Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thi đấu hội khoẻ phù đổng môn Cầu Lông tại trường THPT Diễn Châu 2
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thi đấu hội khoẻ phù đổng môn Cầu Lông tại trường THPT Diễn Châu 2" nhằm góp phần quan trọng trong công tác giảng dạy cũng như huấn luyện cho đội tuyển cầu lông trường THPT Diễn Châu 2, góp phần nâng cao trình độ vận động viên cầu lông, nhằm góp phần đưa thành tích thể thao huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An đạt thành tích cao tại các kỳ thi HKPĐ các cấp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thi đấu hội khoẻ phù đổng môn Cầu Lông tại trường THPT Diễn Châu 2
- S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH THI ĐẤU HỘI KHỎE PHÙ ĐỒNG MÔN CẦU LÔNG TẠI TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH THI ĐẤU HỘI KHỎE PHÙ ĐỒNG MÔN CẦU LÔNG TẠI TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Người thực hiện : NGUYỄN MẠNH HỒNG – NGUYỄN VĂN THANH Tổ : XÃ HỘI Địa chỉ gmail : nguyenvanthanhdc2@gmail.com Số điện thoại : 0981 000 110- 0965 418 815 NĂM THỰC HIỆN: 2022
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 4. Giới hạn đề tài. .................................................................................................. 2 5. Tổng quan về sáng kiến..................................................................................... 2 6. Tính mới và dự kiến đóng góp của đề tài .......................................................... 2 Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN THỰC TIỄN .......................................................... 4 1. Cơ sở khoa học .................................................................................................. 4 1.1. Cở sở lý luận .................................................................................................. 4 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 5 2. Thực trạng nghiên cứu ...................................................................................... 6 Chương 2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN ĐẠT THÀNH TÍCH CAO .................................................................................... 9 2.1. Các giải pháp trong công tác huấn luyện, giảng dạy. .................................... 9 2.1.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm học sinh vùng miền ................................. 9 2.1.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch huấn luyện .............................................. 9 2.1.3. Giải pháp 3: Lựa chọn nhân tố và hình thành đội tuyển ........................... 10 2.1.4. Giải pháp 4: Lựa chọn vận động viên phù hợp với các nội dung thi đấu ....... 10 2.1.5. Giải pháp 5: Xây dựng hệ thống các bài tập phù hợp với trình độ của học sinh. ..................................................................................................................... 11 2.2. Các bài tập củng cố và nâng cao kĩ thuật, kĩ năng đánh cầu lông .............. 11 2.3. Các bài tập phát triển thể lực........................................................................ 17 2.4. Bài tập chiến thuật trong thi đấu: ................................................................. 18 2.5. Cách thức thực hiện giải pháp 5 ................................................................... 18 2.6. Giải pháp 6: Rèn luyện ý chí và tâm lý thi đấu ............................................ 21 2.7. Giải pháp 7: Ra bài tập giao nhiệm vụ về nhà ............................................. 22
- 2.8. Biện pháp 8: Tạo môi trường thoải mái để các em hưng phấn hơn trong quá trình luyện tập...................................................................................................... 22 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 23 3.1. Mục Đích: ..................................................................................................... 23 3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm. ............................................................. 23 3.2.1. Thực nghiệm tại trường THPT Diễn Châu 2 nơi chúng tôi công tác ............. 23 3.2.2. Thực nghiệm tại trường THPT Diễn Châu 3 (tại HKPĐ cấp tỉnh lần thứ XVIII) .................................................................................................................. 24 Phần III- KẾT LUẬN .......................................................................................... 28 1. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 28 2. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển ....................................................... 28 3. Kiến nghị ......................................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 30 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Đầy đủ 1. TDTT Thể dục thể thao 2. HLV Huấn luyện viên 3. VĐV Vân động viên 4. CSVC Cơ sở vật chất 5. THPT Trung học phổ thông 6. HKPĐ Hội khỏe phù đổng
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH BẢNG: Bảng 1: Số liệu khối 12 ......................................................................................... 6 Bảng 2: Số liệu khối 11 ......................................................................................... 7 Bảng 3: Số liệu khối 10 ......................................................................................... 7 Bảng 4: Bảng khảo sát thành tích cầu lông qua 3 kì HKPĐ gần đây ................... 8 Bảng 5: Số lượng học sinh biết luật và yêu thích môn cầu lông khối 12 ........... 24 Bảng 6: Số lượng học sinh biết luật và yêu thích môn cầu lông khối 11 ........... 25 Bảng 7: Số lượng học sinh biết luật và yêu thích môn cầu lông khối 10 ........... 25 BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 1: Biểu đồ khảo sát mức độ yêu thích các môn ở khối 10..................... 26 (trước khi áp dụng biện pháp) ............................................................................. 26 Biểu đồ 2: Biểu đồ khảo sát mức độ yêu thích các môn ở khối 10 (sau khi áp dụng biện pháp) ................................................................................................... 27 HÌNH ẢNH: Hình 1: Đội hình tập luyện xoay vòng ................................................................ 15 Hình 2: Kỹ thuật nhảy đập cầu tấn công ............................................................. 15 Hnh 3: Kỹ thuật nhảy đập cầu và hướng cầu bay ............................................... 16
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Căn cứ vào Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng cục TDTT lần thứ XXI nhiệm kỳ 2020-2025 Về chương trình phát triển thể thao, chuẩn bị tốt lực lượng VĐV tham gia Đại Hội TDTT các cấp. Căn cứ công văn 3520/BGDĐT-GDTC về việc tiếp tục triển khai tổ chức HKPĐ cấp tỉnh/thành phố nhằm “nâng cao chất lượng giáo dục thế chất và thể thao trường học ngành giáo dục”; Đồng thời thực hiện theo quan điểm của Hồ Chí Minh về thành tích cao trong thể thao. Đất nước ngày càng phát triển kéo theo phong trào tập luyện TDTT phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là thế hệ trẻ học sinh - sinh viên. Là một nước xã hội chủ nghĩa đang chuyển mình toàn diện về mọi mặt để phù hợp, thích ứng với xu thế phát triển của nhân loại. Vì vậy, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự phát triển thể chất cho mọi người, đặc biệt là học sinh - sinh viên. Các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước luôn đánh giá “Công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một mặt quan trọng không thể thiếu được trong giáo dục và đào tạo”. Như chúng ta đã biết Khởi nguồn của cầu lông có vết tích từ giữa thế kỷ 18 tại British India, do một sĩ quan quân đội Anh đóng ở Ấn Độ sáng tạo. Môn thể thao này có liên quan đến ball badminton, trò chơi dùng vợt và quả bóng bằng len màu vàng có nguồn gốc từ Tamil Nadu, và tương tự như trò Hanetsuki có nguồn gốc từ Nhật Bản. Dần dần được phát triển phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu, Châu Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay cầu lông đã phát triển thành môn thể thao được nhiều tầng lớp nhân dân ưa chuộng, nhất là học sinh, sinh viên chính vì cầu lông được Bộ giáo Dục Đào Tạo đã đưa nội dung cầu lông vào chương trình học chính khóa trong các trường THPT, THCS trên toàn quốc. Ngoài ra bộ môn cầu lông đã được đưa vào môn thi đấu chính thức trong chương trình Hội khỏe phù đổng các cấp, đã tạo cho học sinh động lực tập luyện và các em có cơ hội giao lưu thi đấu cọ xát, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và tuyển chọn được những học sinh có thành tích cao vào đội tuyển thi đấu cho tỉnh nhà. Song song với phong trào thể thao quần chúng, thể thao thành tích được phát triển sớm và mạnh mẽ ở trường THPT Diễn Châu 2 chúng tôi. Đó cũng là quy luật tất yếu của sự phát triển; là nguyện vọng chính đáng của phụ huynh, học sinh vùng bắc Diễn Châu. Trong các kỳ HKPĐ nhiều năm gần đây, trường có rất nhiều học sinh giỏi tỉnh ở các nội dung của môn GDTC tại các kì hội khỏe, trong đó có nội dung cầu lông ... 1
- Với 17 năm công tác và những năm được nhà trường giao nhiệm vụ huấn luyện đội tuyển cầu lông cùng các đồng nghiệp, chúng tôi đã có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện và giảng dạy, vì vậy chúng tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp:“Phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thi đấu HKPĐ môn Cầu Lông tại trường THPT Diễn Châu 2” 2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2.1. Mục đích Phương pháp góp phần quan trọng trong công tác giảng dạy cũng như huấn luyện cho đội tuyển cầu lông trường THPT Diễn Châu 2, góp phần nâng cao trình độ vận động viên cầu lông, nhằm góp phần đưa thành tích thể thao huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An đạt thành tích cao tại các kỳ thi HKPĐ các cấp. 2.2. Đối tượng Học sinh THPT và học sinh đặc biệt có năng khiếu về cầu lông 2.3. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát, điều tra nội dung cầu lông các trường THPT lân cận và thực trạng môn cầu lông ở học sinh trong trường THPT Diễn Châu 2. Trên cơ sở đó áp dụng cho giáo viên THPT, đặc biệt là HLV cầu lông, các bộ môn thể thao khác cũng có thể áp dụng một số bài tập và giải pháp ở đề tài này. 3. Phương pháp nghiên cứu Từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn dẫn đến việc cần thực hiện, rút kinh nghiệm từ tuyển chọn vận động viên, huấn luyện áp dụng vào thực tiễn. + Phương Pháp điều tra. Kiểm tra mức độ yêu thích môn cầu lông, kết quả phát triển sau quá trình huấn luyện. + Phương Pháp đọc tài liệu và thu thập tài liệu về Cầu lông. + Phương Pháp đàm thoại: Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm hay từ các đồng nghiệp thuộc bộ môn GDTC, từ các HLV cấp sở. 4. Giới hạn đề tài. Huấn luyện là 1 quá trình, ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một số giải pháp giúp đội ngũ giáo viên thể dục THPT áp dụng vào giảng dạy và huấn luyện nội dung cầu lông. 5. Tổng quan về sáng kiến. Thời gian từ: 12/2017- 04/2022 6. Tính mới và dự kiến đóng góp của đề tài 6.1.Tính mới: - Đề tài đề xuất được các biện pháp quản lí, sử dụng thiết bị dạy học trực tuyến mà các đề xuất trước chưa đề cập. 2
- - Phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thi đấu HKPĐ môn Cầu Lông tại trường THPT Diễn Châu 2 là giải pháp hoàn toàn mới đem lại hiệu quả cao. 6.2. Dự kiến đóng góp của đề tài: - Áp dụng cho mọi giáo viên cấp THPT, đặc biệt là HLV cầu lông, các bộ môn khác cũng có thể vận dụng một số bài tập và giải pháp ở đề tài này. - Góp phần phát huy năng lực, tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng cho học sinh, đem đến cho các em học sinh niềm yêu thích môn cầu lông. 3
- Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN THỰC TIỄN 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cở sở lý luận Trong lĩnh vực TDTT phong trào, cầu lông được coi là một trong những môn thể thao phổ biến nhất. Với dụng cụ và sân bãi tập luyện đơn giản, dễ tập, cầu lông phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, mọi tầng lớp nhân dân lao động. Môn cầu lông yêu cầu người chơi hoạt động toàn diện cả chân, tay, thân người,...tiêu thụ nhiều năng lượng nên rất tốt cho cơ thể. Với một người có cân nặng trung bình từ 54kg đến 72kg lượng calo tiêu tốn trong 1 giờ chơi cầu lông sẽ giao động từ 245 calo đến 327 calo. Với người có số cân nặng hơn từ 91kg đến 108kg thì lượng calo tiêu tốn sau mỗi giờ sau khi chơi cầu lông từ 409 calo đến 491 calo. Với lượng calo tiêu tốn cực nhanh sẽ giúp bạn tiêu thụ được phần năng lượng dư thừa có trong cơ thể. Điều này giúp bạn hạn chế được nguy cơ béo phì và mắc các bệnh liên quan khác. Ở Việt Nam, môn thể thao cầu lông trong trường học đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, nhà giáo dục chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã đưa ra số liệu đánh giá thực trạng phát triển môn cầu lông của học sinh phổ thông, sinh viên các trường cao đẳng, đại học cũng như đưa ra các biện pháp, bài tập nâng cao hiệu quả tập luyện. Cầu lông là môn thể thao khi hoạt động, đòi hỏi sự vận động của rất nhiều các bộ phận của cơ thể: hệ cơ chân, tay, vai cổ, lườn và hệ xương khớp như các khớp chân đầu gối, cột sống…Vì vậy, cầu lông có tác dụng tốt không chỉ đối với thể trạng mà còn rất tốt cho cả hệ tuần hoàn và hệ thần kinh ...Quá trình di chuyển, vớt cầu, đỡ cầu, đánh cầu tấn công, cứu cầu v.v.., hai chân phải nhanh nhẹn, hoạt động tích cực, mắt phải tập trung quan sát, phán đoán đường cầu trên toàn sân để đưa ra quyết định khi tiếp xúc với cầu bằng kĩ thuật nào để có hiệu quả cao nhất. Trong quá trình tập luyện và thi đấu cầu lông, người tập không ngừng hình thành và cũng cố các kĩ thuật động tác, các phản xạ có điều kiện, nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa hệ thần kinh trung ương với các cơ quan vận động, các cơ quan nội tạng trong cơ thể để xây dựng các kĩ năng, kĩ thuật động tác, tiến tới hình thành kĩ xảo động tác. Để đạt được điều này người chơi cầu lông phải tiến hành tập luỵên thường xuyên, liên tục, có hệ thống, khoa học và hợp lý. Với phương 4
- châm: Luyện tập - thích ứng - phát triển. Chính vì vậy, các giáo viên tuỳ từng đối tượng mà sử dụng khối lượng vận động một cách hợp lí, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn Cầu lông là môn thể thao được đưa vào thi đấu tại các kỳ Đại hội thể thao, Hội khỏe phù đổng cấp Huyện, cấp Tỉnh, toàn quốc và môn cầu lông được đưa vào giảng dạy bắt buộc trong chương trình thể dục trung học phổ thông, chính vì vậy môn cầu lông ngày càng phát triển mạnh trong các trường phổ thông. Đặc biệt bắt đầu HKPĐ cấp tỉnh lần thứ 17 năm 2016 đến nay thì các vận động viên thuộc các trường năng khiếu sẽ không được tham gia thi đấu mà chỉ những học sinh không chuyên mới được thi đấu trong giải này và theo quyết định số 91/2011/QĐ-UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định về khen thưởng đối với các tập thể cá nhân đạt thành tích cao trong các kì thi quốc tế, khu vực quốc tế, quốc gia, khu vực quốc gia, cấp tỉnh và giải thưởng do tỉnh quy định. Trong đó quyết định ban hành mức thưởng rất cao, đây là những động lực không hề nhỏ để các em học sinh và thầy giáo huấn luyện ra rức tập luyện để đạt kết quả cao vì vậy việc nâng cao chất lượng môn cầu lông ở trường Trung học phổ thông là hết sức cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, thể lực, chiến thuật thi đấu, tâm lý khi thi đấu. Bên cạnh đó còn giáo dục cho học sinh ý thức và thói quen tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe và hiểu biết về Luật cầu lông và động tác kỹ thuật, để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực và thi đấu. Qua quá trình giảng dạy nghiên cứu và trực tiếp là người hướng dẫn cho học sinh đi thi đấu ở các kì HKPĐ tôi nhận thấy muốn đạt được thành tích cao phải có 1 quá trình tập luyện lâu dài, có kế hoạch hợp lý và khoa học trong huấn luyện. Môn cầu lông được đưa vào thi đấu chính thức tại HKPĐ các cấp với 5 nội dung thi đấu đó là đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ. Trong tập luyện cũng như thi đấu môn cầu lông để đạt kết quả cao trước tiên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện nắm vững nội dung và thực hiện các động tác kĩ thuật một cách hoàn hảo, thì người giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng, cần tìm tòi những phương pháp tối ưu, đưa ra những phương pháp huấn luyện hợp lí để trang bị cho các em những kĩ năng, kĩ xảo, các kĩ thuật, chiến thuật thi đấu…chính vì vậy người giáo cần nghiên cứu tìm tòi kỹ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác thuần thục, phân tích rõ ràng từng chi tiết kĩ thuật động tác trước khi lên lớp, ngoài ra giáo viên cũng phải tập luyện làm mẫu động tác phải đạt được yêu cầu chính xác, đẹp đúng kĩ thuật. Vì những động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng trong trí nhớ các em. Khi phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, mặt khác dùng tranh ảnh để minh hoạ tạo sự chú ý cho các em. 5
- Do đặc điểm tâm sinh lý của các em là học sinh thường hay hiếu động, thiếu tập trung, nhất là trong những giờ học ngoại khoá do ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài. Vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trong giờ học. Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực tham gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của học sinh đã đạt được trong những năm qua. Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên trong đội. Đồng thời cũng thẳng thắn nêu và phân tích những khuyết điểm còn yếu kém, khó khăn chưa khắc phục được. Trường THPT Diễn Châu 2 là ngôi trường nằm trên địa bàn đồng bằng với học sinh 7 xã theo học, tuy điều điện kinh tế còn khó khăn so với các trường ở đồng bằng khác, nhưng các em rất đam mê thể thao chính vì vậy phong trào tập luyện TDTT của trường khi nào cũng rầm rộ, các em đã thành lập được các câu lạc bộ như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đá cầu, võ...nhờ đó mà phong trào TDTT của trường phát triển rất mạnh mẽ. 2. Thực trạng nghiên cứu * Số liệu khảo sát sự yêu thích bộ môn cầu lông so với các môn thể thao khác của các em học sinh trường THPT DIỄN CHÂU 2 năm 2020: Môn Bóng Bóng Cầu lông Đá cầu Bơi Võ đá chuyền Lớp Sĩ số 12A 44 10 8 10 10 4 2 12B 44 11 10 9 7 6 1 12C 42 12 8 6 9 3 4 12D 44 9 8 8 9 3 7 12E 40 8 7 9 10 5 1 12G 38 7 12 6 10 0 3 12H 45 20 10 5 6 2 2 12I 42 20 6 7 8 1 0 12K 40 30 6 2 1 1 0 12M 44 23 7 4 8 1 1 12N 45 24 6 5 4 3 3 12P 42 21 6 5 3 3 4 12Q 42 20 5 7 4 3 3 Bảng 1: Số liệu khối 12 6
- Môn Bóng Bóng Cầu lông Đá cầu Bơi Võ Lớp Sĩ số đá chuyền 11A 43 11 16 5 7 2 2 11B 42 20 10 10 2 0 0 11C 40 11 8 6 9 4 2 11D 40 7 8 8 9 3 5 11E 43 8 7 9 10 5 4 11G 40 20 10 2 5 3 0 11H 41 21 9 3 4 1 3 11I 44 21 10 6 3 2 2 11K 44 20 12 6 3 2 2 11M 39 21 10 3 2 1 2 11N 38 19 9 7 2 1 0 11P 40 19 10 7 0 2 2 11Q 39 18 10 8 1 2 0 Bảng 2: Số liệu khối 11 Môn Bóng Bóng Cầu lông Đá cầu Bơi Võ đá chuyền Lớp Sĩ số 10A 43 10 6 12 10 2 2 10B 43 9 10 12 7 1 1 10C 42 11 8 6 9 4 2 10D 44 7 8 8 9 3 5 10E 44 8 7 9 10 5 1 10G 42 10 14 10 8 0 0 10H 42 9 15 9 8 1 0 10I 44 12 14 12 5 0 1 10K 41 11 13 11 3 0 3 10M 41 12 12 12 0 3 2 10N 42 11 14 13 2 2 0 10P 38 11 12 9 2 2 2 10Q 40 12 13 9 2 0 4 Bảng 3: Số liệu khối 10 7
- Từ số liệu kiểm tra, khảo chúng tôi thấy các em học sinh đam mê, yêu thích môn cầu lông chiếm tỉ lệ rất thấp hơn so môn bóng đá và bóng chuyền trong các hoạt động TDTT nhà trường, đó là những băn khoan trăn trở làm sao khơi dậy lòng đam mê môn cầu lông hơn nữa, chính vì vậy những người giáo viên thể dục chúng tôi và các đồng nghiệp trong trường có quyết tâm đưa phong trào cầu lông của trường ngày càng phát triển mạnh. Có được như vậy vai trò của giáo viên GDTC không nhỏ, đặc biệt học trò cũng nhìn nhận, đánh giá lớp đàn anh, đàn chị theo trước đã thành công trong đội cầu lông; là sự hiệu ứng cộng hưởng các phong trào chung của nhà trường. * Bảng khảo sát thành tích cầu lông qua 3 kì HKPĐ gần đây của các trường THPT trong huyện Diễn Châu. Tên trường Giải TT Kì HK Nhất Nhì Ba 1 THPT Diễn Châu 1 0 0 0 2 THPT Diễn Châu 2 0 0 1giải ba đơn nữ, 1giải ba đôi nữ 3 THPT Diễn Châu 3 Lần thứ XVII, 0 0 1giải ba đôi nữ XVIII, XIX 4 THPT Diễn Châu 4 tỉnh Nghệ An 0 0 0 5 THPT Diễn Châu 5 0 0 0 6 THPT Nguyễn Văn Tố 0 0 0 7 THPT Nguyễn Du 0 0 0 8 THPT Ngô Trí Hòa 0 0 0 9 THPT Quang Trung 0 0 0 Bảng 4: Bảng khảo sát thành tích cầu lông qua 3 kì HKPĐ gần đây 8
- Chương 2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN ĐẠT THÀNH TÍCH CAO 2.1. Các giải pháp trong công tác huấn luyện, giảng dạy. 2.1.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm học sinh vùng miền Để đạt được kết quả cao trong giảng dạy trước tiên giáo viên cần nắm bắt được được đặc điểm vị trí địa lí, khí hậu từng vùng miền..,phong tục tập quán, các môn thể thao yêu thích của địa phương...từ đó xây dựng kế hoạch chi tiết để hướng các em vào học tập và thi đấu theo mục tiêu của bộ giáo dục đã xây dựng 2.1.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch huấn luyện - Mục đích ý nghĩa: Vạn sự khởi đầu nan, kế hoạch là bước đầu tiên cho bất kỳ 1 hoạt động nào; Xây dựng kế hoạch là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, kế hoạch là thể hiện quá trình huấn luyện bất luận xuất phát từ những công việc nào đều cần phải xác định rõ được tính mục đích và kế hoạch tỉ mỉ, tiến hành tập luyện thể dục thể thao cũng không nằm ngoài những yêu cầu trên. Tập luyện thể dục thể thao được tiến hành dựa vào một kế hoạch nhất định có thể khắc phục được tính mù quáng và phiến diện trong tập luyện thể dục thể thao, có lợi trong việc nâng cao chất lượng huấn luyện, ngoài việc giúp các em đạt thành tích cao trong thi đấu còn hình thành cho các em những thói quen tốt trong cuộc sống. Chính vì vậy trước khi bắt tay vào giảng dạy người giáo viên phải xây dựng được một kế hoạch cụ thể, bài bản, khoa học, logic , giúp cho giáo viên định hướng được thời gian, phương pháp tập luyện từ đó sẽ chủ động hơn trong công việc; giúp cho giáo viên tự tin thoải mái trong việc thực hiện kế hoạch huấn luyện và giúp các em hình thành được thói quen tập luyện Thứ nhất, một kế hoạch giảng dạy hoàn chỉnh phải bao gồm mục tiêu tập luyện, nội dung, phương pháp và thời gian tập luyện…và chú ý xác định được thời gian huấn luyện, để đưa ra kế hoạch huấn luyện hợp lý. Có thể kế hoạch giảng dạy theo năm, kế hoạch giảng dạy theo mùa, kế hoạch giảng dạy tháng và kế hoạch giảng dạy tuần… Thứ hai, khi xây dựng kế hoạch giảng dạy bắt buộc phải đảm bảo tính khoa học trong huấn luyện thể thao, thông thường nên sắp xếp tập luyện tốc độ và linh hoạt trước, tập luyện sức mạnh sắp xếp sau. Sắp xếp các bài tập có cường độ nhỏ, lượng vận động nhỏ trước, các bài tập có lượng vận động lớn, cường độ lớn sắp xếp sau. Tập luyện kỹ thuật cần tiến hành từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, ngoài ra còn phải chú ý đến việc sắp xếp phối hợp tập luyện đối với chân và tay đồng thời kế hoạch tập luyện phải đơn giản, rõ ràng, cụ thể, thực tế và trọng điểm. 9
- Thứ ba, Xây dựng kế hoach giảng dạy phải dựa vào CSVC trang thiết bị thực tế; kế hoạch phải thông qua tổ - nhóm và trình Hiệu trưởng phê duyệt nội dung thực hiện. 2.1.3. Giải pháp 3: Lựa chọn nhân tố và hình thành đội tuyển - Mục đích: Trong nội dung đánh cầu nói riêng thì ngoài sự nỗ lực tổ chức luyện tập của HLV, VĐV thì khâu chọn nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng là yếu tố then chốt, nó quyết định rất lớn đến thành tích cuối cùng của đội tuyển. Vai trò HLV là quan trọng“tục ngữ có câu: không thầy đố mày làm nên”. Nhưng tuyển chọn đúng vận động viên cũng vô cùng quan trọng, bởi “Có bột mới gột nên hồ” - Cách thức thực hiện: Qua khảo sát các trường trong huyện Diễn Châu thì hầu như các trường đều tổ chức HKPĐ cấp trường lựa chọ học sinh có năng khiếu từ đó giao cho giáo viên huấn luyện rồi hình thành đội tuyển cầu lông trường. Ở trường với sự tham mưu của chúng tôi và được sự quan tâm, chỉ đạo của ban giám hiệu và tư vấn của nhóm thể dục thì năm nào cũng tổ chức HKPĐ cấp trường sớm hơn thời gian dự định, từ đó giáo viên sẽ có nhiều thời gian hơn cho giảng dạy và huấn luyện. Riêng nội dung cầu lông chúng tôi thực hiện như sau: Bước 1: Lập danh sách những em giỏi nhất trong khối qua quá trình sàng lọc từ HKPĐ cấp trường.. Bước 2: Triển khai các GV trong nhóm rà soát và bổ sung các VĐV do các đồng chí đó phát hiện trong quá trình giảng dạy (học sinh đã từng tham gia HKPĐ ở cấp THCS đặc biệt những em đã có thành tích xuất sắc). Bước 3: Tiếp tục cho thi đấu từ đó thành lập đội tuyển cầu lông. 2.1.4. Giải pháp 4: Lựa chọn vận động viên phù hợp với các nội dung thi đấu - Mục đích ý nghĩa: + Giúp cho huấn luyện viên định hướng được các bài tập kĩ thuật, chiến thuật phù hợp với từng đối tượng. + Tăng cường hiệu quả cho quá trình tập luyện cũng như thi đấu. + Giúp học sinh biết được sở trường của mình từ đó các em sẽ phát huy hết những ưu điểm và thế mạnh của bạn thân. - Cách thức thực hiện: Như chúng ta đã biết nội dung cầu lông trong thi đấu HKPĐ bậc THPT gồm có 5 nội dung đó là: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đội nam nữ phối hợp, nam, và chia thành 2 nhóm kĩ chiến thuật là đánh đơn, đánh đôi.. Lựa chọn 10
- những vận động viên phù hợp với nội dung đánh đơn trước, theo kinh nghiệm của tôi thì những vận động viên phù hợp với nội dung đánh đơn là những người có một nền thể trạng sung mãn, kĩ năng đánh cầu cơ bản, có khả năng phản ứng nhanh với các tình huống...còn những vận động viên phù hợp với nội dung đánh đôi là những vận động viên có thiên hướng về tấn công, có tính tư duy và biết phối hợp tốt với đồng đội...Thông qua quá trình huấn luyện chúng tôi đã rút ra được, khi lựa chọn các vận động viên phù hợp với nội dung thi đấu sẽ thực hiện theo cách sau: Bước 1: Cho các em tự đăng kí lựa chọn nội dung phù hợp với sở trường của mình. Bước 2: Cho thi đấu cụ sát tất cả các nội dung 1 và 2 rồi từ đó định hướng, nêu lên ưu điểm, nhược điểm của từng em từ đó giáo viên quyết định nội dung thi đấu của các em. 2.1.5. Giải pháp 5: Xây dựng hệ thống các bài tập phù hợp với trình độ của học sinh. Để có thể lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả cho quá trình huấn luyện trước hết phải xác định được nguyên tắc vừa sức, phải lựa chọn bài tập dựa vào cơ sở tâm lý, sinh lý dựa vào mục tiêu yêu cầu của kế hoạch, chương trình huấn luyện. nguyên tắc huấn luyện; cần bám và vận dụng nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc tăng tiến, nguyên tắc thường xuyên - liên tục và nguyên tắc hệ thống. Xây dựng các nguyên tắc lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác huấn luyện giữa trên những yếu tố sau: - Các bài tập được lựa chọn phải phù hợp với đối tượng tập luyện về tâm lý, trình độ, điều kiện tập luyện... - Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo tính hệ thống, tính vừa sức, và nâng cao dần, hình thức tập luyện từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm của đối tượng tập luyện. - Các bài tập được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, kế hoạch chuyên môn và đặc điểm của hoạt động thi đấu trong môn cầu lông. - Xây dựng các bài tập về chiến thuật tấn công, phòng thủ; chiến thuật đấu đơn, đấu đôi. 2.2. Các bài tập củng cố và nâng cao kĩ thuật, kĩ năng đánh cầu lông Bài tập 1: Tâng cầu Tâng cầu là bài tập nhằm mục đích xây dựng cho người tập cảm giác với cầu lông, các bài tập tâng cầu mà tôi thường sự dụng trong huấn luyện bao gồm: + Tâng cầu theo tổ (nhóm) + Tâng cầu theo từng vận đông viên 11
- Số lần bài tập trên tùy thuộc vào trình độ thể lực và trình độ kỹ thuật từng em, nhưng phải tăng dần về số lần và cường độ vận động. - Cách thức tổ chức tập luyện Kĩ thuật tâng cầu là kĩ thuật cơ bạn trong cầu lông nên thường được đưa vào giai đoạn huấn luyện ban đầu Bước 1: Tập cơ bản động tác + chân đứng tại chỗ không thay đổi vị trí Tâng bằng mặt phải hoặc mặt trái vợt riêng lẻ, mặt vợi song song mặt đất, tâng cầu theo phương thẳng đứng + Tâng cầu di chuyển hoăc chạy chậm sau khi các em đã thuần thục tại chỗ, tâng cầu giáo viên tiến hành cho tâng cầu di chuyển cự li 5m -10m Bước 2: Tập nâng cao động tác + Kết hợp kĩ thuật di chuyện với tâng cầu giáo viên cho 2 hàng đứng đối diện nhau cách nhau 4m tâng cầu cho nhau với độ khó tăng dần + Cũng bài tập như trên nhưng cự li cách nhau 4 m, tâng qua lưới cầu lông trên sân. Bài tập 2: Phát cầu Đây là bài tập cơ bản trong giảng dạy cũng như huấn luyện cầu lông, Phát cầu là động tác kỹ thuật của vận động viên ở khu vực phát cầu (từ trạng thái tĩnh) dùng khi cắt cầu vợt đánh vào cầu để cầu bay đi trên không và rơi vào khu đỡ phát cầu của đối phương. Phát cầu được coi là sự khởi đầu của tổ chức tấn công. Chất lượng của phát cầu tốt hay xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giành quyền chủ động hay bị động, dẫn tới thắng được điểm hay mất đi quyền phát cầu. Các kĩ thuật tôi thường dùng đệ huấn luyện bao gồm: + Phát cầu thấp, gần + Phát cầu cao, sâu - Cách thức tổ chức tập luyện Bước 1: Tập cơ bản động tác (ở giai đoạn huấn luyện ban đầu) + Đứng đối diện nhau qua lưới sau vạch 1,98m của sân và phát cầu qua lưới thực hiện các kĩ thuật phát cầu cho nhau. + Đứng hai bên sân tập phát cầu qua lưới thay đổi lực bay và quỹ đạo của cầu. + Phát cầu đúng kỹ thuật vào khu vực phát cầu. Bước 2; Tập nâng cao động tác (ở giai đoạn huấn luyện ban đầu và chuyên sâu) 12
- + Tập phát cầu điều chỉnh đường cầu sao cho khi phát cầu cao - sâu cầu bay cao và sâu về phía cuối sân bên kia, khi phát thấp gần cầu bay thấp sát mét trên lưới + Tập phát cầu với tốc độ, góc độ bay khác nhau Các bài tập di chuyển: Di chuyển trong tập luyện và thi đấu cầu lông là một trong những kĩ thuật rất quan trọng. Vì vậy, đây là nội dung đầu tiên mà người tập phải tiếp thu, phải lĩnh hội, để từ đó làm cơ sở cho việc tiếp thu, các kĩ thuật động tác tiếp theo. Muốn đánh cầu và đánh đúng kĩ thuật, cũng như thực hiện ý đồ chiến thuật mà người chơi mong muốn, người tập cần phải tập luyện thành thục đến mức tự động hoá các kĩ thuật di chuyển của môn đánh cầu. Muốn đạt được thành tích cao trong đánh cầu lông, phải biết kết hợp một cách linh hoạt, hợp lí, giữa các kĩ thuật di chuyển và các kĩ thuật động tác tấn công và phòng thủ. Bởi vì, trong môn đánh cầu lông người chơi chỉ được phép sử dụng vợt để tiếp xúc với cầu, quyết định thành tích của người đánh cầu lông. Các bài tập mà chúng tôi thường sử dụng đó là: Bài tập 3: Di chuyển đơn bước trong đánh cầu Kỹ thuật di chuyển đơn bước là sự di chuyển chỉ một bước chân. Kỹ thuật này được phối hợp xung quanh thân người trong phạm vi cầu không quá 2 m và được chia làm 4 cách thức khác nhau(Tiến phải, Tiến trái, lùi phải, lùi trái...) Nếu ở gần lưới, người ta có thể dùng cách di chuyển này vì chỉ cần một bước là có thể thực hiện cú đánh phải. Bài tập 4: Di chuyển đa bước trong đánh cầu Trong thi đấu cầu lông nhất là khi đấu đơn, cần phải di chuyển bước chân liên tục lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái cùng với thực hiện các kỹ thuật đánh cầu trên một diện tích rộng hơn 30m2 ở sân của mình. Vì vậy, nếu không có phương pháp bước chân nhanh và chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đánh cầu do phải tiêu tốn nhiều năng lượng dẫn tới mệt mỏi quá mức về thể lực ảnh hưởng tới thi đấu. Di chuyển đa bước thường thực hiện với những quả cầu đối phương đánh cầu sang cách xa ngoài 2 m so thân người thì phải sử dụng di chuyển đa bước đến chỗ cầu rơi mới thực hiện được kĩ thuật đánh cầu. Trong cách di chuyển đa bước, TTCB để thực hiện động tác cũng như ở di chuyển đơn bước, tiếp đó người chơi dùng sức đạp của chân và đổ trọng tâm về hướng di chuyển đẩy người đi, hai chân luân phiên di chuyển đến điểm rơi của cầu với tần số nhanh, chậm, bước dài, ngắn, tuỳ thuộc vào tình huống cầu bay tới sao cho bước cuối cùng người ở tư thế đánh cầu đúng như các bước đơn đã phân tích ở phần trên. Trong di chuyển đa bước gồm có: 13
- Di chuyển lên hai góc gần lưới: + Di chuyển lên lưới chếch bên phải + Di chuyển lên lưới chếch bên trái Di chuyển về hai góc cuối sân: + Di chuyển lùi sau chếch sang bên phải + Di chuyển lùi sau chếch sang bên trái + Di chuyển bước đệm sang bên phải + Di chuyển bước đệm sang bên trái + Di chuyển tiến + Di chuyển lùi + Di chuyển bật nhảy đánh cầu trên không - Cách thức tổ chức tập luyện Bước 1: Tập cơ bản động tác (ở giai đoạn huấn luyện ban đầu) + Bài tập di chuyển không cầu theo tín hiệu của HLV + Tập di chuyện với cầu có người phục vụ, đứng đối diện nhau 1 người đánh cầu về các hướng khác nhau người kia di chuyện đỡ cầu và ngược lại Bước 2: Tập nâng cao động tác (ở giai đoạn huấn luyện ban đầu và chuyên sâu) + Tập di chuyển trong sân có người phục vụ, 1 người đứng bên kia sân đánh cầu về các hướng khác nhau với độ khó tăng dần, người kia di chuyển để đỡ cầu và ngược lại + Tập phối hợp di chuyển, đỡ cầu, đánh cầu Bài tập 5: Đánh cầu thấp tay Kỹ thuật đánh cầu phải, trái thấp tay (hất cầu) là những động tác kỹ thuật dùng để đánh trả đường cầu treo hoặc đường cầu sát lưới do đối phương đánh sang, bằng cách hất cầu cao trả về cuối sâu đối phương. Đây là một loại kỹ thuật mang tính phòng thủ được sử dụng trong tình huống tương đối bị động. Khi thực hiện kỹ thuật này ta cũng nên sử dụng cổ tay linh hoạt của mình để điều khiển hướng đi của cầu theo ý muốn. Sau khi rời cầu, trở về tư thế chuẩn bị ngay. Bước 1: Tập cơ bản động tác (ở giai đoạn huấn luyện ban đầu) + Hai hàng đối diện nhau cách nhau 3m người phục vụ tung cầu sao cho cách người cầm vợt 1 m về 2 bên phải hoạc trái để người cầm vợt thực hiện kĩ thuật đánh cầu phải hoạc trái thấp tay đánh cầu trả lại thực hiện liên tục sau đó đổi vị trí cho nhau + Cũng bài tập trên đứng đối diện nhau theo cặp cách nhau 5m-10m phối hợp thực hiện kĩ thuật đánh cầu phải và trái tay. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat và thực hành biểu đồ Địa lí lớp 12
26 p | 159 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 31 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sáng tạo các bài toán mới từ khái niệm và bài tập cơ bản
20 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền liên kết với giới tính
27 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy chương Este và Lipit thuộc chương trình Hóa học 12 cơ bản
20 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền phần quy luật hoán vị gen - Sinh học 12 cơ bản
24 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài toán về số phức
24 p | 39 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp dạy giúp học sinh nhớ kiến thức ngữ pháp để làm tốt bài tập
24 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp dạy câu so sánh trong tiếng Hán hiện đại
29 p | 5 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh giải tốt các bài toán phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit có chứa tham số
37 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn