Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giảng dạy văn hóa dân tộc môn Lịch sử 10
lượt xem 3
download
Mục đích mà đề tài này hướng đến chính là để phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học giúp các em yêu thích hơn môn học lịch sử, yêu thích tìm hiểu văn hóa của dân tộc. Từ đó các em sẽ hiểu, cảm nhận được những giá trị văn hóa mà ông cha để lại và có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ những giá trị văn hóa đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giảng dạy văn hóa dân tộc môn Lịch sử 10
- MỤC LỤC Nội dung Trang I. MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 II. NỘI DUNG 3 1. Cơ sở lý luận của SKKN 3 2. Thực trạng của việc xây dựng câu hỏi trong dạy học bài 20... 4 3. Những giải pháp thực hiện 5 3.1.Nhận thức đúng về vấn đề xây dựng hệ thống câu hỏi 5 3.2. Xây dựng bảng hệ thống câu hỏi trong bài 20... 5 3.3. Nguyên tắc khi sử dụng câu hỏi 6 3.4. Kỹ năng sử dụng câu hỏi 8 3.4.1. Phân loại hệ thống câu hỏi 8 3.4.2. Các bước tiến hành 8 3.5. Sử dụng hệ thống câu hỏi trong bài 20... 8 3.5.1. Sử dụng câu hỏi ở phần kiểm tra bài cũ 8 3.5.2. Sử dụng câu hỏi nhằm cung cấp nội dung kiến thức... 9 3.5.3. Sử dụng câu hỏi nhằm khai thác kênh hình... 11 3.5.4. Sử dụng câu hỏi nhằm củng cố bài học 17 4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục... 17 4.1. Hiệu quả 17 4.2. Kết quả thực nghiệm 17 III. Kết luận, kiến nghị 18 1. Kết luận 18 2. Kiến nghị 18 Phụ lục 20 Tài liệu tham khảo 26 1
- I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Môn lịch sử trong trường THPT là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Đảng và Nhà nước ta xác định. Bởi lịch sử giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Trên nền tảng kiến thức đã học môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, tình trạng học sử của học sinh ngày nay là một điều báo động. Học sinh không thích học sử, vô cảm trước lịch sử, và như vậy sẽ có nguy cơ vô cảm trước vận mệnh dân tộc. Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều, theo tôi tựu chung lại có mấy lý do sau: Thứ nhất, Sách giáo khoa Lịch sử mang tính hàn lâm, chưa hấp dẫn, kiến thức còn dàn trải, nặng nề.Thứ hai, tác động tiêu cực của cơ chế thị trường dẫn đến học sinh chỉ tập trung học những môn thi vào các trường đại học sau này ra kiếm được nhiều tiền.Thứ ba, lối dạy lịch sử vẫn chủ yếu thầy nói trò nghe làm cho chất lượng bộ môn không cao.Thứ tư, vấn đề thi cử đánh giá như hiện nay cũng ảnh hưởng tới chất lượng dạy học lịch sử. Môn sử chỉ là môn tự chọn. Học sinh ít chọn môn lịch sử đương nhiên các em sẽ không học lịch sử... Để khắc phục thực trạng trên cần có sự tham gia của toàn xã hội mà đặc biệt là ngành giáo dục nước nhà để có những giải pháp tối ưu. Song theo chủ quan của tôi cần phải có những giải pháp sau: Thứ nhất, đưa môn lịch sử về đúng với vị trí, vai trò của nó. Xác định lịch sử là môn học chính khóa bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông nước ta.Thứ hai, biên soạn lại sách giáo khoa lịch sử phổ thông theo hướng bỏ bớt tính hàn lâm để lịch sử gần gũi hơn, sinh động hơn.Thứ ba, đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn lịch sử ngang tầm với yêu cầu mới. Đâu là phương pháp hiệu quả để kích thích sự say mê, tìm tòi, khám phá của học sinh với môn lịch sử? Đi tìm trong rất nhiều phương pháp dạy học như sử dụng tài liệu tham khảo, sử dụng đồ dùng trực quan, ... thì tôi thấy hiệu quả đó là sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập lịch sử. Bởi vì với những câu hỏi của người thầy, người học chủ động tìm đến, khám phá và tiếp thu những cái mới chứ không chỉ thụ động như những cỗ máy chép. Ngoài ra phương pháp này còn hình thành nên những thao tác tư duy cho các em, rèn luyện kĩ năng tự học tốt hơn. Trong dạy học lịch sử, dạy những bài liên quan tới quân sự chiến tranh đã khó thì dạy bài về văn hóa còn khó gấp bội. Ở các bài học này khối lượng kiến thức nhiều, vừa khái quát cao lại đi vào từng biểu hiện cụ thể, chi tiết. Vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên phải sử dụng phương pháp thích hợp, cải tiến cách dạy thì mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Với mong muốn giúp cho thế hệ trẻ của Việt Nam biết và quý trọng những giá trị văn hóa của dân tộc đồng thời biết hội nhập 2
- chứ không hòa tan, tôi quyết định chọn bài văn hóa dân tộc để nghiên cứu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn của một SKKN tôi chỉ tập trung trình bày về việc xây dựng hệ thống câu hỏi khi dạy bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc từ X - XV”. Từ đó, giáo viên có thể vận dụng vào việc dạy các dạng bài về lịch sử văn hóa nói chung cho các đối tượng học sinh. Vì vậy để phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học giúp các em yêu thích hơn môn học lịch sử tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích mà đề tài này hướng đến chính là để phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học giúp các em yêu thích hơn môn học lịch sử, yêu thích tìm hiểu văn hóa của dân tộc. Từ đó các em sẽ hiểu, cảm nhận được những giá trị văn hóa mà ông cha để lại và có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ những giá trị văn hóa đó. 3. Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về phương pháp dạy học môn lịch sử: xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh qua bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc từ X-XV” ở lớp 10 chương trình chuẩn.. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết về phương pháp dạy học môn lịch sử, phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, ... II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết Trung Ương IV khóa VII (1-1993), nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục (12- 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 5 (4-1999) Luật giáo dục, điều 24.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ” Trong phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh có nhiều phương pháp như : đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, phương pháp vấn đáp (đàm thoại)...Vấn đáp là một phương pháp trong đó giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử, xét đến cùng cũng là để nâng cao hiệu quả bài học. Theo một số nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng tư duy của con người thường bắt nguồn từ những trở ngại về mặt trí tuệ. Hay nói một cách khác đó là những thắc mắc, những ngạc nhiên những rào cản buộc con người phải suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Đây chính là tình huống có vấn đề đặt ra tạo động lực kích thích hoạt động tư duy của học sinh. Ví dụ khi giáo viên đưa ra câu hỏi: Vì sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến? Hay câu: Hãy nêu những đóng góp của 3
- phong trào Tây Sơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc? Các câu hỏi đưa ra học sinh phải suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Thông qua hoạt động tư duy, qua những hướng dẫn gợi mở của giáo viên, học sinh sẽ dần lĩnh hội được các kiến thức. Khi ấy quá trình dạy học đã đạt được hiệu quả bài học. 2. Thực trạng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong giảng dạy bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc từ X-XV” ở lớp 10 chương trình chuẩn Hiện nay việc dạy và học về lĩnh vực văn hóa nói chung và cụ thể bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc từ X-XV” nói riêng là một vấn đề khó. Do dung lượng kiến thức nhiều, thời gian lại hạn chế, lại có nhiều khái niệm mới cần hình thành...Vì vậy nêu không đổi mới phương pháp dạy học sử dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thì không đảm bảo nội dung của bài học. Đặc biệt là học sinh không hiểu được những giá trị văn hóa thời kì này như truyền thống hiếu học, coi trọng nhân tài, sự sáng tạo của nghệ nhân dân gian... Vậy thì các em làm sao có thể quý trọng những di sản mà cha ông để lại huống chi là bảo vệ những giá trị đó. Như vậy với bài học trên việc xây dựng hệ thống câu hỏi là rất quan trọng. Tôi nhận thấy việc sử dụng câu hỏi của giáo viên tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực những vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau: - Giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về việc xây dựng hệ thống câu hỏi. Vì thế trong dạy học thường tiện đâu hỏi đó hoặc hỏi cho có hỏi... - Một số tiết học giáo viên chỉ huy động một số học sinh khá, giỏi tham gia trả lời câu hỏi mà chưa quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém cho nên đối tượng học sinh này ít được tham gia hoạt động, dẫn đến các em thêm tự ti về năng lực của mình và cảm thấy chán nản môn học. - Các loại câu hỏi chưa phong phú, chưa kích thích được tư duy ham học hỏi của học sinh. - Giáo viên sử dụng quá nhiều câu hỏi, vụn vặt trong một tiết học dẫn tới bài giảng trở nên dàn trải không khắc sâu những nội dung trọng tâm. - Nhiều giáo viên chưa biết kết hợp các phương pháp dạy học đặc biệt là nêu câu hỏi để khai thác tối ưu các kênh hình trong bài học này. Qua bài học cụ thể này với việc xây dựng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh tôi sẽ giúp cho các em thấy học lịch sử còn là học văn hóa. Nếu không học lịch sử sẽ là tự đánh mất đi văn hóa, bản sắc dân tộc mình. Chính vì vậy vượt qua những khó khăn nêu trên tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề: xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh qua bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc từ X-XV” ở lớp 10 chương trình chuẩn. 3. Những giải pháp thực hiện 3.1.Nhận thức đúng về vấn đề xây dựng hệ thống câu hỏi. Chỉ khi người thầy có suy nghĩ, nhận thức đúng về vai trò của câu hỏi thì mới tạo được động lực, quyết tâm để xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học một cách có hiệu quả: - Câu hỏi giúp cho học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của bài 4
- học. Kiến thức ở đây không phải là cái mà người thầy cung cấp sẵn cho học sinh. Theo như đại văn hào người Nga Lep Tônxtôi “kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nó là thành quả cố gắng của tư duy chứ không phải trí nhớ ”. Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử là dạy cho học sinh biết tư duy. Tư duy càng phát triển thì việc lĩnh hội kiến thức càng dễ dàng. Một hệ thống các câu hỏi sẽ phác họa lại bức tranh chân thực về lịch sử. - Việc sử dụng hệ thống câu hỏi không chỉ giúp cho việc hình thành kiến thức mới mà còn là phương tiện quan trọng để củng cố, kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh đạt được. Các câu hỏi đưa ra để kiểm tra, đánh giá, người giáo viên biết được học sinh nắm kiến thức ở các mức độ: biết, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. 3.2.Xây dựng bảng hệ thống câu hỏi trong bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc từ X-XV” ở lớp 10 chương trình chuẩn Hệ thống câu hỏi trong bài khá phong phú. Tuy nhiên, do thời gian trên lớp hạn chế nên không phải câu hỏi nào cũng khai thác vì còn phải dành thời gian cho các hoạt động khác. Để đạt được hiệu quả sử dụng cao, giáo viên phải chọn lọc được những câu hỏi cơ bản, có giá trị để khai thác. Giáo viên tùy theo mức độ của từng đối tượng học sinh để đặt câu hỏi nhằm nâng cao hiệu quả của giờ học. TT Tên mục Câu hỏi 1 Tƣ tƣởng – - Câu hỏi 1: Tại sao Nho giáo sớm trở thành hệ tư tương tôn giáo chính thống của giai cấp thống trị nhưng lại không phổ biến trong nhân dân? - Câu hỏi 2: Vì sao nói thời Lý – Trần Phật giáo được coi là quốc giáo? 2 Giáo dục - Câu hỏi 1: Nhà Lý cho xây dựng Văn miếu- Quốc tử giám thể hiện điều gì? - Câu hỏi 2: Việc dựng bia tiến sĩ có tác dụng gì? - Câu hỏi 3: Vì sao giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển? 3 Văn học -Câu hỏi 1: Cho biết tác phẩm nào vừa là tác phẩm văn học vừa là tác phẩm lịch sử ở thế kỉ XV và lý giải? - Câu hỏi 2: Tại sao văn học nước ta trong giai đoạn X- XV có đặc điểm chính là thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc? 4 Nghệ thuật - Câu hỏi 1: Hãy quan sát hình ảnh chùa Một Cột, cho biết nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc chùa Một Cột? - Câu hỏi 2: Qua lan can đá chạm rồng tại thềm điện Kính Thiên (Hà Nội), em hãy cho biết hình rồng thời Lê có gì khác với hình rồng thời Lý? Từ đó chỉ ra nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam? -Câu hỏi 3: Qua theo dõi đoạn phim về nghệ thuật múa rối nước, em hãy cho biết vì sao nghệ thuật sân khấu dân gian này lại thu hút nhiều du khách quốc tế khi đến với 5
- Việt Nam? 5 KHKT -Câu hỏi 1: Trong các thế kỉ X-XV, nước ta đạt được những thành tựu gì tiêu biểu về khoa học và kĩ thuật? - Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X-XV? Trên đây là hệ thống câu hỏi mà tác giả nêu lên để tạo nên khung của bài học. Trong quá trình sử dụng, tùy theo đối tượng học sinh giáo viên có thể linh hoạt sử dụng có thêm hay bớt cho phù hợp. 3.3.Nguyên tắc khi sử dụng hệ thống câu hỏi Để nâng cao hiệu quả sử dụng câu hỏi cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Một là: Đảm bảo tính chính xác, khoa học. Câu hỏi phải bám sát nội dung chương trình học, có nội dung chính xác, rõ ràng, dễ hiểu. Đó là những câu hỏi nêu được vấn đề cần đặt ra để có thể hiểu đúng, sâu sắc hơn sự kiện. Câu hỏi như vậy đòi hỏi học sinh phải có những thao tác tư duy mới tìm được câu trả lời thích đáng. Hai là: Đảm bảo tính sư phạm. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, bởi xét đến cùng, mọi phương tiện dạy học dù hiện đại đến đâu thì cũng chỉ có thể phát huy được tác dụng của mình nếu giáo viên có phương pháp sư phạm tốt. Nguyên tắc sư phạm trong sử dụng câu hỏi được thể hiện ở những khía cạnh sau: - Phù hợp với trình độ học sinh. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính vừa sức, không quá dễ cũng không quá khó làm giảm hứng thú của học sinh khi học tập. Mỗi giờ giáo viên chỉ sử dụng lượng câu hỏi vừa phải. Các câu hỏi của giáo viên phải tạo thành hệ thống hoàn chỉnh có mối quan hệ lôgic chặt chẽ làm nổi bật chủ đề, nội dung tư tưởng của bài. - Sử dụng đúng mục đích. Mỗi một loại câu hỏi có một chức năng riêng nên chúng phải được nghiên cứu cụ thể để sử dụng đúng mục đích, phù hợp với yêu cầu bài học. Ví dụ: Câu hỏi đặt vấn đề khác với câu hỏi cung cấp kiến thức mới, câu hỏi kiểm tra bài cũ, củng cố bài học. - Sử dụng đúng thời điểm. Giáo viên cần khắc phục tình trạng chưa cung cấp kiến thức lịch sử mà đặt câu hỏi, cách đặt câu hỏi như vậy trái với đặc trưng bộ môn, buộc học sinh nhìn vào SGK để trả lời chứ không hoàn toàn tự suy nghĩ tìm kiến thức. Khi nêu câu hỏi nhất định phải để cho học sinh có thời gian để suy nghĩ để trả lời, học sinh khác có thể bổ sung và tranh luận sau đó giáo viên mới nhận xét, tổng kết lại. - Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm. Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh; mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu. - Lưu ý đến nhiều đối tượng học sinh trong lớp. Trong quá trình dạy học, giáo viên đặt và sử dụng câu hỏi cần phải linh hoạt, tùy theo từng lớp và từng 6
- đối tượng học sinh. Cần phải nắm vững đối tượng học sinh, phân biệt được trình độ của các em trong việc học tập bộ môn để từ đó giáo viên điều chỉnh các thao tác sư phạm của mình cho phù hợp với. Khi đặt câu hỏi cần ngắn gọn đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với tư duy của học sinh. Không nên đặt ra những câu hỏi chung chung; những câu hỏi “Đúng” hay “Sai”, “Có” hay “Không”. - Kết hợp với nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học khác như: Sử dụng hệ thống câu hỏi là một phương pháp nhưng cũng cần có sự kết hợp với các phương pháp khác như sử dụng đồ dùng trực quan, khai thác các nguồn tài liệu khác cùng các thao tác sư phạm hợp lý để vận dụng linh hoạt trong giờ học góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Ba là: Đảm bảo tính truyền cảm. Trong quá trình tổ chức dạy học, khi đặt ra câu hỏi người giáo viên cần có ngôn ngữ truyền cảm, có ngữ điệu rõ ràng, có thái độ xúc cảm đối với các sự kiện hiện tượng lịch sử. Giáo viên cũng cần động viên khuyến khích học sinh tích cực trả lời có thể khen ngợi các học sinh tích cực, uốn nắn học sinh thụ động chưa tích cực. 3.4. Kỹ năng sử dụng hệ thống câu hỏi 3.4.1. Phân loại hệ thống câu hỏi Theo mục đích, hệ thống câu hỏi trong một bài học lịch sử hiện nay có cách phân chia như sau: - Câu hỏi kiểm tra bài cũ: mục đích là nhằm giúp học sinh liên hệ, nhớ lại kiến thức cũ đồng thời tạo sự khởi động phấn khởi cho học sinh khi học bài mới. - Câu hỏi nhằm phát hiện, tái hiện kiến thức: nhằm để cung cấp nội dung bài học. - Câu hỏi phát triển tư duy: nhằm giúp học sinh rèn luyện thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp… Vì những câu hỏi đó chỉ trả lời được khi có sự liên hệ suy luận với những kiến thức đã học. - Câu hỏi củng cố: thường là những câu hỏi ở cuối mỗi bài giúp học sinh hệ thống kiến thức trong bài học. Giáo viên tùy theo bài học có thể mở rộng liên hệ thực tiễn hiện nay. Việc phân loại câu hỏi sẽ giúp cho giáo viên xác định các biện pháp sư phạm để hướng học sinh lĩnh hội kiến thức, bởi mỗi loại câu hỏi thể hiện một nội dung khác nhau thì phương pháp sử dụng cũng khác nhau. 3.4.2. Các bƣớc tiến hành Việc sử dụng câu hỏi phải được tiến hành theo các bước sau: Bước1: Giáo viên cung cấp kiến thức hoặc gợi nhớ những nội dung lịch sử đã học trước khi tìm hiểu nội dung mới. Bước2: Giáo viên đưa ra câu hỏi nêu vấn đề và tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học. Bước 3: Học sinh trình bày, trả lời câu hỏi mà giáo viên đã nêu. Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung câu hỏi cho học sinh. 3.5. Sử dụng hệ thống câu hỏi trong bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc từ X-XV” ở lớp 10 chương trình chuẩn 3.5.1. Sử dụng câu hỏi ở phần kiểm tra bài cũ 7
- Trước hết giáo viên trình chiếu bảng và đặt câu hỏi: Em hãy điền tên các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta từ thế kỉ X-XV và trình bày về 1 cuộc kháng chiến mà em ấn tượng nhất? Thời gian Cuộc kháng chiến 981 1075-1077 1258; 1285; 1287-1288 1418-1427 Sau khi trình chiếu bảng thống kê trên màn hình giáo viên gọi học sinh trả lời. Với bảng thống kê này giáo viên sẽ giúp cho học sinh củng cố kiến thức bài cũ một cách có hệ thống các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta từ thế kỉ X- XV. Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới: trong các thế kỉ X- XV nhân dân ta không chỉ thắng lợi oai hùng về quân sự mà còn có những thành tựu to lớn về văn hóa- giáo dục chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài 20 này. 3.5.2. Sử dụng câu hỏi nhằm cung cấp nội dung kiến thức của bài học *Sử dụng câu hỏi ở mục I: tƣ tƣởng, tôn giáo Ở mục này khi dạy về phần tư tưởng, tôn giáo là một phần khó đối với học sinh lại liên hệ đến kiến thức cũ đã học giáo viên phải giới thiệu khái quát về tình hình chung. Trong các thế kỉ X- XV, về tư tưởng tôn giáo nước ta xuất hiện hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” tức là ba tôn giáo cùng tồn tại và phát triển song song với nhau đó là: Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Cả ba tôn giáo này đều từ bên ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ vốn được du nhập nước ta từ thời Bắc thuộc, đến thời kì này có điều kiện phát triển. Câu hỏi 1: Tại sao Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị nhưng lại không phổ biến trong nhân dân? Câu hỏi này chỉ đưa ra khi giáo viên đã trình bày được những nét chính về sự phát triển của Nho giáo ở nước ta qua các thời kì Lý-Trần và Lê sơ. Học sinh sẽ dễ hiểu vì sao Nho giáo sớm là hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến vì những quan điểm, tư tưởng của Nho giáo đã quy định một trật tự, kỷ cương đạo đức phong kiến rất quy củ, khắt khe nên giai cấp thống trị đã triệt để lợi dụng Nho giáo là công cụ thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến. Còn với nhân dân chỉ tiếp thu khía cạnh đạo đức của Nho giáo. Nhà lê sơ Nho giáo trở thành độc tôn vì lúc này nhà nước quân chủ chuyên chế đã đạt tới đỉnh cao, đã hoàn chỉnh. Điều này còn thể hiện việc tiếp nhận văn hóa bên ngoài đã được “Việt hóa” không phải sao chép một cách máy móc mà phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Câu hỏi 2: Vì sao nói thời Lý- Trần Phật giáo được coi là quốc giáo? Câu hỏi này được sử dụng khi học sinh đã nhớ lại những nét chính về Phật giáo như là có nguồn gốc từ đâu? Vào thời gian nào? Giáo lí cơ bản của nó là gì? Câu hỏi này hướng cho các em hiểu được vị trí quan trọng của tôn giáo này vào thời kì Lý – Trần là: Phật giáo thời kì này có vị trí đặc biệt quan trọng 8
- và rất phổ biến như là quốc giáo được cả giai cấp thống trị và nhân dân tôn sùng. Nó được biểu hiện như sau: + Phật giáo được nhân dân và nhà nước tôn sùng + Chùa chiền mọc ra ở nhiều nơi + Bộ phận sư tăng có vai trò quan trọng trong nhà nước + Vua Trần Nhân Tông còn lập ra phái thiền Trúc lâm Giáo viên có đặt câu hỏi thêm để nâng cao kiến thức: Vì sao nhà vua Trần Nhân Tông lập ra một môn phái riêng của Đạo Phật ở Việt Nam? Câu hỏi này buộc học sinh phải tư duy mới trả lời được. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh tư tưởng chủ đạo của nhân dân ta từ thế kỉ X- XV chính là tư tưởng độc lập, tự chủ. Do tác động của tư tưởng này mà chi phối các mặt đời sống của nhân dân ta: kinh tế tự chủ, kháng chiến bảo vệ nền độc lập và tất nhiên về tư tưởng cũng phải có hệ tư tưởng riêng để đối lập với Trung Quốc. Vì vậy mà thời Lý Trần rất coi trọng phát triển Phật giáo và đặc biệt vua trần Nhân Tông còn lập ra môn phái riêng là phái thiền Trúc Lâm. Như vậy, với những câu hỏi trên giáo viên giúp cho học sinh tích cực, chủ động trong việc đi tìm hiểu những nội dung kiến thức tình hình tư tưởng tôn giáo nước từ X- XV. Đây là thời kì có sự tồn tại song song cùng phát triển của Nho giáo – Phật giáo – Đạo giáo. Tuy mỗi thời kì tôn giáo này hưng hay suy nhưng sự tồn tại đó làm cho văn hóa nước ta đa dạng, phong phú. Sự phong phú đó cũng chi phối đến nhiều lĩnh vực khác đặc biệt như kiến trúc, điêu khắc. * Sử dụng câu hỏi khi dạy mục II: Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học- kĩ thuật. Câu hỏi 1: Vì sao giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển? Đây là câu hỏi nhằm củng cố lại mục giáo dục. Từ những sự kiện đánh dấu sự phát triển giáo dục học sinh thấy giáo dục thời kì này đã có tác dụng là nâng cao dân trí cho nhân dân, đào tạo một đội ngũ những người tài, làm quan đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Song nội dung giáo dục chủ yếu thiên về thiên văn học, triết học, chính trị, đạo đức học...hầu như không có nội dung khoa học, kỹ thuật vì vậy không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Câu hỏi 2: Tại sao văn học nước ta trong giai đoạn X- XV có đặc điểm chính là thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc? Câu hỏi này sẽ sử dụng khi giáo viên đã cung cấp cho học sinh về những thành tựu văn học X- XV mà đặc biệt là những tác phẩm xuất sắc trong giai đoạn này như Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Học kết hợp với kiến thức cũ là các tác phẩm này gắn liền với những cuộc kháng chiến oai hùng của đất nước và kiến thức liên môn với văn học để rút ra được : đặc điểm chính là thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Câu hỏi 3: Trong thế kỉ X – XV nước ta đạt được những thành tựu gì tiêu biểu về khoa học- kĩ thuật ? Câu hỏi này nhằm hệ thống những thành tựu chính về khoa học – kĩ thuật ở nước ta từ thế kỉ X- XV. Với câu hỏi này giáo viên nên linh hoạt vào nội dung 9
- bài học hoặc có thể giao cho học sinh về nhà hoàn thiện. Đây là câu hỏi nên sử dụng bảng để thống kê giúp học sinh dễ làm lại dễ nhớ. Bảng thống kê những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiêu biểu từ X- XV Lĩnh vực Thành tựu chính Lịch sử Địa lý Toán học Thiết chế chính trị Kĩ thuật Quân sự 3.5.3.. Sử dụng câu hỏi nhằm khai thác các kênh hình dạy học Trong dạy học bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc từ X- XV” ở lớp 10 chương trình chuẩn việc sử dụng câu hỏi nhằm khai thác kênh hình là yêu cầu bắt buộc để phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học. Để nâng cao hiệu quả sử dụng kênh hình cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Một là: Đảm bảo tính chính xác, khoa học. Nội dung đưa ra phải ngắn gọn, súc tích, không quá sức đối với học sinh. Muốn làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc nội dung cơ bản của kênh hình, có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu kỹ nội dung các kênh hình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Hai là: Đảm bảo tính trực quan. Kênh hình khi đưa ra sử dụng phải được trình bày đẹp, rõ ràng, dễ quan sát. Ba là: Đảm bảo tính sư phạm như phù hợp với trình độ học sinh, sử dụng đúng mục đích, sử dụng đúng thời điểm, thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm, lưu ý đến nhiều đối tượng học sinh trong lớp, kết hợp với nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học khác như... Sau khi nghiên cứu bài học, tôi đã lựa chọn những câu hỏi gắn với những kênh hình trong bài như sau: Câu hỏi 1: Trình chiếu hình ảnh văn miếu – quốc tử giám và nêu câu hỏi: Việc nhà Lý cho xây dựng Văn miếu – Quốc tử giám thể hiện điều gì? 10
- Hình 1: Văn miếu (Hà Nội) Hình 2: Quốc tử giám Câu hỏi này được nêu ra khi giáo viên trình bày những sự kiện gắn liền với nền giáo dục thời Lý. Năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn miếu; năm 1075 nhà nước cho mở khoa thi Nho học đầu tiên; năm 1076 Nhà Lý cho xây dựng quốc tử giám. Giáo viên trình chiếu hình ảnh của văn miếu và quốc tử giám và miêu tả cũng như tác dụng của quần thể kiến trúc này. Văn miếu tức miếu thờ văn, Nho giáo coi trọng văn lấy văn làm đầu. Đây là công trình kiến trúc có giá trị biểu tượng như chùa với Phật giáo, quán phủ với Đạo giáo, nhà thờ với đạo Ki-tô. Đây là nơi thờ Khổng tử, Chu công và 72 học trò xuất sắc của Khổng tử. Đến thời Trần vua Trần cho thờ thầy Chu Văn An trong văn miếu. Quốc tử giám đầu tiên là trường dạy học cho hoàng tử, về sau những người học giỏi ở các địa phương được đến học. Đây được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta để đào tạo người tài. Qua hình ảnh và giải thích tác dụng của những công trình kiến trúc trên học sinh sẽ trả lời được câu hỏi của giáo viên. Trải qua 10 thế kỉ Bắc thuộc nhân dân ta không được học hành, giáo dục không ai quan tâm. Trong khi 11
- đó ở Trung Quốc giáo dục được coi trọng từ thời Xuân Thu. Chính vì vậy bước vào thế kỉ độc lập, cùng với nhu cầu phát triển đất nước các triều đại phong kiến nước ta mà đầu tiên là nhà Lý đã quan tâm đến giáo dục. Như vậy việc làm trên của nhà Lý thể hiện sự tôn vinh, quan tâm đến giáo dục. Câu hỏi 2: Việc dựng bia tiến sĩ có tác dụng gì? Hình 3: Bia tiến sĩ trong Văn miếu Đầu tiên giáo viên cho học sinh quan sát bia tiến sĩ trong văn miếu. Sau đó giáo viên nêu câu hỏi: Em biết gì về bia tiến sĩ trong văn miếu ở Hà Nội ?Học sinh sẽ được đặt trong tình huống có vấn đề, giáo viên gọi một em trả lời và sau đó chốt ý: Bia tiến sĩ ở văn miếu có 82 bia, bia đầu tiên được dựng vào năm 1484 thời vua Lê Thánh Tông, bia cuối cùng dựng năm 1780, ghi danh 1304 tiến sĩ thời Lê – Mạc. 82 tấm bia có giá trị về nhiều mặt sử học, văn học, kĩ thuật, mỹ thuật, điêu khắc... Mỗi tấm bia đều chạm khắc công phu, tỉ mỉ, có chiều cao trung bình từ 1.5 đến 1.9m; rộng từ 1- 1,3 m. Trên tấm bia thường khắc hình 2 con rồng chầu mặt nguyệt, diềm bia được trang trí bằng hình hoa lá. Nội dung mỗi tấm bia đều có hai phần: phần văn bia và danh sách các vị tiến sĩ đỗ trong khoa đó. Dưới mỗi tấm bia đều có một con rùa đá được tạc công phu sinh động biểu trưng cho sự trường tồn của tinh hoa dân tộc. Năm 2010, 82 bia tiến sĩ được công nhận là di sản tư liệu thế giới. Qua việc tìm hiểu trên học sinh hiểu thêm về những giá trị văn hóa dân tộc. Học sinh sẽ biết tác dụng của việc dựng bia tiến sĩ: trước hết là khuyến khích sự học trong nhân dân ta, mặt khác thể hiện sự tôn vinh những người tài giỏi của nhà nước lúc bấy giờ. Câu hỏi 3: Qua hình ảnh chân dung của Nguyễn Trãi và đoạn trích của Bình Ngô Đại Cáo nêu câu hỏi: Qua hình ảnh trên em hãy cho biết tác phẩm nào vừa là tác phẩm văn học vừa là tác phẩm lịch sử ở thế kỉ XV và lý giải? 12
- Hình 4: Nguyễn Trãi với Bình Ngô đại cáo Giáo viên trình chiếu hình ảnh lên màn hình, học sinh quan sát và suy nghĩ trả lời câu hỏi. Sau đó giáo viên gọi học sinh trả lời và chốt ý. Giáo viên nêu nét chính về chân dung của Nguyễn Trãi: ảnh chân dung của ông được in trên lụa mịn, do người cháu đời thứ 17 tặng cho bảo tàng lịch sử Việt Nam. Bức chân dung toát lên vẻ mặt hiền từ, đôi mắt sáng tinh anh của danh nhân văn hóa thế giới. Nguyễn Trãi chính là tác giả của áng thiên cổ hùng văn, tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc: tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo. Câu hỏi 4: Hình ảnh chùa Một Cột (Hà Nội) nêu câu hỏi: Hãy quan sát hình ảnh chùa Một Cột, cho biết nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam? Hình 5: Chùa Một Cột (Diên Hựu) - Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh; Giáo viên nêu câu hỏi đặt vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh: Hãy cho biết nét độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc chùa Một Cột. 13
- - Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên nhận xét, bổ sung những nội dung mà học sinh trả lời; Giáo viên cũng có thể xây dựng đoạn miêu tả như sau: Chùa Một Cột được xây dựng năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Chùa Một Cột là công trình kiến trúc nổi tiếng dưới thời Lý gồm ngôi chùa và tòa đài xây giữa hồ vuông. Cả cụm di tích có tên là chùa Diên Hựu riêng tòa đài có tên là đài Liên Hoa. Theo truyền thuyết chùa được xây dựng khi vua Lý Thái Tông nằm mộng được Phật bà dắt lên đài hoa sen ngự tọa, quần thần cho là điềm gở, xin vua cho xây dựng ngôi chùa như bông hoa sen nở trên mặt nước và cho các sư đi vòng quanh tụng kinh để cầu phúc vì vậy gọi là chùa Diên Hựu. Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiếu. Hiện nay chùa Một Cột gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cột cao 4m, đường kính 1,2m có cột đá là hai khúc chồng lênh nhau thành một khối. tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong văn bia thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tương một bông hoa sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành trắng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê. Chùa Một Cột đã qua nhiều lần sửa chữa. Ngày 11/9/1954, trước khi rút khỏi miền bắc, quân Pháp đã cho nổ mìn phá hủy đài Liên Hoa. Khi tiếp quản thủ đô, Chính phủ đã cho làm lại đến tháng 4/ 1955 thì hoàn thành. Như vậy, không chỉ tạo hứng thú cho học sinh, mà còn giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Đại Việt, tự hào và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu hỏi 5: Qua hình lan can đá chạm rồng tại thềm điện Kính Thiên ( Hà Nội) nêu câu hỏi: Hình rồng thời Lê sơ có gì khác với hình rồng thời Lý trước kia?Qua đó hãy cho biết nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc việt Nam? Hình 6: Lan can đá chạm rồng tại điện Kính Thiên (Hà Nội) Đầu tiên giáo viên giới thiệu về nghệ thuật điêu khắc thời kì này. Đây là giai đoạn xuất hiện nhiều tác phẩm điêu khắc mang những họa tiết hoa văn độc đáo như rồng trơn cuộn trong lá bồ đề, bông cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình 14
- hoa sen nở...cùng nhiều bức phù điêu có hình cô tiên, các vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn. Trong đó hình tượng nổi bật nhất là hình tượng rồng. Giáo viên cho trình chiếu hình ảnh, yêu cầu học sinh quan sát. Để giúp cho học sinh so sánh hình tượng rồng thời Lê sơ và thời Lý giáo viên cho hai hình ảnh cùng chiếu lên. Sau đó gọi học sinh trả lời và nhận xét, chốt ý. Đây là những tác phẩm điêu khắc đá còn khá nguyên vẹn. Thành bậc cửa được chạm hình rồng bò xoài theo 9 bập cấp. Đầu rồng nhô cao, bờm tóc mượt mềm mại chạy về phía sau, thân uốn nhiều khúc, mồm rộng, mũi sư tử, chân nhiều móng vuốt. Sự cách điệu hóa các chi tiết đã tạo ra vẻ độc đáo cho hình tượng con rồng đá. Các hoa văn được diễn tả với đường nét chạm khắc điêu luyện, tinh tế trong một bố cục vừa hài hòa, vừa chặt chẽ. Nếu như hình tượng rồng thời Lý, mình trơn, mềm mại, tượng trưng cho nước Đại Việt thời kì bắt đầu phát triển chế độ phong kiến thì hình tượng rồng thời Lê sơ ở điện Kính Thiên được tạc với vảy sừng, móng vuốt vẻ dữ tợn và nhiều hoa văn cầu kì cho thấy sự uy nghi đường bệ như một biểu tượng quyền lực của vua. Hình tượng rồng vừa chứng tỏ sự tài hoa trong nghệ thuật điêu khắc của người đương thời, vừa phản ánh phần nào đó thiết chế chính trị của nhà nước phong kiến Đại Việt ở thế kỉ XV. Câu hỏi 6 : Đoạn phim về nghệ thuật múa rối nước và nêu câu hỏi: Theo em vì sao nghệ thuật sân khấu dân gian này thu hút được nhiều du khách quốc tế khi đến với Việt Nam? Trước hết giáo viên cho học sinh xem đoạn phim. Thông qua đoạn phim ngắn nhưng hết sức sinh động các em như được sống trong không khí của hội làng, đắm chìm trong làn điệu chèo, hình tượng con rối nước. Khi học sinh xem xong giáo viên nêu câu hỏi trên sẽ tạo nên hứng thú khi học tập. Giáo viên cho các em trả và hỏi thêm về cảm nhận khi các em xem múa rối nước: nó có sinh động không? Có cuốn hút các em không? Sau đó giáo viên phải chốt lại và cung cấp thêm thông tin về loại hình nghệ thuật này. Múa rối nước là loại hình sân khấu truyền thống hết sức đặc sắc phổ biến từ thời Lý. Đây là nền nghệ thuật của những người nông dân quen ngâm bùn lội nước trồng nên cây lúa. Trên ao dựng lên một ngôi nhà nhỏ gọi là thủy đình, làm hậu trường cho người điều khiển, phía trước có mành che. Những con rối làm bằng gỗ, nhờ sự điều khiển bằng sào, dây...Biểu diễn rối nước không thể thiếu tiếng trống, tiếng sáo, làn điệu chèo, hát dân ca phụ trợ. Múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Hiên nay nó là một loại hình sân khấu thu hút được đông đảo của khách du lịch quốc tế khi đến với nước ta. 3.5.4. Sử dụng câu hỏi nhằm củng cố bài học Đối với bài học này dung lượng kiến thức khá nhiều thì việc khái quát hóa những nội dung trên là hết sức quan trọng. Vì vậy tôi quyết định đưa ra câu hỏi sau để củng cố bài học. Câu hỏi : Em có nhận xét gì về nền văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X- XV? Đây là một câu hỏi khó vì nó đòi hỏi phải có sự khái quát cao. Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở như: Nền văn hóa này có nhiều thành tựu không? Nó chứng tỏ điều gì? Nền văn hóa Đại Việt có chịu ảnh hưởng bên ngoài không? Đây là thời kì có nhiều thành tựu văn hóa điều đó chứng minh đây là nền văn hóa phát 15
- triển đa dạng, phong phú. Mặt khác do được tìm hiểu những thành tựu trên các em thấy rõ đây là nền văn hóa chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và tính dân gian. Tính dân tộc được hiểu đây là nền văn hóa kế thừa Văn minh Văn Lang- Âu Lạc đồng thời nó gắn liền với niềm tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tính dân gian thể hiện qua sự sáng tạo của nhân dân ta qua từng thành tựu của nền văn hóa này. Nó cũng chính là mảnh đất màu mỡ mà những giá trị văn hóa sẽ tồn tại mãi mãi. 4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trƣờng. 4.1. Hiệu quả - Với bản thân, đồng nghiệp: bản thân tác giả là người dạy thấy phải đầu tư nhiều hơn nghiên cứu bài học, lựa chọn hình ảnh, câu hỏi phù hợp để khai thác tốt kênh hình, nâng cao hiệu quả dạy học. - Những tiến bộ của học sinh: học sinh phải có sự chuẩn bị bài, hứng thú với những vấn đề mà GV nêu ra. HS được xem những thành tựu văn hóa tiêu biểu của dân tộc như những công trình kiến trúc, nhân vật lịch sử, những nghệ thuật dân gian...qua đó sẽ nắm vững kiến thức bài học hơn. - Với phong trào giáo dục của nhà trường, ở địa phương: tạo ra phong trào dạy tốt, học tốt. 4.2. Kết quả thực nghiệm Tôi đã tiến hành trên hai đối tượng lớp 10A9,10A8 không sử dụng câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh kết quả như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 10 19 16 10A8 45 0 0 22,3 % 42,2% 35,5% 1 9 20 13 10A9 44 0 2,3% 20,9% 46,5% 30,3% và các lớp 10a1; 10a2; 10a3; 10a4 đưa câu hỏi vào trong bài dạy đạt kết quả sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 13 23 4 10A1 40 0 0 32,5% 57,5% 10% 12 22 10 10A2 44 0 o 27,3% 50% 22,7% 9 17 19 10A3 45 0 0 20% 37,8% 42,2% 8 20 16 10A4 44 0 0 18,1% 45,4% 36,5% III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Để đạt kết quả cao trong giảng dạy bộ môn lịch sử có nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ thuộc vào từng bài học và đối tượng học sinh mà người giáo viên nên lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp vừa tạo được hứng thú cho học sinh 16
- vừa nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học bộ mộn. Sử dụng câu hỏi nhằm phát huy tính cực, chủ động trong dạy học lịch sử là một trong những phương pháp thường được sử dụng để tạo ra hứng thú cho học sinh đối với bài học. Tuy nhiên để sử dụng thành công phương pháp sử dụng câu hỏi giáo viên cần nắm vững những nguyên tắc của bộ môn và đối tượng áp dụng. Từ thực tế giảng dạy trong những năm vừa qua tại một trường mà điều kiện dạy và học còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng tôi đã cố gắng rất nhiều trong việc đưa nhiều phương pháp khác nhau trên cùng một đối tượng dạy học. Việc sử dụng câu hỏi nhằm nhằm phát huy tính cực, chủ động trong dạy học ở bài: “ Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV” SGK lịch sử 10 chương trình chuẩn đã cho tôi những thành công sau mỗi tiết dạy. Học sinh không còn thờ ơ với những tiết học lịch sử mà các em thực sự hứng thú và say mê từ đó tích cực học tập bộ môn. Và hơn hết các em biết và hiểu thêm những giá trị văn hóa mà ông cha ta để lại nhắc nhở các em luôn có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát triển nó trong cuộc sống hội nhập ngày nay. 2. Kiến nghị, đề xuất: *Kiến nghị đối với nhà trường: - Có phòng học đa năng để giáo viên có thể sử dụng kết hợp nhiều phương tiện dạy học một cách dễ dàng, hiệu quả. - Có những chủ trương, biện pháp cụ thể động viên những giáo viên ứng dụng những cách dạy sáng tạo, nâng cao chất lượng giờ dạy. - Có thêm nhiều đầu sách tham khảo, đồ dùng trực quan tạo điều kiện để giáo viên sử dụng. *Kiến nghị đối với Sở giáo dục và đào tạo: - Thường xuyên có những lớp bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm giảng dạy đối với đội ngũ giáo viên. Kinh nghiệm nhỏ này của tôi hy vọng có thể được chia sẻ với đồng nghiệp. Tuy nhiên nó cũng còn có những hạn chế nhất định mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học hiện nay. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG Nam Định, ngày 19 tháng 5 năm 2016 ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của ngƣời khác Đỗ Thị Thu 17
- PHỤ LỤC GIÁO ÁN Tiết 26 Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỉ X - XV I.Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Giúp HS hiểu: - Trong những thế kỉ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn nổ lực xây dựng cho mình một nền văn hoá dân tộc, tiến lên. - Trải qua các triều đại Đinh – Lê - Lý – Trần – Hồ - Lê sơ ở các thế kỉ X – XV, công cuộc xây dựng văn hoá được tiến hành đều đặn nhất quán. Đây cũng là giai đoạn hình thành của nền văn hoá Đại Việt (còn gọi là văn hoá Thăng Long). - Nền văn hoá Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc. 2.Về tư tưởng, tình cảm: - Bồi dưỡng niềm tự hào về văn hoá đa dạng của dân tộc. - Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hoá tót đẹp của dân tộc. - Giáo dục ý thức, phát huy năng lực sáng tạo trong văn hoá. 3.Kỹ năng: - Quan sát, phát hiện, tư duy phân tích, tổng hợp. III.Thiết bị, tài liệu dạy – học: 1. Giáo viên + Máy chiếu + Một số tranh ảnh nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thế kỉ X – XV + Một số bài thơ, phú của các nhà thơ lớn. 2. Học sinh: SGK, tìm hiểu tư liệu về Văn miếu- Quốc tử giám, chùa Một Cột... III. Phƣơng pháp dạy học Dạy học nêu vấn đề, phân tích, giảng giải, sử dụng đồ dùng trực quan. IV. Tiến trình tổ chức dạy – học: 1.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên chiếu bảng và hỏi: Em hãy điền các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta từ thế kỉ X-X và trình bày về 1 cuộc kháng chiến mà em ấn tượng nhất? Thời gian Cuộc kháng chiến 981 1075-1077 1258; 1285; 1287-1288 1418-1427 2. Dẫn dắt vào bài mới: Từ sau ngày độc lập, trải qua gần 6 thế kỷ lao động và chiến đấu nhân dân Việt Nam đã xây dựng cho mình một nền văn hoá da dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Để thấy được những thành tựu văn hoá nhân dân ta đã xây dựng được từ thế kỉ X - XV, chúng ta cùng tìm hiểu bài 20. 3.Tổ chức dạy học: 18
- Hoạt động của thầy và trò Kiến thức HS cần nắm vững Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân I.Tƣ tƣởng, tôn giáo: - Trước hết GV truyền đạt để HS nắm được: bước Ở thời kì độc lập Nho giáo, Phật sang thời kỳ độc lập trong bối cảnh có chủ quyền giáo, Đạo giáo có điều kiện phát độc lập các tôn giáo được du nhập vào nước ta từ triển mạnh. thời Bắc thuộc có điều kiện phát triển. *Nho giáo: - GV có thể nói với HS về Nho giáo như người sáng lập và nguồn gốc giáo lý để HS nhớ lại những kiến thức, hiểu biết về Nho giáo. + HS trình bày những hiểu biết của mình về Nho - Thời Lý, Trần: Nho giáo dần dần giáo. trở thành hệ tư tưởng chính thống + GV kết luận: - Tư tưởng quan điểm của Nho của giai cấp thống trị, chi phối nội giáo: đề cao những nguyên tắc trong quan hệ xã dung giáo dục thi cử song không hội theo đạo lý: “Tam cương, Ngũ thường” trong phổ biến trong nhân dân. đó tam cương là quan hệ giữa Vua – Tôi, Cha – -Thời Lê sơ: nho giáo được độc tôn Con, Chồng – Vợ. Ngũ thường là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín (5 đức tính của người quân tử). -Nho giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc bước sang thời kỳ phong kiến độc lập, có điều kiện phát triển. - GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được sự phát triển của Nho giáo ở nước ta qua các thời đại Lý, Trần, Lê sơ. - HS theo dõi SGk và phát biểu. - GV kết luận. - GV đặt câu hỏi: Tại sao Nho giáo và chữ Hán sớm trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị nhưng lại không phổ biến trong nhân dân? - HS suy nghĩ và trả lời. - GV lý giải: Những quan điểm, tư tưởng của Nho giáo đã quy định một trật tự, kỷ cương đạo đức phong kiến rất quy củ, khắt khe, vì vậy giai cấp phong kiến đã triệt để lợi dụng Nho giáo để làm công cụ thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến. Còn với nhân dân chỉ tiếp thu khía cạnh đạo đức của Nho giáo. Nhà Lê sơ Nho giáo trở thành độc tôn vì lúc này nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, đã hoàn chỉnh. *Phật giáo: - GV nói với HS về đạo Phật: người sáng lập và -Thời Lý-Trần: phát triển thịnh đạt nguồn gốc giáo lý. +Phật giáo được nhân dân và nhà - GV nêu câu hỏi: Biểu hiện sự phát triển của nước tôn sùng. Phật giáo qua các thời kỳ Lý - Trần như thế + Chùa chiền mọc ra ở nhiều nơi. 19
- nào? + Bộ phận sư tăng có vai trò quan - HS theo dõi SGK và phát biểu. trọng - GV bổ sung và kết luận + Vua Trần Nhân Tông lập phái - GV đánh giá vai trò của Phật giáo trong thế kỉ X thiền Trúc Lâm. – XV Phật giáo giữ vị trí đặc biệt quan trọng - Thời kỳ Lê sơ Phật giáo bị hạn trong đời sống tinh thần của nhân dân và trong chế, thu hẹp, đi vào trong nhân dân. triều đình phong kiến, nhà nước phong kiến thời Lý coi đạo Phật là quốc đạo. - GV có thể giới thiệu sự phát triển của Phật giáo hiện nay. - GV trình bày Đạo giáo: được truyền bá, hoà nhập với tín ngưỡng dân gian. * Đạo giáo: được truyền bá, hoà nhập với tín ngưỡng dân gian. Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân - GV truyền đạt để HS nắm được cả 10 thế kỉ Bắc thuộc của nhân dân ta không được học hành, giáo dục không có ai quan tâm, khi đó ở Trung Quốc giáo dục đã được coi trọng từ thời Xuân Thu (thời Khổng Tử- Khổng Tử được coi là ông tổ của nghề I.Giáo dục, văn học, nghệ thuật, dạy học của Trung Quốc). khoa học – kĩ thuật: - Bước vào thế kỉ độc lập, nhà nước phong kiến 1.Giáo dục : đã quan tâm đến giáo dục. * Thời Lý: - GV nêu câu hỏi: Nhà Lý cho xây dựng Văn - 1070: vua Lý Thánh Tông cho lập miếu- Quốc tử giám có ý nghĩa gì? văn miếu. - HS trả lời. -1075: Mở khoa thi nho học đầu - GV bổ sung, kết luận: thể hiện sự quan tâm của tiên nhà nước phong kiến đến giáo dục, tôn vinh nghề - 1076: xây dựng Quốc tử giám dạy học. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự -> Từ đó giáo dục được tôn vinh, phát triển của giáo dục ở thế kỉ XI – XV. quan tâm phát triển. - HS theo dõi SGK, phát biểu. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận về những biểu * Thời Trần: 1247 lấy lệ tam khôi hiện của sự phát triển giáo dục. - GV có thể giải thích cho HS về các kỳ thi * Thời Lê sơ: quy chế thi cử được Hương , Hội, Đình. ban hành rõ ràng. - Đặt câu hỏi: Việc dựng bia tiến sĩ có ý nghĩa gì? - HS quan sát hình 35 bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét, kết luận: Việc làm này có tác dụng khuyến khích học tập, đề cao những người tài giỏi cần cho đất nước. - GV đặt câu hỏi: Vì sao giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển? - HS suy nghĩ trả lời 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Toán ở trường THPT
117 p | 56 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả ở trường THPT Nghi Lộc 4
37 p | 27 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Công dân với kinh tế - GDCD11 nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh THPT
60 p | 18 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động mở đầu theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong các bài dạy môn Tin học ở trường THPT
69 p | 21 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc ở Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An
56 p | 16 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm trong việc dạy học, ôn thi THPT QG môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận phát triển năng lực
23 p | 20 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm triển khai công tác phối hợp giữa Công đoàn và Chuyên môn trong việc tổ chức các hoạt động công đoàn tại trường THPT Hoàng Mai 2
59 p | 9 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức một buổi tuyên truyền miệng cho công đoàn viên và học sinh của trường THPT Nguyễn Chí Thanh
25 p | 45 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh 12 làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia
91 p | 24 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập để nâng cao hiệu quả giảng dạy qua bài học lịch sử lớp 10 THPT
31 p | 33 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giảng dạy và huấn luyện học sinh THPT đạt hiệu quả ở nội dung đội ba nam môn Đá cầu tham gia HKPĐ cấp tỉnh
23 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2
40 p | 33 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm dạy học chủ đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000) để phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 - THPT
65 p | 42 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn dạy học phần Lịch sử Việt Nam chương trình lớp 12 THPT theo định hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
36 p | 49 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm sử dụng thiết bị dạy học môn Công nghệ 12
15 p | 37 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm thực hiện các bài tập bổ trợ trong kỹ thuật đập bóng, chắn bóng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn bóng chuyền cho học sinh lớp 12 các trường THPT ở huyện Diễn Châu – Tỉnh Nghệ An
39 p | 32 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn