intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS tại trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS tại trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An" chỉ ra sự cần thiết đối với việc rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS, nhằm đào tạo ra những công dân toàn cầu, đáp ứng xu thế của thời kì hội nhập; Đóng góp một số kinh nghiệm, cách làm cụ thể và chi tiết để rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS trong trường phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS tại trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT SỐ 2 ---- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO HỌC SINH TẠI TRƢỜNG PT DTNT THPT SỐ 2 NGHỆ AN Lĩnh vực: Kĩ năng sống Tác giả: Nguyễn Thạch Sơn Đồng tác giả: Đặng Phúc Long NĂM HỌC: 2021 - 2022
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Tính mới của đề tài 2 3. Đóng góp của đề tài 2 II. PHẦN NỘI DUNG 3 1. Cơ sở nghiên cứu đề tài 3 1.1. Các khái niệm 3 1.1.1.Thuyết trình 3 1.1.2. Kĩ năng thuyết trình 3 1.1.3. Tầm quan trọng của kĩ năng thuyết trình đối với HS THPT 4 1.1.4. Phân loại các kĩ năng thuyết trình của HS ở trường THPT 4 1.2. Khảo sát về nhu cầu và khả năng thuyết trình của HS trường PT 5 DTNT THPT Số 2 Nghệ An 1.2.1. Khảo sát học sinh bằng ứng dụng Google Forms 5 1.2.2. Khảo sát khả năng thuyết trình của HS qua phỏng vấn GV 6 2. Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS 7 2.1. Đưa chủ đề Kĩ năng thuyết trình vào các tiết học Kĩ năng sống. 7 2.2. Tạo điều kiện cho HS được tham dự các buổi thuyết trình. 12 2.3. Hướng dẫn HS tự rèn luyện kĩ năng thuyết trình tại nhà 15 2.4. Phát huy, tập luyện khả năng thuyết trình cho HS thông qua các 16 chuyên đề sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. 2.5. Công đoàn và đoàn trường thường xuyên tạo các “sân chơi” cho 19 HS phát huy khả năng thuyết trình. 2.6. Đổi mới, kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng việc báo cáo, 21 thuyết trình các sản phẩm dự án học tập. III. PHẦN KẾT LUẬN 24 1. Hiệu quả của đề tài 24 2. Bài học kinh nghiệm 25 3. Kiến nghị, đề xuất 25 Tài liệu tham khảo 26
  3. PHỤ LỤC 1. Khảo sát nhu cầu và khả năng thuyết trình của HS trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An 2. Một số hình ảnh về tiết học kĩ năng sống với chủ đề: Kĩ năng thuyết trình 3. Minh hoạ sản phẩm thuyết trình của HS 4. Một số hình ảnh HS rèn luyện kĩ năng thuyết trình 5. Một số hình ảnh GV sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt Từ hoặc cụm từ GV giáo viên GVCN giáo viên chủ nhiệm HS học sinh THPT trung học phổ thông P.P Powerpoint DTNT dân tộc nội trú BGH ban giám hiệu NGLL ngoài giờ lên lớp KNS kĩ năng sống CLB Câu lạc bộ
  5. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài - Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 là đào tạo ra những công dân toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của thời kỳ hội nhập. Vì vậy, bên cạnh việc hình thành các năng lực chuyên môn thì việc hình thành các năng lực chung đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, trong sự thành công của con người, kiến thức chuyên môn chỉ là yếu tố nền tảng, nhân tố đóng vai trò quyết định chính là các năng lực xã hội, trong đó có năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp thể hiện ở nhiều khía cạnh, đó là việc tạo ra các mối quan hệ xã hội, dàn xếp mâu thuẫn, thuyết phục người khác…Để chuẩn bị cho việc hình thành những khả năng đó thì điều đầu tiên cần thiết là giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thuyết trình, biết trình bày ý tưởng của mình, giải quyết vấn đề một cách mạch lạc, tự tin. - Tuy nhiên, kĩ năng thuyết trình đang còn là một khâu yếu đối với học sinh THPT nói chung và đặc biệt là đối với học sinh trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An nói riêng. Bởi vì 100 % đối tượng học sinh của nhà trường đều là người dân tộc thiểu số, cư trú ở vùng biên giới, các bản làng xa xôi, nhiều em nói tiếng Kinh chưa thành thạo nên các em rất ngại giao tiếp, rụt rè và nhút nhát. Cộng với chưa được tiếp xúc nhiều với máy tính từ những năm THCS nên kĩ năng công nghệ thông tin để làm Powerpoint, infogrphic… hỗ trợ cho thuyết trình cũng còn rất hạn chế. Theo cuộc khảo sát hàng năm ở học sinh lớp 10, một khối học khoảng 200 học sinh thì chỉ có 5-6 học sinh tự tin nói chuyện, thuyết trình trước đám đông, còn đa phần đang lúng túng khi thuyết trình, ngôn ngữ trình bày chưa có điểm nhấn, chưa có tính thuyết phục. - Thấy được tính cấp thiết của việc rèn luyện các kĩ năng mềm cho HS, thấy được sự cần thiết để tạo sự tự tin trong giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số, hòa nhập với HS thành phố, trong những năm học gần đây, trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An đã bổ sung, thêm mới các chủ đề trong chương trình giáo dục kĩ năng sống, trong đó có kĩ năng thuyết trình. Nhấn mạnh việc rèn luyện kĩ năng thuyết trình không chỉ qua một vài tiết học kĩ năng sống mà còn là một quá trình, dưới sự hỗ trợ của toàn thể đội ngũ giáo viên, các tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên nhằm sáng tạo ra những môi trường trải nghiệm cho HS. Trên cương vị là tổ trưởng chuyên môn và tổ chức Đoàn Thanh niên, chúng tôi cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu nhiều cách làm để góp phần “ Rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS tại trƣờng PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An.” Ngoài ra, trong sáng kiến, chúng tôi có tổng hợp cách làm, giải pháp của tất cả các thành viên trong Ban giáo dục kĩ năng sống nhà trường. Sáng kiến được đưa ra mong được đóng góp một phần nhỏ kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS ở các trường THPT ngoài môi trường nội trú và để trao đổi, nhận được sự góp ý quý báu từ các đồng nghiệp. 1
  6. 2. Tính mới của đề tài - Các sáng kiến về rèn luyện kĩ năng thuyết trình chủ yếu đề cập đến cho đối tượng là sinh viên các trường Đại học, chưa có các sáng kiến kinh nghiệm cho đối tượng là học sinh ở các trường phổ thông. - Đề tài có thể áp dụng đối với tất cả các trường THPT không chỉ đối với riêng trường Dân tộc nội trú. 3. Đóng góp của đề tài - Đề tài chỉ ra sự cần thiết đối với việc rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS, nhằm đào tạo ra những công dân toàn cầu, đáp ứng xu thế của thời kì hội nhập. - Đóng góp một số kinh nghiệm, cách làm cụ thể và chi tiết để rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS trong trường phổ thông. - Đề tài minh họa cụ thể một số kế hoạch bài dạy về Kĩ năng thuyết trình, kịch bản về chương trình “Tìm kiếm MC”, Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá kĩ năng thuyết trình… 2
  7. II. PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Các khái niệm 1.1. Thuyết trình Có rất nhiều khái niệm về thuyết trình, sau đây là một vài khái niệm: - Thuyết trình là quá trình trình bày nội dung của một chủ đề cho người nghe. Những dụng cụ trực quan được sử dụng để minh hoạ cho nội dung bài nói. - Thuyết trình là trình bày một cách sáng tỏ một vấn đề trước đông người. - Thuyết trình là trình bày rõ ràng một vấn đề trước nhiều người. Thuyết trình là một nghệ thuật, người thuyết trình được ví như một nghệ sĩ hay diễn viên đứng trước công chúng, thuyết trình là một kĩ năng được phát triển thông qua kinh nghiệm và đào tạo. Một cách hiểu đơn giản hơn, thuyết trình là cách truyền đạt các ý tưởng và các thông tin đến một nhóm người; là trình bày bằng lời về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe. 1.2. Kĩ năng thuyết trình 1.2.1. Khái niệm về kĩ năng Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan điểm cá nhân của từng người. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kĩ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kĩ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kĩ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Như vậy: kĩ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. 1.2.2. Kĩ năng thuyết trình - Kĩ năng thuyết trình là khả năng sử dụng kết hợp kiến thức, thái độ, phương pháp, công cụ cần thiết vào quá trình truyền đạt và dẫn dắt thông tin nhằm làm cho nội dung thông tin có sức hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều người nghe hơn. - Kĩ năng thuyết trình là sự kết hợp giữa nội dung và hình thức, giữa giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp hình thể, không chỉ truyền đạt thông tin đến đám đông bằng lời nói đến cơ quan thính giác của họ, mà còn truyền đến các giác quan còn lại gồm thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác (bằng hình ảnh, mùi, vị, tiếp xúc) 3
  8. 1.3. Tầm quan trọng của kĩ năng thuyết trình đối với HS THPT Rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục để đào tạo ra những công dân toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của thời kỳ hội nhập. 1.3.1. Kỹ năng thuyết trình giúp HS tự tin hơn Rèn luyện kỹ năng thuyết trình sẽ giúp học sinh rèn được cho mình phong cách, lời nói, cử chỉ khi đứng trước đám đông. Nhờ vậy, việc giao tiếp với mọi người xung quanh học sinh sẽ thêm tự tin phát biểu, đưa ra ý kiến riêng của mình. 1.3.2. Giúp HS mở rộng nhiều mối quan hệ Khả năng ăn nói, giao tiếp tốt với mọi người xung quanh sẽ giúp học sinh dễ dàng kết nối, giao lưu với bạn bè dễ dàng. Không chỉ bó hẹp các mối quan hệ trong trường lớp mà còn giúp bạn giao lưu kết bạn với mọi người xung quanh mình. 1.3.3. Đạt kết quả học tập cao hơn Khi chuyển sang dạy học lấy HS làm trung tâm, dạy học thông qua tổ chức các hoạt động cho HS thì việc HS phải tự thuyết trình các vấn đề, các ý tưởng là điều tất yếu. HS phải biết cách trình bày vấn đề trong ho ạt động nhóm, giải quyết vấn đề khi báo cáo trước lớp hay thuyết trình cho các sản phẩm dự án học tập…Kĩ năng thuyết trình tốt sẽ giúp HS đạt kết quả học tập cao hơn. 1.3.4. Mang đến nhiều cơ hội cho HS trong tương lai Xin việc là thử thách đầu tiên đối với sinh viên sau khi ra trường, cũng là bước khởi đầu đặt chân vào môi trường công việc thực tế tại các doanh nghiệp. Tham gia phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp và trình bày vấn đề sẽ được nhà tuyển dụng chú trọng. Dù làm bất kì công việc gì, địa vị nào thì kĩ năng thuyết trình cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, là cơ hội để thể hiện tối đa giá trị của bản thân. Bởi vì nếu có kiến thức chuyên môn, ý tưởng độc đáo, chúng ta cũng phải có khả năng trình bày, thu hút sự tham gia và ủng hộ của đồng nghiệp. Hay thuyết trình cũng trở thành một phương pháp dạy học đối với giáo viên, tạo sự hứng thú, tập trung lắng nghe cho HS… 1.4. Phân loại các kĩ năng thuyết trình của HS ở trường phổ thông Dựa vào mục tiêu của bài thuyết trình mà HS thường gặp ở trường học, có thể chia kĩ năng thuyết trình thành hai dạng: 4
  9. - Thuyết trình để trình bày: truyền đạt các ý tưởng và thông tin. Ở dạng thuyết trình này ngôn ngữ cần ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và thông tin chính xác. Ví dụ như: các vấn đề, nội dung học tập được GV giao nhiệm vụ yêu cầu HS nghiên cứu và trình bày. - Thuyết trình để thuyết phục: tức là phải gây ảnh hưởng đến người nghe. Dạng thuyết trình này đòi hỏi cao hơn về ngôn ngữ, lí lẽ và phân tích sắc bén để người nghe cùng suy nghĩ với mình, chấp nhận theo quan điểm, cách giải quyết vấn đề của mình, hành động theo ý mình muốn. Dạng thuyết trình này thường gặp khi GV sử dụng các tình huống giả thiết trong học tập yêu cầu HS xử lí tình huống. Hoặc ở các hoạt động NGLL, thuyết trình để tuyên truyền ý thức, hành vi về các vấn đề xã hôi như bảo vệ môi trường, bạo lực học đường… 2. Khảo sát về nhu cầu và khả năng thuyết trình của học sinh trƣờng PTDTNT THPT Số 2 Nghệ An 2.1. Khảo sát học sinh bằng ứng dụng Google Forms Để khảo sát về nhu cầu và khả năng thuyết trình của học sinh, Tôi sử dụng 6 câu hỏi trắc nghiệm trên ứng dụng Google Forms: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd_TclqVvRfd8YGWm0vK6SyKix ykepGRNjYCKX70PPoxwU0Tg/viewform?usp=sf_link và thu được kết quả như sau: % Chưa có tác phong, cử chỉ…khi thuyết trình 35 Gặp khó khăn trong việc sử dụng công cụ hỗ trợ 40 thuyết trình Gặp khó khăn trong soạn thảo nội dung thuyết trình 55 Chưa tự rèn luyện hoặc học hỏi KN thuyết trình từ 60 người khác Mức độ kĩ năng thuyết trình khá 5 Cảm giác lo sợ khi thuyết trình 80 KN thuyết trình rất cần thiết 80 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Kết quả khảo sát nhu cầu và khả năng thuyết trình của HS trường PTDTNT THPT Số 2 Nghệ An, qua ứng dụng Google forms Có đến 80 % HS được khảo sát cho rằng, chúng em thường xuyên phải thuyết trình trong học tập và kĩ năng thuyết trình với chúng em thực sự rất cần thiết, 20% còn lại đánh giá ở mức độ cần thiết. Em Vi Thị Quỳnh Như, học sinh lớp 10A1 cho biết: “Kĩ năng này rất cần thiết với em, vì nếu em có được kĩ năng này thì em sẽ tự tin đứng trước bạn bè để nói, không còn ngại ngùng, xấu hổ 5
  10. nữa”; còn em Minh Thư lớp 11A2, cho rằng: “Sau này, em muốn trở thành giáo viên, kĩ năng thuyết trình sẽ làm cho người giáo viên giảng bài hay hơn và hấp dẫn hơn”…Phần lớn các em đã ý thức được vai trò của kĩ năng thuyết trình trong học tập và cuộc sống sau này, phần lớn các em có nhu cầu được rèn luyện kĩ năng thuyết trình. Nhưng thực tế, chỉ có 5 % HS tự đánh giá mình có khả năng thuyết trình ở mức độ khá, một con số quá ít ỏi. Trong khi đó, có đến 80% HS cảm thấy lo sợ, mất bình tĩnh khi thuyết trình. Có nhiều yếu tố tác động đến khả năng thuyết trình của HS, trong đó 60% HS chưa bao giờ tự rèn luyện hoặc học hỏi kĩ năng thuyết trình từ người khác, 55% HS gặp khó khăn về việc xây dựng nội dung thuyết trình, 40% HS gặp khó khăn khi sử dụng công cụ hỗ trợ thuyết trình, 35% HS chưa có tác phong, cử chỉ khi thuyết trình. 2.2. Khảo sát khả năng thuyết trình của HS qua phỏng vấn GV - Thầy Nguyễn Cao Hùng, GVCN lớp 10A1 cho biết: “Ở các lớp Tôi dạy, thông thường chỉ có từ 1-2 em có khả năng thuyết trình khá, lớp nào nhiều cũng chỉ có từ 5-6 em. Phần lớn các em khi đứng lên thuyết trình chỉ đọc, lúng túng và thiếu tự tin…” - Cô Bùi Thị Lệ Thu, giáo viên môn Ngữ Văn, cho hay: “HS nghĩ được câu gì viết câu đó, chưa biết cách viết và giải quyết một vấn đề như thế nào cho phù hợp. Nội dung bài thuyết trình thường thiếu tính chặt chẽ và thuyết phục. HS thường không biết viết ý khái quát, mổ xẻ những ý nhỏ và phân tích sâu các vấn đề…” - Cô Thu Hà, GV dạy Kĩ năng sống thì đánh giá rằng: “Phần lớn các em chỉ chăm chăm vào nội dung bài thuyết trình mà không để ý đến tác phong, cử chỉ, ngôn ngữ khi trình bày bài thuyết trình…” - Cô Trần Thị Liên, GVCN lớp 11A2 phân tích: “Do các em chủ yếu là người dân tộc thiểu số, cư trú ở vùng sâu xa, nhiều em nói tiếng Kinh chưa thành thạo nên hình thành ở các em tác phong tự ti, rụt rè và nhút nhát, ngại giao tiếp. Cộng với điều kiện kinh tế khó khăn, chưa được tiếp xúc nhiều với máy tính nên khả năng sử dụng công cụ hỗ trợ thuyết trình cũng là một khâu yếu…” - Thầy Mai Văn Đạt, Bí thư Đoàn trường nhìn nhận: “Phần lớn các em không biết sử dụng P.P như một công cụ gợi nhớ và tạo sinh động mà chăm chăm đọc trên slide, ánh mắt không hướng về người nghe…” Qua phỏng vấn GV, kết quả cũng tương tự như với khảo sát HS, ta thấy rằng kĩ năng thuyết trình với HS trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An thực sự đang còn rất nhiều hạn chế, từ việc xây dựng nội dung đến sử dụng công cụ hỗ trợ và ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình. 6
  11. 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO HỌC SINH 2.1. Đƣa chủ đề Kĩ năng thuyết trình vào các tiết học Kĩ năng sống. 2.1.1. Mục đích Các chủ đề giáo dục kĩ năng sống để đưa vào nhà trường vô cùng đa dạng và phong phú. Tuỳ thuộc vào môi trường và đối tượng HS, nhà trường và giáo viên dạy KNS cần có sự chọn lựa phù hợp. Nhưng trước hết cần ưu tiên các kĩ năng sống gắn kết với việc hình thành các kĩ năng học tập, trong đó có kĩ năng thuyết trình. Mục đích của các tiết lí thuyết KNS về chủ đề Kĩ năng thuyết trình là: - Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về bài thuyết trình. - Giúp HS thuyết trình thành công một vấn đề cụ thể. - Giúp HS tự tin khi nói trước đám đông. 2.1.2. Nội dung của chủ đề Kĩ năng thuyết trình 2.1.2.1. “Tạo lập” bài thuyết trình theo công thức BIKER Một bài thuyết trình dù ngắn hay dài đều được cấu trúc dựa trên 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Ba nội dung này được tóm tắt trong công thức dễ nhớ BIKER B- bang (tiếng nổ): Mở đầu là phần quan trọng nhất của bài thuyết trình, là bước tiếp xúc đầu tiên với khán giả. Việc tạo ấn tượng tốt đối với khán giả ở bước khởi đầu này rất có ý nghĩa. Ngoài cách mở đầu truyền thống là giới thiệu trực tiếp chủ đề và nội dung bài thuyết trình thì người thuyết trình có thể mở đầu bằng cách đưa ra một lập luận nào đó (câu hỏi, số liệu thống kê, sự kiện…) rồi dẫn dắt người nghe đến với chủ đề của bài thuyết trình. Đó chính là cách mở bài trực tiếp và gián tiếp. I-introduction: giới thiệu sơ lược các ý chính của bài thuyết trình. Sau phần mở đầu là phần giới thiệu về nội dung bài thuyết trình, hãy giới thiệu các ý chính và mục tiêu của bài thuyết trình. Có thể thông báo thời gian thuyết trình với khán giả. K- Keyboint: trình bày các ý chính. Hãy xác định các ý chính cần trình bày, số lượng ý chính tuỳ thuộc vào thời lượng trình bày và các thông điệp cần truyền đạt. E- examplex: các ví dụ. Các ví dụ sẽ giúp làm rõ các thông điệp cần truyền tải. Các ví dụ có thể là các câu chuyện, đồ thị, hình ảnh, bảng số liệu… 7
  12. R- recap: điểm lại các ý chính. Phần kết luận cần gọn gàng và đơn giản, chúng ta sẽ nhắc lại các luận cứ dẫn đến kết luận. Luận cứ là các lí do cho việc rút ra kết luận hoặc thông điệp chính. Vì thế, sau khi nhắc lại luận cứ, chúng ta sẽ xác nhận lại kết luận hoặc thông điệp chính của bài thuyết trình. 2.1.2.2. Sử dụng Powerpoint trong thuyết trình Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, việc thuyết trình trở nên thuận lợi hơn rất nhiều nhờ phần mềm P.P: các ý tưởng trình bày được công cụ hỗ trợ để minh hoạ hoặc nhấn mạnh, thời gian viết vẽ bảng được tiết kiệm, sức thu hút khán giả được nâng cao nhờ hiệu ứng âm thanh và hình ảnh sống động. Để khai thác P.P hiệu quả, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: - Số lượng trang chiếu tương ứng với thời lượng thuyết trình, nhiều quá gây mất tập trung, ít quá gây nhàm chán - Hình thức slide: ít chữ và nhiều hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ - Cỡ chữ đủ lớn cho người cuối phòng nhìn thấy. - Mỗi slide nên có khoảng dưới 6 dòng, nguyên tắc 6x6 là mỗi dòng không quá 6 chữ và mỗi slide không quá 6 dòng. - Tuân thủ nguyên tắc tương phản: nền sáng-chữ tối hoặc ngược lại - Tránh sử dụng quá nhiều hiệu ứng, các hiệu ứng gây rối mắt. 2.1.2.3. Làm chủ giọng nói khi thuyết trình Thuyết trình là chúng ta sử dụng ngôn ngữ nói. Giọng nói chính là bí quyết thu hút trong nghệ thuật thuyết trình. Để làm chủ giọng nói khi thuyết trình cần chú ý: - Âm lượng: giọng nói cần phải rõ ràng, đủ nghe. Giọng nói dù to hay nhỏ đều phải có sinh lực, có khí lực mới có sức thuyết phục. - Phát âm: âm vực phải chuẩn, tròn vành rõ chữ, không méo tiếng hay nuốt chữ, không nhầm lẫn giữa các âm. - Độ cao, điểm dừng: giọng nói phải lúc trầm lúc bổng, nói có điểm dừng. 2.1.2.4. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể Trong mỗi khoảnh khắc, chúng ta đều gửi đi những thông điệp không lời một cách vô thức. Trong thuyết trình cũng vậy, chúng ta có thể vận dụng ngôn ngữ cơ thể để khẳng định thêm thông điệp muốn truyền tải. - Ánh mắt: giao tiếp bằng ánh mắt có hiệu quả rất tốt trong việc xây dựng mối quan hệ thân mật giữa người nói và người nghe. Khi thuyết trình hãy cố 8
  13. gắng nhìn bao quát tất cả các người nghe, đặc biệt những người ở vị trí xa. Mỗi một ý thuyết trình ta nên dừng lại ở một nhóm người hoặc một cá nhân nào đó. - Dáng đứng: dáng đứng là một loại ngôn ngữ cơ thể, nó mang tính minh hoạ và điều tiết. Dáng đứng vững chãi, năng động, trung tâm của khán phòng sẽ thu hút được sự chú ý của người nghe. - Di chuyển: trong thuyết trình, điều cần tránh nhất là đơn điệu và nhàm chán, vì thế khi thuyết trình, không nên đứng yên một chỗ mà cần phải di chuyển, tạo những góc nhìn, góc nghe mới cho khán giả. 2.1.3. Cách thức thực hiện 2.1.3.1. Xây dựng các tình huống để HS thực hành Chỉ có những tình huống thực hành cụ thể thì HS mới có thể vận dụng những kiến thức cơ bản về thuyết trình để tạo lập và thực hiện một bài thuyết trình thành công. Không những thế, thông qua các tình huống, HS còn có thể phát hiện sáng tạo thêm nhiều vấn đề mà phần lí thuyết GV chưa nhắc được đến đầy đủ. Ví dụ 1: Đại dịch Covid-19 bùng nổ, dạy học trực tuyến là phương án duy nhất để đảm bảo an toàn cho HS “tạm dừng đến trường, không dừng học”. Em được bầu là nhóm trưởng và được giao nhiệm vụ trình bày cho nhóm về kế hoạch và phương pháp học tập trực tuyến. Em muốn cung cấp những thông tin liên quan và hữu ích nhất để các thành viên nhóm không bị bỡ ngỡ khi bắt đầu tham gia học tập. Em cũng muốn từ đó nhóm sẽ đoàn kết và phát triển hơn. Em có tổng cộng 15 phút cộng thêm ít thời gian dành cho các câu hỏi Yêu cầu: 1. Hãy phác thảo phần giới thiệu và phần kết luận. Mỗi phần ngắn gọn gồm 1-2 câu. 2. Em hãy sắp xếp các ý chính theo một trình tự hợp lí để bài nói cô đọng, súc tích (không nên nói quá 5 ý) 3. Hãy lấy một tờ giấy note hoặc một quyển sổ ghi chép ghi chữ mở đầu, sau đó ghi những điều em muốn nói phần mở đầu càng ngắn càng tốt. Tương tự với phần thân bài và kết luận Ví dụ 2: Trong cuộc sống, việc lên kế hoạch cho bản thân chính là việc cần thiết của mỗi người. Cho dù mục tiêu của bạn đơn giản hay phức tạp, thì sớm hay muộn bạn cũng nên có kế hoạch rõ ràng để thực hiện được điều đó. Trong vòng 15 phút em hãy thuyết trình về kế hoạch cho tương lai của mình. Yêu cầu: Em hãy phác thảo các ý chính dựa vào gợi ý của sơ đồ sau 9
  14. 2.1.3.2. Giúp HS phát hiện những điều “nên” và “không nên” khi thuyết trình Yêu cầu HS phát hiện những vấn đề “nên” và “không nên” trong thuyết trình cũng là một giải pháp hiệu quả để GV truyền tải kĩ năng thuyết trình đến HS. Ví dụ: Vận dụng các kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân để hoàn thiện bản checklist về việc khi tham gia thuyết trình bằng cách đánh dấu X vào phần được chọn. Nội dung Nên Không Lí do nên Xem trước bài báo cáo và xem lại file thuyết trình có tương thích với máy tính sử dụng chưa, máy tính có bộ phận kết nối với máy chiếu không. Chuẩn bị bài báo cáo đến sát lúc thuyết trình hoặc để quá cập rập. Trang phục và cách thuyết trình sao cho trông bạn thật chuyên nghiệp. Làm slide quá nhiều số, nhiều chữ hay biểu đồ. 10
  15. Nói trước nội dung, mục đích bạn sẽ trình bày Chỉ đọc theo nội dung viết trước trên giấy hay đại loại như vậy. Hãy cố gắng hiểu, thuộc nội dung và diễn đạt bằng ngôn ngữ của bạn Trình bày chậm, rõ ràng. Lưu ý: 1 slide chỉ nên kéo dài trong 1 phút (tối đa 2 phút) Các cử chỉ làm mất sự chú ý như xoay bút bi, bấm bút chiếu ra chỗ khác, vuốt ve hay xoắn tóc…đều gây hiệu quả bất lợi. Hãy giải thích thêm các thuật ngữ chuyên ngành, các tiêu chuẩn địa phương…. Nói với giọng điệu đều đều. Hãy xem như người nghe đang ngồi trước sân khấu. Họ cần xem một vở trình diễn nhiều âm điệu. Giao tiếp thật nhiều bằng ánh mắt trong lúc báo cáo Độc thoại với màn hình hay chỉ nhìn vào một người nào đó. Hãy cố gắng hâm nóng không khí. Hài hước là yếu tố quan trọng, nếu bạn chưa kịp phát huy khả năng này, điều đó không có nghĩa là bạn không thể làm đối tác thích thú và quan tâm khi nhìn thấy phần trình diễn hấp dẫn. 11
  16. Lạm dụng quá nhiều các hình ảnh động. 2.1.3.3. Dùng hình ảnh mô phỏng Việc sử dụng các hình ảnh mô phỏng cũng là một giải pháp giúp HS dễ dàng lưu lại để làm theo, nhất là vấn đề sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình. Mô phỏng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình Mô phỏng ngôn ngữ bàn tay khi thuyết trình 2.2. Tạo điều kiện cho HS đƣợc tham dự các buổi thuyết trình. 2.2.1. Mục đích Học hỏi không bao giờ là thừa mà còn có thể tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Vì thế, nhà trường nên tạo điều kiện cho HS được tham dự các buổi thuyết 12
  17. trình để các em có thể học cách mà các diễn giả truyền đạt tới người nghe, từ phong thái đến nội dung và lấy đó làm kinh nghiệm cho mình. 2.2.1. Cách thực hiện 2.2.1.1. Mời diễn giả về nói chuyện với HS Năm học 2020-2021, Công đoàn nhà trường phối hợp với Đoàn trường mời diễn giả Đào Ngọc Cường về nói chuyện với các em HS khối 12 về chủ đề: Sống có ước mơ và khát vọng. Tất cả các em đều nhận thấy được ý nghĩa và giá trị của buổi nói chuyện này. Những lời chia sẻ xúc động đã chạm vào trái tim toàn thể các em học sinh, đánh thức và hiểu được giá trị của ước mơ, giúp học sinh vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được ước mơ của cuộc đời. Buổi nói chuyện của diễn giả Đào Ngọc Cường tại trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An Khi được đặt câu hỏi từ Ban giáo dục KNS nhà trường: Tại sao cuộc nói chuyện của diền giả Đào Ngọc Cường lại thu hút được các em? Khiến các em xúc động, không cầm được nước mắt?, có rất nhiều HS đã chia sẻ: - “Em như thấy mình ở trong câu chuyện của diễn giả Đào Ngọc Cường, một đứa trẻ nghèo ở một vùng quê khó khăn, bố mất sớm, mẹ bị bệnh tâm thần, không đủ tiền để theo học… ”- Em Lô Ngọc Nguyên lớp 12A3 - “Cách nói chuyện của diền giả Đào Ngọc Cường rất gần gũi, chú đi xuống tận dưới khán đài, hướng ánh mắt vào từng đứa HS chúng em, chú nói đầy nhiệt huyết, nói ra từ trái tim của mình” – Em Vi Thị Dịu lớp 11A1 - “Khi chú Cường cho chúng em đứng dậy nhắm mắt, đặt bàn tay lên ngực trái để suy nghĩ về công ơn của cha mẹ, thầy cô, em thực sự không cầm được nước mắt, lúc đó trong em đã dấy lên một quyết tâm cao độ, phải học tập thật tốt để không phụ lòng của những bậc sinh thành…”- Em Đức Hùng lớp 12A1 - “Khi chúng em đứng dậy khoác tay lên vai nhau, cùng cất bài hát Niềm tin chiến thắng và Đường đến ngày vinh quang thì một tương lai tươi sáng, rạng 13
  18. ngời như hiện lên trước mắt, khát vọng sống, khát vọng về ước mơ, hoài bão như trỗi dậy..”- Em Thế Mạnh lớp 12C2 Từ những chia sẻ của các em, GV giúp các em nhận thấy được để một bài thuyết trình thực sự thành công thì ngoài việc chuẩn bị nội dung, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cơ thể thì việc cần phải nghiên cứu trước đối tượng người nghe, nắm bắt được tâm lí khán giả đóng một vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là đóng vai trò quyết định. 2.2.1.2. Theo dõi chương trình truyền hình Tìm kiếm M.C Cuộc thi tìm kiếm người dẫn chương trình truyền hình lớn nhất của VTV “Đường tới cầu vồng” luôn nhận được sự quan tâm và theo dõi của một lượng lớn khán giả, trong đó từ các mùa đầu tiên là 2009 đến nay luôn có sự góp mặt của HS trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An. Ban giáo dục KNS của nhà trường xác định đây cũng là một cơ hội để các em có thể học hỏi kĩ năng thuyết trình một cách chuyên nghiệp. HS đang xem chương trình Đường tới cầu vồng – lĩnh vực M.C Sau các tập phát, GV có thể đặt câu hỏi để các em chia sẻ: Em ấn tượng với thí sinh nào? M.C truyền hình nào? Tại sao? Khi chia sẻ những vấn đề này, có nghĩa là HS đã thực sự ấn tượng với phong cách thuyết trình của từng M.C và sẽ bắt chước, học hỏi theo. 2.2.1.3. Giáo viên phát huy tính tích cực của phương pháp dạy học thuyết trình để tạo thành “hình mẫu” cho HS. Phương pháp dạy học thuyết trình lâu nay được xem là một phương pháp dạy học truyền thống, không phát huy được tính tích cực của HS, HS chủ yếu sử dụng thính giác và tư duy tái hiện, gây mệt mỏi, nhàm chán. Tuy nhiên, đối với những nội dung lí thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà HS không thể tự tìm hiểu một cách sâu sắc được thì việc sử dụng phương pháp thuyết trình là một giải pháp tối ưu. Việc GV chuẩn bị kĩ lượng hai khâu trước và trong thuyết trình như: nội dung, thời gian, trực quan, ngôn ngữ, xử lí tình huống….sẽ tạo nên hiệu quả cho phương pháp này. Qua những tiết học GV sử dụng phương pháp thuyết trình, HS sẽ học hỏi được nhiều kĩ năng, vấn đề từ “hình mẫu” thầy cô: 14
  19. - HS sẽ nắm được hình mẫu tư duy logic, cách đặt và giải quyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học một cách chính xác, rõ ràng, xúc tích thông qua cách trình bày của GV. - HS sẽ học được cách GV chuẩn bị nội dung trên các slide, phối hợp nhịp nhàng giữa lời giảng và trình chiếu. - HS sẽ học được cách GV đứng bao quát lớp khi nói, còn cả cử chỉ và ánh mắt đối với HS. - HS sẽ học được từ giọng giảng của GV, lúc nghỉ, lúc nhấn mạnh. Tiết dạy môn Vật Lí bằng phương pháp thuyết trình 2.3. Hƣớng dẫn HS tự rèn luyện kĩ năng thuyết trình tại nhà 2.3.1. Mục đích Để thuyết trình trở thành kĩ năng thì điều quan trọng nhất là HS phải được thực hành nhiều, và một trong những giải pháp để được thực hành nhiều là HS phải tự rèn luyện tại nhà. Rèn luyện về giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, kiểm soát thời gian…Việc rèn luyện tại nhà giúp HS điều chế được cảm xúc, giảm bớt căng thẳng, lo sợ khi thuyết trình. 2.3.2. Cách thực hiện 2.3.2.1. Sử dụng hình thức tự ghi âm, ghi hình Chỉ đơn giản với một chiếc điện thoại, HS có thể tự thuyết trình để ghi âm lại giọng nói, hoặc muốn rèn luyện cả cử chỉ, điệu bộ khi thuyết trình thì sử dụng chức năng quay video. HS có thể nghe lại, xem lại, làm đi làm lại rất nhiều lần để chỉnh sửa đến khi hài lòng mới thôi. 2.3.2.2. Đứng trước gương 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2