intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Pù Mát - Ứng dụng vào dạy học địa lí địa phương cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Con Cuông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm tìm biện pháp, phương pháp góp phần giúp HS nắm kiến thức địa lí lớp 10 vững chắc hơn thông qua việc vận dụng kiến thức ĐLĐP; Làm cho bài giảng địa lí có sức thuyết phục, gây được niềm hứng thú, tính tích cực học tập của HS; Góp phần giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho HS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Pù Mát - Ứng dụng vào dạy học địa lí địa phương cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Con Cuông

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CON CUÔNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VƢỜN QUỐC GIA PÙ MÁT - ỨNG DỤNG VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƢỜNG THPT CON CUÔNG Môn: Địa lí (Lĩnh vực giáo dục) Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Ngọc Lữ Thị Nga Tổ: Khoa học xã hội Năm 2023 Số điện thoại: 0974776886
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Lịch sử nghiên cứu 2 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 PHẦN II. NỘI DUNG 4 2.1. Cơ sở khoa học 5 2.1.1. Cơ sở lí luận 5 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 8 2.2. Giải quyết vấn đề 10 2.3. Khảo sát tính cấp thiết và sự khả thi của 20 2.3.1. Mục đích khảo sát 20 2.3.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát 20 2.3.3. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 21 2.4. Thực nghiệm sƣ phạm 23 2.4.1. Mục đích thực nghiệm 23 2.4.2. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm 24 2.4.3. Phƣơng pháp tiến hành 24 2.4.4. Nhiệm vụ thực nghiệm 24 2.4.5. Tổ chức thực nghiệm 25 2.4.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm 36 PHẦN III. KẾT LUẬN 45 3.1. Kết luận 45 3.2. Đề xuất và kiến nghị 46
  3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI TT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT BẰNG 1 Đa dạng sinh học ĐDSH 2 Địa lí địa phƣơng ĐLĐP 3 Giáo viên GV 4 Học sinh HS 5 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 6 Trung học phổ thông THPT 7 Thực nghiệm sƣ phạm TNSP 8 Vƣờn Quốc gia VQG
  4. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Địa lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm, có nhiều kiến thức gắn liền với thực tiễn đời sống. Vì vậy, trong dạy học, việc nâng cao cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề thực tiễn là rất thiết thực và cần đặc biệt quan tâm. Địa lí địa phƣơng là một bộ phận của Địa lí Quốc gia và các vùng lãnh thổ. Việc nghiên cứu và giảng dạy Địa lí địa phƣơng tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa phƣơng. Việc nghiên cứu Địa lí địa phƣơng hay nghiên cứu điều tra tổng hợp về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội đòi hỏi một thông tin rất lớn về nhiều mặt của lãnh thổ nghiên cứu. Vấn đề dạy và học ĐLĐP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục ở trƣờng phổ thông. Trong Chƣơng trình giáo giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phƣơng là một phần của chƣơng trình đƣợc đƣa vào giảng dạy cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 nhằm bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nƣớc; đồng thời trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dƣỡng cho học sinh tình yêu quê hƣơng, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, ngay tại nơi các em sinh sống. Kiến thức ĐLĐP có liên quan nhiều đến địa lý đại cƣơng, địa lí thế giới, địa lí Việt Nam, trong đó đặc biệt là địa lí lớp 10. Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 10 là nền tảng của môn Địa lí THPT, bao gồm: các khái niệm, các quy luật địa lí, các mối quan hệ nhân quả,… nhƣng nhiều nhất là các khái niệm chung. Kiến thức ĐLĐP là tài liệu sống động để nắm những kiến thức địa lí cơ bản đó. Bởi vì thông qua những hiểu biết ban đầu về các sự vật, hiện tƣợng hết sức gần gũi, thân quen mà học sinh nhìn thấy hàng ngày ở địa phƣơng sẽ tạo điều kiện để hình thành biểu tƣợng địa lí cho HS. Trong khi đó, biểu tƣợng địa lí lại là cơ sở để tạo nên khái niệm địa lí, vì nó phản ánh đƣợc những thuộc tính của khái niệm địa lí tƣơng ứng. Ngƣợc lại, việc đƣa kiến thức ĐLĐP trong dạy học địa lí sẽ góp phần bổ sung kiến thức về địa phƣơng cho HS và làm giàu tình yêu quê hƣơng đất nƣớc trong tâm hồn các em. Đồng thời, bài giảng địa lí có sự liên hệ, chứng minh bằng thực tiễn nơi các em đang sinh sống và học tập sẽ trở nên hấp dẫn và có tính thuyết phục với HS hơn. Đối với các tỉnh thành ở nƣớc ta nói chung, đối với tỉnh Nghệ An nói riêng, vấn đề dạy học ĐLĐP ở các trƣờng phổ thông hiện nay đã đƣợc chú ý nhiều hơn trƣớc. Tuy nhiên, dung lƣợng kiến thức này vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chƣơng trình địa lí phổ thông. Ngoài các tiết dạy ĐLĐP theo quy định, GV chƣa thƣờng xuyên đƣa kiến thức ĐLĐP vào bài giảng. Việc học địa lí của HS THPT 1
  5. nói chung, môn địa lí 10 nói riêng trên thực tế vẫn còn nặng về lí thuyết, ứng dụng vào thực tế địa phƣơng còn hạn chế; dạy học ĐLĐP do đó cần thiết là một phần nội dung kiến thức quan trọng trong chƣơng trình địa lí phổ thông. Bên cạnh đó, việc giảng dạy ĐLĐP chƣa thực sự có hiệu quả do nhiều nguyên nhân khác nhƣ: thiếu nguồn tài liệu địa lí địa phƣơng hỗ trợ, hình thức dạy học chƣa phù hợp, dạy học còn mang tính chất đối phó để hoàn thành chƣơng trình, HS chƣa thực sự hứng thú tìm hiểu,… dẫn đến tình trạng HS thiếu kiến thức về địa phƣơng nơi mình sinh sống. Thực trạng này càng thể hiện rõ ràng hơn đối với việc dạy học ĐLĐP ở HS lớp 10, do năm học 2022 – 2023 là năm học đầu tiên ĐLSĐP là nội dung giáo dục bắt buộc. Là giáo viên dạy địa lí, chúng tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để việc học tập địa lí của HS, trong đó có nội dung ĐLĐP không áp lực đồng thời mang lại hiệu quả. Trong chƣơng trình ĐLĐP dành cho HS lớp 10 THPT của tỉnh Nghệ An năm học 2022 – 2023, ĐDSH là một trong 2 chủ đề đƣợc lựa chọn để đƣa vào dạy học. Nhằm để cả GV và HS thấy đƣợc tầm quan trọng và những lợi ích rõ rệt của nội dung ĐLĐP; mặt khác thực hiện đổi mới, đa dạng hóa hình thức và phƣơng pháp dạy học, giúp HS chủ động lĩnh hội kiến thức, hình thành và phát triển đƣợc các kĩ năng cơ bản, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Pù Mát - Ứng dụng vào dạy học địa lí địa phương cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Con Cuông” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Vƣờn Quốc gia Pù Mát là một khu rừng đặc dụng ở phía tây tỉnh Nghệ An, đƣợc thành lập theo quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 08/11/2001 về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát thành Vƣờn quốc gia. Vƣờn quốc gia Pù Mát hiện đƣợc xác định là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An do UNESCO công nhận năm 2007. Đây là một VQG có tính đa dạng sinh học cao vào loại bậc nhất của Việt Nam nên chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài liên quan tới tính ĐDSH ở VQG Pù Mát. Hi vọng sẽ giúp cho các đồng nghiệp có thêm một kênh thông tin để tiếp cận, nghiên cứu và ứng dụng vào việc dạy học ĐLĐP một cách hiệu quả. 1.2. Lịch sử nghiên cứu Về vấn đề dạy và học địa lí nói chung và vấn đề dạy và học ĐLĐP nói riêng, đã có nhiều tác giả nghiên cứu đƣợc trình bày trong sách giáo khoa, giáo trình, các đề tài nghiên cứu, tạp chí, luận án. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, việc giảng dạy và học tập ĐLĐP đƣợc đặt ra với mục đích nghiên cứu, giảng dạy, học tập với nhiều góc độ khác nhau. Ở Liên Xô và các nƣớc Đông Âu trƣớc đây có rất nhiều công trình nghiên cứu ĐLĐP về cả mặt lý luận (phƣơng pháp luận) và thực tiễn (biên soạn Địa lí địa 2
  6. phƣơng của những lãnh thổ cụ thể). Tổng kết về vấn đề này, K. F. Stroev (1974) khẳng định tài liệu ĐLĐP là cơ sở tốt nhất để hình thành biểu tƣợng, khái niệm địa lí cho HS và minh hoạ các bài giảng địa lí. Địa lí địa phƣơng là môi trƣờng thuận lợi để HS có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sinh động ngay tại nơi các em đang sinh sống. Ở Pháp, ĐLĐP đƣợc đƣa vào địa lí phổ thông bắt đầu bằng việc tìm hiểu quê hƣơng cho tới việc công bố các công trình nghiên cứu và hƣớng dẫn giảng dạy Địa lí địa phƣơng (E. Delteilet và P. Maréchat - 1958, M. Beautier và C. Daudel - 1981,…). Mục đích của việc giảng dạy ĐLĐP là góp phần giáo dục lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc, giúp cho HS khả năng tìm hiểu và năng lực tƣ duy tổng hợp đối với các vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu ĐLĐP cũng đã đƣợc tiến hành từ lâu, đầu tiên là cuốn "Dƣ địa chí" của Nguyễn Trãi vào cuối thế kỷ XV, tiếp sau đó là các công trình của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú,… Gần đây, hàng loạt "Địa chí" các tỉnh đã đƣợc biên soạn nhƣ: "Địa chí Hà Bắc", "Địa chí Hải Phòng","Đất nƣớc ta" (Hoàng Đạo Thuý - Chủ biên) hoặc địa lí địa phƣơng các tỉnh (trung tâm khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia). Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều công trình nghiên cứu về ĐLĐP có giá trị. Có thể kể một số công trình tiêu biểu có ý nghĩa tích cực đối với việc nghiên cứu và giảng dạy ĐLĐP ở nƣớc ta nhƣ: "Phƣơng pháp nghiên cứu và giảng dạy địa lí địa phƣơng" (2 tập), NXB Hà nội, 1967, của GS Lê Bá Thảo, "Địa lí địa phƣơng Hậu Giang", 1990 của GS - TS Vũ Tự Lập (chủ biên), "Nghiên cứu biên soạn Địa lí địa phƣơng phục vụ cho việc học tập giảng dạy ở trƣờng phổ thông", trƣờng ĐHSP I, 1992, của PGS - TS Lê Thông, ngoài ra còn nhiều tác phẩm theo hƣớng này của một số nhà địa lí khác. 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.3.1. Mục đích nghiên cứu - Bổ sung và làm phong phú kiến thức ĐLĐP cho HS THPT - Tìm biện pháp, phƣơng pháp góp phần giúp HS nắm kiến thức địa lí lớp 10 vững chắc hơn thông qua việc vận dụng kiến thức ĐLĐP. - Làm cho bài giảng địa lí có sức thuyết phục, gây đƣợc niềm hứng thú, tính tích cực học tập của HS. - Góp phần giáo dục tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc cho HS. 3
  7. 1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của kiến thức ĐLĐP lớp 10 THPT. - Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Vƣờn quốc gia Pù Mát - Ứng dụng vào dạy học ĐLĐP cho HS lớp 10 ở trƣờng THPT Con Cuông để chứng minh cho lý thuyết của đề tài. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 10 trƣờng THPT Con Cuông; có thể mở rộng thực nghiệm trong dạy học ĐLĐP cho HS lớp 10 ở các trƣờng THPT khác. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thiết kế và tổ chức cho HS thực hiện một số sản phẩm báo cáo có tính đại diện trong chƣơng trình ĐLĐP lớp 10 THPT. - Tập trung vào phần thiết kế, hƣớng dẫn HS, phần tổ chức thực hiện đƣợc xem nhƣ cụ thể hóa và tiếp nối cho mục tiến trình thực hiện trong phần thiết kế. - Tổ chức thực nghiệm đối với HS các lớp 10C6 trƣờng THPT Con Cuông, Nghệ An 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phƣơng pháp lí thuyết là phƣơng pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tƣ tƣởng cơ bản là cơ sở lí luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán những thuộc tính của đối tƣợng nghiên cứu xây dựng những mô hình lí thuyết hay thực nghiệm ban đầu. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài để chọn lọc những kiến thức cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. - Phƣơng pháp hệ thống hóa: Nghiên cứu các tài liệu, phân chia thành những mục theo mục đích mà mình nghiên cứu. - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: Tiến hành so sánh, đối chiếu các tài liệu và các nội dung, hoạt động có liên quan để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 1.5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
  8. - Phƣơng pháp quan sát: Phƣơng pháp quan sát đƣợc thực hiện chủ yếu trong giai đoạn thực nghiệm sƣ phạm nhằm về phát hiện kịp thời những khó khăn, va vấp của HS trong quá trình thực hiện dự án để hỗ trợ đúng lúc, đồng thời đánh giá đƣợc những tiến bộ của HS suốt quá trình thực hiện. Phƣơng pháp quan sát chú trọng trong giai đoạn cuối của dự án, báo cáo kết quả nhằm phục vụ cho việc đánh giá tổng thể. - Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm + Mục đích thực nghiệm: Đánh giá khách quan kết quả thực hiện một số sản phẩm học tập trong chƣơng trình Địa lí địa phƣơng 10 THPT đã đƣợc thiết kế. + Nội dung thực nghiệm: Chọn lọc thực nghiệm một chủ đề thuộc phạm vi địa lí địa phƣơng lớp 10 THPT nhằm khẳng định tính khả thi của đề tài nghiên cứu. + Đối tƣợng thực nghiệm: HS lớp 10C6 THPT của trƣờng THPT Con Cuông + Tổ chức thực nghiệm: Thực nghiệm đƣợc tiến hành trong 1 ngày. Trƣớc thực nghiệm Gv và HS thực hiện đầy đủ công tác chuẩn bị. Sau thực nghiệm HS viết báo cáo và xây dựng bài thuyết trình. - Phƣơng pháp thống kê toán học: là phƣơng pháp sử dụng một số công thức toán học để xử lí thống kê và đánh giá kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lí luận 2.1.1.1. Vai trò của kiến thức địa