Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền trong học sinh THPT
lượt xem 6
download
Nghiên cứu “Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền trong học sinh THPT” để có thể giảng dạy môn Bóng chuyền tốt hơn. Giúp học sinh học tập tiến bộ và yêu thích môn Bóng chuyền nhằm góp phần làm tốt hơn nữa công tác giáo dục sức khoẻ cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền trong học sinh THPT
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHƯƠNG PHÁP ĐỂ GIẢNG DẠY TỐT MÔN BÓNG CHUYỀN TRONG HỌC SINH THPT LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT 0
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG _________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHƯƠNG PHÁP ĐỂ GIẢNG DẠY TỐT MÔN BÓNG CHUYỀN TRONG HỌC SINH THPT LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Tác giả: Phạm Hồng Lĩnh – GV môn Thể dục Mai Thị Quỳnh Hòa – GV môn Thể dục Năm học 2021 - 2022 1
- A. LỜI NÓI ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thể dục thể thao ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của thể dục thể thao, hay nói cách khác nó là cơ sở sinh tồn cho mọi hoạt động. Mặt khác, thể dục thể thao chỉ sự ra đời khi con người ý thức về tác dụng và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống tương lai, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Phong trào thể dục thể thao và nền kinh tế xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cho nên muốn khoẻ để lao động và bảo vệ tổ quốc, thì đòi hỏi mọi người phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao theo lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ năm 1946: Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định “Dân cường nước thịnh” làm nền tảng định hướng cho công tác giáo dục thể chất. Nhận thức được tầm quan trọng của sức khoẻ. “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công” Hồ Chủ Tịch đã gắn vận mệnh đất nước với sức khoẻ của từng người dân vì “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ”. Từ đó Hồ Chủ Tịch đã xác định “Vậy nên tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước” Bác kêu gọi “Tôi mong đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục” Và “Tự tôi ngày nào cũng tập” Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa thì con người là yếu tố quyết định, mà sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Để có con người hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì giáo dục cần phải đáp ứng hai yêu cầu: trí lực và thể lực. Vì thế trong công tác giáo dục hiện nay, ngoài việc trang bị cho con người về mặt tri thức thì việc giáo dục thể chất trong nhà cũng đóng góp một vai trò quan trọng. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận: Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo “Nâng cao dân trí, 2
- đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh. Có nghĩa là dạy thể dục để giúp cho con người khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, có khả năng lao động trí óc, lao động chân tay, sáng tạo trong sản xuất, học tập và mưu trí dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng, thực hiện tốt cuộc cách mạng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, muốn đạt được mục đích của giáo dục thể chất thì cần làm cho môn thể dục trở thành môn yêu thích của học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy đa phần học sinh còn xem nhẹ môn thể dục và coi thể dục chỉ là môn phụ, còn e ngại và lười biếng trong luyện tập. Chính vì thế, chất lượng giáo dục thể chất vẫn chưa cao. 2. Cơ sở thực tiễn: Hiện nay thể thao tự chọn là một nội dung được học tập xuyên suốt ở các cấp học với số tiết được phân bổ ngày càng nhiều hơn. Chính vì thế thể thao tự chọn là nội dung có tầm quan trọng trong quá trình giáo dục thể chất ở nhà trường. Thể thao tự chọn là một nội dung được giảng dạy nhằm đi sâu vào sự yêu thích của học sinh, và phát triển năng khiếu cá nhân. Do đó thể thao tự chọn được học sinh yêu thích và say mê tập luyện. Trong số các môn thể thao tự chọn (Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Bơi, Đẩy tạ…) thì môn Bóng chuyền là môn thể thao được giáo viên lựa chọn để giảng dạy cho học sinh, bởi vì môn Bóng chuyền là môn thể thao được đa số học sinh yêu thích và phù hợp với điều kiện tập luyện của nhiều nhà trường, và thành phố Vinh là nơi có nhiều sân bãi cũng như nhân lực về bóng chuyền. Môn Bóng chuyền có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của các em về mọi mặt trí - thể - mĩ. Nếu tiết dạy thể dục có chất lượng sẽ tạo được những giờ học vui vẻ bổ ích cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy cần phải đầu tư ở môn Bóng chuyền nhiều hơn ở các mặt để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường. 3
- Đặc biệt là đối với học sinh lớp 10;12 là học sinh ở đầu cấp và cuối cấp cần nắm vững những kĩ thuật cơ bản về môn thể thao này là một điều hết sức cần thiết để thuận lợi cho việc phát triển của học sinh về môn Bóng chuyền. Vì vậy, việc tìm ra phương pháp để truyền đạt cho học sinh là một vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học môn Bóng chuyền. Chính vì thế, tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu “Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền trong học sinh THPT” để có thể giảng dạy môn Bóng chuyền tốt hơn. Giúp học sinh học tập tiến bộ và yêu thích môn Bóng chuyền nhằm góp phần làm tốt hơn nữa công tác giáo dục sức khoẻ cho học sinh. III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Thực trạng: 1.1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, và các Ban ngành đoàn thể. - Phần lớn Học sinh yêu thích, và chịu khó tập luyện. - Ở trường có nhiều giáo viên yêu thích và chơi tốt môn Bóng chuyền từ đó lôi cuốn học sinh chơi và tập luyện. - Trường có 2 sân, lưới bóng chuyền và có đủ số lượng bóng đảm bảo cho học sinh tập luyện. 1.2. Khó khăn: - Các tiết học, các nội dung thường bị ngắt quãng bởi điều kiện thời tiết. - Nhiều lớp học thể dục cùng buổi nên sân tập rất hạn chế, và khó tập. - Mặt khác việc dạy các tiết học do thời gian hạn chế nên giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh tập, rồi học sinh tự tập là chính, không có điều kiện sữa sai nhiều, thời gian để các em thi đấu, vui chơi cũng hạn chế. 4
- B. NỘI DUNG I. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu. - Nhằm nâng cao kết quả môn thể dục nói chung và môn Bóng chuyền nói riêng, và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về môn Bóng chuyền. - Thúc đẩy phong trào tập luyện môn Bóng chuyền. - Qua quá trình giảng dạy theo điều kiện của trường thì kết quả đạt được chưa cao. 2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10A1;12A1;12A2;12A3 năm học 2020-2021 của Trường… 3. Thêi gian nghiªn cøu: §Ò tµi ®îc tiÕn hµnh nghiªn cøu tõ th¸ng 10 n¨m 2020 ®Õn th¸ng 5 n¨m 2021. Qu¸ tr×nh nghiªn cøu ®îc chia lµm 3 giai ®o¹n: - Giai ®o¹n 1: Tõ th¸ng 10 n¨m 2020 ®Õn th¸ng 11 n¨m 2020 lùa chän s¸ng kiÕn, x©y dùng ®Ò c¬ng nghiªn cøu. - Giai ®oan 2: Tõ th¸ng 11 n¨m 2020 ®Õn th¸ng 4 n¨m 2021 ®a ph¬ng ph¸p ¸p dông gi¶ng d¹y. - Giai ®o¹n 3: Tõ th¸ng 4 n¨m 2021 ®Õn th¸ng 5 n¨m 2021 kiÓm tra ®¸nh gi¸ vµ hoµn thµnh s¸ng kiÕn kinh nghiÖm. 4. §Þa ®iÓm nghiªn cøu: T¹i trêng THPT…. 5. Kết quả thực trạng ban đầu: (chưa áp dụng) Qua thời gian giảng dạy theo điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất, và điều kiện không được thuận lợi về thời tiết cũng như sân bãi tập luyện, qua kiểm tra khảo sát đầu năm học thì kết quả đạt được còn thấp. Kết quả đạt được như sau: - Học sinh lớp 10A1 đạt 40 % - Học sinh lớp 12A1 đạt 65 % - Học sinh lớp 12A2 đạt 63 % - Học sinh lớp 12A3 đạt 67 % Qua kết quả kiểm tra thực trạng ở trên cho thấy kết quả của các em là thấp, có hơn 35% học sinh không đạt điểm của nội dung Bóng chuyền. Để đạt kết quả tốt 5
- hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy và tập luyện nhằm nâng cao chất lượng của môn Bóng chuyền. II. GIẢI PHÁP VÀ KẾT QỦA: 1. Nội dung và biện pháp thực hiện: A. Phần mở đầu: * Nhận lớp: - Học sinh: Cán sự tập hợp lớp, báo cáo sĩ số. - Giáo viên: Hỏi thăm sức khoẻ học sinh, phổ biến mục tiêu, yêu cầu. Phương pháp: + Đội hình tập hợp: GV * Khởi động: • Chung: Học sinh chạy di chuyển thành vòng tròn và đi đều - Vừa di chuyển vừa thực hiện: Đánh tay cao thấp, Tay ngực, Lưng bụng, Vặn mình, Lườn. - Đứng tại chỗ: Xoay các khớp: Xoay cổ, cổ tay; cổ chân, khuỷu tay, vai, hông, gối, ép dọc, ép ngang. Căng cơ tay, vai Một số trò chơi với bóng: Chuyền và bắt bóng tiếp sức, chuyền bóng qua người ở giữa. Phương pháp: + Đội hình khởi động chung: ( 2x8 nhịp) gv Đội hình khởi động này có thể thay đổi tuỳ vào điều kiện của trường 6
- CS • Chuyên môn: - Khởi động không bóng: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, di chuyển ngang, tiến, lùi, bật nhảy. - Khởi động với bóng: Đập bóng xuống đất cho dẻo cổ tay bằng một tay, hai tay. Phương pháp: + Khởi động chuyên môn: (1x20m) 20 m GV + Nam khoảng cách 10-15m + Nữ khoảng cách 8-10 GV 7
- 8
- B. Phần cơ bản: Các kỹ thuật trong bóng chuyền ở lớp 10,12: Tư thế chuẩn bị, kĩ thuật di chuyển: Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong quá trình thi đấu vận động viên bóng chuyền phải thực hiện các tư thế đứng và các dạng di chuyển khác nhau. Do đó, các tư thế đứng và di chuyển là biện pháp cơ bản và là nền tảng cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ vận động. 9
- • Tư thế chuẩn bị: - Tư thế thứ nhất: Đứng hai chân rộng bằng vai, hơi ngã người về trước, hai tay co tự nhiên, khuỷu tay ngang hông, cẳng tay song song với đùi. - Tư thế thứ hai: Giống tư thế thứ nhất, nhưng đứng chân trước chân sau, trọng lượng cơ thể dồn lên chân trước nhiều, bàn chân sau hơi kiễng. - Tư thế thứ ba: Giống tư thế thứ nhất, nhưng hai bàn chân hơi kiễng, trọng lượng cơ thể dồn lên hai nửa bàn chân. • Kĩ thuật di chuyển: Chạy, bước thường, bước chéo, xoạc, nhảy. - Chạy: khi bóng ở xa. - Bước thường: Khi bóng không xa, tốc độ chậm. - Bước chéo: Khi bóng ở hai bên. - Bước xoạc: Sử dụng để cứu bóng ở tầm thấp phía trước hoặc hai bên. Phương pháp: + Giáo viên giới thiệu tên các động tác kỹ thuật cho học sinh nắm. + Thị phạm và phân tích kỹ thuật (kết hợp cho xem phim, tranh ảnh nếu có). + Gọi 1-2 em lên làm thử, cả lớp nhận xét, Giáo viên nhận xét. + Giáo viên điều khiển tập đồng loạt cho cả lớp. Giáo viên cho học sinh thực hiện theo nhóm tập, các cán sự điều khiển. GV theo dõi quan sát sửa sai. GV Nhóm 1 Nhóm 2 * Giáo viên củng cố lại kiến thức, nhắc học sinh những sai lầm thường mắc và cách chữa sai : 10
- + Tư thế chuẩn bị sai vì đứng khoảng cách giữa chân trước và chân sau quá lớn hoặc để bàn chân sau chạm đất bằng cả bàn chân và dồn trọng tâm nhiều vào chân sau, nên khi di chuyển rất chậm và khó khăn. Cách sửa : Chỉ dẫn cho các em tư thế của hai bàn chân và khoảng cách, sau đó cho học sinh tập riêng tư thế chân để giáo viên đi sửa. Tiếp theo cho tập kết hợp với di chuyển không bóng, rồi tập có đón và bắt bóng, tập chuyền bóng bằng hai tay ở tư thế trung bình. + Di chuyển sang ngang sai vì bật nhảy người lên quá cao khi di chuyển. Cách sửa : Giáo viên làm mẫu, chỉ dẫn. Cho học sinh tập và luôn nhắc về tư thế bàn chân và thân người để học sinh điều chỉnh động tác của mình + Bước chạy sai vì xuất phát chậm, do tư thế đứng chuẩn bị không đúng. Dừng lại không dừng được ngay, do không biết dùng gót chân chạm đất ở bước cuối cùng. Cách sửa : Tập lại tư thế đứng chuẩn bị cơ bản. Tập đứng tại chỗ đưa một chân ra trước chạm đất bằng gót bàn chân. Tập chạy và dừng lại hoặc thay đổi hướng theo tính hiệu (còi và hướng chỉ tay của giáo viên). Kĩ thuật chuyền bóng cao bằng hai tay ( trước mặt): Đây là khâu nối tiếp giữa phòng thủ và tấn công, nó là trọng tâm để điều chỉnh và tổ chức các phối hợp chiến thuật trong tấn công củng như trong phản công. / 11
- 12
- 13
- Phương pháp: + Giáo viên giới thiệu tên các động tác kỹ thuật, tính năng tác dụng cho học sinh nắm. + Giáo viên thị phạm và phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác, những điểm cần chú ý (Các giai đoạn chuẩn bị, tiếp xúc bóng, chuyền bóng đi, kết thúc động tác). Giáo viên kết hợp cho xem tranh ảnh (nếu có). + Gọi 1-2 em giỏi lên làm thử, cả lớp nhận xét, Giáo viên nhận xét. + Giáo viên điều khiển tập đồng loạt cho cả lớp ( Không bóng ). Giáo viên chia nhóm cho học sinh tập luyện theo đội hình từng đôi một, tập từ không bóng đến có bóng, từ không lưới đến có lưới. Từng bạn phục vụ cho bạn kia tập từ cầm bóng đến ném bóng với cự li hợp lí. Giáo viên theo dõi quan sát sửa sai. Giáo viên chú ý cự li tập luyện cho hợp lý tránh chấn thương xảy ra. + Đội hình tập luyện ( tập không bóng ): GV +Tập với bóng Nam khoảng cách 5-6m Nữ khoảng cách 4-5 m GV 14
- * Giáo viên củng cố lại kiến thức, nhắc học sinh những sai lầm thường mắc và cách chữa sai : + Chuyền bóng cao tay sai vì hình tay và tầm chuyền bóng không đúng. Di chuyển chậm theo hướng bóng đến do vậy không kịp thực hiện tư thế chuẩn bị hoặc khi di chuyển đến hướng bóng không kịp chuyển thân theo đúng hướng bóng cần chuyền đi. Để bóng chạm vào gan bàn tay hoặc để bóng lọt qua hai tay do hình tay không đúng. Phối hợp toàn thân không nhịp nhàng. Cách sửa : Tập hình tay. Tập tư thế hai bàn tay kết hợp với di chuyển theo các hướng ở khoảng cách gần ( Không bóng ). Tập di chuyển đến chuyền bóng (bóng do bạn tung cho). Tập chuyền bóng theo nhóm hai người... Kĩ thuật đệm bóng: Đây là kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong phòng thủ. Đồng thời cũng được yểm hộ tấn công, yểm hộ chắn bóng để tổ chức tấn công hoặc phòng thủ phản công. 15
- 16
- Phương pháp: + Giáo viên thị phạm và phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác, những điểm cần chú ý (Các giai đoạn chuẩn bị, tiếp xúc bóng, chuyền bóng đi, kết thúc động tác). Giáo viên kết hợp cho xem tranh ảnh (nếu có). + Gọi 1-2 em giỏi lên làm thử, cả lớp nhận xét, Giáo viên nhận xét. + Giáo viên điều khiển tập đồng loạt cho cả lớp ( Không bóng ). Giáo viên chia nhóm cho học sinh tập luyện theo đội hình từng đôi một, tập từ không bóng đến có bóng, từ không lưới đến có lưới. Từng bạn phục vụ cho bạn kia tập từ cầm bóng đến ném bóng với cự li hợp lí. Giáo viên theo dõi quan sát sửa sai. Giáo viên chú ý cự li tập luyện cho hợp lý tránh chấn thương xảy ra. + Đội hình tập luyện ( tập không bóng ): GV + Tập với bóng Nam khoảng cách 5-6m Nữ khoảng cách 4-5 m GV * Giáo viên củng cố lại kiến thức, nhắc học sinh những sai lầm thường mắc và cách chữa sai : + Đệm bóng sai vì di chuyển chậm nên không kịp đến để đệm bóng; Thân ngã quá nhiều về trước; hai tay gập ở khớp khuỷu; vị trí tiếp xúc bóng không đúng. Cách sửa : Nhắc lại những kỹ thuật cơ bản của động tác ; từng HS dùng hai tay tung bóng lên cao từ 2-3m, sau đó di chuyển thực hiện động tác đệm bóng và có thể đệm bóng liên tục; một người tung bóng, người kia đệm bóng; hai học sinh đệm bóng cho nhau. 17
- Kĩ thuật phát bóng thấp tay chính diện: Phát bóng là một trong những kỹ thuật quan trọng của bóng chuyền. Phát bóng không chỉ đơn thuần là quả bóng khởi đầu mà nó còn là vũ khí tấn công sắc bén. 18
- 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm giải phương trình vô tỷ
61 p | 603 | 150
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 260 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat và thực hành biểu đồ Địa lí lớp 12
26 p | 157 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 29 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sáng tạo các bài toán mới từ khái niệm và bài tập cơ bản
20 p | 118 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền liên kết với giới tính
27 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy chương Este và Lipit thuộc chương trình Hóa học 12 cơ bản
20 p | 35 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền phần quy luật hoán vị gen - Sinh học 12 cơ bản
24 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp dạy giúp học sinh nhớ kiến thức ngữ pháp để làm tốt bài tập
24 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp dạy câu so sánh trong tiếng Hán hiện đại
29 p | 5 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh giải tốt các bài toán phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit có chứa tham số
37 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn