intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tự học cho học sinh bằng phương pháp dạy học kết hợp – Blended learning thông qua chương Nitơ – Photpho – Hóa học 11

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Phát triển năng lực tự học cho học sinh bằng phương pháp dạy học kết hợp – Blended learning thông qua chương Nitơ – Photpho – Hóa học 11" nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học theo phương pháp BLearning đề xuất quy trình vận dụng dạy học trong chủ đề “Nitơ và hợp chất”. Xác định nội dung và cách thức tổ chức, hướng dẫn HS khai thác tài liệu trực tuyến để HS thêm hứng thú học tập, tiếp thu bài tốt hơn, thêm yêu thích môn Hóa học, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tự học cho học sinh bằng phương pháp dạy học kết hợp – Blended learning thông qua chương Nitơ – Photpho – Hóa học 11

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------------------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KẾT HỢP – BLENDED LEARNING THÔNG QUA CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO HÓA HỌC 11 MÔN: HÓA HỌC Nhóm tác giả: BÙI THỊ MINH ANH: THPT HOÀNG MAI SĐT: 0383018352 BÙI THỊ TƯỜNG VI: THPT HOÀNG MAI SĐT: 0358992790 NGUYỄN THỊ YẾN: THPT HOÀNG MAI SĐT: 0987571822 Năm thực hiện: 2021- 2022
  2. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bản chất của việc học là tự học, năng lực tự học là năng lực thiết yếu quyết định kết quả học tập của học sinh và là nền tảng cho việc tự học suốt đời. Trước yêu cầu phát triển và hội nhập trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế phát triển giáo dục trên toàn cầu, giáo dục Việt Nam đang bước vào thời kì đổi mới căn bản và toàn diện. Mục tiêu giáo dục đang chuyển trọng tâm từ trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực tự học. Chương trình giáo dục phổ thông mới đã xác định năng lực tự học là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển ở học sinh. Như GS Cao Xuân Hạo đã nói: “Dù có học trường gì, thầy nào nổi tiếng đến đâu chăng nữa, thì nhân tố quan trọng nhất, quyết định kết quả mỹ mãn của quá trình đào tạo vẫn là cái công tự học của học trò. Tự học ở đây chỉ cái phần tích cực chủ động, quyết đoán của người học. Vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình học tập là vai trò của người học, tuy vai trò của người dạy không phải không quan trọng” Học tập kết hợp (B-Learning) là mô hình giảng dạy kết hợp giữa phương pháp giảng dạy trực tuyến và phương pháp dạy học trực tiếp với trình tự và tỉ lệ phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong giáo dục. B-Learning kết hợp các yếu tố giảng dạy trực tuyến và trực tiếp tốt nhất sẽ trở thành mô hình giảng dạy chủ đạo trong tương lai. B-Learning cũng là xu hướng mới trong nghiên cứu khoa học giáo dục. B-Learning có thể được định nghĩa với ba nhóm: 1) Kết hợp các phương pháp dạy học (hoặc phương tiện dạy học). 2) Sự kết hợp của các phương pháp giảng dạy. 3) Kết hợp giữa giảng dạy trực tuyến và hướng dẫn trực tiếp. B-Learning có thể được áp dụng thành chương trình giáo dục chính thức, trong đó học sinh lĩnh hội được một phần kiến thức một cách chủ động thông qua các nội dung được cung cấp trực tuyến có các yếu tố kiểm soát về thời gian, phương pháp, tốc độ và một phần kiến thức sẽ được tiếp thu qua các hình thức tổ chức học tập trên lớp. Bởi vậy, B-Learning là một mô hình dạy học có sự thống nhất, bổ sung giữa các phương pháp dạy học trực tuyến qua internet và trực tiếp trên lớp nhằm tạo điều kiện tốt nhất và môi trường học tập linh động cho học sinh đạt được mục tiêu học tập khi chiếm lĩnh các nội dung trong chương trình học. Việc kết hợp hai phương pháp theo các trình tự và tỉ lệ khác nhau phản ánh mối quan hệ nội tại thường xuyên giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp giảng dạy sẽ tạo ra các mô hình học tập kết hợp khác nhau. Trong thời điểm tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, một số địa phương phải tổ chức dạy học trực tuyến suốt thời gian dài, còn thời gian một 2
  3. tiết học trên lớp thường rất khó cho các hoạt động của học sinh theo tiến trình dạy học tích cực vì vậy việc tự học của học sinh ở nhà là rất quan trọng và cần thiết. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi nhận thấy chương Nitơ – Photpho trong chương trình Hóa học 11: + Nội dung dạy học được chia thành các chủ đề đa dạng. Các chủ đề này có thể tổ chức được các chuỗi hoạt động học có sự kết hợp giữa dạy học trực tuyến và trực tiếp. + Nitơ, photpho và các hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng, gần gũi trong đời sống; từ đó có thể khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. + Các các yêu cầu về kiến thức kĩ năng phù hợp với việc phát triển năng lực tự học, tự chủ, khám phá, giải quyết vấn đề, … Vì vậy việc dạy học chương Nitơ – photpho phù hợp để triển khai dạy học theo phương pháp dạy học kết hợp. Từ đó chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực tự học cho học sinh bằng phương pháp dạy học kết hợp – Blended learning thông qua chương Nitơ – Photpho – Hóa học 11” 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học theo phương pháp B- Learning đề xuất quy trình vận dụng dạy học trong chủ đề “Nitơ và hợp chất”. - Ứng dụng dạy học B-Learning để thấy được ý nghĩa, vai trò của học liệu trực tuyến hỗ trợ quá trình tự học của HS từ đó hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS THPT đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. - Xác định nội dung và cách thức tổ chức, hướng dẫn HS khai thác tài liệu trực tuyến để HS thêm hứng thú học tập, tiếp thu bài tốt hơn, thêm yêu thích môn Hóa học, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn để triển khai tiến trình dạy học theo hình thức dạy học B–Learning. - Xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến. - Xây dựng tiến trình dạy học các bài học, chủ đề chương Nitơ – Photpho theo hình thức dạy học kết hợp. - Xây dựng các khóa học trực tuyến trong tiến trình dạy học B–Learning trên hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến. - Triển khai thực nghiệm các kế hoạch bài dạy theo hình thức dạy học B– Learning. 3
  4. - Đánh giá các kết quả nghiên cứu, kết luận và đề xuất. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Lí thuyết về dạy học kết hợp (B–learning). - Đề tài thực hiện cụ thể trên các lớp khối 11 tại trường THPT Hoàng Mai. - Tiến trình tổ chức dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh bằng phương pháp B–learning thông qua chương Nitơ – Photpho – Hóa học 11. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động (thông qua các bài tập, bài kiểm tra của học sinh). - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê. 6. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm Từ 1/7 đến 15/7 Tìm hiểu thực trạng, lựa chọn Bản thảo đề 1 năm 2021 đề tài và viết đề cương nghiên cương sáng kiến. cứu. Từ 15/7 đến 30/8 - Nghiên cứu lí luận dạy học - Tổng hợp cơ sở năm 2021 PP B-learning. lí luận của đề tài. - Khảo sát thực trạng. - Thu thập, xử lí 2 - Đề xuất và trao đổi với đồng và đánh giá kết nghiệp về sáng kiến kinh quả khảo sát. nghiệm. - Tổng hợp ý kiến của đồng nghiệp. Từ 1/9 đến 25/11 - Áp dụng thử nghiệm: làm Tổng hợp và xử lí 3 năm 2021 học liệu, dạy thử, kiểm tra kết quả thực đánh giá. nghiệm. Từ 26/11 đến Hoàn thiện đề cương SKKN. Đề cương SKKN 4 10/12 năm 2021 nộp về Sở GD. 5 Từ 11/12/2021 - Viết sơ lược sáng kiến. Bản thảo sáng 4
  5. đến 31/1/2022 - Xin ý kiến của đồng nghiệp. kiến. 5 Từ 1/2 đến 28/2 Hoàn thành sáng kiến kinh Sáng kiến kinh năm 2022 nghiệm. nghiệm chấm cấp trường. 6 Từ 1/3 đến 20/4 Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn SKKN hoàn thiện năm 2022 thiện sáng kiến kinh nghiệm nộp về Sở GD. sau khi chấm cấp trường 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI + Về lí luận: - Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dạy học theo phương pháp dạy học B–Learning. Trong đó bao gồm hệ thống các khái niệm liên quan đến dạy học theo phương pháp B–Learning. - Bản chất và quy trình tổ chức dạy học theo chủ đề Nitơ và hợp chất cho học sinh lớp 11. + Về thực tiễn: - Đề xuất quy trình vận dụng dạy học B–Learning - một hình thức tổ chức dạy học phù hợp với kỷ nguyên công nghệ, khi thế giới đang thay đổi nhanh chóng từng ngày. Đặc biệt vào thời điểm không chỉ ở Việt Nam, mà cả thế giới đang đấu tranh với dịch bệnh, thời điểm HS đi học gián đoạn do giãn cách hay nhiều lí do khách quan khác. - Thiết kế hệ thống bài giảng, nhiệm vụ, kiểm tra và hỗ trợ học tập trực tuyến đa dạng phong phú về hình thức, thể loại. Dần tạo kho học liệu chất lượng để HS tham khảo, sử dụng và mở rộng. - Đề tài góp phần làm rõ thực trạng và ý nghĩa của hoạt động tự học của học sinh trong tự học môn Hóa học ở trường THPT. - Tạo nền tảng, định hướng và hỗ trợ kích thích hứng thú tự học, tự nghiên cứu ở HS. - Thiết kế kế hoạch dạy học theo quy trình B–Learning cho chủ đề Nitơ và hợp chất trong chương trình Hóa học 11 cơ bản. 5
  6. PHẦN II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Năng lực tự học Tự học là sự nỗ lực chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng của bản thân của người học để hướng tới những mục đích học tập nhất định. Tự học vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của quá trình đào tạo; đây là một quá trình học tập, một quá trình nhận thức không trực tiếp có GV. Tự học có nghĩa là HS phải độc lập, tự xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập cho mình, tự năng động tìm tòi, phân tích những sách vở, tài liệu tiến tới làm chủ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, là điều kiện cần thiết đối với quá trình tự học dựa trên những bài tập, tài liệu do người dạy cung cấp. Xét về mức độ, cách thức biểu hiện sự giao tiếp giữa người học và tài liệu học tập, người dạy và môi trường học có thể có các hình thức tự học cơ bản sau: - Tự học trong một giai đoạn hay một khâu của quá trình học tập. - Tự học trong quá trình học tập ở trường có hướng dẫn của người dạy. - Tự học qua phương tiện truyền thông. - Tự học qua tài liệu có hướng dẫn. - Tự học hoàn toàn. Năng lực tự học theo tác giả Lê Công Triêm [12], NLTH là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao. Theo tác giả Nguyễn Thị Hồng Việt [11], NLTH được hiểu là khả năng tự mình tìm kiếm, thu thập thông tin, xử lí thông tin và vận dụng kiến thức vào tình huống cụ thể để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, mang đến sự phát triển cho bản thân người học. Từ những định nghĩa trên, theo chúng tôi, NLTH là khả năng tự mình sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả hành động cùng các động cơ, tình cảm,… để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. HS có NLTH nghĩa là có năng lực chiếm lĩnh tất cả những tri thức và kĩ năng khác, đồng nghĩa với HS có NL thích ứng với mọi hoàn cảnh, mọi yêu cầu đặt ra dù xã hội có thay đổi như thế nào đi chăng nữa. Vì vậy, NLTH là năng lực cốt lõi mà HS cần phát triển trong thời đại ngày nay. 1.1.2. Khái niệm hình thức dạy học B-Learning Thuật ngữ hình thức dạy học B-Learning hay dạy học kết hợp được sử dụng vào cuối thế kỷ XX khi xuất hiện nhu cầu kết hợp giữa dạy học giáp mặt (face to face) với dạy học trực tuyến thông qua internet. Khái niệm về B- Learning phát triển dần và được các nhà giáo dục, các tổ chức giáo dục trên thế giới sử dụng để miêu tả hình thức học tập điện tử kết hợp với học tập truyền 6
  7. thống. Từ năm 2006 đến nay, B-learning được hiểu là một sự kết hợp dạy học giáp mặt và dạy học trên nền tảng công nghệ trung gian như vậy mô hình dạy học B-Learning là một mô hình tương đối mới trên thế giới, xuất hiện chỉ trong khoảng 15 năm trở lại đây. Dạy học B-Learning là sự kết hợp “chiến lược” giữa hướng dẫn trực tuyến và trực tiếp. Học sinh trong các lớp học này học “một phần trực tuyến với một số yếu tố kiểm soát học sinh theo thời gian, địa điểm, cách thức hoặc tốc độ…” Loại hình giảng dạy này đòi hỏi sự tích hợp công nghệ trong lớp học nhưng điểm cốt lõi ở đây là việc học trực tuyến là một phần quan trọng của trải nghiệm học tập của học sinh. Có bốn trụ cột năng lực cốt lõi mà GV cần xây dựng khi phát triển khả năng giảng dạy của mình trong một môi trường kết hợp. - Tích hợp trực tuyến: Tích hợp các hoạt động trực tiếp và trực tuyến. - Thực hành dữ liệu : Sử dụng thực hành dữ liệu để cung cấp thông tin giảng dạy. - Cá nhân hóa: Tạo điều kiện học tập được cá nhân hóa cho HS. - Tương tác trực tuyến: Tạo điều kiện cho các tương tác trực tuyến. B-Learning không đơn thuần chỉ là việc tích hợp công nghệ để hướng dẫn học sinh học tập, mà là sự thay đổi toàn diện từ tầm nhìn, phương pháp và cách thức tiếp cận học sinh. B-learning là một xu hướng phát triển nhanh chóng trong các tổ chức truyền thống trong giáo dục và các tổ chức khác. Trên toàn thế giới, học tập kết hợp B-learning đang mở rộng ở các nước như Mỹ, Canada, Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc và hầu hết các quốc gia châu Âu. Ở khu vực Đông Nam Á, ví dụ như Singapore đã có những chiến lược rõ ràng và dài hơi cho phát triển nền tảng công nghệ thông tin của quốc gia nói chung cũng như trong giáo dục nói riêng. Tất cả các trường học đã bắt đầu triển khai dạy học B-Learning đã được triển khai ở tất cả các cấp học. 7
  8. Như vậy, hình thức dạy học B-Learning là một mô hình được ứng dụng ở rất nhiều nước trên thế giới, các nhà giáo dục nhìn nhận phương pháp là chiến lược dạy học dài hơi và đầu tư nghiêm túc. Tại Việt Nam, cùng với xu hướng hội nhập và nhu cầu phát triển đất nước, việc triển khai dạy học E-Learning và B-Learning đã và đang từng bước phát triển phù hợp với bối cảnh kinh tế, giáo dục của địa phương, bộ ngành. Chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT trong Luật CNTT 2006 đã nêu rõ: “Ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” “Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.”, cho phép ứng dụng những thành tựu của CNTT vào trong GD&ĐT thuận lợi. Quyết định số 711/QĐ-Ttg ngày 13/6/2012 phê duyệt Chiến lược Phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011- 2020 đã yêu cầu ngành GD phải từng bước phát triển GD dựa trên CNTT “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong dạy và học, đến năm 2015, 100% GV ĐH, cao đẳng và đến năm 2020, 100% giảng viên giảng dạy nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học, biên soạn và sử dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử”. Đặc biệt, gần đây, với giáo dục phổ thông, tháng 8 năm 2020, Bộ Giáo dục đào tạo vừa ban hành dự thảo thông tư “Ban hành Quy định quản lí tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên” để lấy ý kiến trong cả nước (đến 01/11/2020) với mục đích: 1. Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho HS. Đặc biệt là khi HS không thể đến trường tham gia học tập vì những lí do khách quan. 2. Bổ trợ cho phương thức dạy học trên lớp học trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo của GV và HS. Tạo cơ hội cho GV và HS được quyền chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet phục vụ cho việc dạy học. 3. Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT&TT trong dạy và học cho GV và HS, góp phần đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục. Góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Bởi vậy, dạy học theo phương pháp B-Learning là một xu hướng tất yếu của giáo dục trên toàn thế giới, để đem lại những bài giảng hiệu quả và chất lượng đào tạo được tốt nhất. Việc học tập theo B-Learning sẽ khuyến khích cá nhân hóa trải nghiệm E-learning bằng cách kết hợp các khía cạnh tốt nhất của việc dạy học trực tiếp với các phương pháp học dựa trên công nghệ. 1.1.3. Quy trình thiết kế bài học B-Learning Dạy học B-Learning là mô hình giảng dạy kết hợp giữa phương pháp giảng dạy trực tuyến ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp dạy học trực tiếp với trình tự và tỉ lệ phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong giáo 8
  9. dục. Việc kết hợp giữa hai hình thức dạy học nói trên như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu là một câu hỏi không dễ trả lời, nhất là trong bối cảnh B-Learning ở Việt Nam vẫn còn là mô hình dạy học mới. Mô hình B-learning có thể bao gồm nhiều hình thức với các công cụ học tập có liên quan đến nhiều yếu tố cấu thành như: nhu cầu và mục tiêu học tập, không gian thực ảo phối hợp các phần mềm, nhịp độ tự học dựa trên Web, phương pháp kiểm tra – đánh giá, đặc điểm của người học, địa điểm và cộng đồng người học, khả năng hỗ trợ của hệ thống điện tử được nhúng trong môi trường học tập, nhiệm vụ và kiến thức của hệ thống quản lí. Việc tìm hiểu các mô hình khác nhau và lựa chọn cách tiếp cận cụ thể phù hợp với triết lí giảng dạy, văn hóa trường học và nhu cầu của HS là rất có giá trị. Triển khai dạy học chủ đề theo tiến trình dạy học gồm chuỗi các hoạt động học. Trong dạy học theo hình thức B-learning thì chuỗi các hoạt động học bao gồm sự kết hợp giữa các hoạt động học trực tiếp và các hoạt động học trực tuyến. Về phân loại các mô hình dạy học B-learning, trong tài liệu [12] của Intellearning (2012) đã đưa ra 6 mô hình dạy học B-learning : (1) Mô hình giáp mặt là chủ đạo; (2) Mô hình vòng xoay (gồm có: mô hình hoán đổi trạm học tập, mô hình hoán đổi lớp học, mô hình Lớp học đảo ngược, mô hình vòng quay cá nhân); (3) Mô hình linh hoạt; (4) Mô hình kết hợp đặc thù; (5) Mô hình kết hợp tự do; (6) Mô hình trực tuyến là chủ đạo. Watson, Murin, Vashaw, Gemin và Rapp đã đề xuất cơ sở để xem xét mức độ kết hợp giữa dạy học trực tuyến và trực tiếp trong mô hình dạy học B- learning như sau: 1. Mức độ giảng dạy; 2. Thời gian; 3. Vai trò của các công cụ trực tuyến; 4. Vai trò của GV (dẫn dắt, hỗ trợ hướng dẫn hoặc không tham gia); 5. Vai trò của HS (học tập do GV hướng dẫn hay tự học); 6. Hỗ trợ học sinh Về tiến trình dạy học B-learning, tác giả Margie Martin (2003) đưa ra tiến trình day học bằng B-learning gồm các bước chính: 9
  10. Học trên lớp lần 1 → Học qua mạng → Học trên lớp lần cuối Ở quy trình này, dạy học giáp mặt được sử dụng trong giai đoạn đầu và cuối nhằm định hướng hoạt động (ở giai đoạn đầu) và đánh giá, kết luận (ở giai đoạn cuối). Còn dạy học trực tuyến trên mạng được sử dụng trong giai đoạn trao đổi, thảo luận giữa GV và HS cũng như giữa HS với nhau để giải quyết vấn đề. Một số kết quả nghiên cứu của tác giả nước ngoài như của Paul Ginns, Robert E-learninglis (2007) nêu ra tiến trình kết hợp DH giáp mặt và DH qua mạng: Bài học trên lớp → Trao đổi, thảo luận trên lớp → Cá nhân hoặc nhóm học qua mạng → Toàn bộ HS học giáp mặt để chỉnh sửa các khái niệm đã học Tác giả Philipp Bitzer, Matthias Söllner, JanMarco Leimeister (2015) đưa ra tiến trình bài học trong hình thức B-learning: Bắt đầu từ giới thiệu mục tiêu bài học (GV thực hiện) →Tìm hiểu nội dung (trên lớp) → Biết, hiểu mục tiêu (qua mạng) → Áp dụng, thảo luận (trên lớp với GV) → GV (và HS) đánh giá kết quả Tác giả Cho Cho Wai và Ernest Lim Kok Seng (2013) nghiên cứu vai trò của một số công cụ trong B-learning. Kết quả chỉ ra rằng video và các bài thuyết trình Powerpoint mang lại hiệu quả chính trong hình thức B-learning, các bài tập trực tuyến có tác dụng nâng cao kết quả học tập trong hình thức B-learning. Các nghiên cứu chỉ ra rằng kĩ năng tương tác của HS, thành tích học tập của HS và nhận thức về học tập của HS tăng lên khi tham gia học tập theo hình thức B-Learning. HS cũng phát triển các kĩ năng bổ sung thông qua việc sử dụng phương pháp học tập kết hợp, chẳng hạn như khả năng tự điều chỉnh nhịp độ và tự định hướng tiến độ học tập. Như vậy tổng hợp lại một số mô hình với điểm mạnh và hạn chế, phù hợp với điều kiện học và nhu cầu của HS khác nhau; chúng tôi xây dựng quy trình dưới đây để thiết kế bài học B-Learning: Xây dựng chủ đề dạy học Thiết kế bài dạy chủ đề theo tiến Xây dựng Phát trình dạy học B – learning hệ thống triển hỗ trợ B-learning Thực nghiệm kế hoạch bài dạy chủ đề 10
  11. Đánh giá Quy trình tổ chức bài học theo hình thức dạy học kết hợp: Bước 1: Tự xác định nhiệm vụ học tập Giai Bước 2: Tự kiểm tra kiến thức cũ đoạn 1: Học trực Bước 3: Tự học bài mới tuyến Tổ Bước 4: Tự củng cố, hoàn thiện kiến thức chức bài học Bước 5: Tự kiểm tra, đánh giá kiến thức mới theo HTDH Bước 6: Đưa ra những câu hỏi thắc mắc kết hợp Bước 1: Kiểm tra bài cũ Giai đoạn 2: Bước 2: Tổng hợp những câu hỏi thắc mắc Học trực tiếp Bước 3: Tổ chức thảo luận Bước 4: Kết luận, chính xác hóa kiến thức Bước 5: Vận dụng vào thực tiễn cuộc sống Bước 6: Hướng dẫn cách học bài học sau Để dạy học B-Learning hiệu quả GV cần kết hợp các hoạt động trực tuyến và trực tiếp một cách “chiến lược”, bởi mỗi phương pháp giảng dạy đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Mục tiêu của chúng tôi là xác định cách kết hợp hiệu quả trải nghiệm trực tuyến với các hoạt động hiện có trên lớp học để tối đa 11
  12. hóa việc học tập của HS, trải nghiệm trực tuyến và trực tiếp phải được tích hợp để chúng hỗ trợ và không bị rời rạc, cô lập lẫn nhau. 1.1.4. So sánh hình thức dạy học B-Learning với hình thức dạy học trực tiếp và hình thức dạy học trực tuyến Dạy học Dạy học trực tiếp Dạy học kết hợp trực tuyến Hầu hết hoạt động Cơ động và linh Rất cơ động, linh hoạt: dạy và học là sự hoạt khi chỉ cần Học ở lớp, phòng thí Sự tương tác giữa thầy thực hiện thao tác nghiệm, trong thực tế…, thuận và trò giới hạn trên máy tính có tương tác đa chiều HS - tiện trong phạm vi một kết nối mạng và có HS - GV - kiến thức với lớp học. thể học tập. phạm vi rộng bằng nhiều cách khác nhau. Hoạt động dạy và Mở các lớp không Có thể tùy chọn địa điểm Địa học xảy ra đồng hạn chế số lượng và thời gian học tự do hơn điểm thời tại một địa và không phụ để HS thuận lợi tham gia và thời điểm, thời điểm và thuộc vào lịch trình học tập. Việc học không bị gian trong một thời gian của GV đứng lớp. ràng buộc, HS chủ động cố định. sắp xếp thời gian biểu. Chi phí xây dựng Tiết kiệm được Chi phí ban đầu cho việc tài liệu, bài giảng những khoản chi xây dựng nội dung học tập Chi phí thấp hơn. rất lớn in ấn bài khá lớn, nhưng có thể sử học nhiều lần. dụng cho rất nhiều khoá học. Chủ yếu là mặt đối Chủ yếu là trực Mặt đối mặt và trực tuyến, mặt giữa GV-HS. tuyến. Tương tác mạng, sự hợp tác và truyền Chủ yếu là phương qua các video bài thông nhằm nâng cao hiệu pháp diễn giải, giảng đã soạn sẵn quả học tập. Gồm nhiều Tương truyền thụ kiến với sự hỗ trợ của phương pháp tìm tòi, điều tác thức một chiều. GV thông qua tra, giải quyết vấn đề; dạy phòng học trực học tương tác, nhóm, tự tuyến. Giảm sự học… hứng thú của HS và GV. Môi Người học bị hạn Xoá bỏ mọi rào Môi trường học tập cộng trường chế bởi nhiều rào cản trong việc học tác, vượt qua rào cản về học tập cản: văn hoá, ngôn tập. Người học cần địa lí, văn hoá, ngôn 12
  13. ngữ, thể chất … phải có công cụ hỗ ngữ… Tích hợp CNTT Dùng phương pháp trợ học tập rất lớn vào QTDH, nhưng không thuyết trình là về internet, chi phí yêu cầu cao về cơ sở hạ chính nên không học, thiết bị đầu tầng CNTT; đồng thời có sự hỗ trợ của cuối, phần mềm hỗ sự cộng tác của người học CNTT không trợ. - người học - người dạy nhiều, khiến cho nên khắc phục được sự HS khó tiếp nhận hạn chế về kĩ năng công một số kiến thức. nghệ của người GV. Chú trọng cung Kiểm tra – đánh Chú trọng hình thành các cấp tri thức, kĩ giá hoàn toàn trực năng lực (sáng tạo, hợp năng, kĩ xảo. Học tuyến, HS làm bài tác,…) dạy phương pháp để đối phó với thi tập đều trực tuyến, và kĩ thuật lao động khoa Kiểm cử. Sau khi thi GV chấm bài trực học, dạy cách học. Học để tra - xong những điều tuyến. Đánh giá đáp ứng những yêu cầu Đánh đã học thường bị dựa trên bài làm của cuộc sống hiện tại và giá bỏ quên hoặc ít của HS trên mạng. tương lai. Đánh giá dựa dùng đến. Đánh giá Bảo mật bài làm trên bằng chứng thực tế thông qua kiểm tra của HS khó kiểm của hiệu quả tham gia vào bằng lời hoặc kiểm soát tốt. các hoạt động theo định tra trên giấy. hướng trong lớp học. Tài nguyên học tập Chỉ cần thiết bị có Từ nhiều nguồn khác tiếp cận còn nhiều kết nối internet nhau: SGK, GV, các tài Tài khó khăn, chưa liệu khoa học phù hợp, thí nguyên được phổ biến rộng nghiệm, thực tế… học tập rãi, chủ yếu từ SGK, sách tham khảo và GV. Học là quá trình HS học các bài học Học là quá trình kiến tạo; tiếp thu và lĩnh hội, có sẵn, nên sẽ học HS tìm tòi, khám phá, phát qua đó hình thành trong một phạm vi hiện, luyện tập, khai thác kiến thức, kĩ năng, nào đó, không và xử lí thông tin,… tự Sự tư tưởng, tình cảm. được tự do sáng hình thành hiểu biết, năng sáng Truyền thụ tri thức tạo. Do tương tác lực và phẩm chất. Tổ chức tạo và và chứng minh thông qua thiết bị hoạt động nhận thức cho tự do chân lí của GV. dạy học nên khả HS. B-learning mang lại diễn Hạn chế HS tự do năng diễn đạt của cơ hội tốt, nhiều hoạt động đạt phát biểu ý kiến, tự HS còn nhiều hạn và kế hoạch cho HS giao do diễn đạt ý chế. lưu, học hỏi, phát biểu ý tưởng, phát triển kiến, phát triển sức sáng sức sáng tạo. tạo,... xung quanh nhiệm vụ học tập. 13
  14. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Để tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học của HS ở trường THPT Hoàng Mai, chúng tôi đã tiến hành một số khảo sát qua Google form. Phiếu khảo sát được trình bày ở mục phụ lục 1. Kết quả khảo sát trên 254 HS lớp 11 trường THPT Hoàng Mai như sau: STT Nội dung Phương án lựa chọn Em dành thời gian Dưới 30 Từ 30 Trên 1 bao lâu trong phút phút tới 1 tiếng 1 ngày để tự học (46,4%) tiếng (10,4%) Hóa học (43,2%) Em thường tự học Đọc sách Đọc thêm Thảo luận Học qua dưới hình thức giáo khoa sách tham với bạn internet 2 nào (29,4%) khảo (21,8%) (10,1%) (38,7%) Những khó khăn Quá nhiều Khả năng Không biết Khó khăn nào em thường bài tập về tiếp thu phương khi tìm kiếm gặp phải trong nhà kém pháp tự học tài liệu tham 3 quá trình tự học, (12,3%) (28,4%) sao cho khảo cho tự nghiên cứu hiệu quả môn học (56,9%) (2,5%) Em đánh giá như Rất hiệu Hiệu quả Chưa hiệu Không hiệu thế nào về hiệu quả (26,4%) quả (62%) quả (6,1%) 4 quả tự học của (5,5%) bản thân Em đánh giá như Rất cần Cần thiết Bình Không cần thế nào về mức độ thiết (36,2%) thường thiết (0,6%) 5 cần thiết về tự học (55,2%) (8%) môn Hóa học Bảng 1. Kết quả khảo sát HS về phương pháp học Hóa học hiệu quả Mức độ TT Kĩ năng Tốt Khá Chưa tốt 1 Kĩ năng nghe giảng và ghi chép 165 58 31 2 Kĩ năng hoạt động nhóm 138 63 53 3 Kĩ năng trình bày và phát biểu ý kiến trước lớp 84 85 85 4 Sử dụng CNTT trao đổi với bạn bè và GV 159 82 13 5 Kĩ năng tự kiểm tra đánh giá trong học tập 82 76 96 14
  15. 6 Kĩ năng khai thác tài liệu học tập bằng phương 80 58 116 tiện CNTT 7 Kĩ năng lập kế hoạch học tập 67 63 124 Bảng 2. Kết quả tự đánh giá kĩ năng tự học và năng lực số của HS Biểu đồ 1. Kết quả khảo sát những hoạt động hàng ngày trên Internet của HS Biểu đồ 2. Kết quả khảo sát ứng dụng CNTT của GV hóa học trong dạy học Từ kết quả khảo sát thực trạng hoạt động học tập của HS và ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học ở các học sinh lớp tôi dạy, chúng tôi rút được một số kết luận sau: 15
  16. - Số liệu cho thấy, nhiều HS đã có ý thức phải tự học và nhận rõ tầm quan trọng của tự học. Tuy nhiên, các em chưa biết cách tự học như thế nào (56,9%) là hiệu quả. Hơn nữa, nguồn tài liệu trên internet có quá nhiều và hầu hết chưa qua thẩm định nên việc lựa chọn tài liệu để tự học của HS gặp rất nhiều khó khăn. GV cần có các biện pháp định hướng, hướng dẫn cho HS, rèn luyện cho các em các năng lực tự học cần thiết. - Đa số HS đều có điện thoại hoặc máy tính tại nhà nhưng phần lớn sử dụng để chơi game, nghe nhạc, xem phim, chat với bạn bè. Cũng có em tìm kiếm các tài liệu tham khảo, tham gia thi thử, học trực tuyến nhưng chưa nhiều. Nguyên nhân một phần là vì các em chưa được định hướng, chỉ dẫn cách khai thác tài nguyên có ích trên internet. - Kết quả khảo sát cho thấy có nhiều HS thường xuyên nỗ lực trong học tập, chịu khó học hỏi bạn bè và thầy cô. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng không nhỏ HS học thụ động, đối phó, chưa biết cách tự học tốt, chủ yếu là nghe giảng và ghi chép trong suốt thời gian học, ghi nhớ thuộc lòng kiến thức chứ chưa nắm được bản chất, thuộc tính của nội dung đã học. - GV có ứng dụng CNTT vào bài dạy tuy nhiên đa số mới dùng ở hình thức hỗ trợ trực tiếp trên lớp, chưa kết nối và khai thác sâu sắc nên hiệu quả chưa thực sự cao. Còn nhiều khó khăn khi khai thác, xây dựng và sử dụng học liệu trực tuyến. 1.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP B-LEARNING 1.3.1. Thuận lợi Nhìn chung cả GV và HS đều đáp ứng được các yêu cầu cơ bản để tiến hành dạy và học theo B–Learning: Có đầy đủ thiết bị thông minh, được phủ sóng internet, cơ sở hạ tầng của trường học đáp ứng đầy đủ công cụ như TV, loa, màn chiếu,… hệ thống phần mềm, ứng dụng thân thiện dễ sử dụng và hầu hết miễn phí. - Về phía giáo viên: + Học liệu trực tuyến phù hợp với tình hình dịch Covid–19 học online là chủ yếu + Khai thác hiệu quả hệ thống học liệu sẵn có trên internet + Kiểm tra đánh giá, thu thập kết quả học tập của HS gần như ngay lập tức, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp + Kịp thời giải đáp thắc mắc của HS + Khai thác hiệu quả thời gian 45 phút học giáp mặt trên lớp, tập trung đào sâu mở rộng những nội dung quan trọng và gắn liền với thực tiễn 16
  17. - Về phía học sinh: + Hỗ trợ khả năng tự học, tự tìm tòi sáng tạo của HS + Kích thích hứng thú học tập cho HS + Tạo điều kiện học theo tốc độ của bản thân + HS có năng lực CNTT nhanh nhạy, nhanh chóng khai thác hiệu quả học liệu trực tuyến + Được chủ động thảo luận, đưa ra ý kiến và giải đáp thắc mắc kịp thời 1.3.2. Khó khăn - Chi phí ban đầu cao liên quan đến cơ sở hạ tầng và các thiết bị - Rào cản công nghệ thông tin - Quá tải đáng kể cho GV - Tăng tải nhận thức cho HS - Thiếu sự giám sát và an ninh mạng cho HS 1.4. GIẢI PHÁP Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng tự học của học sinh và ứng dụng CNTT trong môn Hóa học ở trường THPT, chúng tôi đề xuất một số giải pháp kích thích khả năng tự học của HS như sau: + Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa toàn trường về phương pháp tự học. + Tạo phong trào thi đua, phát triển môi trường tự học ở trường học. + Nâng cao vai trò của GV trong việc hướng dẫn và đốc thúc HS tự học. + Giao nhiệm vụ cho HS tự nghiên cứu thêm một số nội dung. + Tổ chức dạy học theo phương pháp B-Learning. +… Với các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn ở trên, chúng tôi nhận thấy phương pháp B-Learning có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ HS phát huy năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng CNTT&TT,… 2. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC B–LEARNING CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO, HÓA HỌC 11 2.1. Xây dựng chủ đề bài học Từ các yêu cầu về chuẩn kiến thức và kĩ năng ở từng bài học chương “Nitơ – Photpho”, chúng tôi nhận thấy có thể xây dựng thành ba chủ đề bài học. Từ đó, căn cứ vào mục tiêu các chủ đề để xây dựng tiến trình dạy học theo phương pháp B–learning. 17
  18. STT Chủ đề Số tiết Mục tiêu chung HS nêu được: - Vị trí của N trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử. - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý - Ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên điều chế trong PTN và trong CN của Nitơ và hợp chất NH3, NH4+, HNO3, NO3-. HS giải thích được: - Phân tử N rất bền do có liên kết ba, trơ ở nhiệt độ thường và hoạt động hơn khi nhiệt độ cao. - Tính chất hóa học đặc trưng của N và hợp chất Nitơ và dựa vào cấu tạo và số oxi hóa (tính khử của NH3, 1 5 tính oxi hóa của HNO3) hợp chất - Hiện tượng thí nghiệm thử tính tan của NH3 và một số hiện tượng thực tế. - Dự đoán, giải thích và viết PTHH minh họa tính chất hóa học của N và hợp chất. HS vận dụng được các kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tiễn cuộc sống. Sử dụng hóa chất hiệu quả và an toàn. - Giải được bài tập tổng hợp amoniac theo hiệu suất. - Giải được bài tập về HNO3. - Bài tập nhiệt phân muối amoni và nitrat. - HS nêu được vị trí của P trong bảng HTTH - Các dạng thù hình và tính chất vật lý tương ứng Photpho TCHH, trạng thái tự nhiên, điều chế, ứng dụng 2 và hợp 2 của photpho và axit photphoric. chất - TCVL của muối photphat và cách nhận biết. - Giải được bài tập axit tác dụng với dung dịch kiềm theo tỉ lệ mol. - Khái niệm và phân loại phân bón hóa học, tính 3 Phân bón 1 chất, ứng dụng, phương pháp điều chế phân đạm, 18
  19. hóa học phân lân, phân kali và một số loại phân bón khác. - HS quan sát mẫu vật và tiến hành thí nghiệm nhận biết một số loại phân bón hóa học. - Giải được bài tập hàm lượng dinh dưỡng của phân bón và một số nội dung khác có liên quan. - HS có ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền sử dụng phân bón phù hợp và ứng dụng kiến thức xử lí các vấn đề thực tiễn khác. Với mỗi chủ đề, có thể xây dựng tiến trình dạy học bao gồm chuỗi hoạt động học. Trong đó hoạt động học theo hình thức giáp mặt và hoạt động học theo hình thức trực tuyến sẽ được thiết kế phù hợp với mục tiêu dạy học và đặc điểm của hình thức dạy học B–learning. Trong khuôn khổ SKKN, sau khi triển khai các chủ đề theo dạy học B- Learning chúng tôi lựa chọn trình bày chi tiết chủ đề Nitơ và hợp chất. 2.2. Xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy học B–Learning Để triển khai các tiến trình dạy học B–learning, chúng tôi cần phải xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy học B–learning. Việc xây dựng hệ thống này bao gồm các nhiệm vụ xây dựng các thành phần chính sau: 1) Lựa chọn nền tảng cho việc triển khai các nội dung học trực tuyến (Facebook, Padlet, Zalo, Google Classroom,…) ; 2) Thiết kế các khoá học trực tuyến ; 3) Xây dựng nguồn học liệu số (hệ thống các bài giảng, bài tập, tài liệu tham khảo). 2.2.1. Lựa chọn nền tảng cho việc triển khai các nội dung học trực tuyến Để triển khai các tiến trình dạy học B–learning chúng tôi đã lựa chọn các nền tảng mạng xã hội cũng như các ứng dụng trực tuyến với tiêu chí giao diện thân thiện, dễ thao tác, hầu hết là miễn phí để giảm thiếu chi phí. Giữa rất nhiều nền tảng và ứng dụng trực tuyến, chúng tôi đã phân tích và lựa chọn ra một số ứng dụng và nền tảng phù hợp nhất triển khai khóa học như: Nền tảng trực Tính năng tuyến Padlet Padlet hoạt động giống như một trang giấy nơi mà mọi người có thể trình bày bất kì nội dung gì (VD: hình ảnh, 19
  20. video, tài liệu, văn bản, link trang web) bất kì vị trí nào trên đó, cùng với bất kì ai cũng như từ bất kì thiết bị nào. Giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng. Ưu điểm: 1, Tạo blog cá nhân. 2, Một danh sách việc cần làm được cá nhân hóa. 3, Tạo timeline cho dự án. 4, Thiết kế bảng tin hoặc phản hồi. 5, Miễn phí 6, Giúp học sinh ứng dụng được công cụ học tập trực tuyến một cách hiệu quả 7, Mỗi học sinh có thể viết và nêu ý kiến cá nhân của mình trong quá trình thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. 8, Cùng một lúc, các ý kiến làm cùng một chỗ, nhóm này thấy ý kiến các nhóm khác thúc đẩy sự học hỏi lẫn nhau của học sinh 9, Học sinh có thể trình bày và trang trí tường của mình sao thật đẹp và bắt mắt 10, Sau khi học xong HS có thể chỉnh sửa hoàn thiện nội dung trao đổi và sử dụng để ôn tập Đây là nền tảng mạng xã hội lớn nhất hiện nay, hầu như cả GV và HS đều có tài khoản và truy cập thường xuyên. Facebook có rất nhiều tính năng phù hợp để tổ chức việc dạy học cho học sinh: Tải file cung cấp nội dung học tập, Facebook đăng tải chủ đề học tập (status); tổ chức trao đổi (comment, messenger) nội dung học tập, thảo luận nhóm; cập nhật thông tin thường xuyên (update, setting) nội dung học tập giúp củng cố, ôn luyện và vận dụng các kiến thức, chia sẻ (share) và lưu giữ (save) thông tin đã đăng tải giúp HS hệ thống hóa kiến thức, … Những phần mềm cho phép giáo viên tạo bài tập ở nhiều Google Forms, dạng tự luận và trắc nghiệm khác nhau, hoàn toàn tương tự Liveworksheet, hình thức thiết kế bài tập bằng định dạng Word. Việc sử dụng những phần mềm này giúp tiết kiệm giấy và chi phí in Quizizz , Azota ấn, đồng thời giảm tải các thao tác giao – nộp – trả bài và lưu giữ cồng kềnh khi mọi công đoạn đều được thực hiện 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2