Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết hợp chuyển đổi số với kỹ thuật dạy học Phòng tranh để phát triển năng lực cho học sinh THPT
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm xác định được cách thức kết hợp chuyển đổi số với kỹ thuật phòng tranh trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh; Đánh giá sự phát triển năng lực của học sinh khi áp dụng chuyển đổi số với kỹ thuật phòng tranh trong dạy học sinh học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết hợp chuyển đổi số với kỹ thuật dạy học Phòng tranh để phát triển năng lực cho học sinh THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ------------------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kết hợp chuyển đổi số với kỹ thuật dạy học Phòng tranh để phát triển năng lực cho học sinh THPT Lĩnh vực: Sinh – Công Nghệ Nghệ An, tháng 4 năm 2023 i
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ------------------------------------- ------------------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kết hợp chuyển đổi số với kỹ thuật dạy học Phòng tranh để phát triển SÁNG KIẾN KINHTHPT năng lực cho học sinh NGHIỆM Kết hợp chuyển đổi số với kỹ thuật dạy học Phòng tranh để phát triển năng lực cho học sinh THPT Nhóm tác giả: 1. Trần Thị Loan Nhóm tác giả: 2. Ngô Dương Hiệp 1. Trần Thị Loan 3. Trần Thị Hồng Lĩnh 2. Ngô Dương Hiệp Đơn vị: THPT Thanh Chương 3 3. Trần Thị Hồng Lĩnh Lĩnh vực: Sinh – Công Nghệ Đơn vị: THPT Thanh Chương 3 Lĩnh vực: Sinh – Công Nghệ Nghệ An, tháng 4 năm 2023 Nghệ An, tháng 4 năm 2023 ii
- MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...........................................................................................................1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...................................................................................................2 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................................................................2 IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................2 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................2 VI. ĐIỂM MỚI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ĐỀ TÀI ..............................................................2 B. NỘI DUNG ................................................................................................................................. 3 I. CƠ SỞ KHOA HỌC .................................................................................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................................. 3 1.1.1. Kỹ thuật phòng tranh .........................................................................................................3 1.1.1.1. Khái niệm về kĩ thuật phòng tranh .............................................................................3 1.1.1.2. Quy trình tổ chức dạy học bằng sử dụng kĩ thuật phòng tranh ..................................3 1.1.1.3. Ưu điểm và hạn chế ....................................................................................................4 1.1.2. Năng lực và năng lực tự học ..............................................................................................4 1.1.2.1. Năng lực .....................................................................................................................4 1.1.2.2. Năng lực tự học ..........................................................................................................5 1.1.3. Chuyển đổi số ....................................................................................................................6 1.1.3.1. Chuyển đổi số trong giáo dục .....................................................................................6 1.1.3.2. Chuyển đổi số bằng công nghệ quyét mã QR ............................................................6 1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................................... 7 1.2.1. Kết quả khảo sát việc áp dụng kỹ thuật phòng tranh trong dạy học. .................................7 1.2.2. Kết quả khảo sát về việc chuyển đổi số trong dạy học ......................................................7 1.2.3. Kết quả khảo sát năng lực tự học ở học sinh. ....................................................................8 2.2. Kết hợp công nghệ quyét mã QR trong dạy học phòng tranh để phát triển năng lực cho học sinh. ................................................................................................................................................. 8 2.2.1. Phân tích nội dung và mục tiêu cần đạt của chủ đề “Cấu trúc tế bào”. .............................8 2.2.1.1. Tổng quan về chủ đề Cấu trúc tế bào .........................................................................8 2.2.1.2. Phân tích mục tiêu cần đạt ..........................................................................................9 2.2.3. Chuẩn bị trang thiết bị .....................................................................................................10 2.2.3.1. Giáo viên ..................................................................................................................10 2.2.3.2. Học sinh ....................................................................................................................10 2.2.3.3. Chuẩn bị phòng tranh với các tranh, hình có gắn mã QR liên kết các nội dung học tập ..........................................................................................................................................10 iii
- 2.2.4. Thiết kế hoạt động dạy học kết hợp quét mã QR với kỹ thuật phòng tranh trong chủ đề “Cấu trúc tế bào”. ......................................................................................................................12 2.2.5. Tính cấp thiết và khả thi của đề tài ..................................................................................19 2.2.5.1. Về tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................................19 2.2.5.2. Về tính khả thi của đề tài ..........................................................................................20 2.3. Kết quả khảo nghiệm .............................................................................................................. 20 2.3.1. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học. .............................................................20 2.3.2. Đánh giá kết quả áp dụng đề tại tại khu vực nghiên cứu .................................................22 2.3.3. Thuận lợi và khó khăn của giải pháp khi áp dụng trong dạy học ....................................26 2.3.3.1. Thuận lợi...................................................................................................................26 2.3.3.2. Khó khăn ..................................................................................................................27 C. KẾT LUẬN............................................................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 30 PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ 1 iv
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Kết quả khảo sát năng lực tự học của học sinh tại KVNC ..............................................8 Bảng 2.2. Phân phối chương trình chủ đề cấu trúc tế bào ...............................................................9 Bảng 2.3. Khảo sát tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................19 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát tính khả thi của đề tài ........................................................................20 Bảng 2.5. Khung đánh giá năng lực tự học ở học sinh ..................................................................20 Bảng 2.6. Phân phối theo năng lực tự học các lớp thực nghiệm và đối chứng .............................23 Bảng 2.7. So sánh điểm trung bình theo bảng đánh giá khung năng lực tự họccủa các lớp thực nghiệm và đối chứng .....................................................................................................................23 Bảng 2.8. Phân phối đánh giá theo khung năng lực tự học của các lớp thực nghiệm và đối chứng .......................................................................................................................................................24 Bảng 2.9. Tần suất xuất hiện điểm kiểm tra 15 phút của các lớp nghiên cứu ............................... 25 Bảng 2.10. So sánh trung bình điểm của học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng .................25 Bảng 2.11. Tổng hợp phân phối tần suất điểm kiểm tra 15 phút...................................................26 DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Năng lực tự học của học sinh môn Sinh học THPT ........................................................6 Hình 2.2. Biểu đồ việc sử dụng kỹ thuật phòng tranh trong dạy học ..............................................7 Hình 2.3. Kết quả về việc áp dụng chuyển đổi số của giáo viên trong dạy học ..............................7 Hình 2.4. Các bước tạo mã QR cho tranh vẽ bộ máy Golgi ..........................................................11 Hình 2.5. Học sinh dùng điện thoại quét mã QR tự tìm hiểu kiến thức mới .................................14 Hình 2.6. HS hoàn thành các phiếu học tập dưới sự hỗ trợ của điện thoại ...................................16 Hình 2.7. Một số sản phẩm của các nhóm. ....................................................................................17 Hình 2.8. Học sinh báo cáo các sản phẩm .....................................................................................18 Hình 2.9. Đồ thị đánh giá năng lực tự học của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng ..............24 Hình 2.11. Đồ thị so sánh điểm kiểm tra 15 phút lớp thực nghiệm và đối chứng .........................26 v
- DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ THPT Trung học phổ thông KHTN Khoa học tự nhiên KHXH Khoa học xã hội CNTT Công nghệ thông tin SGK Sách giáo khoa HS Học sinh GV Giáo viên KVNC Khu vực nghiên cứu vi
- A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay được các cấp, các ngành hết sức quan tâm. Một quan điểm được đưa ra trong Quyết định số 131/QĐ –TTg về việc phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025 tầm nhìn đến năm 2030” của thủ tướng chính phủ là tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo; tác động tích cực, toàn diện đến phương thức hoạt động, chất lượng hiệu quả, công bằng trong giáo dục. Ngày nay, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực đang trở nên phổ biến trên thế giới. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực thể hiện sự quan tâm tới việc người học làm được gì sau quá trình đào tạo chứ không thuần t y là chỉ biết được gì; quan tâm tới người dạy sẽ dạy như thế nào để hình thành phẩm chất, năng lực của người học chứ không phải chỉ là dạy nội dung gì cho người học với mong muốn người học biết càng nhiều, càng sâu. Dạy học hiện đại đặt ra hàng loạt các y u cầu đối với các thành tố của hoạt động dạy học, trong đó đặc biệt lưu tâm đến phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo hướng chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức, kĩ năng sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, đổi mới phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Mục ti u mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 là hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực cốt lõi bao gồm các năng lực chung và các năng lực đặc thù. Trong đó, năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Năng lực đặc thù là những năng lực được hình thành và phát triển tr n cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng y u cầu của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao,...Ri ng năng lực tự học cũng là một khả năng, một phẩm chất “vốn có” của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nó luôn luôn biến đổi tùy thuộc vào hoạt động của cá nhân trong môi trường văn hóa – xã hội. Năng lực tự học là khả năng bẩm sinh của mỗi người nhưng phải được đào tạo, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn thì nó mới bộc lộ được những ưu điểm giúp cho cá nhân phát triển, nếu không sẽ mãi là khả năng tiềm ẩn. Thời gian mỗi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường là rất ngắn ngủi so với cuộc đời vì vậy tự học và năng lực tự học của học sinh sẽ là nền tảng cơ bản đóng vai trò quyết định đến sự thành công của các em tr n con đường phía trước và đó cũng chính là nền tảng để các em tự học suốt đời. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài Kết hợp chuyển đổi số với kỹ thuật dạy học Phòng tranh để phát triển năng lực cho học sinh THPT để đ c r t kinh 1
- nghiệm đồng thời là nguồn thông tin muốn chia sẻ cùng quý thầy cô và đồng nghiệp. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Xác định được cách thức kết hợp chuyển đổi số với kỹ thuật phòng tranh trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh. - Đánh giá sự phát triển năng lực của học sinh khi áp dụng chuyển đổi số với kỹ thuật phòng tranh trong dạy học sinh học. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Thực trạng việc áp dụng chuyển đổi số trong dạy học và kỹ thuật dạy học phòng tranh hiện nay; - Giải pháp áp dụng chuyển đổi số trong kỹ thuật dạy học phòng tranh môn Sinh học THPT; - Kết quả sự phát triển năng lực học sinh khi áp dụng chuyển đổi số trong kỹ thuật phòng tranh. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng: học sinh lớp 10 THPT. - Phạm vi: áp dụng công nghệ quét mã QR trong kỹ thuật dạy học phòng tranh chủ đề “Cấu trúc tế bào” chương trình Sinh học 10 và đánh giá phát triển năng lực tự học của học sinh qua chủ đề đó. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài như: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài như: - Phương pháp quan sát; - Phương pháp điều tra; - Phương pháp nghi n cứu các sản phẩm hoạt động; - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. 5.3. Phương pháp nghiên thống kê toán học Sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu điều tra. VI. ĐIỂM MỚI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ĐỀ TÀI Công nghệ quét mã QR trong kỹ thuật dạy học phòng tranh là một điểm mới nhằm đưa công nghệ số vào dạy học. Việc tạo mã QR liên kết cho tranh và sử dụng điện thoại quét mã QR là khá đơn giản và thuận lợi, do đó có thể áp dụng cho tất cả các môn học khác. 2
- B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Kỹ thuật phòng tranh 1.1.1.1. Khái niệm về kĩ thuật phòng tranh Kĩ thuật phòng tranh là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong đó các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh được trưng bày như một phòng triển lãm tranh. Học sinh di chuyển, quan sát các sản phẩm của học sinh khác, đặt câu hỏi và n u ra nhận xét hoặc ý kiến góp ý. Sau đó, giáo vi n tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân hoặc nhóm [2]. 1.1.1.2. Quy trình tổ chức dạy học bằng sử dụng kĩ thuật phòng tranh Khi tổ chức kỹ thuật phòng tranh thường được sử dụng kết hợp một số phương pháp dạy học cụ thể, ngoài ra tùy thuộc vào mục ti u dạy học phù hợp phát triển năng lực n n quy trình dạy học có thể khác nhau. Trong quá trình áp dụng ch ng tôi đưa ra quá trình dạy học như sau: • Giáo vi n giao nhiệm vụ học tập Bước 1 • Học sinh xem triển lãm phòng tranh Bước 2 • Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3 • Kết luận vấn đề Bước 4 Bước 1: Giáo vi n giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho cá nhân hoặc nhóm. Có thể thiết kế nhiều nhiệm vụ khác nhau đủ cho các nhóm hoặc có thể lặp lại các nhiệm vụ ở các nhóm khác nhau. Bước 2: Học sinh xem “Triển lãm phòng tranh” tìm hiểu kiến thức. Học sinh được xem triển lãm tranh li n quan đến các vấn đề học tập. Trong đó, ch ng tôi bổ sung th m mã QR (li n kết các video) để học sinh dễ dàng tiếp cận các kiến thức. Từ đó, mỗi cá nhân hoặc nhóm sẽ có thể tự học và tự lập kế hoạch cho nhiệm vụ học tập của mình. 3
- Bước 3: Học sinh thực hiện nhiệm vụ Học sinh dựa theo kế hoạch tự thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân hoặc theo nhóm. Sau khi hoàn thành sẽ trưng bày các sản phẩm hoặc trình bày dưới dạng báo cáo bằng Powepoint. Bước 4: Kết luận vấn đề Giáo vi n sẽ tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá kết quả làm việc các nhóm các nhóm có bản đánh giá từng thành vi n của nhóm mình. Sau đó giáo viên kết luận vấn đề, chính xác hóa kiến thức, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân và nhóm. 1.1.1.3. Ưu điểm và hạn chế a. Ưu điểm Khi sử dụng kĩ thuật dạy học này, học sinh có cơ hội học hỏi lẫn nhau và phát triển các phẩm chất và năng lực đặc biệt là năng lực tự học, năng lực hợp tác và giao tiếp. Khi sử dụng kĩ thuật dạy học này góp phần gi p học sinh phát triển kĩ năng quan sát và phân tích, giải quyết vấn đề. b. Hạn chế Khi tổ chức hoạt động dạy học, kĩ thuật này tốn nhiều không gian để các nhóm trưng bày sản phẩm học tập và di chuyển theo mô hình mong muốn; tốn nhiều thời gian để học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập [2]. 1.1.2. Năng lực và năng lực tự học 1.1.2.1. Năng lực Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Theo từ điển tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. Đứng về góc độ tâm lý học, năng lực trở thành đối tượng nghiên cứu chuyên sâu từ thế kỷ XIX, trong các công trình thực nghiệm của F.Ganton năng lực có những biểu hiện như tính nhạy bén, chắc chắn, sâu sắc và dễ dàng trong quá trình lĩnh hội một hoạt động mới nào đó. Người có năng lực là người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trong các hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau. Năng lực gắn bó chặt chẽ với tính định hướng chung của nhân cách. Từ điển tâm lý học đưa ra khái niệm: Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định. 4
- Theo Phạm Minh Hạc: Năng lực là đặc điểm tâm lí cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động nhất định nào đó và là điều kiện để thực hiện có kết quả hoạt động đó [5]. Như vậy, Tóm lại, dựa trên quan niệm của nhiều tác giả đưa ra ở trên có thể định nghĩa như sau: “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”. 1.1.2.2. Năng lực tự học Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức của từng cá nhân nhằm nắm vữ tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành trên lớp hoặc ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình SGK đã được quy định. Tự học có qun hệ chặt chẽ với quá trình dạy học nhưng có tính độc lập cao và mang đậm nét sác thái cá nhân [6]. Năng lực tự học là một khả năng, trong đó người học là chủ thể tự giác, tích cực, chủ động, độc lập (hoặc hợp tác) chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong học tập, trong cuộc sống nhằm đạt được mục đích nhất định. Biểu hiện năng lực tự học của người học nói chung đó là sự hứng thú, mức độ tích cực, chủ động tham gia hoạt động tự học và khả năng thực hiện hiệu quả các hoạt động học tập đó [7]. Hoạt động tự học của người học có những đặc điểm cơ bản sau [8]: – Tự học là quá trình học tập tự giác, tích cực, độc lập của người học. – Tự học của học sinh diễn ra dưới sự hướng dẫn, giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của giáo viên. – Trong quá trình tự học, người học huy động các chức năng tâm lí (nhận thức-thái độ-hành vi) của bản thân, bằng những hành động học tập cụ thể lĩnh hội những tri thức, kĩ năng nghề nghiệp. – Tự học diễn ra trong môi trường học tập, chịu sự tác động bởi các điều kiện học tập của người học Kĩ năng tự học bao gồm 3 nhóm kĩ năng: – Nhóm kĩ năng định hướng tự học: kĩ năng tiếp nhận và phát hiện vấn đề, kĩ năng lập kế hoạch tự học phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lí của bản thân. – Nhóm kĩ năng thực hiện hoạt động tự học: kĩ năng nghi n cứu tài liệu học tập, kĩ năng giải quyết các bài tập nhận thức, kĩ năng thực hành. – Nhóm kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học. 5
- Hình 2.1. Năng lực tự học của học sinh môn Sinh học THPT 1.1.3. Chuyển đổi số 1.1.3.1. Chuyển đổi số trong giáo dục Chuyển đổi số trong ngành giáo dục là quá trình khi áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào bên trong việc giảng dạy. Sự đổi mới này với mục đích nhằm đáp ứng học tập ngày càng gia tăng của học sinh và sinh vi n. Đồng thời, qua đó th c đẩy hiệu quả các phương pháp dạy học của giáo viên và cả giảng viên. Chuyển đổi số trong giáo dục mở ra cho học sinh một môi trường học tập mang tính kết nối. Đây là hệ sinh thái nhằm tích hợp giữa công nghệ và cả dịch vụ, bảo mật nhằm thu hẹp khoảng cách giữa kỹ thuật số. Nhờ đó, người dạy và người học sẽ cùng nhau trải nghiệm quá trình hợp tác, tương tác và cá nhân hóa 1.1.3.2. Chuyển đổi số bằng công nghệ quyét mã QR QR Code (mã QR) là viết tắt của Quick response code (Tạm dịch: Mã phản hồi nhanh), hoặc có thể gọi là Mã vạch ma trận (Matrix-barcode) hay Mã vạch 2 chiều (2D). Đây là một dạng thông tin được mã hóa để hiển thị sao cho máy có thể đọc được. QR Code cho phép quét và đọc mã nhanh hơn bằng các thiết bị như máy đọc mã vạch hoặc điện thoại có camera với ứng dụng cho phép quét mã, vô cùng tiện lợi cho người dùng [11]. 6
- Như vậy, có thể áp dụng công nghệ quét mã QR trong dạy học bằng các gắn vào các bức tranh, hình, các dụng cụ, thiết bị dạy học. Từ đó, người học có thể thu nhận được nhiều thông tin cần thiết cho bản thân của mình. 1.2. Cơ sở thực tiễn Qua việc khảo sát 38 giáo viên trong toàn tỉnh về việc áp dụng phương pháp dạy học phòng tranh và vấn đề chuyển đổi số trong dạy học ch ng tôi thu được một số kết quả sau. 1.2.1. Kết quả khảo sát việc áp dụng kỹ thuật phòng tranh trong dạy học. Với câu hỏi khảo sát: Thầy cô sử sử dụng kỹ thuật phòng tranh trong dạy học ở mức độ nào? Kết quả được biểu thị qua biểu đồ sau: 5.26 THƯỜNG XUYÊN SỬ DỤNG CÓ SỬ DỤNG NHƯNG KHÔNG THƯỜNG XUYÊN 23.68 42.11 RẤT ÍT KHI SỬ DỤNG KHÔNG SỬ DỤNG 28.95 Hình 2.2. Biểu đồ việc sử dụng kỹ thuật phòng tranh trong dạy học Qua biểu đồ ta thấy giáo vi n thường xuyên sử dụng kỹ thuật phòng tranh trong dạy học là rất ít chiếm 5,26%; giáo viên thỉnh thoảng sử dụng chiếm 23,68%; giáo viên rất ít khi sử dụng chiếm 28,95% và có một số lượng lớn giáo viên không sử dụng kỹ thuật này trong dạy học chiểm 42,11%. Như vậy, đã có những giáo vi n đã quan tâm đến kỹ thuật dạy học phòng tranh trong dạy học tuy nhiên còn có một số lượng lớn giáo vi n chưa quan tâm hoặc rất ít quan tâm đến kỹ thuật này. 1.2.2. Kết quả khảo sát về việc chuyển đổi số trong dạy học Với câu hỏi khảo sát: Thầy cô áp dụng chuyển đổi số trong dạy học ở mức độ nào? Kết quả thu được thể hiện qua đồ thị sau: 2.63 Thường xuyên sử dụng 10.53 15.79 Có sử dụng nhưng không thường xuyên Ít khi sử dụng 71.05 Không sử dụng Hình 2.3. Kết quả về việc áp dụng chuyển đổi số của giáo viên trong dạy học 7
- Ta thấy rằng việc áp dụng chuyển đổi số trong dạy học đã được giáo viên tiếp cận với tỉ lệ rất lớn (thường xuyên sử dụng 15,79%; có sử dụng nhưng không thường xuyên 71,05%); số giáo viên không sử dụng và ít khi sử dụng có số lượng rất ít chiếm 13,16%. Như vậy, thông qua hai số liệu điều tra chúng ta thấy rằng việc áp dụng chuyển đổi số trong dạy học đã được các giáo viên quan tâm áp dụng tuy nhiên việc kết hợp chuyển trong kỹ thuật dạy học phòng tranh là chưa nhiều. 1.2.3. Kết quả khảo sát năng lực tự học ở học sinh. Qua khảo sát 108 học sinh tại khu vực nghiên cứu và xử lý số liệu qua phần mềm SPSS và Exell ch ng tôi thu được kết quả sau: Bảng 2.1. Kết quả khảo sát năng lực tự học của học sinh tại KVNC Xác định Lên kế Thực hiện Đánh giá Tỉ lệ Tổng mục tiêu hoạch kế hoạch kết quả % Chưa đạt 12 3 11 15 41 8.69 Khá 34 62 70 58 224 47.46 Tốt 72 53 37 45 207 43.85 Như vậy, ta thấy tại khu vực nghiên cứu học sinh đã có khả năng tự học khi có đến 43,85% có khả năng tự học ở mức TỐT và 47,46% học sinh có năng lực tự học ở mức KHÁ. Số học sinh chưa đạt về năng lực tự học chiếm tỉ lệ khá nhỏ (8,69%). 2.2. Kết hợp công nghệ quyét mã QR trong dạy học phòng tranh để phát triển năng lực cho học sinh. Trước khi tiến hành thực nghiệm ch ng tôi đã nghi m t c nghi n cứu nội dung của chủ đề. Từ đó, phân tích những mục tiêu cần đạt, sau đó nghi n cứu chuẩn bị những học liệu cần thiết để dạy học và cuối cùng là đánh giá quá trình tác động của giải pháp. Cụ thể như sau: 2.2.1. Phân tích nội dung và mục tiêu cần đạt của chủ đề “Cấu trúc tế bào”. 2.2.1.1. Tổng quan về chủ đề Cấu trúc tế bào Chủ đề cấu trúc của tế bào gồm có các nội dung Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực và Bài 8: Cấu trúc tế bào nhân thực. Nhằm giúp học sinh tìm hiểu cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, cấu trúc các bào quan của tế bào nhân thực và chức năng của ch ng. Đồng thời rèn luyện phương pháp nghi n cứu phòng thí nghiệm thông qua các bài thực hành. Để phù hợp với kỹ thuật phòng tranh nhằm rèn luyện năng lực tự chủ tự học ở học sinh chúng tôi xây dựng phân phối chương trình như sau: 8
- Bảng 2.2. Phân phối chương trình chủ đề cấu trúc tế bào TT Nội dung Số tiết Ghi chú Khởi động, định hướng các hoạt động trong 1 1 chủ đề Quan sát phòng tranh, tự tìm hiểu một số nội 2 1 dung của chủ đề, Tìm hiểu tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. 3 1 Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ tạo các sản phẩm học tập 4 Báo cáo sản phẩm thực hiện 2 5 Luyện tập, vận dụng. 1 6 Thực hành quan sát tế bào nhân sơ 1 7 Thực hành quan sát tế bào nhân thực 1 Ghi chú: Để không quá dài và không tập trung được nội dung chính của giải pháp đưa ra chúng tôi chỉ trình bày kế hoạch bài dạy đến tiết 5 khi kết thúc phần báo cáo sản phẩm thực hiện. Mặc dù phần luyện tập, vận dụng và thực hành rất quan trọng nhưng chúng tôi xin phép không đề cập ở đây. 2.2.1.2. Phân tích mục tiêu cần đạt a) Năng lực - Năng lực nhận thức Sinh học + Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ. + Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật) và màng sinh chất + N u được cấu tạo và chức năng của tế bào chất. + Trình bày được cấu tr c của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân. + Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào. + Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật. + Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. + Thực hành làm được ti u bản và quan sát được tế bào sinh vật nhân sơ. + Làm được ti u bản hiển vi tế bào nhân thực (củ hành tây, hành ta, thài lài tía, hoa l a, bí ngô, tế bào ni m mạc xoang miệng,...) và quan sát nhân, một số bào quan tr n ti u bản đó. 9
- - Năng lực tự chủ và tự học: Tự lực nghi n cứu SGK, quan sát hình ảnh hoàn thành các bài tập, câu hỏi về cấu trúc tế bào nhân thực, chủ động hoàn thành sản phẩm mô hình, tập san, video về các bào quan của tế bào nhân thực theo yêu cầu của GV. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách phân công nhiệm vụ để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, biết thuyết trình báo cáo, nhận xét đánh giá. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về tế bào nhân thực để giải thích một số hiện tượng li n quan đến chức năng của các bào quan trong tế bào người. b) Phẩm chất: - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoàn thành nhiệm vụ cá nhân. Tích cực, tự giác tham gia hoạt động chung của nhóm. - Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. 2.2.3. Chuẩn bị trang thiết bị 2.2.3.1. Giáo viên - Video bài hát “The parts of a cell song”: https://youtu.be/NkC9AiJf7gI - Video: Cell Structure: https://www.youtube.com/watch?v=URUJD5NEXC8 - Hình ảnh SGK 8.1 đến 8.16/T48-60. - Tranh ảnh về tế bào nhân thực, các bào quan trong tế bào nhân thực, phiếu học tập, rubrics mô hình, bài giảng ppt. 2.2.3.2. Học sinh - Làm tập san hoặc mô hình tế bào nhân thực theo hướng dẫn của GV. - Giấy A0, b t dạ 2.2.3.3. Chuẩn bị phòng tranh với các tranh, hình có gắn mã QR liên kết các nội dung học tập Để có không gian thực hiện kỹ thuật phòng tranh chúng tôi sử dụng phòng học bộ môn làm nơi để triển lãm. Với cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ mạng Internet đây là một phòng học lý tưởng cho việc áp dụng kỹ thuật này. Trong kỹ thuật này ch ng tôi đã tạo mỗi tranh vẽ có một mã QR liên kết với một Video chứa nội dung liên quan từ đó gi p học sinh tiếp cận kiến thức tạo điều kiện cho học sinh phát huy khả năng tự học. Quy trình tạo mã QR cho tranh vẽ như sau: Bước 1. Chọn tranh phù hợp nội dung. Bước 2. Tạo mã QR nội dung cần thiết. Chọn Video cần liên kết copy link cần liên kết mở web www.me-qr.com chọn liên kết /URL dán liên kết và nhập nội dung cần thiết Tùy chỉnh và tải xuống mã QR. Bước 3. Dãn mã QR vào tranh tương ứng. 10
- Ví dụ: Tạo mã QR để gắn vào tranh vẽ bộ máy Golgi Hình 2.4. Các bước tạo mã QR cho tranh vẽ bộ máy Golgi 11
- Lưu ý cách quét mã QR: Dùng máy ảnh điện thoại quét trên mã QR sẽ có hiển thị quét mã hoặc dùng ứng dụng Zalo sẽ có phần quét mã QR chọn và ddie đến liên kết 2.2.4. Thiết kế hoạt động dạy học kết hợp quét mã QR với kỹ thuật phòng tranh trong chủ đề “Cấu trúc tế bào”. Chủ đề: Cấu trúc tế bào Hoạt động 1: Xác định vấn đề tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân thực “Chuyến du lịch hè - tham quan tế bào” (Tiết 1 – 45 phút) a. Mục tiêu: - Tạo hứng th cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức. - HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về cấu tạo tế bào nhân thực. b. Nội dung: - Xem video, hình vẽ trả lời câu hỏi “Những bào quan nào cấu tạo n n Tế bào nhân thực?” c. Sản phẩm học tập: Bảng ghi tên các thành phần cấu tạo tế bào d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ: Được xem video 1 HS nhận nhiệm vụ lần, hãy ghi ra giấy t n các thành phần cấu tạo của tế bào Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV quan sát, hướng dẫn cách ghi HS hoạt động cặp đôi, vừa xem vừa ghi Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV lựa chọn ngẫu nhi n HS trả lời. Các Thống nhất t n và số lượng bào quan. học sinh khác nhận xét, bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định GV nhận xét trả lời của các HS, đưa ra Học sinh lắng nghe nhận xét của giáo câu trả lời chính xác vi n, xác định nhiệm vụ và cách thực Hướng dẫn, tổ chức lớp tham gia hoạt hiện nghi n cứu chủ đề. động học tập - Phân nhóm các hoạt động trên lớp: 6 - Mỗi nhóm bầu ra 1 nhóm trưởng, nhóm, mỗi nhóm 06-08 HS (tùy theo sĩ nhóm phó, thư ký… số lớp). Nhiệm vụ của các nhóm làm tập - Thảo luận thống nhất mạch kiến san hoặc làm mô hình tế bào: Tế bào thức của chuy n đề. thực vật, Tế bào động vật. - Nhận các phiếu học tập, lập kế - Hướng dẫn HS thảo luận xây dựng và hoạch tự học,..Nghe hướng dẫn, ghi 12
- thống nhất mạch kiến thức của bài. nhận thông tin. - Kế hoạch học tập. (phiếu học tập, bản - Phân công nhiệm vụ học tập thiết kế mô hình, xây dựng sơ đồ tư - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ duy…). và lập kế hoạch cho nhóm; các thành - Hướng dẫn HS chuẩn bị kế hoạch học viên lập kế hoạch tìm hiểu theo sự tập (Làm mô hình tế bào nhân thực, phân công của nhóm trưởng. phiếu học tập, kế hoạch tự học của nhóm, - Cá nhân HS thu hoạch, ghi bài dưới kế hoạch thực hiện dự án học tập của dạng sơ đồ tư duy, KWL.. nhóm…) GV hướng dẫn học sinh mục kế hoạch bài học: - Bước 1: Nghiên cứu đặc điểm chung của Tế bào nhân thực, cấu tạo bào quan của tế bào phù hợp với chức năng. - Bước 2: Thảo luận nhóm để thống nhất phương án thiết kế mô hình tế bào. - Bước 3: Hoạt động trải nghiệm: Làm mô hình cấu trúc tế bào. - Bước 4: Trưng bày mô hình cấu trúc Tế bào báo cáo thuyết trình và trả lời các câu hỏi của nhóm bạn hoặc của GV. Bước 5: Điều chỉnh thiết kế/mô hình (nếu cần thiết) Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Tiết 2– 45 phút: Quan sát phòng tranh a. Mục tiêu: - Học sinh hệ thống được kiến thức về cấu trúc chức năng của các bào quan cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ: các nhóm lần lượt HS nhận nhiệm vụ quan sát các tranh về cấu trúc của các bào quan tế bào nhân thực, tìm hiểu các vi deo được gắn với mã QR ở mỗi bức tranh đó. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm cử trưởng nhóm, thư ký - Tự lập được kế hoạch cần nghiên 13
- cứu những nội dung gì, trình tự nghiên cứu. - Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên của nhóm mình. - Cử thư ký ghi lại nội dung nhóm mình đã tìm hiểu được. Hình 2.5. Học sinh dùng điện thoại quét mã QR tự tìm hiểu kiến thức mới Nhận xét: Qua giờ học thấy học sinh rất có hứng thú với tiết học, kích thích các em tìm hiểu sự mới mẻ và đam mê khám phá những kiến thức mới. Học sinh tự rèn được khả năng tự học, tự lập kế hoạch khám phá kiến thức, tăng cường khả năng quan sát, giao tiếp, và học hỏi lẫn nhau. Việc quan sát hình ảnh trong phòng tranh kết hợp với các video giúp học sinh ghi nhớ được thông tin kiến thức nhanh và lâu hơn. Tuy nhiên để hiệu quả, giáo viên phải bố trí phòng tranh trong không gian hợp lý, tránh hiện tượng học sinh chen chúc nhau vì diện tích phòng quá hẹp. Ngoài ra giáo viên phải thường xuyên chú ý việc quản lý và điều tiết “cuộc triển lãm”, tránh hiện tượng học sinh tập trung tại một nơi; chú ý học sinh không sử dụng điện thoại và mạng internet để làm việc riêng. Hoạt động 3. Tìm hiểu tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực Tiết 3– 45 phút a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực. Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; N u được cấu trúc và chức năng của các bào quan cấu tạo tế bào nhân thực. b. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tiến hành kĩ thuật Các mảnh ghép VÒNG 1: Nhóm chuyên gia Giáo viên chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6-8 học sinh, có thể lấy ngẫu nhiên theo số thứ tự của học sinh. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 193 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền liên kết với giới tính
27 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy Sinh học 10 bài 30 - Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
21 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nhận dạng và giải toán di truyền liên kết giới tính có hoán vị - Trường hợp hai gen nằm trên X không có trên Y
22 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu một số tính chất của đất trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp
35 p | 41 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 113 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tính oxi hóa của ion nitrat trong môi trường axit
17 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tổ chức, quản lí dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến đạt kết quả cao cấp THPT
85 p | 14 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài tập peptit
22 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh
77 p | 27 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học chủ đề tích hợp chương Cacbohdrat theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến - Hóa học 12 cơ bản
16 p | 7 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chuyển động của hệ liên kết trong các bài ôn thi học sinh giỏi quốc gia
20 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn