Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trường THPT Tuần Giáo trong dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
lượt xem 0
download
Sáng kiến “Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trường THPT Tuần Giáo trong dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11” nhằm giáo dục học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trường THPT Tuần Giáo trong dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG THPT TUẦN GIÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT TUẦN GIÁO TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 11 Môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật Tác giả: Mai Thị Kim Huệ - Giáo viên môn GDKT &PL Đơn vị công tác: Trường THPT Tuần Giáo Năm học: 2023 - 2024
- MỤC LỤC Mục Nội dung Trang A Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 1 B Phạm vi triển khai thực hiện 2 Nội dung 2 I. Tình trạng giải pháp đã biết 2 II. Nội dung giải pháp 3 1. Mục đích cụ thể, chi tiết của giải pháp 3 2. Mô tả chi tiết bản chất, nội dung giải pháp 4 2.1. Một số phương pháp dạy học để phát triển NL 4 GQVĐ&ST cho HS trong dạy học môn GDKT&PL lớp 11 2.2. Một số KTDH hiện đại để phát triển NLGQVĐ&ST 11 cho HS trong dạy học môn GDKT&PL lớp 11 C 2.3. Kiểm tra đánh giá NLGQVĐ&ST của HS trong dạy học 14 môn GDKT&PL lớp 11 Kế hoạch dạy học minh họa 17 3. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải 25 pháp đã và đang được áp dụng III. Khả năng áp dụng của giải pháp 26 IV. Kết quả, hiệu quả mang lại. 27 V. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 28 VI. Kiến nghị, đề xuất 30
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 GDKT&PL Giáo dục kinh tế và pháp luật 2 THCS Trung học cơ sở 3 THPT Trung học phổ thông 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 NLGQVĐ&ST Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 7 PPDH Phương pháp dạy học 8 KTDH Kỹ thuật dạy học 9 SGK Sách giáo khoa 10 TC Tiêu chí 11 TN Thực nghiệm 12 ĐC Đối chứng
- A. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN Giáo dục và đào tạo góp phần kiến tạo nên hòa bình, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, cho từng gia đình và cho cộng đồng xã hội. Chính vì lẽ đó mà bất cứ quốc gia phát triển nào cũng luôn quan tâm và đầu tư cho giáo dục, đào tạo để góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước, đặt Giáo dục và Đào tạo lên vị trí hàng đầu, được coi là “nhân tố quan trọng nhất” đối với sự phát triển của đất nước. Để góp phần xây dựng đất nước trên con đường hội nhập quốc tế và thực hiện yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới – mà trước hết là chương trình tổng thể được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực của người học. Nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra yêu cầu hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cơ bản, cần thiết của một công dân trong xã hội hiện đại. Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành cho học sinh các năng lực, phẩm chất cơ bản của công dân, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo của người công dân, giúp cho các em có những kiến thức cơ bản về kinh tế và pháp luật, đồng thời bồi dưỡng cho các em cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật và những kỹ năng cơ bản để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trường THPT Tuần Giáo là một trong những ngôi trường lớn của huyện, với hơn 90% là con em đồng bào dân tộc thiểu số, các em đa số nhà ở xa trường, phải đi trọ học. Tuy nhiên, do học sinh chiếm số đông là người dân tộc thiểu số, điều kiện hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều HS còn thiếu kĩ năng, năng lực giải quyết vấn đề còn hạn chế; khi gặp khó khăn, vướng mắc, các em thường không chủ động giải quyết mà ỷ lại, chờ đợi vào sự giải đáp từ người khác. Vì vậy, trong kết quả rèn luyện và học tập của học sinh HS chưa cao. 1
- Năm học 2023 – 2024, chương trình lớp 11 là năm đầu tiên được triển khai thực hiện trong chuỗi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cấp THPT. Để thực hiện được tốt chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì việc đổi mới phương pháp dạy học được xem là một giải pháp then chốt, có tính đột phá. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn giáo dục kinh tế và pháp luật, tôi nhận thấy việc giúp đỡ học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua môn học là rất cần thiết nhằm giúp các em phát triển đầy đủ năng lực theo yêu cầu của môn học, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh, giúp các em tự tin, phát huy hết khả năng của mình, vận dụng được những kiến thức, kĩ năng vào trong cuộc sống, góp phần làm hành trang trên con đường định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trường THPT Tuần Giáo trong dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11” để được chia sẻ với đồng nghiệp trong việc giáo dục học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN - Phạm vi kiến thức: Chương trình môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Phạm vi đối tượng: Học sinh lớp 11 trường THPT Tuần Giáo. (Lớp thực nghiệm 11B4, 11B6 và lớp đối chứng 11B5, 11B7). C. NỘI DUNG I. Tình trạng giải pháp đã biết Môn GDKT&PL là môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông và có vai trò quan trọng trong việc trang bị những tri thức về kinh tế và pháp luật cơ bản cho học sinh. Để từ đó học sinh có thể vận dụng những tri thức của bài học vào trong thực tiễn của đời sống như tham gia vào các hoạt động kinh tế của gia đình, có ý thức thực hiện đúng các quy định pháp luật của nhà nước. Đa số các giáo viên đã sử dụng nhiều PPDH và KTDH khác nhau để phát triển năng lực GQVĐ&ST cho học sinh, tuy nhiên vẫn chủ yếu sử dụng các 2
- PPDH quen thuộc như thảo luận nhóm, thuyết trình,..; các PPDH cũng như các KTDH được áp dụng chưa có quy trình thực hiện cụ thể, nên chưa phát huy được hết tác dụng của các PPDH và KTDH; Giáo viên dạy học trên lớp theo tiến trình của sách giáo khoa. Đối với sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11 (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống) thường đưa ra thông tin, học sinh nghiên cứu và trả lời câu hỏi, sau đó rút ra kết luận nên dẫn đến sự nhàm chán trong quá trình dạy và học của thầy và trò, học sinh thường thụ động trong chiếm lĩnh tri thức, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo chưa phát huy được hết khả năng của học sinh. II. Nội dung giải pháp 1. Mục đích cụ thể, chi tiết của giải pháp: Phát triển năng lực cho học sinh là xu hướng đặt ra trong dạy học hiện nay ở nước ta. Bởi dạy học phát triển năng lực đặc biệt là NL GQVĐ&ST giúp học sinh không chỉ rèn luyện về tư duy trí tuệ, mà còn giúp cho các em khả nhận biết, đánh giá và đưa ra các cách thức giải quyết vấn đề bằng sự vận dụng chính tri thức được cung cấp từ các môn học cụ thể. Vì vậy, phát triển NL GQVĐ&ST cho mỗi cá nhân nói chung và cho học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước nói riêng là nhiệm vụ quan trọng của nhà nước và xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục và đối với giáo viên. Môn GDKT&PL11 là môn học tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Môn học không chỉ có nhiệm vụ trang bị cho HS những kiến thức phổ thông cơ bản về kinh tế và pháp luật mà còn giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức đó để rèn luyện các kĩ năng, phát triển khả năng của bản thân thích ứng với môi trường xung quanh và có những định hướng nghề phù hợp với năng lực của học sinh. Việc dạy học để phát triển năng lực GQVĐ&ST sẽ rèn luyện cho học sinh khả năng giải quyết vấn đề gắn với những tình huống nảy sinh trong thực tiễn, hoặc gắn với các biểu hiện của nghề nghiệp trong tương lai… vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên tìm ra những phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát triển NL GQVĐ&ST cho học sinh, từ đó giúp học sinh phát 3
- triển được khả năng nhận biết, phát hiện vấn đề, chủ động xử lý tốt các tình huống phát sinh có thể gặp phải trong đời sống. Hơn thế, đối với học sinh THPT, đặc biệt khi các em đang là học sinh lớp 11, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh là rất quan trọng và cần thiết. Căn cứ vào điều kiện, nhu cầu và năng lực của bản thân các em có thể tự mình xem xét và đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất về ngành nghề trong tương lai. Vì vậy, việc hình thành và phát triển NL GQVĐ&ST cho học sinh sẽ giúp HS có điều kiện, cơ sở để lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai phù hợp khả năng, năng lực của mình. Việc phát triển năng lực phù hợp sẽ phát huy được khả năng, sở trường của từng học sinh và giúp cho việc học tập của các em có hiệu quả hơn trong các môn học. Khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng GQVĐ một cách linh hoạt, chủ động sẽ giúp học sinh tự tin hơn khi tham gia vào môi trường xã hội. Nhờ đó, sẽ tạo ra cho học sinh khả năng thích ứng phù hợp với xu hướng đổi mới của xã hội. 2. Mô tả chi tiết, bản chất, nội dung của giải pháp Để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS trong DH môn GDKT&PL lớp 11, GV cần lựa chọn được các PPDH tích cực và các KTDH hiện đại để khơi gợi ở người học khả năng phát hiện và GQVĐ nảy sinh trong đời sống, bằng kiến thức của môn học HS có thể vận dụng để giải quyết tốt các vấn đề đó, qua đó phát huy tính “tích cực, chủ động, sáng tạo ở người học”. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin đưa ra một số PPDH tích cực và một số KTDH hiện đại mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS trong dạy học môn GDKT&PL 11. 2.1. Một số phương pháp dạy học để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS trong dạy học môn GDKT&PL lớp 11 2.1.1. Dạy học giải quyết vấn đề 4
- Dạy học GQVĐ “là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS được đặt trong một tình huống có vấn đề mà bản thân HS chưa biết cách thức, phương tiện, cần phải nỗ lực tư duy để giải quyết nó”. [1]1 - Đặc điểm của DH GQVĐ: + Học sinh phải được đặt vào tình huống có vấn đề. + Vấn đề đưa ra phải đảm bảo vừa sức với học sinh, không vượt quá nội dung, mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học. + Học sinh có thể tiếp cận, phát hiện vấn đề và đưa ra cách thức để giải quyết được vấn đề đó. - Các bước thực hiện DH GQVĐ: Bước 1: “Nhận biết vấn đề” Giáo viên tìm kiếm thông tin để xây dựng tình huống có vấn đề, hoặc trực tiếp đưa ra tình huống có vấn đề nhằm tạo cho học sinh có cơ hội tham gia phát hiện ra “Tình huống có vấn đề” hoặc học sinh cũng có thể tự đưa ra “Tình huống có vấn đề” theo sự gợi mở của giáo viên. Vấn đề được tạo ra phải chứa đựng tính mâu thuẫn giữa những điều học sinh đã biết và những cái học sinh chưa biết cần phải khám phá để giải quyết nó. Bước 2: “Lập kế hoạch GQVĐ” Dựa trên vấn đề đưa ra và căn cứ vào năng lực của mình, học sinh xây dựng các giả thiết, đưa ra các phương án để tìm cách GQVĐ và lập kế hoạch để giải quyết vấn đề theo những cách thức khác nhau . Kế hoạch được xây dựng phải cụ thể như: thu thập thông tin bằng cách nào, dẫn chứng lấy ở đâu, căn cứ vào cơ sở lý luận nào, ai tham gia cùng thực hiện GQVĐ. Bước 3: “Thực hiện kế hoạch GQVĐ” Học sinh thực hiện GQVĐ theo kế hoạch đã lập và nếu cần có thể nhận sự hỗ trợ từ giáo viên. Bước 4: “Kiểm tra, đánh giá và kết luận” 1 Theo https://dothanhspyb.com/day-hoc-phat-hien-va-giai-quyet-van-de/#google_vignette 5
- HS trình bày cách thức GQVĐ của cá nhân và GV tổ chức để HS nhận xét, tranh luận nếu có. Cuối cùng giáo viên là người nhận xét, đánh giá. Ví dụ minh họa: “Chủ đề 3, bài 5: Thị trường lao động và việc làm” giáo viên có thể sử dụng DH GQVĐ để phát triển GQVĐ&ST cho HS ở hoạt động hình thành kiến thức đối với nội dung “Xu hướng tuyển dụng lao động”. Bước 1. “Nhận biết vấn đề”: Giáo viên cho học sinh nghiên cứu tình huống sau và xác định vấn đề cần giải quyết. Nhóm An tranh luận về xu hướng tuyển dụng lao động. Một vài ý kiến được đưa ra như sau: An: Tớ thấy hiện nay ngành công nghệ chế tạo, công nghệ thông tin và truyền thông đang có nhu cầu tuyển dụng cao. Mai: Tớ lại thấy hiện nay nhiều người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp nên ngành dịch vụ chăm sóc sắc đẹp mới là xu hướng. Hưng: Nhưng tớ thấy trên Ti vi nói đến ngành công nghệ bán dẫn ở nước ta hiện nay đang là xu hướng của các bạn trẻ. Hiện các trường đại học mới đang bắt đầu đào tạo và dự sẽ là một ngành nghề “hót” trong tương lai. Em hãy bình luận ý kiến của nhóm bạn về xu hướng tuyển dụng lao động trong đoạn hội thoại trên. Nếu em tham gia cuộc tranh luận đó, em sẽ làm rõ hơn điều gì về xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường? Bước 2. Lập kế hoạch GQVĐ - HS nghiên cứu SGK liên quan đến kiến thức “Xu hướng tuyển dụng lao động lao động của thị trường” và thảo luận với bạn cùng bàn. - HS bàn bạc lựa chọn cách GQ và lập kế hoạch để GQVĐ. Bước 3. Thực hiện kế hoạch GQVĐ - HS sẽ trình bày cách giải quyết tình huống dựa theo kế hoạch đã lập. Bước 4: Kiểm tra, đánh giá và kết luận - Các HS trong lớp nêu ý kiến nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức về “xu hướng tuyển dụng lao động” của nước ta hiện nay. 2.1.2. Dạy học khám phá 6
- Dạy học khám phá “là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh tự tìm tòi, khám phá phát hiện ra tri thức mới thông qua các hoạt động dưới định hướng của giáo viên” [2, tr.44]2. Vận dụng PPDH này, giáo viên sẽ phát triển cho học sinh NLGQVĐ&ST dựa vào kiến thức cá nhân, SGK, học sinh có thể tìm tòi, để phát hiện ra những vấn đề mới. * Đặc điểm của DH khám phá - HS có điều kiện phát triển tư duy logic, khám phá và tìm hiểu các thông tin qua quan sát, phân loại đánh giá. - GV có thể sử dụng nhiều PPDH để DH khám phá. - Sau khi rút ra kết luận của DH khám phá, tri thức đó sẽ lại tiếp tục được thảo luận tiếp. * Các bước DH khám phá bao gồm: Bước 1: “Chuẩn bị” - Căn cứ vào mục tiêu về phẩm chất, năng lực, giáo viên xác định “vấn đề cần khám phá” dưới dạng là những câu hỏi hay bài tập ngắn chứa đựng thông tin mà khi học sinh trả lời sẽ đáp ứng việc yêu cầu cần đạt của đơn vị kiến thức đó. Câu hỏi cần ngắn gọn, vừa sức với người học. - Giáo viên hướng dẫn học sinh về cách thu thập thông tin, các dữ liệu từ sách, mạng internet, các phương tiện thông tin đại chúng để có thể trả lời cho nội dung khám phá. - Giáo viên xác định nội dung cần khám phá, cách thức báo cáo kết quả khám phá sao cho phù hợp. - Giáo viên cần chuẩn bị “các hình ảnh, video, tranh, biểu đồ, phiếu học tập, sản phẩm trực quan”… là những phương tiện giúp học sinh dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ của dạy học khám phá. Bước 2: “Tổ chức học tập khám phá” 2 Theo Lương Việt Thái (2011), Báo cáo tổng kết đề tài Phát triển chương trình GDPT theo định hướng phát triển năng lực người học, Đề tài cấp Bộ, mã số B2008-37-52TĐ 7
- - Giáo viên “giao nhiệm vụ học tập cho học sinh”: căn cứ vào phần chuẩn bị, giáo viên giao chủ đề khám phá cho học sinh liên quan đến kiến thức chủ đề của môn học. - Học sinh “thực hiện hoạt động học tập khám phá”: Dựa trên nhiệm vụ được giao, học sinh tiến hành làm việc độc lập, hoặc làm việc nhóm để có thể thu thập, xử lý thông tin thực hiện theo yêu cầu của nhiệm vụ. - Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm đã chuẩn bị. Học sinh trong lớp nêu ý kiến nhận xét. Giáo viên đánh giá, kết luận hướng dẫn học sinh tư duy theo hướng đúng đắn. Ví dụ minh họa: “Chủ đề 5, bài 8: “Văn hóa tiêu dùng” Giáo viên có thể sử dụng PPDH khám phá để phát triển NLGQVĐ&ST cho học sinh ở hoạt động khởi động. Bước 1: Chuẩn bị - Giáo viên chiếu video: Tiêu dùng “xanh”, ý thức “xanh” của “Bản tin VTV24” (https://www.youtube.com/watch?v=FXIF6z2PWQw) và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm cặp đôi để khám phá tri thức bài học. - HS làm việc nhóm cùng nhau hợp tác phát huy NLGQVĐ - HS xem video, trả lời các câu hỏi: 1. Chia sẻ suy nghĩ của em về việc tiêu dùng các sản phẩm “xanh”? 2. Trách nhiệm của mọi người trong thực hiện văn hóa tiêu dùng? Bước 2: Tổ chức học tập khám phá - Học sinh làm việc theo nhóm 2 người, bàn bạc ghi lại thông tin từ video, nghiên cứu tài liệu SGK tìm kiếm thông tin để cùng nhau GQVĐ. - Đại diện nhóm học sinh bày tỏ quan điểm của nhóm trước lớp, giáo viên và học sinh trong lớp đưa ý kiến nhận xét. Qua việc phần khám phá tri thức của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài “Văn hóa tiêu dùng” 2.1.3. Dạy học dự án “Dạy học dự án là một PPDH, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định 8
- mục đích, lập kế hoạch, đến thực hiện dự án, kiểm tra, điều khiển, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện” [3, tr.88]3 * Dạy học dự án gồm các bước: Bước 1: Chuẩn bị dự án + “Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài dự án”: Ý tưởng của dự án đưa ra phải phù hợp với chủ đề học tập và đáp ứng yêu cầu cần đạt của bài học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của học sinh và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Ý tưởng này do giáo viên hoặc giáo viên và học sinh thảo luận đề ra. + Xác định thời gian thực hiện dự án: Thời gian thực hiện dự án phải được GV quy định cụ thể, rõ ràng về thời gian chuẩn bị dự án, thời điểm báo cáo dự án và lưu ý phải đảm bảo học sinh có đủ thời gian tìm hiểu, lên kế hoạch và thực hiện được dự án. + Phân chia đối tượng học sinh và giao nhiệm vụ: Giáo viên tiến hành việc chia đối tượng học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Các nhóm nhận nhiệm vụ để triển khai thực hiện. + Các nhóm tiến hành xây dựng kế hoạch để thực hiện dự án: Trên cơ sở nhiệm vụ đã được phân công, nhóm trưởng các nhóm sẽ giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch để thực hiện dự án phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các thành viên trong nhóm và triển khai thực hiện dự án. Ví dụ minh họa: Thực hiện dự án đối với chủ đề 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh. Chủ đề được giáo viên định hướng cho học sinh “Xây dựng ý tưởng kinh doanh một hoặc vài sản phẩm tham gia Hội chợ Xuân 2024 do Đoàn trường tổ chức” . Yêu cầu sản phẩm: Bản mô tả về ý tưởng kinh doanh. + Giáo viên yêu cầu tập thể lớp chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm có từ 6 - 7 thành viên, học sinh thành lập nhóm tùy ý để phù hợp cho việc thực hiện dự án 3 Theo Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2018), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm 9
- miễn là đảm bảo đủ số lượng thành viên theo yêu cầu. Mỗi nhóm cử một đại diện làm nhóm trưởng. + Các nhóm bàn bạc, phân chia nhiệm vụ, xây dựng ý tưởng và bắt tay khảo sát thị trường. Dự kiến sản phẩm báo cáo là 1 bản mô tả ý tưởng kinh doanh. Dự kiến thời gian thực hiện và hoàn thành là 1 tuần. Bước 2: Thực hiện dự án + Giáo viên sẽ có định hướng, hỗ trợ để học sinh thực hiện các công việc theo kế hoạch đã lập. Học sinh sẽ chủ động tìm kiếm thông tin để chia sẻ với nhóm. Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh sẽ phát huy được khả năng sáng tạo, năng lực giải quyết công việc. + Sản phẩm của dự án: sẽ được mô tả bằng video, file ghi âm, kịch bản để diễn xuất, tranh ảnh, bản trình chiếu hoặc bằng kịch bản… Ví dụ: Khi thực hiện dự án được giao với chủ đề “Xây dựng ý tưởng kinh doanh một sản phẩm tham gia Hội chợ Xuân 2024 do Đoàn trường tổ chức” học sinh các nhóm cần thực hiện các bước sau: + Học sinh cần thực hiện khảo sát nhu cầu thị trường, lên ý tưởng kinh doanh, lựa chọn được một mặt hàng để tham gia hội chợ Xuân 2024 của Đoàn trường, xây dựng phương án để bán mặt hàng đó…. + Sản phẩm dự kiến: Bản báo cáo chi tiết mô tả ý tưởng kinh doanh sản phẩm mà nhóm đã lựa chọn để tham gia hội chợ Xuân bằng bản giấy A4 hoặc bài thuyết trình Powerpoint, có sản phẩm trưng bày trước lớp. + Học sinh các nhóm viết báo cáo, thống nhất cách báo cáo trong nhóm. Bước 3: Báo cáo và đánh giá dự án + Giáo viên lựa chọn thời điểm thích hợp thường sẽ xin ban chuyên môn nhà trường xếp mỗi lớp 2 tiết liền nhau khi đến các tiết học có báo cáo dự án. Để học sinh có thời gian thuyết trình về dự án của mình. + Đến thời điểm báo cáo, các nhóm lần lượt báo cáo kết quả sản phẩm dự án của mình dưới sự chủ trì của giáo viên. Tùy từng chủ đề, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện sản phẩm dưới dạng file hội thoại, video clip, sơ đồ, trình 10
- bày trên bản A0, hoặc bản A4 viết tay (đánh máy) hoặc trình chiếu trên Powerpoint… + Đánh giá dự án: GV tổ chức cho các nhóm tiến hành hoạt động nhận xét và đánh giá chéo kết quả của các dự án. Giáo viên tổng kết, rút kinh nghiệm để học sinh các nhóm có thể thực hiện các dự án sau tốt hơn. Việc đánh giá dự án của học sinh dựa trên các tiêu chí cụ thể về mức độ thực hiện dự án. Ví dụ: Khi thực hiện dự án được giao với chủ đề “Xây dựng ý tưởng kinh doanh một sản phẩm tham gia Hội chợ Xuân 2024 do Đoàn trường tổ chức” học sinh đã thực hiện xây dựng được ý tưởng kinh doanh một số mặt hàng như: Đồ uống, đồ ăn vặt, thức ăn chín, sản phẩm Handmade,… và tiến hành báo cáo thực hiện dự án trước lớp. Căn cứ vào việc lên ý tưởng và triển khai dự án của các nhóm (Đồ ăn có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không?; Sản phẩm handmade đó có khả năng kinh doanh được không?; Các sản phẩm có phù hợp với nhu cầu và kinh tế của người tiêu dùng không?...) giáo viên và học sinh cả lớp sẽ tiến hành đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm. 2.2. Một số KTDH hiện đại để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS trong dạy học môn GDKT&PL lớp 11 “KTDH là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.” [4, tr.61]4 Trong quá trình dạy học, các PPDH sẽ chỉ phát huy được hiệu quả khi GV sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn với các KTDH. Sử dụng tốt các KTDH sẽ góp phần khích lệ HS tham gia vào quá trình DH một cách chủ động, tích cực, tư duy sáng tạo được phát triển, khả năng GQVĐ được vận dụng để tri thức các môn học đi vào đời sống thực tiễn. KTDH được ví là “công cụ” quan trọng, thiết yếu trong tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS trong dạy học môn GDKT&PL lớp 11, GV cần vận dụng linh hoạt các KTDH 4 Theo tài liệu bồi dưỡng Modun2 môn Công nghệ THCS - HoaTieu.vn 11
- với các PPDH tích cực. Trong quá trình dạy học để phát triển NLGQVĐ&ST cho học sinh, tôi đã sử dụng một số KTDH sau: 2.2.1. Kỹ thuật khăn trải bàn “Kỹ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập cho HS mang tính hợp tác, kết hợp giữa hình thức học tập cá nhân và hình thức học tập nhóm” [5]5 Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn trong dạy học sẽ giúp HS gia tăng tính tự chủ, trách nhiệm, khả năng GQVĐ&ST trong khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. Đồng thời còn phát triển sự tương tác giữa các HS trong nhóm với nhau. Khi sử dụng “kỹ thuật khăn trải bàn” GV cũng có thể thực hiện tốt việc phát triển NLGQVĐ&ST cho HS trong học tập môn GDKT&PL 11. Cách tiến hành đối với KTDH này như sau: - GV sẽ chia HS trong lớp thành các nhóm nhỏ, có từ 4 đến 6 HS trong một nhóm. Mỗi nhóm sẽ nhận nhiệm của GV giao cho, yêu cầu thực hiện có thể giống hoặc khác nhau. Đồ dùng học tập phục vụ cho KTDH này là mỗi nhóm sẽ nhận được 1 tờ giấy A0 và các loại bút màu. - Để thực hiện nhiệm vụ, HS nhận giấy A0, bút màu (các loại). Học sinh sẽ căn cứ vào số lượng thành viên của nhóm và nhiệm vụ được giao sẽ chia tờ giấy A0 thành các phần. Mỗi người khi tham gia sẽ ngồi vào vị trí tương ứng với các phần đã chia đó. - HS làm việc độc lập, suy nghĩ, tìm ra cách GQVĐ và có thể viết câu trả lời của cá nhân ra phần ô giấy đã được chia. - Sau khi kết thúc phần làm việc cá nhân, mọi thành viên của nhóm tổ chức thảo luận chia sẻ các quan điểm của mình và đi đến thống nhất câu trả lời, nhóm sẽ ghi ý kiến thống đó lên phần trung tâm của trang giấy A0. - Các nhóm sẽ cử đại diện lên bảng báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. Các thành viên trong lớp nhận xét, đặt câu hỏi nếu có. GV nhận xét tinh thần của các nhóm, kết luận. 5 Theo https://baigiang.net/bai-giang-ki-thuat-day-hoc-ki-thuat-khan-trai-ban-va-ki-thuat-manh-ghep- 13996/ 12
- Tóm lại, kĩ thuật “khăn trải bàn” là một kĩ thuật đơn giản, dễ thực hiện giúp HS phát triển được “tính tự giác, chủ động của các cá nhân”, khả năng GQVĐ&ST cũng được HS thực hiện khi tham gia thực hiện KTDH này. 2.2.2. Kỹ thuật phòng tranh Kĩ thuật phòng tranh “là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong đó các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS được trưng bày như một phòng triển lãm tranh. HS di chuyển, quan sát các sản phẩm của HS khác, đặt câu hỏi và nêu ra nhận xét hoặc ý kiến góp ý. Sau đó, GV tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân hoặc nhóm”. [6]6 Cách tiến hành: - Căn cứ vào mục tiêu của bài học, GV tiến hành giao nhiệm vụ cho nhóm hoặc cá nhân thực hiện trong 1 thời gian nhất định do GV quy định. - Sau khi nhận nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ đảm bảo đúng thời gian quy định. Sản phẩm của nhóm sẽ được đem treo lên tường của lớp giống như trưng bày ở triển lãm tranh. - HS sẽ di chuyển trong lớp để tiến hành “xem tranh” và quan sát kết quả của các nhóm đưa ra các ý kiến đánh giá đối với sản phẩm của các nhóm. - Sau khi quan sát xong những bức tranh được tạo ra từ các nhóm, học sinh quay trở lại vị trí chỗ ngồi để tổng hợp ý kiến đóng góp, hoàn thành nhiệm vụ. - GV đưa ra nhận xét, đánh giá về mức độ hoàn thành kết quả làm việc của nhóm/cá nhân. Khi sử dụng KTDH này, GV cũng sẽ rèn cho HS khả năng quan sát, ghi nhớ, cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề khi thực hiện quan sát các sản phẩm của các nhóm, để có những phản hồi tích cực, cần thiết trong DH. 2.2.3. Kỹ thuật sử dụng sơ đồ tư duy Kỹ thuật sơ đồ tư duy là KTDH có thể sử dụng để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS. Việc HS vẽ sơ đồ tư duy, sẽ phát huy ở các em tính tích cực, chủ động trong nắm bắt kiến thức và sáng tạo trong cách thể hiện ra giấy các ý tưởng của bản thân theo các sơ đồ học tập khác nhau. 6 Theo https://www.dvtuan.com/2022/09/cac-phuong-phap-ky-thuat-day-hoc-tich-cuc-o-truong-.html 13
- Cách tiến hành: - GV cần hướng dẫn để HS xác định xem nội dung kiến thức nào của bài học sẽ sử dụng sơ đồ tư duy. - HS cần chuẩn bị các công cụ, phương tiện để thực hiện thiết kế sơ đồ tư duy như: bút màu, giấy khổ lớn, keo dính… Hoặc có thể sử dụng các ứng dụng trực tuyến như Mindmup (mindmup.com), Coggle (coggle.it)… hay phần mềm chuyên dụng như iMindMap, Edraw Mind Map, Xmind… - Vẽ sơ đồ tư duy: + HS cần phải chọn được chủ đề của sơ đồ và đặt vào vị trí trung tâm của sơ đồ. + Căn cứ vào nội dung kiến thức của bài học GV cần xác định nội dung của các nhánh chính (nhánh cấp 1) thuộc chủ đề nào và phải được nối liền với chủ đề trung tâm. Vì nhánh chính thường là nội dung trọng tâm nên được mô tả bằng các thuật ngữ “chìa khóa” và được viết bằng chữ in hoa cho dễ nhìn khi HS sử dụng học tập. Ở mỗi nhánh chính bằng sự sáng tạo, HS có thể vẽ và sử dụng các kí tự để dễ học, dễ nhớ khi xem sơ đồ. + Bước tiếp theo, HS xác định nội dung các nhánh phụ (nhánh cấp 2) sẽ lại được vẽ tiếp tục nối từ nhánh chính ta và được viết bằng chữ in thường. HS nên sử dụng ở mỗi nhánh là cùng màu mực cho dễ phân biệt. + Ở các tầng phụ tiếp theo HS cũng thực hiện như thế cho đến hết. Sử dụng sơ đồ tư duy trong DH, cũng sẽ giúp phát triển NLGQVĐ&ST cho HS. Với việc sử dụng KTDH này, HS có điều kiện hệ thống và củng cố lại nội dung bài học một cách ngắn gọn, khoa học, sáng tạo, dễ nhớ và nhớ lâu. 2.3. Kiểm tra đánh giá NLGQVĐ&ST của HS trong dạy học môn GDKT&PL lớp 11 Để phát triển NLGQVĐ&ST trong dạy học môn GDPL&KT lớp 11 thì việc kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh là một khâu quan trọng. Dựa vào những tiêu chí và những công cụ đánh giá GV có thể hướng dẫn để HS thực hiện tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Căn cứ vào kết quả đánh giá GV sẽ biết được sự phát triển NLGQVĐ&ST của HS trong học tập môn học của mình ở mức độ 14
- nào. Từ đó sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp trong PPDH, trong cách thức đánh giá. Trong quá trình đánh giá năng lực GQVĐ&ST của HS, cá nhân tôi thường sử dụng một số công cụ đánh giá như: Bảng kiểm, phiếu theo dõi học tập, phiếu đánh giá NL thành tố được xây dựng theo kĩ thuật rubic; ghi chép thường nhật… kết hợp với các hình thức đánh giá (tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng…), phương pháp đánh giá (quan sát, vấn đáp, kiểm tra viết tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan…). Ví dụ: mẫu phiếu quan sát đánh giá NLGQVĐ&ST của HS qua các dự án học tập: Phiếu quan sát đánh giá HS thực hiện dự án Trường THPT Tuần Giáo Lớp:…………. ……………… Nhóm:…………….. Thời gian:…………… Họ và tên HS quan sát:………………………………………………………. Tên bài học/dự án: …………………………………………………………… Mức độ Yêu cầu đánh giá Nội dung Hình thức Trình bày (4 điểm) (3 điểm) (3 điểm) Dự án thực hiện tốt + Bản thuyết trình các yêu cầu chung rõ ràng, khoa học, Thuyết trình rõ của chủ đề; đồng có minh họa sinh ràng, mạch lạc, tự Tốt thời có tính khả thi động, hấp dẫn. tin, tương tác tốt (9 - 10) cao, phù hợp với + Sản phẩm phù với người nghe. năng lực của học hợp, hấp dẫn đảm sinh. bảo vệ sinh ATTP đối với đồ ăn. Điểm đánh giá Khá Dự án thực hiện + Bản thuyết trình Thuyết trình đầy (7 – 8) được các yêu cầu rõ ràng, có minh họa đủ nội dung dự án. 15
- chung của chủ đề; phù hợp. Trình bày khá tự đồng thời có tính + Sản phẩm phù tin, tương tác khả thi, phù hợp với hợp, tương đối hấp tương đối tốt với năng lực của học dẫn, đảm bảo vệ người nghe. sinh nhưng còn một sinh ATTP đối với số điểm hạn chế. đồ ăn. Điểm đánh giá Dự án thực hiện + Bản thuyết trình Thuyết trình đầy được các yêu cầu tương đối rõ ràng. đủ nội dung dự án. Đạt chung của chủ đề; + Sản phẩm phù Có thể đôi lúc (5 - 6) Tính khả thi của dự hợp, đảm bảo vệ thiếu tự tin nhưng án còn hạn chế. sinh ATTP đối với vẫn giao tiếp được đồ ăn. với người nghe. Điểm đánh giá Dự án thực hiện + Bản thuyết trình Chưa thuyết trình chưa đáp ứng được chưa rõ ràng, thiếu được dự án. các yêu cầu chung khoa học. Chưa đạt Thiếu tự tin, của chủ đề; + Sản phẩm chưa (Dưới 5) không giao tiếp Hoặc dự án không phù hợp, đối với đồ được với người có tính khả thi. ăn chưa đảm bảo vệ nghe. sinh ATTP Điểm đánh giá Đối với mẫu phiếu này GV có thể sử dụng để đánh giá được năng lực GQVĐ&ST của học sinh ở tất cả các chủ đề học tập/ các dự án học tập, chỉ cần xác định yêu cầu cần đạt của chủ đề và gắn vào các tiêu chí để xây dựng thành bảng đánh giá NLGQVĐ&ST cho HS. 16
- Kế hoạch dạy học minh họa nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 11 – môn Giáo dục kinh tế và pháp luật. (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống – NXB Giáo dục Việt Nam) TIẾT PPCT: 50 BÀI 14. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ (Tiết 2) Môn học/Hoạt động giáo dục: Giáo dục kinh tế và pháp luật; Lớp: 11 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. 2. Về năng lực - Năng lực chung: + Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các hoạt động học tập. + Giải quyết vấn đề sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. - Năng lực đặc thù: + Năng lực điều chỉnh hành vi: điều chỉnh thái độ, hành vi phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. + Năng lực phát triển bản thân: thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: tham gia các hoạt động thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử.. 3. Về phẩm chất 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 288 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 180 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 143 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 74 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn