Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh tự học có hiệu quả chủ đề Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945 (Ngữ văn 11)
lượt xem 4
download
Định hướng dạy học này này không chỉ giúp giáo viên chủ động hơn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy mà còn góp phần tích cực hóa hoạt động học tập và hướng đến phát triển những năng lực, phẩm chất thiết yếu cho học sinh. Trong đó, đặc biệt chú ý hướng học sinh đến khả năng tự học, tự nghiên cứu và khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống có liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh tự học có hiệu quả chủ đề Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945 (Ngữ văn 11)
- BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC CÓ HIỆU QUẢ CHỦ ĐỀ “TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN 1930 – 1945” LĨNH VỰC: NGỮ VĂN HỌ TÊN GIÁO VIÊN: LƯU THỊ KIỀU NHI ĐƠN VỊ: THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU An Giang, tháng 02/ 2019 1
- SỞ GD &ĐT AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 11 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: LƯU THỊ KIỀU NHI ; Giới tính: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 23/10/1987 - Nơi thường trú: Thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang - Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu - Chức vụ hiện nay: Giáo viên. - Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ PPDH Văn – Tiếng Việt - Lĩnh vực công tác: Giảng dạy bộ môn Ngữ văn II. – Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: + Thuận lợi: Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, thường xuyên có những chỉ đạo chuyên môn kịp thời, sâu sắc. Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học được trang bị đầy đủ, phục vụ có hiệu quả cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Trường có khu tự học rộng rãi, thoáng mát thu hút được nhiều học sinh tự giác học tập. Phần lớn, học sinh đều chăm ngoan, lễ phép, biết tận dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quá trình tự học. + Khó khăn: Các lớp phụ trách giảng dạy đều thuộc nhóm lớp chuyên tự nhiên nên phần lớn học sinh thường có biểu hiện học lệch, ít đầu tư cho môn Ngữ văn. Ở một vài học sinh còn có biểu hiện lười học, chưa có ý thức tự học, tự nghiên cứu. - Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh tự học có hiệu quả chủ đề “Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945” (Ngữ văn 11) - Lĩnh vực: Ngữ văn III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến 1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại, giáo dục phải gánh vác nhiều trọng trách trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Trong đó, một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới căn bản và toàn diện của nền giáo dục sắp tới là tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông nhằm hướng đến phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, 2
- khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng và phát triển năng lực. Thật vậy, chú trọng phát triển năng lực tự học cho học sinh là cách đầu tư lâu dài, hiệu quả cho sản phẩm giáo dục hiện đại. Nhờ vậy, người học mới có khả năng thích ứng linh hoạt trước những biến động phức tạp của cuộc sống hiện đại. Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông cho thấy giáo viên đã có tích cực đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, có nhiều sáng kiến hay trong việc giảng dạy hiệu quả các chủ đề dạy học, có nhiều cách làm hay trong việc hướng dẫn học sinh tự học. Thế nhưng, những cố gắng ấy của thầy cô trở nên vô hiệu khi thiếu sự hợp tác tích cực từ phía học sinh. Hiện nay, dạy học Ngữ văn theo chủ đề đã trở nên phổ biến trong nhà trường phổ thông. Việc soạn giảng chủ đề dạy học là một kì công đối với giáo viên, từ lựa chọn các đơn vị bài học cho đến chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của chủ đề. Thế nhưng, hiệu quả dạy học theo chủ đề vẫn chưa tương xứng với sự đầu tư và công sức của giáo viên. Thật vậy, trong quá trình hướng dẫn học sinh tự học chủ đề “Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945” (Ngữ văn 11) trước đây, bản thân cũng đã gặp phải những khó khăn nhất định. Người viết tuy có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy trên lớp nhằm phát huy năng lực của học tự học của học sinh, có hướng dẫn các phương pháp tiếp cận tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 – 1945 theo đặc trưng thi pháp thể loại, có cộng điểm khuyến khích cho học sinh chuẩn bị bài tốt ở nhà và hăng say phát biểu trên lớp,...Nhưng nhìn chung mức độ hứng thú và chất lượng học tập của học sinh vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét. Đặc biệt là ý thức tự học của học sinh không được duy trì thường xuyên. Các em chỉ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao chứ chưa thể hiện tinh thần tự học, trong học tập thiếu sự phản biện với thầy cô, bạn bè. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do: -Về phía giáo viên: + Khâu hướng dẫn soạn bài còn sơ sài, chung chung. Chủ yếu chỉ yêu cầu học sinh đọc trước tác phẩm và soạn trước câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa. + Tuy có gợi ý một vài phương pháp tiếp cận tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 - 1945 nhưng chưa hiện thực hóa bằng các nhiệm vụ cụ thể. Chưa giúp học sinh phân biệt đọc hiểu một tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 -1945 có điểm gì khác so với đọc hiểu một tác phẩm tự sự thông thường. Do đó dẫn đến học sinh có đọc trước tác phẩm nhưng vẫn không hiểu được nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. + Phương pháp giảng dạy trên lớp chưa đa dạng, chưa chú ý phát huy tích cực, chủ động của học sinh nên xuyên suốt chủ đề, giáo viên là người truyền thụ kiến thức một chiều, học sinh ít có cơ hội tương tác với giáo viên và bạn học, ít có thời gian tự động não 3
- suy nghĩ vấn đề. Điều này xuất phát từ tâm lý thường thấy ở giáo viên là sợ học sinh không có kiến thức hay hổng kiến thức, thi cử khó khăn từ đó dẫn đến việc “làm thay”, “nói thay” học sinh trong các tiết giảng văn trên lớp. + Chưa hệ thống hóa các kiến thức đã học thông qua chủ đề nên kiến thức trong chủ đề dễ bị dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Vì vậy, học sinh thường mang tâm lí ngán ngại khi được học các chủ đề vì lượng kiến thức cần tiếp thu quá nhiều. + Chưa chú trọng đến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của học sinh. Thông thường, việc đánh giá khả năng tự học của học sinh thường được giáo viên đánh giá qua khâu chuẩn bị bài ở nhà, ít chú trọng đến khả năng tự học sau giờ học của học sinh. Hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả tự học của học sinh chưa phong phú. Chủ yếu là giáo viên đánh học sinh qua việc kiểm tra vở bài soạn ở nhà, qua mức độ chính xác các câu trả lời của học sinh trên lớp. -Về phía học sinh: + Học sinh còn thụ động, lười suy nghĩ, tìm tòi, thường mang tâm lí ỷ lại vào giáo viên. + Chưa biết lập kế hoạch tự học. + Chưa ý thức về nghĩa của việc tự học. + Thái độ thiếu hợp tác trong giờ học trên lớp. + Mang tâm lí học thực dụng, đối phó nên khâu chuẩn bị bài rất sơ sài và điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiếp thu kiến thức trên lớp. + Chưa biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Từ những bất cập nêu trên có thể thấy rằng, để việc dạy học theo chủ đề “Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945” (Ngữ văn 11) có hiệu quả, ngoài sự đầu tư kĩ lưỡng về chuyên môn và phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh các biện pháp tự học nhằm giúp học sinh nắm vững, nắm chắc các kiến thức trong chủ đề, qua đó nhằm nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu trong học tập và cuộc sống. Trên đây là thực trạng dạy học chủ đề “Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945” (Ngữ văn 11) khi chưa áp dụng sáng kiến hướng dẫn học sinh tự học có hiệu quả thông qua chủ đề dạy học này. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Để dạy học hiệu quả chủ đề “Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945” (Ngữ văn 11), ngoài việc giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học thì hướng dẫn học sinh tự học là việc làm cần thiết. Bởi vì: Thứ nhất, hướng dẫn học sinh tự học là góp phần hình thành năng lực tự học cho sinh. Đây là một trong những năng lực thiết yếu cần hình thành và phát triển ở học sinh 4
- theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay. Thứ hai, hướng dẫn học sinh tự học nhằm duy trì thường xuyên ý thức tự học của học sinh, nâng cao nhận thức của học sinh về ý nghĩa của việc tự học. Thứ ba, hướng dẫn học sinh tự học không chỉ giúp học sinh nắm được tri thức trong sách giáo khoa mà còn biết cách lĩnh hội kiến thức ngoài xã hội, từ đó tạo tiền đề cho năng lực tự nhận thức của học sinh. Hơn nữa, tự học còn giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, vững chắc và phát triển khả năng tư duy, tổng hợp, khái quát hóa một cách tốt nhất. Thứ tư, dạy học theo chủ đề trở thành định hướng dạy học phổ biến ở tất cả các môn học. Cho nên, hướng dẫn học sinh tự học qua chủ đề “Truyện ngắn lãng mạn 1930- 1945” sẽ giúp cho học sinh tích lũy theo nhiều phương pháp tự học hiệu quả. Mặt khác, do thời lượng trên lớp có hạn nên giáo viên không thể truyền đạt tất cả vấn đề có liên quan đến chủ đề cho học sinh. Vì vậy, hướng dẫn học sinh tự học sẽ giúp các em chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, có điều kiện để tìm tòi, mở rộng để làm giàu vốn hiểu biết của bản thân. Từ những lí do trên, bản thân người dạy nhận thấy hướng dẫn học sinh tự học có hiệu quả qua chủ đề dạy học “Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945” (Ngữ văn 11) là việc làm rất cần thiết và ý nghĩa. Định hướng dạy học này này không chỉ giúp giáo viên chủ động hơn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy mà còn góp phần tích cực hóa hoạt động học tập và hướng đến phát triển những năng lực, phẩm chất thiết yếu cho học sinh. Trong đó, đặc biệt chú ý hướng học sinh đến khả năng tự học, tự nghiên cứu và khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống có liên quan. 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Tiến trình thực hiện 3.1.1. Hướng dẫn tự học trước giờ học - Hướng dẫn học sinh kĩ năng đọc tác phẩm: Trong quá trình đọc, học sinh cần chú ý đến các yếu tố: nhân vật (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, nội tâm, mối quan hệ với các nhân vật khác), cốt truyện, tình huống truyện, kết cấu, chi tiết nghệ thuật đặc sắc và lời kể. Tuy nhiên, “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) và “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) là những tác phẩm văn xuôi đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn và thể hiện rõ nét phong cách sáng tác của hai nhà văn. Cho nên ngoài những phương pháp tiếp cận chung vừa nêu ở trên, giáo viên cần lưu ý học sinh một số vấn đề sau: 5
- “Hai đứa trẻ” “Chữ người tử tù” (Thạch Lam) (Nguyễn Tuân) Về đặc trưng thi pháp thể - Nhân vật (lai lịch, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ) loại - Cốt truyện - Tình huống truyện - Kết cấu - Lời kể - Chi tiết nghệ thuật Về đặc trưng của chủ - Nghệ thuật tương phản: tương phản giữa các nhân vật, nghĩa lãng mạn tương phản trong tính cách của nhân vật, tương phản trong dựng cảnh, tương phản giữa các chi tiết. - Mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh: con người luôn vươn lên và chiến thắng hoàn cảnh. - Nhân vật lãng mạn thường hướng tới sự phi thường, cao cả, luôn vượt lên trên hoàn cảnh. - Lãng mạn nhưng vẫn được kết hợp nhuần nhuyễn với chất hiện thực tạo nên vẻ đẹp riêng của văn xuôi lãng mạn. Về phong cách sáng tác - Truyện ngắn giàu chất - Truyện ngắn giàu chất thơ. kịch. - Quan niệm thẩm mĩ: vừa - Quan niệm thẩm mĩ: cái mang tính thẩm mĩ vừa đẹp mang tính duy mĩ. Cái mang tính nhân sinh. Cái đẹp dị biệt, phi thường, đặc đẹp đời thường, mộc mạc, tuyển. giản dị. - Nhân vật: là những người -Nhân vật: chủ yếu được tài hoa, nghệ sĩ, mang cái khai thác ở thế giới nội tâm tôi kiêu bạc, đậm chất với những cảm xúc mong “ngông”. manh, mơ hồ. Khi đọc tác phẩm, học sinh cần đánh dấu vào sách giáo khoa những đoạn văn hay, gạch dưới những ngôn ngữ, hành động của nhân vật vì đó là cơ sở để khái quát tính cách nhân vật hoặc tìm những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm. Giáo viên cần hướng 6
- dẫn kĩ cho học sinh việc tìm hiểu ý nghĩa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi vì đó chẳng những là hướng đi đúng đắn của quan điểm dạy học gắn với đặc trưng thi pháp thể loại mà còn là dạng đề nghị luận văn học thường xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia trong những năm gần đây. Đây là vấn đề khó cho nên khi dạy chủ đề “Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945”, giáo viên cần chỉ rõ các chi tiết nghệ thuật đặc sắc có trong hai tác phẩm, từ đó khơi gợi để học sinh tìm hiểu ý nghĩa của các chi tiết ấy. Chẳng hạn giáo viên có thể nêu các chi tiết nghệ thuật sau: + Ý nghĩa chi tiết “ánh sáng” và “bóng tối” trong “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân? + Ý nghĩa chi tiết đoàn tàu, chi tiết Liên và An ngồi nhìn bầu trời đêm “ngàn hàng ngôi sao ganh nhau lấp lánh”, chi tiết ngọn đèn của chị Tí,... trong “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)? + Ý nghĩa chi tiết “bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú” trong cảnh cho chữ, so sánh hai chi tiết viên quản ngục khi bị Huấn Cao xua đuổi thì vâng lệnh “Xin lĩnh ý” cho đến cuối tác phẩm cũng là lời vâng mệnh cung kính “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” trước lời khuyên chân thành của tử tù Huấn Cao,...trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân? - Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học sinh: Sau khi hướng dẫn học sinh kĩ năng đọc tác phẩm, giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ học tập cho học sinh. Đây là khâu quan trọng, quyết định đến hiệu quả của quá trình tự học do đó giáo viên cần hướng dẫn cụ thể. Đối với các đơn vị kiến thức trọng tâm cần cụ thể hóa thành các câu hỏi nhỏ, tránh đặt câu hỏi chung chung. Đối với chủ đề “Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945”, chúng tôi biên soạn thành ba nội dung chính. Các nhiệm vụ học tập của học sinh sẽ tập trung vào ba nội dung này. Cụ thể như sau: Nội dung 1 Giới thiệu chung về truyện ngắn lãng mạn 1930-1945 Nội dung 2 Tìm hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam Nội dung 3 Tìm hiểu truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân Nội dung 4 Tổng kết Ở từng nội dung, giáo viên có thể giao nhiệm vụ học tập cho học sinh qua các câu hỏi gợi bên dưới: *Nội dung 1: Giới thiệu chung về truyện ngắn lãng mạn 1930-1945 - Bối cảnh ra đời của truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945. - Những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945. 7
- - Một số tác phẩm tiêu biểu. *Nội dung 2: Tìm hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam - Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Thạch Lam. - Những nét chính về tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ. - Tìm hiểu khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn. - Tìm hiểu khung cảnh phố huyện lúc đêm khuya. - Cảnh đợi tàu - Nhân vật Liên - Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm. - Những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. *Nội dung 3: Tìm hiểu truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân - Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Tuân. - Những nét chính về tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nhan đề. - Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn. - Tìm hiểu về nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục. - Cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. - Những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. *Nội dung 4: Tổng kết - Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai tác phẩm. - Đánh giá những đóng góp của Nguyễn Tuân và Thạch Lam cho văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930-1945. - Hướng dẫn cách lập kế hoạch tự học: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học là việc làm cần thiết. Vì như thế việc tự học sẽ được tiến hành một cách nghiêm túc hơn và quá trình tự học mới đạt hiệu quả. Trước hết, giáo viên hướng dẫn các nhóm thảo luận về nội dung được giao, xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Các nhóm xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành. Sau đó, các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, video về các nội dung được phân công. KẾ HOẠCH TỰ HỌC Thời gian thực hiện Nội dung công việc Người thực hiện Tuần 1 Tuần Tuần 8
- 2 3 Tìm kiếm, thu thập tài liệu x Xử lí thông tin, tài liệu x Phụ trách soạn bài Powerpoint X Báo cáo sản phẩm x Sau khi hoàn thành nội dung được giao, các nhóm chuyển đến tất cả các bạn trong lớp để đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi (có thể chuyển qua email, copy hoặc in sẵn). Học sinh nhận được bài trình bày của các nhóm, nghiên cứu và chuẩn bị các câu hỏi phản biện. Trên đây là nhiệm vụ học tập của nhóm học sinh. Để theo dõi sự tiến bộ của từng cá nhân, giáo viên có thể yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị “hồ sơ học tập” cho mình. Khi đó, hồ sơ học tập sẽ trở thành một trong những công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của học sinh. Hồ sơ học tập sẽ được nộp lại cho giáo viên khi chủ đề dạy học kết thúc hoặc sau khi trả bài viết hoặc có thể kiểm tra vào giữa hoặc cuối kì. Trong quá trình chuẩn bị ở nhà, nếu có vấn đề thắc mắc, học sinh có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên bộ môn hoặc gửi email hoặc có thể tham gia “Diễn đàn tự học” trên Facebook để nhờ sự hỗ trợ, tư vấn từ các thành viên trên diễn đàn. - Giới thiệu một số tài liệu tham khảo, trang Web hỗ trợ học tốt chủ đề “Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945”: * Tài liệu tham khảo: Nhóm tác giả, “Chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng Ngữ văn 11”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhóm văn học Thăng Long, Những bài văn đạt điểm cao của học sinh giỏi 11, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Huỳnh Ngọc Mỹ- Nguyễn Thị Đáo, Hướng dẫn học và làm bài Ngữ văn 11, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Hoàng Thị Huế, Văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945, NXB Đại học Huế. Trần Hữu Tá, Nguyễn Thành Thi, Đoàn Lê Giang (chủ biên), Nhìn lại Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn, NXB Thanh niên. Thùy Trang (sưu tầm, biên soạn), Thạch Lam – Tác phẩm & Lời bình, NXB Văn học. Tủ sách văn học trong nhà trường, Nguyễn Tuân – Tác phẩm & Lời bình, NXB 9
- Văn học. * Trang web, tài liệu điện tử Fanpage: Học văn _Văn học (https://vi-vn.facebook.com/hocvanvanhoc) Fanpage: Văn hay – Vui học Ngữ văn (https://vanhay.edu.vn) 3.1.2. Hướng dẫn tự học trong giờ học Hướng dẫn tự học trong giờ học chủ yếu thể hiện trong hoạt động thảo luận nhóm. Dựa vào các nhiệm vụ học tập giáo viên giao trước, các nhóm tiến hành thảo luận. Mỗi thành viên tự động não, suy nghĩ để giải quyết vấn đề, sau đó trình bày quan điểm cá nhân trước nhóm. Nhóm trưởng sẽ tập hợp ý kiến đóng góp rồi cử đại diện lên thuyết trình. Như vậy, thông qua hoạt động thảo luận nhóm trong giờ học, năng lực tự học của học sinh và năng lực làm việc nhóm được hình thành và phát huy. 3.1.3 Hướng dẫn tự học sau giờ học 3.1.3.1 Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu lại các kiến thức đã được học Trước hết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu lại các kiến thức đã được học. Bằng cách tự đặt câu hỏi để vừa ôn tập kiến thức vừa khai mở hướng đi mới (nếu có) cho nội dung chủ đề. Chẳng hạn, khi học xong chủ đề “Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945” (Ngữ văn 11), học sinh cần đặt câu hỏi và tự giải quyết vấn đề: - Truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 ra đời trong bối cảnh lịch sử xã hội, văn hóa như thế nào? - Để tiếp cận một tác phẩm truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945, cần dựa vào những yếu tố gì? - Trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam dựng lên những mẫu đối thoại tưởng chừng như vu vơ giữa các nhân vật có ẩn ý nghệ thuật gì hay không? Tại sao? - Xét về thi pháp thể loại, nhân vật viên quản ngục trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân có được xem là nhân vật phụ không? Tại sao? - Cần hiểu như thế nào về chất kịch trong “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) và chất thơ trong “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)? 3.1.3.2 Hướng dẫn học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở nhà Để học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà, giáo viên cần thực hiện các bước sau: - Trước hết, giới thiệu cho học sinh biết cấu trúc và trình tự thực hiện các thao tác của kĩ năng trả lời câu hỏi. Bao gồm: 10
- + Đọc kĩ câu hỏi, phân tích và xác định rõ những yêu cầu của câu hỏi. + Xác định nội dung bài học có liên quan tới câu hỏi hay có sẵn câu trả lời cho câu hỏi không? Nếu không thì có thể phân tích, tổng hợp những kiến thức nào trong bài? Vận dụng kiến thức đó để trả lời câu hỏi như thế nào? + Nêu câu trả lời cho câu hỏi. - Sau đó, lấy ví vụ minh họa để học sinh biết cách thực hiện các thao tác trên. Chẳng hạn, giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh như sau: Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh dựa trên những gợi ý cơ bản sau: - Xác định vấn đề cần nghị luận: Chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. - Phạm vi dẫn chứng: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. - Vấn đề này không có sẵn câu trả lời trong nội dung bài học cho nên đòi hỏi học sinh phải hiểu rõ vấn đề, có khả năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức để làm rõ luận đề. - Những kiến thức có thể vận dụng: + Giải thích chất thơ là gì? + Phong cách sáng tác của Thạch Lam: Thạch Lam là thành viên của bút nhóm Tự lực văn đoàn, ông vốn là một nhà văn có tâm hồn tinh tế và nhạy cảm trước những biến đổi của cảnh vật và lòng người. Văn phong của Thạch Lam giản dị, trong sáng mà thâm trầm, sâu sắc. + Biểu hiện chất thơ trong “Hai đứa trẻ”: Vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm: Ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu một tác động tiêu cực nào của cuộc sống. Đó là những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh, cảm xúc hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu; Lòng trắc ẩn đối với những cảnh ngộ đáng thương. Ở cái tôi Thạch Lam, dường như Thạch Lam đã viết truyện ngắn "Hai đứa tre" bằng chính những trải nghiệm tuổi thơ ở phố huyện Cẩm Giàng. Đọc truyện, không thể không nhận thấy cái tình âu yếm mà Thạch Lam dành cho nhân vật. Cái tình âu yếm ấy một mặt xuất phát từ cái nhìn nhân hậu, yêu thương mà người lớn dành cho lứa tuổi này, một mặt là do nhà văn đã hoá thân vào nhân vật, là sự ám ảnh của tuổi thơ gắn liền với phố huyện Cẩm Giàng. Sự cộng hưởng của những cảm xúc này để tạo cho những trang viết Thạch Lam một sự hoà quyện giữa chất thực và chất thơ để tạo thành một sức hút da diết, bền lâu của tác phẩm. Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật: Trong truyện, Thạch Lam đã xây dựng được 11
- một thế giới hình ảnh vừa chân thực, sinh động lại vừa vô cùng gợi cảm bởi chính vẻ đẹp của nó. Truyện có những chi tiết được lựa chọn đích đáng để thể hiện tinh và sâu thế giới của những cảm xúc, cảm giác và tình cảm vừa mơ hồ, vừa da diết trong tâm hồn nhân vật, đặc biệt là chi tiết đợi tàu của chị em Liên. Mạch truyện của "Hai đứa trẻ" rất đậm chất trữ tình. Để thể hiện thành công tất cả những điều trên, Thạch Lam đã sử dụng một bút pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm nhỏ nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị. + Đánh giá chung: Truyện ngắn "Hai đứa trẻ", từ hình thức nghệ thuật tới nội dung được biểu hiện đều chan chứa chất thơ. Đó vừa là giá trị riêng của tác phẩm, vừa là cốt cách văn chương của Thạch Lam để tạo ra một sức hấp dẫn bền lâu trong lòng độc giả. Sau đây là một số câu hỏi gợi ý cho nhiệm vụ học tập ở nhà của học sinh sau khi học xong chủ đề “Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945”: Câu 1: Vì sao có thể nói truyện ngắn “Hai đứa trẻ” giống như một bài thơ trữ tình đượm buồn? Câu 2: “Hai đứa trẻ” đã khơi gợi ở người đọc sự rung động và niềm cảm thông sâu sắc trước những khát vọng nhân văn của những kiếp người tàn trong xã hội cũ. Họ mong muốn thoát khỏi cs tù túng, quẩn quanh, tầm thường vô nghĩa. Từ đó, theo anh (chị), cần làm gì để cuộc sống của chúng ta, mỗi ngày trôi qua đều là ý nghĩa? Câu 3: Tại sao Nguyễn Tuân coi viên quản ngục như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”? Câu 4: Phân tích chất kịch tính trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Câu 5: Xét về phương diện đặc trưng truyện ngắn lãng mạn, hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. 3.1.3.3 Học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học Sau giờ học, học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học vào sổ tay, lưu trữ trong hồ sơ học tập. Học sinh có thể hệ thống kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. 3.1.4. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả tự học 3.1.4.1 Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học Học sinh tự kiểm tra, đánh giá là một trong những thành tố quan trọng của việc hướng dẫn học sinh tự học. Nếu học sinh nắm vững phương pháp tự đánh giá thì các em sẽ điều chỉnh kịp thời hoạt động tự học của mình sao cho hiệu quả nhất, đồng thời duy trì thường xuyên ý thức tự học của học sinh. Để hình thành và phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh, giáo viên cần có 12
- phương pháp hướng dẫn học sinh cách phân chia các mục tiêu bài học, trong đó tiêu chí đánh giá rõ ràng để sau khi giải quyết mỗi nhiệm vụ tự học, học sinh có thể tự biết rằng mình đã hoàn thành nhiệm vụ ở mức nào. Chẳng hạn, đối với chủ đề „Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945”, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: * Về thái độ tự học: TT Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 1 Cần cù, chăm chỉ 2 Khả năng tập trung 3 Tận dụng thời gian tự học 4 Tích cực tìm tòi tài liệu 5 Nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá 6 Tích cực tham gia thảo luận nhóm 7 Có đóng góp ý kiến hay, sáng tạo 8 Lập kế hoạch tự học đầy đủ, chi tiết 9 Biết tự ghi chép vào hồ sơ học tập 10 Biết vận dụng vấn đề tự học vào thực tế Trong đó các mức đánh giá tương ứng với thang điểm sau: Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 0.0-3.0 3.5-4.5 5.0-6.0 6.5-7.5 8-10 (Kém) Yếu (Trung bình) (Khá) (Giỏi) * Về mục tiêu tự học: -Nội dung 1: Giới thiệu chung về truyện ngắn lãng mạn 1930 – 1945 Nội dung Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và 13
- vận dụng cao Giới thiệu Một số tác phẩm Bối cảnh ra đời của Những đặc trưng cơ bản chung tiêu biểu truyện ngắn lãng mạn của truyện ngắn lãng truyện giai đoạn 1930-1945. mạn giai đoạn 1930- ngắn lãng 1945 mạn 1930- 1945 -Nội dung 2: Tìm hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam Mức độ nhận Mức độ vận dụng Nội dung Mức độ thông hiểu biết và vận dụng cao – Chỉ ra những biểu hiện về – Nêu những nét – Tác phẩm giúp con người, đặc điểm sáng tác Về tác giả chính về tác giả cho em hiểu thêm của Thạch Lam được thể hiện Thạch Lam. gì về tác giả? trong tác phẩm. – Tác phẩm “Hai đứa trẻ” được viết – Nếu ở cùng – Tác động của hoàn cảnh ra trong hoàn cảnh hoàn cảnh tương Về tác phẩm đời đến việc thể hiện nội nào? tự của tác giả, em dung tư tưởng của tác phẩm? – Xuất xứ của tác sẽ làm gì? phẩm? – Tại sao tác giả – Nhan đề của tác – Giải thích ý nghĩa của nhan không lấy tên phẩm là gì? đề đó. nhân vật chính để đặt cho tác phẩm? – Chỉ ra những đặc điểm – Em thấy việc sử – Tác phẩm được khác biệt về cốt truyện của dụng cốt truyện, viết theo thể loại tác phẩm “Hai đứa trẻ” so ngôn ngữ của tác nào? với các truyện ngắn khác đã phẩm có phù hợp học hoặc đã đọc. với thể loại truyện 14
- ngắn không? Vì sao? -Âm thanh, màu Từ đó nhận xét về cảnh vật -Nghệ thuật miêu sắc, đường nét của và sự cảm nhận của Thạch tả cảnh vật? khung cảnh phố Lam? -Vai trò của bức huyện lúc chiều Khung cảnh -Qua chi tiết, Liên động lòng tranh thiên nhiên tàn được tác giả phố huyện thương khi thấy “mấy đứa trẻ phố huyện lúc miêu tả ra sao? lúc chiều tàn con nhà nghèo xóm chợ” đi chiều tàn? -Hình ảnh chợ lại nhặt nhạnh trên đất đã cho - Khái quát tâm chiều vãn hiện lên thấy vẻ đẹp tâm hồn gì ở trạng nhân vật thế nào? Nêu dẫn Liên? Liên? chứng? -Liệt kê những lần tác giả miêu tả ánh -Ý nghĩa tượng sáng, bóng tối? -Nhận xét về sự xuất hiện của trưng của hai hình – Nhân vật trong hai hình tượng ánh sáng và tượng ánh sáng và tác phẩm là ai? Kể bóng tối trong truyện? bóng tối? Khung cảnh tên các nhân vật – Mối quan hệ giữa các nhân – Em có nhận xét phố huyện đó? vật như thế nào? gì về mối quan hệ lúc đêm – Chỉ ra các dẫn – Ngôn ngữ, tâm trạng của giữa các nhân vật? khuya chứng thể hiện các nhân vật trong tác phẩm – Nhận xét về tâm trạng, ngôn có đặc điểm gì? phẩm cách, số ngữ, cử chỉ và – Khái quát về phẩm cách và phận của các nhân hành động của số phận của các nhân vật. vật. nhân vật Liên và An? Nghệ thuật tả cảnh đợi tàu của Thạch Cảnh đợi tàu được Phân tích tâm trạng Liên lúc: Lam? tác giả miêu tả -Tàu chưa đến? Miêu tả tâm trạng Cảnh đợi tàu theo trình tự thế -Tàu đến? Liên lúc đợi tàu, nào? -Tàu đi qua? Thạch Lam muốn nhắn nhủ thông điệp gì? 15
- – Phân tích những đặc điểm Nghệ thuật khắc của hình tượng nhân vật họa nhân vật của Liên. Nhân vật Thạch Lam? – Hình tượng nhân vật Liên Liên giúp nhà văn thể hiện cái nhìn về cuộc sống và con người như thế nào? Tư tưởng của nhà – Em có nhận xét Giá trị nhân văn được thể hiện – Lí giải tư tưởng của nhà gì về tư tưởng của đạo và giá trị rõ nhất trong văn trong các câu văn/ đoạn tác giả được thể hiện thực của những câu văn/ văn đó. hiện trong tác tác phẩm đoạn văn nào? phẩm? - Thử so sánh tư tưởng nhân đạo Giá trị nhân đạo - Biểu hiện giá trị nhân đạo, của Thạch Lam và giá trị hiện thực giá trị hiện thực trong tác với các nhà văn của tác phẩm? phẩm? hiện đại đương thời. -Có ý kiến cho rằng: Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam là “bài thơ -Nghệ thuật xây dựng nhân trữ tình tình đượm vật Liên? buồn”. Giải thích Chỉ ra những nét -Nghệ thuật tương phản được và chứng minh ý Nghệ thuật nghệ thuật đặc sắc tác giả sử dụng như thế nào kiến trên qua tác của tác phẩm? trong truyện? phẩm “Hai đứa -Nhận xét về cốt truyện, trẻ”. giọng văn? - Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”? - Nội dung 3: Tìm hiểu truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân 16
- Mức độ vận dụng Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu và vận dụng cao – Chỉ ra những biểu hiện về con người, đặc điểm – Nêu những nét sáng tác và quan điểm Về tác giả chính về tác giả nghệ thuật của Nguyễn Nguyễn Tuân. Tuân được thể hiện trong tác phẩm. – Tác phẩm “Chữ người tử tù” được – Tác động của hoàn viết trong hoàn cảnh ra đời đến việc thể cảnh nào? hiện nội dung tư tưởng – Xuất xứ của tác của tác phẩm? phẩm? – Tại sao tác giả – Tại sao nhà văn lại đặt – Nhan đề của tác không lấy tên nhân Về tác phẩm tên cho tác phẩm là “Chữ phẩm là gì? vật chính để đặt cho người tử tù”? tác phẩm? – Chỉ ra những đặc điểm về kết cấu, bố cục, cốt – Em thấy việc sử – Tác phẩm được truyện,… và cắt nghĩa dụng thể loại truyện viết theo thể loại những sự việc, chi tiết, ngắn có hợp lý nào? hình ảnh,… trong các tác không? Vì sao? phẩm. – Tại sao cho rằng đây là – Theo em, sức hấp một cuộc gặp gỡ đầy bất dẫn của tình huống – Toàn bộ truyện ngờ, một cuộc gặp gỡ “kì truyện đối với các tác ngắn này xoay Tình huống ngộ”? Em hãy lí giải phẩm truyện ngắn là quanh sự kiện truyện (gợi ý: về tính chất gì? chính nào? không gian, thời gian, Cụ thể: thân phận hai nhân vật). – Khái niệm, vai trò – Cuộc đối mặt ngang của tình huống 17
- trái giữa Huấn Cao đã thể truyện? hiện rõ tính cách hai – Các loại tình huống nhân vật chính, đó là truyện cơ bản trong những nét tính cách gì? tác phẩm truyện Phân tích những tính ngắn? cách đó? – Tình huống truyện trong “Chữ người tử tù” thuộc loại nào? Vai trò của tình huống truyện trong việc tạo ra sức hấp dẫn của tác phẩm “Chữ người tử tù”? -Lai lịch của Huấn Cao? -Huấn Cao được Nguyễn Tuân miêu tả là -Thông qua nhân vật người có tài năng trong Huấn Cao, anh/chị lĩnh vực gì? Nêu dẫn suy nghĩ gì về quan chứng. niệm nghệ thuật của -Cảm nghĩ về hành Nguyễn Tuân về con động của Huấn Cao đối người? Và tấm lòng với bọn lính áp giải và của ông đối với đất Nhân vật Huấn Cao nước, dân tộc? viên quản ngục? được giới thiệu là Nhân vật -Vì sao Huấn Cao thay - Nhận xét nghệ thuật người như thế nào? Huấn Cao đổi thái độ và quyết xây dựng nhân vật? Vì sao trở thành tử tù? định cho chữ quản - So sánh nhân vật ngục? Huấn Cao trong - Nêu cảm nhận về câu “Chữ người tử tù” nói của Huấn Cao với (Nguyễn Tuân) với quản ngục “Thiếu chút nhân vật Vũ Như Tô nữa ta đã phụ mất một trong “Vĩnh biệt Cửu tấm lòng trong thiên Trùng Đài” (Nguyễn hạ”? Huy Tưởng. - Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao ở cuối 18
- truyện. -Vì sao nói viên quản -Hoàn cảnh sống đã ảnh ngục là “một thanh hưởng ít nhiều đến quản âm trong trẻo” chen ngục ra sao? Dẫn chứng. vào giữa một bản -Hình tượng viên quản nhạc đàn mà nhạc ngục có phải là người luật đều hỗn loạn, xô Nhân vật viên quản xấu, kẻ ác không? Vì sao bồ”? ngục được giới ông ta lại biệt đãi Huấn -Nhận xét về nghệ Nhân vật thiệu là người như Cao như vậy? thuật xây dựng nhân viên quản thế nào? Hoàn cảnh - Lời nói cuối cùng của vật? ngục sống và ngoại hình quản ngục thể hiện điều - So sánh nhân vật được giới thiệu ra gì? Từ đó, so sánh với viên quản ngục trong sao? cách nói “Xin lĩnh ý” của “Chữ người tử tù” ông khi bị Huấn Cao xua (Nguyễn Tuân) với đuổi. nhân vật Đan Thiềm trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Nguyễn Huy Tưởng. – Cảnh cho chữ là một – Thông qua cảnh cảnh tượng “xưa nay cho chữ, Nguyễn – Động cơ nào dẫn chưa từng có”, vì sao? Tuân thể hiện quan đến quyết định cho (không gian, thời gian, niệm về cái đẹp ra chữ của Huấn Cao? chi tiết miêu tả). sao? – Địa điểm cho chữ – Vị thế xã hội của người -Thử so sánh hình ở đâu, có gì khác cho chữ và người xin chữ tượng “chữ” trong Cảnh cho chữ với cảnh cho chữ có gì đặc biệt? “Chữ người tử tù” thường thấy? – Tác dụng của nghệ (Nguyễn Tuân) với – Người cho chữ là thuật đối lập (cảnh vật, hình tượng Cửu ai? Đang ở trong âm thanh, ánh sáng, Trùng Đài trong hoàn cảnh như thế không gian, con “Vĩnh biệt Cửu nào? người,…) trong cảnh cho Trùng Đài” (Nguyễn chữ? Huy Tưởng). 19
- -Nghệ thuật xây dựng nhân vật và dựng cảnh đặc sắc? Chỉ ra những nét Phân tích chất kịch -Nghệ thuật tương phản Nghệ thuật nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn được tác giả sử dụng như của tác phẩm? “Chữ người tử tù”? thế nào trong truyện? -Nhận xét tình huống truyện, giọng văn? -Nội dung 4: Tổng kết Nội dung Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dung và vận dụng cao Tổng kết Xét về phương diện đặc Đánh giá những đóng trưng truyện ngắn lãng góp của Nguyễn Tuân mạn 1930-1945, hãy chỉ và Thạch Lam cho ra điểm tương đồng và văn học hiện đại Việt khác biệt của hai tác Nam giai đoạn 1930- phẩm. 1945. 3.1.4.2 Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của học sinh Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh từ phía giáo viên là khâu không thể thiếu vì nó vừa có giá trị chỉ đạo, điều kiển vừa để khẳng định thành tích học tập của học. Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh là biện pháp hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng tự đánh giá cho học sinh, đồng thời giúp cho việc đánh giá chất lượng tự học chuẩn xác và khách quan hơn. Nó còn là nguồn thông tin phản hồi để qua đó giáo viên đánh giá hiệu quả và điều chỉnh phương pháp tự học của học sinh, đồng thời bổ sung những khiếm khuyết về phương pháp tự học trong quá trình tự học của học sinh. Giáo viên đánh giá kết quả tự học của học sinh dựa trên các tiêu chí, yêu cầu sau: ĐIỂM ĐIỂM TIÊU TRUNG YÊU CẦU 0- 3.5- 5.0- 6.5- 8.0- BÌNH CHÍ 3.0 4.5 6.0 7.5 10 TIÊU 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 55 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng
23 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập gắn với chủ đề thực tiễn trong chương trình toán lớp 10 THPT
73 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 65 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn sử dung phần mềm Zipgrade chấm trắc nghiệm bằng điện thoại smartphone và ứng dụng máy tính cầm tay vào làm nhanh bài tập toán trắc nghiệm thi THPT quốc gia
108 p | 50 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học và làm bài trắc nghiệm phần kỹ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, biểu đồ, bảng số liệu nhằm nâng cao kết quả trong kì thi THPT quốc gia
30 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 Trung Học Phổ Thông theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh
36 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở
26 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn