Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào sinh học 10 - KNTT
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm thiết kế quy trình và một số công cụ nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng hợp tác nhóm trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 KNTT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào sinh học 10 - KNTT
- ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỢP TÁC NHÓM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 KNTT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT MƢỜNG QUẠ ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỢP TÁC NHÓM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN DI TRUYỀN HỌC - SINH HỌC 12 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỢP TÁC NHÓM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 KNTT Môn: Sinh học Ngƣời thực hiện: Nguyễn Văn Thìn Tổ: Hóa – Sinh – Thể - Địa Năm thực hiện: 2022 Số điện thoại: 096307767 Môn: Sinh học Ngƣời thực hiện: Nguyễn Văn Thìn Tổ: Khoa học tự nhiên Năm thực hiện: 2023 Số điện thoại: 0963077676 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 ĐHSP Đại học sƣ phạm 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 KN Kỹ năng 5 KNHTN Kĩ năng hợp tác nhóm 6 Nxb Nhà xuất bản 7 PPDH Phƣơng pháp dạy học 8 THPT Trung học phổ thông 9 THCS Trung học cơ sở 10 TN Thực nghiệm 11 TV Thành viên 12 SGK Sách giáo khoa
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa............................................................................................................ i Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................ii Mục lục ...................................................................................................................iii Danh mục các bảng, sỏ đồ, biểu đồ ........................................................................ iv PHẦN I: ĐẠT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:......................................................... ............................ 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 1 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 1 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ……………………… ............................................. 2 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ……………………… ......................................... 2 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ……………………… .......................................... 2 7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………… ................................. 2 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ……………………………… ................ 3 9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ......................................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................. 4 1.1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 4 1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................. 4 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 4 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 5 1.2.1. Lý thuyết về hợp tác nhóm .......................................................................... 5 1.2.2. Kĩ năng hợp tác nhóm ................................................................................ 13 1.2.3. Một số công cụ rèn luyện năng lực hợp tác …………… ........................... 17 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................... 20 1.3.1.Thực trạng dạy học theo hƣớng rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho ngƣời học ở các trƣờng THPT .......................................................................... 20 1.3.2. Cấu trúc chƣơng trình phần sinh học tế bào Sinh học 10 ......................... 22 1.3.3. Sự phù hợp của việc rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 KNTT .................................. 22
- CHƢƠNG 2: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỢP TÁC NHÓM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10 KNTT ……………………......................................................................... 23 2.1. CẤU TRÚC KĨ NĂNG HỢP TÁC NHÓM................................................... 23 2.1.1. Nhóm KN tổ chức và quản lý .................................................................... 23 2.1.2. Nhóm KN hoạt động . ................................................................................. 24 2.1.3. Nhóm KN đánh giá .................................................................................... .25 2.2. THIẾT KẾ QUY TRÌNH HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10 KNTT.................................... ..................... .26 2.2.1. Quy trình hợp tác trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 KNTT... ................................................................................................................. 26 2.2.2. Ví dụ vận dụng quy trình hợp tác trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 KNTT ............................................................................................. 33 2.3. THIẾT KẾ QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỢP TÁC NHÓM TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10 KNTT ....... 36 2.3.1. Quy trình rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm trong dạy học ......................... 36 2.3.2. Ví dụ vận dụng quy trình rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 KNTT.................................................... 38 2.4. THIẾT KẾ MỘT SỐ CÔNG CỤ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỢP TÁC NHÓM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10 KNTT ........................................................................... 40 2.4.1. Công cụ để HS thực hiện hoạt động nhóm ............................................... 40 2.4.2. Công cụ GV đánh giá kĩ năng hợp tác nhóm ............................................ 40 2.5. TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỢP TÁC NHÓM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10 KNTT ................................................................................................................ 41 2.6. THIẾT KẾ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG HỢP TÁC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10 KNTT .............................................................................................................. 42 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ....................................................................... 44 3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ....................................................................... 44 3.3. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ............................................................. 45 3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ.................................. ........... 45 3.4.1. Phân tích định lƣợng........................................ ........................................... 45
- 3.4.2. Phân tích định tính……………………………………… .......................... 48 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................ ......................................... 48 KẾT LUẬN ............................................................... .......................................... .48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 49 PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tóm tắt cấu trúc Jigsaw của E.Aronson ................................................ 8 Bảng 1.2: Đánh giá kết quả cá nhân theo cấu trúc STAD ..................................... 10 Bảng 1.3: Phân loại hợp tác nhóm ......................................................................... 12 Bảng 1.4: Phân loại câu hỏi và bài tập ................................................................... 17 Bảng 1.5: Bảng hỏi để đánh giá KN tổ chức nhóm hợp tác .................................. 19 Bảng 1.6: Bảng kiểm quan sát thái độ và KN của HS khi hoạt động nhóm ...................................................................................................... 19 Bảng 1.7: Mức độ sử dụng các phƣơng pháp dạy học của GV sinh học ............... 20 Bảng 1.8: Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của giáo viên về hợp tác nhóm ...................................................................................................... 20 Bảng 1.9: Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc hợp tác nhóm………………………………………………………. 21 Bảng 1.10: Kết quả điều tra thực trạng dạy học hợp tác nhóm .............................. 21 Bảng 2.1: Nhóm KN tổ chức và quản lý của hợp tác nhóm .................................. 23 Bảng 2.2: Nhóm KN hoạt động của hợp tác nhóm ................................................ 25 Bảng 2.3: Nhóm KN đánh giá của hợp tác nhóm .................................................. 25 Bảng 2.4: Bảng hỏi kiểm tra nhóm KN tổ chức và quản lý trong HTN ................ 40 Bảng 2.5: Bảng hỏi kiểm tra nhóm KN tổ chức và quản lý trong HTN ................ 40 Bảng 2.6: Hệ thống tiêu chí đánh giá kĩ năng hợp tác nhóm 42 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp mức độ đạt đƣợc của HS từng tiêu chí. .......................... 45
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 1.Sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1: Quy trình rèn luyện kĩ năng ................................................................ 14 Sơ đồ 2.1: Các hoạt động của GV và HS trong hợp tác nhóm ............................. 26 Sơ đồ 2.2: Các bƣớc của quy trình hợp tác nhóm trong dạy học .......................... 33 Sơ đồ 2.3: Quy trình rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm trong dạy học ................... 37 2.Biểu đồ Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt đƣợc của tiêu chí 1 qua 3 bài kiểm tra ................................................................................................................................. 6 Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt đƣợc của tiêu chí 2 qua 3 bài kiểm tra ............................................................................................................................... 46 Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt đƣợc của tiêu chí 3 qua 3 bài kiểm tra ............................................................................................................................... 47 Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt đƣợc của tiêu chí 4 qua 3 bài kiểm tra ............................................................................................................................... 47 Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt đƣợc của tiêu chí 5 qua 3 bài kiểm tra ............................................................................................................................... 47
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Luật giáo dục 2019, điều 7 nêu rõ: “Phƣơng pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học; bồi dƣỡng cho ngƣời học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên” Hiện nay, trong các trƣờng THPT, nhất là các trƣờng thuộc vùng miền núi xa trung tâm thành phố, cơ sở vật chất trƣờng lớp còn hạn chế nên việc sử dụng phƣơng pháp dạy học tích cực có chuyển biến nhƣng còn chậm. Vì vậy, việc nghiên cứu và sử dụng phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học mới là vấn đề cấp thiết. Chúng ta đang trong giao đoạn đầu thực hiện chƣơng trình 2018, ngành Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất các năng lực chung cho ngƣời học cần đạt trong thế kỉ 21 gồm 9 năng lực, bao gồm: năng lực tự học; năng lực tự quản lý, năng lực tƣ duy sáng tạo; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT và truyền thông; năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực tính toán. Nhƣ vậy, có thể nói, năng lực hợp tác là một trong những năng lực ngƣời học không thể thiếu đƣợc để tồn tại trong thế kỉ 21. Việc rèn luyện năng lực này nhất thiết phải bắt đầu từ lúc ngƣời học đang trên ghế nhà trƣờng và không phải chỉ tập trung ở một môn học nào mà tất cả các môn học đều phải góp phần hình thành năng lực. Chƣơng trình Sinh học 2018, phần Sinh học tế bào có vị trí tƣơng đối quan trọng. Những kiến thức về Sinh học tế bào là chìa khoá để giải quyết nhiều vấn đề thuộc hầu hết các chủ đề kiến thức về Sinh học, vi sinh vật, Di truyền, Tiến hoá… với nội dung nêu lên thành phần, cấu tạo và vai trò các chất vô cơ và hữu cơ đối với tế bào, tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống. đặc biệt giải các bài tập về nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. Trong đề thi HS giỏi các cấp. Đại học, Cao đẳng số câu hỏi đòi hỏi kĩ năng hợp tác nhóm với tƣ duy lôgic cao chiếm khá nhiều và thƣờng gây ra không ít khó khăn, lúng túng cho các em.Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh trong dạy học sẽ phát huy tính tích cực của HS và mang lại hiệu quả cao. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: Rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào sinh học 10 - KNTT 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thiết kế quy trình và một số công cụ nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng hợp tác nhóm trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 KNTT 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng 1
- Kĩ năng hợp tác nhóm, quy trình và các công cụ rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Sinh học 10 KNTT. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Kĩ năng hợp tác nhóm. - Nội dung dạy học Sinh học 10 đối với học sinh học theo Bộ sách KNTT. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu thiết kế đƣợc quy trình và các công cụ rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm, vận dụng chúng trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 thì có thể rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài: Kĩ năng hợp tác nhóm và việc rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh. - Nghiên cứu phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 KNTT - Thiết kế quy trình và một số công cụ để rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho HS trong dạy học Sinh học tế bào - Sinh học 10 KNTT - Vận dụng quy trình và các công cụ để tổ chức rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 KNTT - Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh. - Thiết kế một số giáo án dạy học phần Sinh học tế bào học - Sinh học 10 KNTT theo hƣớng rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh - Thực nghiệm sự phạm để đánh giá tính khả thi của giả thuyết đề ra. 7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung kiến thức phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 KNTT, kĩ năng hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh và phƣơng pháp giảng dạy Sinh học… b. Phƣơng pháp điều tra cơ bản - Điều tra chất lƣợng việc dạy và dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 KNTT - Điều tra thực trạng việc dạy học theo hƣớng rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm nói chung trong dạy học các môn học và rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm nói riêng 2
- đối với bộ môn sinh học ở trƣờng THPT thông qua phiếu điều tra, trao đổi với giáo viên, học sinh cùng với tham khảo giáo án c. Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia Sau khi xây dựng đƣợc các quy trình và bộ công cụ rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh, chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến của một số giảng viên, giáo viên có kinh nghiệm. d. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm Sau khi xây dựng lý thuyết rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh, tôi tiến hành thực nghiệm ở trƣờng THPT để kiểm tra tính đúng đắn, tính thực tiễn của đề tài. Kết quả thực nghiệm đƣợc đánh giá qua phiếu quan sát và bài kiểm tra. e. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học - Các bài kiểm tra ở cả nhóm lớp TN và đối chứng đều đƣợc chấm theo thang điểm 10 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kĩ năng hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh. - Thiết kế đƣợc quy trình và một số công cụ để rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho HS trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 KNTT - Vận dụng quy trình và các công cụ để tổ chức rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 KNTT - Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh - Thiết kế một số giáo án dạy học Sinh học tế bào - Sinh học 10 theo hƣớng rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh. 9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Sáng kiến kinh nghiện đƣợc trình bày bởi 3 phần: Phần I. MỞ ĐẦU Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI CHƢƠNG 2. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HỢP TÁC NHÓM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN DI SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10 KNTT CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM Phần III. KẾT LUẬN 3
- Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Trên thế giới Dạy học hợp tác nhóm là ý tƣởng đã có từ rất lâu đời, đó là một một tƣ tƣởng dạy học dựa trên ý tƣởng tất cả cùng làm việc, chia sẻ thông tin với nhau để đạt đƣợc mục đích cuối cùng. Ngƣời Do Thái cho rằng muốn học một điều gì cũng cần phải hợp tác với nhau, để lĩnh hội đƣợc nội dung kinh Talmud mỗi ngƣời học phải có 3 thứ: một bản kinh Talmud, một thầy dạy và một bạn học. Ngay từ đầu thế kỷ thứ nhất, Marco Fabio Quintilian cho rằng ngƣời học sẽ có rất lợi nếu biết nói những điều mình hiểu cho ngƣời khác cùng hiểu. Đến thế kỷ thứ XVII, Jan Amot Komenxki (1592 - 1670) tin rằng học sinh sẽ học tốt từ việc dạy cho bạn bè và học từ bạn bè của mình...Các nhà giáo dục tiên tiến đều đã nói đến lợi tích của hợp tác nhóm, HS sẽ học với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, từ đó tạo ra một môi trƣờng học tập thuận lợi [15]. Trong những năm 70 của thế kỷ XX nhiều nhà nghiên cứu đã thành lập nhóm “nghiên cứu hành động” để thiết kế các phƣơng pháp sƣ phạm trên cơ sở các mối quan hệ tƣơng tác giữa các cá nhân trong lớp học [18]. Tại hội nghị quốc tế đầu tiên về hợp tác nhóm tại Israel vào năm 1979, David Johnson; Elliot Aronson; Richard Schmuck và Larry Sherman đã đƣa ra giải pháp “Hợp tác học tập” hay còn gọi là hợp tác nhóm [23]. Họ đã trình bày bản chất, đặc điểm, cấu trúc, nguyên tắc của hợp tác nhóm, học tập cá nhân, học tranh đua và đã chỉ ra ƣu, nhƣợc điểm của từng cấu trúc của hợp tác nhóm. Gần nhất là tại hội nghị quốc tế IASCE họp ngày 21 - 25/4 năm 2004 tại Singapore trong đó hợp tác nhóm đã đƣợc đƣa ra để thảo luận và xác định kĩ năng hợp tác nhóm phải đƣợc xem là định hƣớng trong dạy học (Brody et al, 2004) [21]. 1.1.2. Ở Việt Nam Hình thức hợp tác nhóm đã có từ lâu. Ông cha ta đã có câu:“ Học thầy không tày học bạn”. Đặc biệt sau Cách mạng tháng Tám, trong nhà trƣờng có phong trào học tập dân chủ, học tập nhóm, phong trào đó tồn tại và phát triển trong suốt những thập kỷ vừa qua dƣới những hình thức khác nhau. Học tập hợp tác nhóm diễn ra dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: Nhóm tự quản, nhóm đôi bạn cùng tiến, nhóm ngoại khóa, nhóm sinh hoạt câu lạc bộ...Vào những năm 70 của thế kỉ XX, phong trào học tập nhóm đã phát triển mạnh và có những kết quả tốt. Tuy nhiên, thời gian đó hợp tác nhóm là phong trào tự phát, chƣa có cơ sở khoa học vững chắc nên dần dần lắng xuống. Những năm gần đây, với xu thế đổi mới PPDH theo hƣớng tích cực hóa hoạt động của học sinh, cùng với trào lƣu hội nhập quốc tế, các nhà nghiên cứu đã nhận 4
- thấy cần phải tổ chức cho học sinh học tập hợp tác theo nhóm. Phƣơng pháp hợp tác theo nhóm ngày càng đƣợc sử dụng nhiều trong các bậc học: Đại học, Cao đẳng cũng nhƣ THPT, THCS hoặc ở cấp tiểu học đang vận dụng dạy chƣơng trình VNEN cũng là một hình thức dạy học theo phƣơng pháp hợp tác nhóm. Phƣơng pháp này đang dần tỏ ra có ƣu thế vƣợt trội trong việc đáp ứng một số kỹ năng cơ bản của ngƣời lao động hiện nay. 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.2.1. Lý thuyết về hợp tác nhóm 1.2.1.1. Khái niệm hợp tác nhóm 1.2.1.1.1. Khái niệm hợp tác Hợp tác là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống lao động của con ngƣời; nó diễn ra thƣờng xuyên trong gia đình, trong xã hội; do vậy "hợp tác mang bản chất sinh học tự nhiên của mỗi con ngƣời trong xã hội". Các tác giả Johnson D., Johnson R. và Holubee E. (1990), Johnson D.W. và Johnson R.T (1991) [22], Nguyễn Thanh Bình (1998) [2] cũng đƣa ra các định nghĩa khác nhau về hợp tác. Các định nghĩa về hợp tác đều thống nhất về nội hàm với những dấu hiệu cơ bản sau đây: - Có mục đích chung trên cơ sở mọi ngƣời cùng có lợi. - Công việc đƣợc phân công phù hợp với năng lực của từng ngƣời. - Bình đẳng, tin tƣởng lẫn nhau, chia sẻ nguồn lực và thông tin, tự nguyện hoạt động. - Các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau, trên cơ sở trách nhiệm cá nhân cao. - Cùng chung sức, giúp đỡ hỗ trợ, khích lệ tinh thần tập thể và bổ sung cho nhau. 1.2.1.1.2. Hợp tác nhóm Học sinh học tập hợp tác hay hợp tác nhóm trong học tập là một bƣớc cải tiến đột phá trong giáo dục, quan điểm học tập này đƣợc phổ biến ở các nƣớc đang phát triển và đã mang lại những thành tích đáng kể trong học tập, tạo đƣợc hứng thú, hình thành các kỹ năng xã hội và tâm lý tích cực cho HS, SV. Các công trình nghiên cứu thể hiện các quan điểm tiếp cận sau đây: - Hợp tác nhóm là nhiệm vụ tổ chức của GV Đại diện có các tác giả ngƣời Mỹ nhƣ: Slavin R. E.(1983); Sharan (1983); Sodier (1982); Jack Hassard; Winzer M. E; Vƣơng Thản; Lâm Sinh Phụ... cho rằng: Học tập hợp tác là một chiến lƣợc giảng dạy (Teaching strategy) trong đó ngƣời dạy sẽ tổ chức ngƣời học thành những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động nhƣ thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề... Mỗi thành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp 5
- tác, giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao [24]. Tác giả Guskey T. R. cho rằng: Từ bản chất mà nói, hợp tác nhóm là một hình thức dạy học, nó yêu cầu từ 2 - 6 ngƣời trong cùng một nhóm, khác nhau về năng lực, sở thích, vùng miền... cùng nhau làm việc do GV phân công, trong nhóm các em sử dụng các kĩ năng hợp tác nhóm và giúp nhau học tập [20]. - Hợp tác nhóm là nhiệm vụ của học sinh Hợp tác nhóm là phƣơng thức học tập có sự tham gia, đóng góp trực tiếp của nhiều học sinh, cùng nhau làm việc để đạt đƣợc kết quả chung. Trong quá trình hợp tác học sinh tìm thấy lợi cho chính mình và cho tất cả các thành viên trong nhóm, thúc đẩy sự ảnh hƣởng tích cực lẫn nhau. 1.2.1.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của học hợp tác nhóm * Ưu điểm: - Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS: Trong học nhóm, HS phải tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên, trách nhiệm với nhiệm vụ và kết quả làm việc của mình. Hợp tác nhóm hỗ trợ tƣ duy, tình cảm và hành động độc lập, sáng tạo của HS. - Phát triển năng lực cộng tác làm việc: Hợp tác nhóm là phƣơng pháp làm việc đƣợc HS ƣa thích. HS đƣợc luyện tập những kỹ năng cộng tác làm việc nhƣ tinh thần đồng đội, sự quan tâm đến những ngƣời khác và tính khoan dung. - Phát triển năng lực giao tiếp: Thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, giúp HS phát triển năng lực giao tiếp nhƣ biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến ngƣời khác, biết trình bày, bảo vệ ý kiến của mình trong nhóm. - Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội: Hợp tác nhóm là quá trình học tập mang tính xã hội. HS học tập trong mối tƣơng tác lẫn nhau trong nhóm, có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo lập, củng cố các quan hệ xã hội và không cảm thấy phải chịu áp lực của GV. - Dạy học nhóm tạo khả năng dạy học phân hoá: Lựa chọn nhóm theo hứng thú chung hay lựa chọn ngẫu nhiên, các đòi hỏi nhƣ nhau hay khác nhau về mức độ khó khăn, cách học tập nhƣ nhau hay khác nhau, phân công công việc nhƣ nhau hoặc khác nhau, nam HS và nữ HS làm bài cùng nhau hay riêng rẽ. - Tăng cường kết quả học tập: Những nghiên cứu so sánh kết quả học tập của HS cho thấy rằng, những trƣờng học đạt kết quả dạy học đặc biệt tốt là những trƣờng có áp dụng và tổ chức tốt hình thức dạy học nhóm. * Nhược điểm Hợp tác nhóm đòi hỏi thời gian nhiều. Thời gian 45 phút của một tiết học cũng là một trở ngại trên con đƣờng đạt đƣợc thành công cho công việc nhóm. Một 6
- quá trình học tập với các giai đoạn dẫn nhập vào một chủ đề, phân công nhiệm vụ, làm việc nhóm và tiếp theo là sự trình bày kết quả của nhiều nhóm... những việc đó khó đƣợc tổ chức một cách thỏa đáng trong một tiết học. Công việc nhóm không phải bao giờ cũng mang lại kết quả mong muốn. Nếu đƣợc tổ chức và thực hiện kém, nó thƣờng sẽ dẫn đến kết quả ngƣợc lại với những gì dự định sẽ đạt. 1.2.1.2. Mô hình cấu trúc hợp tác nhóm Tuỳ thuộc vào nội dung bài học và thời lƣợng của tiết học, giáo viên có thể sử dụng các hình thức tổ chức dạy học nhóm sau: 1.2.1.2.1. Làm việc theo cặp 2 học sinh (Pairwork) Đây là hình thức học sinh trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống do giáo viên nêu ra, trong quá trình giải quyết các tình huống, học sinh sẽ thu nhận kiến thức một cách tích cực. Nhóm này thƣờng đƣợc sử dụng khi giao cho HS chấm bài, sửa bài cho nhau hoặc trong trƣờng hợp sau khi giao việc cá nhân, HS phải huy động kinh nghiệm đã có để suy nghĩ; cuối cùng trao đổi kinh nghiệm, nhằm tìm cách giải quyết tình huống đã đề ra. Ƣu điểm của hình thức tổ chức này là không mất thời gian tổ chức, không xáo trộn chỗ ngồi mà vẫn huy động đƣợc HS làm việc cùng nhau. Mô hình làm việc theo cặp 1.2.1.2.2. Làm việc theo nhóm 4-5 học sinh hoặc 7-8 học sinh (Group work) Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm và thảo luận các bài tập, câu hỏi tình huống do giáo viên nêu ra. Có 2 loại hình bài tập: Bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạt động so sánh. Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết 1 vấn đề khác nhau (nhưng cùng 1 chủ đề), sau đó trao đổi vấn đề và giải quyết vấn đề của nhóm mình đối với nhóm khác. Trong hoạt động Mô hình nhóm 4-5 học sinh so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm. 1.2.1.2. 3. Nhóm kim tự tháp (Pyramid) Đây là cách tổng hợp ý kiến tập thể của lớp học về một vấn đề của bài học. Đầu tiên giáo viên nêu một vấn đề cho các học sinh làm việc độc lập. Sau đó ghép 2 học sinh thành một cặp để các học sinh chia sẻ ý kiến của mình. Kế đến các cặp sẽ tập hợp thành nhóm 8, nhóm 16…Cuối cùng cả lớp sẽ có 1 bảng tổng kết các ý 7
- kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề. Nhƣ vậy, bất kỳ ý kiến các nhân nào cũng đều dựa trên ý kiến của số đông. Hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tƣơng hỗ, mô hình này phù hợp với các giờ ôn tập khi học sinh phải nhớ lại các định nghĩa, khái niệm, công thức…đã học trong một chƣơng. Mô hình kim tự tháp 1.2.1.2.4. Hợp tác nhóm theo Cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson (Kĩ thuật các mảnh ghép) Jigsaw là một hình thức tổ chức học hợp tác đã đƣợc phát triển bởi Elliot Aronson và các đồng nghiệp tại trƣờng đại học Texas ở Califonia năm 1970. theo Aronson tổ chức Jigsaw trong lớp học nhằm giảm sự xung đột, cạnh tranh giữa các HS với nhau. a. Cách thức tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw. - Chia HS thành từng nhóm với số lƣợng 4-5 HS/1 nhóm – nhóm hợp tác. - Chia cắt nội dung bài học thành 4-5 chủ đề, ứng với số thành viên trong nhóm. - Chọn một HS làm lãnh đạo nhóm – thƣờng chọn HS ƣu tú. - Mỗi thành viên của nhóm đƣợc giao một phần của bài học và có một khoảng thời gian để nắm bắt và hiểu đƣợc vấn đề. - Trong một khoảng thời gian xác định, các thành viên cùng chủ đề thảo luận với nhau trong một nhóm gọi là “nhóm chuyên gia”. - Các thành viên của nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác, giảng lại cho cả nhóm về phần bài của mình, đảm bảo mọi thành viên trong nhóm nắm vững nội dung toàn bài học. - Các thành viên làm bài kiểm tra cá nhân, nội dung kiểm tra gồm tất cả các phần của bài học. - Kết quả kiểm tra là kết quả cá nhân và tính điểm nhóm. Bảng 1.1: Tóm tắt cấu trúc Jigsaw của E.Aronson(Kĩ thuật các mảnh ghép) 8
- Bƣớc 1. Phân 2. Nhóm 3. Nhóm hợp tác 4. Cá nhân 5. Điểm cá làm công Chuyên Làm kiểm nhân - điểm việc công việc gia tra nhóm TV Chịu trách Thảo luận Giảng bài cho Kiểm tra Kết quả đạt trong Nhiệm cùng chủ Nhau đƣợc Nhóm đề Thành Phần bài A Các thành Thành viên nhóm Cá nhân Từng thành viên 1 viên cùng chuyên gia trở về làm kiểm viên không Thành chủ nhóm hợp tác và tra. Nội những hiểu Phần bài B giảng bài cho dung bài kĩ phần bài viên 2 đề của từng nhau để từng kiểm tra của mình Thành thành viên hiểu gồm tất cả mà còn hiểu viên 3 Phần bài C nhóm thảo hết các phần A, B, các phần đƣợc toàn …… Phần bài D luận C, D của bài học A, B, C, D bộ bài học của bài học b. Ƣu điểm - Là một trong những cấu trúc ƣu việt nhất, có hiệu quả nhất - Đề cao tính tƣơng tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm. - Loại bỏ gần nhƣ triệt để hiện tƣợng ăn theo, chi phối và tách nhóm. Có thể áp dụng ở Việt Nam do tính hiệu quả về mặt thời gian cao và hệ thống điểm số linh hoạt. - HS tham gia vào hoạt động học có nhiều cơ hội học hỏi và thể hiện vai trò của cá nhân. AA BB Nhóm chuyên gia BB Nhóm chuyên gia AB Nhóm xuất phát CD CC Nhóm chuyên gia DD Nhóm chuyên gia 1.2.1.2.5. Hoạt động nhóm theo cấu trúc STAD - Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Các thành viên trong nhóm tự lực nghiên cứu trong một khoảng thời gian xác định. - Các thành viên trong nhóm cùng nhau thảo luận, giúp đỡ nhau hiểu thực sự kĩ lƣỡng về bài học đƣợc giao. 9
- - Tiến hành kiểm tra lần 1, 2. đánh giá. - Tiến hành học nhóm trao đổi nội dung chƣa nắm chắc qua bài kiểm tra lần 1,2. - Đánh giá sự nổ lực của từng cá nhân và cả nhóm. Bảng 1.2: Đánh giá kết quả cá nhân theo cấu trúc STAD Học Kiểm tra cá nhân Trao đổi Kiểm tra cá nhân Chỉ số Kết quả nhóm lần 1 nhóm lần 2 cố gắng nhóm - Làm Thành viên 1 : 7đ Trao đổi Thành viên 1 : 7đ 0 Tổng số việc cá Thành viên 2 : 4đ về nội Thành viên 2 : 7đ 3 điểm cố nhân dung chƣa gắng của Thành viên 3 : 9đ rõ qua bài Thành viên 3 : 8đ 0 từng cá -Trao đổi Thành viên 4 : 6đ kiểm tra Thành viên 4 : 8đ 2 nhân 5đ nhóm lần 1 Đánh giá về cấu trúc STAD : Cơ chế chấm điểm dựa vào sự cố gắng của STAD đƣợc đánh giá là một nội dung quan trọng trong sự phát triển các phƣơng pháp tổ chức hoạt động nhóm trên thế giới vì : - Loại bỏ phần lớn hiện tƣợng ăn theo,chi phối tách nhóm. - Đề cao sự đóng góp của học sinh yếu kém và nâng sự đóng góp này thành một nhân tố quyết định cho hoạt động nhóm có hiệu quả. - Lấy sự cố gắng và nỗ lực làm tiêu chí đánh giá thay cho khả năng, học lực của cá nhân. - Học sinh kém có thể mang điểm về cho cả nhóm dựa vào sự nỗ lực của bản thân nên giúp học sinh tự tin hơn và tăng cƣờng tình đoàn kết giúp đỡ trong nhóm. 1.2.1.2.6. Hoạt động trà trộn (Mingling Activities) Trong hình thức này, tất cả các học sinh trong lớp phải đứng dậy và di chuyển trong lớp học để thu thập thông tin từ các thành viên khác. Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi cố định làm cho các học sinh cảm thấy thích thú, năng động hơn. Đối với các học sinh yếu thì đây là cơ hội cho họ hỏi nhiều ngƣời khác nhau cùng một câu hỏi mà không cảm thấy xấu hổ. Cũng bằng cách học này, họ sẽ thấy rằng có thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề. Hoạt động này thƣờng đƣợc dùng trong phần mở đầu của tiết học nhằm “khởi động” hoặc kích thích nhận thức của học sinh trƣớc khi học bài mới. Mô hình hoạt động trà trộn 1.2.1.2. 7. Cấu trúc GI (Group Investigation) – điều tra theo nhóm 10
- Mô hình này đƣợc Herber Thenlen đề xƣớng, sau đó Sharan và các đồng sự của ông ở trƣờng đại học Tel Aviv mở rộng và cải tiến. Mô hình này đƣợc nhƣ mô hình nhỏ của dạy học dự án. Cách thức tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc GI khác với mô hình Jigsaw và Stad, ở mô hình này HS đƣợc tham gia vào việc chọn chủ đề học, tự họ thiết lập lên kế hoạch học tập cũng nhƣ cách tiến hành giải quyết công việc, chính vì điều này đã yêu cầu cách tổ chức và tiêu chuẩn lớp học phải đồng bộ và tốt hơn. Bƣớc 1: Chia nhóm. Thƣờng phân lớp học thành các nhóm hỗn tạp có đầy đủ thành phần từ 4 – 6 TV để hộ trợ cho nhau trong quá trình hoạt động, tuy nhiên có một số trƣờng hợp nhóm đƣợc hình thành từ nhóm bạn có cùng sở thích, có cùng mối quan tâm đến một chủ đề. Bƣớc 2: Lựa chọn chủ đề. Nhóm HS có thể tự do lựa chọn chủ đề, tổ chức bốc thăm hay do GV chỉ định, điều này tuỳ thuộc vào mỗi GV. Nhƣng cho các nhóm tự lựa chọn thì sẽ tạo đƣợc sự hứng khởi. Bƣớc 3: Lập kế hoạch hoạt động nhóm hợp tác. Nhóm HS lập kế hoạch giải quyết vấn đề đƣợc giao, với những kế hoạch giải quyết từng giai đoạn cụ thể với từng mục tiêu cụ thể. GV có thể hƣớng dẫn HS nếu nhƣ nhóm chƣa có đƣợc kĩ năng tổ chức công việc, GV cần cung cấp cho nhóm một số tƣ liệu, các trang web cần thiết. Bƣớc 4: Thực hiện kế hoạch. Nhóm hoạt động theo kế hoạch đã đề ra, các TV trong nhóm tập hợp tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó phân tích các thông tin, kiến thức thu đƣợc để từ đó có các ý tƣởng hay cho bài thuyết trình của nhóm. Giai đoạn này, các TV thƣờng xuyên trao đổi với nhau và với GV nếu gặp khó khăn, GV cần hỏi thăm, đôn đốc tiến trình hoạt động của nhóm. Bƣớc 5: Báo cáo – thuyết trình kết quả. Buổi báo cáo là để thể hiện kết quả quá trình làm việc của nhóm, trƣớc khi báo cáo GV cần xem duyệt lại nội dung chính xác, góp ý nội dung báo cáo cho hợp lí, cần thiết thì nhắc nhở tác phong cũng nhƣ phong cách đứng lớp của ngƣời thuyết trình. Bƣớc 6: Đánh giá. Đây là giai đoạn cuối cùng, nhƣng quan trọng. GV phải thiết kế các tiêu chí đánh giá đúng khả năng đóng góp của mỗi TV, đề cao tính hợp tác của các TV và hiệu quả giờ học mà nhóm báo cáo mang lại cho cả lớp. Tùy theo nội dung giao cho nhóm tìm hiểu, báo cáo mà GV thiết kế cách đánh giá khác nhau. 1.2.1.3. Phân loại hợp tác nhóm Có rất nhiều cách để Phân loại nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Bảng sau đây trình bày 10 cách theo các tiêu chí khác nhau: 11
- Bảng 1.3: Phân loại hợp tác nhóm, Ƣ: ƣu điểm N: nhƣợc điểm Tiêu chí Cách thực hiện - Ƣu, nhƣợc điểm 1. Các nhóm Ƣ Đối với HS thì đây là cách dễ chịu nhất để thành lập nhóm, gồm những đảm bảo công việc thành công nhanh nhất. ngƣời tự N Dễ tạo ra sự tách biệt giữa các nhóm trong lớp, vì vậy cách nguyện, tạo lập nhóm nhƣ thế này không nên là khả năng duy nhất. chung mối quan tâm 2. Các nhóm Bằng cách đếm số, phát thẻ, gắp thăm, sắp xếp theo màu ngẫu nhiên sắc,.... Ƣ Các nhóm luôn luôn mới sẽ đảm bảo là tất cả các HS đều có thể học tập chung nhóm với tất cả các HS khác. N Nguy cơ có trục trặc sẽ tăng cao. HS phải sớm làm quen với việc đó để thấy rằng cách lập nhóm nhƣ vậy là bình thƣờng. 3. Nhóm Xé nhỏ một bức tranh hoặc các tờ tài liệu cần xử lý. HS ghép hình đƣợc phát các mẩu xé nhỏ, những HS ghép thành bức tranh hoặc tờ tài liệu đó sẽ tạo thành nhóm. Ƣ Cách tạo lập nhóm kiểu vui chơi, không gây ra sự đối địch. N Cần một ít chi phí để chuẩn bị và cần nhiều thời gian hơn để tạo lập nhóm. 4. Các nhóm Ví dụ tất cả những HS cùng sinh ra trong mùa đông, mùa với những xuân, mùa hè hoặc mùa thu sẽ tạo thành nhóm đặc điểm Ƣ Tạo lập nhóm một cách độc đáo, tạo ra niềm vui và HS có chung thể biết nhau rõ hơn. N Cách làm này mất đi tính độc đáo nếu đƣợc sử dụng thƣờng xuyên. 5. Các nhóm Các nhóm đƣợc duy trì trong một số tuần hoặc một số cố định trong tháng. Các nhóm này thậm chí có thể đƣợc đặt tên riêng. một thời gian Ƣ Cách làm này đã đƣợc chứng tỏ tốt trong những nhóm học dài tập có nhiều vấn đề. N Sau khi đã quen nhau một thời gian dài thì việc lập các nhóm mới sẽ khó khăn. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
21 p | 29 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 17 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B
32 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kĩ năng làm bài đọc hiểu văn bản trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia
61 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán cực trị hàm số cho học sinh lớp 12 THPT
49 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn