intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động đồng diễn tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài mục đích để nâng cao chất lượng dạy và học nhằm giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện. Phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, phát huy tinh thần đoàn kết, tăng khả năng hoạt động nhóm, hoạt động đoàn thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động đồng diễn tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân

  1. A- MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ của khoa học công nghệ và đang xây dựng đất nước đi lên thành một nước Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là hai lĩnh vực có vai trò hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của đất nước, trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta luôn quan tâm chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực quan trọng này. Thực hiện chương trình làm việc toàn khóa của Trung ương, ngày 04-11- 2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 29- NQ/TW nêu rõ: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.” Mục tiêu cụ thể: “ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. 1
  2. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020”. Như vậy đi kèm với việc tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo là xây dựng chương trình giáo dục mở nhằm Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Để thực hiện tốt nghị quyết, tiếp cận chương trình đổi mới sắp tới thì trường chúng tôi đã áp dụng nhiều chương trình giáo dục toàn diện, giáo dục mở, chương trình giáo dục tăng cường như: - Giáo dục kỹ năng sống. - Giáo dục gắn với di sản. - Tổ chức các câu lạc bộ, đội nhóm theo sở thích: Văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao: bóng đá, bóng chuyền, tiếng anh, cắm hoa, ca hát, đồng diễn … Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao là một trong những phong trào có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Đây là hoạt động có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Với phương châm "Vui để học tập, khỏe để cống hiến”, phong trào văn hóa, văn nghệ, TD-TT luôn được nhà trường quan tâm phát động, tạo sân chơi lành mạnh trong toàn trường. Nhờ vậy, hoạt động này của trường THPT Nguyễn Cảnh Chân được học sinh hưởng ứng nhiệt tình, trở thành phong trào sâu rộng, đạt hiệu quả cao. Hàng năm, vào các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, nhà trường tổ chức các giải thi văn nghệ, TDTT tạo khí thế luyện tập và thi đua sôi nổi, thay đổi không khí sau những giờ học kiến thức căng thẳng. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khi tổ chức triển khai các chương trình đồng diễn tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân và các địa phương chúng tôi đã đúc rút ra những sáng kiến giúp việc tổ chức các hoạt động đồng diễn được hiệu quả hơn đảm bảo đều đẹp rút ngắn thời gian luyện tập, hạn chế tối đa kinh phí thực hiện. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài sáng kiến của mình là “ Phương pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động đồng diễn tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân” Với mong muốn những kinh nghiệm của mình được nhân rộng để tổ chức các chương trình đồng diễn lớn hơn. 2
  3. II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu đề tài mục đích để nâng cao chất lượng dạy và học nhằm giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện. - Phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, phát huy tinh thần đoàn kết, tăng khả năng hoạt động nhóm, hoạt động đoàn thể. - Tạo sân chơi lành mạnh, lôi kéo các đoàn viên, thanh niên ra khỏi các tai, tệ nạn xã hội, các trò chơi không lành mạnh, trở về lối sống lành mạnh, biết sống có trách nhiệm với xã hội. III-. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: - Quá trình tổ chức thực hiện các chương trình đồng diễn tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân. - Quá trình phối hợp giúp đỡ các đơn vị trên địa bàn Huyện Thanh Chương tổ chức các chương trình đồng diễn quy mô lớn.. 2.Phạm vi nghiên cứu: Các chương trình đồng diễn nghệ thuật sử dụng lực lượng học sinh THPT trên địa bàn Huyện Thanh Chương IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng và áp dụng được các phương pháp thực hiện chương trình đồng diễn thì việc tổ chức đồng diễn trong các ngày lễ của các đơn vị có thể triển khai dễ dàng hơn đảm bảo: đều, đẹp, rút ngắn thời gian luyện tập một cách tối đa, giảm chi phí tổ chức chương trình. V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc tổ chức các hoạt động đồng diễn. - Nghiên cứu vai trò công nghệ thông tin, của máy tính trong việc hỗ trợ thực hiện các màn đồng diễn có hiệu quả. - Nghiên cứu phương pháp thực hiện màn đồng diễn ghép hình phẳng phụ họa cho các chương trình văn nghệ. - Nghiên cứu phương pháp thực hiện màn đồng diễn di chuyển đội hình theo tọa độ xếp hình khối, kết hợp các bài dân vũ. - Thực hiện các chương trình đồng diễn tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân, 3
  4. tại huyện Đoàn Thanh Chương và các đơn vị trên địa bàn như Thị trấn Thanh Chương, xã Đồng Văn. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đọc và sưu tầm các tư liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Từ đó xây dựng phương pháp thực hiện riêng cho đơn vị mình.  Phương pháp thực hành:Tổ chức hoạt động đồng diễn và đúc rút những kinh nghiệm để thực hiện các chương trình tiếp theo tối ưu hơn. VII. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Về lý luận: Chứng minh tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp mà chúng tôi đưa ra để tổ chức hiệu quả các chương trình đồng diễn quy mô lớn. Xây dựng được quy trình vận dụng các giải pháp đó để thực hiện các chương trình trong thời gian qua. - Về ứng dụng Thực hiện thành công các chương trình đồng diễn tại các lễ kỷ niệm của nhà trường cũng như các đơn vị địa phương trên địa bàn huyện Thanh Chương. Chuẩn bị áp dụng giải pháp để thực hiện các chương trình đồng diễn lớn hơn tại lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Huyện Thanh Chương và đại hội thể dục thể thao Huyện Thanh Chương. 4
  5. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG DIỄN 1.1.Cơ sở lý luận Đồng diễn là lọai hình biểu diễn tập thể độc đáo thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Đồng diễn xuất hiện như một hiện tượng văn hóa được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX (1891). Cùng với các hình thức thao diễn khác mang tính nghệ thuật của TDTT, đồng diễn trở thành độc đáo vì nó thu hút được số lượng đông người tham gia biểu diễn các liên hợp động tác cơ bản. Bài biểu diễn được thực hiện với các động tác khỏe, đẹp trong nền âm nhạc có tính tiết tấu, nhịp điệu phù hợp. Người biểu diễn phải nắm vững động tác và phương pháp di chuyển, biến đổi đội hình: Phối hợp tập thể một cách chặt chẽ theo nhịp chuyển động để tạo ra đường nét trên mặt bằng hay hình khối trong không gian. Sự hấp dẫn của đồng diễn là hình ảnh khỏe đẹp, sự phối hợp khéo léo, chính xác và thống nhất giữa các động tác. Sự kết hợp hài hòa giữa vận động và âm nhạc, sự lựa chọn thành công trong sắc phục và đạo cụ, thiết bị dùng trong đồng diễn. Sự hấp dẫn còn thể hiện ở ý nghĩa tuyên truyền của chủ đề màn đồng diễn Xu hướng thể dục cho mọi người đã sớm hình thành thông qua các tổ chức có nhiệm vụ tập hợp quần chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên. Có thể nói công lao to lớn của những nhà giáo dục thể chất cuối thế kỷ XIX – Đặt yêu cầu rèn luyện thân thể toàn dân vào vị trí có tính chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và đặc biệt trong phát triển văn hóa giáo dục. Ngay từ khi ra đời, đồng diễn liên tục phát triển với qui mô ngày một lớn, trình độ tổ chức không ngừng được nâng cao, các yếu tố chuyên môn về kỷ thuật và nghệ thuật ngày càng hoàn thiện Trong khái niệm về đồng diễn cần có nhận thức đúng đắn đối với những đặc điểm của loại hình nghệ thuật này. Mặc dù đồng diễn mang nhiều yếu tố văn hóa nghệ thuật như: Múa, nhạc, trang trí nhưng vẫn có đặc trưng riêng của TDTT – Đội ngũ, đội hình, động tác. Cũng vì sự kết hợp giữa các yếu tố giống và khác nhau ấy nên đồng diễn đã trở thành bộ phận hữu cơ của nền văn hóa chung. Và đồng diễn không phải là “cùng tập” với nghĩa đen của nó. Cần phải hiểu rằng đồng diễn là biểu diễn cho người xem, vì thế người biểu diễn phải có nội tâm thích hợp với chủ đề ( Ví dụ: Niềm tự hào dân tộc, lao động sáng tạo, hữu nghị hòa bình, vươn tới đỉnh cao, nhà giáo và mái trường…..) Về hình thức diễn xuất phải coi trọng hành vi vận động và sử dụng có hiệu 5
  6. quả sắc phục, đạo cụ âm nhạc. Sự không thích đáng hoặc thiếu hợp lý thiết kế bài đồng diễn sẽ dẫn đến hạ thấp tác dụng tuyên truyền, làm cho đồng diễn trở nên kém hiệu quả, lãng phí. đồng diễn bao gồm nhiều lọai hình dựa trên cơ sở kết cấu, qui mô, đặc điểm đối tượng tham gia, đặc điểm sử dụng phương tiện. Về kết cấu, bài đồng diễn được thể hiện theo một qui trình, diễn biến theo thứ tự các phần mở đầu, cơ bản và kết thúc. Ở các phần ấy thể hiện rất đa dạng các hình thức cấu trúc khác nhau: Giản đơn hay phức tạp, thời gian thực hiện, nội dung, chủ đề chính và chương mục Về qui mô, sự huy động số lượng người tham gia nhiều hay ít phụ thuộc vào sự tính toán khi xác định nhiệm vụ biểu diễn, diện tích sân bãi và các điều kiện thực hiện khác. Trong trường học số lượng học sinh đồng diễn có thể vài chục, vài trăm hoặc cả trường trên dưới ngàn người. Số lượng còn phải phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể như quĩ thời gian tập luyện, sân bãi… cũng như yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi ( Ví dụ: Xếp hình, xếp chữ phải có nhiều người ). Đối với bài đồng được biên soạn cho đối tượng có trình độ tương đối cao không thể huy động học sinh toàn trường mà chỉ chon một số khá còn lại có thể tham gia làm phông nền hay chỉ tham gia một phần nào đó của bài. Ngày nay đồng diễn hiện đại đã kế thừa những ưu thế vốn có của đồng diễn cổ điển, bên cạnh đó đã và đang phát triển theo xu hướng sử dụng các phương tiện hiện đại. Số lượng người biểu diễn không nhiều như ở các bài cổ điển nhưng vẫn thể hiện được qui mô lớn, trình độ phối hợp cao và có lợi thế trong biểu hiện bằng hình tượng, âm thanh, ánh sáng màu. Sự kế thừa và sáng tạo đang thúc đẩy đồng diễn phát triển với xu hướng hiện đại hóa, tận dụng mọi điều kiện thuận lợi để dàn dựng những màn đồng diễn có qui mô thích hợp, trình độ kỷ thuật và nghệ thuật cao, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng thị hiếu của quần chúng. 1.2. Thực trạng của vấn đề Hiện nay các chương trình đồng diễn được các địa phương, đơn vị lựa chọn để tổ chức trong các dịp lễ của đơn vị mình để thể hiện mức độ trọng đại của sự kiện, tuy nhiện việc tổ chức một chương trình đồng diễn thường gặp phải những khó khăn nhất định như: - Phải điều động một lực lượng lớn người tham gia và phải luyện tập nhiều ngày, điều này ảnh hưởng đến các hoạt động học tập của học sinh cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các lực lượng khác. - Kinh phí tổ chức lớn nên các đơn vị phải cân nhắc để phù hợp với quỹ tài chính của đơn vị mình, và có những giải pháp xã hội hóa phù hợp để có thể tổ chức chương trình. 6
  7. - Hoạt động nghệ thuật ở lĩnh vực này thiếu những người có chuyên môn được đào tạo, thông thường ở các trường học là các giáo viên làm công tác đoàn, giáo viên dạy môn thể dục phụ trách hỗ trợ triển khai các màn đồng diễn, vì vây việc triển khai cũng gặp không ít khó khăn. - Sơ đồ các màn xếp hình thường được vẽ một cách thủ công làm cho hình ảnh không chính xác, không sắc nét, làm giảm đi giá trị của màn đồng diễn. Để khắc phục những khó khăn tồn tại trên, trong khuôn khổ các hoạt động đồng diễn của trường THPT Nguyễn Cảnh Chân chúng tôi đã triển khai các giải pháp phù hợp và đã có hiệu quả nhất định. - Kịch bản chương trình cụ thể, rõ ràng phù hợp với nội dung của sự kiện, được truyền tải đến tất cả các thành viên ban tổ chức cũng nhưng các thành viên tham gia đồng diễn vì vậy tất cả đều có động lực luyện tập, có niềm tin về sự thành công của chương trình. - Các bản vẽ về sơ đồ, các hình biểu diễn được thiết kế trên phần mềm đồ họa CorelDraw, và một số phần mềm giúp tính toán số lượng người tham gia ở các phần của chương trình một cách chính xác khoa học, có tính thẩm mỹ cao. -Để tiết kiệm thời gian luyện tập, không ảnh hưởng đến các hoạt động khác của nhà trường cũng như việc học tập của học sinh thì kịch bản đưa ra phải sắp xếp một cách khoa học, rút ngắn thời gian luyện tập; tăng cường việc truyền tải kịch bản cho các thành viên tham gia thông qua tập trung trong lớp học và qua sơ đồ, hướng dẫn được chuyển cho các thành viên tự nghiên cứu để khi thực hiện nhanh gọn hơn. - Hoạt động đồng diễn thường mất nhiều chi phí như chi phí biên đạo, kịch bản, đạo cụ ... Vì vậy phải tính toán một cách chi tiết để giảm tối đa mức chi phí cho đơn vị tổ chức. 7
  8. CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG DIỄN 2.1. Phương pháp tọa độ trong việc tập trung đội hình đội ngũ Từ xưa trong quân đội việc thực hiện quy định về đội hình đội ngũ thể hiện sự nghiêm trang, sức mạnh kỷ luật của quân đội. Đối với học sinh ngày này việc tập trung đội hình đội ngũ được giáo dục qua bộ môn giáo dục quốc phòng và được thực hiện thường xuyên tại các buổi sinh hoạt tập trung ngoài trời, các buổi chào cờ đầu tuần. Tuy nhiên quy định về đội hình đội ngũ mà học sinh thực hiện tại các trường học hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục: - Mất nhiều thời gian tập trung và ổn định đội hình đội ngũ; việc điều chỉnh hàng ngũ, giữ cự ly khoảng cách không được đồng đều vì thời gian các em luyện tập không nhiều, chưa tạo ra được thói quen. - Việc thực hiện tập trung trong các hoạt động tập thể tại các trường THPT do Đoàn trường thực hiện, vì thế tại trường chúng tôi có đề ra những quy định nghiêm ngặt nhằm rút ngăn thời gian tập trung đội hình, đảm bảo đều, đẹp, giữ đúng cự li đội hình trong suốt quá trình tập trung, vì vậy các buổi sinh hoạt tập thể luôn giữ được trật tự, thuận lợi cho giáo viên, và những người thuyết trình có thể truyền tải nội dung một cách tốt nhất. Các quy định mà chúng tôi đã thực hiện như sau: Hình 1: Sơ đồ tập trung theo tọa độ và vị trí các khối - Vào đầu năm học Đoàn trường triển khai buổi sinh hoạt chính trị đầu năm 8
  9. để quán triệt các nội quy, quy định của nhà trường trong đó có các quy định về đội hình trong các buổi tập trung toàn trường. - Khu vực tập trung được chia thành 3 khối, các lớp tập trung theo thứ tự từ A1 đến A8, mỗi lớp thành 2 hàng dọc, vị trí của các học sinh được điều chỉnh để đảm bảo đều đẹp. Sau khi đội hình đã được tập trung ổn định thì tất cả học sinh toàn trường được đánh tọa độ, mỗi tọa độ gồm 2 thành phần là cột và hàng: cột được đặt tên là A, C, D,... hàng được đặt theo số từ 1,2,3...22 . Vì thế mỗi học sinh trong 1 khối sẽ có một tọa độ cố định ví dụ như A-1; hay C-2..., học sinh sẽ ghi nhớ tọa độ của mình và chịu trách nhiệm với vị trí tập trung của mình trong các buổi sinh hoạt tập thể giữa sân trường. Điều này thuận tiện cho việc tập trung nhanh gọn, cán bộ lớp dễ dàng điểm danh những tọa độ trống để phát hiện ra tên tương ứng. Sau khi điểm danh thì hàng được dồn và lấp đầy những ô trống. Các quy định về thời gian tập trung: Đoàn trường đề ra quy định trong những lần tập trung tập thể là 2 phút kể từ khi đánh trống tập trung, sau 2 phút những lớp không hoàn thành sẽ bị trừ điểm thi đua theo quy chế thi đua của Đoàn trường và được đội cờ đỏ theo dõi và chấm điểm. Hình 2: Quy cách đặt ghế và vị trí đứng của học sinh Các quy định về vị trí ngồi và giữ cự ly trong suốt quá trình tập trung: Thuận tiện của nhà trường là từ năm 2015 sân trường đã được lát gạch blog với kích thước mỗi ô gạch là 40x40 cm, vì vậy Đoàn trường đưa ra quy định về 9
  10. khoảng cách giữa các ghế ngồi của HS là người trước cách người sau 80cm. Học sinh đứng vào ô gạch kích thước 40x40 ngón chân chạm vào chỉ trên của viên gạch; Ghế đỏ được để vào ô gạch cạnh bên phải, chân ghế trùng với góc của viên gạch Việc thực hiện đúng quy định này tạo thuận tiên trong việc tập trung, người điều hành tập trung không mất thời gian ngắm, điều chỉnh hàng ngũ; học sinh chỉ việc đặt ghế và đứng đúng quy cách thì hàng sẽ thẳng ngang, thẳng dọc và thẳng theo đường chéo... Trong quá trình tham dự các buổi sinh hoạt dưới cờ học sinh ngồi đúng khoảng cách nên hạn chế được việc nói chuyện riêng, tập trung lắng nghe rất thuận tiện trong việc truyền tải thông tin. Hình 3: Toàn cảnh tập trung đội hình tại buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2.2. Phương pháp đồng diễn xếp hình phẳng thông qua ghép bảng. Đồng diễn xếp hình thông qua ghép bảng là một màn đồng diễn khá phổ biến trong các hoạt động lớn như Đại hội TDTT, hội khỏe phù đổng, các ngày lễ lớn của các đơn vị, tuy nhiên chúng ta thấy đa phần các màn đồng diễn chúng ta thường dùng bảng màu 2 mặt và phải dùng một số lượng bảng lớn để ghép thành các chữ, các hình có nghĩa. Ở đây tôi đưa ra phương pháp dùng bảng để ghép hình, cho phép ta ghép nhiều hình trên cùng một màn đồng diễn, kích thước của hình có thể nhỏ nhưng vấn đảm bảo hình ảnh đẹp, đầy đủ ý nghĩa mà kịch bản muốn diễn tả. 10
  11. Bước 1: Chuẩn bị một lực lượng tham gia màn đồng diễn ghép hình đảm bảo đồng đều về chiều cao, nhanh nhẹn, có kỷ luật và có tinh thần trách nhiệm với công việc; thường chọn tập trung trong một số lớp để thuận tiện việc phổ biến các quy định và hướng dẫn thực hiện. Các màn đồng diễn xếp hình chúng tôi thường làm sử dụng 140 học sinh để ghép hình có kích thước 10x14 ô vuông. Bước 2: Tập trung đội hình sắp xếp theo chiều cao tăng dần, đảm bảo các học sinh ở gần nhau thì thiều cao tương đối như nhau; đánh tọa độ cho tất cả các thành viên tham gia: Hàng ngang đánh số 1-10; cột dọc đánh theo chữ cái A , B, C, ..... Như vậy mỗi em sẽ có một tọa độ cố định và đảm nhận phụ trách một ô vuông kích thước 80x80 cm Hình 4: Bản vẽ khung hình đồng diễn Bước 3: Học sinh thiết kế bảng theo hình mẫu của ô mà mình phụ trách: bảng được làm bằng bìa caton có kích thước 70x70cm, các họa tiết trên mẫu được học sinh thiết kế lại trên bảng theo đúng tỷ lệ. Trường hợp màn đồng diễn chỉ diễn 2 hình thì mỗi hình thiết kế lên 1 mặt của tấm bìa, trường hợp số hình biểu diễn nhiều hơn 2 ta phải thiết kế nhiều hình lên một mặt theo phương pháp gấp sách. Thiết kế tất cả các hình biểu diễn của ô mà mình phụ trách, gấp đôi tất cả các hình này theo chiều dọc ( hướng về phía sân khấu); dán các tấm ghép lại với nhau để tạo thành quyển sách, khi lật phẳng 11
  12. Hình 5: Hướng dẫn thiết kế bảng đồng diễn Bước 4: Kiểm tra và điều chỉnh đồng bộ khung hình lớn: Sau khi các thành viên đã hoàn thành các mảnh ghép của mình thì toàn khối tập trung ghép hình giữa sân để cân đối điều chỉnh sao cho các hình cạnh nhau khớp với nhau, những trường hợp sai sót sẽ được yêu cầu sửa đổi Hình 6: GV và HS rà soát và đồng bộ các mảnh ghép 12
  13. Bước 5. Luyện tập và biểu diễn: Việc biểu diễn ghép hình là để phụ họa cho các tiết mục văn nghệ trên sân khấu hoặc các bài dân vũ tập thể nhằm tạo ra khung cảnh hoành tráng khi nhìn từ trên cao xuống, nên việc lật các hình biểu diễn phải phù hợp với âm nhạc, phù hợp với các bài hát mà khung hình này muốn diễn tả. Lấy âm nhạc làm căn cứ hiệu lệnh để tất cả các thành viên ghép hình lật bảng đúng – đều- đẹp Hình 7: Đội xếp hình sẵn sàng biểu diễn tại lễ kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03/2018 2.3. Phương pháp đồng diễn di chuyển và sắp xếp đội hình. Đồng diễn di chuyển đội hình là một hình thức tương đối khó vì phải tổ chức quản lý một lực lượng lớn. Nếu người tổ chức không có một tư duy tổng quát thì sẽ mất nhiều thời gian luyện tập, các thành viên tham gia sẽ rối và hiệu quả luyện tập cũng như biểu diễn sẽ không được cao. Để làm tốt điều này khi soạn kịch bản đạo diễn phải tuân thủ phương pháp tập trung đội hình theo tọa độ cố định được nêu ở phần trên, Các hình biểu diễn được thiết kế trên máy tính, các vị trí đứng của học sinh được ký hiệu bằng các tọa độ. Việc di chuyển sắp xếp từ hình này sang hình khác được ký hiệu trong sơ đồ bằng các đường di chuyển hoặc chỉ dẫn trực tiếp trên sân tập sao cho học sinh chỉ nghe một lần và nhớ đề thực hiện theo đúng kịch bản Mỗi học sinh nắm được tọa độ của mình, theo dõi vị trị và cung đường di chuyển của mình trên các sơ đồ để đứng và di chuyển một cách hợp lý, ngoài ra các em còn có thể nhớ vị trí thông qua việc tự đánh dấu các vị trí cố định trên sân hoặc nhớ vị trí tương đối của mình so với những người bên cạnh. 13
  14. 2.4. Sử dụng máy tính để thiết kế và tính toán các khối hình đồng diễn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực trong cuộc sống ngày nay rất phổ biến và mang lại hiệu quả công việc cao hơn nhiều lần so với làm thủ công, đối với hoạt động đồng diễn cũng vậy nó giúp cho chúng ta có những màn đồng diễn đều đẹp, bố trí khoa học, rút ngắn thời gian luyện tập, tiết kiệm tối đa chi phí tổ chức. Hình 8: Sử dụng phần mềm Coreldraw để thiết kế các mẫu xếp hình và các khối đồng diễn - Phần mềm Coreldraw là một phần mềm đồ họa thông dụng giúp ta thiết kế các mẫu hình biểu diễn, sơ đồ các khối đồng diễn một cách dễ dàng, chính xác và có tính thầm mỹ cao. Việc sử dụng tối đa các tính năng của phần mềm giúp ta tính toán thiết kế các chi tiết một cách cụ thể và giúp người thực hiện dễ hình dung một cách tổng quát về cả chương trình. Trong một số trường hợp cần tính toán số lượng người tham gia trong các khối khi xếp chữ, xếp hình di chuyển chúng ta có thể tính toán trên phần mềm Microsoft Excel: Mỗi Cell được thay đổi kích thước thành 1 ô vuông tương ứng 1 ô gạch trên sân trường. Toàn sân trường được mô phỏng thành một bảng Excel trong đó có đánh dấu vị trí chính xác các gốc cây, bờ tường, sân khấu.... Để tính toán số lượng học sinh các khối khi di chuyển xếp hình thì mỗi Cell được đánh bằng chữ số1 và được bôi màu, khi cho di chuyển ta sẽ cắt ô đó và dán vào một vị trí mới. Việc tính toán số lượng người tham gia từng khối được thực hiện bằng lệnh SUM(XX:YY). Điều này giúp chúng ta tính toán chính xác số người từng khối hình, và cả màn đồng diễn, từ đó chủ động điều động người tham gia, và linh động trong việc điều chỉnh số người trong các khối 14
  15. cho phù hợp với thiết kế. Hình 9: Màn hình Excel khi thiết kế màn đồng diễn chào mừng ngày thành lập Đoàn và hưởng ứng giờ trái đất năm 2019 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Phương pháp thực hiện màn đồng diễn này được xây dựng thông qua kinh nghiệm triển khai các hoạt động đồng diễn tại trường và các đơn vị trên địa bàn Thanh Chương, được điều chỉnh thay đổi sau nhiều lần triển khai và đã có hiệu quả rõ rệt, nhưng lần tổ chức sau thường đẹp hơn, công phu, hoành tráng hơn, thời gian luyện tập nhanh hơn so với những lần trước đó. Việc triển các phương pháp này thành công có vai trò rất lớn của công tác quản lý nề nếp học sinh, các nội quy, quy định của Đoàn trường, phong trào thi đua của trường lớp, Trong cương vị của bí thư Đoàn trường tôi quan tâm đến việc ban hành các quy định đối với học sinh, quy chế thi đua đối với các lớp, các hình thức biểu dương khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân một cách kịp thời, nhằm động viên tinh thần đối với các cá nhân và thúc đầy phong trào. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn triển khai, bước đầu đã hình thành nên các phương pháp trên, tuy nhiên đây là lĩnh vực khá mới nên cần được nghiên cứu điều chỉnh để có thể thực hiện các chương trình sắp tới đạt hiệu quả cao hơn, có thể tổ chức được các chương trình đồng diễn quy mô lớn hơn. 15
  16. CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC CÁC CHƯƠNG TRÌNH TẠI THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THANH CHƯƠNG 3.1. Thiết kế chương trình đồng diễn tại lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2016 và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. 3.1.1. Ý tưởng kịch bản Chương trình văn nghệ chào mừng lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia gồm 2 phần chính: Các tiết mục văn nghệ diễn ra trên sân khấu và màn đồng diễn xếp hình phụ họa trước sân khẩu do 176 học sinh thực hiện. Các tiết mục trên sân khấu tương ứng với các hình do màn đồng diễn phụ họa. Tất cả được quay lại thành video và chụp ảnh từ trên cao để dụng thành phim tài liệu lưu giữ làm truyền thống của nhà trường. Hình 10: Mẫu thiết kế các màn của khung hình đồng diễn 16
  17. Tiết Nội dung bài hát của đội văn Hình ảnh mà màn đồng mục nghệ trên sân khấu diễn xếp hình phụ họa 1. Tốp ca, múa phụ họa: Lá cờ Đảng Lá cờ Đảng 2. Đơn ca, múa phụ họa: Tổ quốc gọi Bản đồ Việt Nam tên mình 3. Đơn ca, múa phụ họa: Thương về Hình ảnh lũy tre làng dưới xứ nghệ ánh trăng 4. Tam ca: Một vùng trung du yêu Hình ảnh người lái đò trên thương sống 5. Đơn ca: Người thầy Quyển vở cây bút 6. Tốp ca, múa phụ họa: Giai điệu tự Cờ tổ quốc hào 3.1.2. Tổ chức thực hiện - Lựa chọn lực lượng 176 em tham gia màn ghép hình với kích thước của khối hình là 11 hàng x 16 cột. - Tất cả các em được hướng dẫn về nhà chuẩn bị mỗi em một tấm bìa caton kích thước 70x70cm, yêu cầu bìa cứng, phẳng, trường hợp kích thước không đủ thì phải ghép các tấm lại với nhau và nẹp bằng thanh tre mỏng, đảm bảo tính thẩm mỹ. - Các hình mẫu của màn đồng diễn được thiết kế và photo chuyên về các lớp, yêu cầu các em trang trí các tấm hình của mình theo mẫu đúng với tọa độ chỗ ngồi mình phụ trách. Dán các tấm hình lên bìa caton đúng quy cách được ban tổ chức hướng dẫn. 3.1.3. Luyện tập và biểu diễn. Sau khi đã hoàn thành việc rà soát ghép các mảnh để thành khung hình lớn, đội xếp hình sẽ luyện tập một số buổi với những thao tác tương đối đơn giản: Tất cả đặt ghế ngồi đúng vị trí trên sân, hai tay cầm bảng và đặt dựng phía trước, yêu câu bảng thẳng đứng. Toàn đội tập trung cao độ lắng nghe âm nhạc để nhận biết hiệu lệnh và thực hiện. Mỗi tiết mục văn nghệ trên sân khấu tương ứng với hình biểu diễn do màn 17
  18. đồng diễn tạo ra, hiệu lệnh chính là từ đầu tiên và từ kết thúc của bài hát, phần nhạc dạo giữa bài hát thì đội đồng diễn hạ bảng xuống để không mỏi tay. Kịch bản chi tiết cho buổi biểu diễn đã được triển khai đến các bộ phận phụ trách ở từng khu vực. Đặc biệt quan tâm đến việc chụp ảnh, quay phim từ trên cao cần được thực hiện bởi đơn vị chuyên nghiệp. Toàn chương trình sẽ được ghi lại và dựn thành phim tài liêu lưu giữ truyền thống của đơn vị. 3.1.4. Kết quả thực hiện. Chương trình đồng diễn chào mừng lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn năm 2016 là chương trình đầu tiên mà chúng tôi triển khai thực hiện theo cách làm này nên có nhiều ý kiến trái chiều về sự thành công của chương trình, nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Tuy nhiên chương trình đã thành công nhiều hơn mong đợi. Những hình ảnh đẹp của buổi lễ đã được ghi lại và đưa lên các phương tiên truyền thông và nhận được nhiều lời khen ngợi, những hình ảnh đó đã trở thành niềm tự hào của giáo viên, học sinh trường THPT Nguyễn Cảnh Chân. Hình 11: Toàn cảnh mà đồng diễn nhìn từ Flycam 3.2. Thiết kế chương trình đồng diễn tại lễ kỷ niệm ngay thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Huyện Thanh Chương năm 2018 3.2.1. Ý tưởng kịch bản Chương trình đồng diễn này là sự kết hợp giữa màn dân vũ của gần 700 học sinh và màn xếp hình của 140 học sinh chính giữa sân 18
  19. Tiết Nội dung các bài dân Hình ảnh mà màn Ghi chú mục vũ đồng diễn xếp hình 1. Hào khí tuổi trẻ Nghệ Xếp hình cờ Đảng, Chạy luân phiên theo An cờ Đoàn, cờ tổ nền nhạc dân vũ. quốc. 2. Thanh niên Việt Nam Xếp hình cờ Đảng, Chạy luân phiên theo tiến bước cờ Đoàn, cờ tổ nền nhạc dân vũ. quốc. 3. Nhạc nền bài hát Bản đồ Việt Nam, Toàn đội hình dân vũ di chuyển xếp thành Việt Nam ơi hình trái tim bao ( Đội dân vũ di chuyển) quanh bản đồ Việt Nam, Đội hồng kỳ di chuyển làm đường viên xung quanh trái tim. Phần xếp hình được thực hiện bằng phương pháp đồng diễn xếp hình thông qua ghép bảng kết hợp với phương pháp di chuyển đội hình để tạo ra một hình khối đẹp. Khi hai bài dân vũ diễn ra thì đội xếp hình chạy luân phiên hình cờ Đảng, cờ Tổ quốc, và bản đồ Việt Nam. Sau khi kết thúc phần dân vũ, toàn đội hình dân vũ di chuyển thành hình quả tim bao quanh đội xếp hình tạo nên biểu tượng cờ Đảng, cờ Đoàn, cờ Tổ quốc và bản đồ Việt Nam nằm trong lòng quả tim được tạo bởi đội hồng kỳ và gần 700 ĐVTN. 3.2.2. Tổ chức thực hiện Tổ chức luyện tập các tiết mục dân vũ: Sau khi được tập huấn tại Huyện Đoàn Thanh Chương, Đoàn trường triển khai luyện tập cho các hạt nhân văn nghệ của các lớp, phổ biến lời bài hát và đề ra yêu cầu đối với toàn thể học sinh trong trường: 100% thuộc lời hai bài hát và có thể múa theo đúng các động tác mà biên đạo đã giàn dựng. Để tăng hiệu quả viêc luyện tập các bài dân vũ Đoàn trường đã lên kế hoạch tổ chức cuộc thi dân vũ giữa các chi đoàn. Theo kế hoạch này thì mỗi chi đoàn sẽ thực hiện biểu diễn lần lượt 2 bài dẫn vũ đã được tập huấn, ban giám 19
  20. khảo sẽ chấm điểm và trao giải cho các đội xuất sắc theo các tiêu chí đúng, đều , đep. Sau cuộc thi ban tổ chức lựa chọn những học sinh thực hiện tốt để tham gia màn dân vũ, những em yếu hơn có thể luyện tập thêm, Những em kém có thể chuyển để tham gia các nội dung khác của buổi lễ. Để đảm bảo màn đồng diễn được thực hiện thành công, đẹp mắt. Đoàn trường lên kế hoạch tập ghép đội hình toàn trường để luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt trước khi biểu diễn trong ngày lễ. 3.2.3. Luyện tập và biểu diễn Về đội hình: Đội dân đứng theo vị trí đã được đánh dấu trên các ô gạch giữa sân trường, khoảng cách cố định người trước cách người sau 3 ô gạch, hàng cách hàng 3 ô gạch. Đội xếp hình ngồi tại vị trí trung tâm trước sân khấu. Vị trí của đội hồng kỳ và đội dân vũ khi xếp thành hình trái tim bao quanh đội xếp hình cũng được đánh dấu chính xác, các thành viên tham gia đồng diễn chỉ cần nhớ vị trí của mình và di chuyển theo đúng cung đường đã chọn, việc di chuyển sắp xếp đội hình này được thực hiện trong phần nhạc nền của bài hát “Việt Nam ơi” Về âm nhạc: Các bài hát được chọn trong phần đồng diễn được ghép lại với nhau và chạy một cách liên tuc Về trang phục: 100% học sinh mặc áo thanh niên Việt Nam, quần tối màu, đi giầy thể thao. Riêng đội hát mặc áo đỏ sao vàng. Về hình ảnh: ban tuyên giáo Tỉnh Đoàn Nghệ An lấy hình ảnh của buổi tổng duyệt ngày 15/3/2018 để tuyên truyền trên fanpage của Tỉnh Đoàn; toàn bộ chương trình chính được Huyện Đoàn Thanh Chương giao cho Studio Phan Thành thực hiện quay và dàn dựng. 3.2.4. Đánh giá kết quả Sau thời gian luyện tập, sơ duyệt tổng duyệt một cách nghiêm túc, buổi biểu diễn đã thành công tốt đẹp trước sự chứng kiến của hàng trăm đại biểu đến từ tất cả các phòng ban cấp huyện, tất cả các cơ sở Đoàn trên toàn huyện Thanh Chương. Điều đó thể hiện niềm tự hào của tuổi trẻ Thanh Chương nói chung và tuổi trẻ trường THPT Nguyễn Cảnh Chân nói riêng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2