intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kĩ năng tham vấn cho học sinh gặp khó khăn về tâm lý và có hành vi lệch chuẩn ở trường THPT Tân Châu

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:48

68
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu những điều giáo viên cần ở học sinh trong học tập và tham gia phong trào, cách xử lí, giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm trong học kỳ và cả năm học. Đưa ra các biện pháp tư vấn, tham vấn nhằm thay đổi nhận thức của học sinh, của giáo viên,.... Thực hiện một số biện pháp đã được tập huấn để giúp các em học sinh ổn định tâm lý và đạt kết quả cao trong học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kĩ năng tham vấn cho học sinh gặp khó khăn về tâm lý và có hành vi lệch chuẩn ở trường THPT Tân Châu

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT TÂN CHÂU Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc    An Giang, ngày 06 tháng 02 năm 2020 BÁO CÁO  Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến,  giải pháp kỹ thuật, quản lý,  tác  nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng  dụng  I­ Sơ lược lý lịch tác giả: ­ Họ và tên: Võ Thanh Nhựt                          Nam, nữ: Nam ­ Ngày tháng năm sinh: 23 – 04 – 1980 ­ Nơi thường trú: Long Thị C – Long Hưng – TX Tân Châu ­ Đơn vị công tác: THPT Tân Châu ­ Chức vụ hiện nay: Giáo viên ­ Lĩnh vực công tác: Giảng dạy II.­ Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:  1. Nêu tóm tắt tình hình đơn vị :  ­ Đội ngũ giáo viên công tác tại trường có nhiều kinh nghiệm trong giảng   dạy. ­ Chất lượng đầu vào của học sinh cao. ­ Cơ  sở  vật chất của trường đáp  ứng đủ  cho việc giảng dạy, học tập và   nghiên cứu của giáo viên và học sinh 2. Những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ. a.  Thuận lợi : Một số  học sinh mất căn bản về  kiến thức, thiếu kĩ năng  sống nên trong quá trình học tập, giao tiếp bạn bè cần cải thiện nhiều, cần được  quan tâm tư vấn khi các em mắc lỗi. ­ Điều kiện trang thiết bị, cơ  sở  vật chất của nhà trường cơ  bản đáp ứng  đầy đủ nhu cầu giảng dạy, nâng cao trình độ của giáo viên. ­ Bản thân luôn được cập nhật kiến thức về  chuyên môn qua các đợt bồi  dưỡng, tập huấn. b. Khó khăn :  ­ Một số ít học sinh do hoàn cảnh gia đình khó khăn, năng lực học tập chưa   tốt nên có những biểu hiện vi phạm nội quy cần giáo dục nhắc nhở giúp học sinh  thay đổi. ­ Một số học sinh mất căn bản về kiến thức, thiếu kĩ năng sống, trong quá   trình học tập, giao tiếp bạn bè, quan hệ  với gia đình các em thường gặp phải   những khó khăn nhất định nên cần quan tâm tư vấn. ­ Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Kĩ năng tham vấn cho học sinh gặp khó  khăn về tâm lý và có hành vi lệch chuẩn ở trường THPT Tân Châu. ­ Lĩnh vực: Ngoài giờ. III. Mục đích yêu cầu của  đề tài, sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 1
  2. Đối tượng của giáo dục trong nhà trường là những con người đang trong quá  trình phát triển: sinh động, sống động, biến đổi hàng ngày. Nhà giáo dục nổi tiếng   V.A. Xukhômlinxki đã từng nói: “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì trước   tiên cần phải hiểu con người về mọi mặt như thế” . Điều đó cũng có nghĩa là muốn  tác động đến người học có hiệu quả, nhất định phải hiểu được tâm lí người học  hiểu nhu cầu theo lứa tuổi của học sinh để giải thích được các dấu hiệu về hành   vi và cảm xúc của học sinh, từ  đó có sự  hỗ  trợ  giáo dục kịp thời, giảm thiểu   những tác động tiêu cực có thể xảy ra, góp phần thực hiện tốt hơn mục tiêu giáo  dục, xây dựng môi trường học đường an toàn và lành mạnh.   Ở  nước ta tham vấn tâm lý nói chung và tham vấn học đường nói riêng là  lĩnh vực mới và phát triền tương đối muộn, đa số mọi người còn khá e ngại trong  việc tiếp cận với các hoạt động này. Thâm chí, một số  học sinh, cho rằng "chỉ  học sinh "có vấn đề" mới đến phòng tư vấn học đường. Trong cuộc sống, các em  gặp phải những vấn đề mà bản thân không thể giải quyết được như: vấn đề học  tập, vấn đề trong giao tiếp, vấn đề trong tình yêu, trong quan hệ với gia đình, lựa  chọn nghề  nghiệp… Những vấn đề  này là một bộ  phận trong cuộc sống của   chúng ta, việc tìm đến phòng tâm lý học đường cho thấy những học sinh này biêt́  quan tâm, chăm soc s ́ ưc khoe tinh thân cua minh va có m ́ ̉ ̀ ̉ ̀ ̀ ục tiêu cuộc sống tương  đối cao. Tuy nhiên bản thân người làm công tác tư vấn học đường, chủ nhiệm lớp   ở  các trường THPT hiện nay vẫn còn những phương xử  lí chưa hợp tình hợp lí,  chưa thực sự  thuyết phục họ  sinh,   đánh giá học sinh dựa trên những biểu hiện   hành vi vi phạm kỷ luật mà thiếu sự hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, về nguyên   nhân dẫn đến những hành vi đó. Các biện pháp kỷ  luật như  phê bình trước lớp,   hạ  hạnh kiểm, ghi học bạ, phê bình dưới cờ, đuổi học… theo bản thân tôi cũng  không phải là những biện pháp giáo dục hiệu quả. Giáo viên cần gần gũi các em,  hiểu tâm tư tình cảm, hoàn cảnh gia đình, bằng tình thương yêu để cảm hóa giúp   các em tiến bộ.  Một bộ phận không thể thiếu hiện nay là giáo viên làm công tác tư vấn học  đường. Ở đơn vị  THPT Tân Châu trước đây đã thực hiện tương đối tốt công tác  tư vấn học đường. Năm học 2019­2020 vẫn tiếp tục triển khai và kết hợp với Sở  lao động thương binh và xã hội tỉnh An Giang – Trung tâm công tác xã hội bảo vệ  trẻ em các giáo viên ở đơn vị được tập huấn công tác tư vấn học đường nhằm tư  vấn, tham vấn để giúp những em học sinh gặp khó khăn về tâm sinh lý, có những  hành vi lệch chuẩn, góp phần phòng chống tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em qua   biên giới.  Tuy nhiên khi áp dụng  ở đơn vị  THPT Tân Châu số  lượt các em học  sinh tham gia tư vấn, tham vấn không chỉ cá nhân học sinh mà còn nhóm học sinh   có nhu cầu tư vấn về tâm lý và những hành vi lệch chuẩn do đó đòi hỏi giáo viên   trong tổ tư vấn học đường cần có nhiều cố gắng để thực hiện tốt công vệc được  giao. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Theo quan điểm của cá nhân tôi khi thực hiện công tác tư  vấn học đường  thì việc học sinh gặp phải những vấn đề  khó khăn trong cuộc sống, trong học   tập, giao tiếp bạn bè được coi như lẽ tự nhiên của quá trình học tập và phát triển.   2
  3. Nhiệm vụ  quan trọng của nhà giáo dục là làm thế  nào để  giúp các em tự  kiểm  soát hành vi, thái độ đúng và vượt qua khó khăn là điều quan trọng và cần thiết. Nghị  quyết Trung  ương 8 khóa XI về  đổi mới căn bản toàn diên giáo dục  và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong diều   kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó quan điểm chỉ  đạo của Đảng trong đổi mới giáo dục là chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu   sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, lấy học sinh làm trung tâm của  quá trình giáo dục. Để  thực hiện chủ trương của Đảng có hiệu quả, ngành giáo  dục không chỉ  đổi mới nội dung, phương pháp dạy học mà còn phải thay đổi   quan niệm, nhận thức và hành vi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong  đó có việc thực hiện các biện pháp giáo dục tư  vấn cho học sinh nhằm giúp các  em phát triển toàn diện.  Tư vấn học đường đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu, những quốc gia có  nền dân trí cao và sự  phát triển vượt bậc của ngành giáo dục trong đó thành tựu   lớn nhất phải kể đến là việc áp dụng thành công tư vấn học đường. Ở Việt Nam,   tại trường học,  ở tất cả các cấp học từ  mầm non đến phổ  thông, những vấn đề  tâm lý  ở  học sinh ngày càng gia tăng: bạo lực học đường, tự  tử, trấn lột, cướp   của, giết người..., đặc biệt là tình trạng học sinh trầm cảm, tăng động giảm chú  ý, sa sút, khó khăn về  nhận thức và học tập là những vấn đề  thường gặp trong   công tác học đường. Là một giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý học đường luôn quan tâm   đến các nguyên tắc, những định hướng cơ  bản trong việc áp dụng các biện pháp  tư vấn, tham vấn cho học sinh. Đồng thời tham khảo thêm tài liệu, học tập những   cách làm tư  vấn tâm lý qua các lớp tập huấn, thực hiện các hoạt động một cách  linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm môi trường văn hóa, tâm sinh lí học  sinh ở địa phương và điều kiện của trường THPT Tân Châu, góp phần thực hiện   tốt hướng dẫn số  01/HD­SGDĐT An Giang ngày 05/02/2018. Hướng dẫn thực   hiện thông tư số 31/2017/TT­BGDĐT ngày 18/12/2017 công tác tư vấn tâm lý cho  học sinh trong trường phổ thông. Công văn 1142/SGDĐT­TCCBD lớp bồi dưỡng   công tác tư vấn tâm lý cho học sinh do SGDĐT và Viện Khoa học Giáo dục Việt   Nam tổ chức để làm tốt hơn công tác tư vấn tâm lý học đường cho học sinh do đó   bản thân tôi đã chọn đề  tài Kĩ năng tham vấn cho học sinh gặp khó khăn về  tâm lý và có hành vi lệch chuẩn  ở  trường THPT Tân Châu.  Bài viết chắc  chắn sẽ  khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự  góp ý của BGH quí đồng  nghiệp. 3. Nội dung sáng kiến. 3.1. Tiến trình thực hiện. ­ Tìm hiểu tâm lí học sinh và những vấn đề  các em thường mắc lỗi trong  học tập, trong giao tiếp với bạn bè dẫn đến vi phạm nội quy nhà trường, bị xử lí   kỉ luật do những việc làm của cá nhân gây nên với nhiều nguyên nhân : trầm cảm,  stress tâm lý, bị cô lập, cha mẹ không quan tâm, điểm kém trong học tập, tình cảm  tuổi mới lớn,.... ­ Tìm hiểu nhu cầu của từng đối tượng học sinh, sở thích của học sinh khi  tham gia học tập tại trường và những nguyên nhân dẫn đến những lỗi vi phạm  3
  4. không đáng có của học sinh, hoàn cảnh gia đình của học sinh trong thời điểm hiện   tại bắt nguồn từ  các vấn đề  trên điều mà không phải lúc nào lỗi cũng thuộc về  các em. ­ Tìm hiểu những điều giáo viên cần ở  học sinh trong học tập và tham gia   phong trào, cách xử  lí, giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm trong học kỳ và cả  năm  học. ­ Đưa ra các biện pháp tư vấn, tham vấn nhằm thay đổi nhận thức của học   sinh, của giáo viên,.... Thực hiện một số biện pháp đã được tập huấn để giúp các  em học sinh ổn định tâm lý và đạt kết quả cao trong học tập. ­ Thực nghiệm đề tài so sánh kết quả học tập và rèn luyện của học sinh  qua các năm học. Rút ra hiệu quả đạt được sau khi thực nghiệm đề tài. 3.2. Thời gian thực hiện : năm học 2017­2018 ; 2018­2019; 2019­2020 3.3. Biện pháp tổ chức : 3.3.1. Thực hiện kế hoạch. ­ Tập hợp những thông tin các ca tư vấn của năm học trước để tự đánh giá  những ưu khuyết điểm, bài học kinh nghiệm từ công tác tư vấn cho học sinh để  thực hiện kế hoạch tư vấn cho các năm học tiếp theo. ­ Thực hiện soạn kế hoạch tư vấn gửi BGH duyệt đầu mỗi năm học. SỞ GD & ĐT ANGIANG  CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT  NAM TRƯỜNG THPT TÂN CHÂU                Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Số:.../KH­THPTTC Tân Châu, ngày 20 tháng 09 năm 2019 KẾ HOẠCH TƯ VẤN, THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG  NĂM HỌC 2019­2020 Căn cứ tình hình thực tế việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2019   ­ 2020 của nhà trường, THPT Tân Châu xây dựng Kế hoạch triển khai công tác tư  vấn tâm lý trong trường học năm học 2019 ­ 2020 như sau: I. Mục đích ­ yêu cầu: 1. Mục đích: Nhằm tạo điều kiện cho học sinh được bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm  tư tình  cảm và giải tỏa những thắc mắc trong cuộc sống, trong học tập, trong quan hệ  bạn bè, thầy trò hoặc những vấn đề  về  tâm lý, giới tính, sức khỏe sinh sản vị  thành niên.... Góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực  hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình. Giúp định hướng cho học sinh việc   lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Định hướng cho học sinh tự nhận thức được bản thân và có khả  năng  ứng  phó tích cực trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, xây dựng mối quan   hệ  tốt đẹp với gia đình, bè bạn và xã hội, sống tích cực, chủ  động, an toàn, hài   hòa và lành mạnh.  Giúp giải quyết những khó khăn học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong   quá trình học tập và sinh hoạt. Hỗ trợ và can thiệp đối với những học sinh đang   4
  5. gặp phải những khó khăn trong đời sống tâm lý để chủ động ngăn ngừa một cách   có hiệu quả và kịp thời những tác động tiêu cực gây bất ổn ảnh hưởng đến học   tập và đời sống sinh hoạt hằng ngày của học sinh. Tham mưu với Ban lãnh đạo các đoàn thể trên cơ sở thu thập những ý kiến   đóng góp tích cực của học sinh, phụ  huynh và giáo viên (trong mọi vấn đề  liên  quan đến công tác tư vấn tâm lý) nhằm góp phần thúc đẩy nhà trường phát triển   toàn diện và bền vững.  2. Yêu cầu:         Phải am hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh,  phải luôn tôn trọng học sinh, lắng  nghe học sinh, phải tạo được niềm tin ở học sinh để việc tư vấn có hiệu quả.  Trong quá trình tư  vấn giáo viên tư  vấn cần giữ  bí mật những vấn đề  có  tính nhạy cảm của học sinh, cha mẹ học sinh để  tránh sự  mặc cảm của các đối  tượng được tư vấn. II. Đối tượng được tư vấn: ­ Toàn thể học sinh trường THPT Tân Châu.   ­ Giáo viên tư  vấn cùng với tổ  tư  vấn sẽ  hỗ  trợ  các giáo viên chủ  nhiệm   và phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh trong khả năng cho phép. III. Nguyên tắc hoạt động ­ Học sinh đến tư vấn trên cơ sở tự nguyện. ­ Luôn tôn trọng học sinh được tư vấn. ­ Phương châm hoạt động “Luôn lắng nghe, tôn trọng và bảo mật”. IV. Nhân sự: Giáo viên tư  vấn: Võ Thanh Nhựt – giáo viên Ngữ  Văn cùng các  thành viên tổ tư vấn do BGH phân công V. Nội dung tư vấn Nội dung tư vấn tập trung vào các vấn đề sau:  ­ Hướng nghiệp (tư vấn giúp các em chọn khối thi, chọn nghề và các thông  tin tuyển sinh).     ­ Phương pháp học tập. ­ Tham gia các đoàn thể, hoạt động xã hội.            ­ Tình yêu, quan hệ bạn bè với bạn cùng giới và khác giới. ­ Vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên. ­ Quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, thầy trò. ­ Đạo đức lối sống và một số vấn đề khác mà các em quan tâm. ­ Những hành vi lệch chuẩn trong học sinh. VI. Hình thức tư vấn 1. Tổ  chức tư  vấn tâm lý trực tiếp: giáo viên tư  vấn – cá nhân học sinh,  nhóm học sinh có nhu cầu tư vấn. *Mục tiêu: ­ Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh. ­ Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể. ­ Động viên tinh thần để  học sinh giải quyết hiệu quả  khó khăn của bản   thân mình. *Nội dung: 5
  6. ­ Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm sinh  lý cá nhân, tình yêu, tình bạn,… ­ Giáo viên tư vấn tâm lý sẽ tiến hành tư  vấn khi những vấn đề  đó cứ  lặp   đi lặp lại nhiều lần khiến học sinh hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thậm   chí là mất kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình. 2. Tổ chức buổi sinh hoạt các chuyên đề về tâm lý, kỹ năng sống. * Mục tiêu: ­ Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ sau những giờ học căng thẳng. ­ Chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, khó khăn tâm lý do học tập và cuộc   sống. Học tập các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. *Nội dung: Tùy thời điểm, giáo viên tư  vấn sẽ  tư  vấn theo những chuyên  đề tâm lý, kỹ năng sống cho phù hợp. 3.  Tư   vấn  qua Email: nhut_c3tanchautc@angiang.edu.vn.  Facebook:  Nhut  Vo, Zalo: Minh Khue * Mục tiêu:  Tạo thêm cơ  hội cho các em nhút nhát không có khả  năng tư  vấn trực tiếp chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, thắc mắc, khó khăn tâm lý do học   tập và cuộc sống. *Nội dung: Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh:  tâm sinh lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, hướng nghiệp, những vấn đề khó nói…   4 Đăng tải các bài viết chuyên đề lên website của nhà trường. * Mục tiêu: Cung cấp thêm thông tin kiến thức cần thiết cho các em về tâm   sinh lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, kỹ năng, hướng nghiệp…. *Nội dung: Thông tin kiến thức cần thiết cho các em về tâm sinh lý cá nhân,   tình yêu, tình bạn, kỹ năng, hướng nghiệp…. VII. Về cơ sở vật chất để thực hiện ­ Văn phòng: Công đoàn. ­ Tài liệu phục vụ công tác tư vấn. ­ Tài liệu tư vấn tâm lý học đường được cấp phát trong các đợt tập huấn. ­ Sưu tầm tài liệu từ các bài báo, trang web, báo mạng có uy tín. ­ Kế hoạch công tác năm, tháng, nhật ký theo dõi của giáo viên tư vấn. ­ Sổ tài liệu đăng bài trên Website của nhà trường. VIII. Lịch tư vấn:  Tư vấn tất cả các ngày trong tuần học sinh liên hệ với giáo viên tư vấn  Tư  vấn trực tiếp vào các ngày theo lịch đã niêm yết và thông báo đến Giáo viên chủ  nhiệm các lớp. IX. Tổ chức thực hiện 1. Quy định về hoạt động Xây dựng kế  hoạch và thực hiện về  tư  vấn tâm lý trong nhà trường. Các  hoạt động, hình thức tư vấn sẽ được tổ chức xen kẽ tùy theo thời điểm, nhu cầu   của học sinh…Thời gian tư vấn theo nhu cầu học sinh và đúng nội dung theo hàng  tháng.            2. Trọng tâm công tác tháng: Thời  Nội dung Hình thức 6
  7. gian ­ Xây dựng kế hoạch tư vấn. ­ Soạn thảo văn bản. Tháng  ­ Tiếp nhận và tư  vấn tâm lý cho­ T   ư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp. 9/2019 đối tượng học sinh và phụ huynh có  nhu cầu. ­   Giáo   dục   kỹ   năng   phòng   chống­T   ổ  chức chuyên đề  trao đổi với học  xâm hại. Văn hóa an toàn mạng quasinh trong tr   ường dưới sân cờ. Tháng  Facabook 10/2019 ­ Tiếp nhận và tư  vấn tâm lý cho­ T   ư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp. đối tượng học sinh và phụ huynh có  nhu cầu. ­ Chuyên   đề  :  Tư  vấn tâm lý cho­T   ổ  chức chuyên đề  trao đổi với học  học   sinh   THPT.   Kĩ   năng   bảo   mậtsinh trong tr   ường dưới sân cờ. thông   tin   (   dấu   chân   số   qua  Tháng  Facebook ) ­ Đăng tải bài viết lên website. 11/2019 ­ Bệnh vô cảm là gì ? ­ Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp. ­ Tiếp nhận và tư  vấn tâm lý cho  đối tượng học sinh và phụ huynh có  nhu cầu. ­   Phương   pháp   giảm   căng   thẳng­T   ổ  chức chuyên đề  trao đổi với học  trong kỳ thi và học bài hiệu quả. Kĩsinh trong tr   ường dưới sân cờ năng phát hiện tin giả qua Facebook  và mạng xã hội. Tháng  ­ Định hướng nghề nghiệp HS. ­   Đăng   tải   bài   viết   tham   khảo   trên  12/2019 website nhà trường. ­ Tiếp nhận và tư  vấn tâm lý cho­ T   ư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp. đối tượng học sinh và phụ huynh có  nhu cầu. ­ Chuyên   đề  :  Tư  vấn tâm lý cho­T   ổ  chức chuyên đề  trao đổi với học  học sinh THPT. Tình bạn, tình yêusinh trong tr   ường dưới sân cờ. tuổi học trò. Tháng  ­ Một số  kĩ năng sử  dụng mạng xã­    Đăng   tải   bài   viết   tham   khảo   trên  1/2020 hội. website nhà trường. ­ Tiếp nhận và tư  vấn tâm lý cho­ T   ư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp. đối tượng học sinh và phụ huynh có  nhu cầu. Tháng  ­ Chuyên đề  : kĩ năng thuyết trình­T   ổ  chức chuyên đề  trao đổi với học  2/2020 trước công chúng. Kết hợp với CLBsinh trong tr   ường dưới sân cờ. Kĩ năng sống. ­ Giáo dục kỹ  năng giao tiếp, làm­    Đăng   tải   bài   viết   tham   khảo   trên  việc nhóm Website nhà trường. ­ Tiếp nhận và tư  vấn tâm lý cho­ T   ư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp. đối tượng học sinh và phụ huynh có  7
  8. nhu cầu. ­   Giáo   dục   lý   tưởng   cách   mạng­ T   ổ chức chuyên đề trao đổi với học  đoàn viên thanh niên. Tư  duy phảnsinh trong tr   ường dưới sân cờ. Tháng  biện qua mạng xã hội. 3/2020 ­ Tiếp nhận và tư  vấn tâm lý cho­ T   ư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp. đối tượng học sinh và phụ huynh có  nhu cầu. ­ Tư vấn hướng nghiệp, chọn nghề ­ Tổ chức chuyên đề trao đổi với học  và thông tin tuyển sinh. sinh trong trường dưới sân cờ. ­ Tư  vấn: Có nên chọn nghề  theo­    Đăng   tải   bài   viết   tham   khảo   trên  Tháng  các bạn? Website nhà trường. 4/2020 ­ Tiếp nhận và tư  vấn tâm lý cho­ T   ư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp. đối tượng học sinh và phụ huynh có  nhu cầu. ­ Tư vấn tâm lý, sức khỏe mùa thi. ­ Tổ chức chuyên đề trao đổi với học  Tháng  sinh trong trường dưới sân cờ 5/2020 ­ Tổng kết hoạt động tư vấn. ­ Báo cáo. Trên đây là kế  hoạch hoạt động tư  vấn tâm lý học đường năm học 2018­ 2019 của Trường THPT Tân Châu. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn   đề phát sinh, nhà trường sẽ điều chỉnh cho phù hợp./.             DUYỆT CỦA BGH                                 NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH                                                                                          Võ Thanh Nhựt 3.3.2. Thực hiện công tác phối hợp. ­ Phối hợp với BGH nhà trường triển khai  thông tư số 31/2017/TT­BGDĐT  ngày 18/12/2017 công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông của  BGDĐT với những nội dung cụ thể để  GVBM, GVCN hỗ trợ trong quá trình tìm   hiểu học sinh có nhu cầu tư vấn : + Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị  thành niên phù hợp với lứa tuổi. + Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử  văn hóa, phòng, chống bạo  lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. + Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề  phát sinh trong   mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác. 8
  9. + Tư  vấn kỹ  năng, phương pháp học tập hiệu quả  và định hướng nghề  nghiệp (tùy theo cấp học). + Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ  trợ, can thiệp,   giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ  trợ  đưa học sinh đến các cơ  sở, chuyên gia  điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả  năng tư vấn của nhà trường. ­ Tìm hiểu  những khó khăn về  tâm lí mà học sinh gặp phải: Có thể  qua  nhiều kênh khác nhau như: quan sát trực tiếp học sinh, tìm hiểu qua các học sinh  cùng lớp, tìm hiểu thông qua gia đình học sinh...  ­ Tìm hiểu biện pháp hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn về tâm lí: phối hợp   với gia đình, nhà trường, PHHS và cộng đồng xã hội để làm tùy theo từng trường   hợp. Liên hộ  để  nhận trợ  giúp tham vấn của thầy cô giảng dạy các lớp tư  vấn   tâm lý mà bản thân tôi đã tiếp xúc hoặc sự tư vấn của cấp sở,…. ­ Làm công tác tư tưởng đối với những học sinh khác trong lớp: đôi khi khó  khăn về tâm lí của một học sinh đó lại là những vấn đề rất nhạy cảm đối với các   em khác. Chính điều này gây nên mặc cảm đối với học sinh gặp khó khăn. Vì  vậy, bên cạnh  việc hỗ  trợ   học sinh gặp khó khăn, giáo viên cần có những tác  động tâm lí tới các em  học sinh khác, để  các em hiều và cùng chia sẻ, thậm chí  cùng hỗ  trợ  đối với học sinh gặp khó khăn. Việc này cũng là sự  hỗ  trợ  tâm lí  chung cho các tập thể lớp, giúp các em có sự chia sẻ, tạo sự gắn kết tập thể các   em. ­ Một số vấn đề cần tư vấn cá nhân nhận được từ yêu cầu của GVCN: 9
  10. 3.4.  Tìm hiểu tâm lý học sinh qua nhận diện cảm xúc và các quan hệ  giao tiếp. 3.4.1. Sự phát triển xúc cảm, ý chí 10
  11. ­ Sự  phát triển xúc cảm ­ tình cảm: Các yếu tố  cơ  bản chi phối đời sống   xúc cảm, tình cảm ở HS THPT là sự cải tổ  về mặt sinh lí giải phẫu dẫn đến sự  phát dục và xu hướng vươn lên làm người lớn  ở  các em. So với lứa tuổi THPT,   HS THPT đã bắt đầu biết phục tùng lí trí. Tình cảm đạo đức phát triển mạnh, trở  nên sâu sắc và phức tạp hơn. Kết quả nghiên cứu những biểu hiện xúc cảm của  HS thiếu niên qua một một số  công trình được triển khai trong những năm gần   đây cho thấy, nhìn chung các biểu hiện tích cực của HS chiếm tỉ lệ cao (khoảng  50%). Theo các GV, các biểu hiện tích cực của HS thường được bộc lộ một cách  dè dặt, kín cách rõ rệt, ví dụ  như   khi bị GV khiển trách, khi bị  điểm kém… các   em thường lo lắng do sợ bị cha mẹ biết,  sợ  bị xếp lo ại kém sẽ  ảnh hưởng đến   thi đua của  lớp... hoặc, khi bị bạn bè trêu chọc, các em dễ  bực bội, nổi giận, hay   khi bị bạn bè cô lập, bỏ rơi, các em tỏ ra rất buồn rầu… Thường những biểu hiện  này sẽ  kéo dài, bám theo các em trong nhiều ngày, mọi người xung quanh đều có  thể  quan sát thấy.  Ở  đầu lứa tuổi THPT, các mâu thuẫn  giữa HS ít sâu sắc nên   các em cũng dễ  dàng quên đi theo thời gian và dễ  dàng hướng vào những mối  quan hệ mới.  ­ Tuy nhiên, có một điều rất đáng được  quan tâm là, còn khá nhiều HS  chưa biết cách bộc lộ  xúc cảm của mình phù hợp hoàn cảnh và chuẩn mực. Về  cơ bản, không có sự khác biệt đáng kể giữa HS nam và HS nữ trong biểu hiện xúc  cảm. Song, nhìn chung HS nam có biểu hiện sẵn sàng hành động nhiều hơn, trong  khi đó HS nữ  thiên về  thể  hiện cảm xúc nhiều hơn (khóc, buồn). Điều này cho   thấy, việc giáo dục nâng cao một số kỹ năng xúc cảm ­ xã hội cho HS, từ đó hạn  chế những biểu hiện hành vi tiêu cực ở trong và ngoài nhà trường là rất cần thiết.  Các nghiên cứu còn chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa chỉ số EQ với “Tính tích   cực hoạt động” ở trẻ thiếu niên.  ­ Phẩm chất ý chí: ở lứa tuổi này, phần lớn các em nỗ lực bắt chước người   mẫu lí tưởng của mình, hình thành một số  phẩm chất ý chí  như: tính can đảm,  lòng dũng  cảm, sức chịu đựng, tinh thần vượt khó, lòng kiên nhẫn. Nhiều em   thực hiện những hành động mạo hiểm, liều lĩnh, đôi khi bất chấp nguy hiểm đối   với bản thân. Đặc  biệt, nhiều em nam, để  tỏ  rõ “phẩm chất đàn ông thực  thụ” của mình trước người khác, thường thích đấu tranh, thích đọ  sức, thậm chí  thích gây gổ.Bên cạnh đó, nhiều thiếu niên có ý thức phát triển sức mạnh và các   phẩm chất ý chí của mình bằng cách luyện tập thể  dục thể  thao, hoặc thử  sức  trong các hoạt động tự  phát có thể  phân ngôi thứ  như: bơi lội, trèo cao, đua xe  đạp, xe máy… Trong các hoạt động này, nếu các em quá chú ý đến sự ăn ­ thua và   thiếu sự  định hướng của người lớn thì có thể  gây hậu quả  xấu cho bản thân và   cho xã hội (nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, làm mất trật tự  công cộng…).  Đã có nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra trong thực tế và đây là một trong những khía  cạnh tiêu cực đáng được lưu ý giáo dục trong sự  phát triển xúc cảm của trẻ  lứa  tuổi này. 3.4.2. Quan hệ giao tiếp ­ Trong quan hệ với người lớn: Ở lứa tuổi này có sự cải tổ lại mối quan hệ  và hình thành kiểu quan hệ  mới, chuyển từ  quan hệ  giữa người lớn với trẻ em   sang kiểu quan  hệ  mới về  chất, theo hướng hạn chế  quyền hạn của người   11
  12. lớn, đồng thời mở rộng  quyền hạn của bản thân HS. Sự  thay đổi về  kiểu quan   hệ này có thể diễn ra thuận lợi  nếu người lớn nhận thức được nhu cầu này  của trẻ, nhưng cũng có thể là khó khăn  nếu   ngược   lại.   Trong   trường   hợp   người lớn không chịu thay đổi tính chất của mối quan hệ, thì sẽ  gây ra những  phản ứng ở trẻ, dẫn đến những xung đột có khi rất nặng nề, ảnh hưởng sâu sắc  đến sự phát triển của trẻ. ­ Trong quan hệ bạn bè:  Ở  lứa tuổi thiếu niên, quan hệ bạn bè có ý nghĩa  quan  trọng hơn bao giờ hết trong suốt cả đời người. Đó là vì, bạn bè cùng lứa là   những người có cùng các biến đổi tương tự  như  nhau về  mặt tâm sinh lí và xã   hội, có những mong muốn nguyện vọng giống nhau, có cùng mức độ  phát triển   về  nhận thức… Do đó bạn bè cùng lứa cũng là những người dễ  hiểu nhau, dễ  thông cảm với nhau, dễ chấp nhận nhau hơn so với người l ớn. Đó là nguồn rung  cảm, cảm thông và hiểu  biết,   là   nơi   để   trải   nghiệm   và   là   cơ   sở   để   đạt  được sự chủ động và độc lập với bố mẹ. Đó cũng là cơ sở để xây dựng mối quan  hệ với những người khác, cơ sở để gần gũi với những người lớn. ­ Về nhóm bạn ảnh hưởng của lứa tuổi HS THPT. Lời phàn nàn được nghe  thấy  nhiều từ các bậc cha mẹ, các GV về các HS tuổi thiếu niên thường có liên  quan đến cách ăn mặc, sinh hoạt, kết bạn, những suy nghĩ của các em. Có thể  thấy rõ rằng,  dường như người lớn không thể hiểu được các em, mặc dù đã  cố  gắng rất nhiều để  hòa nhập với cuộc sống nội tâm của chúng.  “Nhóm  ảnh   hưởng”  có  ở  mọi lứa tuổi, nhưng  ở  lứa tuổi HS THPT có điểm khác so với  ở  người trưởng thành. Nguyên nhân chủ  yếu là do trẻ   ở  lứa tuổi này chưa có đủ   thời gian, kinh nghiệm cũng như cách phân tích hiệu quả để có sự lựa chọn   thông minh, thấu đáo và cân bằng. Nhóm bạn  ở  trẻ  thiếu niên được hình thành  dựa trên những dấu hiệu bên ngoài là chủ yếu, mà trước hết là để  thỏa mãn nhu  cầu có bạn. “Bạn” là tất cả những ai có cùng sở thích với mình. Theo ý kiến của   nhiều chuyên gia, những người cô độc vì một nguyên nhân nào đó không trải qua   giai đoạn này sẽ  dễ  trở  thành những con người đa nghi hoặc vô cùng ngây ngô,  vụng về trong các mối quan hệ  xã hội. Họ  sẽ  gặp khó khăn trong việc thiết lập  các mối quan hệ với bạn khác giới, không biết tiếp nhận lời khen, chê một cách   hài hòa, thích hợp. Hơn nữa, trong giai đoạn phát triển tâm lí này ở trẻ, có không ít   những cạm bẫy luôn chờ đón các em, vì thế đòi hỏi một sự quan tâm đặc biệt từ  phía người lớn, trong đó, GV đóng một vai trò vô cùng quan trọng. ­ Quan hệ với bạn khác giới: Một vấn đề được các bậc cha mẹ và thầy cô   giáo   quan   tâm   ở   lứa   tuổi   thiếu   niên   là   mối  quan   hệ   với   bạn   khác   giới  của  trẻ.Thực tế các hiện tượng không mong muốn xẩy ra ở nước ta trong những năm   gần đây cho thấy, vấn đề  này cần được các nhà giáo dục quan tâm một cách hết  sức nghiêm túc bởi những hệ lụy mà nó gây ra cho gia đình, nhà trường và xã hội.   Những hiểu biết về cấu trúc và các giai đoạn phát triển tâm lí giới tính là vô cùng   cần thiết để GVCN lớp có thể phát hiện, nhận dạng, điều chỉnh những dấu hiệu  không tốt, hạn chế những hậu quả tiêu cực do hiện tượng tâm lí này gây ra. Nếu  người lớn hiểu được những khó khăn mà trẻ  đang phải trải qua, thông cảm và  có cách ứng xử đúng mực với mọi băn khoăn, lo lắng của trẻ, thì nhất định  12
  13. trẻ  sẽ  vượt qua được thời kì này và không để  lại bất kì một hậu quả  đáng tiếc   nào. Những khó khăn xuất hiện ở trẻ lúc này thường là: Thứ nhất, mọi suy nghĩ, tình cảm, hành động của các em, đặc biệt là các em  gái, chỉ hướng đến bạn khác giới. Hậu quả là: học hành sút kém, mâu thuẫn trong  quan hệ với cha mẹ, với GV, với bạn bè. Những em này không thể có bất kì mối   quan hệ tình cảm thân thiết lâu dài với ai, quá quan tâm đến việc chau chuốt, trang  điểm bản thân, ngồi thẫn thờ một mình hàng giờ hoặc đi lang thang không có mục  đích. Những điều  này báo hiệu đang tiềm  ẩn những nguy hiểm bên trong và bên  ngoài. Đó là sự lo  lắng của cha mẹ, của thầy cô giáo và sự  dễ  dãi với nhu cầu   tình cảm, hình thành thứ tình cảm nông nổi cùng sự đơn điệu trong tình cảm. Thứ hai, sự lãng mạn do trẻ tự phóng tác là điều cần thiết trong cuộc sống,   song nếu bị thứ tình cảm này lấn át, thì trẻ sẽ rơi vào thế giới ảo, thế giới không  có thực, từ đó,  trẻ khó tìm thấy giá trị đích thực của cuộc sống.    Thứ ba, khát vọng thể hiện bản thân của trẻ tuổi dậy thì là một trong những   điều kiện quan trọng để phát triển nhân cách, nhưng nếu sự thể hiện bản thân của  trẻ  lại được đặt trên những hành động đi ngược lại các chuẩn mực xã hội, hoặc  hướng vào tự  hủy hoại bản thân (tìm đến rượu chè, ma túy…) để  hòng chiếm  được sự tin tưởng và tình cảm của người mà mình yêu quý là điều cần phải được   điều chỉnh càng sớm càng tốt.  Tóm lại, thiếu niên là lứa tuổi nằm ở giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ sang   tuổi trưởng thành. Các em không còn là trẻ con nhưng cũng chưa thực sự là người  lớn. Bên cạnh đó, tự  ý thức của các em đã phát triển mạnh. Điều này đã tạo nên   cho các em rất nhiều khó khăn cho bản thân các em và cho những người xung  quanh. Đó là:  ­ Khó khăn nội tâm xuất phát từ:  + Mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng hiện có; + Mẫu thuẫn giữa địa vị mong muốn và địa vị thực tế của các em; + Mâu thuẫn giữa nội dung ý thức và hình thức hành vi;  + Quan tâm nhiều tới ngoại hình có thể  gây ra sự  lo lắng, mặc cảm  ở  trẻ;  + Hiểu chưa đầy đủ  khái niệm mà chủ  yếu chỉ  nắm đượ c những biểu   hiện bề ngoài, không bản chất;  + Tâm lí hiếu thắng với người lớn d ẫn đến việc  muốn đượ c “thi gan đọ  sức”, gây gổ…; + Tình cảm, xúc cảm bồng bột, dễ  xúc động,  buồn rầu vu vơ; cáu giận   bột phát; nhanh chóng thay đổi tâm trạng từ vui sang bu ồn …. ­ Khó khăn trong quan hệ với cha m ẹ do sự  cách biệt thế  hệ thiếu  hiểu   biết lẫn nhau, từ   đó có những  ứng xử  không phù hợp và làm nảy sinh mâu  thuẫn: + Giữa cha mẹ và con cái;  + Giữa khả năng của trẻ với kì vọng của cha mẹ. 13
  14. ­ Khó khăn trong quan hệ với thầy cô giáo, biểu hiện qua những mâu thuẫn,  xung  đột giữa các em với thầy cô giáo của mình. Các khó khăn này xuất phát từ  sự thiếu  hiểu biết của GV về  đặc điểm phát triển tâm sinh lí lứa tuổi thiếu  niên; từ  sự  tự  đánh giá không phù hợp của bản thân thiếu niên; từ  thái độ  thiếu  tôn trọng HS của một số GV… 14
  15. ­ Khó khăn nảy sinh từ  quan hệ bạn bè.  Ở  tuổi này bạn bè có ý nghĩa số  một. Vì thế, sự bất hòa trong quan hệ với bạn, sự thiếu vắng b ạn thân hoặc tình   bạn bị  phá vỡ  đều làm nảy sinh  ở  trẻ  những cảm xúc nặng nề, được đánh giá   như  một bi kịch cá nhân và mang đến cho các em những xúc cảm âm tính. Sự  đơn độc là sự  trải nghiệm dường như khó chịu đựng nổi với các em ở  lứa tuổi   này. Những khó khăn kể  trên là đặc trưng cho lứa tuổi này và làm nảy sinh   nhiều  xúc cảm tiêu cực ở  các em. Điều chúng ta quan tâm là trẻ  thường có phản  ứng  như thế nào  trước những khó khăn đó và người lớn có thể  làm gì giúp trẻ  vượt qua  các trạng thái cảm xúc âm tính một cách thành công. ­ Khủng hoảng giai đoạn vị thành niên: Các khủng hoảng thường gặp ở lứa  tuổi vị thành niên là:   15
  16. + Trầm cảm và tự tử: Trầm cảm là một loại rối loạn khí chất do ba nhóm  nguyên nhân chính gây ra: Trầm cảm nội sinh (di truyền, miễn dịch, môi trường   sống, các tác động của xã hội…); Trầm cảm do stress ( học hành quá căng thẳng,   cha mẹ ly  hôn, mâu thuẫn gia đình, mất lòng tin  ở  bạn bè, thất tình, có người  thân chết đột ngột, bị  thầy cô giáo trù dập, cha mẹ  đối xử  không công bằng, bị  xúc phạm làm tổn thương đến danh dự…) và trầm cảm do bị tổn thương thực thể  (chấn thương sọ  não, ung thư, HIV, lao, phong…).   Khi trầm cảm không được   nhận biết và can thiệp kịp thời rất dễ dẫn đến việc nảy sinh ý định tự tử. + Các rối loạn thường gặp: Rối loạn cảm xúc (hay buồn vui thất thường,  khóc lóc, chán nản, cáu gắt, giận hờn vu vơ…); Rối loạn hành vi (ức chế, mệt   mỏi, mất hứng  thú với các hoạt động, hay xung đột, có hành vi thô bạo và vi   phạm pháp luật…); Rối loạn cơ  thể  (đau đầu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn   uống…). + Xuất hiện các hành vi có nguy cơ: Các hành vi này là kết quả  của quá   trình lo âu,  sợ hãi sâu sắc của các em đối với sự thay đổi về tâm sinh lý tuổi dậy   thì và cũng là áp lực mà lứa tuổi này phải chịu đựng. Hành vi nguy cơ có thể gây  thương tật hoặc cái chết cho các em hoặc người khác nhưng không phải với ý  tưởng tự sát. Để giảm bớt sự căng thẳng lo lắng, các em thường có xu hướng tổ  chức và tham gia các hoạt động như: Trốn nhà tìm tự do, đua mô tô, vi phạm pháp  luật, sử  dụng ma tuý, quan hệ  tình dục không an toàn, chơi bời, mua sắm, uống   rượu, trộm cắp, đánh nhau, chán  ăn, thèm ăn, xăm mình… Sự thay đổi về hóc môn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thay đổi về tâm   sinh lý. Ở lứa tuổi này, sự thay đổi về mặt cơ thể khiến các em có xu hướng tách   rời khỏi gia đình và cha mẹ; muốn mọi người tôn trọng suy nghĩ và hành vi của   mình và coi đó như những chuẩn mực. Sự tự đánh giá mình quá cao so với thực tế  bản thân sẽ  đem đến cho các em những thất bại và đó cũng chính là một trong  những nguyên nhân  gây ra trầm cảm. Ngoài nguyên nhân về  sinh học, các  khủng hoảng trên còn chịu sự tác động và ảnh hưởng sâu sắc của môi trường xã   hội như nền giáo dục, ý thức hệ xã hội, kinh tế, văn hoá, truyền thống, đạo đức,   sự  phát triển của khoa học công nghệ,   thông tin, áp lực của tốc độ  cuộc sống  hiện đại…Tuy có xu hướng muốn tách rời gia đình cha mẹ, nhưng thực tế các em  lại rất cần sự  chia sẻ, sẵn sàng lắng nghe, tâm sự, cảm thông và yêu thương từ  gia đình, bạn bè và thầy cô. Nhà trường, thầy cô và bạn bè thân có tác động và  ảnh hưởng rất lớn đến việc  giáo dục nhân cách cho các em. Trong đó, vai trò của  thầy cô giáo và giáo viên làm công tác tư vấn cho các em là rất quan trọng. 3.5. Tham vấn cho học sinh gặp khó khăn về tâm lý 3.5.1.  Xác   định   nhu cầu   tư   vấn   của   một   học   sinh   của   trường.   Lựa chọn hình thức (tư vấn hoặc tham vấn) phù hợp. * Nhu cầu tư vấn của một học sinh. Học sinh Nguyễn Thị Lan A, lớp 11A, trường THPT Tân Châu – An Giang. Nhu cầu tư  vấn : Áp lực học tập căng thẳng, chỉ  tiêu về  điểm số  làm cho  học sinh không kiểm soát được cảm xúc của mình. Giáo viên phụ trách công tác tư vấn học đường : Võ Thanh Nhựt 16
  17. ­ Đàm thoại trao đổi với học sinh, nghiên cứu hồ  sơ  học sinh qua các kênh  ( GVCN lớp, HS cùng lớp, GVBM dạy lớp, PHHS,...) ­ Xác định thông tin cơ  bản về  bản thân học sinh, tham khảo thêm các tài   liệu có liên quan để xác định hành vi của học sinh là bình thường hay lệch chuẩn. ­ Chốt lại các vấn đề quan trọng : biểu hiện, khó khăn, nguyên nhân. ­ Trao đổi với các bên có liên quan, tìm giải phát tốt nhất cho quá trình tham   vấn. ­ Xác định nhu cầu tư  vấn của học sinh và tiến hành quá trình tham vấn,   thực hiện các hành động trợ giúp học sinh. * Tham vấn học đường. 1. Gặp gỡ  và thiết lập mối quan hệ  với học sinh ( Tạo cảm giác an toàn,  thân thiện, xây dựng bầu không khí tâm lý “ gia đình ” trong giao tiếp với học sinh   ) 2. Thu thập thông tin ( khó khăn tâm lý về học tập )và xác định vấn đề học   sinh gặp phải ( áp lực điểm số và không kiểm soát được hành vi của mình ). 3. Liệt kê, phân tích và chọn giải pháp thực hiện hỗ trợ ( tự xác định lại nhu   cầu học tập của bản thân, lựa chọn nghề  nghiệp tương lai, quan hệ bạn bè, gia   đình, thầy cô,...) 4. Đưa ra yêu cầu trợ giúp học sinh khó khăn về tâm lý. 5. Đánh giá kết quả sau khi tham vấn. * Lý giải : do có nhiều tác động ảnh hưởng đến học sinh Tác động từ bản thân học sinh : ­ Những thay đổi về hoạt động học tập có những khác biệt so với trước. ­  Ảnh hưởng của cuộc sống lao động tự  lập và định hướng nghề  nghiệp  trong tương lai. ­ Sự khao khát trưởng thành, trở thành người lớn đòi hỏi người lớn, bạn bè  phải thừa nhận tính độc lập và tự  chủ  của mình. Sự  thất vọng khi chưa được   chấp nhận điều đó. ­ Sự phát triển mạnh mẽ của lòng tự trọng,... Tác động khách quan bên ngoài : Môi trường gia đình. Môi trường lớp học.   Môi trường xã hội  Sự  chi phối cảm xúc đến việc hình thành lí tưởng sống  ở  lứa tuổi THPT  học sinh đã xác định rõ hơn việc mình sẽ  làm gì và trở  thành người như  thế nào  các em phải trải qua quá trình trăn trở. Trong quá trình đó nếu có những tác động  bên ngoài quá mạnh sẽ  làm cho các em khó kiểm soát cảm xúc và đôi khi có  những quyết định vội vã không như mong muốn của bản thân.  Do đó tham vấn tâm lý là liệu phát cần thiết để  giáo viên tư  vấn can thiệp   giúp học sinh vượt qua những khó khăn tâm lý gặp phải trong suốt quá trình học   tập lâu dài. Lựa   chọn   trường  hợp   học  sinh   có   KKTL   và  thực   hiện   nhiệm   xây  dựng kịch bản tham vấn thể hiện các kĩ năng tham vấn cơ bản. 1. Xây dựng kịch bản :  Nguyễn Thị Kim A là học sinh nữ có hoàn cảnh kinh tế gia đình khá tốt, tuy  nhiên năng lực học tập ở mức trung bình. Trong tập thể lớp học A ít hòa đồng với   17
  18. bạn bè, yêu bạn cùng giới ngoài lớp. Sau khi quen bạn 1 tháng, bạn của A đã nói  lời chia tay. A bị sốc tâm lý, học tập không tốt, cón những biểu hiện tự hủy hoại   bản   thân. 2. Đóng vai mô phỏng 4 KN cơ bản trong các kỹ năng (Thiết lập mối quan   hệ; Lắng nghe; Đặt câu hỏi; Thấu cảm) ­ GV : Chào A, thầy rất vui khi đón tiếp các em ở phòng tư vấn, trước khi   chúng ta bắt đầu câu chuyện thầy muốn nói với em là tất cả những điều thầy và   trò chúng ta trao đổi hôm này đều được giữ bí mật, em an tâm không. ­ HS A : Dạ em hiểu rồi, cảm ơn thầy. ­ GV : Em cứ  trình bày vấn đề  của mình, thầy sẽ  giúp em vượt qua khó  khăn. ­ HS A : Dạ  thầy, thời gian gần đây, tình hình học tập của em đi xuống,   không còn tập trung cho việc học nguyên nhân chính là do em và bạn mới chia tay. ­ GV : Nói cho thầy nghe quá trình 2 đứa quen nhau ? ­ HS A : Dạ em với bạn quen nhau đầu năm em học 12, tụi em mới chia tay   nhau cách đây 2 tháng nguyên nhân là do bạn có bạn trai mà em không rõ lí do, bạn  chỉ nói đơn giản là bạn muốn chia tay thôi. ­ GV : Em cứ tiếp tục câu chuyện của mình. ­ HS A : Bạn em làm  ở  một công ty bao bì  ở  quê, hôm em đến đón bạn  nhưng không được cùng lúc đó bạn trai của bạn làm cùng công ty ra đánh em   trước sự chứng kiến của nhiều người. ­ GV : Thầy rất hiểu hoàn cảnh lúc đó của em, em cứ tiếp tục đi A ­ HS A : Em đau lắm nhưng hàng đêm cứ  tưởng lại chuyện cũ được chụp  hình cùng bạn, đi chơi cùng bạn, được ngắm bạn qua facebook ngủ cả đêm là em  lại quên hết, ngày nào cũng nhớ lại chuyện cũ nên em không tập trung học được,  thầy có cách nào giúp em không ? ­ GV : Thầy rất hiểu và cảm thông với em, một khi chúng ta dành hết tình  cảm cho ai thì điều phải như thế cả chứ không riêng mình em đâu. ­ HS A : Nhưng làm thế nào để  vượt lên thầy ? Vì thi TN THPTQG  sắp tới rồi. ­ GV : Em phải bình tĩnh lại, nhìn nhận câu chuyện cụ thể hơn. ­ HS A : Dạ ­ GV : Có khí nào em nghĩ tình cảm em dành cho bạn là ngộ nhận ? còn việc  học không ai có thể giúp mình tốt hơn chính bản thân mình, em phải làm thế nào ? ­ HS A : Em hiểu những những hình ảnh cũ nó vẫn còn đeo em mãi. ­ GV : Thời gian rảnh em nên đi chơi với bạn bè, làm một việc mình thích  ( tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các CLB kĩ năng của trường,..), làm  bài tập thầy cô cho về nhà đừng suy nghĩ nhiều về chuyện cũ, là sẽ làm được. ­ HS A : Dạ em cảm ơn thầy. ­ GV : Thầy hy vọng lần sau gặp lại thầy sẽ gặp A trong tr ạng thái tốt hơn  nhé. Cảm ơn em đã đến phòng tư vấn. 3.5.2. Lập kế hoạch tìm hiểu và đánh giá một trường hợp học sinh có   khó khăn tâm lý (về học tập/xúc cảm, hoặc tình cảm/hành vi)? KẾ HOẠCH TÌM HIỂU, ĐÁNH GIÁ KHÓ KHĂN TÂM LÝ 18
  19.  CỦA HỌC SINH VỀ TÌNH CẢM, HÀNH VI I. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG  Học sinh : Nguyễn Thị Lan A, lớp 11A, trường THPT Tân Châu – An Giang Ngày lập kế hoạch : 10/04/2019 Ngày triển khai kế hoạch : 10/05/2019 II. CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN 1. Thời gian, địa điểm tìm hiểu đánh giá + Thời gian : 10/05/2019 đến 10/06/2019 + Địa điểm : Trường THPT Tân Châu  2. Thông tin yêu cầu được đề xuất, tìm hiểu, đánh giá + Thông tin : học sinh gặp khó khăn trong học tập, quan hệ bạn khác giới,  stress tâm lý. + Yêu cầu : GVTV cần tìm hiểu quá trình học tập của học sinh từ lớp 9  THCS đến nay. Quan hệ các nhóm bạn cùng lớp, khác lớp, các dấu hiệu của stress  tâm lý. Xác định, lựa chọn những thông tin cần thiết. + Học tập tốt từ cấp THCS, bị áp lực điểm kém và điểm cao nên không hài  lòng với bản thân. + Yêu bạn khác giới và hay đánh bạn mỗi khi buồn giận vô cớ. + Áp lực điểm số từ gia đình. + Sử dụng thuốc ngủ và hay ở trong riêng một mình. + Hay rạch đầu ngón tay. 3. Xác định cách thức thu thập đánh giá  + Đánh gia những khó khăn thường gặp để giúp thân chủ vượt qua khó  khăn. + Có thể sự dụng Text trắc nghiệm trầm cảm ( Beck ). 4. Phân tích đánh giá kết quả : Stress tâm lý. 5. Đề xuất giải pháp tham vấn : tham vấn trực tiếp, GVTV thực hiện các kĩ  năng cơ bản : thiết lập mối quan hệ ; đánh giá tâm lý học sinh ; lắng nghe, quan  sát, thấu cảm. 6. Kết luận và kiến nghị : + Stress tâm lý, có một số biểu  hiện trầm cảm. + Kết hợp GVCN, gia đình, nhà trường, học sinh cùng lớp, đoàn Thanh niên,  thầy cô bộ môn, học sinh cùng lớp giúp học sinh vượt qua khó khăn. NGƯỜI TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC Họ và tên : Võ Thanh Nhựt. Chức vụ : GV tư vấn học đường. 3.5.3. Xây dựng kế hoạch tư vấn cho một học sinh có khó khăn tâm  lý  đã gặp phải trong hoạt động tư vấn tại đơn vị KẾ HOẠCH TƯ VẤN CHO HỌC SINH GẶP KHÓ KHĂN TÂM LÝ VỀ TÌNH CẢM, HÀNH VI I. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG  Học sinh : Nguyễn Thị  Thiên L, lớp 11A, trường THPT Tân Châu – An  Giang 19
  20. Ngày lập kế hoạch : 10/04/2019 Ngày triển khai kế hoạch : 10/05/2019 II. CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN 1. Thời gian, địa điểm tìm hiểu đánh giá + Thời gian : 10/05/2019 đến 10/06/2019 + Địa điểm : Trường THPT Tân Châu  2. Thông tin yêu cầu được đề xuất, tìm hiểu, đánh giá + Thông tin : học sinh gặp khó khăn trong học tập (không hài lòng khi đạt  điểm cao và hay bị  gia đình la mắng khi bị  điểm kém), quan hệ  bạn khác giới ( hay đánh bạn lúc giận nhau hoặc vô cớ), stress tâm lý (hay giam mình trong phòng  ít giao tiếp với người thân) + Yêu cầu :  GVTV cần tìm hiểu quá trình học tập của học sinh từ  lớp 9   THCS đến nay. Quan hệ các nhóm bạn cùng lớp, khác lớp, các dấu hiệu của stress  tâm lý. 3. Xác định, lựa chọn những thông tin cần thiết   + Học tập tốt từ cấp THCS, bị áp lực điểm kém và điểm cao nên không hài  lòng với bản thân ảnh hưởng đến hành vi học tập và quan hệ với nhóm bạn + Yêu bạn khác giới và hay đánh bạn mỗi khi buồn giận vô cớ. + Áp lực điểm số từ gia đình. + Sử dụng thuốc ngủ và hay ở trong riêng một mình. + Hay rạch đầu ngón tay, cổ tay. 4. Xác định cách thức thu thập đánh giá  + Đánh gia những khó khăn thường gặp để  giúp thân chủ  vượt qua khó  khăn. Khó khăn đến từ bản thân học sinh : do có quá nhiều áp lực trong học tập và giao  tiếp nhóm bạn ( chỉ  có 4 bạn thân nhất ), không tự  đánh giá đúng năng lực bản   thân nên không hài lòng với chính mình; gia đình kì vọng quá nhiều vào bản thân   học sinh nên học sinh bị  áp lực điểm số  tự  thu mình và có hành động hủy hoại   bản thân. + Có thể sự dụng Text trắc nghiệm trầm cảm ( Beck ) 5. Phân tích đánh giá kết quả : Stress tâm lý không liên quan đến trầm cảm. 6. Đề xuất giải pháp tham vấn : tham vấn trực tiếp, GVTV thực hiện các kĩ   năng  cơ bản : thiết lập mối quan hệ ; đánh giá tâm lý học sinh ; lắng nghe, quan   sát,  thấu cảm. + Gặp gỡ học sinh. + Giúp học sinh nhận ra  áp lực trong học tập và tìm cách trao đổi với   GVBM, PHHS, GVCN để giúp học sinh. + Giúp học sinh nhận ra bạn bè, thầy cô giáo là vốn quí, gia đình là nơi để  học sinh trưởng thành. + Hành động tự hủy hoại bản thân là sai. Kết luận và kiến nghị : + Stress tâm lý, có một số biểu  hiện trầm cảm. + Kết hợp GVCN, gia đình, nhà trường, học sinh cùng lớp, đoàn Thanh niên,  thầy cô bộ môn, học sinh cùng lớp giúp học sinh vượt qua khó khăn. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2