intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy chương II: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 trong chương trình lịch sử lớp 12 - Ban cơ bản

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:83

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy chương II: “Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945” trong chương trình lịch sử lớp 12 - Ban cơ bản sẽ khắc phục được hạn chế của các đề tài khác, trình bày cụ thể các lí thuyết và việc ứng dụng lí thuyết về các phương pháp rèn luyện kĩ năng tự học vào một chương cụ thể nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Qua đó, nâng cao hiệu quả bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, môn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy chương II: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 trong chương trình lịch sử lớp 12 - Ban cơ bản

  1. MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu: ..............................................................................................................1 2. Tên sáng kiến.................................................................................................................2 3. Tác giả sáng kiến:.........................................................................................................3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:.....................................................................................3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ......................................................................................3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:...................................3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:...................................................................................3 7.1. Về nội dung của sáng kiến:.........................................................................................3 7.1.1. Xác định mục tiêu bài học để hình thành và phát triển hệ thống các kĩ năng tự  học   cho   học   sinh 3 7.1.2. Xác định các phương pháp rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi  dạy chương II: “Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945”..................................................5 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:..........................................................................60 8. Những thông tin cần được bảo mật:.........................................................................60 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:......................................................60 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng  kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia  áp   dụng   sáng   kiến   lần   đầu,   kể   cả   áp   dụng   thử: 61 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự  kiến có thể  thu được do áp dụng sáng  kiến   theo   ý   kiến   của   tác   giả: 61 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự  kiến có thể  thu được do áp dụng sáng   kiến   theo   ý   kiến   của   tổ   chức,   cá   nhân: 63 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng   sáng   kiến   lần   đầ u : 64 Phụ lục:...........................................................................................................66 Tài liệu tham khảo:..........................................................................................................88
  2. 1. Lời giới thiệu Trong việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì việc tự  học  của học sinh vô cùng quan trọng, để điều khiển quá trình tự học sao cho có hiệu quả nhất   thì việc hướng dẫn của giáo viên đỏi hỏi phải thật khéo léo, đa dạng góp phần tích cực   làm chuyển biến quá trình tự  học của học sinh.Tuy vậy, trong thực tế dạy học hiện nay   việc áp dụng phương pháp dạy học hướng dẫn học sinh tự học của giáo viên ở tất cả các  môn học nói chung và môn lịch sử nói riêng còn gặp rất nhiều lúng túng và khó khăn. Cách học của học sinh vẫn đơn giản là cố  gắng hoàn thành hết số  bài tập giáo viên  giao về nhà, học thuộc trong vở ghi, thụ động nghe giảng...Đối với giáo viên thì chỉ  quen   thuộc với cách kiểm tra bài cũ đầu giờ cốt sao cho đủ số lần điểm. Việc kiểm tra định kỳ  chỉ đơn giản là thực hiện theo phân phối chương trình. Đa số giáo viên thường quan niệm  kiến thức là mục đích của quá trình dạy học nên chỉ quan tâm đến phương pháp truyền thụ  kiến   thức   của   bài   đúng   với   nội   dung   sách   giáo   khoa.           Một số giáo viên chưa có kỹ  năng soạn bài, vẫn áp dụng một cách rập khuôn, máy   móc lối dạy học "truyền thống" chủ  yếu giải thích, minh hoạ  tái hiện, liệt kê kiến thức  theo sách giáo khoa là chính, ít sử dụng câu hỏi tìm tòi, tình huống có vấn đề… coi nhẹ rèn   luyện thao tác tư duy, năng lực thực hành, ít sử dụng các phương tiện dạy học nhất là các   phương tiện trực quan để dạy học và tổ chức cho học sinh nghiên cứu thảo luận trên cơ sở  đó tìm ra kiến thức và con đường để chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Các phương pháp dạy học tích cực coi việc rèn luyện phương pháp học tập cho học   sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả  dạy học mà còn là một mục tiêu dạy   học. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự  học. Nếu rèn luyện cho  người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự  học thì sẽ  tạo cho họ  lòng   ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên  gấp bội. Vì vậy, cần phải nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực  tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự  học ngay trong trường phổ  thông, không chỉ  tự  học  ở  nhà sau bài lên lớp mà tự  học cả  trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên. Chương II: “Việt Nam từ  năm 1930 đến năm 1945” nằm trong chương trình lịch sử  lớp 12­ Ban cơ  bản gồm 3 bài: Bài 14: Phong trào cách mạng 1930­1935; Bài 15: Phong   trào dân chủ  1936­1939; Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng   Tám (1939­1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Đây là một chương học quan  trọng giúp học sinh nắm được thời kì lịch sử quan trọng của nước ta từ sau khi Đảng Cộng   3
  3. sản Việt Nam ra đời. Dưới sự  lãnh đạo của Đảng đã tiến hành 3 phong trào đấu tranh   1930­1931, 1936­1939, 1939­1945 chuẩn bị  cho sự  thành công của cuộc cách mạng tháng   Tám dẫn tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chương học cũng giúp bồi   dưỡng niềm tự hào về sự đấu tranh vẻ vang, niềm tin vào sức sống quật cường của Đảng,  từ đó giúp thế hệ trẻ có tinh thần hăng hái, nhiệt tình cách mạng, không quản gian khó hy   sinh vì sự nghiệp cách mạng của đất nước, noi gương ông cha, trân trọng phát huy những   thành quả của cách mạng tháng Tám...Nội dung của chương học cũng thường xuyên xuất   hiện trong những đề thi khảo sát chuyên đề, thi học sinh giỏi cấp tỉnh và thi Trung học phổ  thông Quốc gia. Vì vậy, rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh sẽ góp phần nâng cao chất   lượng môn học. Thực tế, nhiều đề tài đã nghiên cứu về việc rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh để  nâng cao hiệu quả bài học nhưng chủ yếu tập trung trình bày những nội dung mang tính lí   luận và lấy một vài ví dụ minh họa chứ không gắn vào một chương, một bài học cụ thể. Đề tài: Rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy chương II: “Việt Nam từ năm   1930 đến năm 1945” trong chương trình lịch sử  lớp 12 ­ Ban cơ bản  sẽ  khắc phục được  hạn chế của các đề tài khác, trình bày cụ  thể  các lí thuyết và việc ứng dụng lí thuyết về  các phương pháp rèn luyện kĩ năng tự học vào một chương cụ thể nhằm phát huy tính tích   cực, chủ  động, sáng tạo của học sinh. Qua đó, nâng cao hiệu quả  bài học, giúp học sinh  hứng thú với bài học, môn học. 2. Tên sáng kiến: Rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy chương II: “Việt Nam từ   năm 1930 đến năm 1945” trong chương trình lịch sử lớp 12 ­ Ban cơ bản. 3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Nguyễn Thúy Mai ­ Địa chỉ  tác giả  sáng kiến: Giáo viên trường THPT Nguyễn Thái Học – Thành phố  Vĩnh  Yên­Tỉnh Vĩnh Phúc. ­ Số điện thoại: 0964034756. E­mail: nguyenthuymai18121981@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ­ Họ và tên: Nguyễn Thúy Mai ­ Địa chỉ: Giáo viên trường THPT Nguyễn Thái Học ­ Thành phố  Vĩnh Yên ­ Tỉnh Vĩnh  Phúc. ­ Số điện thoại: 0964034756. E­mail: nguyenthuymai18121981@gmail.com 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:  ­ Sáng kiến được áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn lịch sử: chương trình lịch sử lớp 12.  4
  4. ­ Vấn đề  sáng kiến giải quyết: Rèn luyện kĩ năng tự  học của học sinh khi dạy chương II:   “Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945” trong chương trình lịch sử lớp 12 ­ Ban cơ bản.  Qua  đó, nâng cao hiệu quả bài học và bồi dưỡng niềm yêu thích môn học cho học sinh. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày áp dụng lần đầu: Tháng 10 năm 2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1. Xác định mục tiêu bài học để hình thành và phát triển hệ thống các kĩ năng tự  học cho học sinh Để hình thành kĩ năng tự học cho học sinh cần phải xác định được các mục tiêu mà   bài học hướng tới: * Về kiến thức: Học sinh cần nắm được: ­ Phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng ta lãnh đạo (1930­1931): nguyên nhân bùng nổ,   những cuộc đấu tranh tiêu biểu, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm. ­ Hiểu rõ thời kì thứ  hai trong cuộc đấu tranh giành chính quyền do Đảng Cộng sản lãnh   đạo (1936­1939). Đây là phong trào đấu tranh khác hẳn thời kì 1930­1931 về mục tiêu, khẩu   hiệu, hình thức và phương pháp đấu tranh. ­ Đường lối, công cuộc chuẩn bị, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của   cách mạng tháng Tám năm 1945. * Về tư tưởng:  ­ Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. ­ Bồi dưỡng tinh thần hăng hái, nhiệt tình cách mạng, không quản gian khó hy sinh vì sự  nghiệp cách mạng của đất nước, noi gương ông cha, trân trọng phát huy những thành quả  của cách mạng tháng Tám. * Về kĩ năng: ­ Rèn luyện kĩ năng tự học với sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, giúp học sinh chủ động  lĩnh hội kiến thức. ­ Rèn luyện kĩ năng tự học với đồ dùng trực quan bao gồm tự học với hình vẽ, tranh ảnh lịch  sử, tự học với lược đồ  lịch sử, niên biểu lịch sử, sơ đồ  tư  duy...giúp học sinh tái hiện sinh   động những phong trào đấu tranh sổi nổi giải phóng dân tộc khỏi ách ngoại xâm. ­ Rèn luyện kĩ năng tự học với phương tiện kĩ thuật hiện đại. 5
  5. ­ Rèn luyện kĩ năng tư duy lịch sử để hiểu rõ bản chất của các sự việc, hiện tượng lịch sử  từ đó tạo ra niềm say mê, hứng thú học tập. * Định hướng các năng lực được hình thành: ­ Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực đánh giá, phản biện, năng lực tự  học, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. ­ Năng lực chuyên biệt:  + Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử  dụng lược đồ  lịch sử; tranh  ảnh về  các nhân  vật lịch sử, các sự kiện lịch sử. + Phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử. + Năng lực trình bày suy nghĩ cá nhân, khả năng đánh giá của cá nhân về một sự kiện, hiện   tượng lịch sử.  + Năng lực phát hiện, đề xuất, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (tra cứu và xử lí   thông tin, nêu dự  kiến giải quyết các vấn đề, tổ  chức thực hiện dự kiến, vận dụng kiến   thức vào thực tiễn cuộc sống). 7.1.2. Xác định các phương pháp rèn luyện kĩ năng tự  học của học sinh khi dạy   chương II: “Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945” 7.1.2.1. Hình thành và phát triển kĩ năng tự học với sách giáo khoa Việc hình thành kĩ năng tự  học với sách giáo khoa cho h ọc sinh đượ c thự c hiện   ở  cả  2 khâu: tự  học trên lớp và tự  học  ở  nhà trên cơ  sở  sự  hướng dẫ n chi tiết của   giáo viên. a. Hình thành và phát triển kĩ năng đọc và tự  phát hiện kiến thức cơ  bản trong  sách giáo khoa * Bản chất: Học sinh tự đọc sách giáo khoa, tìm được các ý quan trọng, cốt lõi nhất của  bài viết, để chủ  động chiếm lĩnh kiến thức cơ bản và trả  lời câu hỏi của giáo viên từ  đó   tạo hứng thú học tập và kích thích tư duy học sinh phát triển. * Biện pháp thực hiện Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các bước sau: ­ Đọc lướt nội dung bài viết trong sách giáo khoa để tìm ý chính. ­ Xác định các mục, phân đoạn trong từng mục. ­ Tự tìm tư tưởng chính qua các từ khóa. ­ Sắp xếp các ý thành một nội dung hoàn chỉnh. * Vận dụng vào bài học: Vận dụng vào bài 14: Phong trào cách mạng 1930­1935: 6
  6. Khi dạy mục 2 (I): “Xô viết Nghệ  Tĩnh”: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lướt mục  này, xác định được nội dung bao gồm: sự  ra đời, các chính sách và ý nghĩa của Xô viết  Nghệ Tĩnh, các chính sách của Xô viết được thực hiện trên các lĩnh vực: “chính trị”, “kinh   tế”, “văn hóa, xã hội”, gạch chân những từ khóa, như: “Tự do tham gia các hoạt động đoàn  thể”, “Chia ruộng đất công”, “Bãi bỏ thuế”, “Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ”, “Đỉnh cao của  phong trào 1930­1931”, … Cuối cùng, học sinh sắp xếp lại nội dung đã phân tích. Nội dung tóm tắt mục 2 (II)­ Bài 14 (Lịch sử 12): “Xô viết Nghệ Tĩnh” Xô viết Nghệ  Tại Nghệ  An, Xô viết ra đời tháng 9/1930.  Ở  Hà Tĩnh, Xô viết hình   Tĩnh thành cuối năm 1930­đầu năm 1931. Các Xô viết thực hiện quyền làm   chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội Chính sách ­ Về  chính trị: thực hiện các quyền tự  do dân chủ  cho nhân dân, thành   lập các đội tự vệ... ­ Về  kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ  thuế  thân,   thuế chợ… ­ Về  văn hóa, xã hội: mở  các lớp dạy chữ  Quốc ngữ  cho các tầng lớp   nhân dân, xóa bỏ các tệ nạn mê tín dị đoan… Ý nghĩa Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930­1931. Việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc và tự phát hiện kiến thức cơ bản trong sách  giáo khoa được thực hiện thường xuyên sẽ trở thành thói quen tốt cho học sinh và tạo nên   “văn hóa đọc” khoa học cho các em. b. Hình thành và phát triển kĩ năng tự lập dàn ý bài viết trong sách giáo khoa * Bản chất: Đây là kĩ năng quan trọng khi học sinh tự học với sách giáo khoa. Bởi  vì dàn ý  là sự thể hiện cô đọng, khái quát, hệ thống nội dung kiến thức cốt lõi từng mục và toàn bài. Khi  học sinh tự lập được dàn ý bài viết trong sách giáo khoa có nghĩa là các em đã nắm được kiến   thức cơ bản của bài học và có thể vận dụng linh hoạt. * Biện pháp thực hiện Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các bước sau: ­ Đọc kĩ một mục hay toàn bài viết của sách giáo khoa. ­ Xác định cấu trúc của bài học (có bao nhiêu mục? nội dung cơ bản của mỗi mục). ­ Khai thác nội dung cơ bản theo từng ý. ­ Sắp xếp ý chính, ý phụ thành một thể thống nhất, hoàn thiện dàn ý. * Vận dụng vào bài học: 7
  7. Vận dụng vào bài 15: Phong trào dân chủ 1936­1939 Để  lập được dàn ý, giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ nội dung trong sách giáo khoa,   xác định được các nội dung cơ  bản: bối cảnh thế  giới và trong nước, chủ  trương của  Đảng, những phong trào đấu tranh tiêu biểu, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong  trào dân chủ 1936­1939. Triển khai ý phụ của các ý chính trên và hoàn thiện dàn ý của bài. Dàn ý bài 15 (Lịch sử lớp 12) Phong trào dân chủ 1936­1939 * Bối cảnh lịch sử: ­ Bối cảnh thế giới:  + Sự xuất hiệt và hoạt động của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản + 7/1935, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản: xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít. + 6/1936: Chính phủ  mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban hành nhiều chính sách   tiến bộ ở thuộc địa. ­ Bối cảnh trong nước: + Chính  tr ị:  nhi ều  Đả ng phái  chính tr ị  hoạ t   độ ng, m ạ nh nh ấ t là Đả ng Cộ ng s ả n  Đông D ươ ng. + Kinh tế: Pháp tăng cường khai thác, bóc lột thuộc địa. Kinh tế  Việt Nam phục hồi và  phát triển nhưng vẫn phụ thuộc vào Pháp + Xã hội: Đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn. * Chủ  trương của Đảng:  7/1936: họp Hội nghị  Ban chấp hành Trung  ương Đảng tại  Thượng Hải (Trung Quốc), xác định: ­ Nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc và phong kiến. ­ Nhiệm vụ trước mắt: chống chế độ  phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến  tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. ­ Phương pháp: kết hợp công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. ­   Thành   l ậ p   m ặt   tr ận   nhân   dân   phả n   đ ế n   Đông   Dươ ng   (1938:   m ặt   tr ận   dân   chủ  Đông D ươ ng). * Phong trào tiêu biểu: ­ Đấu tranh đòi các quyền tự do dân sinh dân chủ: + Phong trào Đông Dương đại hội (1936). + Phong trào đón Gô­đa và Brê­vi­ê (1937). + Phong trào dân sinh dân chủ trong những năm 1937­1939. 8
  8. * Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm ­ Ý nghĩa:  + Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ  chứcdưới sự  lãnh đạo của Đảng Cộng sản  Đông Dương. + Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số quyền lợi về dân sinh, dân chủ. + Quần chúng được giác ngộ  về  chính trị, cán bộ  được tập hợp và trưởng thành, Đảng   tích lũy được nhiều kinh nghiệm đấu tranh. ­ Bài học kinh nghiệm:  + Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. + Tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp tác. + Thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc. => Là cuộc tập dượt chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám. Vận dụng vào bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng   Tám (1939­1945). Nước Việt nam dân chủ cộng hòa ra đời. Mục 1 (II). Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng   11 ­ 1939. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ nội dung trong sách giáo khoa, xác định được các nội   dung cơ bản về Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng  11/1939 bao gồm hoàn cảnh triệu tập, nội dung và ý nghĩa lịch sử của hội nghị. Triển khai  ý phụ của các ý chính trên và hoàn thiện dàn ý của bài. Dàn ý Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (11 – 1939) Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 ­ 1939. ­ Hoàn cảnh: tháng 11­1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm  (Hóc Môn – Gia Định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.  ­ Nội dung: +  Nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt:  đánh đổ  đế  quốc và tay sai, làm cho Đông  Dương hoàn toàn độc lập. 9
  9. +Chủ trương: tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất   của bọn thực dân đế quốc và địa chủ tay sai đế quốc, chống tô cao… khẩu hiệu lập Chính   phủ dân chủ cộng hòa. + Về  mục tiêu, phương pháp đấu tranh: Chuyển từ  đấu tranh đòi dân sinh dân chủ  sang  đấu tranh trực tiếp đánh đổ  chính quyền của đế  quốc và tay sai. Từ  hoạt động hợp pháp,   nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật. +Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. ­ Ý nghĩa lịch sử: đánh dấu sự chuyển biến quan trọng ­ đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc  lên hàng đầu. c. Hình thành và phát triển kĩ năng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa * Bản chất:  Kênh hình là nguồn kiến thức quan trọng, bổ  sung cho kênh chữ, góp  phần tạo biểu tượng sinh động, tăng tính hình  ảnh, gây hứng thú học tập cho học sinh.   Đồng thời phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, khả  năng tư  duy và thực hành bộ  môn   cho học sinh.  * Biện pháp thực hiện ­ Quan sát tổng thể kênh hình để biết được chủ đề. ­ Phân tích kênh hình, xác định các chi tiết quan tr ọng trong hình theo g ợi ý của giáo  viên. ­ Tích cực suy nghĩ, phát hiện kiến thức cơ bản qua kênh hình. ­ Chủ động trình bày ý kiến của mình và lắng nghe nhận xét bổ sung của bạn và giáo viên   để tự hoàn thiện kiến thức. * Vận dụng vào bài học: Vận dụng vào bài 14: Phong trào cách mạng 1930­1935 ­ Khi dạy mục 2(II): Xô viết Nghệ Tĩnh, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát: Hình 32: Đấu  tranh trong phong trào Xô viết Nghệ ­ Tĩnh, xác định đây là thể loại tranh sơn dầu, phản ánh diễn  biến của phong trào đấu tranh 1930­1931 ở Nghệ ­ Tĩnh. 10
  10. Đấu tranh trong phong trào Xô viết Nghệ ­ Tĩnh ­ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh kết hợp với kiến thức sách  giáo khoa để trao đổi một số câu hỏi: + Quan sát bức ảnh, em thấy số lượng người tham gia cuộc biểu tình như thế  nào? Khí thế đấu tranh ra sao? (rất đông đảo, tinh thần quyết liệt) + Khi đi biểu tình người dân mang theo gì? (vũ trang tự vệ: chiêng trống, gậy, dao, ...) + Hình ảnh lá cờ đi đầu biểu tượng cho điều gì? (sự lãnh đạo của Đảng) ­ Sau khi học sinh trao đổi, gọi 1 học sinh trình bày trước lớp, cả lớp nghe, bổ  sung và nhận xét. ­ Giáo viên nhận xét và cung cấpthêm tư liệu: “Bức tranh miêu tả cuộc biểu tình của người dân ở Hưng Nguyên (Nghệ   An). Vào ngày 12 tháng 9 năm 1930,  ước tính có hơn 8.000 nông dân kéo về   phủ lị và trương các khẩu hiệu như: Bỏ sưu thuế, bớt giờ làm, chống khủng   bố  trắng, bồi thường cho các gia đình bị  tàn sát trong cuộc bạo động Yên   Bái...   thậm   chí   là chia  lại   ruộng  đất, đả   đảo  chủ   nghĩa  đế   quốc, đả   đảo   phong kiến. Đoàn biểu tình này xếp hàng dài hơn 1 cây số, tập trung kéo về thành phố  Vinh. Theo mô tả, đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là đội viên tự   vệ được trang bị các loại dao, gậy. Trên đường đi, đoàn biểu tình có lúc dừng   lại để  diễn thuyết và chỉnh đốn đội ngũ. Dòng người càng đi càng được bổ   11
  11. sung thêm cho đến khi đến gần Vinh con số  đã lên tới 30.000 người và xếp   hàng dài tới hơn 4 cây số. Chính quyền thực dân Pháp đã phản ứng đáp trả mạnh mẽ, họ chủ trương   kiên quyết trấn áp. Lực lượng vũ trang đã vào cuộc, thậm chí họ đã huy động   cả  máy bay ném bom vào đoàn biểu tình làm 217 người chết và 125 người bị   thương. Tuy vậy hành động trên, không ngăn được đoàn người biểu tình đấu   tranh. Người biểu tình kéo về  huyện lỵ, đập phá nhà lao, đốt phá các huyện   đường, bao vây đồn lính khố xanh. Điều này đã làm cho hệ thống chính quyền   thực dân, phong kiến tan rã hay lung lay  ở nhiều huyện, xã. Nhiều viên chức   nhà nước như: lý trưởng, tri huyện đã bỏ trốn vì sức ép này. Nhưng cuối cùng   cuộc nổi dậy của phong trào này đã bị  nhà Nguyễn và chính quyền Bảo hộ   Pháp đàn áp...” ­ Khi dạy mục 3(II): Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng   sản Việt Nam (10/1030), giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát: Hình 33: Trần Phú (1904­1931)   xác định đây là thể loại tranh chân dung nhân vật lịch sử. Trần Phú (1904­1931) ­ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh kết hợp với kiến thức sách  giáo khoa và hiểu biết của bản thân để trao đổi một số câu hỏi: + Em biết gì về Trần Phú (tiểu sử bản thân, quá trình hoạt động)? 12
  12. + Đóng góp của Trần Phú cho lịch sử dân tộc là gì? ­ Dựa vào sách giáo khoa, tư liệu tham khảo và hiểu biết của bản thân học sinh suy nghĩ   tích cực và trình bày trước lớp, giáo viên cùng các học sinh tronglớp lắng nghe và đóng góp   ý kiến. ­ Giáo viên cung cấp cho học sinh những hiểu biết về đồng chí Trần Phú: “Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người học trò xuất sắc của Chủ   tịch Hồ  Chí Minh, người cộng sản kiên cường, mẫu mực, người con  ưu tú của Đảng và   dân tộc ta suốt đời chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải   phóng   con   người.                 Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1­5­1904, tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà   Tĩnh. Mồ côi cha khi mới hơn 4 tuổi, Trần Phú sớm có ý thức tự lập, vượt khó để vươn lên   trong học tập theo tấm gương của cha, mẹ. Ngay từ  khi còn ngồi trên ghế  nhà trường,   Trần Phú đã dồn hết tâm trí cho học tập. Sau khi đỗ  đầu kỳ  thi thành chung  ở  Huế  vào   năm 1922 Trần Phú được bổ  nhiệm làm giáo viên Trường tiểu học Cao Xuân Dục tại   Vinh. Trong những năm làm giáo viên ở Vinh, Trần Phú nổi tiếng là một giáo viên dạy giỏi,   yêu trò, đoàn kết các Đồng nghiệp, khơi đậy trong thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê   hương và lòng căm thù giặc sâu sắc. Đồng chí đã tiếp nhận những tư tưởng yêu nước và   cách mạng của Nguyễn Ái Quốc qua sách báo truyền vào Việt Nam lúc đó.  Bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của Trần Phú là việc Đồng chí được cử  sang   Quảng Châu bắt liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại đây Trần Phú đã   gặp Nguyễn Ái Quốc, dự  lớp huấn luyện chính trị  do Người giảng dạy. Trần Phú được   Nguyễn Ái Quốc tin cậy, kết nạp vào nhóm bí mật (Cộng sản Đoàn) với tên gọi Lý Quý,   được giới thiệu sang học tại Trường đại học Phương Đông  ở  Mátxcơva. Chính những   năm học tập, nghiên cứu lý luận Mác ­ Lênin, tham gia hoạt động thực tiễn, đặc biệt trao   đổi với các đồng nghiệp của các Đảng anh em về  những vấn đề  dân tộc và thuộc địa,   Trần Phú đã có bước trưởng thành lớn đủ sức gánh vác những nhiệm vụ do Đảng phân công.           Tháng 4­1930, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử về   nước hoạt động với cương vị là cán bộ  chủ  chốt của Đảng và có những đóng góp to lớn   cho   cách   mạng   Việt   Nam.             Tháng 7 năm 1930, Trần Phú được bổ  sung vào Ban Chấp hành Trung  ương lâm   thời. Luận cương chính trị do Trần Phú dự thảo và được Hội nghị  Ban Chấp hành Trung   ương tháng 10­1930 thông qua, là văn kiện quan trọng của Đảng, đã vận đụng những   nguyên lý của chủ nghĩa Mác ­ Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa và những luận điểm   cơ  bản trình bày trong Chính cương vắn tắtvà Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn   13
  13. thảo   được   thông   qua   tại   Hội   nghị   thành   lập   Đảng.           Với công lao và đóng góp to lớn đó đồng chí Trần Phú đã được Hội nghị Ban Chấp hành   Trung   ương   tháng   10­1930   bầu   làm   Tổng   Bí   thư   đầu   tiên   của   Đảng.           Trên cương vị  Tổng Bí thư  đầu tiên, Trần Phú đã có những đóng góp to lớn trong   việc xây đựng Đảng về chính trị, tư  tưởng và tổ chức. Đồng chí Trần Phú là người cộng   sản mẫu mực, nêu tấm gương kiên cường, bất khuất trước kẻ thù. Đồng chí bị  địch bắt ở   Sài Gòn ngày 18­4­1931. Thực dân Pháp đã không từ một thủ đoạn dã man xảo quyệt nào   hòng khuất phục đồng chí. Trước những thủ  đoạn của kẻ  thù, kể  cả  việc đụ  dỗ, mua   chuộc, Trần Phú đã tiến công lại kẻ thù: "Tôi biết nhiều người là để  làm việc cho Đảng   tôi, nước tôi, chứ  không phải khai cho các ông bắt bớ". Sống trong nhà tù đế  quốc trong   điều kiện hết sức nghiệt ngã, Trần Phú luôn luôn bình tĩnh, sáng suốt truyền niềm tin   tưởng vào thắng lợi của cách mạng đến các đồng chí cùng bị giam. Trần Phú cùng với các   đồng chí khác tổ chức nhiều cuộc đấu tranh vạch mặt chế độ lao tù dã man, vô nhân đạo   của kẻ thù, tổ chức những buổi huấn luyện chính trị ngay trong nhà tù của đế quốc Pháp.           Sự tra tấn và đày ải của kẻ thù đã cướp đi Tổng Bí thư Trần Phú vào ngày 6­9­1931.   Trước lúc hy sinh, Trần Phú nhắn gửi đồng chí, đồng bào lời nói bất hủ: "Hãy giữ  vững   chí   khí   chiến   đấu".           Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: "Là một người rất thông minh, hăng hái và cần   cù, Đồng chí Trần Phú đã làm được nhiều việc quan trọng cho Đảng". Trong bài tưởng   nhớ Đồng chí Trần Phú năm 1932 lưu trữ tại Hồ sơ Quốc tế Cộng sản đã khẳng định: "Sự   nghiệp cách mạng, niềm tin và phẩm chất cao đẹp của Tổng Bí thư Trần Phú trong nhà tù   đế quốc sẽ mãi mãi là tấm gương bất diệt cho những người cộng sản trên toàn thế  giới,   đặc biệt là những người cộng sản Đông Dương". Vận dụng vào bài 15: Phong trào dân chủ 1936­1939 Khi dạy mục 2(II): Những phong trào đấu tranh tiêu biểu, giáo viên hướng dẫn học  sinh quan sát: Hình 34: Mít tinh kỉ  niệm ngày Quốc tế  Lao động (1/5/1938) tại khu Đấu   Xảo (nay thuộc Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.  14
  14. Cuộc mít tinh ở Khu Đấu xảo (Hà Nội) (1/5/1938) ­ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức  ảnh, trao đổi thảo luận theo những câu hỏi  gợi ý: + Cuộc mít­tinh diễn ra ở đâu? (Hà Nội và các vùng phụ cận…) + Số lượng tham gia như thế nào, không khí ra sao? (Không khí náo nhiệt, thu hút đông   đảo nhân dân tham gia...) ­ Gọi học sinh lên trả  lời, các học sinh khác có thể  bổ  sung, nhận xét sau đó  giáo viên cung cấp tư liệu về không khí sôi động ngày hội lao động của quần   chúng nhân dân Hà Nội. Khi trình bày của giáo viên kết hợp với  ảnh sẽ giúp  học sinh hiểu rõ trình độ giác ngộ, ý thức tổ chức, đoàn kết đấu tranh của quần   chúng nhân dân và chính sách Mặt trận dân chủ đúng đắn của đảng cộng sản Đông  Dương. “Chiều ngày 1/5/1938, các đoàn thể  quần chúng đại diện cho các ngành   nghề, tầng lớp xã hội: thợ  máy, công nhân hoả  xa, nhà văn, nhà báo, thanh   niên, trí thức, phụ nữ…gồm 25 nghìn người, hàng ngũ chỉnh tề, có người phụ   trách từng nhóm, từng đoàn tập trung ở địa điểm quy định. Mỗi người đều có   huy hiệu trên ngực và khẩu hiệu cài trên mũ, nón. Các trưởng đoàn đeo băng   màu vàng, các chỉ huy đeo dấu hiệu sao đỏ. Đoàn viên đeo băng màu đen. Các   15
  15. đoàn tuần tuần hành qua các phố, hô vang khẩu hiệu và lôi cuốn thêm nhiều   người tham gia. Họ tiến vào khu vực nhà đấu xảo Hà Nội. Trước lễ đài cuộc mít tinh, có các khẩu hiệu lớn:  “ủng hộ mặt trận bình   dân   Pháp”,   “Đi   tới   mặt   trận   dân   chủ   Đông   Dương”,   “chống   nạn   thất   nghiệp”, đi tới phổ  thông đầu phiếu “Tự  do dân chủ”, “chống phát xít và   đấu tranh chống nạn sinh hoạt đắt đỏ”. Cuộc mít tinh khai mạc. Sau bài quốc   ca Pháp, quần chúng hát vang bài Quốc tế ca. Tiếp đó 12 lá cờ đỏ khổ lớn của 12 đoàn thể nhân dân được giương cao,   chào đón những đại biểu lên phát biểu ý kiến. Trần Văn Lai, Muytê (Mútter),   Capuýt đại biểu đảng xã hội; Trần Huy Liệu đại biểu nhóm cộng sản hoạt   động công khai, nhóm “Tin tức”; Trần Văn Hoè đại biểu thợ máy; Mai Khắc   Thể đại biểu nông dân; Nguyễn Thị Thảo đại biểu phụ nữ; Nguyễn Văn Mô   đại biểu tiểu thương… xen vào các bài phát biểu, máy truyền thanh lại phát   ra bài “Quốc tế ca” và mọi người hưởng ứng hát theo. Cuộc mít tinh kéo dài mấy tiếng đồng hồ, số  lượng người tham gia rất   đông, nhưng không  ồn ào và rất trật tự. Mấy vạn người đều như  một. Đại   diện phát biểu không chỉ  có các đảng phái, mà còn có đại biểu của công   nhân, nông dân, phụ  nữ, tiểu thương, trí thức và của đảng cộng sản Đông   Dương. Bọn thống trị Pháp rất căm tức, nhưng đứng trước một cuộc mít tinh   lớn có hàng vạn người tham gia, có tổ  chức, có kế  hoạch, có chỉ  đạo chặt   chẽ, chúng đành bất lực”. ­ Giáo viên đặt câu hỏi nâng cao:Đây có phải lần đầu tiên nhân dân ta đấu tranh nhân ngày   Quốc tế Lao động? Phong trào đấu tranh lần này khác gì so với những phong trào trước đó?  Ý nghĩa lịch sử của cuộc mít­tinh là gì? + Làlần đầu tiên nhân dân đấu tranh công khai nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5, thể hiện  sức mạnh của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vận dụng vào bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng   Tám (1939­1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. 16
  16. Khi dạy mục 3(II): Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội   nghị  lần thứ  8 Ban chấp hành Trung  ương Đảng Cộng sản Đông Dương, giáo viên  hướng dẫn học sinh quan sát: Hình 38: Lán Khuổi Nậm  Lán Khuổi Nậm ­ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức  ảnh, trao đổi thảo luận theo những câu hỏi  gợi ý: + Lán  Khuổi Nậm được dựng  ở  địa hình nào, nhìn ra sao? (rừng núi, đơn sơ, nghèo  nàn…) + Sự kiện nào đã được tổ chức tại đây? Ý nghĩa của sự kiện đó là gì? ­ Sau khi thảo luận, dựa vào sách giáo khoa và những hiểu biết của bản thân, học sinh trình  bày trước lớp những hiểu biết của mình về  lán Khuổi Nậm và   Hội nghị  lần thứ  8 Ban   chấp hành Trung ương Đảng. Cả  lớp lắng nghe, bổ sung, sau đó giáo viên cung cấp thêm  tư liệu: “Từ cuối tháng 3/1941, Người chuyển sang ở và làm việc tại lán Khuổi N ậm (Pác Bó).   Lán có địa thế rất thuận lợi, nằm ngay ở cửa rừng, được che kín, nhìn bên ngoài vào không   phát hiện được, nhưng  ở  bên trong quan sát ra thì rất rõ, khi có động tĩnh có thể  rút lui,   ngược dòng Khuổi Nậm qua mốc 108 (cũ) sang Trung Quốc an toàn. Lán Khuổi N ậm là   một cái lán nhỏ, đơn sơ nhưng chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng có tầm chiến lược để   17
  17. từ  đó Đảng ta vận động, đoàn kết tất cả  các lực lượng yêu nước, tích cực chuẩn bị  lực   lượng về  mọi mặt, đón thời cơ  tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn   quốc. Lán là nơi lãnh tụ  Nguyễn Ái Quốc sáng lập báo “Việt Nam độc lập”, tổ  chức các   lớp huấn luyện chính trị, quân sự, thành lập Đội du kích Pác Bó... Nhưng quan trọng nhất,   từ ngày 10 ­ 19/5/1941, tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại biểu của Quốc   tế  Cộng sản đã triệu tập và chủ  trì Hội nghị Trung  ương Đảng lần thứ  8. Tham dự  Hội   nghị  có Quyền Tổng Bí thư  Trường Chinh và các đồng chí: Hoàng Văn Thụ, Phùng Chí   Kiên, Hoàng Quốc Việt cùng một số đại biểu của Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và đại biểu tổ   chức Đảng hoạt động ở nước ngoài. Xét về tính chất và quy mô, Hội nghị Trung ương lần   thứ 8 giống như một Đại hội toàn quốc của Đảng bởi Nghị quyết Trung ương đã vạch ra   những chiến lược căn bản cho con đường cách mạng Việt Nam và có ý nghĩa quyết định   đến vận mệnh của đất nước. Không ai có thể  tin được rằng, chính tại đây,  ở  chốn hẻo lánh này, nơi mà đi hàng   chục cây số  không gặp một bóng người, trong những điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu   thốn  ấy, tại căn lán nhỏ  bằng tre đơn sơ lại diễn ra hội nghị của những người lãnh đạo   cao nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương và hội nghị ấy thông qua những nghị quyết có   ý nghĩa lịch sử đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam, đối với toàn bộ phong trào cách   mạng của Đông Dương. Nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung  ương lần thứ 8 và sự  thay   đổi chiến lược cách mạng của lãnh tụ  Nguyễn Ái Quốc và Trung  ương Đảng trong việc   giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và giai cấp, dân tộc và   dân chủ  trong điều kiện cụ  thể  của nước ta, chính là sự  hoàn chỉnh nội dung các nghị   quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 và 7 trước đó. Sự thay đổi chiến lược một cách   kịp thời, đầy sáng tạo của Hội nghị  Trung  ương lần thứ  8 đáp  ứng được khát vọng độc   lập, tự do của toàn dân tộc, phù hợp với bối cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam và đã   mở đường cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đi đến thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, là một sự  kiện vĩ đại, mở  ra một kỷ   nguyên mới của lịch sử  Việt Nam, phá tan xiềng xích nô lệ  và lật đổ  chế  độ  quân chủ   chuyên chế. Việt Nam từ  một nước thuộc địa trở  thành đất nước độc lập, nhân dân làm   chủ vận mệnh dân tộc. Chính từ căn lán nhỏ đơn sơ nơi cội nguồn Pác Bó, ánh sáng cách   mạng đã lan tỏa, phát triển mạnh mẽ  trở  thành bão lửa cách mạng thiêu đốt hết tất cả   “bè lũ bán nước và cướp nước”. Thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 khẳng   định con đường đúng đắn của hành trình hơn 4 năm lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo thực   hiện những quyết sách đã được vạch ra tại lán Khuổi Nậm để đến Quảng trường Ba Đình   (Hà Nội), khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa” 18
  18. Khi dạy mục 4(II): Chuẩn bị  khởi nghĩa giành chính quyền , giáo viên hướng dẫn  học sinh quan sát: Hình 39: Lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ­ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức  ảnh, trao đổi thảo luận theo những câu hỏi  gợi ý: + Em bi ế t gì v ề  b ứ c  ả nh trên? Ng ườ i ch ỉ  huy trong b ứ c  ả nh trên là ai? (Võ Nguyên   Giáp) + Các chiến sỹ  trong bức  ảnh trên thuộc những dân tộc nào? (chủ  yếu là người dân tộc  thiểu số) + Ý nghĩa của sự kiện trong bức ảnh trên là gì? ­ Giáo viên gọi học sinh lên trình bày sau khi đã thảo luận, các học sinh khác bổ  sung và  nhận xét. ­ Giáo viên chốt ý, cung cấp tư liệu: ‘Đứng trước những yêu cầu thực tiễn của cách mạng, tháng 12­1944, lãnh   tụ Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng   quân và giao cho Võ Nguyên Giáp phụ  trách. Bản chỉ  thị  lịch sử  này là một   văn kiện có tính chất cương lĩnh quân sự  của Đảng, đề  cập một cách toàn   diện đường lối. Phương châm, tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang   cách mạng. Trong điều kiện lịch sử đương thời, bản chỉ thị nhấn mạnh: “Tên   Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân   sự. Nó là đội tuyên truyền…”, đồng thời “Nó là khởi điểm của Giải phóng   quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc khắp đất nước Việt Nam chúng ta”. 19
  19. Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị, ngày 22­12­1944 tại khu rừng   thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng   quân đã chính thức làm lễ  thành lập gồm 3 tiểu đội, với 34 chiến sĩ được   chọn lọc từ những chiến sĩ du kích Cao ­ Bắc ­ Lạng do Võ Nguyên Giáp trực   tiếp chỉ huy. rong số 34 cán bộ, chiến sĩ của đội có 29 người là dân tộc thiểu   số, còn lại 5 chiến sĩ người dân tộc Kinh. Đây là đơn vị  chủ  lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là   tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam” Khi dạy mục 3(III): Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền , giáo viên hướng dẫn  học sinh quan sát: Hình 41: Quần chúng cách mạng chiếm Phủ Khâm sai (Hà Nội)  Quần chúng cách mạng chiếm Phủ Khâm sai (Hà Nội) ­ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh kết hợp với sách giáo khoa   để trao đổi một số câu hỏi: + Quan sát bức  ảnh, các em thấy những gì? Đoàn người khởi nghĩa ở đây  như thế nào? (rất đông người) + Họ đang làm gì? (tiến vào cổng của Phủ Khâm sai) ­ Sau khi học sinh trao đổi, giáo viên gọi học sinh lên trình bày hiểu biết của  mình, học sinh khác nghe, bổ sung, giao viên cung cấp thêm tư liệu: “Sáng 19­8­1945, hàng chục vạn nhân dân nội, ngoại thành Hà Nội xuống   đường biểu dương lực lượng. Họ  mang trong tay giáo, mác, mã tấu tiến về   quảng trường Nhà hát lớn thành phố. Sau khi  Ủy ban khởi nghĩa đọc lời kêu   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2