lí địa phương trong dạy học địa lí 10 THPT Tuỳ từng quốc gia, kiến thức ĐLĐP đƣợc dạy học trong chƣơng trình địa lí ở trƣờng phổ thông là kiến thức địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội của một tỉnh, một vùng hay một khu vực, thậm chí còn nhỏ hơn nữa. Đó là những kiến thức địa lí ở không gian hẹp của một nƣớc nên còn đƣợc gọi là địa lí quê hƣơng. Nó có thể đƣợc cấu tạo thành một môn học riêng dạy ở một lớp nhất định. Với mục đích phục vụ giáo dục, nội dung ĐLĐP phải xuất phát từ những yêu cầu giảng dạy và học tập ở trƣờng phổ thông, gắn liền với chƣơng trình và thời gian quy định. Yêu cầu học tập ĐLĐP đối với HS là các em phải có đƣợc những kiến thức tối thiểu về địa phƣơng mình đang sinh sống, có khả năng nhận biết, giải thích và phân tích đƣợc các hiện tƣợng địa lí diễn ra ngay tại địa phƣơng. 5
  9. Địa lí địa phƣơng là một bộ phận và có liên quan mật thiết với địa lí Tổ quốc nên kiến thức ĐLĐP có vai trò là cơ sở để HS nắm kiến thức địa lí Tổ quốc, kiến thức địa lí nói chung. Ngƣợc lại, việc đƣa ĐLĐP vào dạy học địa lí phổ thông có tác dụng bổ sung kiến thức địa lí cho các em, từ đó bồi dƣỡng tình yêu quê hƣơng đất nƣớc trong mỗi con ngƣời. Kiến thức ĐLĐP là kiến thức về các sự vật, hiện tƣợng hết sức gần gũi, thân quen mà HS nhìn thấy hàng ngày. Do vậy nó tạo điều kiện hình thành biểu tƣợng địa lí cho HS. Mà nhƣ chúng ta biết, biểu tƣợng địa lí lại là cơ sở để tạo ra khái niệm địa lí, vì nó phản ánh đƣợc những thuộc tính của khái niệm địa lí tƣơng ứng. Biểu tƣợng về các sự vật, hiện tƣợng càng sáng và càng đầy đủ thì việc nhận thức càng tốt. Bên cạnh đó, những kiến thức ĐLĐP mà nhà trƣờng trang bị cho HS nếu có giá trị thực tiễn sẽ tạo điều kiện để các em có thể vận dụng đƣợc vào công việc lao động sản xuất tại địa phƣơng, tham gia cải tạo xây dựng quê hƣơng giàu đẹp. 2.1.1.2. Kiến thức chủ đề đa dạng sinh học trong phạm vi chương trình giáo dục địa phương tỉnh Nghệ An Nghệ An nằm trong khu đa dạng sinh học bắc Trƣờng Sơn – khu vực chứa nhiều yếu tố địa lí – sinh vật đặc biệt. Sự giao thoa giữa sinh vật bản địa và các luồng sinh vật di cƣ đã tạo nên tính đa dạng sinh học cho khu vực này. Có 3 luồng sinh vật di cƣ chính: luồng sinh vật có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới khô lạnh Vân Nam – Quỳ Châu từ phía bắc xuống; luồng sinh vật có nguồn gốc cận nhiệt đới lục địa khô Ấn Độ – Mianma từ phía tây sang và luồng sinh vật có nguồn gốc xích đạo đại dƣơng ẩm ƣớt Indonesia – Malaysia từ phía nam lên. Hình 1. Bản đồ khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An 6
  10. Năm 2020, diện tích rừng của tỉnh là hơn 1.000.000 ha (đứng đầu cả nƣớc, chiếm 6,8% diện tích rừng toàn quốc) với độ che phủ đạt 58,5% (đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố). Trong đó, diện tích rừng tự nhiên chiếm gần 80%. Rừng Nghệ An thuộc các kiểu rừng lá kim á nhiệt đới, rừng hỗn giao lá kim – lá rộng, rừng kín lá rộng thƣờng xanh và nửa rụng lá. Thảm thực vật Nghệ An mang đầy đủ những tính chất của thảm thực vật Việt Nam với 153 họ, 522 chi, 986 loài cây thân gỗ, chƣa kể thân thảo hay thân leo. Về động vật, toàn tỉnh có 60 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò sát,... Trên đất liền, tính đa dạng sinh học của Nghệ An thể hiện rõ nhất qua Khu dự trữ sinh quyển. Ngoài ra, biển Nghệ An còn phong phú với các loài cua, ghẹ, tảo biển, nhuyễn thể (ốc hƣơng, ngao, điệp, sò lông,...). Các HST rừng ở Nghệ An hiện nay gồm có: HST rừng mƣa nhiệt đới nguyên sinh, HST rừng mƣa nhiệt đới thứ sinh, HST biển; HTS rừng ngập mặn cửa sông và vùng đất ngập nƣớc ven biển,… Bảng 1. Diện tích rừng của Nghệ An thời kì 2000 — 2020 Năm 2000 2010 2015 2020 Tổng diện tích rừng (nghìn ha) 684,4 874,5 987,8 1.000,9 Trong đó: diện tích rừng tự 91,0 83,9 80,6 78,7 nhiên (%) (Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An) Đa dạng sinh học mang lại nhiều lợi ích cho tự nhiên và đời sống kinh tế ‒ xã hội của tỉnh, đặc biệt trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; là cơ sở để đảm bảo an ninh lƣơng thực, duy trì nguồn gen; tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp nguồn dƣợc liệu, thực phẩm; tạo lớp phủ thực vật, điều hoà sinh thái, góp phần giảm nhẹ tác động tiêu cực của thiên tai. Nghệ An là một trong những tỉnh đƣợc đánh giá là có tính ĐDSH cao trong cả nƣớc. Tuy nhiên, sự ĐDSH của tỉnh đang suy giảm đáng kể; tỉ lệ rừng tự nhiên có xu hƣớng giảm, diện tích rừng nguyên sinh chƣa bị tác động bởi con ngƣời chỉ còn tồn tại rời rạc tại các khu vực núi cao của miền tây. Việc giảm sút rừng tự nhiên làm thu 7
  11. hẹp nơi cƣ trú, suy giảm loài sinh vật, thay đổi hệ sinh thái, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng nhƣ: trĩ sao, niệng cổ hung, sao la, trầm,... Có nhiều nguyên nhân gây ra suy giảm ĐDSH ở Nghệ An. Trong đó, đáng chú ý là các nguyên nhân nhƣ: hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức; sử dụng một số phƣơng pháp khai thác và tận thu mang tính huỷ diệt nhƣ nổ mìn hay sử dụng hoá chất, lƣới mắt cáo,...; nhận thức của ngƣời dân về vai trò của ĐDSH còn hạn chế; mua bán sinh vật quý hiếm; chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đốt rừng làm rẫy; khí thải công nghiệp, chất thải đô thị, hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng,... Để bảo vệ và phát huy tính ĐDSH, nhiều giải pháp đƣợc đề xuất nhƣ: - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục về vai trò của đa dạng sinh học và bảo vệ đa dạng sinh học. - Quy hoạch và xây dựng khu bảo tồn hệ sinh thái. - Xây dựng vành đai khu đô thị, làng bản, tạo giới hạn khoanh vùng cần bảo vệ. - Duy trì bảo tồn và phát triển nguồn gen; sử dụng bền vững ĐDSH và các dịch vụ HST (tổ chức các hoạt động du lịch gần gũi với tự nhiên và nói không với hoạt động săn bắn trái phép. - Trồng rừng có quy mô lớn trên diện tích đất cải tạo. - Nghiêm trị những đối tƣợng có hành vi chặt phá rừng trái phép, buôn bán động vật quý hiếm,… 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1. Đặc điểm của học sinh lớp 10 THPT Con Cuông Lứa tuổi HS THPT nói chung, HS lớp 10 THPT nói riêng là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ thể các em đã đƣợc hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ. Cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ gần với của ngƣời lớn. Quá trình quan sát gắn liền với tƣ duy và ngôn ngữ. Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân cũng bắt đầu phát triển ở các em. Tuy nhiên, từ những nghiên cứu về tâm lí lứa tuổi, HS lớp 10 THPT vừa mới qua giai đoạn THCS, chƣa bứt ra khỏi tuổi thiếu niên, cũng chƣa là ngƣời trƣởng thành nhƣng bƣớc đầu có những thay đổi mạnh về tâm sinh lí; sự quan sát ở các em thƣờng phân tán, chƣa tập trung cao vào 8
  12. một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một đối tƣợng vẫn còn mang tính đại khái, phiến diện đƣa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế. Hoạt động tƣ duy của HS lớp 10 THPT đã bắt đầu phát triển mạnh. Các em đã có khả năng tƣ duy lý luận, tƣ duy trừu tƣợng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tƣợng. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh. Tuy nhiên, ở một số HS vẫn còn nhƣợc điểm là chƣa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Vì vậy GV cần hƣớng dẫn, giúp đỡ các em tƣ duy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng. Việc phát triển khả năng nhận thức của HS lớp 10 THPT trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngƣời GV. Qua kết quả nghiên cứu tâm - sinh lí của HS lớp 10 THPT trong những năm gần đây cho ta thấy các em có những thay đổi trong sự phát triển tâm - sinh lí, đó là sự thay đổi có gia tốc. Trong điều kiện phát triển các phƣơng tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lƣu, HS lớp 10 đã đƣợc tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trƣớc đây mấy chục năm. Ngoài khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hoá, khái quát hoá ngày càng đƣợc phát triển, HS lớp 10 không thích chấp nhận một cách đơn giản những áp đặt của GV. Các em thích tranh luận, bày tỏ những ý kiến riêng biệt của cá nhân mình về những vấn đề lí thuyết và thực tiễn. Đây là những thuận lợi cơ bản trong việc tổ chức cho các em thực hiện các sản phẩm tìm hiểu về thực tế ĐLĐP. Hiện nay việc lĩnh hội tri thức của HS chỉ có thể hiệu quả khi GV biết tổ chức quá trình dạy học tích cực với HS có vai trò là trung tâm, GV chỉ là ngƣời điều khiển, hƣớng dẫn HS lĩnh hội tri thức thông qua hƣớng dẫn các e nắm bắt tri thức và ứng dụng tri thức vào thực tiễn. Học sinh phải tích cực hoạt động tƣ duy một cách độc lập, có sáng tạo. Ứng dụng hình thức học tập gắn với thực tế trong dạy học ĐLĐP sẽ làm cho HS đón nhận một cách thích thú và chấp nhận sự mới mẻ này. 2.1.2.2. Thực trạng về dạy học địa lí địa phương lớp 10 ở trường THPT Con Cuông Trên thực tế, qua một số khảo sát HS ở trƣờng THPT Con Cuông trong những năm trƣớc đây cho thấy, đa số các em không hiểu nhiều về ĐLĐP mình. Nguyên nhân chính là do việc giảng dạy ĐLĐP chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, chƣa có sự sáng tạo để mang lại sự hứng thú cho HS. 9
  13. Đối với các bộ môn, mỗi bài giảng trên lớp, cả thầy và trò chỉ cơ bản là trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan tới nội dung gò bó trong bài dạy, ít có cơ hội mở rộng vấn đề bên ngoài thực tế. Giảng dạy ĐLĐP có hiệu quả phải đảm bảo các yêu cầu sau: Một là: Học sinh phải lĩnh hội đủ kiến thức cần thiết về địa phƣơng (Tự nhiên, kinh tế - xã hội, các vấn đề mà địa phƣơng đang đối mặt). Hai là: Giáo viên phải tạo cơ hội để HS chủ động tìm đến với những kiến thức kể trên. Ba là: Học sinh phải có đƣợc sự hứng thú, niềm đam mê trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu... Trong những năm qua, giảng dạy ĐLĐP chỉ đáp ứng đƣợc yêu cầu thứ nhất. Còn hai yêu cầu còn lại gần nhƣ chƣa thực hiện đƣợc. Vì vậy HS rất mau quên những thức mà mình đã đƣợc học. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Pù Mát - Ứng dụng vào dạy học địa lí địa phương cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Con Cuông” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 2.2. Giải quyết vấn đề 2.2.1. Tính đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Pù Mát Vƣờn quốc gia Pù Mát đƣợc chuyển hạng từ Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát (thành lập năm 1995) với diện tích quản lý 94.907,56 ha, nằm về phía Bắc của dãy Trƣờng Sơn và về phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An. Đây là khu rừng đặc dụng đại diện cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình trên núi đất, là đại diện cho bộ mặt rừng Nghệ An nói riêng và rừng Bắc Trƣờng Sơn nói chung. Vƣờn có diện tích tự nhiên rộng nhất khu vực miền Bắc với hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Đặc biệt, Vƣờn có 61 km ranh giới tiếp giáp với Khu bồi hoàn ĐDSH Năm Chuôn – Năm Chăng, tỉnh Bolikhamxay - Lào. Tổng diện tích của cả hai khu rừng khoảng 250.000 ha, đã tạo ra một khu vực bảo tồn ĐDSH rộng lớn cho các loài động vật có phạm vi hoạt động rộng nhƣ: Hổ (Panthera tigris), Voi (Elephas maximus), Mang Trƣờng sơn (Muntiacus truongsonensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis),… và là nơi mang nhiều đặc thù về thảm thực vật và hệ thực vật với nhiều loài đặc hữu, thảm thực vật vừa có rừng thƣờng xanh, vừa có rừng nửa rụng lá, có cả đai rừng cao và đai rừng thấp. Chính vì vậy, VQG Pù Mát đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lƣợc bảo tồn ĐDSH của Việt Nam và khu vực. 10
  14. 2.2.1.1. Đa dạng thực vật rừng a. Số lượng thành phần loài, họ, bộ Tổng hợp kết quả điều tra từ trƣớc đến nay đã xác định có 2.691 loài thực vật thuộc 981 chi và 204 họ của 6 ngành thực vật bậc cao (Phòng Khoa học VQG Pù Mát tổng hợp năm 2020). Bảng 2. Các ngành thực vật có mạch ở VQG Pù Mát Loài Chi Họ Ngành Số loài Tỷ lệ Số chi Tỷ lệ Số họ Tỷ lệ % % % Ngành lá thông 1 0,04 1 0,10 1 0,49 Ngành Thông đất 18 0,67 3 0,31 2 0,98 Ngành Mộc lan 1 0,04 1 0,10 1 0,49 Ngành Dƣơng xỉ 150 5,57 69 7,03 24 11,76 Ngành Thông 18 0,67 12 1,22 7 3,43 Ngành Ngọc lan 2.503 93,01 895 91,23 169 82,84 Tổng 0 981 100 204 100 Khu Hệ thực vật VQG Pù Mát phong phú về thành phần loài, nhất là ngành Ngọc lan với 2.503 loài, chiếm 93,01%. Phong phú hơn cả là họ Lan 159 loài, tiếp đến là họ Cà phê 152 loài, họ Thầu Dầu 134 loài, họ Re 98 loài, họ Dẻ 67 loài, họ Dâu Tằm 64 loài, họ Cam 53 loài, họ Đậu 82 loài… b. Số lượng các loài thực vật quý hiếm theo sách đỏ Việt Nam, IUCN 2020, Nghị định 06/2019/NĐ-CP, CITES Trong tổng số 2.691 loài thực vật đƣợc ghi nhận, trong đó có: - 75 loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, bao gồm: 04 loài rất nguy cấp, 23 loài nguy cấp và 48 loài sẽ nguy cấp. - 103 loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm nằm trong IUCN 2020, bao gồm: 1 loài tuyệt chủng, 7 loài rất nguy cấp, 20 loài nguy cấp, 38 loài sẽ nguy cấp, 27 loài thiếu dẫn liệu và 10 loài ít nguy cấp. VQG Pù Mát là khu rừng đặc dụng đại diện cho HST rừng nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình lớn nhất trên núi đất ở Việt Nam. Khu Hệ thực vật VQG Pù Mát phong phú, đa dạng về thành phần loài, họ, bộ. Sự phong phú này ngoài yếu tố bản địa, vị trí địa lí thuận lợi nằm về phía Bắc của dãy Trƣờng Sơn, cầu nối địa lí giữa hai miền Nam – Bắc đã tạo điều kiện du nhập dễ dàng của nhiều luồng thực vật từ các vùng khác nhau. Đó là luồng thực vật Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu 11
  15. di cƣ xuống với các loài đại diện trong ngành Thông và các loài lá rộng rụng lá. Luồng thực vật Malaysia - Indonesia từ phía Nam đi lên với các đại diện thuộc họ Dầu. Luồng thực vật India - Myanmar từ phía Tây di cƣ sang với các đại diện thuộc họ Tử vi, Bàng. Đặc biệt, ở VQG Pù Mát, khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa chiếm một tỷ trọng lớn nhất. Qua các dẫn liệu cho thấy, VQG Pù Mát có đủ sự đa dạng, phong phú về giá trị nguồn gen thực vật của một Vƣờn quốc gia ở Việt Nam. Với 2.691 loài thực vật, VQG Pù Mát là VQG có số loài lớn nhất trong số các VQG của Việt Nam hiện nay, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc tổ thành hệ thực vật Việt Nam: chiếm tới 23,57 % tổng số loài, có tất cả các ngành thực vật có mạch bậc cao trong hệ thực vật Việt Nam. 2.2.1.2. Đa dạng động vật rừng a. Số lượng thành phần loài, họ, bộ; số lượng các loài quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam 2007, IUCN 2020, Nghị định 06/2019/NĐ-CP, CITES Kết quả khảo sát, điều tra đa dạng sinh học cho đến nay đã thống kê đƣợc thành phần các loài động vật có ở VQG Pù Mát nhƣ sau: - Lớp thú: Có 132 loài, thuộc 11 bộ và 30 họ, bao gồm 42 loài thú lớn, 39 loài dơi và 51 loài thú nhỏ. Trong đó, có : + 42 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 gồm: 3 loài ở mức rất nguy cấp, 17 loài ở mức nguy cấp, 18 loài ở mức sẽ nguy cấp, 2 loài ở mức sắp bị đe doạ. + 43 loài nằm trong danh lục IUCN 2020 gồm: 1 loài tuyệt chủng, 6 loài ở mức rất nguy cấp, 9 loài ở mức nguỵ cấp, 17 loài ở mức sẽ nguy cấp, 5 loài ở mức sắp bị đe doạ. Tiêu biểu trong lớp thú có hổ, gấu, vƣợn đen má trắng, voi,… - Lớp chim: Có 343 loài thuộc 50 họ và 15 bộ bao gồm cả chim bản địa và chim di cƣ. Trong đó, có : + 15 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 gồm: 2 loài ở mức rất uy cấp, 1 loài ở mức nguy cấp, 8 loài ở mức sẽ nguy cấp, 1 loài ở mức sắp bị đe doạ, 3 loài phụ thuộc bảo tồn. + 21 loài nằm trong danh lục IUCN 2020, bao gồm: 4 loài ở mức nguy cấp, 8 loài ở mức sẽ nguy cấp, 9 loài ở mức sắp bị đe doạ. + 39 loài nằm trong Phụ lục của Công ƣớc CITES Tiêu biểu trong lớp chim có các loài Trĩ sao, Gà lôi trắng, Gà tiền... Hai quần thể Trĩ sao và Hồng hoàng, Niệc cổ hung đƣợc xem có tầm quan trọng cao mang tính quốc tế - Lớp lƣỡng cƣ: Có 51 loài Lƣỡng cƣ của 7 họ, 2 bộ. Trong đó, có: + 3 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 gồm: 1 loài ở mức Nguy cấp, 2 loài ở mức sẽ nguy cấp. 12
  16. Vượn má trắng Voi Sao la Hổ Trĩ sao Cá chình Mang lớn Bướm Khế Hình 2 : Một số động vật quí hiếm ở Vườn Quốc gia Pù Mát 13
  17. + 11 loài nằm trong danh lục IUCN 2020 gồm: 2 loài ở mức nguy cấp, 2 loài ở mức sẽ nguy cấp, 4 loài ở mức sắp bị đe doạ, 3 loài thiếu dẫn liệu. - Lớp bò sát: Có 63 loài thuộc 16 họ, 2 bộ. Trong đó, có: + 20 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 gồm: 4 loài ở mức rất nguy cấp, 9 loài ở mức nguy cấp, 7 loài ở mức sẽ nguy cấp. + 20 loài nằm trong danh lục IUCN 2020 gồm: 5 loài ở mức rất nguy cấp, 6 loài ở mức nguy cấp, 7 loài ở mức sẽ nguy cấp, 2 loài ở mức sắp bị đe doạ. - Lớp cá: Có 119 loài thuộc 21 họ, 5 bộ. Trong đó, có: + 8 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 gồm: 1 loài ở mức nguy cấp, 7 loài ở mức sẽ nguy cấp. + 42 loài nằm trong danh lục IUCN 2020 gồm: 5 loài ở mức sẽ nguy cấp, 4 loài ở mức sắp bị đe dọa, 33 loài thiếu dẫn liệu. Tiêu biểu trong lớp cá có các loài: cá chình, cá lăng, cá mát, cá lấu... - Lớp côn trùng: Tổng cộng có 1.198 loài côn trùng, thuộc 70 họ, 7 bộ. Trong đó, có: + 71 loài đặc hữu. + 3 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 ở mức sẽ nguy cấp. + 2 loài nằm trong Phụ lục II Nghị định số 06/2019/NĐ-CP. + 2 loài nằm trong Phụ lục II của Công ƣớc CITES. * Riêng về Kiến: Bƣớc đầu đã xác định đƣợc 78 loài thuộc 40 chi, 9 phân họ Kiến có mặt tại VQG Pù Mát. Bảng 3: Tổng hợp số lượng các loài động vật quý hiếm ở VQG Pù Mát TT Lớp động Số Số Số Số lượng loài động vật quý hiếm vật lượng lượng lượng SĐVN IUCN NĐ CITES bộ họ loài 2007 2020 06/2019 1 Thú 11 30 132 42 43 44 35 2 Chim 15 50 343 15 21 55 39 3 Lƣỡng cƣ 2 7 51 3 11 4 Bò sát 2 16 63 20 20 19 20 5 Cá 5 21 119 8 42 6 Côn trùng 7 70 1.198 3 2 2 Tổng cộng 91 137 120 96 14
  18. Nhƣ vậy, VQG Pù Mát có tổng số 91 loài động vật nguy cấp, quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007; 137 loài nằm trong Danh lục đỏ IUCN 2020; 120 loài nằm trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và 96 loài nằm trong Công ƣớc CITES. Hình 3. Phân bố các loài động vật nguy cấp, quý hiếm ở VQG Pù Mát Qua Hình 3 cho thấy, các loài nguy câp, quý hiếm có mặt hầu nhƣ trên toàn diện tích. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn ở 02 khu vực Khe Choăng, xã Châu Khê và Khe Khặng, xã Môn Sơn. VQG Pù Mát nằm trên sƣờn Đông của Dãy Trƣờng Sơn, kéo dài thành một dải liền mạch từ xã Phúc Sơn thuộc huyện Anh Sơn đến xã Tam Quang thuộc huyện Tƣơng Dƣơng và tiếp giáp với đƣờng biên giới Quốc gia Việt Nam – Lào, Khu bồi hoàn đa dạng sinh học Nặm Chuôn – Năm Xăng thuộc tỉnh Bolikhamxay, Lào; các khu rừng phòng hộ: Anh Sơn, Con Cuông, Tƣơng Dƣơng; rừng phòng hộ của Công ty MTVLN: Con Cuông, Tƣơng Dƣơng, đây đều là các khu rừng tự nhiên nên đã tạo ra một vùng sinh cảnh sống rộng lớn cho các loài động vật có phạm vi hoạt động rộng nhƣ Hổ, Voi, Mang Lớn, Mang Trƣờng Sơn,… và hạn chế đƣợc sự tác động của ngƣời dân vào VQG Pù Mát. Chính vì thế, Vƣờn quốc gia Pù Mát là Hệ động vật rừng đa dạng, phong phú: có tổng số 132 loài thú, 343 loài chim, 51 loài lƣỡng cƣ, 63 loài bò sát, 1.198 loài côn trùng và 119 loài cá. Trong đó có 91 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007; 137 loài nằm trong Danh lục đỏ 15
  19. IUCN 2020; 120 loài nằm trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và 96 loài nằm trong Công ƣớc CITES. Về lĩnh vực bảo tồn loài, Pù Mát không những là một VQG có tầm cỡ quốc gia mà còn có giá trị cho cả Lào và Đông Dƣơng. Điều đặc biệt quan trọng là quần thể một số loài thú thực sự có nguy cơ bị tiêu diệt ở Việt Nam và trên thế giới vẫn còn khả năng bảo tồn phát triển nếu Vƣờn quốc gia đƣợc quản lý, bảo vệ tốt đó là các loài Voi, Hổ, Sao la, Mang Trƣờng sơn, Thỏ vằn, Cầy vằn, Gấu chó, Gấu ngựa. 2.2.1.3. Hiện trạng hoạt động bảo tồn và phát triển sinh vật trong diện tích vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát Trong những năm qua diện tích vùng lõi của VQG Pù Mát cơ bản đƣợc quản lý, bảo vệ tốt, ít có tác động, chủ yếu là khoanh nuôi, phục hồi rừng tự nhiên không tác động, không có các hoạt động trồng cây, phát triển rừng. Việc quản lý, bảo vệ tốt diện tích vùng lõi là điều kiện để các loài động vật đƣợc bảo vệ và phát triển tốt hơn. Tuy chƣa có điều tra tổng thể về đa dạng các loài động vật nhƣng qua kết quả một số chƣơng trình nghiên cứu, kết quả quản lý bảo vệ rừng hàng năm cho thấy các loài động vật đƣợc phát triển về số lƣợng trong những năm gần đây. Bảng 4. Hiện trạng diện tích rừng và đất rừng Vườn quốc gia Pù Mát Đơn vị: ha Chức năng rừng Tổng diện Rừng TT Phân loại rừng Rừng phòng Rừng Đất tích quản lý đặc hộ Sản ngoài dụng (Đầu xuất QHLN nguồn) 1 2 3=4+5 4 5 5 5 RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC I 94.244,1 93.184,4 0,0 922,9 136,8 HÌNH THÀNH 1 Rừng tự nhiên 94.186,1 93.146,6 0,0 922,9 116,6 16
  20. Chức năng rừng Tổng diện Rừng TT Phân loại rừng Rừng phòng Rừng Đất tích quản lý đặc hộ Sản ngoài dụng (Đầu xuất QHLN nguồn) Rừng nguyên sinh 23.377,6 23.377,6 0,0 0,0 Rừng thứ sinh 70.808,5 69.769,0 922,9 116,6 2 Rừng trồng 57,9 37,7 0,0 0,0 20,2 Trồng mới trên đất chƣa có rừng (rừng - 57,9 37,7 0,0 20,2 trồng đã thành rừng) Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng - 0,0 0,0 0,0 0,0 đã có Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai - 0,0 0,0 0,0 0,0 thác RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN II 94.244,1 93.184,4 0,0 922,9 136,8 LẬP ĐỊA 1 Rừng trên núi đất 94.242,2 93.182,5 922,9 136,8 2 Rừng trên núi đá 1,9 1,9 0,0 0,0 3 Rừng trên đất ngập nƣớc 0,0 0,0 0,0 0,0 4 Rừng trên cát 0,0 III RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 94.244,1 93.184,4 0,0 922,9 136,8 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2