intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giỏi tìm hiểu và vận dụng vào bài viết một số tác phẩm truyện đương đại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài "Hướng dẫn học sinh giỏi tìm hiểu và vận dụng vào bài viết một số tác phẩm truyện đương đại Việt Nam" với muốn mong được chia sẻ vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình với các đồng nghiệp và góp phần củng cố và bổ trợ kiến thức, nâng cao chất lượng bài làm của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giỏi tìm hiểu và vận dụng vào bài viết một số tác phẩm truyện đương đại Việt Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN ****** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2023 – 2024 HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIỎI TÌM HIỂU VÀ VẬN DỤNG VÀO BÀI VIẾT MỘT SỐ TÁC PHẨM TRUYỆN ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Liên Môn giảng dạy: Ngữ Văn Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Bắc Giang Bắc Giang, tháng 03 năm 2024 0
  2. THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Tên biện pháp: Hướng dẫn học sinh giỏi tìm hiểu và vận dụng vào bài viết một số tác phẩm truyện đương đại Việt Nam 2. Thời gian biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 9/2023 đến tháng 3/2024. 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không. 4. Mô tả các biện pháp cũ thường làm - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong mỗi năm học của các nhà trường trung học là thi học sinh giỏi (HSG) các môn văn hóa các cấp: thành phố, tỉnh, quốc gia… trong đó có môn Ngữ Văn. - Để đạt HSG Văn, học sinh (HS) không chỉ thuần tục về phương pháp và kĩ năng mà còn có kiến thức văn học phong phú, sâu rộng. Song mức độ yêu cầu có sự thay đổi ở các thời kì gắn với chương trình SGK cũ (trước 2018) và mới (sau 2018). Trước đây, theo chương trình SGK cũ, bài văn của HSG cần bám sát kiến thức trọng tâm trong các tác phẩm ở chương trình SGK Ngữ Văn và có kiến thức mở rộng (các tác phẩm ngoài chương trình) nhưng không nhiều. Học sinh chủ yếu chỉ cần đào sâu tìm hiểu, phân tích các tác phẩm trong chương trình, dù thích hay không thích. Do đó, HS sẽ ít có cơ hội tiếp cận các tác phẩm mới ngoài chương trình. Năng lực, sở trường cũng khó thể hiện và phát huy. 5. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp: Năm 2018, Bộ GD-ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 với mục tiêu “giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại” (Bộ GD-ĐT, 2018). “Cái quan trọng nhất trong giảng dạy nói chung và trong giảng dạy văn nói riêng là rèn luyện phương pháp nghiên cứu, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức” (Phạm Văn Đồng). Theo đó, dạy cách tìm tòi, vận dụng kiến thức vào bài làm là một yêu cầu then chốt tromg quá trình dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi. Ở góc độ kiến thức, học sinh giỏi Văn luôn luôn đòi hỏi phải được trang bị vốn hiểu biết vừa chắc chắn, chính xác vừa phong phú, đa chiều vừa mới mẻ, độc đáo vừa sâu sắc, rộng lớn, uyên bác. Vốn kiến thức đó sẽ giúp các em luôn chủ động, tự tin, bản lĩnh để xử lý được yêu cầu của đề thi. Có như vậy, bài viết thi học sinh giỏi mới có thể tạo được sự thuyết phục, tạo điểm nhấn nổi bật, ấn tượng, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút với người đọc, người chấm. 1
  3. Để hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi Văn có hiệu quả, chúng tôi nhận thấy rằng: ngoài việc cung cấp những kiến thức lí luận cơ bản, rèn kỹ năng làm bài thì việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức tác phẩm văn học vào bài làm cũng là khâu rất quan trọng, góp phần không nhỏ đến kết quả bài làm của học sinh. Vì vậy, việc hướng dẫn tìm hiểu và vận dụng kiến thức tác phẩm văn học vào làm văn cho học sinh chuyên văn nói chung, học sinh đội tuyển dự thi Học sinh giỏi Quốc gia nói riêng là một công việc quan trọng và cần thiết đối với mỗi giáo viên. Hơn nữa, để viết được một bài văn hay, độc đáo và mới mẻ, ngoài những kiến thức đã học thì học sinh không thể không có hiểu biết về các tác phẩm đương đại, nhất là từ năm 2000 đến nay. Bởi lẽ, văn học luôn gắn bó với đời sống. Văn học cũng là một dòng chảy không ngừng nghỉ. Vì thế, một học sinh giỏi muốn viết được bài văn sâu sắc, thuyết phục thì rất cần có kiến thức về các tác phẩm mới, mang hơi ấm nóng hổi của cuộc sống đương thời. Song, để làm được điều này thì học sinh cần được hướng dẫn tiếp cận, đọc hiểu tác phẩm để tích lũy kiến thức về các tác phẩm mới nằm ngoài chương trình. Từ thực tế đó, chúng tôi thực hiện một số giải pháp: Hướng dẫn học sinh giỏi tìm hiểu và vận dụng vào bài viết một số tác phẩm truyện đương đại Việt Nam, với muốn mong được chia sẻ vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình với các đồng nghiệp và góp phần củng cố và bổ trợ kiến thức, nâng cao chất lượng bài làm của học sinh. Đây là một vấn đề mang ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn, có tính ứng dụng cao, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng bồi dưỡng đội tuyển HSG các cấp, đặc biệt là đội tuyển HSGQG. 6. Mục đích của biện pháp Hướng dẫn học sinh giỏi tìm hiểu và vận dụng vào bài viết một số tác phẩm truyện đương đại Việt Nam chúng tôi hướng tới mục đích cơ bản sau: - Trước hết, sẽ cung cấp cho các em học sinh những tri thức nền tảng về kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học, từ đó hướng đến việc đọc hiểu cụ thể một số tác phẩm truyện đương đại Việt Nam (từ năm 2000 trở lại đây). Trên cơ sở đó, các em có thể tự đọc bất kì một tác phẩm văn học nào; kết hợp giữa rèn kĩ năng đọc hiểu với vận dụng kiến thức đọc hiểu được từ các tác phẩm vào quá trình thực hành viết văn nghị luận. Từ đó, sáng kiến này sẽ góp phần tìm ra những giải pháp mới nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng đội tuyển. - Qua đó, chúng tôi còn mong muốn giúp các em học sinh được bồi đắp thêm tình yêu với văn học nói chung, với những tinh hoa của văn học đương đại Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, các em sẽ được trang bị kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, có khả năng cũng như tâm thế chủ động trên hành trình chinh phục tri thức. 2
  4. - Ngoài ra, chúng tôi còn đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh kĩ năng tìm hiểu và vận dụng tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm truyện đương đại Việt Nam nói riêng vào bài viết một cách hiệu quả. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh các giải pháp 7.1.1. Giải pháp 1: Hướng dẫn HSG nắm vững những vấn đề chung về văn học đương đại Việt Nam a. Tiền đề lịch sử, xã hội và văn hóa Văn học đương đại là một thuật ngữ rộng. Trên thế giới, theo nghĩa chung, văn học đương đại là tác phẩm được xuất bản trong thế giới hiện đại, tính từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Ở Việt Nam, các sáng tác văn học nghệ thuật từ sau năm 1975 được định danh là văn học đương đại. Xét về tính chất và trình độ, đương đại là một lát cắt mới nhất của hiện đại. Nhìn văn học Việt Nam đương đại gắn với mốc năm 1986 (với hai lí do cơ bản: thời điểm Việt Nam chính thức chủ trương đổi mới; khởi đầu tiến trình toàn cầu hóa trong tính toàn diện) sẽ thấy sự khác biệt: nếu văn học trước Đổi mới chủ yếu bị chi phối bởi đời sống chiến tranh (lạnh) thì văn học sau năm 1986 nằm trong sự phủ sóng của văn hóa thời bình và hội nhập quốc tế. Khoảng thời gian 1975-1985 là giai đoạn bản lề, tại đó, cái mới đã manh nha nhưng chưa trở thành hiện tượng nổi bật và rộng lớn. Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 28/11/1987 về nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lí văn hóa nghệ thuật đã bước đầu cụ thể hóa một số vấn đề trọng yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của văn nghệ từ tầm nhìn đổi mới. Đó là những chỉ dấu cho thấy sự đổi mới về tư duy, về dân chủ xã hội và mở ra một không gian khoáng đạt hơn nhằm kích hoạt đối thoại xã hội và đối thoại nghệ thuật, gỡ bỏ các cấm kị, phá bỏ những nhận thức cũ kĩ, giáo điều. Không khó để nhìn thấy tinh thần phản tư xuất hiện đậm đặc trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo… giữa thập niên 80 và sự bứt phá mạnh mẽ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài; kí của Phùng Gia Lộc, Trần Huy Quang… ở thời điểm bắt đầu và ngay sau Đổi mới. Tinh thần khai phóng tư tưởng và đổi mới xã hội không chỉ tạo hứng khởi cho sáng tác mà còn làm thay đổi tiêu chí đánh giá văn học. Nhiều giá trị văn học quá khứ được soi xét lại, nhiều số phận “oan nghiệt” được “chiêu tuyết”, những đóng góp của Thơ mới và Tự lực văn đoàn được nhìn nhận lại thỏa đáng hơn. Bước sang thế kỉ XXI, đặc biệt sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (2007), tiến trình đổi mới tuy không còn sôi nổi như những năm giữa 80-90 nhưng vẫn được tiếp tục cả ở chiều rộng và chiều sâu. Ảnh hưởng của những tư tưởng nghệ thuật hiện đại, hậu 3
  5. hiện đại của thế giới vào Việt Nam trở nên đậm nét hơn. Một số nhà nghiên cứu gọi đây là giai đoạn hậu – Đổi mới. Sự phát triển của văn học hiện đại ở Việt Nam gắn liền với ba cuộc giao lưu văn hóa lớn trên hành trình tiến ra thế giới. Từ cuối thế kỉ XIX đến 1945, văn học Việt Nam tiến ra thế giới nhưng mới ở mức bộ phận (tiếp xúc với văn hóa, văn học Pháp và Phương Tây). Từ 1945 đến 1985, là quá trình tiến ra thế giới trong thế đối lập: miền Bắc giao lưu với văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, miền Nam 1954-1975 tiếp xúc với văn hóa Âu – Mĩ. Phải từ 1986 đến nay, Việt Nam mới thực sự giao lưu với văn hóa và văn học thế giới trong tính toàn thể. So với hai cuộc giao lưu văn hóa trước, cuộc giao lưu văn hóa lần thứ ba này rộng hơn về quy mô, nhanh hơn về tốc độ và phong phú hơn về phương cách tiếp thu và tiếp biến. Đây cũng là con đường hiệu quả để văn học Việt Nam nhanh chóng bắt kịp những chuyển động của văn học thế giới, đưa văn học phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại. b. Đặc điểm của văn học Việt Nam đương đại * Đổi mới tư duy nghệ thuật và sự đa dạng về khuynh hướng Những cú hích lịch sử, văn hóa, xã hội không tác động đến văn học một cách cơ giới, trực tiếp mà có ý nghĩa như những tiền đề tạo nên hệ sinh thái tinh thần xã hội, từ đó thẩm thấu, kích hoạt mọi sáng tạo, tìm tòi của chủ thể, tạo nên sự thay đổi mang tính bước ngoặt: chuyển từ mô hình độc thoại sang mô hình đối thoại. Đối thoại trở thành nguyên tắc quan trọng nhất trong đời sống tinh thần hiện đại. Trần Đình Sử gọi đó là bước chuyển từ văn học mang tính sử thi sang văn học “phi sử thi”. Có thể chia diễn trình văn học đổi mới thành hai chặng: chặng từ 1986 đến giữa những năm 90; chặng từ giữa những năm 90 đến nay. Nếu ở chặng đầu, sự đổi mới tập trung nhiều hơn ở bình diện thay đổi nhận thức và phương cách tư duy thì ở chặng sau, nỗ lực đổi mới tập trung nhiều hơn ở bình diện lối viết và ý thức kiến tạo diễn ngôn trên cơ sở ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại. Với cái nhìn như thế, văn học đương đại là sản phẩm trực tiếp của việc mài sắc ý thức cá nhân, giải phóng cá tính sáng tạo và tăng cường tính đối thoại. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo… đều thể hiện tinh thần đối thoại và trách nhiệm của nhà văn trước thời cuộc. Trong tác phẩm của họ, người đọc nhận thấy những truy vấn ráo riết về các vấn đề nóng bỏng của đời sống, ý thức khám phá chiều sâu bản ngã con người hiện đại. Họ không còn bị gò ép theo một phương pháp định sẵn mà biết cách khám đời sống thông qua trải nghiệm của cá nhân. Theo đó, hiện thực không còn hiện lên như một khách thể “biết trước” mà là một thực tại bất khả tín, chưa hoàn kết. Trung tâm của hiện thực là con người, nhưng đó 4
  6. không phải là con người được mặc định về giá trị mà là một ẩn số phức tạp, đầy bí mật... Với cái nhìn giải thiêng, hoài nghi, văn học đương đại ít tụng ca mà nghiêng nhiều về việc miêu tả chấn thương tinh thần và nỗi cô đơn của con người. Nó không hẳn là sự thiên lệch tùy hứng mà là chủ âm mang tính cảnh báo. Cũng bởi thế, cảm thức hiện sinh xuất hiện nhiều trong văn học đương đại. Nhà văn không còn nhìn cuộc sống và các giá trị bằng cái nhìn nhị phân mà nhìn nó trong các tương quan đầy biến động. Sự chuyển đổi mối quan tâm của nhà văn và người đọc về các vấn đề xã hội, nhân sinh cùng với sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật đã giúp cho văn học đương đại vượt qua những giới hạn chật hẹp của chủ nghĩa đề tài, mở rộng tối đa biên độ miêu tả cuộc sống trong tính đa chiều. Bên cạnh các đề tài quen thuộc như nông thôn, chiến tranh, lịch sử,… là những đề tài mới nảy sinh trong thực tiễn đổi mới như đô thị hóa, sinh thái, đời sống bản năng, phái tính, sự tha hóa của con người… Điều đáng nói là dù viết về đề tài nào, các nhà văn đều cố gắng nhìn nhận và cắt nghĩa nó từ tinh thần nhân bản, nhân văn. Bên cạnh việc mở rộng đề tài và gia tăng tính đối thoại, văn học đương đại hết sức đa dạng về bút pháp nghệ thuật. Tuy vẫn còn một số cây bút bị giới hạn bởi bút pháp cổ điển và lối tự sự truyền thống nhưng càng ngày càng có nhiều cây bút sử dụng bút pháp huyền ảo, tượng trưng nhằm lạ hóa cấu trúc nghệ thuật. Có thể nhìn thấy dấu ấn kĩ thuật tự sự hiện đại phương Tây trong sáng tác của những cây bút ưa tìm tòi như Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Nguyễn Việt Hà, Đoàn Minh Phượng, Đặng Thân… Tồn tại trong một không gian mở và tự thân mang tính mở, văn học đương đại là một thực thể đa dạng về khuynh hướng. Nhìn từ phương diện nội dung và cảm hứng, có thể kể đến khuynh hướng nhận thức lại, khuynh hướng hiện sinh, khuynh hướng lịch sử, khuynh hướng sinh thái, khuynh hướng nữ quyền,… Nhìn từ phương thức tư duy và lối viết có thể thấy khuynh hướng đổi mới trên nền truyền thống và khuynh hướng cách tân theo hướng hiện đại phương Tây. Nhìn từ bố cục của nền văn học sẽ thấy hai bộ phận: văn học tinh hoa và văn học đại chúng (thị trường), trung tâm và ngoại vi. Trong mỗi bộ phận ấy sẽ có các khuynh hướng khác nhau. Dù trong thực tế, ranh giới giữa các khuynh hướng không phải lúc nào cũng rạch ròi mà nhiều khi thâm nhập lẫn nhau, nhưng sự đa dạng về khuynh hướng và sự chồng lấn về không gian văn học cho thấy rõ hơn sự phong phú của văn học đương đại. * Đời sống thể loại Quan sát đời sống thể loại văn học đương đại, dễ nhận thấy có ba biến động lớn: sự suy giảm vị thế của thơ, kịch; sự lên ngôi của tiểu thuyết và văn học phi hư cấu; sự xâm nhập và xóa mờ ranh giới thể loại. Từ những năm tiền đổi mới cho đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, thơ có sức tác động lớn nhờ vào sự cộng hưởng giữa sáng tạo và tiếp nhận khi các nhà thơ trực diện nói 5
  7. về thế sự và những đảo lộn các giá trị nhân sinh. Người đọc chia sẻ với những “tự thú” chân thành của nhà thơ qua sáng tác của Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Ý Nhi, Vũ Quần Phương… hoặc tìm đến những tiếng nói cách tân, có khả năng gây hấn với mĩ cảm truyền thống như thơ Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương… và thơ của thế hệ trẻ hơn như Vi Thùy Linh, Nguyễn Quyến, Ly Hoàng Ly… Đời sống thơ ca đương đại cũng chứng kiến sự tái xuất của những cây bút giàu cách tân từng phải nằm yên trong “bóng tối” như Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng… Những năm đầu thế kỉ XXI cũng xuất hiện một số hiện tượng đáng chú ý nhằm tạo sự gắn kết với mĩ cảm công chúng nghệ thuật đương đại như thơ sắp đặt, trình diễn, tân hình thức… Văn học kịch cũng diễn ra tình trạng sút giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoại trừ sự chói sáng của Lưu Quang Vũ những năm đầu đổi mới với những kịch phẩm xuất sắc như Hoa cúc xanh trên đầm lầy, Hồn Trương Ba da hàng thịt, sáng tác kịch đương đại không tạo được nhiều dấu ấn. Chính kịch ít được quan tâm. Mối quan tâm của người đọc/ xem đương đại gần như chuyển sang thể hài kịch, nhưng chất lượng các kịch bản văn học hài không cao, chủ yếu phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả. So với thơ và kịch, đời sống văn xuôi lại hết sức sôi động với sự xuất hiện của nhiều cây bút có khả năng tạo sóng, trong đó có những tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng và được dư luận quốc tế đánh giá cao. Trước hết, truyện ngắn vẫn giữ được sự năng sản và vị thế quan trọng bởi ưu thế của nó trong việc chiếm lĩnh và cắt nghĩa đời sống một cách nhạy bén. Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy,… đã tạo được dấu ấn sâu đậm trong bạn đọc. Hàng năm, các cuộc thi truyện ngắn vẫn được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau. Văn học đương đại đặc biệt chứng kiến sự phát triển ấn tượng của tiểu thuyết. Đây là thể loại thể hiện rõ nhất tính đối thoại và khả năng miêu tả chiều sâu thực tại. Trong tiểu thuyết đương đại, tính đối thoại và khả năng tổng hợp của nó đã tạo ra những khả thể đáng kinh ngạc: về tư duy nghệ thuật, tiểu thuyết biểu đạt đời sống bằng cái nhìn suồng sã phi sử thi; về nguyên tắc xây dựng nhân vật, tiểu thuyết đương đại từ chối nguyên tắc điển hình hóa; về kết cấu, tiểu thuyết đã thoát khỏi lối kể tuyến tính để tạo nên kết cấu phân mảnh, lắp ghép, đồng hiện; về ngôn ngữ, tiểu thuyết đương đại là một bản giao hưởng nhiều bè, tính liên văn bản và xóa mờ ranh giới thể loại trở nên nổi bật. Bối cảnh văn hóa đương đại cũng tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ cho loại hình văn học phi hư cấu. Toàn cầu hóa đã kéo theo những đợt sóng di dân và chuyển dịch xã hội lớn. Trong những chuyển dịch ấy, ai cũng có thể trở thành người viết và ai cũng có 6
  8. thể trở thành người đọc. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của tự truyện, hồi kí, du kí, bút kí, tùy bút, tản văn trong văn học đương đại. Tựu trung lại, sự phong phú trong đời sống thể loại văn học đương đại cho thấy đến nay giới cầm bút Việt Nam không còn quá xa lạ với những kĩ thuật tân kì, hiện đại của thế giới. Tất nhiên, không phải mọi cách tân đều mang lại thành công mà có cả những thử nghiệm dở dang. Nhưng cũng cần coi sự thành bại trong nghệ thuật là bình thường bởi từ tiếp thu đến tiếp biến là cả một khoảng cách, từ ý thức đổi mới đến kết tinh là cả một quãng đường dài. Không thể có kết tinh nếu không đi qua những thử nghiệm, dò tìm. Đó cũng chính là biện chứng của phát triển. * Ngôn ngữ văn học như là những kí hiệu văn hóa đa tầng Một trong những thay đổi quan trọng của văn học đương đại là đổi mới nhãn quan ngôn ngữ nghệ thuật. Có thể hình dung ngôn ngữ văn học đương đại như các chiều của một chiếc quạt mở: bên này là ngôn ngữ thông tục, bên kia là ngôn ngữ thuần khiết, bên này là ngôn ngữ tiêu dùng, bên kia là ngôn ngữ tự vị, bên này là ngôn ngữ trong suốt, bên kia là ngôn ngữ đa trị, mờ hóa, bên này là ngôn ngữ suồng sã, bên kia là ngôn ngữ kinh sách… Vừa tồn tại như những đối cực, nhưng nhiều khi, các kênh ngôn ngữ này thâm nhập vào nhau trong sự kết hợp có chủ ý. Đặc biệt, trong những sáng tác chịu ảnh hưởng lối viết hiện đại và hậu hiện đại, các nhà văn luôn có ý thức tạo ra sự “hôn phối thể loại” và xóa mờ các phong cách ngôn ngữ. Thơ Trần Dần, Nguyễn Duy, Bùi Chí Vinh, Dương Tường hay văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Thuận, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Lập, Đặng Thân,… rất tiêu biểu cho những kiểu kết hợp ngẫu hứng, bất ngờ. Nhại cũng là biểu hiện rõ nét của tính chất phê phán và tự phê phán của ngôn ngữ văn học đương đại, bởi đó là thứ ngôn ngữ gắn liền với cái nhìn hoài nghi và giải thiêng trong nghệ thuật hậu hiện đại. Nhại được sử dụng trong nhiều cấp độ: nhại thể loại, nhại ngôn ngữ, nhại giọng điệu… Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện tượng đa ngữ cũng xuất hiện nhiều trong văn học đương đại. Mặt khác, khi tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì hiện tượng đa ngữ trong văn học càng nổi rõ. Điều đó có thể nhìn thấy trong sáng tác của nhiều nhà văn Việt Nam hải ngoại hoặc các cây bút trong nước có khả năng viết song ngữ. Theo đó, tính đa dạng văn hóa và tính liên văn hóa được thể hiện đậm nét trong ngôn ngữ nghệ thuật của các nhà văn này. Như vậy, tính từ cuối thể kỷ XIX đến nay, tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đã đi qua quãng đường dài hơn một thế kỷ. Đó là cả một quá trình vừa có tiệm tiến và đột biến, vừa có biến mất và sinh thành. Sau những thành tựu nổi bật từ 1986 đến cuối thế kỉ XX, trong vài thập niên gần đây, đời sống văn học vừa có đổi mới và bứt phá, vừa 7
  9. có cả dấu hiệu chững lại ở một số thể loại. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, văn học đương đại đã tạo được sự thay đổi mang tính bước ngoặt cả về ý thức sáng tạo lẫn thi pháp nghệ thuật. Với những thành tựu đã có, văn học Việt Nam đương đại không còn đứng bên lề văn học thế giới mà đã hiện lên trong tư cách của một nhân vật tham dự. 7.1.2. Giải pháp 2: GV khái quát về thực trạng của việc đọc hiểu các tác phẩm văn học đương đại Việt Nam của học sinh giỏi Văn hiện nay Xuất phát từ niềm yêu thích say mê với môn học, đại đa số học sinh chuyên văn đều có ý thức đọc sách. Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, ngoài sách in truyền thống thì sách điện tử cũng là loại hình yêu thích của nhiều em học sinh. Việc tìm được cuốn sách theo ý muốn là vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên qua thực tế dạy học, tiếp xúc với các em, chúng tôi nhận thấy không phải em nào cũng biết cách lựa chọn và đọc sách khoa học, hiệu quả. Việc đọc tác phẩm văn chương của nhiều em đang đi theo các xu hướng sai lầm sau đây: * Xu hướng đọc các cuốn sách, các tác phẩm “thời thượng” Nhiều em có xu hướng lựa chọn các cuốn sách thời thượng, đang nổi tiếng, được nhiều bạn trẻ biết đến. Các em chưa quan tâm nhiều đến thời sự văn học, nhất là các tác phẩm văn học đương đại hay, bám sát đời sống hiện thực. Trong đó, phải kể đến những gương mặt nhà văn, nhà thơ tiêu biểu đương đại. Đó chính là nguồn tác phẩm quý giá giúp học sinh giỏi có thể bổ sung thêm kiến thức mới. Để từ đó các em có nguồn tư liệu dồi dào phục vụ đắc lực cho bài viết của mình. * Xu hướng đọc theo kiểu “ăn xổi”, “cưỡi ngựa xem hoa” Rất nhiều học sinh ngày nay đọc sách theo lối thực dụng. Để phục vụ cho việc viết bài, khi cần lấy dẫn chứng các em chỉ cần lên mạng internet tra tên tác phẩm, đọc vài dòng giới thiệu về nội dung, cóp nhặt vài ý kiến đánh giá rồi đưa vào bài văn một cách hời hợt, có khi hiểu sai tác phẩm. Bên cạnh đó, có những em cũng chịu khó bỏ chút thời gian đọc hết tác phẩm, song không chịu bỏ tâm sức để nghiền ngẫm, để hiểu cho tường tận, thấu đáo về tác phẩm. Những điều mà các em nắm được chỉ là “phần nổi”của nội dung tác phẩm. Nghĩa là chỉ biết rằng tác phẩm ấy viết về cái gì, chứ không hiểu được ý nghĩa tác dụng của tác phẩm đối với nhận thức, tư tưởng và tình cảm của con người. Có những học sinh đọc sách chủ yếu để lấy “số lượng”. Đọc thì nhiều nhưng không hiểu hết, không hiểu sâu, thành ra cái gì cũng biết nhưng không biết đến nơi đến chốn. Chúng tôi gọi đó là cách đọc “cưỡi ngựa xem hoa”. 7.1.3. Giải pháp 3. Hướng dẫn tìm hiểu các tác phẩm đương đại Việt Nam cho học sinh giỏi văn 8
  10. a. Giúp học sinh tích lũy, mở rộng kiến thức văn chương Điều này thật sự cần thiết đối với bài văn nghị luận văn học của học sinh giỏi Văn. Để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra, một học sinh giỏi văn không chỉ biết vận dụng chính xác, hợp lý những kiến thức về văn bản văn học đã học trong chương trình mà còn phải liên hệ, mở rộng tới những văn bản ngoài chương trình tại những vị trí phù hợp. Có như vậy, bài văn mới được mở cả độ rộng lẫn chiều sâu, giúp vấn đề bàn luận được sáng rõ. Đây cũng là một yếu tố quan trọng thể hiện người viết có phông kiến thức rộng, ham đọc, ham tìm tòi, ghi điểm sáng tạo đối với giám khảo. Để làm được điều này thì kĩ năng tìm hiểu văn bản văn học đương đại Việt Nam nói riêng, văn học nói chung ngoài chương trình là vô cùng cần thiết. Các em cần hiểu đúng và nắm chắc nội dung, ý nghĩa của văn bản dự định sẽ đưa vào bài văn thì mới biết nên đặt ở vị trí nào cho phù hợp và thực sự phát huy hiệu quả. Những văn bản văn học đương đại Việt Nam tính từ năm 2000 trở lại đây chưa có trong chương trình sách khoa cũ (chỉ mới xuất hiện trong sách Ngữ Văn lớp 10 theo chương trình GDPT 2018), do đó, hầu như học sinh phải tự tìm tòi, mở rộng. Vì vậy, việc hướng dẫn đọc hiểu các tác phẩm văn học đương đại Việt Nam (tính từ năm 2000 trở lại đây) cho học sinh chuyên Văn là điều cần thiết, quan trọng. Mục đích đầu tiên, cơ bản nhất mà người học văn nói chung, học sinh chuyên văn nói riêng cần xác định cho mình chính là việc đọc để tích lũy kiến thức. Đối với học sinh chuyên văn, việc mở rộng kiến thức môn học là điều vô cùng quan trọng. Một trong những cách thức cần thiết để mở rộng kiến thức chính là tăng cường đọc, tìm hiểu các tác phẩm ở mọi giai đoạn, thời kỳ văn học, cả trong và ngoài chương trình. Việc tìm hiểu tác phẩm đương đại Việt Nam (tính từ năm 2000 trở lại đây) không chỉ cung cấp thêm cho học sinh những hiểu biết về tác giả, tác phẩm mới, chưa có tromg chương trình mà còn giúp các em mở rộng hiểu biết về văn hóa, xã hội đương thời. b. Giúp học sinh rèn luyện tư duy Đọc không chỉ là cách giúp mỗi chúng ta tăng kiến thức mà còn giúp mỗi người rèn luyện tư duy, trước hết, học sinh có thể rèn luyện tư duy trừu tượng. Thông qua hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong tác phẩm, học sinh cần huy động trí tưởng tượng, óc liên kết và khả năng tư duy để có thể suy luận ra ý nghĩa mà tác giả gửi gắm. Đọc, hiểu tác phẩm còn giúp học sinh rèn luyện tư duy ngôn ngữ, mài sắc khả năng sử dụng và am hiểu vốn từ vựng. Nhờ vậy, các em có khả năng vận dụng tốt, hay, chính xác vốn từ vựng mà mình tích lũy thông qua việc đọc, hiểu. Điều này góp phần làm tăng tính hấp dẫn và thành công cho bài viết. Đọc, hiểu tác phẩm còn rèn luyện cho học sinh tư duy logic. Các em phải có khả năng phát hiện, liên kết các chi tiết trong tác phẩm để khám phá ra ý nghĩa, thông điệp mà tác giả gửi gắm. 9
  11. Đọc, hiểu tác phẩm còn có thể kích thích tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên văn. Bởi vậy, muốn tăng tính sáng tạo và khả năng phát hiện ra những thông điệp mới, học sinh có thể tăng cường đọc, hiểu những tác phẩm ngoài chương trình. Nhờ đó, tư duy được mài sắc, năng lực sáng tạo cũng được nâng cao. Đọc, hiểu tác phẩm cũng là một cách để học sinh chuyên văn có thể rèn luyện tư duy phản biện. Các em có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, thậm chí từ phương diện đối lập. Từ đó, các em sẽ có được những nhận thức sâu sắc và toàn diện về cuộc sống cũng như con người được phản ánh trong tác phẩm. c. Giúp học sinh nâng cao kĩ năng diễn đạt Một trong những cách gia tăng khả năng hành văn, diễn đạt cho người học văn chính là học lối diễn đạt tinh tế và sắc sảo từ những tài liệu chuẩn. Tác phẩm văn chương lại chính là một trong những tài liệu chất lượng nhất mà người đọc có thể học hỏi và vận dụng. Bởi vậy, nếu học sinh chuyên văn muốn nâng cao khả năng diễn đạt của mình, các em có thể lựa chọn những tác phẩm văn chương giàu giá trị nghệ thuật. Đặc biệt, tác giả có một phong cách nghệ thuật nổi bật, đặc sắc. Các tác phẩm văn học còn có khả năng cung cấp cho người đọc những ngữ liệu, văn liệu xuất sắc. Từ những văn liệu, ngữ liệu ấy, học sinh có thể vận dụng trực tiếp làm dẫn chứng trong bài văn nghị luận của mình hoặc học tập lối hành văn của tác giả. Trên cơ sở đó, học sinh có thể tăng khả năng diễn đạt và lối hành văn của mình. d. Giúp học sinh vận dụng vào bài làm văn nghị luận Mọi mục đích đọc, hiểu tác phẩm văn học, suy cho cùng cũng hướng tới việc vận dụng vào bài làm văn nghị luận. Để có được một bài văn nghi luận hay, học sinh chuyên văn không chỉ thể hiện khả năng cảm thụ sâu sắc của mình mà còn phải thể hiện kiến thức uyên bác. Việc đọc, hiểu nhiều tác phẩm ... sẽ đem tới một kho kiến thức phong phú để các em có thể lựa chọn, vận dụng so sánh, liên hệ hoặc phân tích làm nổi rõ một luận điểm cần làm sáng tỏ trong bài. Một trong những cách mở bài hấp dẫn, thể hiện được năng lực của học sinh giỏi văn chính là viện dẫn một ý kiến hoặc liên tưởng đến những tác phẩm có cùng đề tài hoặc cùng sự thành công với tác phẩm cần phân tích. Vì vậy, nếu có được kiến thức phong phú về các tác phẩm .... , học sinh có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào phần mở bài của mình để giúp cho bài văn nghị luận của mình thêm hấp dẫn. 7.1.4. Giải pháp 4.Hướng dẫn học sinh nắm được tri thức, nguyên tắc chung của đọc hiểu văn bản a. Hướng dẫn học sinh nắm được nguyên tắc chung của hoạt động tìm hiểu văn bản Hướng dẫn kĩ năng đọc hiểu là một phần công việc rất quan trọng của dạy và học môn văn. Việc dạy đọc hiểu văn bản văn học trước hết cần cung cấp cho học sinh hiểu kiến 10
  12. thức chung, nguyên tắc của hoạt động dạy đọc hiểu văn bản văn học. Để làm được điều này học sinh phải nắm được các vấn đề cốt yếu sau: a1. Cung cấp kiến thức về khái niệm của hoạt động đọc hiểu văn bản Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng – sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực tư duy, biểu đạt. Mục đích đọc hiểu trong tác phẩm văn chương là đọc để thấy được: Nội dung của văn bản, mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng, ý đồ, mục đích, thấy được tư tưởng tác giả gửi gắm trong tác phẩm, giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật, ý nghĩa của các từ ngữ trong cấu trúc văn bản, hình tượng nghệ thuật. Nói tóm lại, đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Dạy đọc hiểu là cho học sinh tiếp xúc với văn bản, học sinh hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu được các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. a2. Cung cấp nguyên tắc chung của hoạt động đọc hiểu văn bản - Học sinh cần được bám sát vào văn bản đọc hiểu. Nếu trước kia, trong mô hình dạy học giảng văn, giáo viên cảm thụ tác phẩm rồi giảng lại cho học sinh nghe về tác phẩm, thậm chí có học sinh học chay không cần làm việc trực tiếp với văn bản, thì nay khi dạy đọc hiểu, giáo viên bắt buộc phải cho học sinh được đọc và làm việc với văn bản trực tiếp, để học sinh dùng kinh nghiệm, kiến thức, quan điểm của chính bản thân mình đánh giá một tác phẩm văn học thực sự. Có như vậy học sinh mới phát triển được năng lực và hoàn thiện nhân cách qua hoạt động học. Đúng như nhà giáo dục A. Dixtervec đã đúc kết “Bất cứ ai mong muốn được phát triển và giáo dục cũng phải phấn đấu bằng sự hoạt động của bản thân, bằng sức lực của chính mình”. - Học sinh cần chủ động tìm ra các nội dung của văn bản, vì vậy giáo viên không nên dạy đọc hiểu bằng cách cung cấp sẵn những nội dung dự kiến, những kết luận cho sẵn của mình về nội dung đọc hiều. Bởi làm như vậy là áp đặt học sinh, thu hẹp phạm vi hiểu của học sinh lại trong một giới hạn nhất định, cản trở khả năng đọc sáng tạo của học sinh. - Chú trọng tới đặc trưng chung và riêng của từng thể loại + Đặc trưng chung: Học sinh khi đọc hiểu một văn bản văn học cần đọc hiểu từ tầng ngôn từ, đến đọc hiểu tầng hình tượng và cuối cùng là tầng ý nghĩa. Nói cách khác học sinh cần đọc và hiểu được nghĩa của lớp ngôn từ (từ, câu, đoạn…), lý giải được đặc điểm của tầng hình tượng nghệ thuật (Hình tượng nhân vật, hình tượng không gian, thời gian, …), phải khám phá được các tầng ý nghĩa của văn bản, thông điệp nghệ thuật của người viết, bổ sung những ý nghĩa mới cho tác phẩm. 11
  13. + Đặc trưng riêng của từng thể loại: Mỗi thể loại có những đặc trưng riêng. Vì vậy dạy đọc hiểu bất cứ văn bản văn học nào cũng cần phải quan tâm đến yếu tố thể loại, đó là một nguyên tắc của dạy đọc hiểu. Từ yếu tố thể loại, giáo viên sẽ định hướng học sinh cách, kĩ năng đọc hiểu cho phù hợp và hiệu quả nhất. a3. Hướng dẫn học sinh nắm được quy trình đọc hiểu Thực tế, HS thường tỏ ra lúng túng khi làm việc với một văn bản mới bởi các em chưa được rèn kĩ năng đọc hiểu một cách bài bản. Nếu GV có thể đưa ra được một quy trình đọc hiểu với các bước cụ thể để làm định hướng chung thì HS sẽ cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều. Xuất phát từ mong muốn đó, nên chúng tôi định hướng cho HS một quy trình đọc hiểu theo các bước cụ thể như sau, các bước này có thể áp dụng với nhiều văn bản ở các thể loại khác nhau. - Bước 1: Đọc hiểu các yếu tố thuộc đặc trưng của thể loại Ở bước này, có thể tiến hành theo hai công đoạn: + Giáo viên hướng dẫn HS xác định thể loại văn bản, cung cấp và giảng giải cho HS nắm được đặc trưng hình thức nghệ thuật của thể loại đó. + Học sinh sau khi nắm được các yếu tố thuộc về đặc trưng của thể loại, các em sẽ dùng các yếu tố đó soi vào văn bản để tìm ra đặc điểm và nhận xét vai trò, tác dụng của các yếu tố đó trong việc hình thành nội dung, ý nghĩa cho văn bản. - Bước 2: Đọc hiểu nội dung, tư tưởng của tác phẩm Với bước này, GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung – tư tưởng của văn bản qua các công đoạn: + Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của văn bản + Xác định các hình tượng chính trong văn bản và nêu đặc điểm + Rút ra ý nghĩa nội dung: tường minh, hàm ẩn và tư tưởng của văn bản - Bước 3: Đọc hiểu liên hệ mở rộng GV hướng dẫn cho học sinh đọc mở rộng, tìm tòi thêm các văn bản văn học cùng đề tài, chủ đề của chính tác giả đó hoặc của tác giả khác để liên hệ, so sánh, mở rộng nhằm tìm ra được những nét độc đáo, mới mẻ, riêng biệt trong phong cách, tư tưởng của tác giả đó. b. Xây dựng quy trình đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại Có nhiều phương pháp khác nhau để đọc hiểu tác phẩm. Chẳng hạn đọc hiểu tác phẩm theo: đặc trưng thể loại, ngôn ngữ học, mĩ học, phân tâm học, văn hóa, thi pháp học, phê bình sinh thái,… Đọc hiểu tác phẩm không thể không quan tâm đến đặc điểm thể loại của tác phẩm. Bởi thể loại chính là một cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của tác phẩm, quy định cách tổ chức, liên kết các yếu tố nội dung và hình thức. Vì thế, tri thức về thể loại văn học, kĩ năng đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại là những yếu 12
  14. tố rất quan trọng cần phải đạt được trong hoạt động dạy và học văn ở trường THPT. Với chuyên đề này, chúng tôi tập trung giới thiệu kĩ hơn phương pháp dạy đọc hiểu theo đặc trưng thể loại, còn các phương pháp đọc hiểu theo những lý thuyết khác chúng tôi giới thiệu để giúp học sinh đa dạng công cụ đọc hiểu, có thể ứng dụng khi cần thiết. Mỗi một văn bản bao giờ cũng thuộc về thể loại nhất định và thông qua các biểu hiện của cái biểu đạt của thể loại chúng ta mới tìm được cái được biểu đạt bên trong. Vì thế con đường chúng tôi rèn cho HS đọc hiểu tác phẩm văn học là từ đặc trưng thể loại. Đọc hiểu tác phẩm từ đặc trưng thể loại là việc dẫn dắt học sinh khám phá, phát hiện, phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật theo đặc trưng thi pháp thể loại để rút ra nội dung, ý nghĩa thẩm mĩ của nó. Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thi pháp thể loại là cách thức con đường phương pháp quan trọng phổ biến, có hiệu quả cao trong đọc hiểu TP. Chúng ta nên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm văn học đương đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại như thế nào? Dưới đây nhóm viết chuyên đề đưa ra một số định hướng dành cho một số thể loại cơ bản: Kết quả khi thực hiện biện pháp Việc xác định các nguyên tắc cũng như quy trình chung khi đọc hiểu sẽ giúp cho giáo viên định hướng khai thác văn bản văn học, đồng thời để học sinh nắm bắt các yêu cầu, bước cần làm khi tiếp cận với một văn bản đọc hiểu. Vì vậy sau khi cung cấp giải pháp cho các học sinh lớp 10 Chuyên Văn, 11 Chuyên Văn trường THPT Chuyên Bắc Giang, năm học 2022-2023, chúng tôi thu nhận được kết quả như sau: Nội dung đánh giá Trước khi Sau khi áp dụng giải pháp áp dụng giải pháp Nắm được khái niệm đọc hiểu 25% 75% Hiểu rõ nguyên tắc chung của đọc hiểu 20% 80% Nắm được quy trình đọc hiểu 10 % 90% c. Xây dựng quy trình đọc hiểu thể loại truyện Căn cứ vào những nguyên tắc chung của dạy đọc hiểu và những yêu cầu riêng đối với thể loại truyện, chúng tôi đã đề xuất giải pháp để hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản truyện theo các bước cụ thể như sau: Bước 1: Cung cấp kiến thức cơ bản về thể loại truyện Đây là bước rất quan trọng, giáo viên phải cung cấp cho học sinh nắm được kiến thức nền tảng về thể loại truyện, điều này giống như trao cho người học chiếc cần để dạy họ cách tự câu lấy cá. Sau đây là một số những định hướng về thể loại truyện để học sinh cần nắm được. 13
  15. - Khái niệm thể loại: Xét trong phạm vi chương trình môn văn ở bậc THPT, văn bản truyện chủ yếu là truyện ngắn, là những tác phẩm tự sự cỡ nhỏ: ít nhân vật, ít sự kiện; thể hiện nét riêng trong cách nắm bắt cuộc sống, hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện nét bản chất nhất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi… - Nhân vật: Truyện ngắn thường ít nhân vật, nhân vật ít được khắc họa tỉ mỉ, toàn diện, đầy đặn. Nhân vật trong truyện ngắn thường hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Truyện ngắn hiện đại thường chú ý diễn biến nội tâm, tính cách đậm nét; tâm lí phù hợp với cá tính, lứa tuổi, giới tính…Truyện ngắn thường miêu tả tâm lí nhân vật qua bút pháp ngoại hiện (miêu tả qua hành vi, biểu hiện bên ngoài, qua đối thoại); bút pháp trực tiếp (diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật bằng trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật, sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm…) - Kết cấu + Kết cấu là cách tổ chức tác phẩm: thể hiện ở phần mở đầu, kết thúc; sự lựa chọn, sắp xếp các chi tiết đời sống, sắp xếp các chương đoạn… + Trong truyện ngắn phần mở đầu và kết thúc đóng vai trò quan trọng, nói như các nhà phê bình: “Theo tôi, viết truyện ngắn cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và kết luận” (Sêkhôp); “Sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối” (Nhà văn Nga Phuôcmanôp). - Tình huống truyện + Là hoàn cảnh, sự kiện đặc biệt, bất ngờ xảy đến với nhân vật, chi phối toàn bộ mạch truyện qua đó làm nổi hình nổi sắc tính cách nhân vật và tư tưởng nhà văn. + Tình huống được coi là hạt nhân của truyện, có nhiều kiểu tình huống khác nhau: tình huống hành động, tình huống tâm trạng, tình huống nhận thức…. - Chi tiết + Chi tiết là những tiểu tiết của tác phẩm có thể là về phong cảnh, môi trường, chân dung, cử chỉ, phản ứng nội tâm, hành vi, lời nói… + Chi tiết nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong truyện ngắn yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn. Không chỉ mang giá trị tạo hình, chi tiết còn mang sức khái quát lớn tô đậm tính cách nhân vật, thể hiện điểm nhìn, nghệ thuật kể chuyện của tác giả… tạo ra những tầng nghĩa sâu xa cho tác phẩm. + Chi tiết cô đúc là bởi đây là những yếu tố nhỏ trong tác phẩm nhưng lại mang sức chứa lớn về tư tưởng và cảm xúc. Những chi tiết đặc sắc, độc đáo thường làm nên những truyện ngắn có giá trị, hấp dẫn. - Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật: 14
  16. + Điểm nhìn: ++ Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả, chỉ vị trí để quan sát, cảm nhận, đánh giá (bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lí, tâm lí, văn hóa…) ++ Các loại điểm nhìn: điểm nhìn của người trần thuật (điểm nhìn bên ngoài) và của nhân vật (theo cá tính, địa vị tâm lí nhân vật); điểm nhìn không gian - thời gian (là vị trí của chủ thể trong không gian và thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, đặc điểm của khách thể được nhìn) + Giọng kể (hay chính là giọng điệu) Là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị đa dạng, nhiều sắc thái dựa trên một giọng điệu cơ bản chủ đạo. ++ Giọng kể (giọng điệu) quan trọng trong tác phẩm văn học vì phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, là một biểu hiện của phong cách nhà văn, có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Giọng điệu trong tác phẩm là giọng riêng của tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện - Ngôn ngữ + Truyện ngắn là một thể loại yêu cầu rất cao về việc tổ chức ngôn ngữ. Ngôn ngữ truyện ngắn thư­ờng mang tính chất đậm đặc, chắt lọc, trong sáng và dễ hiểu, ngôn ngữ truyện ngắn, thứ ngôn ngữ cô đọng, chính xác, trong sáng và vang lên theo cách của mình. Chính thứ ngôn ngữ này truyền đạt tư tưởng, xây dựng tính cách, khiến cho truyện ngắn tràn đầy nhạc điệu. + Ngôn ngữ truyện ngắn vừa mang đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi vì đặc trưng phản ánh cuộc sống theo phương thức tự sự, vừa gần gũi với ngôn ngữ thơ ca, vì đòi hỏi ngắn gọn, do yêu cầu của thể loại. Bước 2: Xây dựng quy trình đọc hiểu văn bản thuộc thể loại truyện Đây là khâu thực hành các lý thuyết mà người học được cung cấp về thể loại. Để đọc hiểu một văn bản ở nhiểu mức độ, giáo viên định hướng cho HS thực hiện theo 4 công đoạn sau: - Công đoạn 1: Đọc hiểu những yếu tố thuộc đặc trưng thể loại truyện Ở khâu này, HS sẽ sử dụng hiểu biết của mình về các yếu tố đặc trưng của truyện để làm phương tiện soi vào nội dung tác phẩm, từ đó rút ra được các ý 15
  17. nghĩa của văn bản. Đó là các yếu tố như: Nhan đề truyện, tình huốn g truyện, điểm nhìn trần thuật, chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất của truyện. - Công đoạn 2: Đọc hiểu nội dung, tư tưởng tác phẩm Để đọc hiểu được nội dung một văn bản thuộc thể loại truyện học sinh cần chú ý tìm hiểu các yếu tố sau: + Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Học sinh cần chú ý đến hoàn cảnh chung, riêng để hiểu được vì sao, động lực nào thôi thúc nhà văn cầm bút sáng tác nên tác phẩm đó. + HS xác định các hình tượng chính - phụ trong tác phẩm. Sau đó, HS đi khai thác đặc điểm của từng hình tượng, đặt các hình tượng trên nhiều phương diện, nhiều mối quan hệ trong tác phẩm để nhận xét về đặc điểm và lý giải các đặc điểm đó. Từ đó rút ra nội dung mà văn bản. + Nội dung, tư tưởng của tác phẩm: HS đi tìm nội dung phản ánh - hiển ngôn, nội dung biểu hiện - hàm ngôn của văn bản bằng cách đặt ra các câu hỏi tư duy như: ++ Văn bản đó viết về đối tượng nào? Đối tượng đó được miêu tả, khắc họa ra sao? ++ Đối tượng đó tiêu biểu cho ai? Cho điều gì trong xã hội? ++ Qua đối tượng đó, nhà văn muốn gửi gắm thái độ, tình cảm, nhận thức gì? Ví dụ: Khi đọc hiểu nội dung văn bản “Mười ba bến nước” (Sương Nguyệt Minh), học sinh cần tập trung làm rõ các vấn đề: + Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: tác phẩm được viết vào năm 2006, với đề tài số phận con người thời hậu chiến, vốn là mảnh đất đã được khai thác nhiều với không ít những thành công lớn nhỏ của người đi trước, Sương Nguyệt Minh với “Mười ba bến nước” vẫn có cho mình chỗ đứng riêng. Đọc tác phẩm, độc giả không chỉ đến với không gian làng quê Bắc Bộ quen thuộc, mà còn không khỏi chua xót trước nỗi đau của nhân vật Sao – nỗi đau của thân phận con người thời hậu chiến. + Phân tích nhân vật nghệ sĩ Sao, Lãng. + Rút ra nội dung, tư tưởng của văn bản: “Mười ba bến nước” không chỉ là bức ảnh đơn thuần của làng quê Việt, mà ẩn sau khung cảnh yên bình, thân thuộc ấy là những phận người bị trói buộc trong nỗi đau không dứt – bi kịch của những kiếp người thời hậu chiến. Sự mất mát đau thương chiến tranh gây ra không chỉ trong quá khứ, trong những năm tháng bom đạn cả dân tộc gồng mình chống giặc mà còn hiện hữu trong cuộc sống hiện tại, bao đắng cay con người phải gồng mình vượt qua. Hậu quả chiến tranh để lại cho những người tham gia cuộc chiến đã đầy đau đớn, nhưng với những người ở hậu 16
  18. phương, những người mẹ, người vợ có chồng, con tham gia chiến đấu cũng khủng khiếp và đáng sợ không kém. “Chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời” (Lê huy Bắc), Sương Nguyệt Minh đã cho độc giả cảm nhận chân thực nhất thân phận con người thời hậu chiến qua chuỗi bi kịch không nguôi của nhân vật Sao. Bước 3: Đọc hiểu liên tưởng, mở rộng Giáo viên định hướng để học sinh đọc mở rộng với các văn bản cùng loại, cùng đề tài, chủ đề hoặc kết nối, so sánh với các chi tiết, hình ảnh khác trong văn bản hay trong các văn bản khác, từ đó học sinh so sánh, liên hệ chỉ ra điểm giống, khác của mỗi hình ảnh, chi tiết, nhân vật, tác phẩm, phong cách. Qua việc đọc mở rộng này, học sinh không chỉ hiểu sâu sắc hơn đối tượng mình đang đọc mà còn phát huy tinh thần ham đọc, giúp học sinh có cái nhìn nhiều chiều toàn diện hơn trước mỗi vấn đề trong văn học, trong đời sống. Ví dụ: khi đọc hiểu văn bản “Mười ba bến nước” (Sương Nguyệt Minh), học sinh có thể liên hệ mở rộng với một số tác phẩm cùng đề tài. Từ bi kịch của Sao, ta nhận ra bi kịch chung của người phụ nữ sau chiến tranh, dù chồng họ có trở về cũng mang thương tích nặng hoặc không thể có những đứa con lành lặn. Hòa bình cũng chứa đựng biết bao sóng ngầm, người phụ nữ ở đây chênh vênh trên bến tình người. Cũng rơi vào cảnh tương tự Sao là chị Lành trong “Tiếng lục lạc” của Nguyễn Quang Lập, quá nửa đời người mới gặp lại anh Chi. Đã 46 tuổi nên thuốc thang mãi chị mới có thai trong niềm khấp khởi mong ngóng nhưng chị sinh ra một hình hài dị dạng vì bị nhiễm chất độc điôxin. Tiếng lục lạc của người cha rung lên tưởng chừng báo hiệu thành công nhưng lại để lại khoảng lặng phía cuối chuyện về nỗi đau của người phụ nữ không thể làm mẹ. Còn nhân vật chị trong “Bến đàn bà” của Nguyễn Mạnh Hùng, trong mơ thường gặp hai ấu hồn con chị với câu hỏi mà chị không thể trả lời rằng vì sao chúng lại không có hình hài con người? Có thể thấy, chiến tranh mang người thân của họ đi nhưng trả về chẳng còn lành lặn, cướp đi ở họ cơ hội xây dựng gia đình đầy đủ với những đứa con, mà một gia đình không đầy đủ khó có được hạnh phúc trọn vẹn d. Kết quả khi thực hiện biên pháp Sau khi áp dụng biện pháp hướng dẫn tìm hiểu thể loại truyện theo đặc trưng thể loại mà tôi đã đưa ra ở phần trên, tôi đã thu được một số kết quả nhất định. Cụ thể, tôi đã áp dụng giải pháp này để dạy đọc hiểu văn bản truyện “Rừng xà nu” ở lớp 11 Văn trường THPT Chuyên Bắc Giang, năm học 2022-2023. - Trước khi thực hiện giải pháp học sinh trên, học sinh đọc xong văn bản truyện dù nắm được cốt truyện, nội dung tác phẩm nhưng rất lúng túng không biết sẽ đi khai thác tác phẩm theo hướng nào. 17
  19. - Sau khi tôi áp dụng giải pháp này, học sinh 11 Văn đã tỏ ra tự tin vì các em đã nắm được kĩ năng để khai thác một tác phẩm là văn bản truyện. Sau khi áp dụng giải pháp, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau: Mức độ vận dụng cách đọc Chưa biết Vận dụng Vận dụng hiểu truyện theo hướng phát vận dụng ở mức tương đối thành thạo triển năng lực Trước khi thực hiện giải pháp 60% 35% 5% Sau khi thực hiện giải pháp 0% 15% 85% Bảng số liệu đối sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp, khảo sát tại lớp 11 Văn, trường Chuyên Bắc Giang năm học 2022-2023 Tiêu chí Chủ động, Duy trì sự Hứng thú Không tích cực khi chú ý khi tiếp nhận hứng thú tham gia học bài Lớp – SL % SL SL % % SL % Sĩ số 11 Văn: 36 HS 17 45,7 15 42,9 4 11,4 0 0 Bảng thống kê về mức độ hứng thú và chủ động trong quá trình đọc hiểu của lớp 11 Văn, trường Chuyên Bắc Giang năm học 2022-2023 7.1.5. Giải pháp 5: Hướng dẫn tìm hiểu một số tác phẩm văn bản truyện đương đại Việt Nam Để góp phần rèn cho học sinh giỏi kỹ năng tìm hiểu và vận dụng kiến thức tác phẩm văn học đương đại Việt Nam vào bài làm (chủ yếu là bài làm nghị luận văn học), chúng tôi sẽ minh họa bằng một số tác phẩm truyện cụ thể theo các bước đã trình bày trong giải pháp 4. Muốn tìm hiểu các tác phẩm đương đại (nhất là từ năm 2000 đến nay), giáo viên bồi dưỡng HSG nên cùng HS tra cứu, tìm tòi và hệ thống một số tác phẩm tiêu biểu để nghiên cứu, tìm hiểu. Dưới đây, chúng tôi xin được đề xuất và định hướng cách tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu. a. Truyện ngắn Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư) Cánh đồng bất tận in trong tập truyện ngắn cùng tên là thành công đặc biệt của Nguyễn Ngọc Tư trong việc miêu tả những nỗi đau bất tận của những con người 18
  20. vùng đất cày sông nước. Đây được coi là một hiện tượng của văn học Việt Nam năm 2005. Tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận đã vượt qua các tác phẩm của 8 tác giả nữ quốc tế khác để giành giải thưởng Literaturpreis do Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh) bình chọn dựa trên việc xét các bản dịch tác phẩm nổi bật sang tiếng Đức của những tác giả nữ đương đại tiêu biểu trong khu vực. Bước 1. Đọc hiểu thể loại * Nhan đề Nhan đề Cánh đồng bất tận rất giàu sức gợi: + Nghĩa thực: Những cánh đồng rộng lớn không có tên, không gian đặc trưng của miền tây Nam Bộ. + Nghĩa biểu tượng: Tiếp cận với truyện ngắn Cánh đồng bất tận , dễ thấy “cánh đồng” là biểu tượng xuyên suốt thiên truyện với các tên gọi theo các trạng thái khác nhau. ++ Cánh đồng biểu tượng của những nỗi đau Cánh đồng bất tận là cánh đồng của những nỗi đau, những nỗi đau hiện hình trong số phận của những con người cùng khổ trong xã hội đang quay trong cơn lốc. Tất cả những con người ở cái xứ sông nước, thổ ngư này đều nhuốm một nỗi đau riêng trong cái nền xám chung của thiên truyện. ++ Cánh đồng biểu tượng của tình thương, lòng nhân ái, niềm tin. Đó là tình thương của hai chị em với người đàn bà tên Sương, tình thương của người cha đã tạo ra những tội lỗi bởi lòng thù hận với người vợ phụ tình nhưng. vẫn lờ mờ cảm thấy trách nhiệm đối với hai đứa con. Đó là biểu tượng về nỗi khắc khoải của số phận con người nhưng cũng chính là biểu tượng về niềm tin vào lòng cuộc sống “bất tận”. Nguyễn Ngọc Tư đến phút cuối đã để cho những thù hận qua đi, những vết thương được cánh đồng mênh mông nước trắng làm cho lành lại, cho bùn đất dịt vào da thịt để cảm nhận sự bất tận của nỗi đau và của tình yêu thương. Biểu tượng “cánh đồng” là một trong những biểu tượng văn xuôi mà Nguyễn Ngọc Tư đã khai thác là biểu tượng có tính đa nghĩa. Nó phản ánh một lối tư duy thể nghiệm trong sáng tác, một hình ảnh Nguyễn Ngọc Tư từng trải, đau đớn và xót xa. Cánh đồng cùng với “Cánh đồng bất tận” mãi mãi cho chúng ta sự thấm thía về tình người, niềm đau và nỗi buồn, mãi mãi để lại trong lòng chúng ta một giọng điệu Nguyễn Ngọc Tư dung dị mà thấu đáo, thẩm thấu lắng sâu vào bên trong với dòng cảm xúc suy tư bất tận nhưng cũng không kém phần tinh tế và nhạy cảm trước những biến thái của cuộc đời. * Kết cấu Câu chuyện mở ra bằng hình ảnh cánh đồng với những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn, cùng 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2