intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 12 thông qua việc giải phương trình mũ và một số bài toán liên quan

Chia sẻ: Behodethuonglam | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:83

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là giúp các em học sinh lớp 12 tiếp cận một số phương pháp giải phương trình mũ và một số bài toán liên quan. Đồng thời rèn luyện cho học sinh tư duy sáng tạo khi giải và trình bày dạng toán này, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 12 thông qua việc giải phương trình mũ và một số bài toán liên quan

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “ RÈN LUYỆN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH  LỚP 12 THÔNG QUA VIỆC GIẢI PHƯƠNG TRÌNH  MŨ VÀ MỘT SỐ BÀI TOÁN LIÊN QUAN”.   BỘ MÔN: TOÁN HỌC  
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “ RÈN LUYỆN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH  LỚP 12 THÔNG QUA VIỆC GIẢI PHƯƠNG TRÌNH  MŨ VÀ MỘT SỐ BÀI TOÁN LIÊN QUAN”.          Bộ môn: Toán học.                           Tác giả: Nguyễn Thị Huyền.                                                  Tổ: TOÁN TIN.                      Điện thoại:  0976946655.               Năm học: 2020­2021
  3. LỜI CAM ĐOAN. Năm học 2020 ­ 2021, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm có tên là ''Rèn luyện tư  duy sáng  tạo cho học sinh lớp 12  thông qua việc giải phương trình mũ và một số bài toán liên   quan''.        Tôi cam kết sản phẩm này là của cá nhân tôi tham khảo được từ các tài liệu, từ thực   tế giảng dạy, từ mạng internet và  qua đó tổng hợp viết thành sản phẩm này không sao chép  SKKN của người khác để nộp. Nếu nhà trường và tổ chuyên môn phát hiện ra tôi sao chép  của ai hay có sự  tranh chấp về  quyền sở hữu thì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước   ban chuyên môn về tính trung thực của lời cam đoan này.                                                       Thanh chương,  ngày 11  tháng 3 năm 2021.                                                                             Người viết SKKN                                                                                   Nguyễn Thị Huyền.                                                                                        
  4. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm GV Giáo viên HS  Học sinh HSG Học sinh giỏi. PP Phương pháp. YCBT Yêu cầu bài toán. L Loại. TM Thỏa mãn. THPT Trung học phổ thông. THPTQG Trung học phổ thông Quốc gia. TNSP Thực nghiệm sư phạm. SKKN Sáng kiến kinh nghiệm PT Phương trình NXB Nhà xuất bản. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo. BBT Bảng biến thiên GTLN, GTNN Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
  5. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu 2 1.5. Kế hoạch nghiên . 2 1.6. Phương pháp nghiên cứu. 2 1.7. Điểm mới của đề tài. 3 PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI. 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài. 4 2.1.1.  Tư duy. 4 2.1.2.  Tư duy sáng tạo. 5 2.2. Cơ sở thực tiễn. 7 2.2.1.  Khảo sát thực trạng của học sinh với môn Toán. 7 2.2.2. Khảo sát quan điểm của một số giáo viên về rèn luyện tư duy sáng tạo   7 cho học sinh THPT. 2.2.3. Kế hoạch giảng dạy phương trình mũ. 8 2.3. Thực trạng của đề tài. 10 2.4. Các sáng kiến của đề tài 12 2.4.1. Một số phương pháp giải phương trình mũ đơn giản. 13 2.4.1.1. Phương pháp  đưa về cùng cơ số.    14 2.4.1.2. Phương pháp đặt ẩn phụ. 15 2.4.1.3. Phương pháp logarit hóa. 19
  6. 2.4.2. Một số phương pháp khác để giải phương trình mũ. 21 2.4.2.1. Phương pháp sử dụng tính đơn điệu của hàm số. 21 2.4.2.2. Phương pháp đánh giá. 25 2.4.2.3. Phương pháp phân tích thành tích. 25 2.4.2.4. Phương pháp đặt  ẩn phụ  không hoàn toàn và kết hợp tìm nghiệm   26 của phương trình bậc hai. 2.4.3. Một số bài toán liên quan đến phương trình mũ. 29 2.4.3.1.Tìm điều kiện của tham số để  phương trình mũ có nghiệm thỏa mãn  29 điều kiện nào đó. 2.4.3.2. Một số bài toán thực tiễn, liên môn liên quan đến toán học. 39 2.5. Hiệu quả của sáng kiến. 43 2.5.1. Chọn bài thực nghiệm.  44 2.5.2. Cách thức tiến hành, giáo án  thực nghiệm sư  phạm, một số  hình  ảnh  44 thực nghiệm, phiếu khảo sát học sinh, hướng dẫn một số bài tập. 2.5.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm. 45 2.5.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 46 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 Phụ lục 1: Một số công thức tính đạo hàm của hàm số Phụ lục 2: Các giáo án thực nghiệm, minh họa bài làm của học sinh. Phụ lục 3: Một số hình ảnh minh họa cho các tiết dạy thực nghiệm. Phụ lục 4: Phiếu khảo sát học sinh sau khi  học một số nội dung trong đề tài. Phụ lục 5: Hướng dẫn một số câu trong phần bài tập. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.
  7. 1.1. Lý do chọn đề tài.  Trước đây, từng có những quan niệm môn Toán là một môn học trừu   tượng và ít có tính thực tiễn. Những quan niệm đó đã dần thay đổi trong giai   đoạn hiện nay khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển mà nền tảng của   sự  phát triển đó chính là khoa học cơ  bản, trong đó phải kể  đến vai trò của  toán học. Toán hoc là công cụ  để  giải quyết nhiều vấn đề  trong nghiên cứu  khoa học, trong thực tế  cuộc sống của chúng ta. Toán học cũng được nhìn  nhận rộng hơn trong nhiều mặt của đời sống xã hội hiện nay. Đối với môn  toán lớp 12  trong những năm gần đây hình thức thi thay đổi, kiến thức trong  mỗi đề  thi đều rộng và sâu, có nhiều câu liên quan đến tính  ứng dụng trong   thực tiễn cuộc sống mà học sinh đã dùng kiến thức toán học để  giải nó. Do   vậy, qúa trình dạy học nhiều giáo viên đã sử  dụng phương pháp dạy học tích  cực nhằm phát huy năng lực cho học sinh, qua đó học sinh được tự mình khám   phá, tự  mình tìm ra lời giải của bài toán mới, từ  đó hình thành năng lực, rèn   luyện tư duy sáng tạo cho học sinh nhằm đáp ứng xu hướng giáo dục của thời   đại mới. Trong chương trình toán  THPT, phương trình mũ là một trong những  kiến thức quan trọng của chương II sách Giải tích 12, nó có nhiều bài toán   nhằm rèn luyện tư duy  sáng tạo cho học sinh cũng như tính ứng dụng của nó  trong thực tiễn cuộc sống. Đây cũng là một nội dung thường được đề  cập  ở  một số câu của đề thi chính thức THPT Quốc gia, thi tốt nghiệp THPT , đề thi  thử  THPT Quốc gia, đề  thi thử  tốt nghiệp  THPT của một số  trường THPT   hoặc đề của Sở GD&ĐT, một số đề thi  HSG của một số tỉnh,  đặc biệt hơn  nữa nội dung của nó có ứng dụng để giải một số bài toán trong thực tiễn. Trong quá trình giảng dạy, ôn thi THPT Quốc gia,  ôn thi tốt nghiệp THPT tôi nhận  thấy tâm lý chung của học sinh là rất ngại và lúng túng khi gặp  phải một số  bài toán về  phương trình mũ chưa có dạng quen thuộc và một số bài tập liên quan đến phương trình mũ  có chứa tham số, cũng như có một số câu trong đề thi liên quan đến ứng dụng của toán  học   vào thực tiễn có sử  dụng phương trình mũ, hàm số  mũ để  giải nó. Vì vậy, tôi viết SKKN  ''Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 12  thông qua việc giải phương trình mũ   và một số bài toán liên quan'' để phần nào đó giúp các em học sinh lớp 12 có cái nhìn từ  cụ  thể, hệ  thống, hình thành năng lực, rèn luyện tư  duy sáng tạo và cách học tích cực hơn  đối với dạng toán này. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Giúp các em học sinh lớp 12 tiếp cận  một số  phương pháp giải phương trình mũ và  một số bài toán liên quan. Đồng thời rèn luyện cho học sinh tư duy sáng tạo khi giải và trình  bày dạng toán này, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THPT. 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
  8. Một số phương pháp giải và giải một số bài tập cơ bản, nâng cao, một số bài tập về  ứng dụng của toán học vào bài toán thực tiễn liên quan đến PT mũ, hàm số  mũ hoặc bài  toán liên quan đến phương trình mũ có chứa tham số, nhằm   giúp học sinh lớp 12 rèn luyện  tư duy sáng tạo. 1.4. Phạm vi nghiên cứu. Đề  tài chủ  yếu tập trung rèn luyện tính tư  duy sáng tạo cho học sinh lớp 12 thông   qua việc giải phương trình mũ và một số  bài toán liên quan  thông qua hệ thống bài tập cơ  bản đến nâng cao. 1.5. Kế hoạch nghiên cứu. TT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm ­ Chọn đề tài SKKN. ­ Bản đề cương chi tiết. ­ Đăng ký với tổ chuyên môn. ­ Tập hợp tài liệu. Tháng   8/2020   đến   tháng  ­ Khảo sát thực trạng. ­ Số liệu khảo sát đã xử lý. 1 10/2020 ­ Tham khảo tài liệu, mạng internet,  ­   Đề   cương   sáng   kiến   kinh  lựa chọn bài tập .. . nghiệm gửi sở. Từ   tháng   11/2020   đến  tháng ­ Trao đổi với đồng nghiệp. ­  Tập hợp  ý kiến  đóng góp của  2 đồng nghiệp. 01 /2021 ­ Soạn giáo án, áp dụng thực nghiệm. ­ Thực nghiệm. ­   Tham   khảo   các   tài   liệu,   mạng  ­ Bản nháp báo cáo. internet, chọn bài tập mới. ­ Bản chính thức. Từ tháng 02/2021 đến hết  ­ Viết báo cáo. 3 tháng 3/2021. ­   Tham   khảo   ý   kiến   của   đồng  nghiệp. ­ Hoàn thiện SKKN. 1.6. Phương pháp nghiên cứu. + Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về tư duy, tư  duy sáng tạo, một số  phương pháp giải phương trình mũt, một số  bài toán liên   quan và bài toán thực tế liên quan. + Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: ­ Phương pháp thu thập các nguồn tài liệu. ­ Phương pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập. + Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
  9. ­ Điều tra thực trạng của học sinh khi học toán, toán với thực tế, qua ôn thi năm học  trước khi học sinh giải phương trình mũ và một số bài toán liên quan. ­ Điều tra tính cần thiết của việc rèn luyện tư  duy sáng tạo cho học sinh qua kênh   của giáo viên. Trao đổi với giáo viên trong nhóm.  + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm giảng dạy một số tiết dạy theo   hướng của đề tài nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài. +  Phương pháp thống kê toán học:  Xử  lý phân tích các kết quả  thực nghiệm sư  phạm. 1.7. Điểm mới của đề tài. ''Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 12  thông qua việc giải phương trình  mũ và một số bài toán liên quan'' đã được một số tác giả nghiên cứu nhưng đề  tài của tôi  đã cập nhật một số bài tập mới nhất, sắp xếp các dạng bài tập từ đơn giản đến phức tạp, bài  tập dạng cụ thể  ứng dụng để  giải cho bài tập sau liên quan,  phù hợp với nhiều đối tượng,   một số bài tập tôi  đưa ra một số phương pháp giải khác nhau, đồng thời bài tập chủ yếu tôi  tham khảo ở một số đề thi chính thức THPT Quốc gia, thi tốt nghiệp THPT, đề thi thử THPT  Quốc gia, đề  thi thử tốt nghiệp THPT của một số  trường THPT hoặc đề  của Sở  GD&ĐT ,  một số đề thi  HSG của một số tỉnh trong những năm gần đây để các em thấy hứng thú hơn  khi giải được dạng phương trình mũ hoặc một số bài toán liên quan trong đề thi . Qua đó phát  huy được tính tự học, tự rèn luyện, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh.   Trong thực tiễn giảng dạy của bản thân tôi, đồng nghiệp  đã áp dụng đề  tài  này  vào  giảng dạy và đã thu được kết quả rất khả quan, học sinh hứng thứ hơn, tích cực, chủ  động,   sáng tạo hơn khi gặp dạng toán này. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học   sinh trong quá trình dạy và học ở dạng toán này. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài. 2.1.1.  Tư duy.
  10. 2.1.1.1. Khái niệm về tư duy. Theo từ  điển triết học: Tư  duy, sản phẩm cao nhất của vật chất được  tổ  chức một cách đặc biệt là bộ  não, là quá trình phản ánh tích cực thế  giới   khách quan trong các khái  niệm, phán đoán, lý luận. Tư  duy xuất hiện trong   quá trình sản xuất xã hội của con người và đảm bảo phản ánh thực tại một   cách gián tiếp, phát hiện những mối liên hệ  hợp quy luật. Tư  duy chỉ tồn tại   trong mối liên hệ  không thể  tách rời khỏi hoạt động lao động và lời nói, là  hoạt động chỉ  tiêu biểu cho xã hội loài người cho nên tư  duy của con người   được thực hiện trong mối liên hệ  chặt chẽ  với lời nói và những kết quả  của   tư duy được ghi nhận trong ngôn ngữ. Tiêu biểu cho tư duy là những quá trình  như  trừu tượng hóa, phân tích và tổng hợp, việc nêu lên những vấn đề  nhất  định và tìm cách giải quyết chúng, việc đề  xuất những giả  thiết, những ý   niệm...Kết quả của quá trình tư duy bao giờ cũng là một ý nghĩ nào đó. Theo tâm lý học tư  duy là thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ  chức   cao, chính là bộ  não người. tư  duy phản ánh thế  giới vật chất dưới dạng các  hình  ảnh lý tưởng: “Tư  duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất,   những mối quan hệ  có tính quy luật của sự  vật hiện tượng mà trước đó ta   chưa biết”.  Theo cách hiểu đơn giản, tư  duy là một loạt những hoạt động của bộ  não diễn ra khi có sự  kích thích. Những kích thích này được não bộ tiếp nhận   thông qua bất kỳ  giác quan nào trong năm giác quan: Xúc giác, thính giác, thị  giác, khứu giác, vị giác. Tư  duy toán học được hiểu thứ  nhất là hình thức biểu lộ  của tư  duy biện chứng   trong quá trình con người nhận thức khoa học, toán học hay trong quá trình áp  dụng toán  học  vào  các  khoa  học  khác  như:  Kỹ  thuật,  kinh  tế  quốc  dân ... Thứ hai tư duy toán  học có các tính chất đặc thù được quy định bởi bản chất của toán học, bởi sự áp dụng các   phương pháp toán học để nhận thức các hiện tượng của thế giới hiện thực cũng như chính  các phương thức chung của tư duy mà nó sử dụng.  2.1.1.2.Các thao tác tư duy. Phân tích và tổng hợp. So sánh và tương tự. Khái quát hoá và đặc biệt hóa. Trừu tượng hoá và cụ thể hóa. Các thao tác tư  duy cơ  bản được xem như  quy luật bên trong của mỗi  hành động tư  duy. Trong thực tế  các thao tác tư  duy đan chéo vào nhau mà  không theo trình tự máy móc. Tuy nhiên, tùy theo từng nhiệm vụ tư duy, điều  kiện tư duy, không phải mọi hành động tư duy cũng nhất thiết phải thực hiện   tất cả các thao tác trên.
  11. Trong môn toán, thao tác phân tích và tổng hợp thường được sử  dụng để  tìm hiểu bài toán, để nhận diện bài toán thuộc loại nào, sau đó phân tích tìm mối  quan hệ  giữa các yếu tố  của bài toán (các yếu tố  đã biết và các yếu tố  cần   tìm...) từ đó sẽ tổng hợp các yếu tố, điều kiện vừa phân tích để đưa ra các bước   giải hoàn thiện. Hơn nữa, nhờ phân tích và tổng hợp ta có thể tổng hợp các bài   toán tương tự  thành một vài dạng toán mẫu cùng với cách giải tương  ứng của   chúng. 2.1.1.3. Các giai đoạn hoạt động của tư duy. Tư duy là một hoạt động trí tuệ có các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề. Giai đoạn 2: Huy động các tri thức, kinh nghiệm. Giai đoạn 3:  Sàng  lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết. Giai đoạn 4: Kiểm tra giả thuyết. Giai đoạn 5: Giải quyết nhiệm vụ đặt ra. 2.1.1.4. Phân loại tư duy Theo đặc trưng của tư  duy, có các loại tư  duy sau: Tư  duy độc lập; Tư  duy logic; Tư  duy trừu tượng; Tư  duy biện chứng; Tư  duy phê phán; Tư  duy  sáng tạo. 2.1.2.  Tư duy duy sáng tạo. 2.1.2.1. Khái niệm về tư duy sáng tạo. Trong tâm lý học định nghĩa: “Tư  duy sáng tạo là tư  duy vượt ra ngoài  phạm vi giới hạn của hiện thực, của vốn tri thức và kinh nghiệm đã có, giúp   quá trình giải quyết nhiệm vụ của tư duy linh hoạt và hiệu quả”. Theo từ  điển Giáo dục học:  “Tư  duy sáng tạo là tư  duy tạo ra những  hình ảnh, ý tưởng, sự vật mới và chưa có từ trước”. Các nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm khác nhau về tư duy sáng tạo: Theo J.DanTon: “Tư  duy sáng tạo đó là những năng lực tìm thấy những ý   nghĩa  mới,  tìm  thấy  những  mối  quan  hệ  mới,  là  một  chức  năng  của  kiến thức, trí tưởng  tượng và sự  đánh giá, là một quá trình, một cách dạy và học bao gồm những chuỗi phiêu   lưu, chứa đựng những điều như: Sự khám phá, sự phát sinh, sự đổi mới, trí tưởng tượng, sự  thử nghiệm, sự thám hiểm” . Theo Bùi Văn Nghị: “Tư  duy sáng tạo được hiểu là cách nghĩ mới về  sự  vật, hiện   tượng, về mối quan hệ, suy nghĩ về cách giải quyết mới có ý nghĩa, giá trị”. 
  12. Tác giả  Trần Thúc Trình đã cụ  thể  hóa sự  sáng tạo với người học toán: “Đối với   người học toán, có thể  quan niệm sự  sáng tạo đối với họ, nếu họ  đương đầu với những   vấn đề đó, để tự mình thu nhận được cái mới mà họ chưa từng biết”. Theo định nghĩa thông thường và phổ biến nhất của tư duy sáng tạo thì đó là tư  duy  tạo ra cái mới.  Tư  duy sáng tạo dẫn đến những tri thức mới về  thế  giới về  các phương   thức hoạt động. Như vậy, một bài tập cũng được xem như là mang yếu tố sáng tạo nếu các thao tác   giải nó không bị  những mệnh lệnh nào đó chi phối (từng phần hay hoàn toàn), tức là nếu  người giải chưa biết trước thuật toán để  giải và phải tiến hành tìm hiểu những bước đi   chưa biết trước.  Các quy trình giải một bài toán theo bốn bước của Polya: Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán. Bước 2: Tìm cách giải. Bước 3: Trình bày bài giải. Bước 4: Nghiên cứu sâu lời giải. 2.1.2.2. Mối quan hệ  giữa các khái niệm tư  duy tích cực, tư  duy độc lập, tư  duy sáng   tạo. Bàn về mối quan hệ giữa các khái niệm tư duy tích cực, tư duy độc lập, tư duy sáng  tạo thì mối quan hệ đó là các mức độ tư duy khác nhau mà tư duy tích cực có vai trò là tiền  đề. Quá trình từ  tư  duy tích cực đến tư  duy sáng tạo thông qua tư  duy độc lập. Như  vậy   trong tư  duy sáng tạo luôn có tư  duy tích cực và tư  duy độc lập. Ông Bùi Văn Nghị  cho   rằng: Tư  duy tích cực: Khi một HS chăm chú theo dõi việc giải bài tập và cố  gắng hiểu   được các bước giải. Tư duy độc lập: Thể  hiện ở  việc  HS tự  mình phát  hiện ra  vấn đề  tự mình  xác  định phương  hướng, tìm ra  cách  giải quyết,  tự  mình  kiểm  tra  và hoàn thiện kết quả đạt  được. Tư   duy sáng  tạo: Trên  các  kết  quả   đó   HS   tự   khám  phá  tìm  ra  cách chứng   minh, lời giải mà HS chưa biết. 2.1.2.3. Một số đặc trưng của tư duy sáng tạo.  Tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, tính độc đáo, tính hoàn thiện, tính nhạy cảm vấn  đề, tính chính xác, năng lực định giá, phán đoán, năng lực định nghĩa là một số  đặc trưng cơ bản của tư duy sáng tạo. Các yếu tố cơ bản nói trên chúng quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ, bổ  xung cho nhau và không tách rời nhau. Khả  năng linh hoạt chuyển từ  hoạt   động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác (tính mềm dẻo) tạo điều kiện cho   việc tìm được ra nhiều giải pháp trên nhiều góc độ  và tình huống khác nhau  
  13. (tính nhuần nhuyễn) và qua đó phát hiện, đề xuất được nhiều phương án khác  nhau, cũng như có thể  tìm được phương án  ấn tượng, khác lạ  (tính độc đáo).  Tất cả các yếu tố cơ bản này lại quan hệ khăng khít với các yếu tố khác như:  tính nhạy cảm vấn đề, tính chính xác, tính hoàn thiện. 2.2. Cơ sở thực tiễn.  2.2.1.  Khảo sát thực trạng của học sinh với môn Toán. Để tìm hiểu vấn đề  này, tôi đã tiến hành khảo sát về phía học sinh và  đã phát 200   phiếu khảo sát cho HS lớp 12 trong đó có 49 học sinh của trường THPT Cát Ngạn, 74 học  sinh của trường THPT Thanh Chương III, 77 em học sinh trường THPT Nguyễn Cảnh Chân   để các em phát biểu những ý kiến của mình khi học môn Toán. Nội dung khảo sát như sau: Phiếu khảo sát. Họ và tên học sinh.................................................................Lớp Trường THPT .............................................................................................        Em hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có câu trả  lời phù hợp với em? Không/  Nội dung Có chưa (1) Em có thích khi học môn Toán không?. (2) Em có thấy rằng kiến thức Toán THPT có nhiều  ứng dụng   trong thực tiễn cuộc sống không?. (3) Mỗi bài tập  toán em có thường làm theo cách của thầy cô đã  dạy không?.
  14. (4) Em đã bao giờ áp dụng kiến thức Toán học THPT vào thực tế  chưa?. 2.2.2. Khảo sát quan điểm của một số giáo viên về rèn luyện tư duy sáng tạo cho học   sinh THPT. Tổng số giáo viên dạy môn tự nhiên được khảo sát 50 giáo viên (10 giáo viên trường  THPT Cát Ngạn, 22 giáo trườngTHPT Thanh Chương III, 18 giáo viên trường Nguyễn Cảnh  Chân).            Kính đề  nghị  Thầy/Cô vui lòng dành thời gian đọc kỹ  và trả  lời khách  quan các nội dung câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô của phương  án (phiếu 1) và khoanh tròn vào chữ  cái đứng trước  phương án (phiếu 2) cho  câu trả lời của mình. Phiếu 1: Khảo sát tính cần thiết trong dạy học rèn luyện tư duy sáng tạo cho  học sinh THPT Các câu hỏi khảo sát Rất cần  Không cần  Cần thiết thiết thiết 1.  Thầy   (cô)   có   cho   rằng   dạy  học  rèn luyện tư  duy sáng tạo cho  học sinh  có cần thiết hay  không?. 2.  Theo thầy (cô)  rèn luyện tư  duy   sáng   tạo   cho   học   sinh   THPT  qua việc giải bài tập  có cần thiết  không?. Phiếu 2: Khó khăn nhất trong dạy học tư duy sáng tạo cho học sinh THPT. 3. Khó khăn nhất khi dạy học rèn luyện tư  duy sáng tạo cho học sinh THPT. Với học sinh.   A. Trình độ của học sinh không đồng đều.   B. Không hứng thú với môn học.   C. Chưa làm quen với hướng tiếp cận này. Với giáo viên.   A. Chưa có kinh nghiệm, phương pháp.
  15.   B. Trình độ của giáo viên còn hạn chế.   C. Chưa có tài liệu hướng dẫn. 2.2.3. Kế hoạch giảng dạy phương trình mũ. 2.2.3.1.Khung phân phối chương trình chính khóa và đại trà.           Dựa vào sách giáo khoa chỉnh lí hợp nhất năm 2008 của nhà xuất bản giáo dục  và kế  hoạch   giảng   dạy   của   nhóm   chuyên   môn   năm   học   2020­2021   bài  ''Phương   trình   mũ   và  phương trình logarit'' (Giải tích 12) được tách thành hai bài ''Phương trình mũ'' bài ''phương   trình lôgarit'', thời lượng học chính khóa cả  2 bài là 4 tiết, ôn tập chương 2 tiết, học đại trà  6 tiết  (trong đó học kỳ 1 có 3 tiết), ôn thi tốt nghiệp. Bảng 1. Khung phân phối chương trình''phương trình mũ'' trường THPT Cát   Ngạn. Tên bài Tiết  Nội dung dạy học  Thiết bị, học  Hình thức PPCT liệu Phương trình  36 Phương trình mũ cơ  bản    Máy   chiếu,  Trên lớp mũ. + Bài tập. SGK,   bảng  Dạy phụ,   phiếu  chính  37 PP giải phương trình mũ  học tập,... khóa đơn giản + bài tập Ôn thi tốt  95 Phương trình mũ. nghiệp Ôn tập PT mũ  37, 38 Ôn tập PT mũ. Phiếu học  Trên lớp Tìm   điều   kiện   của   tham  tập, SGK,  và PT lôgarit số   để  PT mũ có nghiệm  máy tính,   Dạy đại  thỏa   mãn   điều   kiện   nào  bảng phụ,  trà đó. ... (dạy  thêm) Ôn tập hàm số,  45 Ứng   dụng   của   toán   học  PT mũ và   vào   một   số   bài   toán   liên  lôgarit quan đến thực tiễn Ôn thi tốt  94 Phương trình mũ. nghiệp 2.2.3.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Kiến thức ­ Nắm được định nghĩa nêu được cách giải phương trình mũ cơ bản.
  16. ­ Hiểu rõ được các phương pháp thường dùng để  giải phương trình mũ đơn   giản, một số phương pháp khác để giải phương trình mũ ­ Tìm điều kiện để phương trình mũ có nghiệm thỏa mãn điều kiện nào đó. ­ Biết giải bài toán liên quan gắn với thực tiễn và nắm ý nghĩa của nó. Kỹ năng ­ Giải chính xác được các phương trình mũ cơ  bản và một số  dạng thường   gặp. ­ Sử  dụng thành thạo các công thức để  biến đổi   PT đã cho về  dạng quen  thuộc. Tư duy và thái độ ­ Rèn luyện tư  duy logic, tư  duy thuật toán, tư  duy trìu tượng và đặc biệt là   rèn luyện tư  duy sáng tạo, khả  năng nhạy bén và năng  động trong các tình   huống. ­ Giáo dục cho học sinh tính cần cù, cẩn thận, chính xác, kỷ luật, không ngại   khó và tích cực tìm ra cái mới.  Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp   tác trong hoạt động nhóm. ­ Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu kiến thức liên quan. Phát triển năng lực: ­ Năng lực hợp tác: Tô ch ̉ ưc nhom hoc sinh h ́ ́ ̣ ợp tac th ́ ực hiên cac hoat đông. ̣ ́ ̣ ̣ ­ Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giac tim toi, linh hôi kiên th ́ ̀ ̀ ̃ ̣ ́ ức va ph ̀ ương   ̉ ́ ̀ ̣ ́ , tự liên hệ thực tế. phap giai quyêt bai tâp va cac tinh huông ́ ̀ ́ ̀ ­ Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biêt cach huy đ ́ ́ ộng các kiến thức đã học để  giaỉ   ̉ ̉ quyêt cac câu hoi. Biêt cach giai quyêt cac tinh huông trong gi ́ ́ ́ ́ ́ ́ ̀ ́ ờ hoc. ̣ ­ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: HS sử dung may tinh, m ̣ ́ ́ ạng internet.        ­ Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phat huy kha năng bao cao tr ́ ̉ ́ ́ ươc tâp thê, kha năng thuyêt ́ ̣ ̉ ̉ ́  ̀  Năng lực tính toán. trinh. 2.3. Thực trạng của đề tài. Bảng 2: Kết quả  khảo sát thực trạng của học sinh với môn toán Tỉ lệ Nội dung Có Không/chưa
  17. (1) Em có thích khi học môn Toán không?. 57,5% 42,5% (2) Em có thấy rằng kiến thức Toán THPT có nhiều  ứng  41,5% 58,5% dụng trong thực tiễn cuộc sống không?. (3) Mỗi bài tập toán em có thường làm theo cách của thầy  69% 31% cô đã dạy không?. (4) Em đã bao giờ  áp dụng kiến thức Toán học THPT  vào  22,5% 77,5% thực tế chưa?. Bảng 3. Kết quả  khảo sát tính cần thiết trong dạy học rèn luyện tư  duy sáng tạo cho học   sinh THPT. Các câu hỏi khảo  Tỉ lệ sát Rất cần thiết Cần Rất cần  Không cần  thiết thiết thiết 1. Thầy (cô) có cho rằng dạy học  rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh  66,0% 34,0% 0,0% có cần thiết hay  không?. 2. Theo thầy (cô) rèn luyện tư duy  sáng tạo cho học sinh THPT qua việc  80,0% 18,0% 2,0% giải bài tập  có cần thiết hay không?. Bảng 4. Khó khăn nhất trong  dạy học tư duy sáng tạo cho học sinh THPT. Khó khăn nhất khi sử khi  Tỉ lệ dạy học rèn luyện tư duy 
  18. Với học sinh A. Trình độ chưa cao, không đồng đều. 40% B. Không hứng thú với môn học. 46% C. Chưa làm quen với hướng tiếp cận này. 14 % Với giáo viên A. Chưa có kinh nghiệm, phương pháp. 44% B. Trình độ của giáo viên còn hạn chế. 36% C. Chưa có tài liệu hướng dẫn. 20%          Qua các bảng kết quả khảo sát trên, ta rút ra một số nhận xét sau:           Về phía học sinh: 57,5% học sinh có thích học toán, thấy toán không có ứng dụng trong  thực tế (58,5%), phần lớn (69%) học sinh làm theo  cách của giáo viên đã hướng dẫn, phần  lớn học sinh chưa áp dụng toán học THPT vào bài toán thực tế. Về phía giáo viên: Đa số GV cho rằng dạy học rèn luyện tư duy sáng tạo  cho học sinh là rất cần thiết (66%). Đa số giáo viên thấy rằng rèn luyện tư duy  sáng tạo cho học sinh THPT qua việc giải bài tập rất cần thiết  (80%). Tìm  hiểu khó khăn nhất khi sử khi dạy học rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh   THPT: Với HS không hứng thú với môn học (46%), GV chưa có kinh nghiệm  và phương pháp (44%), trình độ giáo viên còn hạn chế (36%),  Nhận xét: Từ  các số  liệu nghiên cứu, ta thấy phần lớn học sinh làm theo  cách mà giáo viên đã dạy, thấy toán THPT ít có ứng dụng trong thực tế, phần lớn   giáo viên đã chú trọng hơn trong việc sử dụng phương pháp dạy rèn luyện tư duy  sáng tạo cho học sinh.           Trong sách giáo khoa chỉnh lí hợp nhất năm 2008 của nhà xuất bản giáo  dục, nhìn chung, nội dung phương trình mũ được bố trí và sắp xếp rất hợp lý,  hệ thống bài tập phù hợp với đa số học sinh. Song số bài tập nâng cao để rèn  luyện tư  duy sáng tạo học sinh học tốt thì chưa nhiều và chưa phong phú, ở  một số  bài tập đưa ra không đề  cập đến các phương trình đòi hỏi phải biến  đổi các biểu thức  phức tạp. Sách giáo khoa cũng không xét đến các phương  trình có chứa tham số, vì thế  phần lớn mà học sinh không giải được một số  câu hỏi trong một số  đề  thi THPT trong những năm gần đây nếu như  các em   không được rèn luyện dạng toán này. Cụ thể:  Trong đề thi THPT Quốc gia năm 2018 mã đề 102 có câu: Gọi S là tập các giá trị  nguyên của tham số m sao cho phương trình   có hai nghiệm   phân biệt. Hỏi S có bao nhiêu phần tử.     A.                             B.                           C.                  D. 
  19. Qua quá trình ôn thi THPT và tìm hiểu từ  phía học sinh lớp 12 trường tôi trong năm   học 2019­2020, tôi nhận thấy rằng số học sinh giải được câu trên là rất ít thậm chí là không.  Nguyên nhân là do các em chưa biết quy lạ  về  quen, các em còn gại suy nghĩ, chưa linh   động khi gặp dạng bài toán mới. Cụ thể  Trường  Năm học Sĩ số khối  Biết rõ Biết sơ sài Không biết 12 THPT Cát Ngạn 2019­2020 110 5/110 28/110 77/110 Từ các thực trạng trên đã thôi thúc tôi nghiên cứu  đề tài  ''Rèn luyện tư duy sáng tạo  cho học sinh lớp 12 thông qua việc giải phương trình mũ và một số  bài toán liên  quan'' và áp dụng nội dung dạy học này trong năm học 2020 – 2021 để góp phần nâng cao  chất lượng dạy học môn toán ở trường THPT và là tài liệu tham khảo cho học sinh lớp 12   cũng như giáo viên bộ môn toán. 2.4. Các sáng kiến của đề tài.           Việc giải phương trình mũ đã có một số  cách giải cụ  thể, song người  học cần lựa chọn ra những phương pháp giải phù hợp cho mỗi loại phương  trình, mỗi loại bài toán. Chính vì vậy khi dạy phần này giáo viên cần rèn luyện   cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản: phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự,  khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa, đặc biệt hóa...          Trong phần này tôi trình bày một số phương pháp giải phương trình mũ   cùng với một số  ví dụ  minh họa kết hợp, giải một số  bài toán về  tìm điều  kiện của tham số  để  phương trình mũ có nghiệm thỏa mãn điều kiện nào đó  và ứng dụng của  nó trong một số bài toán thực tế, liên môn dựa trên việc rèn   luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, tôi không đề  cập phần hướng dẫn nhanh   thử đáp án bằng máy tính (nếu được) để tìm đáp án của bài toán trắc nghiệm. 2.4.1. Một số phương pháp giải phương trình mũ đơn giản. * Một số kiến thức liên quan.  +) Một số tính chất của lũy thừa. Với các số thực  và  tùy ý, ta có                                                                ̣ +) Đinh nghia lôgarit ̃ ́ ương  vơi . Sô  thoa man đăng th Cho hai sô d ́ ́ ̉ ̃ ̉ ức  được goi la lôgarit c ̣ ̀ ơ sô   cua  va ki hiêu la  . ́ ̉ ̀ ́ ̣ ̀   Ta viêt:  ́ ́ ủa lôgarit: Cho , ta có +) Cac tinh chât c ́ ́ +) Quy tắc tính lôgarit
  20. ̉ ̣ ́ ­ Lôgarit cua môt tich: ́ ương  vơi , ta co  Cho 3 sô d ́ ́ ̉ ̣ ương: ­ Lôgarit cua môt th ́ ương  vơi , ta co  Cho 3 sô d ́ ́ ̣ ̣ ơi  ta có  Đăc biêt: v ́ ̉ ột luy th ­ Lôgarit cua m ̃ ưa: Cho , , ta co    ̀ ́ ̣ ̣ Đăc biêt:  ́ ̉ ơ số: Cho 3 sô d +) Công thưc đôi c ́ ương  vơi , ta co ́ ́  ̣ ̣ ̀ ơi . Đăc biêt:  va  v ́ ̣ +) Lôgarit thâp phân và Lôgarit tự nhiên. ̣ Lôgarit thâp phân la lôgarit c ̀ ơ sô 10. Viêt  ́ ́ Lôgarit tự nhiên la lôgarit c ̀ ơ sô . Viêt  ́ ́ +) Định nghĩa phương trình mũ: Phương trình mũ là phương trình có chứa ẩn số ở số mũ của   lũy thừa. +) Phương trình mũ cơ bản.  Định nghĩa: Phương trình mũ cơ bản có dạng   Cách giải: Nếu  thì phương trình vô nghiệm. Nếu thì phương trình có nghiệm duy nhất . Tổng quát: Cách giải phương trình mũ dạng  Nếu   thì phương trình vô nghiệm. Nếu  thì  ta có  , giải PT tìm , kết luận nghiệm. * Phương pháp chung: Quan sát các cơ  số, số  mũ, các biểu thức có trong PT rồi dùng các   công thức biến đổi hoặc đặt ẩn phụ để đưa PT về dạng quen thuộc giải được. 2.4.1.1. Phương pháp  đưa về cùng cơ số.     Phương pháp: Biến đổi phương trình đã cho về dạng  phương trình  Ví dụ 1. Giải các phương trình  a)        b)   Phân tích: + Yêu cầu bài toán giải phương trình mũ. + Xem mối quan hệ chung của các cơ số hoặc số mũ, linh động trong sử dụng công thức?.  + Với câu a ta có , sau đó sử  dụng công thức   để  đưa về  cùng cơ  số  hoặc suy nghĩ theo   hướng giải khác.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2