intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tích cực tự giác nhằm nâng cao chất lượng môn bóng đá cho học sinh khối 11 trường THPT Diễn Châu 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp phát huy tính tích cực tự giác nhằm nâng cao chất lượng môn bóng đá cho học sinh khối 11 trường THPT Diễn Châu 2" nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển kỹ năng chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng vận động, thói quen tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện những phẩm chất, năng lực để trở thành người công dân phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tích cực tự giác nhằm nâng cao chất lượng môn bóng đá cho học sinh khối 11 trường THPT Diễn Châu 2

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 -------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TỰ GIÁC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG MÔN BÓNG ĐÁ CHO HỌC SINH KHỐI 11 TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ngƣời thực hiện: LÊ VĂN PHÚC : LƢƠNG NGỌC LONG : BÙI VĂN MẠNH Tổ : Xã Hội. Nhóm: GDTC Địa chỉ gmail : Levanphuc30121994@gmail.com Số điện thoại : 0968055113 - 0969884456 - 0984986156 NĂM HỌC 2023-2024
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG SKKN .............................................. I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài. ............................................................................................ 1 2. Tính mới của đề tài................................................................................................ 1 3. Phạm vi của đề tài. ................................................................................................ 2 II. NỘI DUNG ......................................................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận. ........................................................................................................ 3 2. Cơ sở thực tiễn. ..................................................................................................... 3 3. Thực trạng của vấn đề. .......................................................................................... 4 4. Các giải pháp thực hiện. ........................................................................................ 5 4.1. Giải pháp 1: Nêu những điều cần chú ý khi tham gia tập luyện trên lớp và thi đấu hoặc vui chơi các môn thể thao. ...................................................................... 6 4.2. Giải pháp 2: Lựa chọn các bài tập một số bài tập bổ trợ và trò chơi một cách hợp lý vào các tiết học. .......................................................................................... 7 4.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn một số bài tập khởi động và một số kỹ thuật bóng đá, một số điều luật cho các em học sinh............................................................. 11 4.4. Giải pháp 4: Giúp học sinh nhận biết một số loại chấn thương thường xảy ra khi luyện tập môn bóng đá. .................................................................................. 22 4.5. Giải pháp 5: Phòng ngừa chấn thương ở một số môn thể thao bóng đá trong quá trình học tập môn GDTC cho học sinh. ........................................................ 23 4.6. Giải pháp 6: Hướng dẫn học sinh xử lý một số tình huống tai nạn, chấn thương trong tập luyện, thi đấu và vui chơi thể thao như (Hiện tượng chuột rút; Choáng ngất và cách khắc phục; chấn thương chạy ngã gãy tay, chân).............. 23 4.7. Giải pháp 7: Tập luyện trên lớp, ngoài giờ và kết hợp thi đấu. ................... 26 5. Kết quả thực hiện. ............................................................................................... 33 6. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. ......................... 34 6.1. Mục đích khảo sát. ........................................................................................ 34 6.2. Nội dung và phương pháp khảo sát. ............................................................. 34 6.2.1. Nội dung khảo sát. .................................................................................. 34 6.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá Phương pháp. ........................ 34 6.3. Đối tượng khảo sát. ....................................................................................... 35
  3. 6.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. .............................................................................................................................. 35 6.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất. .............................................. 35 6.4.2 Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. ............................................... 36 III. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 37 1. Ý nghĩa của đề tài. ............................................................................................... 37 2. Đề xuất, kiến nghị. .............................................................................................. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ....................................................................................... PHỤ LỤC: ..................................................................................................................
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG SKKN TT Từ viết tắt Tên từ viết tắt 1 THPT Trung học phổ thông 2 GDTC Giáo dục thể chất 3 TDTT Thể dục thể thao 4 VĐV Vận động viên 5 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 6 HS Học sinh
  5. I. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài. Trong thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ 4.0 rất phát triển, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong nhà trường phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa của khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuộc đời. Vậy việc trang bị những kiến thức phổ thông cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước phồn vinh. Giáo dục thể chất cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, có nhiệm vụ trang bị kiến thức khoa học và các kỹ năng, kỹ xảo vận động cho học sinh nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo của con người Việt Nam phát triển toàn diện. Giáo dục thể chất tạo cho các em học sinh lòng hăng say học tập, lao động, giữ gìn vệ sinh, khắc phục bệnh tật, có tính thẩm mỹ về thể hình… Bóng đá là môn thể thao có tính nghệ thuật cao, dễ dàng tập luyện, có tính đối kháng quyết liệt, tính tập thể và biến hoá đa dạng. Việc luyện tập bộ môn bóng đá có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, giúp các em có sức khỏe tốt, linh hoạt, dẻo dai từ đó có khả năng chống lại mệt mỏi khi học tập, lao động hay, luyện tập thể dục thể thao kéo dài, vì vậy nó có một vị trí vô cùng quan trọng đối với các em học sinh ở lứa tuổi đang phát triển... Trong quá trình dạy học chúng tôi nhận thấy trong khi hướng dẫn học sinh luyện tập bóng đá, các em học sinh còn chưa phát huy hết được kỹ năng, kỹ thuật cơ bản còn rất hạn chế do các em chưa chịu khó tập luyện, các em chưa hiểu được tầm quan trọng của kỹ thuật bóng đá dẫn đến kết quả kiểm tra đánh giá của các em còn thấp. Vì vậy để giúp học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, đạt kết quả cao hơn rèn luyện kỹ thuật bóng rèn luyện để có thể lực tốt, lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ, nắm vững kỹ thuật, kỹ năng, thực hành thuần thục chúng tôi mạnh dạn đưa đề tài nghiên cứu đó là “Một số biện pháp phát huy tính tích cực tự giác nhằm nâng cao chất lƣợng môn bóng đá cho học sinh khối 11 trƣờng THPT Diễn Châu 2”. 2. Tính mới của đề tài. Giúp học sinh hình thành, phát triển kỹ năng chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng vận động, thói quen tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện những phẩm chất, năng lực để trở thành người công dân phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam. Từ môn thể thao tự chọn Bóng đá trong trường học sẽ góp phần phát hiện ra các em học sinh có năng khiếu thể thao thật sự, đúng theo sở trường của các em từ đó nhà trường sẽ có giải pháp để bồi dưỡng, giúp đỡ các em rèn luyện, phát huy 1
  6. hết khả năng của mình để trở thành những nhân tài cho nền thể thao nước nhà trong tương lai. 3. Phạm vi của đề tài. a. Đối tƣợng: Là học sinh 4 lớp khối 11 (gồm các lớp: 11A2, 11A6, 11C2, 11C6) đang học tập tại Trƣờng THPT Diễn Châu 2 ( gồm 169 em học sinh). b. Không gian: Tại sân thể dục Trường THPT Diễn Châu 2. c. Thời gian: Từ đầu học kì I năm học 2023 – 2024 đến cuối học kì I năm học 2023 – 2024. 2
  7. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. Với tính chất đặc thù bộ môn, là một giáo viên giảng dạy chúng tôi luôn xác định vai trò nhiệm vụ chuyên môn cần nghiêm túc thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, của nhà trường ban hành chỉ đạo: Tại Nghị Quyết 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 Nghị quyết “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được hội nghị TW 8 ( khóa XI ) thông qua. Chỉ thị 36/CT-TW của Ban bí thư trung ương Đảng xác định “TDTT là một bộ phận quan tâm trong chính sách phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy dân chủ con người” đồng thời chỉ rõ “Công tác TDTT phải đóng góp phần tích cực, nâng cao sức khỏe, trí tuệ, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang”. Văn bản về thực hiện chương trình giáo dục Phổ Thông 2018 quy định tại thông tư 32/2018 ngày 26/12/2018 ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới. Căn cứ vào thông tư 22/2021/TT-BGD&ĐT ngày 20/07/2021. Thông tư quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sơ và trung học phổ thông. Thực hiện công văn số 2182/SGD&ĐT-GDCN-GDTX ngày 15/10/2020 của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ an về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục thể chất hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2023 - 2024. Căn cứ văn bản số 2875/VB-SGD&ĐT-GDCN-GDTX ngày 29/11/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ an về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục thể chất hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2023 - 2024. “Tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả nội dung chương trình môn học giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh”. Căn cứ chỉ đạo của Trường THPT Diễn Châu 2 xây dựng kế hoạch hoạt động sáng kiến kinh nghiệm về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2023 – 2024. 2. Cơ sở thực tiễn. Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông thì bộ môn bóng đá là một bộ môn cơ bản rất phong phú và đa dạng, là nền tảng phát triển các tố chất thể lực làm cơ sở cho các môn thể thao khác. Qua thực tế giảng dạy môn GDTC tại Trường THPT Diễn Châu 2, đặc biệt là qua theo dõi quá trình tập luyện của các em học sinh, chúng tôi thấy rõ thành tích trong quá trình học tập nội dung thể thao tự chọn 3
  8. Bóng đá của các em không như mong muốn, nguyên nhân phần lớn là do các em chưa có thể lực tốt, chưa nắm vững kỹ năng, kỹ thuật bóng đá, sự linh hoạt trong tập luyện còn hạn chế. Muốn có rèn luyện được kỹ năng, kỹ thuật, thì cần tập những gì. Động tác bổ trợ nào? Vì thế ta cần chỉ rõ cho học sinh luyện tập những gì và luyện tập như thế nào? Từ các điều kiện nêu trên thông qua quá trình dạy học giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được và cần phải tập luyện thường xuyên, kiên trì, tuyệt đối không nóng vội. 3. Thực trạng của vấn đề. * Thuận lợi. - Được sự chỉ đạo kịp thời, sâu sắc của Ban giám hiệu nhà trường và được sự giúp đỡ của tổ chuyên môn cũng như sự đóng góp các ý kiến của các đồng nghiệp trong trường luôn tạo điệu kiện cho bản thân chúng tôi học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. - Đơn vị thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn như; chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh… - Là một giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, có tinh thần đoàn kết, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Luôn nghiên cứu kỹ các kiến thức, kỹ năng và các phương pháp phát triển năng lực và phẩm chất cho các em. - Được tham gia học tập các lớp học bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. * Khó khăn. - Phần lớn học sinh có kỹ năng, kỹ thuật còn rất hạn chế, các em chưa hiểu được lợi ích và tác dụng của bộ môn trong đời sống cũng như trong quá trình học tập của các em. - Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình. - Còn tồn tại học sinh coi nhẹ bộ môn dẫn đến ý thức học tập chưa cao, chưa tự giác trong học tập làm ảnh hưởng đến chất lượng của bộ môn. - Thời gian dành cho nội dung bóng đá không nhiều do vậy việc phân nhóm tập luyện và hướng dẫn cụ thể cho từng em là rất khó. - Các em thường không chịu khó tập luyện và không phát huy được tính tự giác tích cực khi học tập và rèn luyện. Trong quá trình giảng dạy bộ môn GDTC tại trường THPT Diễn Châu 2, đặc biệt là qua theo dõi và khảo sát quá trình tập luyện của các em học sinh như sau: 4
  9. * Bảng khảo sát trƣớc khi áp dụng biện pháp này cho học sinh khối 11 đầu học kỳ I năm học 2023 – 2024. Tổng ĐẠT CHƢA ĐẠT Lớp số HS Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 11A2 43 23 51,1 22 48,9 11A6 42 24 53,3 21 46,7 11C2 42 21 52,5 19 47,5 11C6 41 19 48,7 20 51,3 BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ TRƢỚC KHI CHƢA ÁP DỤNG GIẢI PHÁP 54 52 50 Đạt 48 46 Chƣa 44 đạt 42 11A2 11A6 11C2 11C6 4. Các giải pháp thực hiện. Để giúp học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, đạt kết quả cao hơn rèn luyện kỹ thuật bóng đá thiết nghĩ, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần phải làm thế nào giúp học sinh rèn luyện để có thể lực tốt, lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ, nắm vững kỹ thuật, kỹ năng, thực hành thuần thục chúng tôi đưa ra một giải pháp tối ưu nhất như sau: 5
  10. 4.1. Giải pháp 1: Nêu những điều cần chú ý khi tham gia tập luyện trên lớp và thi đấu hoặc vui chơi các môn thể thao. 4.2. Giải pháp 2: Lựa chọn các bài tập một số bài tập bổ trợ và trò chơi một cách hợp lý vào các tiết học. 4.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn một số bài tập khởi động, một số kỹ thuật bóng đá và một số điều luật cho các em học sinh. 4.4. Giải pháp 4: Giúp học sinh nhận biết một số loại chấn thương thường xảy ra khi luyện tập môn bóng đá. 4.5. Giải pháp 5: Phòng ngừa chấn thương ở một số môn thể thao trong quá trình học tập môn bóng đá cho học sinh. 4.6. Giải pháp 6: Hướng dẫn học sinh xử lý một số tình huống tai nạn, chấn thương trong tập luyện, thi đấu và vui chơi thể thao như (Hiện tượng chuột rút; Choáng ngất và cách khắc phục; chấn thương chạy ngã gãy tay, chân). 4.7. Giải pháp 7: Tập luyện trên lớp, ngoài giờ và kết hợp thi đấu. * Mô tả những thử nghiệm hoặc áp dụng trong thực tiễn công tác. 4.1. Giải pháp 1: Nêu những điều cần chú ý khi tham gia tập luyện trên lớp và thi đấu hoặc vui chơi các môn thể thao. - Phải kiểm tra sức khỏe cho người tập và kiểm tra y học cho vận động viên trước khi cho phép hoặc khuyến khích người tập môn thể thao nào cho phù hợp, cần có văn bản pháp y quy định công tác kiểm tra y học, chăm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe cho vận động viên cũng như cho những người tham gia tập luyện thể dục thể thao. - Nên tham khảo sự hướng dẫn của giáo viên hoặc người lớn: Thực hiện từng bước, không nên nóng vội, tập luyện bảo đảm nguyên tắc tập từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp. - Trước khi tâp luyện, nhất là vào mùa đông giá lạnh, cần vận động nhẹ nhàng (có thể chạy hoặc xoay các khớp...) để làm nóng cơ thể. - Khi tập cần chú ý đến đặc điểm thể trạng cá nhân, sức khỏe từng ngày, nên theo dõi sự thay đổi về sức khỏe qua các chỉ số mạch đập, nhịp thở để tập với số lần và khối lượng vận động hợp lý với lứa tuổi. - Khi tập luyện thể dục thể thao ở nhà nên chọn chỗ thoáng mát, đủ rộng, đảm bảo an toàn để thực hiện bài tập. Tốt nhất là tập trên sân vườn có cỏ tự nhiên hoặc các nơi như công viên, vườn cây... Khi tập luyện tránh nơi quá nắng, ánh nắng chiếu vào mặt và sau gáy dễ gây cảm nắng. Tránh nơi gió lạnh vì nếu cơ thể chưa được làm quen thì dễ bị cảm lạnh đột ngột. - Nếu em nào mắc phải một trong các bệnh cần hạn chế vận động thì không nên tập luyện thể thao hoặc muốn tập thì phải đi khám sức khoẻ về tim, mạch để có sự tư vấn về sức khoẻ của bác sỹ. Không tự ý đi tập luyện khi không có người lớn đi cùng. - Khi tập luyện các em không được mang trên người hoặc bỏ trong túi quần áo các vật cứng, sắc, nhọn vì như thế dễ gây ra chấn thương cho bản thân. 6
  11. - Sau tập luyện, khi cơ thể còn tiếp tục ra mồ hôi, các em không nên tắm ngay mà cần nghỉ ngơi hoặc lau khô cơ thể, sau đó mới tắm rửa và làm vệ sinh cơ thể. - Trang phục nên gọn gàng, sạch sẽ, tuỳ theo hoàn cảnh của từng em, nên mặc quần áo TDTT hoặc quần áo bằng vải dệt kim có độ co giãn nhiều là tốt nhất. - Chỉ nên tập luyện sau khi ăn 2 giờ, sau khi tập luyện cần nghỉ ngơi 30 phút rồi mới ăn bữa chính. 4.2. Giải pháp 2: Lựa chọn các bài tập một số bài tập bổ trợ và trò chơi một cách hợp lý vào các tiết học. a. Lựa chọn một số bài tập bổ trợ một cách hợp lý vào các tiết học. Việc lựa chọn các bài tập bổ trợ hợp lý trước khi vào luyện tập sẽ giúp làm nóng cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn giúp hỗ trợ các nhóm cơ một cách tối ưu. Từ đó tăng sức bền và cải thiện thành tích. + Lựa chọn các bài tập bổ trợ hợp lý còn giúp cho học sinh nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động đảm bảo tính liên tục, giúp học sinh xây dựng được biểu tượng từng phần, dần dần hình thành được biểu tượng toàn vẹn nắm vững được yếu lĩnh kỹ thuật, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến hoàn chỉnh. + Ví dụ: Lựa chọn một số bài tập bổ trợ một cách hợp lý vào các tiết học: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, đá bẻ lòng má trong, chạy gót chạm mông; bài tập làm quen bóng, chạy đạp sau. Hình ảnh: Chạy bước nhỏ Hình ảnh: Chạy nâng cao đùi 7
  12. Hình ảnh: Đá bẻ lòng má trong Hình ảnh: Chạy đạp sau Hình ảnh: Chạy gót chạm mông Hình ảnh: Bài tập làm quen bóng tâng bóng bằng mu bàn chân b. Lựa chọn trò chơi một cách hợp lý vào các tiết học. + Sử dụng các trò chơi sau phần khởi động xong của các tiết dạy hợp lý nhằm tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái giúp cho học sinh có khả năng bắt đầu hoặc tiếp tục tiếp thu bài có hiệu quả, tạo được hứng thú và phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. + Ví dụ: Lựa chọn một số trò chơi vào phần khởi động của các tiết dạy: Chuyền bóng bằng hai tay qua đầu; giành cờ; luồn vật chuẩn; dừng bóng theo hiệu lệnh; cùng bạn đưa bóng về đích; kéo co... 8
  13. Hình ảnh: Trò chơi khởi động “Chuyền Hình ảnh: Trò chơi khởi động “giành bóng bằng hai tay qua đầu” cờ” Hình ảnh: Trò chơi khởi động đặt khăn Hình ảnh: Trò chơi kéo co vào ô Hình ảnh: Trò chơi khởi động dừng Hình ảnh: Trò chơi khởi động cùng bóng theo hiệu lệnh bạn đưa bóng về đích 9
  14. + Lựa chọn các trò chơi vận động cuối phần luyện tập, có thể dùng để củng cố và hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động giúp học sinh có thể vận dụng vào thực tiễn, giáo dục các tố chất thể lực, trò chơi làm học sinh có hứng thú hơn là phải lặp đi lặp lại các hoạt động vận động trong cùng một điều kiện như nhau giúp học sinh trở nên tự tin hơn trong việc giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. + Ví dụ: Lựa chọn một số trò chơi một cách hợp lý vào các tiết học: phối hợp chạy luồn cọc vượt rào tiếp sức; bật tách chụm chân theo vòng; nhóm nào nhanh hơn; đổi bóng; nhảy bao bố luồn cọc tiếp sức. Hình ảnh: Trò chơi bật tách chụm chân Hình ảnh: Trò chơi phối hợp chạy theo vòng luồn cọc vượt rào tiếp sức Hình ảnh: Trò chơi nhóm nào nhanh Hình ảnh: Trò chơi lăn bóng bằng tay tiếp hơn sức 10
  15. Hình ảnh: Trò chơi nhảy bao bố luồn cọc Hình ảnh: Trò chơi đổi bóng tiếp sức 4.3. Giải pháp 3: Hƣớng dẫn một số bài tập khởi động và một số kỹ thuật bóng đá, một số điều luật cho các em học sinh. a. Hƣớng dẫn một số bài tập khởi động trƣớc khi luyện tập cho các em học sinh. - Trong khi khởi động, nhiệt độ bên trong các cơ tăng lên. Cơ vừa được co bóp mạnh mẽ mà cũng vừa được thư giãn. Các hiện tượng như căng cơ dẫn đến các chấn thương không đáng có cũng được đẩy lùi rõ rệt. Không chỉ các cơ bắp được “khởi động”, mà các khớp cũng được “bôi trơn”, cử động dễ dàng hơn trước khi bắt đầu tập luyện hoặc thi đấu chính thức. - Các nguyên tắc khởi động không đƣợc quên. + Bắt đầu với 3 - 5 phút chạy nhẹ nhàng (bài tập này giúp hầu hết các nhóm cơ vận động cũng như làm nóng người). + Thời gian thích hợp nhất để bạn ép cơ chính là sau khi bạn đã khởi động làm nóng người. Nhiệt độ các cơ của bạn khi đó được tăng lên và cơ sẽ dễ vận động hơn với các mạch máu đang dễ dàng lưu thông trong từng búi cơ. Vì thế, hãy tập những bài thể dục nhẹ nhàng trước khi căng cơ. Các em nên nhớ rằng việc khởi động phải được thực hiện từ từ, lần lượt từng cơ, từng khớp một. 11
  16. Hình ảnh học sinh xoay khớp cổ tay cổ chân: Hình ảnh học sinh ép cơ: 12
  17. * Khởi động chuyên môn: Hình ảnh học sinh khởi động chuyên môn: b. Hƣớng dẫn học sinh một số kỹ thuật cơ bản trong bóng đá. * Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu trong bàn chân trên đƣờng thẳng. 13
  18. Hình ảnh học sinh tập luyện: * Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu trong bàn chân trên đƣờng vòng. 14
  19. Hình ảnh học sinh tập luyện: * Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân. 15
  20. Hình ảnh học sinh tập luyện: * Kỹ thuật di chuyển đá bóng lăn sệt cùng chiều bằng lòng bàn chân. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2