Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng, Sinh học 11
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm xây dựng được một số biện pháp sư phạm theo định hướng rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng, Sinh học 11 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng, Sinh học 11
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG I ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CẢM ỨNG, SINH HỌC 11 Môn Sinh học Tác giả: Lê Thanh Hương - Nguyễn Lệ Thủy Tổ: Khoa học tự nhiên Năm học: 2022-2023 Số điện thoại: 0942141074
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 1 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CẢM ỨNG, SINH HỌC 11 Môn Sinh học Tác giả: Lê Thanh Hương - Nguyễn Lệ Thủy Tổ: Khoa học tự nhiên Năm học: 2022-2023 Số điện thoại: 0942141074
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài………………………………………………... 1 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………… 2 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu……………………………….. 2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu……………………………. 2 5. Giả thuyết khoa học……………………………………………. 2 6. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………... 2 7. Phương pháp nghiên cứu………………………………………. 2 8. Đóng góp mới của đề tài……………………………………….. 3 9. Cấu trúc của đề tài……………………………………………… 3 PHẦN II. NỘI DUNG…………………………………………… 4 Chương 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Cơ sở lí luận………………………………………………….. 4 1.1.1. Các khái niệm cơ bản…………………………………….... 4 1.1.2. Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào 5 thực tiễn trong dạy học Sinh học …………………………………. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài …………………………………….. 7 1.2.1. Cấu trúc nội dung chương trình chương Cảm ứng, Sinh học 7 11 THPT …………………………………………………………... 1.2.2. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức 12 Sinh học vào thực tiễn ở trường THPT Thanh Chương 1 1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng dạy và học …………………… 16 Chương 2. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HS THPT TRONG DẠY 17 HỌC CHƯƠNG CẢM ỨNG, SINH HỌC 11………………… 2.1. Một số nguyên tắc rèn KNVD kiến thức vào thực tiễn cho học 18 sinh trong dạy học Sinh học……………………………………….
- 2.2. Một số biện pháp sư phạm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS THPT trong dạy học chương "Cảm 18 ứng", Sinh học 11………………………………………………... 2.2.1. Sử dụng bài tập tình huống..... .…………………………… 18 2.2.2. Sử dụng bài tập thí nghiệm ………………………………… 21 2.2.3. Sử dụng trò chơi dạy học…………………………………... 24 2.3. Tiêu chí đánh giá KNVD kiến thức vào thực tiễn cho học sinh 31 trong dạy học Sinh học…………………………………................. Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM………………………. 33 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm…………………… 33 3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm…………………….... 33 3.3. Phân tích kết quả……………………………………………… 33 3.3.1. Phân tích kết quả định lượng………………………………. 33 3.3.2. Phân tích kết quả định tính………………………………… 34 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………… 41 1. Kết luận………………………………………………………… 41 2. Kiến nghị……………………………………………………….. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………. 44 PHỤ LỤC……………………………..…………………………
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1. BTTH Bài tập tình huống 2. ĐC Đối chứng 3. G Giỏi 4. GV Giáo viên 5. HS Học sinh 6. K Khá 7. KN Kỹ năng 8. VDKT Vận dụng kiến thức 9. NXBGD Nhà xuất bản giáo dục 10. PPDH Phương pháp dạy học 11. SGK Sách giáo khoa 12. TB Trung bình 13. TH Thực hành 14. THPT Trung học phổ thong 15. TN Thực nghiệm 16. VDKT Vận dụng kiến thức 17. YK Yếu kém
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.1 Cấu trúc, biểu hiện và mức độ của KNVDKT 7 Bảng 1.2 Cấu trúc nội dung chương II: Cảm ứng 9 Bảng 1.3 Kết quả điều tra về sử dụng phương pháp dạy học của 15 GV Bảng 1.4 Kết quả điều tra về sử dụng các biện pháp dạy học của 15 GV Bảng 1.5 Kết quả điều tra về rèn luyện KNVD kiến thức sinh 16 học vào thực tiễn cho HS trong dạy học bộ môn Sinh học ở trường THPT Bảng 1.6 Kết quả điều tra về học tập của HS 18 Bảng 2.1 Các tiêu chí và các mức độ đánh giá việc rèn luyện 37 KNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học cấp THPT. Bảng 2.2 Mức điểm tương ứng với từng tiêu chí 38 Bảng 3.1 Bảng thống kê các bài thực nghiệm 40 Bảng 3.2 Bảng tổng hợp kết quả các lần kiểm tra kỹ năng vận 41 dụng kiến thức vào thực tiễn của HS qua 3 lần kiểm tra Bảng 3.3 Bảng tổng hợp mức độ của từng tiêu chí của KNVD 45 kiến thức vào thực tiễn
- DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ 1. Danh mục các hình Số hiệu Tên hình Trang Hình 2.1 Ai nhanh hơn 31 Hình 2.2 Trò chơi ô chữ 34 2. Danh mục các sơ đồ, biểu đồ Số hiệu Tên sơ đồ, biểu đồ Trang Sơ đồ 2.1 Quy trình thiết kế bài tập tình huống rèn luyện KNVD 23 kiến thức vào thực tiễn Sơ đồ 2.2 Quy trình thiết kế bài tập thí nghiệm trong rèn luyện 26 KNVD kiến thức vào thực tiễn Sơ đồ 2.3 Quy trình thiết kế trò chơi dạy học trong rèn luyện 30 KNVD kiến thức vào thực tiễn Biểu đồ Biểu đồ biểu diễn số HS đạt điểm các loại qua các bài 43 3.1 kiểm tra Biểu đồ Mô tả biểu diễn các mức độ về kỹ năng vận dụng kiến 44 3.2 thức vào thực tiễn qua 3 lần kiểm tra Biểu đồ Biểu đồ mô tả các mức độ đạt được của tiêu chí 1 qua 46 3.3 3 lần kiểm tra Biểu đồ Biểu đồ mô tả các mức độ đạt được của tiêu chí 2 qua 46 3.4 3 lần kiểm tra Biểu đồ Biểu đồ mô tả các mức độ đạt được của tiêu chí 3 qua 47 3.5 3 lần kiểm tra Biểu đồ Biểu đồ mô tả các mức độ đạt được của tiêu chí 4 qua 47 3.6 3 lần kiểm tra Biểu đồ Biểu đồ mô tả các mức độ đạt được của tiêu chí 5 qua 47 3.7 3 lần kiểm tra
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự hoc ̣, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực, từ đó nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng chiến lược phát triển của đất nước. 1.2. Xuất phát từ vai trò của kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn giúp học sinh tự mình khám phá, chứng minh hiện tượng Sinh học trong thực tế, qua đó kích thích hứng thú học tập, tạo sự say mê, niềm tin yêu khoa học và đồng thời giúp người học giải quyết được các vấn đề khoa học, nâng cao hiệu quả sản xuất, biết phòng trị bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống ..., ngoài ra còn giúp người học định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Phần Cảm ứng, sinh học 11 cung cấp những kiến thức cơ bản về phản ứng của cơ thể đối với tác nhân kích thích từ môi trường. Mặt khác, các kiến thức trong phần này có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn đời sống sản xuất và bảo vệ sức khỏe cho con người ... Vì vậy, trong dạy học việc rèn luyện và nâng cao cho HS kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học để giải quyết một số vấn đề thực tiễn là rất thiết thực, rất cần thiết, cần phải đặc biệt quan tâm. 1.3. Xuất phát từ thực tiễn dạy và học môn Sinh học Phần lớn giáo viên hiện nay đã được tiếp cận với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Một trong những phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực đó có rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy môn Sinh học ở các trường phổ thông hiện nay, việc nắm vững và vận dụng chúng còn hết sức hạn chế. Phần lớn giáo viên, những người có mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đều lúng túng và tỏ ra lo sợ rằng sẽ bị "cháy giáo án" do HS chưa biết cách làm việc độc lập một cách khoa học để lĩnh hội tri thức, chưa được hướng dẫn cũng như làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn. Vì vậy giữa lý thuyết và thực tế là một khoảng cách rất xa. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhắm nâng cao hiệu quả của dạy học chương trình Sinh học 11, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng, Sinh học 11”. 2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng được một số biện pháp sư phạm theo định hướng rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng, Sinh học 11 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở THPT. 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức chương Cảm ứng vào thực tiễn cho HS lớp 11 ở trường THPT Thanh Chương I, Nghệ An. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp và quy trình để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương Cảm ứng, Sinh học 11 ở trường THPT. 4.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học chương Cảm ứng, Sinh học 11 ở trường THPT. 5. Giả thuyết khoa học Nếu lựa chọn biện pháp sư phạm hợp lý, xây dựng quy trình khoa học và tổ chức dạy học đúng theo biện pháp đã lựa chọn sẽ rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học phổ thông. - Điều tra thực trạng dạy học Sinh học 11 trung học phổ thông ở trường THPT - Đề xuất quy trình thiết kế một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS lớp 11 THPT trong dạy học chương Cảm ứng. - Thiết kế bài học theo hướng sử dụng các biện pháp sư phạm để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học chương Cảm ứng, Sinh học 11 - Thực nghiệm sư phạm 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Các văn bản, chỉ thị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm của của chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Các tài liệu về lí luận dạy học Sinh học, Triết học, Tâm lí học, nhận thức, SGK, sách tham khảo về Cảm ứng, ... 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm:
- Trực tiếp dự giờ GV phổ thông từ đó thu thập tư liệu về việc rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 11. 7.2.2. Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ, trao đổi với những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực mình đang nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia để định hướng cho việc triễn khai đề tài. 7.2.3. Phương pháp điều tra: Thiết kế và sử dụng anket để điều tra về thực trạng dạy học, rèn luyện kỹ năng cho HS và thực trạng sử dụng một số biện pháp theo định hướng rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn trong dạy học chương Cảm ứng cho HS lớp 11 THPT. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để đánh giá rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn ở HS, chúng tôi tiến hành xây dựng bộ tiêu chí. Căn cứ vào các tiêu chí được đặt ra để tiến hành đo mức độ đạt được của kỹ năng theo thời gian. (Tiến hành thực nghiệm theo mục tiêu (không có lớp đối chứng)). 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng một số công cụ toán học để xử lý kết quả điều tra và kết quả thực nghiệm sư phạm. Tham số sử dụng để xử lý: phần trăm (%). 8. Đóng góp mới của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học. - Xây dựng được hệ thống biện pháp gắn với thực tiễn chương Cảm ứng, Sinh học 11. - Tổ chức rèn luyện KNVD kiến thức cho học sinh trong quá trình dạy học chương Cảm ứng, Sinh học 11. 9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu. - đề tài gồm 3 phần chính: Phần đặt vấn đề, phần nội dung và phần kết luận. Ngoài 3 phần chính này còn có tài liệu tham khảo, phụ lục ... - Phần nội dung gồm 3 chương: + Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. + Chương 2. Một số biện pháp sư phạm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS THPT trong dạy học chương Cảm ứng, Sinh học 11. + Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
- PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Kỹ năng Định nghĩa về KN có rất nhiều cách, cụ thể: - Theo Từ điển Tiếng Việt: “Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” - Theo Trần Bá Hoành: “KN là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. KN đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo trở thành kĩ xảo” … Như vậy, khi nói về kỹ năng có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng chung quy lại bất kỳ kỹ năng nào cũng dựa trên cơ sở lý thuyết - đó là kiến thức. Sở dĩ như vậy là vì xuất phát từ cấu trúc của kỹ năng (phải hiểu mục đích, biết cách thức đi đến kết quả và hiểu được những điều kiện cần thiết để triển khai cách thức đó). Mục tiêu = Kỹ năng x Nội dung Kỹ năng là yếu tố quyết định đến kết quả hành động. Nó biểu thị năng lực cá nhân. Bất kỳ một kỹ năng nào cũng có hai thuộc tính cơ bản là: + Hoạt động thực tiễn. + Dựa trên nền kiến thức đã có sẳn. Vậy qua nghiên cứu, chúng tôi tóm tắt lại về KN là khả năng của cá nhân vận dụng cơ sở kiến thức đã có để thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động nhằm tạo ra kết quả mong đợi. 1.1.1.2. Vận dụng Theo từ điển Tiếng Việt “Vận dụng là đem tri thức lý luận dùng vào thực tiễn”. Cũng theo một số tác giả khác thì vận dụng hiểu là đem những kiến thức đã học được áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể mới nhằm giải quyết vấn đề đặt ra, là khả năng HS sử dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết vấn đề cụ thể nào đó. 1.1.1.3. Thực tiễn “Thực tiễn là những hoạt động của con người trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội”. Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2000, trang 974).
- 1.1.1.4. Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Từ những khái niệm trên có thể khái quát: Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là khả năng sử dụng các kiến thức đã lĩnh hội để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. 1.1.2. Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 1.1.2.1. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là thực hiện nhiệm vụ của dạy học Sinh học Ba nhiệm vụ dạy học đó là kiến thức, kỹ năng và thái độ thống nhất và tác động qua lại với nhau. Sự hình thành kỹ năng là kết quả của việc nắm kiến thức và cũng là điều kiện để nắm kiến thức sâu hơn, tiếp tục lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng mới. Đồng thời nó cũng là điều kiện để hình thành nhân cách vì cần phải có một khối lượng kiến thức và kỹ năng nhất định mới có thể biến nhận thức thành niềm tin lý tưởng và từ đó có năng lực ý chí và hành động đúng. Những kiến thức Sinh học là cơ sở để HS xây dựng thế giới quan khoa học, là cơ sở để học sinh hiểu biết những vấn đề trong thực tiển sản xuất, trong bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, là cơ sở giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh. Từ đó, động viên HS vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, nâng cao chất lượng học tập. 1.1.3.2. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn vừa giúp học sinh củng cố, nâng cao kiến thức vừa góp phần rèn luyện các kỹ năng học tập và kỹ năng sống HS học trong sách vở chưa đủ để hình thành kiến thức, muốn hình thành kiến thức đầy đủ phải thực hành trong thực tiễn. Trong các quá trình đó HS sẽ áp dụng những kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề đặt ra. Khi đó HS sẽ tận dụng tối đa mọi nguồn kiến thức của mình, trong quá trình nghiên cứu, làm việc thì sẽ củng cố lại kiến thức cho các em, làm cho các em tin tưởng hơn về kiến thức mà mình đã được học. Bên cạnh đó, những nảy sinh trong quá trình làm việc thì sẽ làm cho HS bắt buộc phải tự lực, chủ động tìm hiểu, khai thác thêm kiến thức, từ đó tạo điểu kiện nâng cao kiến thức cho HS hơn. 1.1.3.3. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thể hiện tính đúng đắn tromg quá trình nhận thức của học sinh Phát triển tư duy cho HS là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của dạy học ở nhà trường. Vì vậy, nhiệm vụ của dạy học không những phải hình thành cho học sinh những kiến thức mà phải dạy cho học sinh biết vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết các vấn đề đặt ra một cách phù hợp, thông minh 1.1.3.4. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là tiền đề để đào tạo học sinh trở thành những người lao động sáng tạo, năng động
- Môn Sinh học ở phổ thông cung cấp cho các em các kiến thức liên quan đến tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp và đời sống con người. Những hiểu biết về sinh giới về cơ thể sống, cơ chế các hiện tượng sinh học, các qui luật sinh học … sẽ giúp các em độc lập, sáng tạo vận dụng kiến thức này trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống như sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe … ́ V vậy dạy học Sinh học góp phần đào tạo những con người biết làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, có nhân cách, có văn hóa, khoa học, có năng lực nghề nghiệp, lao động tự chủ chủ sáng tạo, có kỹ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu CNXH, sống lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước ... Thông qua nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn không chỉ giúp HS có thể độc lập và sáng tạo trong học tập mà còn là tiền đề để trở thành người lao động sáng tạo, chủ động trong cuộc sống. Bảng 1.1. Cấu trúc, biểu hiện và mức độ của KNVDKT Cấu trúc Biểu hiện và mức độ Nhận biết vấn đề thực HS nhận ra được mâu thuẫn phát sinh từ vấn đề thực tiễn, tiễn phân tích làm rõ nội dung của vấn đề Xác định các kiến Thiết lập các mối quan hệ giữa kiến thức đã học hoặc thức liên quan đến kiến thức cần tìm hiểu với vấn đề thực tiễn vấn đề HS thu thập, lựa chọn và sắp xếp những nội dung kiến Tìm tòi, khám phá thức liên quan đến vấn đề thực tiễn. kiến thức liên quan HS điều tra, khảo sát thực địa, làm thí nghiệm, quan vấn đề thực tiễn (nếu sát,… để nghiên cứu sâu vấn đề. cần thiết) Phân tích, đánh giá HS phân tích, đánh giá và phản biện vấn đề, có thể diễn vấn đề đạt vấn đề theo cách hiểu của mình. HS: - Lập kế hoạch - Đề xuất các biện pháp Giải quyết vấn đề thực tiễn - Thực hiện các giải pháp để giải quyết vấn đề trong thực tiễn - Đề xuất các ý tưởng mới về vấn đề đó hoặc các vấn đề thực tiễn liên quan.
- 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Cấu trúc nội dung chương trình chương Cảm ứng, Sinh học 11 THPT Chương trình Sinh học lớp 11 vừa mang tính kế thừa tất cả những kiến thức sinh học mà học sinh đã được học ở các lớp dưới, đồng thời làm nền tảng để học sinh có thể tiếp thu được những kiến thức có tính khái quát và trừu tượng cao ở lớp 12. Nối tiếp chương trình Sinh học 10 (gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu chung về thế giới sống, phần 2: Sinh học tế bào và phần 3: Sinh học vi sinh vật), chương trình Sinh học lớp 11 chỉ có 1 phần (phần 4: Sinh học cơ thể) nhưng lại là tập hợp những kiến thức vô cùng quan trọng của Sinh học cơ thể và nó có 4 chương: Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng a. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật b. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật Chương 2: Cảm ứng a. Cảm ứng ở thực vật b. Cảm ứng ở động vật Chương 3: Sinh trưởng và phát triển a. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật b. Sinh trưởng và phát triển ở động vật Chương 4: Sinh sản a. Sinh sản ở thực vật b. Sinh sản ở động vật Cấu trúc nội dung chương II: Cảm ứng Bảng 1.2. Cấu trúc nội dung chương II: Cảm ứng Tên bài Nội dung cơ bản Mục tiêu kiến thức - Khái niệm cảm ứng, - Phát biểu được định nghĩa về cảm Bài 23: tính cảm ứng và hướng ứng, hướng động động. - Nêu được các tác nhân của môi Hướng động - Các loại hướng động, trường gây ra hiện tượng hướng động các kiểu hướng động. (ánh sáng, trọng lực, hóa chất, nước, - Nguyên nhân và cơ chế tiếp xúc). của hướng động. - Trình bày được vai trò của hướng - Vai trò của hướng động động đối với đời sống của cây. đối với đời sống thực vật. Bài 24: - Khái niệm ứng động. - Phân biệt được hướng động với ứng
- Ứng động - Cơ chế chung của ứng động. động. - Phân biệt được bản chất của ứng - Tác nhân gây ứng động. động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. - Các loại ứng động. - Nêu được các ví dụ về hướng động, - Vai trò của ứng động và ứng động sinh trưởng và ứng động ứng dụng. không sinh trưởng. - Phân biệt ứng động và hướng động. - Học sinh tiến hành thí - Lập được các thí nghiệm để nhận nghiệm theo từng nhóm ở biết cảm ứng ở thực vật. Bài 25: nhà sau đó từng nhóm Thực hành: làm tường trình về thí Hướng động nghiệm và báo cáo trước lớp kết quả thí nghiệm và nhận xét kết quả TN. - Khái niệm cảm ứng ở - Nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật. động vật. - Cảm ứng ở động vật có - Mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh hệ thần kinh dạng lưới, dạng lưới và khả năng cảm ứng của chuỗi hạch và dạng ống. động vật có hệ thần kinh dạng lưới. - Mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh Bài 26, 27: dạng chuỗi hạch và khả năng cảm ứng Cảm ứng ở của động vật có hệ thần kinh dạng động vật chuỗi hạch. - Nêu được sự phân hóa về cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống. - Trình bày được sự ưu việt trong hoạt động của hệ thần kinh dạng ống. - Lập được bảng so sánh cảm ứng ở động vật và thực vật Bài 28, 29: - Khái niệm điện thế - Nêu được khái niệm điện thế nghỉ, nghỉ. điện thế hoạt động. Điện thế nghỉ, Điện thế hoạt - Cơ chế hình thành điện - Vẽ được đồ thị điện thế hoạt động và động và sự thế nghỉ. điền được tên các giai đoạn của điện lan truyền - Phân biệt điện thế nghỉ thế hoạt động vào đồ thị. xung thần và điện thế hoạt động. - Trình bày được cách lan truyền của
- kinh - Cơ chế hình thành điện điện thế hoạt động trên sợi thần kinh thế hoạt động. không có bao miêlin và có bao miêlin. - Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh. - Khái niệm và cấu tạo - Vẽ hoặc mô tả được cấu tạo của Bài 30: của xináp. xináp. Truyền tin - Quá trình truyền tin qua - Trình bày được quá trình truyền tin qua xináp xináp. qua xináp - Khái niệm tập tính. - Nêu được định nghĩa và cơ sở thần - Phân biệt tập tính bẩm kinh của tập tính sinh và tập tính học được. - Phân biệt được tập tính bẩm sinh với - Cơ sở thần kinh của tập tập tính học được. tính. - Nêu được một số hình thức học tập Bài 31, 32: - Một số cách hình thành chủ yếu của động vật. Tập tính của tập tính tập tính ở động - Liệt kê và lấy được các ví dụ về một động vật vật. số dạng tập tính phổ biến ở động vật. - Phân biệt được các - Nêu được ví dụ về ứng dụng hiểu dạng tập tính cơ bản ở biết tập tính vào đời sống và sản xuất. động vật. - Ứng dụng của tập tính trong đời sống, sản xuất. Bài 33: - HS sưu tầm phim, tranh, ảnh về tập tính của Thực hành: động vật sau đó trình bày Xem phim về theo nhóm trước lớp và tập tính của nêu cơ sở thần kinh của động vật tập tính đó. Những nội dung của chương "Cảm ứng" có thể thiết kế các hoạt động dạy học rèn KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS Tên bài Nội dung cơ bản Nội dung cần vận dụng vào thực tiễn - Khái niệm cảm ứng, Nhận thức được vai trò của hướng tính cảm ứng và hướng động đối với thực vật, từ đó có các động. biện pháp điều chỉnh tính hướng của - Các loại hướng động, thực vật trong trồng trọt, cụ thể: các kiểu hướng động. - Ứng dụng để tạo cây cảnh.
- - Nguyên nhân và cơ chế - Tưới nước, bón phân hợp lí, tạo điều của hướng động. kiện cho bộ rễ phát triển theo mong Bài 23: - Vai trò của hướng động muốn. Bảo vệ môi trường đất. đối với đời sống thực vật. - Trồng cây với mật độ phù hợp Hướng động - Không lạm dụng các hóa chất độc hại với cây trồng. Hạn chế thải chất độc hại vào môi trường không khí... - Khái niệm ứng động. - Nhận thức được vai trò của ứng - Cơ chế chung của ứng động đối với thực vật, từ đó có thể áp động. dụng vào trong trồng trọt, cụ thể: - Tác nhân gây ứng động. + Người ta có thể ứng dụng ứng động vào thực tiễn để điều khiển nở hoa, - Các loại ứng động. chồi, hạt, mầm. Trong quá trình nhập Bài 24: - Vai trò của ứng động và nội các loài cây, cần đảm bảo nhiệt Ứng động ứng dụng. độ, ánh sáng cho quá trình ra hoa. - Phân biệt ứng động và + Ứng dụng trong tạo dáng thế cho hướng động. cây - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống ổn định, tránh những tác động mạnh gây ra những thay đổi lớn trong môi trường. - Học sinh tiến hành thí Khả năng biến đổi của thực vật để nghiệm theo từng nhóm ở thích nghi với môi trường là có mức Bài 25: nhà sau đó từng nhóm độ. làm tường trình về thí Thực hành: nghiệm và báo cáo trước Hướng động lớp kết quả thí nghiệm và nhận xét kết quả TN. - Khái niệm cảm ứng ở - Nhận thức được tầm quan trọng của động vật. cảm ứng đối với cơ thể, từ đó có ý - Cảm ứng ở động vật có thức rèn luyện sức khoẻ và khả năng hệ thần kinh dạng lưới, làm việc tập trung, kỹ năng tư duy và Bài 26, 27: chuỗi hạch và dạng ống. sự nhanh nhạy trong giải quyết các Cảm ứng ở tình huống của cuộc sống. Đồng thời động vật liên hệ được với thực tiễn về việc tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động sống. - Các yếu tố trong môi trường sống tác động trực tiếp lên hoạt động sống
- của động vật, có thể tích cực có thể tiêu cực. - Có ý thức giữ cho môi trường sống ổn định, đảm bảo sự phát triển bình thường của động vật, đảm bảo độ đa dạng sinh học, giữ cân bằng sinh thái. - Khái niệm điện thế Nhận thức được vai trò của điện nghỉ. sinh học và sự truyền thông tin của tổ Bài 28, 29: - Cơ chế hình thành điện chức thần kinh, từ đó có ý thức vệ Điện thế nghỉ, thế nghỉ. sinh cơ thể đảm bảo khả năng cảm Điện thế hoạt - Phân biệt điện thế nghỉ ứng của các vùng ngoại biên, để liên động và sự và điện thế hoạt động. hệ với thức tế và ứng dụng trong săn lan truyền bắt động vật... xung thần - Cơ chế hình thành điện kinh thế hoạt động. - Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh. - Khái niệm và cấu tạo Vận dụng tổng hợp những hiểu biết Bài 30: của xináp. về sự xuất hiện và lan truyền xung Truyền tin - Quá trình truyền tin qua thần kinh trong cung phản xạ qua qua xináp xináp. xináp vào thực tiễn cuộc sống, cụ thể ứng dụng trong y học. - Khái niệm tập tính. Nhận thức được vai trò của tập - Phân biệt tập tính bẩm tính học được và ý nghĩa của việc rèn sinh và tập tính học được. luyện, sinh hoạt theo thói quen từ đó ứng dụng vào đời sống sản xuất và - Cơ sở thần kinh của tập sinh hoạt, cụ thể: tính. - Có ý thức bảo vệ động vật quý hiếm - Một số cách hình thành bằng cách tạo điều kiện sống thật tốt Bài 31, 32: tập tính tập tính ở động để chúng sinh sản và tăng nhanh về số vật. lượng, bảo vệ nguồn gen quý hiếm, Tập tính của động vật - Phân biệt được các bảo vệ độ đa dạng sinh học. dạng tập tính cơ bản ở - Lên án hành động săn bắt động vật động vật. hoang dã quý hiếm. - Ứng dụng của tập tính - Ứng dụng những hiểu biết về tập trong đời sống, sản xuất. tính vào và sản xuất (giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng, ...) và những thói quen, tập quán ở con người.
- Bài 33: - HS sưu tầm phim, Hướng dẫn HS xây dựng tập tính tranh, ảnh về tập tính của cho một số vật nuôi (tự chọn) trong Thực hành: động vật sau đó trình bày gia đình hoặc thành lập phản xạ có Xem phim về theo nhóm trước lớp và điều kiện ở vật nuôi. tập tính của nêu cơ sở thần kinh của động vật tập tính đó. Như vậy, sau khi phân tích cấu trúc nội dung của chương này ta thấy đây là một trong những chương có tính liên hệ thực tiễn cao, gắn với đời sống xã hội và thế giới sống phong phú, đa dạng đòi hỏi học sinh phải có nhiều kỹ năng nói chung và KN VDKT vào thực tiễn nói riêng để từ đó bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là bảo vệ rừng, bảo vệ các động vật hoang dã... 1.2.2. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn ở một số trường THPT hiện nay 1.2.2.1. Thực trạng dạy học của giáo viên a. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học và biện pháp dạy học trong dạy học Sinh học ở trường THPT Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra về phương pháp và biện pháp dạy học của 25 GV THPT ở huyện Thanh Chương. Kết quả thăm dò thu được: Bảng 1.3. Kết quả điều tra về sử dụng phương pháp dạy học của GV Mức độ sử dụng Rất Thường Thỉnh Không sử TT Phương pháp thường xuyên thoảng dụng xuyên SL % SL % SL % SL % 1 Thuyết trình 3 12 15 60 7 28 0 0 2 Hỏi đáp - tái hiện, thông báo 7 28 13 52 5 20 0 0 3 Hỏi đáp - tìm tòi 3 12 8 32 14 56 0 0 4 Dạy học theo nhóm 1 4 7 25 17 68 0 0 5 Dạy học có liên hệ với thực 1 4 5 20 19 76 0 0 tiễn 6 Làm việc độc lập với SGK 5 20 10 40 10 40 0 0 Qua bảng 1.3 chúng tôi nhận thấy, việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống vẫn chiếm ưu thế so với các phương pháp dạy học tích cực (hơn 60% GV thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình). GV có sử dụng phương pháp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
21 p | 29 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 18 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B
32 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kĩ năng làm bài đọc hiểu văn bản trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia
61 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán cực trị hàm số cho học sinh lớp 12 THPT
49 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn