intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh THPT Quỳnh Lưu 2 thông qua việc tổ chức hoạt động nói và nghe theo SGK Ngữ văn lớp 10 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

14
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề xuất một hệ thống biện pháp có tính khả thi nhằm rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS qua tổ chức hoạt động nói - nghe trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT (Bộ sách KNTT với cuộc sống).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh THPT Quỳnh Lưu 2 thông qua việc tổ chức hoạt động nói và nghe theo SGK Ngữ văn lớp 10 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

  1. GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 =====    ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI RÈN LUYỆN, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NÓI VÀ NGHE THEO SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 10 (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) (Lĩnh vực: Ngữ văn) Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Tổ chuyên môn: Ngữ văn Điện thoại: 0355.581.512 Năm học: 2022 – 2023
  2. BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ HS : Học sinh GV : Giáo viên TN : Thực nghiệm ĐC : Đối chứng NXB : Nhà xuất bản SGK : Sách giáo khoa KNTT : Kết nối tri thức THPT : Trung học phổ thông PPDH : Phương pháp dạy học GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu đứng trước, số trang đứng sau. Ví dụ: [28;14] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài liệu tham khảo là 28, nhận định trích dẫn nằm ở trang 14 của tài liệu này.
  3. MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU ……………………………………………………………….. 1 1. Lý do chọn đề tài …………………………...…………………........... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………… 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …………………………….......... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………. 2 5. Đóng góp của đề tài ……………………………………………......... 3 6. Cấu trúc của đề tài ……………………………………………........... 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI …… 4 1.1. Cơ sở lý luận ……………………...……………………………..... 4 1.1.1. Về định hướng dạy học phát triển năng lực học sinh……………… 5 1.1.2. Năng lực ngôn ngữ trong hệ thống các năng lực cốt lõi phải hình thành và phát triển cho học sinh ………………………………….. 7 1.1.3. Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 10 trung học phổ thông 2006 (Chương trình cũ)………………………………………….... 9 1.1.4. Những đòi hỏi mới về nội dung trong chương trình và SGK mới bộ Kết nối TTCS (theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018)……………………………………................................... 13 1.1.5. Hoạt động nói và nghe trong chương trình SGK Ngữ văn 10 (Bộ kết nối tri thức với cuộc sống chương trình 2018)…………………. 18 1.2. Cơ sở thực tiễn ………………………… …………………........ 20 1.2.1. Thực trạng nhận thức về vấn đề phát triển năng lực ngôn ngữ Cho HS thông qua tổ chức các hoạt động nói và nghe ở trường THPT…..………………………………………………………... 20 1.2.2. Thực trạng thực hành rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS thông qua tổ chức các hoạt động nói và nghe ở trường THPT… 21 Chương 2. HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NÓI VÀ NGHE THEO SGK NGỮ VĂN 10 (Bộ sách KNTT)……..... 25 2.1. Biện pháp tạo tình huống cho học sinh bộc lộ năng lực ngôn ngữ
  4. hiện có………………………………………………………................... 25 2.1.1. Xây dựng tình huống giao tiếp……………………………........ 25 2.1.2. Chuyển giao nhiệm vụ điều hành hoạt động nói và nghe cho HS….. 26 2.1.3. Yêu cầu học sinh chủ động chuẩn bị bài nói hoặc ý kiến phát biểu theo hướng dẫn của sách giáo khoa …………………………. 28 2.1.4. Đánh giá đề cương bài nói hoặc dàn ý ý kiến phát biểu của HS…. 29 2.1.5. Theo dõi hoạt động nhóm của học sinh…..…………………......... 31 2.2. Biện pháp uốn nắn cách dùng từ trong bài nói - nghe hoặc bài phát biểu của bạn……………………………… ………………... 33 2.2.1. Cho HS trao đổi, phát hiện những lỗi về dùng từ trong bài nói hoặc trong ý kiến phát biểu của bạn………………………………… 33 2.2.2. Hệ thống hoá những lỗi học sinh thường gặp trong khi trình bày bài nói - nghe hoặc bài phát biểu…………………………………… 34 2.2.3. Dành đủ thời gian cho việc sửa một lỗi cụ thể khi trình bày bài nói - nghe của HS……………………………………………………... 34 2.2.4. Chú ý kết hợp sửa lỗi cho một học sinh và cho tất cả mọi người trong lớp ………………………………………………………………….. 36 2.2.5. Hình thành ý niệm về con đường rèn luyện khả năng nói - nghe cho HS…………………………………………………………. 36 2.3. Biện pháp phát triển kỹ năng diễn đạt trong hoạt động nói - nghe vừa hay vừa sinh động cho học sinh............................................ 37 2.3.1. Dùng hình thức “thị phạm” (cho học sinh xem - nghe các clip phù hợp hoặc dự khán các diễn đàn…………………............................ 37 2.3.2. Xác định tiêu chí đánh giá cách nói - nghe theo các yêu cầu nâng cao dần………………………………………………………………... 39 2.3.3. Có kế hoạch bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu thực sự về thuyết trình……………………………………………………... 41 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ………………………………… 44 3.1. Mục đích, yêu cầu của hoạt động thực nghiệm sư phạm………… 44 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm………………………………………. 44 3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm…………………………………………… 44
  5. 3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm và quy trình thực nghiệm 44 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ………………………………………… 44 3.2.2. Địa bàn thực nghiệm……………………………........................ 45 3.2.3. Thời gian thực nghiệm…………………………………………….. 45 3.2.4. Quy trình thực nghiệm…………………………………………… 45 3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm………………………………………. 46 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm............................................................ 46 3.4.1.Tiêu chuẩn đánh giá........................................................................... 46 3.4.2. Khảo sát sự cấp thiết; tính khả thi của các giái pháp đề xuất.......... 47 3.5. Đánh giá chung................................................................................ 53 3.6. Kết luận thực nghiệm....................................................................... 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 55 1. Kết luận……………………………………………………………… 55 1.1. Tính mới……………………………………………………………... 55 1.2. Tính khoa học………………………………………………………... 55 1.3. Tính hiệu quả…………………………………………………….. 55 2. Kiến nghị……………………………………………………………… 55 2.1. Đối với cấp quản lý…………………………………………………. 55 2.2. Đối với nhà trường……………………………………………….. 56 2.3. Đối với GV - HS……………………………………………………. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Nội dung Trang Bảng 1. Bảng Bảng so sánh chương trình dạy học theo hướng tiếp cận trang bị kiến thức và chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực………………………………………………………………..... 6 Bảng 2. Bảng thống kê kế hoạch nội dung dạy học Ngữ văn 10 theo chương trình 2006………………………………………………………. 9 Bảng 3. Bảng thống kê nội dung các bài học theo cấu trúc chương trình Ngữ văn 10 chương trình mới năm 2018 (Bộ kết nối tri thức với cuộc sống) 14 Bảng 4. Bảng thống kê nội dung hoạt động nói và nghe Ngữ văn 10 – Chương trình Ngữ văn 2018 (Bộ kết nối tri thức với cuộc sống)………… 19 Bảng 5. Bảng gợi ý đề cương bài nói - nghe hoặc dàn ý phát biểu của HS… 29 Bảng 6. Bảng số lượng khảo sát GV cụm Quỳnh Lưu - Hoàng Mai.............. 48 Bảng 7. Bảng kết quả khảo sát GV về sự cấp thiết của các giải pháp ……… 48 Bảng 8. Bảng kết quả khảo sát GV về tính khả thi của các giải pháp…..….. 50 Bảng 9. Kết quả đánh giá mức độ hứng thú với tiết học…………………....
  7. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học là cuộc cách mạng được tiến hành trong ngành giáo dục từ nhiều thập niên qua nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh (HS), góp phần đào tạo những con người năng động, sáng tạo, những người chủ tương lai đất nước. Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn cũng nằm trong quỹ đạo chung ấy. Trong chương trình dạy học Ngữ văn nói chung, thực hành tiếng Việt là hoạt động có một vị trí rất quan trọng. Khi năng lực ngôn ngữ được xác định là một trong những năng lực cốt lõi cần có ở đối tượng HS đã hoàn thành các bậc học phổ thông, thực hành tiếng Việt càng cần được xem là hoạt động đóng vai trò chủ đạo trong việc rèn luyện, phát triển năng lực này. Làm thế nào để việc thực hành tiếng Việt thực hiện tốt nhiệm vụ đó (trên cơ sở phối hợp với hoạt động đọc và hoạt động viết của môn Ngữ văn và các môn học khác nữa)? – Đó là câu hỏi cần được đặt ra và giải quyết một cách nghiêm túc. 1.2. Những nghiên cứu về phương pháp dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng gần đây đã quan tâm nhiều đến vấn đề phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực ngôn ngữ cho học sinh. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm năng lực ngôn ngữ vẫn chưa được xác định rõ ràng, do đó, việc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ không tránh khỏi lúng túng, với những gợi dẫn về cơ bản là mơ hồ. Bởi vậy, dù đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, nhiều giáo viên vẫn không hình dung được công việc của mình sẽ được bắt đầu ra sao, đi theo quy trình nào và cũng không biết dùng thước đo gì để đánh giá cái gọi là năng lực ngôn ngữ ở HS, sau một quá trình mải miết “rèn luyện” và “phát triển”. Chính từ thực tiễn đó chúng tôi đã tìm đến đề tài này, mong tìm được câu trả lời cho chính những vấn đề khiến mình thường trăn trở. 1.3. Nội dung dạy học bộ môn Ngữ văn đã có những thay đổi lớn. Dù vậy, chức năng của hoạt động thực hành tiếng Việt như được xác định lâu nay vẫn tiếp tục được khẳng định. Với việc thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ góp được một số ý kiến đáng tham khảo từ người trực tiếp đứng lớp cho việc thay đổi nội dung các hoạt động thực hành Tiếng Việt, sao cho hoạt động này đảm nhiệm tốt một số nhiệm vụ đặc thù nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS. 1.4. Một thực tế dễ nhận thấy là các em học sinh lớp 10 mới bước chân vào trường THPT, làm quen với môi trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới... nên các em còn khá bỡ ngỡ, rụt rè. Trong khi đó, bậc THPT là một cấp học có vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện các kỹ năng, năng lực, phẩm chất... trở thành “bệ phóng”, là hành trang để các em có thể trở thành một công dân tự chủ khi bước vào đời. Vì vậy, nếu giáo viên không chú trọng nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thì các em sẽ không dám bộc lộ cá tính, quan điểm, ý kiến của riêng mình, dần dần các em tự thu mình vào trong tập thể, trong “vỏ ốc” của chính mình. Do đó, việc nâng cao kỹ năng nói - nghe cho học sinh là rất quan trọng, giúp các em tự tin, 1
  8. mạnh dạn thể hiện quan điểm, ý kiến của mình. Xuất phát từ những điều đó, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh THPT Quỳnh Lưu 2 thông qua việc tổ chức hoạt động nói và nghe theo SGK Ngữ văn lớp 10 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống” 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài là vấn đề rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS qua việc tổ chức hoạt động nói - nghe trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Việc rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS có thể được thực hiện qua nhiều hoạt động đọc - viết - nói - nghe. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ bàn về việc rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ qua việc tổ chức hoạt động nói - nghe trong chương trình SGK Ngữ văn 10 THPT bộ KNTT với cuộc sống. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - SKKN góp phần thực hiện việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong trường phổ thông theo hướng phát triển năng lực HS. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thuyết minh về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, bao gồm trong đó việc làm sáng tỏ các khái niệm then chốt có liên quan và việc tìm hiểu thực trạng rèn luyện, phát triển năng ngôn ngữ cho học sinh qua tổ chức hoạt động nói và nghe. - Đề xuất một hệ thống biện pháp có tính khả thi nhằm rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS qua tổ chức hoạt động nói - nghe trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT (Bộ sách KNTT với cuộc sống). - Thiết kế giáo án ứng dụng đề tài nhằm kiểm chứng, xác nhận tính khoa học và thực tiễn của hệ thống biện pháp rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh được đề xuất trong đề tài. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn đề, phát hiện và rút ra những kết luận cần thiết thông qua việc tìm hiểu các tài liệu, tạp chí, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc vực ngôn ngữ học, Tâm lí học, … có liên quan trực tiếp tới phạm vi đề tài. 2
  9. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp so sánh – đối chiếu được sử dụng nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát, so sánh, đối chiếu giữa các hình thức tổ chức dạy học cũ và các các hình thức dạy học mới. - Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng để xử lí các số liệu thu thập trong quá trình khảo sát, thực nghiệm, hỗ trợ cho phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đạt tới những kết luận chính xác, khách quan. 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra – khảo sát: Phương pháp điều tra - khảo sát được sử dụng để thu nhận thông tin thực tế về tình hình dạy học nói- nghe đang diễn ra ở các trường trung học phổ thông (chọn điểm là trường THPT Quỳnh Lưu 2, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: theo mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, việc thực nghiệm sẽ được khoanh vùng trong phạm vi tổ chức dạy thực nghiệm giáo án đề xuất trong sự đối chứng với các giáo án thông thường để kiểm nghiệm khả năng ứng dụng và tính hiệu quả của hướng dạy học phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh qua giờ thực hành tiếng Việt vào quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông trung học. 5. Đóng góp của đề tài Sáng kiến nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS qua việc tổ chức hoạt động nói và nghe trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT, bộ sách KNTT với cuộc sống, đề xuất những phương pháp, biện pháp có tính khả thi nhằm rèn luyện và phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh THPT. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn được triển khai qua 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Hệ thống biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 10 THPT (Bộ sách KNTT với cuộc sống) Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 3
  10. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Về định hướng dạy học phát triển năng lực học sinh 1.1.1.1. Khái niệm về năng lực Năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh là competentia. Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau: + Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc. Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm. + Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống + Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức các kiến thức, kỹ năng và thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, … nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. + Năng lực là khả năng làm chủ và vận dụng hợp lí các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. Đặc điểm của năng lực + Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức, quan hệ xã hội, …) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người này với người khác. + Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động. Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, do một con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý bản thân, …). Phân loại năng lực + Năng lực chung: Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Một số năng lực cốt lõi của học sinh: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và TT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán 4
  11. + Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Văn học, Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,… Để hình thành và phát triển năng lực, cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau vì thế dẫn đến cấu trúc và các thành phần năng lực cúng khác. Cấu trúc chung của năng lực hành động là sự kết hợp các năng lực thành phần gồm: Năng lực chuyên môn; năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động. Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy lô gic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình. Năng lực chuyên môn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực “nội dung chuyên môn”, theo nghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn. Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận – giải quyết vấn đề. Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp. Năng lực cá thể: Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu cá nhân, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các ứng xử và hành vi. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc – đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm. 1.1.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực có thể coi là một tên gọi khác hay một mô hình cụ thể hoá của chương trình định hướng kết quả đầu ra, một công cụ để thực hiện giáo dục định hướng điều khiển đầu ra. Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, mục tiêu dạy học của chương trình được mô tả thông qua các nhóm năng lực 5
  12. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực cho HS. Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của người học. Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình dạy học theo hướng tiếp cận trang bị kiến thức và dạy học theo định hướng phát triển năng lực sẽ cho chúng ta thấy ưu điểm của dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Bảng 1. Bảng so sánh chương trình dạy học theo hướng tiếp cận trang bị kiến thức và chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực Nội dung Dạy học theo Dạy học theo tiếp cận trang bị kiến thức Định hướng phát triển năng lực Mục tiêu dạy học được mô Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi Mục tiêu tả không chi tiết và không tiết và có thể quan sát, đánh giá được; giáo dục nhất thiết phải quan sát, thể hiện được mức độ tiến bộ của HS đánh giá được một cách liên tục Việc lựa chọn nội dung dựa Lựa chọn những nội dung nhằm đạt Nội dung vào các khoa học chuyên được kết quả đầu ra đã quy định, gắn giáo dục môn, không gắn với các tình với các tình huống thực tiễn. Chương huống thực tiễn. Nội dung trình chỉ quy định những nội dung được quy định chi tiết trong chính, không quy định chi tiết. chương trình. 6
  13. GV là người truyền thụ tri - GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ thức, là trung tâm của quá HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Phương trình dạy học. HS tiếp thu Chú trọng sự phát triển khả năng giải pháp dạy thụ động những tri thức quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…. học được quy định sẵn. - Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành Hình thức Chủ yếu dạy học lý thuyết Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú dạy học trên lớp học ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học Đánh giá Tiêu chí đánh giá được xây Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu kết quả học dựng chủ yếu dựa trên sự ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá tập của HS ghi nhớ và tái hiện nội dung trình học tập, chú trọng khả năng vận đã học. dụng trong các tình huống thực tiễn. 1.1.2. Năng lực ngôn ngữ trong hệ thống các năng lực cốt lõi phải hình thành và phát triển cho học sinh Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (ban hành tháng 7 năm 2017) xác định 8 năng lực cốt lõi mà bất kỳ người nào cũng cần có để sống và làm việc. Trong đó 3 năng lực chung mà môn học và hoạt động giáo dục nào cũng cần và có thể hình thành, phát triển cho học sinh, gồm: năng lực tự chủ, năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo. Năng lực tự chủ được thể hiện trong mối quan hệ của mỗi người với bản thân. Năng lực hợp tác được thể hiện trong mối quan hệ của người này với người khác. Năng lực sáng tạo được thể hiện trong mối quan hệ của mỗi người với các công việc. Nhóm thứ hai là những năng lực đặc thù do một hoặc một vài môn học kiến tạo thành, bao gồm: năng lực sử dụng ngôn ngữ (gắn với các môn Ngữ văn, Ngoại 7
  14. ngữ), năng lực thẩm mỹ (gắn với các môn Nghệ thuật), năng lực tính toán (gắn với Toán và các môn khoa học tự nhiên), năng lực tin học và năng lực thể chất. Khi nói một người có năng lực ngôn ngữ thì người đó không chỉ giỏi tiếng mẹ đẻ mà còn thành thạo cả tiếng nước ngoài. Năng lực ngôn ngữ ở đây không bàn về những người như thế mà chỉ nói đến năng lực ngôn ngữ thuộc tiếng mẹ đẻ (tức tiếng Việt) của học sinh qua việc học môn Ngữ văn trong trường phổ thông. Đã là học sinh Việt Nam thì em nào cũng có tiềm năng ngôn ngữ về tiếng Việt, ít hay nhiều tùy theo môi trường và hoàn cảnh sống. Tiếp nối môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, môn Ngữ văn ở THCS và THPT được xem là môn học có vai trò quan trọng nhất giúp cho thế hệ trẻ phát triển năng lực ngôn ngữ. Vậy năng lực ngôn ngữ gồm những năng lực gì và nó được thể hiện ra sao trong học tập và đời sống của thế hệ trẻ? Năng lực ngôn ngữ của học sinh trung học gồm ba năng lực chủ yếu sau đây: năng lực làm chủ ngôn ngữ (tiếng Việt); năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ) để giao tiếp; năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để tạo lập văn bản. Năng lực làm chủ ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải có một vốn từ ngữ nhất định, hiểu và cảm nhận được sự giàu đẹp của tiếng Việt, nắm được các quy tắc về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả để sử dụng tốt tiếng Việt. Năng lực giao tiếp ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải biết sử dụng thuần thục tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) để giao tiếp trong nhiều tình huống khác nhau với những đối tượng khác nhau trong gia đình, nhà trường và xã hội. Năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản là một năng lực đặc trưng rất quan trọng của năng lực ngôn ngữ trong nhà trường. Bởi mục đích cuối cùng của nó là để tạo ra được những văn bản chuẩn mực và đẹp. Đó là những văn bản nghị luận (gồm nghị luận chính trị xã hội và nghị luận văn học), những văn bản nghệ thuật (kể chuyện, tả cảnh, tả người) và những văn bản khác (viết báo, viết đơn, làm báo cáo,…). Để tạo lập được các văn bản trên, học sinh phải biết tạo lập ý, sắp xếp ý thành dàn bài, và viết thành bài văn hoàn chỉnh. Điều này không dễ chút nào, bởi trong thực tế vẫn còn có những sinh viên khi ra trường không viết nổi một cái đơn xin việc. Xem thế mới biết việc bồi dưỡng và phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh ở bậc học THCS và THPT là cần thiết đến thế nào. Và đó chính là vai trò và nhiệm vụ của môn Ngữ văn. Như vậy năng lực ngôn ngữ là một trong những năng lực cốt lõi, quan trọng mà môn Ngữ văn sẽ hình thành và phát triển. năng lực sử dụng ngôn ngữ thuộc nhóm năng lực công cụ. Năng lực sử dụng ngôn ngữ là năng lực sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong giao tiếp ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giao tiếp gia đình, giao tiếp nhà trường, công sở... giao tiếp hành chính, khoa học, văn chương nghệ thuật... Phát triển năng lực ngôn ngữ không chỉ trau dồi về năng lực ngôn ngữ mà còn rèn luyện năng lực giao tiếp. Tức là người dùng ngôn ngữ phải biết khi nào nên nói, nói gì, nói với ai, nói ở đâu. Năng lực nói chung và năng lực ngôn ngữ nói riêng 8
  15. không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của cả một quá trình rèn luyện, học tập và phát triển của mỗi người. Ngôn ngữ tiếng Việt là phương tiện để thực hiện giao tiếp rất quan trọng. Điều đặt ra cho chúng ta là muốn rèn luyện và phát triển năng lực ngôn ngữ phải gắn bó sâu sắc với năng lực giao tiếp mới đạt hiệu quả cao. 1.1.3. Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 10 trung học phổ thông 2006 (Chương trình cũ) Bằng phương pháp khảo sát, thống kê chương trình trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn 10 năm 2006 (cả bộ cơ bản và bộ nâng cao), chúng tôi nhận thấy nội dung chương trình dạy học Ngữ văn là sự lồng ghép của các phân môn Đọc văn - Làm văn - Tiếng việt. Các mạch kỹ năng đọc; viết; nói và nghe chưa được thể hiện rõ ràng. Kiến thức văn học, giao tiếp và tiếng Việt được chưa được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu chưa được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Bảng 2. Bảng thống kê kế hoạch nội dung dạy học Ngữ văn 10 theo chương trình 2006. CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ 1 TT Bài/ Chủ đề Tiết 1 Tổng quan văn học Việt Nam Tiết 1,2: Tổng quan văn học Việt Nam 2 Khái quát văn học dân gian Tiết 3, 4: Khái quát văn học dân gian Việt Việt Nam. Nam 3 Hoạt động giao tiếp bằng Tiết 5: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. ngôn ngữ. 4 Đặc điểm của ngôn ngữ nói Tiết 6: Tự học có hướng dẫn: Đặc điểm của và ngôn ngữ viết ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 5 Văn bản Tiết 7: Văn bản Khuyến khích HS tự đọc: Văn bản (tiếp theo) 6 Phong cách ngôn ngữ sinh Tiết 8: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hoạt 7 Tự sự dân gian Việt Nam. - Tiết 9, 10: Đọc - hiểu Chiến thắng Mtao Mxây. - Tiết 11, 12, 13: Đọc - hiểu Truyện An 9
  16. Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy. - Tiết 14, 15, 16: Đọc - hiểu Tấm Cám. - Tiết 17: Đọc - hiểu Nhưng nó phải bằng hai mày. Khuyến khích HS tự đọc: Tam đại con gà - Tiết 18: Tóm tắt văn bản tự sự - Tiết 19: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. - Tiết 20, 21: Thực hành làm văn tự sự. Khuyến khích HS tự đọc: Lập dàn ý bài văn tự sự; Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự; Luyện tập viết đoạn văn tự sự. 8 Uy lít xơ trở về. Tiết 22, 23: Đọc - hiểu Uy lít xơ trở về. Khuyến khích HS tự đọc: Ra ma buộc tội. 9 Trữ tình dân gian Việt Nam - Tiết 24, 25, 26: Đọc - hiểu: Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa . ( Đọc hiểu bài 1,4,6. Khuyến khích học sinh tự đọc bài ca dao 2,3,5) - Tiết 27: đọc hiểu: Ca dao hài hước ( Đọc hiểu bài 1,2.Khuyến khích học sinh tự đọc bài ca dao 3,4) - Tiết 28, 29: Thực hành các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. - Tiết 30, 31: Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 32, 33: Kiểm tra giữa kì 1 10
  17. (Nghị luận xã hội) Khuyến khích học sinh tự đọc: Lời tiễn dặn 10 Ôn tập văn học dân gian việt Tiết 34, 35: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Nam 11 Khái quát văn học Việt Nam Tiết 36, 37, 38: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. XIX. 12 Những tri thức cần thiết để Tiết 39, 40, 41: Những tri thức cần thiết để đọc hiểu văn học trung đại đọc hiểu văn học trung đại 13 Trả bài kiểm tra giữa học kì 1 Tiết 42: Trả bài kiểm tra giữa học kì 1 14 Thơ trung đại Việt Nam - Tiết 43, 44: Đọc – hiểu Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão). - Tiết 45, 46: Đọc – hiểu Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) - Tiết 47, 48: Đọc – hiểu: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) - Tiết 49, 50: Đọc – hiểu: Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) Khuyến khích HS tự học: Vận nước, Cáo bệnh bảo mọi người, Hứng trở về. - Tiết 51, 52, 53: Từ Hán Việt và những lưu ý khi sử dụng. 11
  18. - Tiết 54, 55: Nghị luận về thơ 15 Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Tiết 56: Đọc – hiểu: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lý Bạch) Lăng 16 Cảm xúc mùa thu Tiết 57: Đọc – hiểu: Cảm xúc mùa thu ( Đỗ Phủ) Khuyến khích HS tự đọc: Lầu Hoàng Hạc, Nỗi oán của người phòng khuê, Khe chim kêu; thơ Hai – cư của Ba sô 17 Ôn tập phần văn học Tiết 59, 60, 61: Ôn tập phần văn học 18 Ôn tập làm văn Tiết 62: Ôn tập làm văn 19 Ôn tập tiếng Việt Tiết 63, 64: Ôn tập tiếng Việt 20 Kiểm tra học kì 1 Tiết 65, 66: Kiểm tra học kì 1 21 Trình bày một vấn đề Tiết 67, 68: Trình bày một vấn đề Khuyến khích Hs tự đọc: Lập kế hoạch cá nhân 22 Trả bài kiểm tra học kì 1 - Tiết 69: Trả bài kiểm tra học kì 1 CHƯƠNG TRÌNH HỌC KÌ 2 TT Bài/chủ đề Tiết 23 Phú sông Bạch Đằng Tiết 70, 71: Đọc hiểu: Phú sông Bạch Đằng ( Trương Hán Siêu) 24 Văn thuyết minh - Tiết 72: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh 12
  19. - Tiết 73: Phương pháp thuyết minh + Luyện tập viết đoạn ( Tích hợp 2 bài thành 1 bài. Tập trung hướng dẫn HS luyện tập viết đoạn văn thuyết minh bằng cách chú thích và thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả. ) - Tiết 74, 75: Thực hành làm văn thuyết minh - Tiết 76, 77: Viết quảng cáo - Khuyến khích học sinh tự đọc: Tóm tắt văn bản thuyết minh; Lập dàn ý bài văn thuyết minh; Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh. 25 - Tiết 78, 79: Đại cáo bình Ngô - tác giả Nguyễn Trãi Đại cáo bình Ngô - Tiết 80, 81, 82: Đọc - hiểu: Đại cáo bình Ngô ( Nguyễn Trãi) - Khuyến khích HS tự đọc: + Tựa Trích diễm thi tập Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn : Thái sư Trần Thủ Độ 26 Lập luận trong văn nghị luận Tiết 83, 84: Lập luận trong văn nghị luận; 27 Các thao tác nghị luận + Tiết 85: Các thao tác nghị luận + Luyện tập luyện tập viết đoạn văn nghị viết đoạn văn nghị luận luận ( Tích hợp thanh 1 bài, tập trung vào mục 2, phần II bài Các thao tác nghị luận và luyện tập viết đoạn văn nghị luận sử dụng các thao tác nghị luận đã học.) 13
  20. Khuyến khích học sinh tự đọc: Lập dàn ý bài văn nghị luận 28 Chuyện chức phán sự đền Tiết 86, 87, 88: Đọc - hiểu Chuyện chức Tản Viên phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) 29 Hồi trống Cổ Thành Tiết 89, 90: Hồi trống Cổ Thành Khuyến khích HS tự đọc: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 91, 92, 93: Ôn tập giữa học kì 2 30 Bài kiểm tra giữa học kì 1 Tiết 94, 95: Bài kiểm tra giữa học kì 2 ( Nghị luận văn học) 31 Truyện thơ Nôm và ngâm - Tiết 96, 97: Đọc – hiểu Tình cảnh lẻ loi của khúc người chinh phụ - Tiết 98, 99: Đọc – hiểu Truyện Kiều (Tác giả) - Tiết 100, 101: Đọc – hiểu Trao duyên. - Tiết 102, 103: Đọc – hiểu Chí khí anh hùng. - Tiết 104, 105,106: Thực hành các phép tu từ phép điệp, phép đối. - Tiết 107, 108, 109, 110: Thực hành làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Khuyến khích HS tự đọc các đoạn trích: Nỗi thương mình; Thề nguyền 32 Trả bài kiểm ra giữa kì 2 Tiết 111: Trả bài kiểm tra giữa học kì 2 33 Khái quát lịch sử tiếng Việt. Tiết 112, 113: Khái quát lịch sử tiếng Việt. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2