intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn bài tập phát triển sức bền cho nữ đội tuyển chạy 800m lứa tuổi 16 – 18 trường THPT Quỳ Hợp 2

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:50

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tiến hành lựa chọn các bài tập có hiệu quả, phù hợp với đối tượng đưa vào tập luyện phát triển sức bền chuyên môn, từ đó góp phần nâng cao thành tích chạy cự ly 800m cho nữ đội tuyển lứa tuổi 16 – 18 tại trường THPT Quỳ Hợp 2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn bài tập phát triển sức bền cho nữ đội tuyển chạy 800m lứa tuổi 16 – 18 trường THPT Quỳ Hợp 2

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài:    GDTC trong các trường phổ  thông là một mặt giáo dục quan trọng không  thể  thiếu trong sự  nghiệp giáo dục và đào tạo góp phần thực hiện mục tiêu: “   Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước cũng là để  mọi người dân nhất là thế hệ trẻ  có điều kiện phát triển cao về  trí tuệ, cường  tráng về  thể  chất, phong phú về  tinh thần, trong sáng về  đạo đức, để  đáp  ứng   nhu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.    Trong các môn thể  thao thì Điền Kinh là môn thể  thao cơ  bản đã và đang  được Nhà nước quan tâm phát triển. Môn Điền Kinh ở nước ta phát triển từ rất   sớm song nó chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ sau năm 1975 cả về số lượng và  chất lượng. Điền Kinh là môn thể thao phong phú và đang dạng gồm nhiều nội  dung như: Chạy, nhảy, ném đẩy…hơn thế nữa nó lại là môn thể thao có nhiều  lợi ích, tác dụng đối với sức khoẻ, sản xuất và chiến đấu.  Điền Kinh  không   đòi hỏi phức tạp về sân bãi và dụng cụ…Nên nó trở thành môn thể thao cơ bản   phổ biến trong trường phổ thông. Qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm tại trường việc tập luyện và thi đấu các  giải phong trào của  nhà trường. Chúng tôi nhận thấy việc phát triển các tố chất   thể  lực như: sức mạnh, sức bền, sức nhanh …còn rất yếu một phần nguyên   nhân là do thời gian và điều kiện tập luyện còn ít, phương pháp tập luyện còn  hạn chế  nên đem lại kết quả tập luyện và thi đấu chưa cao. Vì vậy muốn đạt   được thành tích tốt thì đòi hỏi các em phải có sự  kết hợp giữa các tố chất như:   sức bền tốc độ, sức nhanh mạnh…. Vì thế sức bền là tố chất rất cần thiết cho  học sinh đặc biệt là học sinh THPT. Trong thực tế tập luyện cho đội tuyển nữ  Điền kinh  tại trường THPT Quỳ  Hợp 2, chúng tôi nhận thấy sức bền tốc độ của các em ở cự ly 800m lứa tuổi 16   – 18 chưa đáp  ứng được nhu cầu nâng cao thành tích thể  thao của trường đề  ra.Để  đáp  ứng chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng cho đội tuyển sau này  của nhà trường cần phải tìm ra hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn   cho các VĐV chạy 800m. Vấn đề nghiên cứu nâng cao thành tích chạy 800m đã  có nhiều tác giả. Tuy nhiên, hiệu quả  và đối tượng nghiên cứu còn nhiều hạn   chế, chưa mang tính cụ  thể.Đặc biệt  ở  trường THPT Quỳ  Hợp 2 chưa có tác  giả  nào nghiên cứu.Xuất phát từ  thực tế  cũng như  sự  phân tích trên chúng tôi  tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn bài tập phát triển sức bền cho nữ  đội tuyển chạy 800m lứa   tuổi 16 – 18 trường THPT Quỳ Hợp 2”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ­ Mục đích nghiên cứu: 1
  2. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, đề tài tiến hành lựa chọn các bài   tập có hiệu quả, phù hợp với đối tượng đưa vào tập luyện phát triển sức bền   chuyên môn, từ  đó góp phần nâng cao thành tích chạy cự  ly 800m cho nữ  đội   tuyển lứa tuổi 16 – 18 tại trường THPT Quỳ Hợp 2. ­ Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ 1. Đánh giá thực trạng công tác tập luyện sức bền cho đội tuyển  nữ chạy 800m lứa tuổi 16 – 18 trường THPT Quỳ Hợp 2. Nhiệm vụ 2. Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn  cho đội tuyển nữ chạy 800m lứa tuổi 16 – 18 trường  THPT Quỳ Hợp 2. 3. Đối tượng nghiên cứu:       Đối tượng nghiên cứu của đề  tài là các bài tập phát triển sức bền chuyên   môn cho nữ đội tuyển chạy 800m lứa tuổi 16 – 18 trường THPT Quỳ Hợp 2. 4. Phạm vi nghiên cứu: ­ Đối tượng: Đội tuyển nữ chạy 800m lứa tuổi 16 – 18 trường THPT Quỳ Hợp   2. ­ Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Quỳ Hợp 2.  PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1:   CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN  SỨC BỀN CHO NỮ ĐỘI TUYỂN CHẠY 800M LỨA TUỔI  16 – 18  TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2 1.1. Các khái niệm cơ bản: 1.1.1. Sức bền và vai trò của sức bền trong huấn luyện chạy cự ly 800m. 1.1.1.1: Khái niệm về sức bền. Theo lý luận phương pháp thể  dục thể  thao thì sức bền là: Năng lực thực   hiện một hoạt động với cường độ  cho trước hay là năng lực duy trì khả  năng  vận động trong thời gian kéo dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được.  Còn khái  niệm  về  sức  bền chuyên môn thì   được hiểu như  sau: Sức bền   chuyên môn là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài  tập nhất định. Theo quan điểm của Tiến sĩ Harre trình bày trong học thuyết huấn luyện thì  sức bền được hiểu là khả năng chống lại mệt mỏi của VĐV, sức bền đảm bào  cho VĐV đạt được cường độ tốt nhất trong thời gian kéo dài thi đấu tương ứng  với khả năng huấn luyện của mình, sức bền phát triển tốt nhất là điều kiện sức  khoẻ hồi phục nhanh. Cũng theo tiến sĩ Harre thì sức bền chuyên môn là sức bền  đặc trưng cho từng môn thể thao. 1.1.1.2. Vai trò của sức bền trong tập luyện cự ly trung bình. 2
  3.   Những nhiệm vụ và vai trò sức bền trong vận động thể  lực bị  chi phối bởi   rất nhiều nhân tố. Do đó để phát triển sức bền, phải giải quyết hàng loạt nhiệm  vụ nhằm hoàn thiện và nâng cao những nhân tố đó. Trong số những nhân tố chi  phối sức bền phải kể đến: Kỹ  thuật Thể  thao hợp lý, bảo đảm phát huy được  hiệu quả và đồng thời tiết kiệm được năng lượng trong khi vận động. Năng lực   duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các trung tâm thần kinh. Khả  năng hoạt động cao của hệ  tuần hoàn và hô hấp. Tính tiết kiệm của các quá   trình trao đổi chất. Cơ thể có nguồn năng lượng lớn. Sự phối hợp hài hoà trong  hoạt động của các chức năng sinh lý. Khả  năng chịu đựng chống lại cảm giác   mệt mỏi nhờ nỗ lực ý chí. Nâng cao sức bền thực chất là quá trình làm cho cơ  thể  thích nghi dần dần với lượng vận động ngày càng lớn, điều này đòi hỏi  người tập phải có ý chí kiên trì, chịu đựng những cảm giác mệt mỏi đôi khi rất   nặng nề và cảm giác nhàm chán do tính đơn điệu của bài tập. Mặt khác, đòi hỏi   có sự tích luỹ, thích nghi dần dần và kéo dài liên tục trong nhiều năm. Những ý   đồ nôn nóng, gò ép, đốt cháy giai đoạn chẳng những không đem lại kết quả, mà  còn có hại đối với người tập. Cho nên vai trò của sức bền trong tập luyện cự ly  trung bình nó chiếm một vị trí quan trọng, nếu người tập vượt qua được lượng   vận động cho trước hay là năng lực duy trì khả  năng vận động trong thời gian   kéo dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. 1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 16 – 18. 1.1.2.1.Đặc điểm tâm lý. ­  Ở lứa tuổi này, các em đã tỏ ra mình là người lớn và đã có nhận thức rõ ràng,  hưng phấn cao. Đã hình thành được nhân sinh quan và thế  giới quan cũng như  hình thành mơ ước, lý tưởng và mục tiêu theo đuổi rõ ràng nên hoạt động mang  tính lý trí rõ ràng hơn sự cảm tính chủ quan. ­  Do quá trình hưng phấn chiếm ưu thế nhiều hơn so với quá trình ức chế, cho   nên các em tiếp thu cái mới nhanh nhưng lại nhanh chán. Lứa tuổi này, do kinh  nghiệm cuộc sống còn ít nên mọi việc làm, suy nghĩ đều thiếu chín chắn, dễ  mang tính bồng bột. Vì vậy, khi tiến hành công tác giáo dục TDTT cho các em  cần phải uốn nắn nhắc nhở, chỉ bảo kịp thời, định hướng và động viên các em  hoàn thành tốt nhiệm vụ, khen thưởng và động viên đúng mức. ­   Hứng thú: các em đã có thái độ  tự  giác tích cực trong học tập xuất phát từ  động cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc lựa chọn nghề sau này. Song hứng  thú học tập cũng còn nhiều động cơ khác như giữ lời hứa với bạn, đôi khi do tự  ái, hiếu danh cho nên giáo viên cần định hướng cho các em xây dựng động cơ  đúng đắn để các em có hứng thú bền vững trong học tập nói chung và giáo dục  thể chất nói riêng. ­  Tình cảm: học sinh lứa tuổi này có biểu hiện rõ rệt về  tình cảm như  gắn bó  với bạn bè, yêu quý mái trường, thầy cô giảng dạy các em (yêu, ghét rõ ràng).  Việc giáo viên gây được thiện cảm và sự  tôn trọng là một trong những thành  3
  4. công. Điều đó giúp giáo viên thuận lợi trong quá trình giảng dạy. Nó thúc đẩy  các em tự giác, tích cực tập luyện và yêu thích môn thể thao. Do vậy, giáo viên  phải là người mẫu mực công bằng, biết động viên kịp thời và quan tâm đúng  mức tới học sinh, tôn trọng kết quả học tập cũng như tình cảm của các em. ­  Trí nhớ: ở lứa tuổi này, hầu như không còn tồn tại việc ghi nhớ máy móc, các   em đã biết ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính logic, tư duy chặt chẽ hơn và lĩnh   hội được bản chất vấn đề cần học tập. Do đặc điểm trí nhớ của các em khá tốt  nên giáo viên có thể  sử  dụng phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải,   phân tích các chi tiết kỹ thuật động tác và vai trò, ý nghĩa của động tác cũng như  cách sử  dụng phương pháp, phương tiện trong giáo dục thể chất để  các em có   thể tự tập trong thời gian rảnh rỗi. Các phẩm chất ý chí đã rõ ràng hơn và mạnh   mẽ hơn so với các lứa tuổi trước đó, các em có thể hoàn thành bài tập khó và đòi  hỏi sự khắc phục khó khăn lớn trong tập luyện. 1.1.2.2.  Đặc điểm sinh lý. ­   Đối với lứa tuổi này, cơ  thể  đã phát triển tương đối hoàn chỉnh các hệ  cơ  quan cũng như các yếu tố thể lực để tiến tới hoàn thiện về chức năng. ­   Hệ  vận động: hệ  xương bắt đầu giảm tốc độ  phát triển, một năm nữ  cao   thêm 0,5­1cm, nam cao thêm 1­3cm. Tập luyện TDTT một cách thường xuyên  làm cho xương khỏe mạnh hơn. Với lứa tuổi này, các xương nhỏ  của xương   coora tay, bàn tay đã hoàn thiện nên các em có thể  tập luyện một số  động tác   treo, chống, mang vác nặng mà không làm tổn thương hoặc không làm phát triển  lệch lạc cấu trúc cơ  thể. Cột sống đã ổn định hình dáng nhưng vẫn chưa hoàn  thiện, có thể  bị  cong vẹo nên việc tiếp tục được bồi dưỡng tư  thế  chính xác   thông qua hệ  thống các bài tập như đi, chạy, nhảy, thể  dục nhịp điệu, thể  dục  cơ bản cho các em là rất cần thiết. ­  Hệ  xương: xương các em phát triển mạnh mẽ  về  chiều dài và độ  dày, tính   đàn hồi của xương giảm dần do hàm lượng photpho, canxi, magie tăng. Xuất  hiện sự  cốt hóa ở  một số  bộ  phận của xương như bề mặt xương sống, các tổ  chức dần được thay thế  bằng các mô xương nên cùng với sự  phát triển chiều   dài cột sống tăng lên cũng có thể có xu hướng bị cong vẹo. ­  Hệ  cơ: giai đoạn này, cơ  của các em phát triển với tốc độ  nhanh nhưng vẫn   chậm hơn so với hệ  xương. Biểu hiện là các em cao, gầy khối lượng cơ  tăng  nhanh, đàn tính cơ tăng không đồng đều, chủ yếu là các cơ nhỏ và dài; do đó khi  hoạt động nhanh chóng dẫn đến mệt mỏi vì độ  phì đại cơ  chưa cao. Vì vậy  trong quá trình huấn luyện, giáo viên cần phải chú ý phát triển cơ  bắp cho các  em nhằm phát triển hoàn thiện cho hệ cơ. ­  Hê tuần hoàn: lứa tuổi 16­18, kích thước của tim tương đối lớn, tần số co bóp  của tim đã giảm xuống và tương đối ổn định. Tim ở  lứa tuổi này đã thích nghi  với sự tăng công suất của hoạt động và có thể ở những bài tập sức bền, thể tích  4
  5. tâm thu và thể tích phức tăng cao, điều đó làm tăng dự trữ lượng máu trong tâm  thất để vận động bổ sung cho thể tích của dòng máu. ­  Hoạt động cơ bắp kéo dài làm cho máu có những biến đổi nhất định sau: thời   gian tập luyện dài, tốc độ cao và căng thẳng, khối lượng của máu tỉ lệ với trọng   lượng cơ  thể   ở  mức hoàn thiện, hồng cầu trong máu tăng. Sau các hoạt động   kéo dài lượng hồng cầu giảm đi và quá trình hồi phục xảy ra nhanh. ­  Hệ  hô hấp: lứa tuổi này có sự  biến đổi cơ  bản về  trạng thái chức năng hô  hấp. Dung tích sống và thông khí phổi tăng tối đa, khả  năng hấp thụ oxy tối đa   (VO2max). ­  Hệ thần kinh:các tổ chức thần kinh ở lứa tuổi này đang tiếp tục phát triển và  hoàn thiện, khả năng tư duy nhất là khả năng phân tích tổng hợp trừu tượng hóa  phát triển rất thuận lợi cho việc hình thành các phản xạ  có điều kiện. Tuy   nhiên, đối với một số bài tập mang tính đơn điệu, không hấp dẫn cũng làm cho   các em chóng mệt mỏi. Vì vậy, cần thay đổi hình thức tập luyện sao cho phong   phú, tạo điều kiện hoàn thiện tốt bài tập chính, nhất là các bài tập sức bền.   Ngoài ra, do hoạt động của tuyến giáp, tuyến sinh dục làm cho tính hung phấn   của hệ thần kinh chiếm  ưu thế và ức chế  không cân bằng dẫn đến ảnh hưởng   tới hoạt động thể lực. ­  Đối với các em  ở lứa tuổi này, tính nhịp điệu giảm sút nhanh, khả  năng chịu   đựng lượng vận động kém. Cần sử dụng bài tập tích hợp và thường xuyên quan  sát phản ứng của cơ thể người tập để có biện pháp giải quyết kịp thời. ­  Trao đổi chất và năng lượng: đối tượng là nữ  ở  lứa tuổi này, đòi hỏi về  các  chất (đường, đạm, muối khoáng) rất lớn vì quá trình trưởng thành cơ  thể, cung  cấp cho hoạt động thể lực cần nhiều năng lượng. 1.1.3. Cở sở lý luận và sinh lý của sức bền tốc độ. 1.1.3.1 Cơ sở lý luận của sức bền tốc độ.      Trong hoạt động thể dục thể thao, sức bền được hiểu là năng lực của cơ thể  chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó, sức bền đảm bảo cho VĐV đạt   được cường độ tốt nhất các hành vi kỹ thuật, chiến thuật tới cuối cự ly. Do đó,  sức bền không chỉ là một nhân tố xác định ảnh hưởng tới thành tích thi đấu mà   còn là nhân tố  xác định tính tập luyện và khả  năng chịu đựng lượng vận động   của VĐV, sức bền phát triển tốt cũng là một điều kiện quan trọng để phục hồi   nhanh.     Trình độ sức bền được xác định trước hết bởi chức năng của hệ  thống tuần   hoàn, quá trình trao đổi chất, hoạt động của hệ  thần kinh và sự  phối hợp hoạt   động của các hệ cơ quan. Sức bền phụ thuộc nhiều vào tình trạng phối hợp vận  động và tính chất điều khiển tâm lý, đặc biệt là điều khiển ý chí của VĐV (tức  là khi con người thực hiện một hoạt động nào đó với cường độ  lớn thì sau đó  một thời gian sẽ cảm thấy việc thực hiện hoạt động đó khó khăn hơn biểu hiện  5
  6. ra ngoài như  cơ  mặt căng thẳng, mồ hôi ra nhiều, cũng có biến đổi sâu sắc về  tâm lý song con người vẫn duy trì được sự  hoạt động nhờ  nỗ  lực ý chí và sự  chống lại mệt mỏi).    Do đó, khi huấn luyện sức bền cần phải tìm ra các phương pháp, phương tiện  phù hợp với yêu cầu của môn thể thao để  nâng cao thành tích. Sức bền là một   trong những yếu tố  để  xác định thành tích nên khi tập luyện sức bền phải phù  hợp với các điều kiện khác nhau của thi đấu. Dưới góc độ  nào đó, nhất thiết  phải có một sức bền đặc trưng của từng môn thể  thao, sức bền đặc trưng này  gọi là sức bền thi đấu chuyên môn.      Nâng cao sức bền chung là cơ  sở  để  nâng cao sức bền chuyên môn và nâng   cao được năng lực vận động của cơ  thể. Tập luyện có hệ  thống sẽ  nâng cao   sức bền đáng kể. Nhưng cũng cần thấy khả năng sức bền phụ thuộc rất lớn vào   các yếu tố di truyền (đặc biệt là cơ bắp), năng lực hấp thụ oxy của cơ thể.     Vì vậy, việc tổ chức tập luyện đúng phương pháp thì cần phải thử  nghiệm  dự báo để tuyển chọn và xác định các cự ly chuyên môn khác phù hợp nhất cho   VĐV. Tất cả cá phương pháp tập luyện để  nâng cao sức bền trong các môn thể  thao   có chu kỳ đều dựa trên sự kết hợp của 5 yếu tố cơ bản sau: ­ Tốc độ bài tập. ­ Thời gian của bài tập. ­ Thời gian nghỉ giữa quãng. ­ Tính chất nghỉ ngơi. ­ Số lần lặp lại.    Các yếu tố này có ý nghĩa to lớn và có mối quan hệ khăng khít, luôn bổ sung   cho nhau trong quá trình huấn luyện. Do đó, nếu thay đổi một trong các yêu tố  trên thì cơ  thể  sẽ  xuất hiện những biến đổi rất lớn, bất lợi và từ  đó sẽ  làm   giảm thành tích vận động.     Các bài tập phát triển sức bền tốc độ ở đây chủ yếu là các bài tập lặp lại với   tốc độ giới hạn của cơ thể trong trạng thái hiện trạng. Có như  vậy, mới tạo ra   được sự  chuyển tốt, sức bền tốc độ  mới đạt được kết quả  cao. Vậy cần giải   quyết các nhiệm vụ có liên quan, vì ở cự ly trung bình trước tiên phải đảm bảo   kỹ năng hoạt động trong tình trạng thiếu oxy của cơ quan nội tạng, hoàn thiện   và nâng cao chức năng của cơ thể. Mặt khác, cơ sở sinh lý để phát triển sức bền   tốc độ không chỉ áp dụng các bài tập một cách máy móc mà phải căn cứ vào đặc  điểm lứa tuổi, giới tính.      Nội dung chính của huấn luyện sức bền tốc độ  trước hết là nâng cao khả  năng yếm khí và ưa khí. * Đặc điểm của sức bền ưa khí 6
  7. ­ Cường độ hoạt động từ 40­80% cường độ tối đa. ­ Thời gian hoạt động từ 30 phút trở lên ­ Quãng nghỉ  ngắn dưới hình thức tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho việc   hoạt động từ động sang tĩnh rút ngắn quá trình hồi phục. ­ Số lần lặp lại: cần dựa vào mức hấp thụ oxy. * Đặc điểm của sức bền yếm khí ­ Hoàn thiện cơ chế gluco phân: + Cường độ hoạt động xấp xỉ tốc độ tối đa (90­95%). + Thời gian mỗi lần lặp lại từ 20” – 2’. + Khoảng cách nghỉ ngơi: giảm dần sau mỗi lần lặp lại. + Tính chất nghỉ ngơi: không cần phải nghỉ ngơi tích cực nhưng cần tránh trạng   thái hoàn toàn yên tĩnh. + Số lần lặp lại: 3­4 lần. ­ Hoàn thiện cơ chế CP (Creatin phốt phát). + Cường độ hoạt động gần mức tối đa (95%). + Thời gian nghỉ 3­8’. + Quãng nghỉ 2­3’ hoặc phân nhóm cách nhau 7­10’. + Số lần lặp lại: tùy thuộc vào tốc độ của VĐV sao cho tốc độ không bị giảm.            Căn cứ vào cơ sở lý luận trên cho thấy: khái niệm sức bền tốc độ trong   chạy cự ly 800m là sức bền đặc trưng tương ứng với cự ly chạy 800m, nói cách  khác là sức bền chuyên môn trong cự ly chạy 800m. Vì thế, để  phát triển nâng cao thành tích nói chung sức bền chuyên môn  trong cự ly chạy 800m, cần phát triển toàn diện các tố chất thể lực và áp dụng   tổng hợp các phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao khả năng yếm khí và ưa  khí của cơ  thể. Việc tập luyện sức bền tốc độ  cho VĐV chạy cự  ly ngắn và  trung bình là yếu tố cần thiết không thể thiếu. 1.1.3.2. Cơ sở sinh lý của sức bền tốc độ.              Sức bền tốc độ là hoạt động sức bền trong thời gian ngắn đặc trưng cho  các hoạt động kéo dài liên tục từ 45” – 2’ với sự tham gia của một khối lượng   cơ  bắp lớn, năng lượng cung cấp chủ  yếu cho hoạt động này là năng lượng  yếm khí, đòi hỏi sự nỗ lực lớn của tất cả các cơ quan để chống lại sự mệt mỏi. ­ Hệ vận động: do quá trình hưng phấn của VĐV cao nên đòi hỏi chức năng vận  động kéo dài liên tục từ  10” – 2’ với sự  tham gia của một khối lượng cơ bắp   lớn, năng lượng cung cấp chủ yếu cho hoạt động này là năng lượng yếm khí. 7
  8. ­ Hệ  thần kinh:  quá trình hưng phấn chiếm  ưu thế  bởi vì tốc độ  chạy nhanh  nhất với cường độ  cao cho nên cơ  quan cảm thụ  bản thể  bị  xung đột lớn và   chuyển tới vỏ não liện tục gây nên sự hưng phấn cao của trung tâm vận động ở  vỏ não; và tất nhiên khi quá trình hưng phấn cao hơn ức chế nên nâng cao được   tính linh hoạt của qúa trình thần kinh. ­ Hệ hô hấp: là khâu đầu tiên của hệ vận chuyền oxy. Hệ hô hấp đảm bảo cho   sự trao đổi khí giữa bên trong và bên ngoài cơ thể. Trong hoạt động yếm khí, cơ  thể  hoạt động trong điều kiện  ổn định giả  nên hệ  hô hấp đòi hỏi phải hoạt   động với tần suất cao. Sự tăng công suất của hệ hô hấp ngoài là do lực và sức   bền của các cơ hô hấp tăng nên độ sâu hô hấp giảm. ­ Hệ  máu:  thể  tích máu và hàm lượng Hêmôglobin quyết định khả  năng vận   chuyển oxy của cơ  thể. Tập luyện sức bền tốc độ  làm tăng lượng máu tuần  hoàn, nó có ý nghĩa lớn đối với khả  năng vận chuyển oxy trong cơ  thể. Nhờ  lượng máu tuần hoàn lớn mà lượng máu trở về tim cũng lớn hơn, tạo điều kiện   cho thể tích tâm thu tăng lên. Lượng máu tuần hoàn tăng pha loãng các sản phẩm  trao đổi chất (như  axit lactic) có trong máu và làm giảm nồng độ  của chúng,   tránh hiện tượng rối loạn môi trường nội môi ảnh hưởng tới hoạt động cơ. ­ Hệ  tim mạch: máu có thể  vận động hay không là nhờ  vào khả  năng làm việc   của hệ  tim mạch. Trong quá trình tập luyện nâng cao sức bền tốc độ, tim và  mạch máu có sự biến đổi sâu sắc về cấu tạo và chức năng. + Về cấu tạo: khi tập luyện nâng cao sức bền chuyên môn, tim và mạch máu có   những biến đổi sâu sắc về  cấu tạo và chức năng như  cấu tạo buồng tim giãn,   cơ  tim phì đại. Giãn buồng tim làm cho lượng máu chứa trong các buồng tăng  lên, đó là yếu tố quan trọng để tăng thể tích tâm thu khi cần thiết, phì đại cơ tim   làm tăng lực bóp của tim. + Về chức năng: làm giảm tần số co bóp của tim khi yên tĩnh. Sự giảm nhịp tim  làm cho hoạt động kinh tế, ít tiêu hao năng lượng hơn và có thời gian nghỉ  dài   hơn. Những yếu tố đó có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng khả năng tối đa của  tim trong vận động. ­ Hệ cơ: sức bền của VĐV phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo và sinh hóa của cơ.   Tập luyện sức bền làm cho cơ  phì đại dẫn đến khả  năng hấp thụ  oxy của cơ  tăng lên. Tập luyện sức bền nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ thể trong hoạt   động vùng công suất lớn trong thời gian ngắn. 1.2. Quan điểm phân loại và phương pháp phát triển sức bền chuyên môn. 1.2.1. Quan điểm về sức bền.       Quan điểm về sức bền trong các tài liệu, các công trình nghiên cứu có những   cách thể hiện và nhìn nhận khác nhau. Sức bền trong hoạt động TDTT được các  nhà nghiên cứu khoa học nhìn dưới nhiều góc độ  khác nhau như: Sinh lý học,  Tâm lý học, lý luận và phương pháp TDTT. 8
  9.       Theo quan điểm của tác giả Lưu Quang Hiệp dưới góc độ  sinh lý học cho  thấy: Sức bền đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài  liên tục từ 2 – 3 phút trở lên với sự tham gia của một khối lượng cơ bắp lớn (từ  ½ đến toàn bộ  lượng cơ  bắp cơ  thể) nhờ  sự  hấp thụ  oxy  để  cung cấp năng  lượng cho cơ thể chủ yếu bằng con đường ưa khí.        Nguồn năng lượng chính cho sự co cơ trong vận động là 3 hệ: ­ Hệ  phốtphogen (ATP – CP) ­ Hệ Lactac  ­ Hệ oxy hóa      Khả năng hấp thụ oxy tối đa được quyết định bởi khả năng của hai hệ chức   năng chính là hệ vận chuyển oxy và hệ cơ.    * Hệ vận chuyển oxy: Bao gồm hệ hô hấp, máu và tim mạch.    ­ Hệ hô hấp: Đảm bảo việc trao đổi khí giữa không khí bên ngoài và máu, tức   là làm cho phân áp oxy trong máu động mạch được duy trì  ở  mức cần thiết để  cung cấp cho cơ và các cơ quan.    ­ Hệ  máu: Thể  tích máu và hàm lượng hemoglobin quyết định khả  năng vận   chuyển oxy của cơ  thể. Tập luyện sức bền làm tăng lượng máu tuần hoàn.  Ở  VĐV tập luyện các môn thể thao sức bền cao hơn VĐV các môn khác và người  bình thường khoảng 20%. Lượng máu tăng chủ  yếu là do tăng thể  tích huyết   tương, vì vậy độ nhớt của máu có xu hướng giảm đi.       Như vậy tập luyện sức bền không chỉ làm tăng khả năng hấp thụ oxy tối đa,  mà còn làm giảm hàm lượng axit lactic trong máu, như  vậy làm tăng khả  năng  hoạt động ưa khí kéo dài của cơ thể. Đó là một trong những cơ chế quan trọng   nhất để nâng cao sức bền của VĐV.    ­ Hệ  tim – mạch: Tập luyện sức bền lâu dài làm cho tim biến đổi theo hai  hướng: Giãn buồng tim và phi đại cơ  tim. Giãn buồng tim làm cho lượng máu  chứa trong các buồng tim tăng lên. Đó là yếu tố quan trọng để tăng thể tích tâm   thu khi cần thiết. Phì đại cơ  tim tăng lực bóp của tim, tức là làm tăng thể  tích  tâm thu.      Về mặt chức năng, tập luyện sức bền làm giảm tần số  co bóp của tim khi  yên tĩnh. Do đó tim hoạt động ít tiêu hao năng lượng và có thời gian nghỉ  dài   hơn. Thể  tích tâm thu tối đa của VĐV sức bền lên đến 190 – 210ml, trong khi   người bình thường không quá 130ml.    ­ Hệ cơ: Sức bền của VĐV phụ  thuộc một phần đáng kể  vào đặc điểm cấu   tạo và hóa sinh của cơ.      Tỷ lệ các sợi cơ chậm (nhóm i) của VĐV sức bền trong cơ rất cao. Giữa tỷ  lệ sợi cơ chậm và VO2max có mối liên hệ chặt chẽ (tỷ lệ thuận) với nhau. Song   9
  10. tập luyện sức bền có thể làm tăng tỷ lệ sợi cơ nhanh ii­A và giảm tỷ lệ sợi cơ  nhanh nhóm ii­B.      Tập luyện sức bền làm tăng số  lượng mao mạch trong cơ. Vì vậy mà khả  năng hoạt động thể lực kéo dài của cơ sẽ tăng lên.       Qua các đặc điểm trên ta thấy tập luyện phát triển sức bền gây được hai   hiệu quả cơ bản là nâng cao khả năng ưa khí tối đa của cơ thể và nâng cao hiệu   quả (tính kinh tế) hoạt động của cơ trong hoạt động.      Như vậy, huấn luyện sức bền lượng vận động phải được xác định đầy đủ 5  nhân tố: 1. Cường độ bài tập. 2. Thời gian của bài tập. 3. Thời gian nghỉ giữa quãng. 4. Tính chất nghỉ ngơi 5.  Số lần lặp lại.       Hoạt động sức bền có liên quan mật thiết đến sự nỗ lực ý chí, nó biểu hiện   ở  các phẩm chất về tâm lí, về  tính tự  chủ, quyết đoán và về  cá tính mục đích  của bài tập. Thường những hoạt động sức bền   là những hoạt động với thời  gian dài, cường độ lớn dễ gây ra mệt mỏi cho người tập, có thể là mệt mỏi giả.  Do đó, người tập phải tự động viên phát động mọi năng lực dự  trữ  của cơ  thể  đảm bảo duy trì cường độ vận động trong thời gian dài. Để đạt được mục đích  của bài tập VĐV cần phải xác định rõ nhiệm vụ  của bài tập và luôn có ý thức   tiến lên. Trong quá trình tập luyện và thi đấu, VĐV phải có năng lực điều khiển   ý thức tập trung chú ý, do thời gian thi đấu kéo dài nên có yêu cầu rất cao của  hệ thần kinh, sức bền thần kinh, sức bền tâm lý cũng là đặc điểm của sức bền   chuyên môn. Mà sức bền tâm lý là khả  năng của hệ  thống thần kinh của VĐV   có thể chịu đựng được lượng vận động cao trong tập luyện và thi đấu duy trì sự  cân bằng cần thiết trong hệ thống đó. 1.2.2.  Phân loại sức bền.      Sức bền là một tố  chất thể  lực, là năng lực chống lại mệt mỏi trong hoạt   động vận động.Sức bền phụ thuộc vào các yếu tố sau:     ­ Năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch.     ­ Quá trình trao đổi chất     ­ Sự tiết kiệm hóa trong vận động (thả lỏng, kỹ thuật)     ­ Các phẩm chất tâm lý chuyên môn.        Việc phân loại sức bền có rất nhiều quan điểm khác nhau, mỗi một trường  phái khác nhau lại căn cứ  vào yêu cầu, đặc điểm khác nhau để  phân loại. Qua  phân tích và nghiên cứu tài liệu đề tài thấy có một số cách phân loại như sau: 10
  11. ­Sức bền cơ sở:  Là một dạng sức bền, là năng lực của người tập nhằm chống  lại mệt mỏi trong hoạt động vận động kéo dài, trong đó không có sự tham gia  của quá trình trao đổi chất yếm khí.     ­ Sức bền thi đấu chuyên môn: Là một dạng sức bền, là năng lực của VĐV  nhằm chống lại mệt mỏi khi thực hiện các yêu cầu chuyên môn của môn thể  thao hoặc kỹ thuật thể thao trong điều kiện thi đấu.        Dựa vào đặc điểm của từng môn thể thao, người ta phân sức bền chuyên  môn thành các loại sau:      ­ Sức bền mạnh:Là một dạng sức bền, là năng lực của VĐV nhằm chống   lại mệt mỏi khi thực hiện các nhiệm vụ  vận động kéo dài đòi hỏi sự  tham gia   của sức mạnh ở mức độ cao.    ­ Sức bền tốc độ: Là một dạng sức bền, là năng lực của VĐV nhằm chống  lại mệt mỗi khi thực hiện các nhiệm vụ vận động đòi hỏi tốc độ gần tối đa, tới  tối đa trong điều kiện năng lượng được cung cấp chủ  yếu thông qua quá trình  yếm khí.     ­ Sức bền thời gian ngắn: Là một dạng sức bền, là năng lực của VĐV nhằm  chống lại mệt mỏi khi thực hiện một lượng vận động kéo dài từ  45 giây đến 2  phút trong điều kiện năng lượng được cung cấp chủ  yếu thông qua quá trình  yếm khí. Sức bền thời gian ngắn phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ phát triển sức  bền mạnh và sức bền tốc độ.     ­ Sức bền thời gian trung bình: Là một dạng sức bền, là năng lực của VĐV  nhằm chống lại mệt mỏi khi thực hiện lượng vận động kéo dài từ 2 phút đến 11  phút trong điều kiện đòi hỏi cao về năng lượng thông qua quá trình yếm khí và  ưa khí.     ­ Sức bền thời gian dài: Là một dạng sức bền, là năng lực của VĐV nhằm   chống lại mệt mỏi khi thực hiện các lượng vận động vận động kéo dài từ  11  phút đến nhiều giờ  trong điều kiện năng lượng được cung cấp chủ  yếu thông  qua quá trình ưa khí.       Trong sinh lý TDTT căn cứ vào hệ thống cung cấp năng lượng người ta chia   sức bền ra thành 2 loại:       ­ Sức bền ưa khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện   sử  dụng nguồn năng lượng thông qua quá trình oxy hóa hợp chất hữu cơ  giàu  năng lượng trong cơ thể.        ­ Sức bền yếm khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ  thể trong điều  kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng giải phóng  năng lượng không có sự tham gia của oxy).  1.2.3. Phương pháp phát triển sức bền. 11
  12.          Phát triển sức bền là một quá trình huấn luyện có chủ  đích và kế  hoạch   nhằm nâng cao năng lực sức bền chuyên môn (sức bền tốc độ, sức bền thời gian   ngắn, sức bền thời gian trung bình và sức bền thời gian dài) và sức bền cơ sở. Phát triển sức bền chuyên môn trực tiếp phát triển các năng lực sức bền   thi đấu bằng các bài tập thi đấu trong điều kiện thi đấu hoặc gần giống thi đấu   với cường độ bằng hoặc xấp xỉ cường độ tối đa. Phát triển sức bền cơ sở hướng vào việc nâng cao năng lực hoạt động của  hệ thống tuần hoàn, năng lực trao đổi oxy, sức bền của các nhóm cơ  bằng các  bài tập phát triển chung. Căn cứ vào mục đích tập luyện có thể sử dụng các phương pháp sau: ­ Phương pháp kéo dài thời gian: Đặc điểm của phương pháp này là thực  hiện một lượng vận động kéo dài, liên tục, không có thời gian nghỉ. Năng lực   hấp thụ oxy được phát triển nhờ hai con đường hoặc là vận động liên tục trong  điều kiện có oxy, hoặc là hoạt động trong thời gian dài với sự  thay đổi cường  độ dẫn đến nhất thời phải hoạt động trong điều kiện không có oxy.  ­ Phương pháp Pharơlếch: đặc điểm của phương pháp này là thực hiện  một lượng vận động kéo dài có sự thay đổi tốc độ theo hứng thú của người tập,   có thể thay đổi tốc độ chạy, thay đổi địa hình, thay đổi cự ly với từng vùng tốc   độ.. ­ Phương pháp giãn cách:  đặc điểm của phương pháp giãn cách là luân  chuyển một cách hệ  thống các giai đoạn vận động ngắn, trung bình và dài với   các quãng nghỉ  ngắn không đủ  để  cơ  thể  hồi phục hoàn toàn. Tùy thuộc vào   mục đích tập luyện có thể thay đổi tốc độ, thời gian vận động và thời gian nghỉ  giữa các giai đoạn vận động. ­ Phương pháp lặp lại:  đặc điểm của phương pháp này là lặp lại một  hoặc một số  yêu cầu của lượng vận động thi đấu chuyên môn thông qua việc   điều chỉnh cường độ hoặc thời gian vận động. 1.2.4. Phương pháp đánh giá sức bền Để tiến hành kiểm tra sức bền người ta sử dụng 2 phương pháp trực tiếp  và gián tiếp: ­ Phương pháp trực tiếp xác định khoảng thời gian mà con người duy trì  được với cường độ định trước. Ví dụ: Cho VĐV chạy với tốc độ nào đó và sức  bền được đánh giá bằng thời gian mà VĐV đó duy trì được. Phương pháp này   không được dùng trong thực tiễn huấn luyện và sự  quan sát bằng mắt khó xác  định chính xác tốc độ. ­ Thông thường người ta sử  dụng phương pháp gián tiếp: phương pháp  này yêu cầu vượt qua cự ly tương đối dài và xác định thời gian đạt được.  Ví dụ:  12
  13. Sức bền chung có thể  được đánh giá bằng thời gian chạy trên cự  ly 5000m,  10.000m hoặc bằng quãng đường chạy trong 12 phút (Cuper test). ­ Các chỉ số trên đều là các chỉ số  đánh giá sức bền tuyệt đối (không tính   đến  ảnh hưởng của sức mạnh và sức nhanh). Trong huấn luyện thể  thao và  GDTC, còn phải căn cứ vào các yếu tố khác (sức mạnh, sức nhanh), để đáp ứng   yêu cầu đó người ta áp dụng các chỉ số tương đối để đánh giá sức bền. Dự  trữ tốc độ  được tính bằng hiệu số  giữa thời gian trung bình để  vượt   qua với phần cự ly (100m trong chạy, 50m trong bơi). I = i1 – i2 Trị số tuyệt đối của chỉ số này càng lớn thì sức bền càng kém. Phương pháp tính hệ số sức bền: j=I1/I2 Phương pháp đánh giá: Nếu hệ  số  sức bền càng bé thì khả  năng hoạt  động sức bền càng tốt.       1.2.5. Các thành phần lượng vận động và quãng nghỉ trong giáo dục sức   bền Sức bền là khả  năng thực hiện một hoạt động với cường độ  cho trước,  hay năng lực duy trì khả  năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ  thể  có  thể chịu đựng được. Chúng ta không thể hoạt động với một cường độ  cao được mãi, cho nên  yếu tố  chi phối sức bền là mệt mỏi, bởi vì mệt mỏi là nguyên nhân hạn chế  thời gian hoạt động cho nên cũng có thể định nghĩa như sau: Sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động   nào đó. Như vậy sức bền luôn luôn liên quan đến mệt mỏi. Tất cả  các phương pháp huấn luyện nâng cao và trong các môn thể  thao   có chu kỳ  đều dực trên sự  kết hợp của 5 yếu tố  cơ  bản của lượng vận động.  Đó là tốc độ (hay cường độ) bài tập, thời gian thực hiện bài tập, thời gian nghỉ  giữa quãng, tính chất nghỉ ngơi giữa quãng, số lần lặp lại. Vì vậy, để  phân tích các thành phần của lượng vận động và quãng nghỉ  trong giáo dục sức bền ta cần phải phân tích 5 yếu tố  cơ  bản của lượng vận   động trên quan điểm về  các cơ  chế  cung cấp năng lượng trong hoạt động của  cơ thể. 1.2.5.1. Yếu tố tốc độ của bài tập Cơ chế cung cấp năng lượng phụ thuộc vào tốc độ  bài tập (ví dụ: tốc độ  chạy, bơi..) được chia làm 3 loại: ­ Tốc độ dưới tới hạn. ­ Tốc độ tới hạn 13
  14. ­ tốc độ trên tới hạn. + Tốc độ  dưới tới hạn:là tốc độ  di chuyển đòi hỏi lượng cung cấp oxy  dưới mức cơ  thể  có thể  đáp  ứng được, tức là nhu cầu oxy thấp hơn khả  năng  hấp tụ  oxy của cơ  thể. Dưới tới hạn như  chúng ta đã biết, khi lượng hấp thụ  oxy đáp ứng đủ  nhu cầu oxy cho vận động đòi hỏi thì hoạn động diễn ra trong  điều kiện  ổn định thực. Trong vùng tốc độ  dưới tới hạn thì nhu cầu oxy tỷ  lệ  thuận với tốc độ di chuyển. + Nếu VĐV di chuyển với tốc độ  nhanh hơn thì dần dần sẽ  đạt đến tốc   độ tới hạn, khi đó nhu cầu oxy ở mức bằng với khả năng ưa khí (khả năng hấp   thụ oxy tối đa) của cơ thể. + Tốc độ  trên tới hạn: là tốc độ  di chuyển có nhu cầu oxy cao hơn khả  năng hấp thụ  oxy tối đa. Lúc này hoạt động diễn ra trong điều kiện nợ  oxy do   các nguồn năng lượng yếm khí, nên ở vùng tốc độ trên tới hạn nhu cầu oxy tăng  nhanh hơn nhiều so với mức tăng của tốc độ  di chuyển. Theo A.A.Hill, lúc này  nhu cầu oxy gần như tỷ lệ thuận với lập phượng của tốc độ. 1.2.5.2. Yếu tố thời gian của bài tập. Đây là yếu tố  rất quan trọng của bài tập. Như  chúng ta đã biết, có liên   quan với tốc độ di chuyển, tức là thời gian tới hạn của bài tập luôn luôn tương   ứng với một tốc độ di chuyển tới hạn nào đó. Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu về các nguồn cung cấp năng lượng  cho cơ thể khi vận động, người ta đã xác định rằng: ­ Các bài tập có cường độ cao về thời gian hoạt động từ 20 giây – 2 phút,   có tác dụng hoàn thiện cơ chế gluco phân. ­ Các bài tập có thời gian từ  3 – 8 giây có tác dụng tăng cường cơ  chế  Photpho Creatin. ­ Còn những bài tập có thời gian kéo dài (trên 5 – 6 phút) thì tốc độ  di   chuyển sẽ  dưới tới hạn hoặc tới hạn,  ở dó nguồn cung cấp năng lượng được   cung cấp chủ yếu nhờ quá trình ưa khí (hay gọi là quá trình hô hấp); Thời gian   của bài tập càng rút ngắn thì vai trò của quá trình hô hấp càng giảm đi, vai trò   của các quá trình yếm khí càng tăng lên, lúc đầu là các vai trò của phản ứng phân   hủy Photpho Creatin, sau đó là vai trò của các phản  ứng phân hủy glucoza (còn  gọi là gluco phân). Như vậy, thời gian của bài tập kéo dài với tốc độ dưới tới hạn và tới hạn   đòi hỏi sự hoạt động căng thẳng của những hệ thống đảm bảo cung cấp và sử  dụng oxy, trước hết là hệ tuần hoàn – hô hấp, còn thời gian của bài tập với tốc   độ trên tới hạn đòi hỏi khả năng nợ oxy của cơ thể. 1.2.5.3. Thời gian nghỉ giữa quãng 14
  15. Trong   các   bài   tập,   lặp   lại   có   vai   trò   quan   trọng   đối   với   tính   chất   và   phương hướng tác động của bài tập đối với cơ thể. Trong những bài tập có tốc   độ  tới hạn và dưới tới hạn, nếu thời gian nghỉ giữa quãng đủ  dài cho các hoạt  động sinh lý trở  lại mức tương dối bình thường thì mỗi lần lặp lại các bài tập   tiếp theo, các phả   ứng của cơ  thể sẽ  diễn ra gần giống như lần thực hiện bài  tập trước đó. Ban đầu là cơ chế giải phóng năng lượng từ Photpho Creatin, tiếp   đến là quá trình gluco phân (ở 1 ­2 phút tiếp theo) sau đó là quá trình hô hấp (quá   trình ưa khí) mới phát huy tác dụng từ phút thứ 3 thứ 4. Trong các bài tập lặp lại   tốc độ  dưới tới hạn và tới hạn, khi thời gian bài tập ngắn dưới 2 phút các quá   trình hô hấp chưa kịp phát huy  ở  mức đầy đủ  và hoạt động diễn ra trong điều  kiện thiếu oxy. Nếu thời gian nghỉ  giữa quãng ngắn thì lần thực hiện bài tập  tiếp theo sẽ xảy ra trên nền của quá trình hô hấp chưa giảm đi đáng kể và năng   lượng cho hoạt động dần được đảm bảo bằng cơ chế ưa khí. Trong bài tập lặp  lại với tốc độ trên tới hạn với quãng nghỉ không đủ để thanh toán nợ oxy thì các  lần lặp lại bài tập tiếp theo sẽ diễn ra trên nền nợ oxy chưa được thanh toán và  nợ oxy sẽ tích lũy và tăng lên nhanh chóng sau mỗi lần lặp lại bài tập hoạt động   ngày càng mang tính chất yếm khí. Các loại bài tập này tuy với số  lần lặp lại   không lớn, nhưng thuộc những bài tập nặng, tác động rất mạnh đối với cơ thể. 1.2.5.4. Tính chất nghỉ ngơi Nghỉ  ngơi giữa quãng có thể  là nghỉ  ngơi tích cực và nghỉ  ngơi tiêu cực  (thụ động). Nghỉ  ngơi tích cực: tức là bài tập vẫn tiếp tục với cường độ  thấp hơn   (chạy nhẹ nhàng, bơi thả lỏng…). Nghỉ  ngơi tiêu cực (thụ  động): tức là không tiếp tục bài tập dưới hình  thức nào. Các hình thức nghỉ  ngơi tích cực khác nhau được coi là những biện pháp  tốt nhất để tránh hình thức chuyển đổi từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động và  ngược lại để  duy trì trạng thái  ở  mức cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho   việc thúc đẩy nhanhh quá trình hồi phục. Song sau lần thực hiện bài tập không   nên nghỉ 1 cách thụ động (ngồi, nằm..), trừ trường hợp có những quãng nghỉ dài,   nhưng cũng phải kết hợp với nghỉ ngơi tích cực. 1.2.5.5. Số lần lặp lại Trong việc huấn luyện để  phát triển sức bền chung cũng như  sức bền  chuyên môn. Các bài tập thường được lặp lại với rất nhiều cách và cấu trúc  khác nhau. Trong các bài  ưa khí, thời gian thực hiện bài tập (mỗi lần lặp lại)   tương đối ngắn, thì số  lần lặp lại phải tương đối lớn. Ngược lại trong các bài  tập yếm khí, việc tăng số  lần lặp lại phải hết sức thận trọng và chỉ  giới hạn  trong một phạm vi nhất định. như  vậy, số  lần lặp lại là một trong những yếu tố  quy định lượng vận  động, tạo nên kết quả  tổng hợp của bài tập. việc xác định số  lần lặp lại phụ  15
  16. thuộc vào: Mục đích của bài tập, cường độ  và thời gian thực hiện bài tập trong   mỗi lần lặp lại, trình độ tập luyện của VĐV. Trong rất nhiều trường hợp, hiệu quả chính của bài tập phụ thuộc vào số  lần lặp lại cuối cùng. Vì vậy, nếu quy dịnh số lần không đúng thì hiệu quả cúa   bài tập sẽ giảm đi rất nhiều. Một trong những căn cứ đẻ xác định số lần lặp lại   là đảm bảo cho tốc độ thực hiện bài tập trong mỗi lần lặp lại trong những lần   lặp lại cuối cùng không bị giảm đi đáng kể. Trên đây đã trình bày một cách sơ lược ý nghĩa và tác dụng của các yếu tố  của lượng vận động, sự  vận dụng chúng trong thưc tiễn để  hình thành những   phương pháp cụ  thể là một việc làm khá phức tạp, vì không cần phải thay đổi   điều chỉnh 1 mà cả 5 yếu tố đó trong một cấu trúc hợp lý. 1.3. Đặc điểm huấn luyện chạy cự ly 800m.    1.3.1. Yếu tố kỹ thuật Trong chạy cự  ly 800m, kỹ thuật đóng vai trò quan trọng đến thành tích thể  thao, kỹ  thuật trong chạy gồm kỹ  thuật xuất phát, tăng tốc độ  sau xuất phát,  chạy giữa quãng, về đích và dừng lại sau khi chạy. ­ Sau khi xuất phát, VĐV bắt đầu chạy và cố gắng chạy chiếm vị trí sát mép   trong đường chạy, VĐV giữ tư thế nghiêng thân để tăng tốc độ, sau đó thân trên   dần dần thẳng trở  lại tư  thế bình thường để  chuyển sang chạy với nhịp điệu  đều hơn  ở giữa quãng, lúc này độ  ngả  thân trên không quá 40  – 50. Với độ  ngả  như vậy, độ dài tự nhiên của bước chạy được duy trì dễ dàng. Thân trên ngả về  trước quá nhiều sẽ gây khó khăn cho việc đưa chân về trước và làm giảm độ dài  bước chạy, giảm tốc độ  chạy. hơn nữa, độ  ngả  quá nhiều còn làm cho cơ  giữ  thân trên thường xuyên bị  căng thẳng. Độ  ngả  thân trên thay đổi trong giới hạn  20  – 30. Nó tăng lên lúc đạp sau và giảm đi trong pha bay. Vị  trí của đầu  ảnh   hưởng đáng kể đến tư thế của thân trên. Hoạt động của tay góp phần giữ thăng  bằng và tạo điều kiện tăng hay giảm nhịp điệu chạy. trong lúc chạy, biên độ  đánh tay tùy thuộc vào tốc độ  chạy. Tốc độ  càng cao, đánh tay càng rộng và  nhanh. ­ Về  đích: việc tăng tốc độ  về  đích được đặc trưng bởi việc tăng tần số  bước, đánh tay mạnh hơn và hơi tăng độ  ngả  của thân trên. Sau khi qua đích,  VĐV không được dừng lại đột ngột mà chuyển sang chạy chậm và sau đó là đi  bộ dần dần, chuyển cơ thể vào trạng thái tương đối yên tĩnh. 1.3.2. Yếu tố chiến thuật Trong các môn thể thao, chiến thuật đóng vai trò quan trọng không thể thiếu,  sử  dụng chiến thuật tốt, nó có thể  thay đổi toàn bộ  tình thế, chuyển từ  mạnh   sang yếu và ngược lại. Trong thực tế, chiến thuật chỉ áp dụng khi sự chênh lệch  về trình độ  của các VĐV tương đương nhau thì mới có hiệu quả  và ngược lại.   chiến thuật là sự tổng hợp các phương pháp sử dụng thủ pháp kỹ thuật phù hợp  16
  17. với nhiệm vụ  thi đấu. Chiến thuật nhằm sử  dụng hợp lý sức mạnh, khả  năng   của VĐV. Sử dụng tối đa những sai lầm của đối phương trong quá trình thi đấu.   huấn   luyện   chiến   thuật   là   cả   một   quá   trình   hình   thành,   phát   triển   ở   VĐV.  Phương pháp giải quyết những nhiệm vụ  chiến thuật hợp lý nhất trong khi  tham gia thi đấu và phát triển năng lực chuyên môn có ý nghĩa quyết định đến  hiệu quả những nhiệm vụ đó. 1.3.3. Ảnh hưởng của trạng thái tâm lý đến thành tích thể thao Thành tích thể thao, một phần phụ thuộc vào tâm lý, hay nói cách khác nó ảnh   hưởng mạnh đến thành tích thể  thao. Chạy 800m là nội dung chạy với cường  độ  gần tối đa, trữ  lượng tốc độ  tương đối lớn và mức độ  rất cao. Do vậy, tâm   lý của VĐV không tốt, ức chế  không thoải mái, không tập trung cao độ  vào thi   đấu sẽ có những động tác và hoạt động thừa, làm cho cơ bắp thần kinh mệt mỏi  và khi tham gia thi đấu không phát huy được tất cả  các nhóm cơ  tham gia vào  hoạt động nên  ảnh hưởng xấu đến thành tích. Ngược lại, nếu biết động viên,  kích thích tâm lý cho VĐV, làm cho VĐV hưng phấn thì thành tích của VĐV sẽ  tốt, có khi vượt ngoài dự đoán. Qua phân tích và tổng hợp các trạng thái tâm lý,  chúng ta nhận thấy phải lựa chọn một số biện pháp khắc phục trạng thái xấu,   phát huy những điểm mạnh nhằm nâng cao thành tích thể  thao của VĐV một  cách hợp lý. 1.3.4. Đặc điểm phát triển thể lực.  Tố  chất thể  lực đặc trưng của cự  ly chạy 800m là sức bền tốc độ. Vì vậy,  khi phân tích đặc điểm phát triển thể lực trong chạy cự ly 800m, chúng tôi đi sâu  phân tích về  đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ khi tập luyện cho VĐV cự ly  này. 1.4. Phương pháp phát triển sức bền tốc độ cự ly chạy 800m.      Ở cự ly chạy 800m (cự ly trung bình thuộc vùng công suất gần cực đại) thì  yếu tố quan trọng của sức bền là những biến đổi của môi trường bên trong cơ  thể (sự tích lũy lượng axit và dioxxit các bon trong máu). Những biến đổi đột ngột thành phần hóa học trong máu ảnh hưởng đến các  trung tâm thần kinh, làm giảm sút trạng thái của chúng. Đặc điểm hệ năng lượng trong cự ly chạy 800m là: 65% sử dụng năng lượng   yếm khí và 35% sử dụng năng lượng ưa khí. Như vậy, việc giáo dục sức bền trong cự ly chạy 800m đồng nghĩa với việc   chúng ta phải nâng cao được khả năng yếm khí và ưa khí. Để cơ thể hoạt động  trong điều kiện yếm khí lâu dài phải dựa trên cơ sở giáo dục khả năng ưa khí, vì  hai cơ chế này luôn tác động qua lại tương hỗ lẫn nhau. 1.4.1. Phương pháp giáo dục sức bền ưa khí 17
  18.      Sức bền là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay   là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể  chịu đựng được. Chúng ta không thể hoạt động được mãi, cho nên yếu tố chi phối sức bền là  mệt mỏi, bởi vì mệt mỏi là nguyên nhân hạn chế  thời gian hoạt động cho nên   cũng có thể định nghĩa như sau: Sức bền là năng lực chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó. Như vậy  khái niệm sức bền luôn luôn liên quan đến khái niệm mệt mỏi. Khả  năng  ưa khí của cơ  thể  là khả  năng tạo ra nguồn năng lượng cho hoạt  động cơ  bắp, thông qua quá trình oxy hóa các hoạt chất giàu năng lượng trong   cơ thể. Để nâng cao khả năng ưa khí cần phải giải quyết những nhiệm vụ sau: Nâng cao khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2max). Nâng cao khả năng kéo dài và duy trì mức hấp thụ oxy tối đa. Làm cho hệ  tuần hoàn và hô hấp nhanh chóng đạt được mức hoạt động với  hiệu suất cao.  Để giải quyết những nhiệm vu trên, nguyên tắc chung của các phương pháp  tập luyện nâng cao khả  năng  ưa khí là sử  dụng các bài tập trong đó hiệu suất  tuần hoàn và hô hấp có thể đạt mức tối đa và duy trì mức hấp thụ oxy trong thời  gian dài. Tất nhiên đó phải là những bài tập có sự than gia của nhiều nhóm cơ và  tốc độ gần tới hạn. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nâng cao khả năng ưa khí của cơ  thể là: Phương pháp đồng đều liên tục, phương pháp biến đổi và phương pháp  lặp lại. + Phương pháp đồng đều liên tục: được sử dụng rộng rãi trong các giai đoạn  đầu của quá trình huấn luyện nâng cao sức bền. Đặc điểm của phương pháp  này là thực hiện bài tập liên tục, không có nghỉ  giữa quãng, với tốc độ   ở  mức   gần tới hạn và thời gian bài tập tương đối dài. Với phương pháp này, khả năng  phối hợp hoạt động của các hệ thống đảm bảo việc hấp thụ oxy được nâng lên   ngay trong quá trình vận động, đồng thời bài tập có thể  đạt hiệu quả  cao do   chúng tác động lên cơ thể trong thời gian tương đối lâu. + Phương pháp biến đổi và phương pháp lặp lại: thường được áp dụng đối  với các VĐV đã có trình độ tập luyện tương đối cao. Phương pháp lặp lại (gọi chính xác hơn là phương pháp giãn cách) và phương  pháp biến đổi được áp dụng để  phát triển sức bền và những phương pháp dựa   trên những bài tập yếm khí (tức là với tốc độ  tới hạn, với thời gian mỗi lần  thực hiện bài tập tương đối ngắn và những quãng nghỉ  giữa) có tính toán kỹ  lưỡng để phát huy tối đa khả năng ưa khí của cơ thể. 18
  19. Qua thực nghiệm người ta nhận thấy trong khoảng  20 – 30 giây sau mỗi lần   lặp lại bài tập yếm khí thì thông khí phổi và thể tích tâm thu đều tăng lên do đó  mức hấp thụ oxy cũng tăng lên. Nếu bài tập được lặp lại vào thời điểm mà các   chỉ số trên đang ở mức tương đối cao thì tác dụng kích thích đối với quá trình hô   hấp sẽ tăng dần từ lần lặp lại này đến lần lặp lại tiếp theo và mức hấp thụ oxy   sẽ  tăng dần đến mức tối đa và trong nhiều trường hợp có thể  vượt khả  năng   hấp thụ oxy tối đa vốn có của VĐV. Như  vậy tác dụng của bài tập diễn ra chủ  yếu là trong thời gian giãn cách  giữa các lần lặp lại bài tập, nghĩa là mức hấp thụ oxy cao nhất đạt vào lúc nghỉ  giữa quãng chứ  không phải trong lúc thực hiện bài tập. Thông thường các bài  tập nâng cao sức bền  ưa khí được bố  trí vào cuối buổi tập, để  sử  dụng được  hiệu quả của các bài tập trước đó. Nhưng cần phải xây dựng các bài tập loại này theo 1 hướng cấu trúc tương   đối ổn định về các thành phần của lượng vận động, tốt nhất cần có thay đổi và   đa dạng hóa để  tránh sự  đơn điệu và gây nhàm chán, nhưng chỉ  thay đổi hình  thức bài tập. Các phương pháp giãn cách và biến đổi được sử  dụng để  nâng cao khả năng  ưa khí thường có cấu trúc và thành phần của lượng vận động như nhau. + Cường độ  hoạt động (tốc độ  di chuyển): cao hơn mức tới hạn, tức là vào  khoảng 75­80% tốc độ  tối đa, sao cho cuối mỗi lần lặp lại tần số  mạch đập   xấp xỉ 180 lần/phút (đây là tần số nhịp tim có hiệu suất cao nhất). + Độ dài cự ly: phải được lựa chọn sao cho thời gian không quá 1 – 1,5 phút,   chỉ trong trường hợp này hoạt động mới diễn ra trong điều kiện yếm khí và mới   đạt mức hấp thụ oxy tối đa vào lúc nghỉ giữa quãng. + Khoảng cách nghỉ  giữa quãng: tùy theo trình độ  tập luyện của VĐV, dao  động từ  45 – 120 giây, để cho lần lặp lại tiếp theo được bắt đầu trong lúc thể  tích tâm thu và mức hấp thụ  oxy đang  ở  mức cao (tần số  nhịp tim vào khoảng   120 ­140 lần/phút), trong mọi trường hợp quãng nghỉ  không nên vượt quá 3­4  phút, khi mà hoạt động của tuần hoàn và hô hấp đã giảm đi nhiều). + Trong quãng nghỉ: nên tiếp tục hoạt động với cường độ  thấp để  tránh sự  chuyển đột ngột từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh và ngược lại, tăng nhanh   quá trình hồi phục, tạo điều kiện để thực hiện được khối lượng vận động lớn. + Số lần lặp lại: cần tính toán sao cho đảm bảo duy trì được sự ổn định trong   sự  phối hợp hoạt động của các hệ  thống cơ  thể, thể  hiện  ở khả năng hấp thụ  oxy  ổn định  ở  mức tương đối cao. Cụ  thể  là khi có hiện tượng giảm sức hấp   thụ oxy thì đó là tín hiệu ngừng bài tập. Trong thực tế có thể dựa vào tần số mạch. Khi tốc độ bài tập vẫn không đổi,  nhưng tần số mạch đập tăng lên đáng kể so với lần lặp lại trước đó. Chứng tỏ  19
  20. đã xuất hiện sự rối loạn trong phối hợp hoạt động của hệ thống hô hấp và tuần  hoàn thì nên ngừng tập. Về thực chất, các phương pháp nâng cao sức bền ưa khí cũng là phương pháp  nâng cao sức bền chung. Ngoài ra nếu có thể sử dụng phương pháp biến tốc cũng giống phương pháp  giãn cách. 1.4.2. Phương pháp giáo dục sức bền yếm khí. Sức bền là năng lực thực hiện 1 hoạt động với cường độ  cho trước, hay là   năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu đựng   được. Chúng ta không thể hoạt động được mãi, cho nên yếu tố chi phối sức bền là  mệt mỏi, bởi vì mệt mỏi là nguyên nhân hạn chế  thời gian hoạt động cho nên   cũng có thể định nghĩa như sau: Sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong 1 hoạt động nào đó.   Như vậy khái niệm sức bền luôn luôn liên quan đến khái niệm mệt mỏi. Khả năng yếm khí là khả năng vận động của cơ thể trong điều kiện dựa vào   nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản  ứng giải phóng năng lượng   không có sự tham gia của oxy). Nâng cao khả  năng  ưa khí cũng là điều kiện để  nâng cao khả  năng yếm khí   tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những hoạt động yếm khí. Bởi vì,  như  chúng ta đã biết, quá trình trả  nợ  oxy được diễn ra 1 phần ngay trong lúc   vận động và nếu có khả năng ưa khí cao thì phần trả nợ oxy trong lúc vận động   đó sẽ lớn hơn và hiệu quả hoạt động của cơ thể sẽ tăng lên. Tuy nhiên nhiệm vụ  chính  ở  đây là tăng cường khả  năng giải phóng năng  lượng nhờ  các phản  ứng phân hủy Photpho Creatin và phân hủy glucoza, đồng  thời nâng cao khả năng chịu đựng trạng thái nợ oxy ở mức cao. a. Các bài tập nhằm hoàn thiện cơ  chế  giải phóng năng lượng từ  Photpho   Creatin có những đặc điểm sau: ­ Cường độ  hoạt động: gần mức tối đa hoặc thấp hơn 1 chút, khoảng 95%  tốc độ tối đa. Thời gian bài tập ngắn:Chỉ giới hạn từ 3­8 giây (chạy 30­60m, bơi 8­15m).  Sở  dĩ như  vậy vì dự  trữ  Photpho Creatin trong cơ rất ít, sự  phân hủy hợp chất  này diễn ra trong thời gian vài giây (3­8 giây) sau khi bắt đầu hoạt động. Thời gian nghỉ giữa quãng: từ 2­3 phút, đó cũng là thời gian đủ để hồi phục   Photpho Creatin không tạo ra axit lactic, nên tốc độ trả nợ oxy diễn ra khá nhanh.  Nhưng do dự trữ Photpho Creatin trong cơ thể rất ít, nên sau 3­4 lần lặp lại thì  hoạt động của cơ  chế  gluco phân sẽ  tăng lên, còn cơ  chế  Photpho Creatin sẽ  giảm đi. Để khắc phục hiện tượng này người ta chia các bài tập thành 2 nhóm,  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2