Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng nói thông qua trò chơi trong hoạt động luyện tập ở môn Ngữ văn cho học sinh miền núi bậc THPT
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đáp ứng yêu cầu theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018; Phát huy hiệu quả hoạt động luyện tập ở tiết đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn; Tạo sự hứng thú trong tiết học Ngữ văn cho học sinh; Tạo niềm đam mê, yêu thích môn học Ngữ văn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng nói thông qua trò chơi trong hoạt động luyện tập ở môn Ngữ văn cho học sinh miền núi bậc THPT
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI Rèn luyện kĩ năng nói thông qua trò chơi trong hoạt động luyện tập ở môn Ngữ văn cho học sinh miền núi bậc THPT Lĩnh vực (môn): Ngữ văn Năm học 2022 - 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUẾ PHONG --- &&& --- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI Rèn luyện kĩ năng nói thông qua trò chơi trong hoạt động luyện tập ở môn Ngữ văn cho học sinh miền núi bậc THPT Tác giả: Ngô Đức Nam, Nguyễn Thị Chiêm Đơn vị: Trường THPT Quế Phong Lĩnh vực (môn): Ngữ văn Nghệ An, tháng 4 năm 2023 Năm học 2022 - 2023
- MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………...1 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………… …………..1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………………………………………….3 3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………….3 4. Lĩnh vực áp dụng ………………………………………………………………3 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….3 6. Đóng góp của sáng kiến…………………………………………………………3 7. Cấu trúc sáng kiến………………………………………………………………4 PHẦN II. NỘI DUNG…………………………………………. …………………5 I. Cơ sở lí luận………………………………………………………………….....5 1. Chương trình Giáo dục Phổ thông mới 2018………………………………….5 2. Hoạt động luyện tập trong dạy học theo CV 5512……………………………..6 3. Kỹ năng nói trong dạy học môn Ngữ Văn……………………………………..6 4. Tổ chức trò chơi trong dạy học………………………………………………….7 II. Thực trạng dạy và học hoạt động luyện tập, kỹ năng nói trong môn Ngữ Văn bậc THPT ở miền núi hiện nay …………………………………………………..7 1. Thực trạng kỹ năng nói ở học sinh miền núi bậc THPT ……………………….7 2. Thực trạng dạy hoạt động luyện tập, dạy kỹ năng nói của giáo viên môn Ngữ Văn ở miền núi bậc THPT ……………………………………………………….8 3. Thực trạng học hoạt động luyện tập, học kỹ năng nói của học sinh miền núi bậc THPT……………………………………………………………………………..10 III. Giải pháp rèn luyện kỹ năng nói qua tổ chức trò chơi trong hoạt động luyện tập ở môn Ngữ văn cho học sinh miền núi bậc THPT………………………………12 1. Rèn luyện kỹ năng nói qua trò chơi cặp đôi trong hoạt động luyện tập………12 1.1. Mục tiêu chung của trò chơi cặp đôi trong hoạt động luyện tập……………..12 1.2. Các trò chơi cặp đôi rèn luyện kỹ năng nói vận dụng trong hoạt động luyện tập…………………………………………………………………………………13 1.3. Thiết kế hoạt động luyện tập cụ thể có vận dụng trò chơi cặp đôi………….14 2. Rèn luyện kỹ năng nói qua trò chơi cá nhân trong hoạt động luyện tập………16
- 2.1. Mục đích chung của trò chơi cá nhân………………………………………16 2.2. Các trò chơi cá nhân vận dụng trong hoạt động luyện tập………………….16 2.3. Thiết kế hoạt động luyện tập cụ thể có vận dụng trò chơi cá nhân…………17 3. Rèn luyện kỹ năng nói qua trò chơi theo bàn, nhóm trong hoạt động luyện tập.21 3.1. Mục đích chung của trò chơi theo bàn, nhóm………………………………21 3.2. Các trò chơi theo bàn, nhóm vận dụng trong hoạt động luyện tập…………21 3.3.Thiết kế hoạt động luyện tập cụ thể có vận dụng trò chơi theo bàn, nhóm…..23 4. Rèn luyện kỹ năng nói qua trò chơi tập thể lớp trong hoạt động luyện tập …..26 4.1. Mục đích chung của trò chơi theo tập thể lớp………………………………26 4.2. Các trò chơi theo tập thể lớp rèn luyện kỹ năng nói trong hoạt động luyện tập…………………………………………………………………………………26 4.3. Thiết kế hoạt động luyện tập cụ thể có vận dụng trò chơi theo tập thể lớp…28 5. Xây dựng thiết kế và lưu giữ kho trò chơi rèn luyện kỹ năng nói trong dạy học Ngữ văn cho học sinh THPT ở miền núi…………………………………………30 5.1. Giáo viên tự thiết kế các trò chơi cho các bài học ở phần luyện tập…………30 5.2. Tham khảo, cải biên các trò chơi trên các kênh thông tin như tivi, mạng in - tơ - nét………………………………………………………………………………30 5.3. Cùng với các đồng nghiệp biên soạn và thiết kế các trò chơi rèn luyện kỹ năng nói………………………………………………………………………………..31 5.4. Tạo kho lưu trữ trò chơi rèn luyện kỹ năng nói trong dạy học môn Ngữ Văn..................................................................................................................31 IV. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp……………………..32 1. Mục đích khảo sát…………………………………………………………….32 2. Nội dung khảo sát…………………………………………………………….32 3. Đối tượng và phương pháp khảo sát………………………………………….32 3.1. Đối tượng khảo sát………………………………………………………….32 3.2. Phương pháp khảo sát……………………………………………………….32 4. Kết quả khảo sát……………………………………………………………….34 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp……………………………………………….34 4.2. Tính khả thi của các giải pháp………………………………………………35
- V. Kết quả………………………………………………………………………..36 1. Kết quả từ học sinh……………………………………………………………36 2. Kết quả từ giáo viên……………………………………………………………36 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………….39 1. Kết luận……………………………………………………………………….39 2. Kiến nghị……………………………………………………………………..39 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………40 PHỤ LỤC……………………………………………………………………….41 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Giải nghĩa 1. GDPT Giáo dục phổ thông 2. THPT Trung học phổ thông 3. GV Giáo viên 4. THPT Trung học phổ thông 5. HS Học sinh 6. CV Công văn 7. SGK Sách giáo khoa 8. RCT Rất cấp thiết 9. CT Cấp thiết 10. ICT Ít cấp thiết 11. KCT Không cấp thiết 12. RKT Rất khả thi 13. KT Khả thi 14. IKT Ít khả thi 15. KKT Không khả thi
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Theo nội dung của chương trình GDPT mới 2018, mục tiêu dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng là đặc biệt chú trọng đến việc phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo của người học. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Tổ chức trò chơi là một trong những phương pháp đáp ứng được mục tiêu phát triển năng lực người học cũng như mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của nước ta hiện nay. Hoạt động trò chơi trong tiết luyện tập sẽ giúp học sinh thể hiện được các năng lực của bản thân. Học sinh trở thành trung tâm của hoạt động dạy học. Đối với môn Ngữ văn, qua hoạt động trò chơi sẽ góp phần rèn luyện các kĩ năng đặc trưng của bộ môn như : đọc, viết, nói và nghe. Ở đề tài này chúng tôi hướng tới các trò chơi tập trung rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh miền núi. Với đặc thù học sinh miền núi, tỉ lệ học sinh con em đồng bào thiểu số chiếm hơn 80% thì các kĩ năng cơ bản của môn Ngữ văn như đọc, viết, nói và nghe rất hạn chế. Qua thực tế giảng dạy tại một trường miền núi cao, chúng tôi thấy kĩ năng nói của các em còn nhiều hạn chế, nhút nhát, thiếu tự tin, không lựa chọn được từ ngữ để diễn đạt. Vì thế việc rèn luyện kĩ năng nói cho HS là rất cấp thiết trong dạy học Ngữ văn hiện nay. Đặc biệt thông qua trò chơi ở phần luyện tập sẽ góp phần rèn luyện kĩ năng nói còn hạn chế ở các em học sinh người dân tộc thiểu số. Chúng ta biết rằng trong các hoạt động dạy học thì hoạt động luyện tập có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với tiết học đọc văn bản. Trong công văn 5512 của Bộ giáo dục ngày 18/12/2020 quy định về kế hoạch bài dạy ( Giáo án) của giáo viên nói chung và môn Ngữ văn THPT nói riêng có 4 hoạt động chính: hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập và hoạt động vận dụng. Như vậy hoạt động luyện tập là hoạt động thứ 3 trong chuỗi các hoạt động bắt buộc trong một tiết học trên lớp ở bậc THPT hiện nay. 1
- Qua tìm hiểu và khảo sát thực tế giảng dạy của nhiều đồng nghiệp ở trên lớp chúng tôi thấy phần hoạt động luyện tập thường bị giáo viên bỏ qua hoặc nếu tổ chức thì qua loa, không chú trọng. Giáo viên ít tổ chức hoạt động luyện tập bởi nhiều lí do. Trước hết bởi đây là hoạt động gần cuối tiết học, có tiết học phần vận dụng giáo viên sẽ giao về nhà thì luyện tập trở thành hoạt động cuối cùng của tiết học. Hơn nữa ở tiết đọc văn bản, hoạt động hình thành kiến thức mất rất nhiều thời gian. Vì thế giáo viên chỉ chú trọng phần hình thành kiến thức mới mà sao nhãng phần luyện tập. Có khi giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành khởi động và hình thành kiến thức mới thì đã hết 45 phút của tiết học nên giáo viên có thiết kế hoạt động luyện tập cũng không kịp thực hiện. Có giáo viên vẫn tổ chức hoạt động luyện tập nhưng mang tính hình thức và không có hiệu quả. Hay hoạt động luyện tập chỉ dừng lại ở phát vấn vài câu hỏi sẽ làm cho học sinh cảm giác nhàm chán, nhất là đối với môn Ngữ văn lâu nay đã bị một số học sinh lơ là, không yêu thích. Từ thực tế giảng dạy của bản thân, chúng tôi lại thấy phần luyện tập có vai trò cực kì quan trong đối với một tiết học. Dù thời gian cho phép của phần luyện tập không nhiều, tầm 5 – 7 phút trong tổng thời gian 45 phút của một tiết học ở bậc THPT. Sau hơn 30 phút tiếp nhận kiến thức của bài học ở phần hình thành kiến thức mới, rất cần một hoạt động hứng thú, hấp dẫn, ngắn gọn để học sinh tổng kết lại nội dung trọng tâm tiết học cũng như có tâm thế vui vẻ, thoải mải. Theo chúng tôi, một tiết học tốt là một tiết học phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Chính vì thế việc tổ chức trò chơi trong hoạt động luyện tập, đặc biệt là tiết đọc văn bản rất hữu ích và phát huy được các năng lực, phẩm chất ở học sinh. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Ngữ văn. Ở phạm vi đề tài này chúng tôi đưa ra giải pháp với các trò chơi tập trung rèn luyện kĩ năng nói. Từ thực tế tổ chức hoạt động luyện tập thông qua trò chơi mang lại hiệu quả của bản thân, chúng tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp sáng kiến : Rèn luyện kĩ năng nói thông qua trò chơi trong hoạt động luyện tập ở môn Ngữ văn cho học sinh miền núi bậc THPT. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
- Giáo viên và học sinh trường THPT Quế Phong 3. Mục đích nghiên cứu - Đáp ứng yêu cầu theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. - Phát huy hiệu quả hoạt động luyện tập ở tiết đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn. - Tạo sự hứng thú trong tiết học Ngữ văn cho học sinh. - Tạo niềm đam mê, yêu thích môn học Ngữ văn. - Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh đồng bào miền núi. - Rèn luyện, phát huy các năng lực và phẩm chất của học sinh. - Tạo kho trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn 4. Lĩnh vực áp dụng Môn Ngữ văn bậc THPT 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu, đánh giá sản phẩm. - Phương pháp hợp tác, trao đổi. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp khảo sát. 6. Đóng góp của sáng kiến - Về mặt lí luận : Góp phần vào việc dạy học môn Ngữ văn THPT với việc rèn luyện kĩ năng nói, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. - Về mặt thực tiễn: + Góp phần rèn luyện kĩ năng nói cho HS miền núi, nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. + Tạo hứng thú, niềm đam mê môn học Ngữ văn cho HS + Tạo ngân hàng trò chơi rèn luyện kĩ năng nói trong hoạt động luyện tập ở môn Ngữ văn cho cá nhân sử dụng và đồng nghiệp sử dụng và tham khảo. 7. Cấu trúc sáng kiến 3
- Sáng kiến kinh nghiệm có 3 phần: - Phần I. Đặt vấn đề - Phần II. Nội dung - Phần III. Kết luận và kiến nghị PHẦN II. NỘI DUNG 4
- I. Cơ sở lí luận 1. Chương trình Giáo dục Phổ thông mới 2018 Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/20218. Chương trình Giáo dục Phổ thông mới 2018 là chương trình giáo dục được xây dựng theo hướng mở, lấy người học làm trung tâm, chú trong rèn luyện các năng lực và phẩm chất của người học. Đồng thời cho phép người dạy chủ động tìm các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng. Chương trình giáo dục phổ thông mới khẳng định rằng: Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời. Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội…vv... Và hơn thế, môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học. Trong đó năng lực nói là một năng lực quan trong cần rèn luyện cho người học. 5
- Mục đích của dạy nói và nghe là nhằm giúp học sinh có khả năng diễn đạt, trình bày bằng ngôn ngữ nói một cách rõ ràng, tự tin; có khả năng hiểu đúng; biết tôn trọng người nói, người nghe; có thái độ phù hợp trong trao đổi, thảo luận. Dạy nói và nghe không chỉ phát triển năng lực giao tiếp mà còn giáo dục phẩm chất và nhân cách học sinh. Nói và nghe linh hoạt khi gặp các tình huống có vấn đề. 2. Hoạt động luyện tập trong dạy học theo CV 5512 Ngày 18/12/2020, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn 5512/BGDĐT- GDTrH về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Trong đó quy định khi thiết kế kế hoạch bài dạy cần trải qua 4 hoạt động chính: Hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập và hoạt động vận dụng. Trong đó hoạt động luyện tập ở các mục với các nội dung cụ thể như sau: - Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh. - Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí ghiệm giao cho học sinh thực hiện. - Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình. - Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. 3. Kĩ năng nói trong dạy học môn Ngữ văn Theo Công văn của Bộ giáo dục và Đào tạo về chương trình giáo dục môn Ngữ Văn THPT kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu cần đạt đối với kĩ năng nói cụ thể ở các khối lớp. - Kĩ năng nói: gồm các yêu cầu về âm lượng, tốc độ, sự liên tục, cách diễn đạt, trình bày, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ khi nói,... - Kĩ năng nói và nghe có tính tương tác: gồm các yêu cầu về thái độ, sự tôn trọng nguyên tắc hội thoại và các quy định trong thảo luận, phỏng vấn,... 4. Tổ chức trò chơi trong dạy học 6
- Theo tác giả Phan Tấn Hùng trong tạp chí giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, trg 124-128 về việc Tổ chức trò chơi học tập theo hướng phát triển năng lực thì trò chơi dạy học sẽ giúp học sinh hứng thú học tập, tiếp thu kiến thức dễ dàng và tạo được cơ hội để các em vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập, bài thực hành, giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tế, lấy thực tế để giải quyết các nội dung bài học..vv. nâng cao được hiệu quả học tập và phát triển các năng lực cho học sinh. Đối với môn Ngữ văn ở bậc THPT, chúng tôi nhận thấy tổ chức trò chơi sẽ góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn. Thông qua các trò chơi giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của bài học. Kích thích hứng thú phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo và khả năng hợp tác trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đồng thời giáo dục học sinh tính tự giác, trung thực, kiên trì và tinh thần hợp tác, tinh thần đồng đội và sự đoàn kết trong lớp học. II. Thực trạng dạy và học hoạt động luyện tập, kĩ năng nói môn Ngữ văn bậc THPT ở miền núi hiện nay 1. Thực trạng kĩ năng nói ở học sinh miền núi bậc THPT - Trong chương trình giáo dục phổ thông Ngữ văn năm 2018, mục tiêu chính là phát triển các năng lực, và năng lực đặc trưng của bộ môn là đọc, viết, nói và nghe. Và trong các năng lực đó thì chúng tôi nhận thấy ở học sinh miền núi kĩ năng nói rất hạn chế. Cụ thể trong giao tiếp học sinh không biết diễn đạt như thế nào? - Học sinh giao tiếp với thầy cô và bạn bè ngoài giờ học khi sử dụng tiếng Việt gặp khó khăn, các em chuyển sang sử dụng tiếng dân tộc Thái, H Mông, Khơ – mú…vv, ngôn ngữ mẹ đẻ của các em. - Khi được giáo viên yêu cầu nhận xét, xây dựng bài các em biết và hiểu vấn đề song không biết cách diễn đạt nên các em chỉ đứng im, không trả lời. - Trong thảo luận nhóm ở lớp, các em ít tham gia vào việc thảo luận. Hay khi được nhóm phân công trình bày sản phẩm nhóm thì các em không nói được, không trình bày được sản phẩm mà nhóm đã hoàn thành. - Ở các tiết học chú trọng kĩ năng nói trong chương trình Ngữ văn lớp 10 mới, nhiều em không giới thiệu được sản phẩm của nhóm đã chuẩn bị, không biết nói để 7
- đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. Cụ thể khi chúng tôi dạy bài Sức hấp dẫn của truyện kể ở tiết nói và nghe giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện. Sau khi giáo viên đã định hướng, nhóm đã thảo luận chọn tác phẩm truyện và hoàn thành các ý cho bài thuyết trình nhưng khi được chọn ngẫu nhiên để thay mặt nhóm trình bày thì các em không nói được. - Đa phần các em học sinh miền núi, khi yêu cầu trình bày về một vấn đề nào đó thì các em thiếu tự tin, nhút nhát, không biết gây ấn tượng, không tạo được hấp dẫn cho người nghe. Thậm chí có lúc có em còn đứng run và khóc khi được giáo viên gọi đứng dậy trình bày một vấn đề trước tập thể lớp. Từ đó tạo tâm lí chán nản cho người nghe. 2. Thực trạng dạy hoạt động luyện tập, dạy kĩ năng nói của giáo viên môn Ngữ văn ở miền núi bậc THPT - Qua thực tế dự giờ giảng dạy của các đồng nghiệp chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên chưa chú trọng vào hoạt động luyện tập. Đa phần các tiết dạy tập trung quá nhiều vào hoạt động hình thành kiến thức mới. Tiết học nhiều khi nặng nề bởi giáo viên chủ yếu cho học sinh hoạt động để lĩnh hội hết kiến thức trong sách giáo khoa. Lâu nay môn Ngữ văn là môn học thường tạo cảm giác mệt mỏi cho học sinh nếu giáo viên không có thiết kế bài dạy mới mẻ, hấp dẫn. Giáo viên chỉ tập trung vào áp đặt kiến thức cho học sinh ở phần hình thành kiến thức mới. Các hoạt động khác của tiết học bị giáo viên bỏ qua và xem nhẹ. Thậm chí có tiết học giáo viên bỏ qua hoạt động luyện tập vì hết thời gian sau khi cho học sinh thảo luận nhóm ở phần hình thành kiến thức quá dài dòng. - Qua trao đổi, chia sẻ của các đồng nghiệp đa phần các giáo viên đều cho rằng họ biết rõ vai trò quan trọng của hoạt động luyện tập trong một tiết học môn Ngữ văn. Tuy nhiên khi thực tế giảng dạy trên lớp, họ quá nặng nề ở các hoạt động khác nên nhiều khi lơ là hoạt động luyện tập. Nếu có tổ chức giáo viên cũng làm qua loa và không chú tâm, dẫn đến không có hiệu quả. Có lúc họ khó khăn trong việc lựa chọn hình thức để tổ chức hoạt động luyện tập cho thật sự hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh ở hoạt động này. Đa phần nếu có tổ chức hoạt động luyện tập thì giáo 8
- viên thường chọn phương án nhanh, không đòi hỏi phải thiết kế bài dạy công phu như phát vấn vài câu hỏi đơn giản. - Một thực trạng nữa cũng là trăn trở của các giáo viên dạy môn Ngữ văn nói chung và giáo viên miền núi nói riêng là: Thực tế từ trước đến nay trong các kì thi của môn Ngữ văn, đề ra chỉ tập trung vào đánh giá kĩ năng viết của học sinh, còn các kĩ năng còn lại như nói và nghe thì không có. Vì thế hầu hết các giáo viên dạy tập trung 90% để rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh để các em tham gia vào các kì thi có kết quả cao, các kĩ năng còn lại chỉ dạy để các em áp dụng trong đời sống. - Qua lấy phiếu khảo sát thực tế ý kiến 14 giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Quế Phong, chúng tôi nhận được kết quả như sau: Hầu hết trong các tiết dạy trên lớp giáo viên tập trung nhiều thời gian vào hoạt động hình thành kiến thức mới. Hoạt động này qua khảo sát, tỉ lệ GV lựa chọn chiếm 78,5%. Chỉ 21,5% GV lựa chọn dành thời gian cho các hoạt động còn lại trong đó có hoạt động luyện tập. Có 28,6% giáo viên cho rằng hoạt động luyện tập có vai trò quan trọng trong tiết dạy, trong khi đó 71,4 % giáo viên đánh giá hoạt động luyện tập có vai trò ở mức bình thường. Việc tổ chức hoạt động luyện tập thường xuyên chỉ chiếm 35,7% và 64,3% giáo viên lựa chọn thỉnh thoảng mới tổ chức được hoạt động luyện tập. Điều đó cho thấy các giáo viên chưa thực sự tập trung công sức và thời gian cho hoạt động luyện tập trong một tiết học môn Ngữ văn. Về nội dung tổ chức trò chơi trong hoạt động luyện tập qua thái độ của HS, tỉ lệ GV chọn HS rất thích tổ chức trò chơi trong hoạt động luyện tập chiếm 92,9%. Đặc biệt đáng chú ý là 100% giáo viên đều cho rằng việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh ở miền núi là rất cần thiết. Đó là việc làm cấp thiết trong dạy học môn Ngữ văn ở miền núi hiện nay, khi mà môn Ngữ văn là môn học có vị tầm quan trọng trong dạy học. Và vấn càng cấp thiết khi mà thực tế hiện nay kĩ năng nói của các em HS miền núi còn rất nhiều hạn chế so với các HS ở miền xuôi. Kết quả thu thập qua phiếu khảo sát 14 GV dạy môn Ngữ văn tại trường THPT Quế Phong cụ thể như sau: TT Nội dung khảo sát Các phương diện Kết quả 9
- Chủ yếu hoạt động khởi 0 0% Trong một tiết học môn động 1 Ngữ văn giáo viên Chủ yếu hoạt động hình 11 78,5% thường tập trung vào thành kiến thức mới hoạt động nào? Chủ yếu hoạt động luyện 0 0% tập Chủ yếu hoạt động vận 0 0% dụng Tất cả các hoạt động 3 21,5% Vai trò của hoạt động Quan trọng 4 28,6% 2 luyện tập trong tiết học Bình thường 10 71,4% môn Ngữ văn Không quan trọng 0 0% Trong tiết học giáo Thường xuyên 5 35,7% 3 viên có thường xuyên Thỉnh thoảng 9 64,3% tổ chức hoạt động luyện tập ? Không bao giờ 0 0% Theo giáo viên, học Rất thích 13 92,9% 4 sinh có thích tổ chức trò Thích 1 7,1% chơi trong các hoạt Không thích 0 0% động ở các tiết học ? Việc rèn luyện kĩ năng Rất cần thiết 14 100% 5 nói cho học sinh miền Không cần thiết 0 0% núi 3. Thực trạng học hoạt động luyện tập, học kĩ năng nói của học sinh môn Ngữ văn ở miền núi bậc THPT - Qua tham dự các tiết dự giờ, quan sát học sinh làm việc trong tiết học giáo viên có tổ chức hoạt động luyện tập. Đối với hình thức tổ chức như trả lời câu hỏi phát vấn, trao đổi, viết đoạn văn cá nhân, thảo luận..vv.. các em chưa tập trung, chưa có sự hứng thú. Cảm giác đó là một hoạt động theo công thức nhàm chán đối với các em để kết thúc tiết học sau khi đã tiếp thu khá nhiều kiến thức ở phần hình thành kiến thức mới. Cảm giác mệt mỏi xuất hiện ở nhiều em học sinh. - Kĩ năng nói từ trước đến nay chưa xuất hiện trong các đề thi môn Ngữ Văn ở bậc THPT nên hầu hết các em không chú trong rèn luyện. Các em chỉ tập trung rèn luyện kĩ năng viết để tham gia các kì thi. Bởi thực tế chúng ta thấy nhiều em học sinh kĩ năng viết để tham gia các kì thi rất tốt, đạt ở mức giỏi nhưng kĩ năng nói chưa 10
- hẳn đã tốt. Thậm chí một số em viết giỏi nhưng nói lại nhút nhát, không diễn đạt được khi đứng trước tập thể lớp. - Qua lấy phiếu khảo sát 450 học sinh ở trường THPT Quế Phong về việc dạy và học hoạt động luyện tập cũng như việc rèn luyện kĩ năng nói, chúng tôi thu được kết quả như sau: Học sinh có ý kiến về các hoạt động dạy học của giáo viên trong một tiết học. Ý kiến HS cho rằng giáo viên chủ yếu tập trung vào hoạt động hình thành kiến thức chiếm tới 71,1%, có nghĩa là các hoạt động còn lại của tiết học như khởi động, luyện tập và củng cố chỉ chiếm 28,9% còn lại. Đối với hoạt động luyện tập có 87,8% học sinh cho rằng nó có tầm quan trọng bình thường trong một tiết học, nghĩa là các em chưa đề cao hoạt động này. Các em chưa nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động luyện tập trong một tiết học ở môn Ngữ văn. Chỉ 2,2% học sinh cho rằng hoạt động luyện tập có tầm quan trọng trong một tiết học. Đặc biệt qua khảo sát đối với hoạt động luyện tập nếu được tổ chức bằng hình thức trò chơi thì các em HS rất thích, tỉ lệ các em thích tổ chức trò chơi trong hoạt động luyện tập lên đến 98%. Theo chúng tôi đó là tâm lí chung của tất cả học sinh, bởi những mặt tích cực mà hình thức tổ chức trò chơi mang lại trong một tiếnt học. Đánh giá về kĩ năng nói của bản thân chỉ có 5,6% học sinh nhận mức giỏi, có tới 70,2% học sinh cho rằng các em đang ở mức yếu, kém. Kết quả khảo sát đúng với thực tế trong quá trình dạy học của chúng tôi. Đó là thực trạng cụ thể về kĩ năng nói cũng như học hoạt động luyện tập trong một tiết học môn Ngữ văn của học sinh miền núi bậc THPT hiện nay. Kết quả thu thập qua phiếu khảo sát 450 HS lớp 10 trường THPT Quế Phong cụ thể như sau: TT Nội dung khảo sát Các phương diện Kết quả Hoạt động khởi động 86 19,1% Theo em trong một tiết Hoạt động hình thành kiến 320 71,1% 1 học môn Ngữ văn giáo thức mới viên thường tập trung Hoạt động luyện tập 15 3,3% vào hoạt động nào? Hoạt động vận dụng 10 2,2% Tất cả các hoạt động 19 4,3% 11
- Quan trọng 10 2,2% 2 Vai trò của hoạt động Bình thường 395 87,8% luyện tập trong tiết học Không quan trọng 45 10% môn Ngữ văn Giáo viên dạy môn Ngữ Thường xuyên 42 9,3% 3 văn của lớp có thường Thỉnh thoảng 398 88,5% xuyên tổ chức hoạt động luyện tập trong Không bao giờ 10 2.2% tiết học? Các em có thích giáo Rất thích 441 98% 4 viên tổ chức trò chơi Thích 9 2% trong hoạt động luyện Không thích 0 0% tập ? Giỏi 25 5,6% 5 Đánh giá về kĩ năng nói Trung bình 109 24,2% của bản thân Yếu 302 67,1% Kém 14 3,1% III. Giải pháp rèn luyện kĩ năng nói qua tổ chức trò chơi trong hoạt động luyện tập ở môn Ngữ văn cho học sinh miền núi bậc THPT 1. Rèn luyện kĩ năng nói qua trò chơi cặp đôi trong hoạt động luyện tập 1.1. Mục tiêu chung của trò chơi cặp đôi trong hoạt động luyện tập - Củng cố lại các nội dung cơ bản của bài học. - Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh. - Tạo sự đoàn kết trong lớp học. - Xây dựng những tình bạn đẹp, đôi bạn hiểu nhau trong lớp học và trong cuộc sống. - Giáo dục tính hợp tác, tư duy sáng tạo cho học sinh. - Tạo sự thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc cho học sinh trong tiết học nói riêng và mỗi ngày đến lớp nói chung. 1.2. Các trò chơi cặp đôi rèn luyện kĩ năng nói vận dụng trong hoạt động luyện tập 1.2.1. Trò chơi HIỂU Ý BẠN THÂN - Hình thức tổ chức Giáo viên chọn 2 bạn trong lớp ( chọn ngẫu nhiên hoặc cho học sinh xung phong). Một học sinh quay mặt xuống lớp, học sinh còn lại nhìn lên màn hình máy chiếu và giải nghĩa 10 từ hoặc cụm từ có sẵn liên quan đến nội dung tiết học. 12
- Yêu cầu một học sinh dùng các kiến thức trong bài vừa học để giải thích cho bạn chơi. Mỗi đáp án đúng được 1 điểm, nếu người giải thích không dùng kiến thức bài vừa học để cắt nghĩa thì đáp án đó nếu đúng chỉ được 0,25 điểm. Thời gian chơi là 3 phút. Nếu người giải thích nói trùng vào một tiếng trong đáp án thì bị xem là phạm quy. Hết thời gian GV nhận xét và cho điểm. - Chuẩn bị của GV và HS + GV thiết kế trên phần mềm Powerpoint 10 từ hoặc cụm từ liên quan đến bài học, trình chiếu trên màn hình máy chiếu hoặc tivi. Trường hợp không có các thiết bị trên, GV có thể viết vào bảng phụ. GV chuẩn bị đồng hồ bấm giờ. + HS chuẩn bị tâm thế và chọn bạn chơi. 1.2.2. Trò chơi ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN - Hình thức tổ chức + Giáo viên thiết kế 6 hình ảnh có liên quan đến bài học và trình chiếu lên ti vi hoặc máy chiếu. Chọn 2 bạn HS trong lớp ( chọn ngẫu nhiên hoặc cho học sinh xung phong). Hai HS sẽ luân phiên nhau đặt câu có nội dung liên quan đến hình ảnh GV trình chiếu. Trong thời gian 3 phút yêu cầu 2 HS nói được đúng nội dung của hình ảnh, các câu liên kết với nhau và đúng chuẩn tiếng Việt. Nếu một trong 2 HS không diễn đạt được ở một hình ảnh nào đó thì trò chơi dừng lại. Hết thời gian GV cho HS trong lớp nhận xét và cho điểm. - Chuẩn bị của GV và HS + GV thiết kế 6 hình ảnh liên quan đến bài học, trình chiếu trên màn hình máy chiếu hoặc tivi. Trường hợp không có các thiết bị trên, GV có thể in ảnh ra dán trên bảng phụ để tổ chức trò chơi. + HS chuẩn bị tâm thế và chọn bạn chơi. 1.3. Thiết kế hoạt động luyện tập cụ thể có vận dụng trò chơi cặp đôi Bài học : Chí Phèo ( Nam Cao) Chương trình Ngữ văn lớp 11 1.3.1. Mục tiêu hoạt động - Học sinh củng cố lại kiến thức của bài học. - Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh. 13
- - Rèn luyện tính tư duy, hợp tác cho HS. - Gắn kết tình bạn trong lớp học. - Tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ cuối tiết học. 1.3.2. Nội dung hoạt động Trò chơi hiểu ý bạn thân 1.3.3. Sản phẩm: Học sinh thực hiện theo yêu cầu và diễn đạt được các cụm từ liên quan đến bài học bằng vốn ngôn ngữ cá nhân. 1.3.4. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chọn 2 bạn trong lớp. Một học GV trình chiếu 10 kí tự lên màn sinh quay mặt xuống lớp, học sinh còn lại nhìn hình tivi hoặc máy chiếu lên màn hình máy chiếu và giải nghĩa 10 từ hoặc cụm từ có sẵn liên quan đến tác phẩm Chí Phèo. Yêu cầu học sinh dùng các kiến thức vừa học để giải thích cho bạn chơi. Thời gian chơi là 3 phút. Nếu người giải thích nói trùng 1. CÁI LÒ GẠCH CŨ vào một tiếng trong đáp án thì bị xem là 2. THỊ NỞ phạm quy. 3. BÁT CHÁO HÀNH Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ 4. GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO - Gv quan sát 5. CON QUỶ DỮ - 2 HS thực hiện nhiệm vụ 6. LƯƠNG THIỆN Học sinh dựa vào các kí tự cho sẵn để giải 7. TAY SAI thích cho bạn chơi đoán đúng đáp án trong 8. TRUYỆN NGẮN vòng 3 phút. 9. NGƯỜI NÔNG DÂN Bước 3: Báo cáo kết quả 10. BI KỊCH - Gv tổ chức trò chơi 14
- - Hs tham gia trò chơi đúng thời gian Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS đánh giá phần chơi của 2 bạn - Giáo viên nhận xét, đánh giá Ảnh 1. Trò chơi Hiểu ý bạn thân, lớp 11a1 Ảnh 2. Trò chơi Hiểu ý bạn thân, lớp 11a3 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat và thực hành biểu đồ Địa lí lớp 12
26 p | 159 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 43 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 19 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B
32 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kĩ năng làm bài đọc hiểu văn bản trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia
61 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán cực trị hàm số cho học sinh lớp 12 THPT
49 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn