Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm thiết kế các chủ đề dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua các hoạt động đọc-viết-nói-nghe từ chủ đề Trữ tình dân gian Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10-tập 1
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Kinh nghiệm thiết kế các chủ đề dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua các hoạt động đọc-viết-nói-nghe từ chủ đề Trữ tình dân gian Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10-tập 1" nhằm đưa ra hướng thiết kế chủ đề dạy học chủ đề “Trữ tình dân gian Việt Nam” theo hướng phát triển phẩm chất năng lực qua các hoạt động Đọc-Viết-Nói-Nghe, từ đó khái quát lên một vài kinh nghiệm về thiết kế các chủ đề dạy học để phát triển năng lực học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm thiết kế các chủ đề dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua các hoạt động đọc-viết-nói-nghe từ chủ đề Trữ tình dân gian Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10-tập 1
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỌCVIẾTNÓI –NGHE TỪ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC “TRỮ TÌNH DÂN GIAN VIỆT NAM”TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10TẬP 1 Tháng 3/2022 1
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỌCVIẾTNÓI –NGHE TỪ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC “TRỮ TÌNH DÂN GIAN VIỆT NAM”TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10TẬP 1 Họ và tên: Hoàng Thị Liên Hương Tổ: Văn-Ngoại Ngữ Năm thực hiện: 2021 - 2022 Số điện thoại: 0916 156 018 2
- Tháng 3/2022 Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đề tài này được chọn xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy học, đưa dạy học theo chủ đề vào chương trình, dạy học phát triển các kĩ năng cho học sinh tiến tới tiệm cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 Alfred Adler có một câu nói rất nổi tiếng “Người dạy phải tin vào sức mạnh tiềm tàng của học trò và anh ta phải nỗ lực hết sức để giúp học trò mình trải nghiệm được sức mạnh này”. Sức mạnh tiềm tàng đó chính là những năng lực nhất định mà mỗi học sinh đều có, thế nhưng nhiều khi nó lại không phát triển được thành thế mạnh của cá nhân học sinh, thậm chí là bị thui chột và mất đi. Antole France thì khẳng định: “Toàn bộ nghệ thuật của sự giáo dục là nghệ thuật đánh thức sự tò mò bản năng của những trí óc non trẻ nhằm thỏa mãn nó sau đó”. Nói cách khác yêu cầu cơ bản của dạy học không phải là nhồi nhét tri thức vào cái đầu non nớt của trò mà là phát huy sức mạnh tiềm tàng, phát huy năng lực cho học sinh. Người giáo viên phải khơi dậy ngọn lửa khao khát tìm kiếm tri thức trong người học từ đó làm nó bùng cháy, dẫn dắt học sinh đến với chân trời mới tự mình khám phá những điều kì diệu của cuộc sống. Xã hội đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, công nghệ thông tin và truyền thông đã tác động mạnh mẽ đến giáo dục và đào tạo ở tất cả các quốc gia. Không nằm ngoài dòng chảy đó, giáo dục Việt Nam cũng đang có những bước chuyển mình lớn. Nghị quyết số 29NQ/TW khóa XI khẳng định phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Trong đó nhấn mạnh giáo dục từ trang bị 3
- kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, gắn học lý thuyết với thực hành, kiến thức giáo khoa và trải nghiệm thực tế. Thế nhưng, trong nhà trường hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Công văn 4612 BGDĐTGDTrh ngày 3/10/2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh từ năm học 20172018 đã yêu cầu căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn các chủ đề, xây dựng các chủ đề của từng môn học hoặc liên môn, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Chương trình Ngữ Văn 2018 tiếp tục định hướng đổi mới toàn diện và sâu sắc dạy học. Chương trình được xây dựng theo quan điểm tuân thủ các quy định cơ bản trong chương trình tổng thể, dựa trên các cơ sở khoa học, lấy việc rèn luyện các kĩ năng ĐọcViết NóiNghe làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học; Xây dựng chương trình theo hướng mở; Đáp ứng yêu cầu kế thừa, đổi mới và phát triển trên cơ sở chương trình truyền thống. Mục tiêu của chương trình là phát triển phẩm chất và năng lực. Để đạt được mục tiêu môn học, việc dạy học phải thông qua những kiến thức phổ thông cơ bản về Tiếng Việt, Văn học và các hoạt động đọc, viết, nghe nói các kiểu loại văn bản. Có nghĩa là với chương trình mới, hệ thống kiến thức về Tiếng Việt và Văn học là phương tiện đề phát triển phẩm chất và năng lực cho người học. Chương trình mới đã được đưa vào áp dụng cho lớp 1 từ năm học 20202021, lớp 6 từ năm học 20212022 và tiến tới áp dụng vào lớp 10 từ năm học 20222023, vì vậy vấn đề đổi mới dạy học để phát triển phẩm chất và năng lực người học đã trở thành yêu cầu bức thiết. 4
- 1.2. Đề tài này xuất phát từ thực tế dạy học theo chủ đề trong trường phổ thông Theo tinh thần đổi mới, xây dựng chủ đề dạy học đã trở thành yêu cầu bắt buộc khi xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ Văn. Các tổ nhóm chuyên môn đã nhóm các bài học có nội dung liên quan thành chủ đề dạy học và tiến hành dạy học theo chủ đề. Tuy nhiên trong thực tế, các chủ đề dạy học chưa thực sự được tổ chức đạt được hiệu quả phát triển phẩm chất và năng lực, chưa chú trọng rèn năng lực Đọc Viết Nói Nghe cho người học. Vì vậy để nhằm hình thành được phương pháp dạy học các chủ đề một cách có hiệu quả, phát huy năng lực người học theo đúng định hướng đổi mới dạy học, chuẩn bị cho việc triển khai dạy sách giáo khoa mới Ngữ Văn 10 vào năm 2022 tôi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỌCVIẾTNÓINGHE TỪ CHỦ ĐỀ “TRỮ TÌNH DÂN GIAN VIỆT NAM” TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10TẬP 1” Đề tài mới mẻ về khoa học, trình bày có hệ thống, dễ áp dụng trong chương trình dạy học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài không tránh khỏi còn có những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện, có tính ứng dụng cao. 2. Mục đích nghiên cứu Đưa ra hướng thiết kế chủ đề dạy học chủ đề “Trữ tình dân gian Việt Nam” theo hướng phát triển phẩm chất năng lực qua các hoạt động ĐọcViếtNóiNghe, từ đó khái quát lên một vài kinh nghiệm về thiết kế các chủ đề dạy học để phát triển năng lực học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học. 5
- 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Thiết kế chủ đề “ TRỮ TÌNH DÂN GIAN VIỆT NAM” qua các hoạt động ĐọcViếtNóiNghe để phát triển năng lực người học. Khái quát thành kinh nghiệm dạy học để ứng dụng cho việc tổ chức các hoạt động dạy học theo chủ đề có thể phát huy tốt năng lực người học. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động dạy học cho học sinh nhằm phát triển kĩ năng ĐọcViếtNgheNói. Phạm vi nghiên cứu: Các tác phẩm trữ tình dân gian Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 10 hiện hành. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp tổng hợp lý luận và thực tiễn Phương pháp này sử dụng để khái quát những vấn đề lí luận dạy học theo hướng phát triển năng lực, rèn luyện các kĩ năng ĐọcViếtNói Nghe. Mặt khác tổng hợp các nghiên cứu thực tiễn của bản thân để từ đó tìm ra hướng thiết kế chủ đề dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh qua các hoạt động ĐọcViếtNóiNghe. 5.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trong giờ dạy hàng ngày bằng cách xây dựng nội dung thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, đánh giá kết quả thực nghiệm để thấy được tính khả thi của đề tài và khả năng ứng dụng trong môi trường dạy học ở bậc trung học phổ thông. Sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê. 6
- Phần II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Lý thuyết dạy học theo hướng phát triển năng lực. Vấn đề dạy học theo hướng phát triển năng lực đã được đề cập nhiều trên phương diện lý thuyết. Giáo trình “Phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông” của Niconxki . Cuốn “Phương pháp dạy học văn” tập 1 Phan Trọng Luận chủ biên, xuất bản năm 2004. Công trình “Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường” NXB Giáo dục Nguyễn Hữu Quát, Hoàng Hữu Bội tuyển chọn và giới thiệu.... Ngoài ra “Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của Vụ giáo dục trung học, lưu hành nội bộ, xuất bản năm 2004. Nhìn chung, các tác giả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy các năng lực cho học sinh.Tuy nhiên, tất cả những công trình nghiên cứu để dạy học theo hướng phát triển năng lực đều đang dừng 7
- lại ở lý thuyết. Những công trình nghiên cứu đưa ra kinh nghiệm cụ thể để triển khai bài dạy theo hướng phát triển năng lực lại gần như chưa có, nên nhiều giáo viên thực sự rất lúng túng. Vì vậy, cần thiết phải có một công trình nghiên cứu với những kinh nghiệm cụ thể để giáo viên tiếp cận và áp dụng vào dạy học. 1.2. Đặc trưng của dạy học theo hướng phát triển năng lực. Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, Bộ GD&ĐT chủ trương đổi mới toàn diện sâu sắc phương pháp dạy học, tạo ra sự chuyển biến cơ bản về hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các trường trung học. Cụ thể chuyển từ chương trình định hướng nội dung sang chương trình định hướng năng lực. Chương trình giáo dục định hướng năng lực hay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay trở thành xu thế giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm phát triển năng lực người học. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ “điều khiển đầu vào” sang “điều khiển đầu ra”, tức là chú trọng đến kết quả học tập của học sinh. Dạy học theo hướng phát triển năng lực có ưu điểm lớn là tạo điều kiện quản lí chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên 8
- lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện. Vì vậy cần tìm ra con đường dạy học thích hợp để vừa phát triển năng lực học sinh, đáp ứng yêu cầu giáo dục mới, vừa đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng. 1.3. Các năng lực cần hình thành trong dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường THPT. Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức các kiến thức, kỹ năng và thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,...nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Theo Quebec – Ministere, 2004, năng lực là khả năng làm chủ và vận dụng hợp lí các kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. Năng lực được hình thành trên cơ sở các nguồn lực, cụ thể là các kiến thức, kĩ năng. Kiến thức, kỹ năng chuyển hóa thành năng lực khi chúng kết hợp với nhau và các yếu tố khác để giải quyết hiệu quả một nhiệm vụ, vấn đề trong một hoàn cảnh, tình huống nhất định, đặc biệt là tình huống thực tiễn. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể giải thích khái niệm năng lực như sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí...thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”( Trích dẫn theo tài liệu “ Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể” Chương trình etepTrường ĐHSP Hà Nội) Đối với học sinh cần hình thành các năng lực cơ bản sau: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 9
- Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán. Theo tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của Bộ GD&ĐT, Vụ trung học Chương trình phát triển giáo dục trung học Các năng lực mà môn học Ngữ Văn hướng tới được thể hiện như sau: Năng lực giải quyết vấn đề;Năng lực tư duy sáng tạo; Năng lực hợp tác; Năng lực tự quản bản thân; Năng lực giao tiếp Tiếng Việt; Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. 2. Cơ sở thực tiễn: Thực trạng dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực, rèn luyện kĩ năng qua các hoạt động ĐọcViếtNóiNghe môn Ngữ Văn trong nhà trường THPT. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là định hướng dạy học đúng đắn. Tuy nhiên trong thực tế dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay, vấn đề này còn khá mới mẻ. Bằng kinh nghiệm của một giáo viên đứng lớp và qua khảo sát giờ dạy của các đồng nghiệp chúng tôi thấy có những vấn đề sau: Về phía giáo viên, cơ bản vẫn cảm thấy mơ hồ trong việc tổ chức một giờ dạy theo hướng phát triển năng lực, chưa phân định được cụ thể sự khác biệt giữa dạy học theo hướng phát triển năng lực và dạy học theo định hướng nội dung. Vì vậy trong dạy học vẫn chưa có được sự thay đổi rõ nét sang dạy học theo định hướng nội dung. Đặc biệt trong các giờ dạy chưa có sự chủ động phát triển năng lực học sinh thông qua các hoạt động cụ thể Đọc Viết Nói Nghe. Trong khi đó, kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực học sinh đang được áp dụng vào các kì thi chung quốc gia, và nhất là sau năm học 20222023 khi sách giáo khoa mới được đưa vào giảng dạy thì yêu cầu dạy học phát triển năng lực thông qua các hoạt động dạy học cụ thể càng phải được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Vì vậy vấn đề 10
- đặt ra là phải nhanh chóng tìm ra một con đường cụ thể với những cách thức, các bước tiến hành rõ ràng được minh chứng trên một bài dạy. Để từ đó, người dạy rút kinh nghiệm và đáp ứng được yêu cầu dạy học mới. Về phía học sinh, với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khả năng nắm bắt thông tin của học sinh ngày càng cao. Trong khi đó dạy học trong nhà trường vẫn còn chú trọng vào việc truyền thụ khối lượng tri thức hơn là phát triển các năng lực để học sinh biết cách vận dụng, tìm kiếm tri thức cho riêng mình, biến học tập thành quá trình tự học, học tập suốt đời. Bên cạnh đó, một thực tế không thể phủ nhận là tình trạng chán học văn của học sinh. Học sinh ngày càng tỏ ra uể oải, không hợp tác trong các giờ văn mà chỉ có giáo viên thuyết giảng, phải ghi chép một lượng kiến thức văn rất lớn mang tính hàn lâm cao. Xuất phát từ những khía cạnh thực tế đó, chúng tôi cho rằng việc xác định được cách thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng hiện nay, để đưa dạy học ngày càng gần với đời sống, có tính thực tiễn, tính ứng dụng cao hơn. 3. Thiết kế chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực, rèn luyện kĩ năng qua các hoạt động ĐọcViếtNóiNghe 3.1. Giới thiệu chung về chủ đề: “Trữ tình dân gian Việt Nam” Chủ đề “Trữ tình dân gian Việt Nam” bao gồm: 11
- Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa (Dạy bài 1,4,6) 12
- Ca dao hài hước (Dạy bài 1,2) 13
- Khuyến khích tự đọc: Lời tiễn dặn, Ca dao yêu thương tình nghĩa(bài 2,3,5), Ca dao hài hước (bài 3,4). 14
- Tự chọn: Luyện tập về ca dao Kế hoạch dạy học/Phân phối chương trình của của tổ Ngữ Văn THPT Anh Sơn I 15
- I.Yêu cầu cần đạt: 1. Phẩm chất: Chủ đề này bồi dưỡng cho học sinh tình yêu, thái độ trân trọng những giá trị thơ ca trữ tình dân gian Việt Nam; có ý thức giữ gìn phát huy những giá trị văn học dân tộc; bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam như yêu nước, nhân ái, thủy chung, nghĩa tình… 2.Về năng lực: a. Đọc hiểu: Yêu cầu học sinh nhận biết và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật trong ca dao: Thể thơ, ngôn ngữ, hình tượng, hình ảnh, 16
- biện pháp tu từ…Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản: Nỗi niềm xót xa cay đắng, tình yêu thương thủy chung đằm thắm, ân tình của người bình dân trong xã hội cũ; Cảm nhận được tiếng cười lạc quan, trào lộng, thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống nhiều vất vả lo toan. Phân tích và đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của tác phẩm; phát hiện được giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản. Liên hệ, so sánh, kết nối: Liên hệ ca dao với các tác phẩm thơ hiện đại: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Việt Bắc (Tố Hữu)…Biết vận dụng những kiến thức về thể loại để đọc hiểu tác phẩm cùng thể loại. b.Kĩ năng viết: Yêu cầu viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một hình ảnh trong bài ca dao. Viết bài văn về một câu, một bài ca dao, mở rộng viết các văn bản cùng chủ đề. c.Kĩ năng nói và nghe: Yêu cầu học sinh biết trình bày ý kiến của bản thân về các vấn đề liên quan. Nắm bắt được nội dung, quan điểm của người nói, biết phản biện, biết bày tỏ quan điểm của bản thân. 3.2. Thiết kế hoạt động Đọc chủ đề “Trữ tình dân gian Việt Nam”: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA (Số tiết: 2 tiết) I.Mục tiêu 1. Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh hiểu và cảm nhận tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm đà màu sắc dân gian của ca dao. 2. Năng lực: Qua bài học, các em có thể hình thành và phát triển được các năng lực: 17
- * Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác.Năng lực tự học. Năng lực sáng tạo.Năng lực giao tiếp tiếng Việt. Năng lực thẩm mĩ. *Năng lực đặc thù: Giúp học sinh biết tư duy và cảm nhận, giải quyết tốt các đơn vị kiến thức như sau: Biết cách đọc: Diễn cảm, đọc hiểu… Nêu những nét chính về ca dao than thân yêu thương tình nghĩa; phát hiện ra được dấu hiệu ngôn ngữ trong ca dao, xác định thể thơ; xác định nhân vật trữ tình… Chỉ ra được và cắt nghĩa một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong các bài ca dao than thân yêu thương tình nghĩa. Chỉ ra những đặc điểm về kết cấu, vần nhịp của thể thơ; Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng câu, cặp câu và cả bài. Đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ trong các bài ca dao; đánh giá tác dụng của thể thơ trong việc thể hiện nội dung; trình bày được suy nghĩ về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu, cặp câu/ bài ca dao; có thể liên hệ, so sánh, mở rộng với các bài ca dao khác không nằm trong các ngữ liệu… 3. Phẩm chất: Phát triển cho học sinh những phẩm chất: trách nhiệm, nhân ái, yêu nước: Nhân ái, trách nhiệm: Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ. Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động cùng những ước mơ, khát vọng của họ. Biết lên án những chế độ XH bất công, ngang trái, cùm trói và chi phối tới cuộc sống con người cá nhân. Từ đó biết xây đắp những giá trị cuộc sống tốt đẹp. Yêu nước: Biết sưu tầm, quảng bá và phát huy những tác phẩm VHDG của dân tộc VN. đó là một cách bày tỏ tình yêu đối với những di sản văn học mang tính truyền thống của đất nước. II. Thiết bị và học liệu 18
- Hoạt động Thiết bị, học liệu Hoạt động 1: Xác định nhiệm Phiếu học tập vụ học tập Giấy Ao, bút Hoạt động 2: Hình thành kiến Máy chiếu thức mới Giấy Ao, bút viết… Tranh vẽ minh họa Phiếu học tập Hoạt động 3: Luyện tập Phiếu học tập III. Tiến trình dạy học * Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập (5 phút) a.Mục tiêu: HS phát hiện và tìm được các ngữ liệu ca dao điền vào nội dung còn trống. Đưa ra vấn đề của bài học b.Nội dung: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập. c.Sản phẩm: Những bài ca dao có hỏi đáp của các nhân vật trữ tình. Câu trả lời hoạt động nhóm của học sinh/ Sản phẩm đạt yêu cầu, đúng thời gian. d. Tổ chức hoạt động: B1.GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành 6 nhóm; mỗi nhóm 2 bàn học. Thời gian: 5 phút. GV phát giấy Ao và bút viết. GV cung cấp một số ngữ liệu qua phiếu bài học: “– Gặp đây mận mới hỏi đào 19
- Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? .......................................................” “– Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? .......................................................” Yêu cầu các nhóm tìm lời đáp cho các bài ca dao trên. Câu hỏi thảo luận để tạo mâu thuẫn nhận thức, đặt ra vấn đề chính cho bài học: Ngay từ thơ bé, ca dao đã theo ta vào giấc ngủ trong lời ru của mẹ. Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng : “Ca dao là một thứ máu của Tổ quốc”. Anh /chị có đồng tình với ý kiến trên hay không? Vì sao? B2: Hs Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs làm việc theo nhóm B3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Gv yêu cầu một số nhóm trình bày B4: Kết luận và nhận định GV Nhận xét sản phẩm của HS, GV nêu ra vấn đề bài học: “Ca dao là cây đàn muôn điệu của đời sống tâm hồn người lao động”, là muôn điệu âm thanh, muôn điệu cảm xúc vui buồn hờn giận của người lao động. Ca dao than thân là điệu trầm buồn, ca dao yêu thương tình nghĩa cất lên điệu yêu thương tha thiết…Ca dao là máu nuôi dưỡng tâm hồn Tổ Quốc. * Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới (60 phút) a.Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nắm được khái niệm, phân loại, các đặc trưng cơ bản của ca dao từ đó vận dụng tốt vào cảm nhận, phân tích các bài ca dao cụ thể. Rèn năng lực sáng tạo, giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ khi sử dụng PP Tia chớp kết hợp đóng vai. Phát triển phẩm chất trách nhiệm, yêu nước… 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm dạy học sinh THPT miêu tả biểu đồ trong sách giáo khoa tiếng Anh
17 p | 135 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm dạy kiểu bài nghị luận xã hội
27 p | 99 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và thực hiện một số chủ đề dạy học STEM chương V sóng ánh sáng - Vật lí 12 THPT
116 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học về sử dụng an toàn và tiết kiệm điện qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Vật lí THPT
70 p | 21 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực hành thí nghiệm ảo trong dạy học Vật lí 11 phần quang học và điện học nhằm nâng cao năng lực số của HS tại trường THPT Hoàng Mai
98 p | 14 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động mở đầu theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong các bài dạy môn Tin học ở trường THPT
69 p | 23 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm triển khai công tác phối hợp giữa Công đoàn và Chuyên môn trong việc tổ chức các hoạt động công đoàn tại trường THPT Hoàng Mai 2
59 p | 9 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An
37 p | 9 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia phần Thí nghiệm Cơ - Nhiệt
35 p | 11 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phần mềm Mozabook trong dạy học Địa lí 10 tại Trường THPT Kỳ Sơn
51 p | 7 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí tại trường THPT Thái Hòa
57 p | 3 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tập nội công và ngoại công để giáo dục thể chất
16 p | 1 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong dạy học bài Một số nội dung cho hoạt động trải nghiệm hình học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 10 THPT (SGK Toán 10 – KNTT & CS)
66 p | 2 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn