ… để xử lý số liệu phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả. 3. Tính mới - Là đề tài đầu tiên của nhóm tác giả tìm hiểu ý nghĩa tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh và cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu. - Đề tài đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp có tính giáo dục, tính khả thi và tính thực tiễn nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, phát triển phẩm chất yêu nƣớc, trách nhiệm cho học sinh THPT thông qua việc tìm hiểu ý nghĩa tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 4. Đóng góp đề tài * Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần tạo hứng thú học tập môn Lịch sử và nâng cao hiểu biết ý nghĩa tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh, từ đó phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, phẩm chất yêu nƣớc và trách nhiệm cho học sinh THPT. * Ý nghĩa khoa học: 4
- Đề tài đã góp phần phát triển và nâng cao nhiều kĩ năng cho học sinh: Thu thập và xử lí thông tin, thống kê, đánh giá, hợp tác, tổng hợp kiến thức, kĩ năng tự quản lí, tự nhận thức; tƣ duy sáng tạo, tự tin, giải quyết các tình huống đặt ra từ thực tiễn đời sống. 5
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 1.1. Sơ lƣợc vấn đề nghiên cứu. Qua nghiên cứu tài liệu liên quan, nhóm nghiên cứu nhận thấy: Việc tìm hiểu ý nghĩa tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh từ trƣớc đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu cụ thể. Với mong muốn “truyền lửa” cho các thế hệ trẻ, vun đắp tinh thần yêu nƣớc, khơi dậy tinh thần trách nhiệm, niềm tự hào và trân trọng truyền thống lịch sử quý báu của dân tộc cho thế hệ trẻ, những năm qua ngành giáo dục đã đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, thông qua nhiều hoạt động nhƣ tham quan học tập các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thi tìm hiểu, tổ chức các câu lạc bộ… nhƣng việc kết hợp giới thiệu về lịch sử dân tộc qua các tên đƣờng là một nội dung mới, chƣa đƣợc triển khai tìm hiểu. Tên đƣờng phố ở nƣớc ta không đơn thuần là chỉ dẫn địa lý để thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa, xã hội còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, lòng tự hào dân tộc, tình hữu nghị và đoàn kết quốc tế. Thế nhƣng hiện nay đa số cƣ dân thành phố, nhất là học sinh không biết hoặc biết rất ít về đƣờng phố nơi mình ở, hoặc đi qua, nhƣ danh nhân đƣợc đặt tên cho đƣờng phố là ai, có công trạng gì với nƣớc với dân, ý nghĩa những địa danh, sự kiện lịch sử đƣợc đặt tên đƣờng. Vì vậy, những tấm biển ghi tên đƣờng, phố nếu đƣợc có thêm những thông tin tóm tắt về ngày sinh, ngày mất cùng thân thế, sự nghiệp, công trạng của các danh nhân, anh hùng dân tộc… thì chắc chắn sẽ nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời dân và ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho cƣ dân nói chung và thế hệ trẻ nói riêng thông qua tên đƣờng sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vấn đề này mới chỉ thực hiện ở một số địa phƣơng nhƣ: Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh... còn ở thành phố Vinh và nhiều địa phƣơng khác chƣa thực hiện. 1.2. Các khái niệm liên quan trong đề tài - Lịch sử là toàn bộ hoạt động của con ngƣời diễn ra trong quá khứ từ khi lơiaf xuất hiện cho đến nay, đƣợc con ngƣời ghi nhớ và truyền lại. 6
- - Tên đƣờng phố là hình ảnh lịch sử, truyền thống văn hóa, là mỹ quan bộ mặt của thành phố, góp phần giáo dục sâu rộng nếp sống và tinh thần của con ngƣời. ( Các khái niệm trên trích Đại từ điển Tiếng Việt-Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam. Bộ GD-ĐT, NXB Văn hóa Thông tin -1999 ) - Năng lực tìm hiểu lịch sử giúp HS bƣớc đầu nhận diện đƣợc các loại hình tƣ liệu lịch sử; hiểu đƣợc nội dung, khai thác và sử dụng đƣợc tƣ liệu lịch sử trong quá trình học tập. Tái hiện và trình bày đƣợc dƣới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định đƣợc các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. - Phẩm chất yêu nƣớc: +Yêu đất nƣớc, tự hào về truyền thống về bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. +Tích cực, chủ động vận động ngƣời khác tham gia: Các hoạt động bảo vệ thiên nhiên; bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá của quê hƣơng, đất nƣớc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Phẩm chất trách nhiệm: + Có trách nhiệm với bản thân: Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức của bản thân; Có ý thức sử dụng tiền hợp lí, khi ăn uống, mua sắm đồ dùng học tập, học tập; Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân. + Có trách nhiệm với bản thân: Có ý thức làm tròn bổn phận với ngƣời thân và gia đình; Quan tâm, bàn bạc với ngƣời thân. + Có trách nhiệm với nhà trƣờng và xã hội: Tích cực tham gia và vận động ngƣời khác hoạt động công ích, tuyên truyền pháp luật; Đánh giá đƣợc hanh vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và ngƣời khác; Đấu tranh, phê bình các hành vi kỉ luật, vi phạm pháp luật. + Có trách nhiệm với môi trƣờng sống: Có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi sử dụng bừa bãi, lãng phí vật dụng, tài nguyên; chủ động, tích cực tham gia và vận động ngƣời khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. (Trích Chương trình GDPT năm 2018) - Học sinh THPT là thuật ngữ để chỉ nhóm học sinh đầu tuổi thanh niên (từ 15 tuổi đến 18 tuổi), theo tâm lý học lứa tuổi, tuổi thanh niên là giai đoạn bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bƣớc vào tuổi mới lớn. 7
- 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng về việc tìm hiểu ý nghĩa tên đƣờng * Đối tƣợng, khách thể khảo sát KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Khách thể Số Đơn vị nghiên cứu lƣợng Học sinh 518 -Trƣờng THPT Lê Viết Thuật. CB QL, GV 125 -Trƣờng THPT Huỳnh Thúc Kháng. Phụ huynh 108 -Trƣờng THPT Chuyên Phan Bội Châu.. - Trƣờng THPT DL Nguyễn Trƣờng Tộ Cƣ dân 29 - Phƣờng Trƣờng Thi. - Phƣờng Lê Mao. - Phƣờng Quang Trung. - Phƣờng Hƣng Phúc. Chúng tôi tiến hành điều tra thông qua 780 phiếu khảo sát (phụ lục 2) cho các đối tƣợng sau: 518 học sinh, 125 giáo viên, 108 phụ huynh và 29 cƣ dân thành phố, cụ thể nhƣ sau: 3,7% 13,8% 16,1% 66,4% Học sinh Giáo viên Phụ huynh Cư dân Biểu đồ về đối tượng khảo sát *Kết quả khảo sát Nhóm tác giả tiến hành khảo sát với các nội dung khác nhau và thông qua quá trình khảo sát đã thu đƣợc kết quả: 8
- Thứ nhất, điều tra về mức độ quan tâm Nhóm tác giả sử dụng câu hỏi: Mức độ quan tâm của bạn về việc đặt tên đường ở thành phố Vinh như thế nào? Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: 8,7% 28,6% 26,7% 36% Rất quan tâm Quan tâm Chưa quan tâm Không quan tâm Biểu đồ mức độ quan tâm tới tên đường thành phố Số liệu điều tra chứng tỏ, mức độ rất quan tâm chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ 8,7%, mức độ quan tâm chiếm 28,6 %, trong khi đó chƣa quan tâm và không quan tâm chiếm tới 62,7%. Kết quả điều tra đã phán ánh rõ thực trạng là đa số học sinh, cƣ dân chƣa quan tâm về ý nghĩa tên đƣờng thành phố Vinh. Thứ 2, điều tra về mức độ hiểu biết của học sinh về các nhân vật được đặt tên cho các con đường thành phố Vinh. Nhóm tác giả sử dụng câu hỏi: Khi đi trên con đường mang tên một một nhân vật lịch sử hoặc văn hóa, bạn có biết về nhân vật đó không? 9
- 14% 26,4% 59,6% Không biết Biết một ít Biết và hiểu rõ về nhân vật đó Biểu đồ mức độ hiểu biết tới tên đường Ở câu hỏi này, chúng tôi đã thu đƣợc kết quả: mức độ không biết chiếm tỉ lệ 59,6%, biết một ít chiếm 26,4%, biết và hiểu rõ nhân vật chiếm tỉ lệ 14 %. Qua số liệu trên chứng tỏ rằng đa số học sinh, cƣ dân chƣa biết nhiều về tên nhân vật đƣợc đặt tên cho các con đƣờng. - Thứ 3, mức độ hứng thú trong việc tìm hiểu ý nghĩa tên đường. Chúng tôi sử dụng câu hỏi: Bạn có hứng thú với việc tìm hiểu ý nghĩa tên các con đường không? 32,8% 67,2% Hứng thú Không hứng thú Biểu đồ Mức độ hứng thú trong việc tìm hiểu ý nghĩa tên đường 10
- Ở câu hỏi này, chúng tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau: học sinh hứng thú chỉ chiếm 32,8%, không hứng thú chiếm tỉ lệ 67,2%. Nhận xét chung: Kết quả điều tra đã phán ánh rõ thực trạng là đa số cƣ dân chƣa quan tâm về ý nghĩa tên đƣờng thành phố Vinh, chƣa biết nhiều về tên nhân vật, sự kiện, địa danh đƣợc đặt tên cho các con đƣờng; học sinh chƣa mấy hứng thú trong việc tìm hiểu ý nghĩa tên đƣờng. 2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc học sinh biết ít hoặc không biết về ý nghĩa tên các con đƣờng, chúng tôi sử dụng câu hỏi khảo sát: Lí do bạn không hiểu biết về ý nghĩa tên các con đường ở thành phố Vinh? 586 600 483 500 400 267 300 214 200 75,1% 61,9% 100 30,9% 34,2% 0 Không cần thiết Không có thời Chỉ tìm hiểu về vị Không hứng thú gian để tìm hiểu trí con đường Số lượng Tỉ lệ % Biểu đồ về nguyên nhân Với câu hỏi này, chúng tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau: chỉ tìm hiểu về vị trí con đƣờng chiếm tỉ lệ 75,1%, không cần thiết chiếm tỉ lệ 61,9%, không hứng thú chiếm tỉ lệ 34,2 %, không có thời gian tìm hiểu chiếm tỉ lệ 30,9%. Nhƣ vậy, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc học sinh, cƣ dân không hiểu về ý nghĩa tên các con đƣờng là do chỉ chú trọng tìm hiểu về vị trí con đƣờng. Ngoài những nguyên nhân chủ quan nêu trên còn có nguyên nhân khách quan, đó là trong biển chỉ dẫn tên đƣờng ở thành phố Vinh chƣa ghi tóm tắt tiểu sử của các nhân vật, sự kiện, địa danh đƣợc đặt tên đƣờng. 11
- Những kết quả thu đƣợc qua cuộc khảo sát là cơ sở quan trọng để chúng tôi xây dựng, đề ra và thực thi các giải pháp tìm hiểu ý nghĩa tên các con đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh. 3. Một số giải pháp góp phần phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, phẩm chất yêu nƣớc và trách nhiệm cho học sinh THPT thông qua việc tìm hiểu ý nghĩa tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, với nguyên tắc: đảm bảo tính thực tiễn, hệ thống và đồng bộ, tính khả thi, tính mới và tính mục đích, nhóm nghiên cứu đã đề xuất và thực hiện các giải pháp cụ thể nhƣ sau: 3.1. Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử để tìm hiểu các nhân vật lịch sử đƣợc đặt tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh. Trong chƣơng trình lịch sử THPT, có nhiều nhân vật lịch sử, văn hóa, sự kiện, địa danh đƣợc chọn đặt tên đƣờng ở nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc nói chung và thành phố Vinh nói riêng. Vì vậy việc tổ chức một số trò chơi tìm hiểu các nhân vật lịch sử, văn hóa đƣợc đặt tên đƣờng trong các giờ học lịch sử là một trong những hình thức dạy học hiệu quả. * Mục tiêu: - Tạo một không khí học tập sôi nổi, thoải mái cho học sinh. - Góp phần phát triển một số năng lực quan trọng cho học sinh nhƣ: giao tiếp, hợp tác... - Học sinh biết, hiểu hơn về tiểu sử, những đóng góp của các nhân vật lịch sử, văn hóa đƣợc đặt tên đƣờng trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng và trên cả nƣớc nói chung. * Cách thức tiến hành Tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử rất phong phú, đa dạng với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: Giải mã lịch sử, đoán ý đồng đội, phản ứng nhanh, ô cửa bí mật, đóng vai nhân vật lịch sử, nhanh tay nhanh mắt, nhận biết sự kiện, nhân vật qua một đoạn phim, một đoạn âm nhạc, theo dòng lịch sử, tìm hiểu các nhân vật lịch sử... Do đó, tùy từng nội dung bài học, từng đối tƣợng học sinh, từng thời điểm, giáo viên lựa chọn các trò chơi cho phù hợp. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các trò chơi: Phán ứng nhanh, nhận diện nhân vật lịch sử, giải mã lịch sử. 12
- Ví dụ 1: Tổ chức trò chơi “Phản ứng nhanh” * Cách thức tiến hành: - Nội dung kiến thức: Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến 1930 - Lịch sử lớp 12 - Thời điểm tổ chức trò chơi: Hoạt động luyện tập, vận dụng - Thời gian 5 phút. - Luật chơi: + GV đƣa ra 7 câu hỏi nhƣng không có đáp án cho trƣớc mà các đội chơi hoặc ngƣời chơi sẽ giành quyền trả lời đáp án ngay sau khi nghe xong câu hỏi bằng cách phất cờ hoặc giơ tay + Chia lớp thành 2 đội chơi + Ngƣời quản trò: GV hoặc HS + Thời gian trả lời: 10-15 giây/ 1 câu hỏi. Số điểm: Từ câu 1 đến câu 4 trả lời đúng mỗi câu đƣợc 1 điểm, từ câu 5 đến câu 7, mỗi câu 2 đ). + Đội trả lời đúng sẽ đƣợc điểm hoặc quà tặng, trả lời sai đội bạn sẽ giành quyền trả lời (hoặc khán giả). - Hệ thống câu hỏi và đáp án sử dụng tổ chức trò chơi. Câu 1: Tổ chức Việt Nam quốc dân đảng do ai sáng lập? Đáp án: Nguyễn Thái Học Câu 2: Sự kiện “Tiếng bom Sa Diện” năm 1924 nói về nhân vật lịch sử nào? Đáp án: Phạm Hồng Thái. Câu 3: Đảng cộng sản Việt Nam thành lập khi nào? Đáp án: 3-2-1930. Câu 4: Đại diện nhóm đại biểu hải ngoại tham gia Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản năm 1930 là ai? Đáp án: Lê Hồng Sơn Hồ Tùng Mậu 13
- Câu 5: Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của tố chức nào tham dự Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Đảng? Đáp án: Đông dƣơng Cộng sản đảng. Câu 6: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương là ai? Đáp án: Trần Phú. Câu 7: Hãy cho biết tên con đường thuộc đia phận phường Hưng Bình, điểm đầu là cầu kênh Bắc, điểm cuối là ngã 3 Quảng Trường? Đáp án: Nguyễn Văn Cừ. Sau khi trò chơi kết thúc, GV nhận xét, cho điểm các đội chơi đồng thời khuyến khích các hs khác nêu những hiểu biết của bản thân về tiểu sử, những đóng góp của một số nhân vật đã nêu trên, nếu hs chƣa trả lời đƣợc, giáo viên yêu cầu các em tìm hiểu tiểu sử, đóng góp của các nhân vật trên. Ví dụ 2: Tổ chức trò chơi “Giải mã lịch sử”. * Cách thức tiến hành: - Nội dung kiến thức: Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914) - Lịch sử 11. - Thời điểm tổ chức trò chơi: Hoạt động khởi động. - Thời gian 5 phút. - Giáo viên chuẩn bị các dữ liệu: Thông tin, con số, hình ảnh về nhân vật Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. - Luật chơi:. + Đối tƣợng tham gia: Tập thể lớp. + GV đƣa ra dữ liệu cho một nhân vật, nếu HS nhận diện nhân vật ngay từ dữ liệu đầu tiên sẽ đƣợc 10 điểm, những học sinh khác trả lời đúng nhân vật cần tìm từ những dữ liệu tiếp theo sẽ đƣợc điểm 9 hoặc 8. - Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên sử dụng những dữ liệu trong hoạt động khởi động để khai thác hoạt động hình thành kiến thức mới bằng một số câu hỏi: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là ai? Có những đóng góp gì đối với lịch sử dân tộc? Nêu vị trí của dƣờng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh? 14
- Dữ liệu tổ chức trò chơi “Giải mã lịch sử” Bài 23 lớp 11 Ví dụ 3: Tổ chức trò chơi Nhận diện nhân vật lịch sử qua thơ, văn, những câu nói nổi tiếng. * Cách thức tiến hành: - Phạm vi kiến thức: Chủ đề: Truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến- Lịch sử lớp 10. - Thời điểm tổ chức trò chơi: Hoạt động hình thành kiến thức mới ở mục 3 Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến. 15
- - Thời gian: 5 phút - Luật chơi: + Các đội chơi sẽ đƣợc nghe đoạn thơ, hoặc câu nói nổi tiếng về các nhân vật lịch sử giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII. + Các đội giành quyền trả lời trƣớc bằng cách giơ tay. + Thời gian trả lời mỗi câu tối đa là 10 giây + Trả lời sai phải nhƣờng quyền trả lời cho đội bạn. Trả lời đúng sẽ đƣợc điểm hoặc quà tặng. - Câu hỏi và đáp án: Câu 1: “ Nam quốc sơn Hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” Bài thơ trên do ai viết được đọc trong cuộc kháng chiến nào? Đáp án: Lí Thƣờng Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lƣợc. Câu 2: “... Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm...” Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác?. Đáp án: Hịnh tƣớng sĩ- Trần Hƣng Đạo. Câu 3:“ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói nổi tiếng của ai? Đáp án: Trần Thủ Độ Câu 4: Ai là người đã viết lên cờ 6 chữ “ Phá cường địch, báo hoàng ân” trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên? Đáp án: Câu 5: “ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bào? Hai câu thơ trên đƣợc trích trong tác phẩm nào? Của ai? Đáp án: Bình Ngô Đại cáo- Nguyễn Trãi. Câu 6: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không làm vương đất Bắc” là câu nói nổi tiếng danh tƣớng nào dƣới triều Trần trong cuộc kháng chiến chống quan Mông- Nguyên? 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn