Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tự học của học sinh khối 10 khi thay đổi hình thức dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến và ngược lại thông qua làm bài tập cá nhân phần Soạn thảo văn bản trong tiết học Bài tập thực hành tổng hợp – Tin học 10
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Phát triển năng lực tự học của học sinh khối 10 khi thay đổi hình thức dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến và ngược lại thông qua làm bài tập cá nhân phần Soạn thảo văn bản trong tiết học Bài tập thực hành tổng hợp – Tin học 10" nhằm rèn luyện cho học sinh có khả năng tự học, tự phát triển. Một khi học sinh tự khám phá ra tri thức mới thì các em sẽ cảm thấy hứng thú hơn với việc học. Điều này không chỉ tốt cho các em khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường mà còn hữu ích ngay cả khi các em vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tự học của học sinh khối 10 khi thay đổi hình thức dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến và ngược lại thông qua làm bài tập cá nhân phần Soạn thảo văn bản trong tiết học Bài tập thực hành tổng hợp – Tin học 10
- 1 MỤC LỤC DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................ 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 3 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 5 3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 6 4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 6 PHẦN 2: NỘI DUNG .................................................................................. 8 1. Cơ sở lý luận của vấn đề ......................................................................... 8 2. Thực trạng của vấn đề ............................................................................. 8 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ……………………. 9 3.1. Tìm hiểu về khái niệm tự học….…………………………………. 9 3.2. Tìm hiểu mục tiêu của bài học . ………………………………..10 3.3. Lên kế hoạch thực hiện ………………………………………….11 3.3.1. Hoạt động 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh ……….12 3.3.2. Hoạt động 2: Thực hiện nhiệm vụ ………………………..13 3.3.3. Hoạt động 3: Thu nhận sản phẩm của học sinh …………..15 3.3.4. Hoạt động 4: Nhận xét tổng hợp, đánh giá sản phẩm ……….21 3.3.5. Hoạt động 5: Lấy ý kiến góp ý của học sinh ………………..22 4. Kết quả đạt được ………………………………………………………23 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 24 1. Kết luận …...…………...…………………………………...…….…..24 2. Kiến Nghị ……………...……………………………………………..24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 26
- 2 DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. THPT: Trung học phổ thông. 2. GDPT: Giáo dục phổ thôn 3. CNTT: Công nghệ thông tin. 4. YK: Ý kiến
- 3 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, học sinh có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau và mang tính chất đa chiều. Vì vậy vấn đề đặt ra cho nhà trường, giáo viên và gia đình hiện nay là không chỉ giúp người học mở rộng kiến thức mà còn phải tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Giáo viên không chỉ là người mang đến kiến thức cho học sinh mà còn cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho học sinh việc tự học suốt đời. Hơn nữa, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Trong năm học này, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và gần 2 triệu nhà giáo các cấp học chưa thể tiếp tục dạy học và học theo phương thức dạy học trực tiếp. Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo phải đóng cửa kéo dài hoặc chuyển sang dạy học trực tuyến trong điều kiện thiếu sự chuẩn bị và bị động về năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Tình trạng này bị gián đoạn và kéo dài qua bốn đợt bùng phát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh, sinh viên cả nước. Đối với giáo dục trung học (gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông), đã triển khai tổ chức dạy học trực tuyến qua internet và trên truyền hình phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của dịch COVID-19 và phù hợp với điều kiện của từng trường, bảo đảm tổ chức dạy học qua mạng có chất lượng, bảo đảm theo kế hoạch thời gian năm học của địa phương. Các nhà trường đã linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ tích cực trong các hoạt động giáo dục như: ứng dụng Microsoft Teams để tổ chức dạy học trực tuyến, sử dụng Google form để giao bài tập cho học sinh; tổ chuyên
- 4 môn các trường xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập, ngân hàng đề đăng tải trên website của trường để học sinh theo dõi nghiên cứu bài học, ôn tập. Đặc biệt,một số địa phương khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xã đã chỉ đạo các trường photo bài học và chuyển về cho từng thôn đối với những học sinh không có điều kiện tiếp cận học tập trực tuyến. Trong điều kiện không thể tổ chức học tập trung, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể linh hoạt tổ chức giảng dạy nội dung lý thuyết của toàn bộ chương trình bằng hình thức trực tuyến, khi điều kiện cho phép người học quay lại trường chỉ tổ chức thực hành, thực tập kỹ năng. Đối với các lớp/khóa học chuẩn bị ra trường, xem xét phương án tổ chức học tập trung tại trường theo mô hình “3 tại chỗ” nhằm đảm bảo tiến độ, kế hoạch đào tạo nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh. Thách thức này cho thấy tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm và theo hướng phát triển toàn diện năng lực cho học sinh. Trong Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nhấn mạnh một trong những phương hướng chung của năm học là tăng cường giáo dục lối sống, kỹ năng sống và ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên. Có nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học theo hướng tích cực, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Trên phương diện đặc trưng môn học, quá trình nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học và qua quan sát, cập nhật về sự phát triển kinh tế, xã hội và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp của đất nước cũng như thế giới, tôi nhận thấy Phương pháp dạy học để phát triển năng lực tự học cho học sinh là điều kiện cập thiết. Trong sáng kiến này,
- 5 tôi sử dụng phương pháp giao bài tập cho từng cá nhân học sinh để học sinh phát triển khả năng tự học của mình. Như chúng ta đã biết, Tin học là môn học lí thuyết gắn bó chặt chẽ với thực hành nên việc phát triển năng lực từ học trong dạy học Tin học là hợp lí và cần thiết. Khi áp dụng phương pháp này giúp học sinh sử dụng thành thạo CNTT để giải quyết một số vấn đề học tập phù hợp với lứa tuổi. Từ đó không chỉ giúp học sinh thành thạo và yêu thích tin học mà còn rèn cho học sinh cách tự học, tư duy, kĩ năng hoạt động cá nhân, và kĩ năng giải quyết những vấn đề, những khó khăn hoặc thách thức lớn trong cuộc sống. Nhất là khi thành thạo tin học ứng dụng đã trở thành một trong những tiêu chuẩn kĩ năng tối thiểu của người lao động thời kì mới bên cạnh những kĩ năng cần thiết khác như giao tiếp, hợp tác, tự chủ và trách nhiệm,... Vì vậy, ứng dụng hiệu quả phương pháp này vào trong dạy học tin học sẽ mang lại kết quả cao trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, tạo sự yêu thích môn học ở các em cũng như góp phần hình thành các kĩ năng giải quyết vấn đề linh hoạt, sáng tạo cho học sinh. Từ đó tạo tiền đề hỗ trợ cho các môn học khác trong nhà trường phổ thông. Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định lựa chọn thực hiện Sáng kiến “phát triển năng lực tự học của học sinh khối 10 khi thay đổi hình thức dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến và ngược lại thông qua làm bài tập cá nhân phần soạn thảo văn bản trong tiết học Bài tập thực hành tổng hợp – Tin học 10” 2. Mục đích nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của đề tài rèn luyện cho học sinh có khả năng tự học, tự phát triển. Một khi học sinh tự khám phá ra tri thức mới thì các em sẽ cảm thấy hứng thú hơn với việc học. Điều này không chỉ tốt cho
- 6 các em khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường mà còn hữu ích ngay cả khi các em vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Giúp học sinh có cái nhìn mới về môn Tin học: đó là môn học sáng tạo, tìm tòi và gần gũi với đời sống hằng ngày của các em. - Phát huy năng lực tự học, tính chủ động, sáng tạo, khơi gợi nơi học sinh niềm say mê hứng thú học tập bộ môn Tin học. - Giúp học sinh biết cách đưa ra những quan điểm, ý tưởng riêng của mình, và có cái nhìn mới hơn về môn học. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu áp nội dung vận dụng giới hạn trong khung chương trình giảng dạy môn Tin học lớp 10 THPT, cụ thể là bài tập thực hành tổng hợp. Thời gian nghiên cứu đề tài kéo dài trong suốt tuần học thứ 27, 28 của năm học 2021 – 2022 của trường THPT Nguyễn Tất Thành. 4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu áp dụng đối với các học sinh khối 10 của trường THPT Nguyễn Tất Thành năm học 2021 – 2022, cụ thể là các em học sinh lớp 10A3, 10A4, 10A5, 10A6, 10A7 và 10A8. 5. Phương pháp nghiên cứu - Với đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu để xây dựng phần cơ sở lý luận của đề tài. - Điều tra thực trạng việc tự học và trình độ của học sinh lớp 10 trường THPT, nhất là trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp trên mọi miền đất nước và trên thế giới. - Tham khảo, sưu tầm và tuyển chọn các chủ đề gần gủi với đời sống xung quanh các em để đưu vào văn bản. - Trong đề tài này, phương pháp tôi đưa ra là cho học sinh tự chọn chủ đề, nội dung để soạn thảo văn bản. Nhưng trong văn bản đó yêu cầu các em phải
- 7 có những chức năng mà các em đã được học, ngoài ra các em có thể sáng tạo, tìm tòi nhiều chức năng nâng cao trong word mà trong sách không có thời gian để giới thiệu đến các em, để làm cho văn bản của mình sống động hơn.
- 8 PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của vấn đề Công văn 3699/BGDĐT-GDTrH: Về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022: Năm học 2021-2022, ngành Giáo dục tiếp tục tăng cường quán triệt thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục trung học và tiếp tục thực hiện mục tiêu kép: vừa bảo đảm an toàn về phòng, chống dịch Covid-19, vừa hoàn thành nhiệm vụ năm học. Mục tiêu của chương trình GDPT 2018. 2. Thực trạng của vấn đề Thông thường, khi dạy bài bài tập thực hành cho học sinh khối 10 – chủ đề hệ soạn thảo, giáo viên thường chọn nội dung trong sách giáo khoa, hoặc phát cho học sinh một văn bản mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn để học sinh thực hành trên máy tính định dạng theo mẫu. Với hình thức này tuy nó chứa khá đầy đủ các yêu cầu của chương học nhưng theo tôi vẫn tồn tại một số vấn đề sau: Học sinh chỉ làm bài theo một khuôn mẫu nhất định mà không có sự sáng tạo của học sinh. Nội dung thực hành của các bạn lớp thực hành trước bị các bạn lớp sau copy thành bài của mình (vì ngồi cùng máy với nhau). Ngoài định dạng theo mẫu thì học sinh sẽ không còn biết được hệ soạn thảo còn mang đến nhiều định dạng phong phú cho văn bản, làm cho văn bản sinh động, đẹp mắt hơn,… Mặt khác, trong 2 năm gần đây đại dịch COVID đang diễn ra khá phức tạp để đáp ứng phương châm vừa chống dịch vừa đảm bảo kiến thức cho học sinh. Nhà trường chúng tôi đã chủ động linh hoạt trong các phương thức dạy học trong mọi tình huống dịch bệnh phức tạp. Tùy vào từng môn học mà các
- 9 giáo viên trong trường chủ động tìm hiểu và có những chuyển đổi phương thức dạy và học cho học sinh. Để truyền tải kiến thức đến cho học sinh khối 10 phần nội dung kiến thức của chương III – Bài tập thực hành tổng hợp về hệ soạn thảo văn bản. Như chúng ta đã biết, tình hình dịch bệnh ngày càng tiến triển phức tạp. Nên phương thức giảng dạy cũng có nhiều khó khăn. Thời gian thực hiện bài học này thì trường tôi đang tổ chức dạy học trực tuyến. Nhưng tiết học thực hành của phần soạn thảo văn bản thì cần học sinh có máy thực hành. Vì vậy dạy học gặp rất nhiều khó khăn, như nhiều học sinh nhà không có máy tính,.. Để đảm bảo kiến thức cho học sinh tôi đề ra phương án là học sinh tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp án nếu giáo viên không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ thì sẽ không đảm bảo được nội dung của khung chương trình cũng như chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó, giáo viên phải kiên trì, phải theo dõi sát sao quá trình làm việc của học sinh để có những hướng dẫn phù hợp thông qua các nhóm Zalo, Facebook của lớp (vì học trực tuyến). Trong quá trình học sinh hoàn thành sản phẩm, giáo viên cần đặt ra các mốc hoàn thành cho từng nội dung và thường xuyên ghi nhận lại sự tham gia của học sinh để đưa ra những nhận xét cũng như cho những mức điểm phù hợp với từng học sinh. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 3.1. Tìm hiểu về khái niệm tự học. Có rất nhiều khái niệm về “tự học” sau đây là một số quan điểm theo cách hiểu cá nhân của tôi: - Tự học có vai trò quan trọng, không chỉ trong giáo dục nhà trường mà cả trong đời sống thực tiễn của mỗi cá nhân. Ngoài việc nâng cá kết quả học
- 10 tập, tự học còn tạo cơ hội cho người học phát triển và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo và học tập suốt đời. - Tự học là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến người học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). Tự học giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh (HS) và chất lượng giáo dục của nhà trường, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông. - Tự học hiểu theo đúng bản chất là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các phương tiện) cùng các phẩm chất, cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê… để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. 3.2. Tìm hiểu mục tiêu của bài học
- 11 Sáng kiến này tôi đã vận dụng giảng dạy cho bài Bài tập thực hành tổng hợp của chủ đề Soạn thảo văn bản. Thời lượng của bài học này là 3 tiết học. Nội dung: Chương trình Tin học 10 - Chương III – Hệ soạn thảo văn bản – Bài thực hành tổng hợp cuối chương III (thời lượng 3 tiết) Kiến thức: Học sinh nắm vững các kiến thức đã học trong chương 3: Soạn thảo văn bản Năng lực – Năng lực chung: Hợp tác làm việc nhóm, biết tự giải quyết vấn đề, tự học. – Năng lực riêng: Năng lực giải quyết vấn đề tin học. Phẩm chất - Có thái độ học tập nghiêm túc. - Giáo dục, tạo lập thói quen làm việc, học tập có tổ chức, khoa học. Phần mềm soạn thảo: Microsoft Word Chuẩn bị giáo án lên lớp, tạo các đường link padlet để thu thập ý kiến học sinh Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phòng máy thực hành: 48 máy. Máy tính xách tay có kết nối tivi: 01 cái. Trong trường hợp dạy học trực tuyến: máy tính, điện thoại, phòng học trong VNE 3.3. Lên kế hoạch thực hiện Để học sinh phát triển năng lực tự học, tự tìm tòi, tổng hợp … những kiến thức học tập. Tôi giao bài cho từng cá nhân thực hiện. Tiến trình của bài học, tôi thực hiện qua các hoạt động sau:
- 12 Hoạt 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh Hoạt 2: Thực hiện nhiệm vụ Hoạt 3: Thu nhận sản phẩm của học sinh Hoạt 4: Nhận xét, đánh giá sản phẩm Hoạt 5: Lấy ý kiến góp ý của học sinh Sau đây tôi xin báo cáo nội dung và phương pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh khối 10 qua bài Bài tập thực hành tổng hợp chủ đề soạn thảo văn bản 3.3.1. Hoạt động 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh (giao nhiệm vụ trước buổi học) Trong tiết đầu tiên của bài thực hành trường tôi đang học trực tuyến, tôi đã gửi nhiệm vụ cho học sinh trên hệ thống VNE và thông báo cho học sinh vào hệ thống để thực hiện công việc được giao. Vì đây là bài tập thực hành cuối chương III, nên giáo viên yêu cầu 2 nhiệm vụ - Vẽ sơ đồ tư duy của chương - Qua đó trả lời các câu hỏi nhanh GV đưa ra một số câu hỏi định hướng để học sinh suy nghĩ, trao đổi, thảo luận và đưa ra những ý kiến nhận xét. Các câu hỏi gợi mở có thể là: ? Trong cuộc sống có những việc nào liên quan đến văn bản. ? Văn bản soạn thảo trên máy tính ngoài phần chữ còn có thể chứa các nội dung khác nữa không. ? Sự khác biệt giữa văn bản soạn thảo trên máy tính và văn bản truyền thống. ? Hãy kể tên những chức năng của văn bản soạn thảo trên máy tính mang lại. ? ...
- 13 3.3.2. Hoạt động 2: Thực hiện nhiệm vụ (được thực hiện vào 3 tiết học) Ở tiết học đầu tiên của bài học này, tôi tạo các đường link qua công cụ dạy học phầm mềm Padlet để thu thập các ý kiến của học sinh và quản lý lớp học trong tiết học được dễ dàng, để tiết học sôi nổi không áp lực tôi cho học sinh ôn lại các kiến thức trong chương học qua đường link trong phần mềm Quizizz. https://quizizz.com/admin/presentation/61cdbdcc1c7061001ddd2dd4/kiem-tra https://padlet.com/ngocminhntt0614/yd86mc0r75pqiah Sau khi học sinh nêu các văn bản thường soạn thảo, phân tích các thông tin để đưa vào văn bản. Giáo viên và học sinh đi đến thống nhất, do không tập trung học trực tiếp tại trường nên mỗi học sinh sẽ thiết kế ý tưởng trình bày văn bản của mình ra giấy A4, các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ lập nhóm qua Zalo hoặc Facebook để trao đổi cách làm của nhau. Và học sinh sẽ được hoàn thành ý tưởng soạn thảo văn bản của mình tại phòng thực hành vào tiết học trực tiếp.
- 14
- 15 Ở tiết học thứ 2 và 3, tôi tiếp tục cho học sinh hoàn thiện ý tưởng của mình ra giấy A4 và thức hành trên máy tại phòng thực hành. Hướng dẫn giúp đỡ học sinh những vấn đề còn vướng mắc. Nhiều học sinh đã phát huy khả năng sáng tạo, học hỏi từ các bạn,… Có một số các chủ đề mà các em thường chọn: Làm thiệp, tờ rơi, tờ quảng cáo, … 3.3.3. Thu nhận sản phẩm của học sinh (được thực hiện ở cuối tiết 3) Sau hơn 2 tiết học tìm tòi sáng tạo, tự học của học sinh đã có rất nhiều sản phẩm mà các em đã tạo ra. Ở mỗi sản phẩm đều mang một ý nghĩa, nét riêng của các em. Có rất nhiều sản phẩm nhưng tôi xin giới thiệu một số sản phẩm sau: Ví dụ về một số ý tưởng các học sinh đã phác thảo ra giấy A4
- 16
- 17 Sau khi kết thúc bài thực hành, học sinh sẽ có một sản phẩm hoàn chỉnh và có thể ứng dụng vào thực tế. Để trình bày hết các sản phẩm của học sinh thì
- 18 khá nhiều nội dung, tôi xin đưa một số sản phẩm được các bạn học sinh chuyển từ ý tưởng sang soạn thảo văn bản trên máy tính:
- 19
- 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 55 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học tập của học sinh thông qua dạy học dự án môn hóa học
54 p | 48 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học văn cho học sinh THPT thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh
48 p | 24 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 13 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 14 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài: Cacbohiđrat và lipit
67 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn