intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện tư duy tích cực cho học sinh thpt thông qua dạy học chủ đề 3 - hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (SGK cánh diều)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm tìm hiểu tầm quan trọng và tình hình thực tế dạy học môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 ở THPT; Tìm hiểu cách tư duy phản biện và cách tư duy tích cực; Rèn luyện tư duy phản biện và tư duy tích cực, từ đó góp phần xây dựng quan điểm sống tích cực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện tư duy tích cực cho học sinh thpt thông qua dạy học chủ đề 3 - hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (SGK cánh diều)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: RÈN LUYỆN TƯ DUY TÍCH CỰC CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 3- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 10. (SGK CÁNH DIỀU) LĨNH VỰC: TRẢI NGHIỆM- HƯỚNG NGHIỆP NĂM HỌC 2022 – 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: RÈN LUYỆN TƯ DUY TÍCH CỰC CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 3- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 10. (SGK CÁNH DIỀU) LĨNH VỰC: TRẢI NGHIỆM- HƯỚNG NGHIỆP Nhóm tác giả: TRẦN THỊ KIM NHUNG - Số điện thoại: 0942976673 NGUYỄN QUỲNH HOA - Số điện thoại: 0968923238 TÔN NỮ MINH NGỌC - Số điện thoại:0356326035 NĂM HỌC 2022 – 2023
  3. MỤC LỤC Trang Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Đóng góp đề tài 3 Phần II. NỘI DUNG 4 1. Cơ sở của đề tài 4 1.1. Cơ sở lí luận 4 1.1.1. Tư duy phản biện 4 1.1.2. Tư duy tích cực 5 1.1.3. Tác động của tư duy phản biện và tư duy tích cực đối với học sinh 6 1.1.4. Các cấp độ tư duy phản biện 9 1.2. Cơ sở thực tiễn 10 2. Một số biện pháp để rèn luyện tư duy tích cực và tư duy phản biện 14 2.1. Tạo dựng hứng thú và thói quen đọc sách 14 2.2. Thường xuyên và tích cực tham gia các trò chơi 15 2.3. Tổ chức các hoạt động phát triển kĩ năng nói và viết 18 2.4. Tổ chức các hoạt động giao lưu, sinh hoạt tập thể, cộng đồng 19 2.5. Khám phá những cách nhìn khác 21 3. Thực nghiệm sư phạm 24 3.1. Mục đích thực nghiệm 24 3.2. Phương pháp thực nghiệm 24 3.3. Giáo án thực nghiệm 24 3.4. Kết quả kiểm tra thực nghiệm 34 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 35 Phần III. KẾT LUẬN 44 1. Kết luận 44 2. Kiến nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm PP Phương pháp TDPB Tư duy phản biện MXH Mạng xã hội
  5. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo TT số 32/2018/ TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT) đã nêu rõ về đặc điểm môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh. Nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. Việc thay đổi tư duy ở lứa tuổi học trò khi mà những suy nghĩ, định kiến còn chưa hoàn chỉnh là vô cùng cần thiết. Bởi giai đoạn này, học sinh sẽ được gia đình và nhà trường quan tâm, giúp đỡ và có những biện pháp hiệu quả để phát triển tư duy phản biện và tư duy tích cực. Nhưng trên thực tế, tư duy phản biện chỉ mới phổ biến tại Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây vì vậy việc được áp dụng trong trường học còn chưa được chú trọng và quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn tổ chức giáo dục Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 ở trường THPT chủ đề 3: “Tư duy phản biện và tư duy tích cực” sách Cánh Diều với mong muốn góp phần tạo hứng thú, nâng cao kết quả học tập của học sinh chúng tôi chọn đề tài: “RÈN LUYỆN TƯ DUY TÍCH CỰC CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 3- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 10 ” (SGK Cánh Diều) 2. Mục đính nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu với mục đích là: - Nhằm tìm hiểu tầm quan trọng và tình hình thực tế dạy hoc môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 ở THPT. - Tìm hiểu cách tư duy phản biện và cách tư duy tích cực - Rèn luyện tư duy phản biện và tư duy tích cực, từ đó góp phần xây dựng quan điểm sống tích cực. 1
  6. - Đề xuất các giải pháp, hoạt động giúp học sinh phát triển và rèn luyện tư duy phản biện và tư duy tích cực ở trường THPT. 3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về các nội dung trong chương trình GDPT 2018. - Nghiên cứu quan điểm về Tư duy phản biện, tư duy tích cực; Năng lực tư duy phản biện và tư duy tích cực của học sinh THPT từ đó có định hướng trong quá trình dạy học. - Nghiên cứu thực tiễn: Thực trạng về kỹ năng tư duy phản biện và tư duy tích cực của học sinh trong một số nhà trường THPT; Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện và tư duy tích cực của học sinh THPT. - Nghiên cứu tầm quan trọng các hoạt động nhằm rèn luyện tư duy phản biện, thể hiện được quan điểm sống tích cực trong cuộc sống. Cho học sinh thấy được mối liên hệ của kiến thức đang học với thực tiễn cuộc sống. - Nghiên cứu những biện pháp sư phạm hướng đến rèn luyện và năng cao kỹ năng tư duy phản biện và tư duy tích cực. - Thực nghiệm sư phạm: Vận dụng trong quá trình dạy học để rút ra hiệu quả. 4. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nhóm tác giả thu thập dữ liệu thông qua các bài nghiên cứu được đăng trên sách, báo, tạp chí, tài liệu lí luận liên quan hoặc trên một số trang Internet uy tín liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm gồm: +Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Xây dựng mẫu phiếu thăm dò mở và đóng dành cho học sinh THPT về sử dụng tư duy thường ngày cũng như khảo sát mức độ mong muốn được thay đổi, phát triển bản thân theo hướng tư duy phản biện và tư duy tích cực + Điều tra bằng phiếu trắc nghiệm. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng, để có cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp nhằm phổ biến rộng rãi tư duy phản biện, truyền động lực cũng như thúc đẩy tinh thần xây dựng một hệ thống tư duy rõ ràng và hiệu quả. + Phương pháp phỏng vấn: Nhằm thu thập thêm thông tin hỗ trợ cho quá trình điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số học sinh và giáo viên trong trường để tìm hiểu thực trạng và các giải pháp nâng cao tính thực tế, gần gũi và phù hợp của đề tài và đem lại hiệu quả tích cực. 2
  7. + Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát diễn biến tâm lí, thái độ, hành vi khi ở nhà (chuẩn bị cho bài học, làm bài tập ...), ở trường hay từ những hoạt động mà học sinh tham gia để hiểu rõ hơn về đối tượng được nhắm tới. Qua quan sát chúng tôi mong rằng có những phân tích rõ ràng về sự đón nhận cũng như khả năng phân tích, thay đổi lối suy nghĩ theo hướng tích cực của học sinh THPT. + Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng các công thức toán thống kê như: số trung bình cộng, số trung bình, hệ số tương quan …để thu thập, xử lý số liệu định lượng kết quả nghiên cứu xây dựng cơ sở thực tiễn rút ra những nhận xét khoa học cho đề tài. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tăng cường hình thức tổ chức các hoạt động có tính khám phá; tính thể nghiệm tương tác; tính cống hiến; nghiên cứu… nhằm rèn luyện tư duy phản biện và tư duy tích cực cho học sinh. 5. Đóng góp đề tài -Góp phần thực hiện thành công đổi mới chương trình GDPT 2018 về phát triển năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo được biểu hiện qua các năng lực đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. - Mỗi học sinh chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. - Học sinh hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật hiện tượng - Học sinh nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân - Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. Từ đó thể hiện quan điểm sống tích cực, lan tỏa những điều tích cực tới người xung quanh. - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 ở trường THPT. 3
  8. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở của đề tài 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1 Tư duy phản biện 1.1.1.1. Quan niệm về tư duy phản biện (TDPB) Có nhiều ý kiến, quan điểm về TDPB, sau khi tìm hiểu chúng tôi đưa ra những nét chung nhất: TDPB là cách suy nghĩ có chủ định xây dựng và hoàn thiện với thái độ hoài nghi tích cực trong việc phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra, nhằm đi đến một phán đoán hay kết luận vấn đề bằng những lập luận có căn cứ. Trong đó: + Suy nghĩ có chủ định xây dựng và hoàn thiện: là cách suy nghĩ có thiện chí. + Thái độ hoài nghi tích cực thể hiện ở chỗ: luôn đánh dấu hỏi trên mọi vấn đề, mọi khía cạnh, mọi giả thuyết...cho đến khi thu thập đủ chứng cứ để có thể rút ra kết luận chính xác. + Có cách nhìn khác: thể hiện cách nhìn đa chiều đối với sự vật hiện tượng, xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, tiếp cận vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau. + Lập luận có căn cứ: là những lập luận dựa trên những tiền đề đúng, phù hợp với thực tiễn và hợp logic (các tiêu chuẩn vốn có trong tư duy). - Tiêu chuẩn tư duy: được định nghĩa bao gồm tính rõ ràng, tính chính xác, tính liên quan, tính logic đứng từ nhiều quan điểm vừa đủ chi tiết, sự tập trung các ý quan trọng, đầy đủ, công bằng và sự suy nghĩ có chiều sâu. - Tiêu chuẩn tư duy cần được áp dụng vào các lập luận,luận điểm đầy đủ: + Mục đích lý luận: Mục tiêu trung tâm và kết quả tôi sẽ hoàn thành những gì? + Câu hỏi phải đặt ra: Tôi đang xem xét, phân tích những vấn đề gì của lý luận? + Quan điểm của cá nhân và tập thể: Quan điểm chung của xã hội là gì? Liệu cá nhân tôi có cách nhìn nhận khác không? + Thông tin: Bản thân cần sử dụng những loại thông tin nào? Nguồn của các thông tin có rõ ràng, chính xác không? + Kết luận: Vậy vấn đề chính của lý luận, luận điểm là gì? + Quan niệm: Tôi có những quan điểm riêng gì về vấn đề đó? 4
  9. + Ý tưởng: Một suy nghĩ mới, phát hiện sau khi phân tích? Từ lập luận này tôi có thể ứng dụng vào các chủ đề khác không? + Hệ quả: Từ lý luận trên sẽ ảnh hưởng hay tác động đến các đối tượng khác không? + Hàm ý: Nếu người đọc, người nghe chấp nhận lập luận của tôi, thì có thể có những hàm ý nào?Tôi đang nhắm đến điều gì? + Giả định: Nếu ngược lại vấn đề thì sẽ như thế nào? => Phát triển các đặc điểm trí tuệ: sự khiêm tốn, tự trị, liêm chính, can đảm, tự tin có nhận thức; sự tự tin trong lý luận; đồng cảm có nhận thức và sự công bằng vô tư không thiên vị. 1.1.1.2. Một số biểu hiện đặc trưng của người có tư duy phản biện Qua nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số biểu hiện đặc trưng của người có TDPB như sau: (1) Có thái độ hoài nghi tích cực, không dễ dàng chấp nhận những điều chưa hiểu kỹ hoặc chưa được lý giải thỏa đáng. (2) Có cái nhìn đa chiều đối với sự vật hiện tượng, biết xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, tiếp cận vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau, nhiều phương diện khác nhau. (3) Tôn trọng bằng chứng và lý lẽ, không thừa nhận bất cứ điều gì khi chưa có bằng chứng; có khả năng suy luận, tranh luận để tìm ra những bằng chứng xác thực và những lập luận có căn cứ. (4) Nhận ra những khác biệt trong các kết luận, các giả thuyết. Phát hiện những sai lầm, mâu thuẫn, sự thiếu căn cứ, không logic trong tư duy và giải quyết vấn đề. Rút ra được các kết luận hợp lý. (5) Có khả năng loại bỏ những thông tin sai lệch, không liên quan. Có khả năng điều chỉnh ý kiến, có thể chấp nhận ý kiến trái ngược với mình, có thể thay đổi quan niệm khi sự suy luận cho thấy cần phải làm như vậy. 1.1.2. Tư duy tích cực 1.1.2.1. Quan niệm về tư duy tích cực Thái độ tích cực chính là “Tấm bùa” hay còn gọi là sức mạnh của tư duy tích cực. Thái độ ấy bao gồm những đặc điểm có lợi được diễn đạt bằng những cụm từ như niềm tin, sự chính trực, hy vọng, lạc quan, lòng can đảm, óc sáng tạo, hào phóng, độ lượng, tế nhị và tốt bụng…. Người có thái độ tích cực thường nhằm đến mục tiêu cao cả và nỗ lực không ngừng để đạt được chúng. 5
  10. 1.1.2.2. Tư duy tích cực tạo thành công Tư duy tích cực là một thái độ sống, quan điểm sống đúng hơn là PP suy nghĩ, có nghĩa là tư duy tích cực không phải tìm ra cái đúng hay cái sai mà tư duy tích cực là làm gì và làm thế nào để mọi người hạnh phúc và tiến bộ từ cách suy nghĩ tích cực của tất cả chúng ta. Với thái độ tích cực kết hợp 16 nguyên tắc sau, xem như bạn đã chọn đúng đường và đi đúng hướng để đến với những gì bạn khao khát. 17 nguyên tắc thành công bao gồm: 1, Luôn có thái độ tích cực 2, Mục đích phải rõ ràng 3, Nỗ lực hơn nữa 4, Suy nghĩ thấu đáo 5, Tự giác 6, Làm chủ suy nghĩ 7, Niềm tin 8, Tính cách cởi mở 9, Sáng tạo 10, Nhiệt tình 11, Tập trung 12, Tinh thần làm việc nhóm 13, Học hỏi từ thất bại 14, Tầm nhìn sáng tạo 15, Quản trị thời gian và tiền bạc 16, Tinh thần lành mạnh trong thể xác kiện toàn 17, Ứng dụng các quy luật tự nhiên vào cuộc sống (các quy luật của vũ trụ) 1.1.3. Tác động của tư duy phản biện và tư duy tích cực đối với học sinh 1.1.3.1. Rèn luyện suy nghĩ độc lập Tư duy phản biện giúp bạn không dựa dẫm vào suy nghĩ của người khác và bạn hoàn toàn tự biết được những điểm mạnh, điểm yếu của một vấn đề. Điều này giúp bạn tránh sai lầm trong phán đoán, đánh giá, hoặc tránh nhầm lẫn trong học tập. Đặc biệt, đưa ra các quyết định sai trong cuộc sống. Hiển nhiên, bạn là người không dễ dàng bị lừa trong cuộc sống. - Tư duy phản biện cần thiết cho việc tự nhận thức bản thân. Để sống một cuộc đời có ý nghĩa và xây dựng cuộc sống mà các em mong muốn, các em cần liên tục điều 6
  11. chỉnh và suy nghĩ lại về những giá trị, niềm tin và các quyết định của mình. Tư duy phản biện là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình tự đánh giá, tự nhận thức này. Tư duy phản biện giúp cho học sinh – với tư cách là chủ thể tư duy có phương pháp tư duy độc lập, nhìn ra những hạn chế và những sai lầm dễ mắc phải trong quá trình tư duy của chính mình, từ đó giúp các em đưa ra những nhận định, phán đoán tối ưu nhất có thể có. Hơn nữa, tư duy phản biện giúp cho các em suy nghĩ theo hướng tích cực, giảm được trạng thái tâm lý buồn rầu, thất vọng, mất lòng tin khi gặp thất bại trong cuộc sống, trong học tập, trong các mối quan hệ. Khi suy nghĩ theo hướng tích cực, các em sẽ tự khám phá những tiềm năng vốn có trong bản thân mình và những tiềm năng này khi được khám phá, khai thác sẽ trở thành “nội lực” giúp từng cá thể vượt lên chính mình, tự khẳng định mình, góp phần hình thành nhân cách tự chủ, độc lập và sáng tạo. 1.1.3.2. Nâng cao giá trị bản thân Với những đánh giá, quyết định chính xác trong học tập và cuộc sống, bạn tạo niềm tin cho người khác với chính bạn. Vì vậy, giá trị của bạn trong mắt bạn bè, thầy cô cũng như những người xung quanh được nâng lên một tầm cao mới. 1.1.3.3. Nâng cao kỹ năng trình bày Với suy nghĩ nghiêm túc, góc nhìn đa chiều toàn diện, bạn có thể trình bày một vấn đề nào đó một cách có tổ chức khoa học, logic đầy đủ, chính xác. Các phân tích dữ liệu hợp lý cũng giúp bạn dễ dàng thể hiện các ý tưởng của mình một cách hiệu quả hơn, điều này góp phần nâng cao khả năng tổng hợp ngôn ngữ: giúp bạn ăn nói ngắn gọn, súc tích và trình bày tốt hơn ý kiến của mình. 1.1.3.4. Thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới TDPB giúp bạn thường xuyên tự đặt ra các câu hỏi, từ đó nảy sinh các ý tưởng mới và các giải pháp táo bạo cho phép bạn khám phá những điều trái ngược với cách suy nghĩ bình thường mà mọi người đều nghĩ đến. Tư duy phản biện giúp các em học tập tốt hơn, tăng cường khả năng sáng tạo, khả năng ngôn ngữ và thuyết trình. Học sinh ngày nay cần vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen, truyền thống có sẵn đã định hình từ bé. Sự xuất hiện của mạng internet giúp các em tiếp cận với các lĩnh vực kiến thức một cách nhanh nhất và tiện lợi nhất. Nếu các em còn cảm thấy chưa hiểu rõ hoặc nghi vấn một vấn đề nào đó, các em chỉ mất chưa đến một phút gõ vào bàn phím, sẽ có rất nhiều kết quả tìm kiếm đưa ra. Tư duy phản biện giúp học sinh nỗ lực cập nhật, chắt lọc được thông tin cần thiết, có giá trị, bổ ích cho bản thân trong một biển thông tin rộng lớn. 1.1.3.5. Cải thiện các mối quan hệ TDPB giúp bạn tránh được nhiều cuộc tranh cãi không mong muốn, xuất phát từ việc bạn không hiểu người khác đang nói gì? Người có TDPB dễ dàng hiểu được quan điểm của người khác từ nhìn nhận sự việc đa chiều. Giúp cải thiện các mỗi quan hệ xã hội, biết và hiểu chính mình hơn, hiểu rõ được bản thân. Giúp bản thân 7
  12. tránh những tiêu cực. Nhìn thẳng vào khả năng của bản thân biết rõ điểm yếu, điểm mạnh của mình để hoàn thiện bản thân hơn. - Tư duy phản biện giúp chúng ta biết lắng nghe, tôn trọng và thấu hiểu ý kiến người khác trước khi kết luận vấn đề, dám loại bỏ cái sai của mình và thừa nhận cái đúng của người khác. Bởi cái đúng, cái tích cực bao giờ cũng nảy sinh và phát triển lên từ quá trình đấu tranh, phủ định cái sai, cái tiêu cực. Đó là cách để cuộc sống diễn ra và phát triển theo hướng tiến bộ. Chính vì thế, văn hóa phản biện, văn hóa đối thoại là một yêu cầu không thể thiếu trong việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. - Không chỉ giúp loại bỏ những sai lầm để đạt tới sự hợp lý, đúng đắn trong việc lựa chọn quyết định cũng như hành động, tư duy phản biện còn giúp con người suy nghĩ theo hướng tích cực, giảm được trạng thái tâm lý buồn rầu, thất vọng, chán nản, mất lòng tin khi gặp thất bại. Tư duy phản biện thúc đẩy tái nhận thức, điều chỉnh thái độ. - Khi vận dụng tốt tư duy phản biện trong suy nghĩ, học sinh sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các vấn đề về tâm lý. Đây thực sự là một vấn đề gây nhức nhối của xã hội và hiện tại. Một khi học sinh mất kiểm soát về bản thân và để những cảm xúc tiêu cực làm chủ thì sẽ khiến tinh thần đi xuống. Vậy khi suy nghĩ về hành động tiếp theo, cách phản ứng sẽ khác đi. Những gì bạn cảm thấy ảnh hưởng đến những gì bạn làm và ngược lại. Học sinh sẽ làm chủ sức khỏe tinh thần. Ngoài ra tư duy phản biện còn đưa ra điều hướng suy nghĩ theo hướng tích cực. 1.1.3.6. Cải thiện điểm số và thành công TDPB và TDTC là chìa khóa để giúp mỗi người học tập tốt hơn, giúp học sinh biết phân tích, mổ xẻ kĩ càng các nội dung bài học, củng cố thêm tính bền bỉ, kiên cường, khả năng vượn lên. Từ đó kiến thức dễ khắc sâu vào đầu làm cho kết quả các bài kiểm tra, thành tích học tập ngày càng tiến bộ. Ngoài ra, trong quá trình làm việc nhóm, người có TDPB tốt sẽ giúp các quyết định của tập thể đi đúng hướng, không bị ảnh hưởng bởi cảm tính. 8
  13. 1.1.4. Các cấp độ tư duy phản biện Gắn liền với 6 bậc của tư duy phản biện có 10 tiêu chuẩn về TDPB, 8 thành phần của TDPB và 8 phẩm chất đạo đức trí tuệ. Bậc 1: Nói, nghĩ rõ ràng, mạch lạc, có thông điệp cụ thể cho các chủ đề đơn giản, quen thuộc 1, Phân biệt được các khái niệm 2, Thể hiện được rõ ý tưởng: Đồng ý hay không đồng ý? Vì sao? Giải thích cụ thể? 3, Có đầy đủ các chi tiết nhưng không dư thừa 4, Tập trung vào ý chính, không lan man 5, Giọng nói rõ, phát âm chuẩn 6, Công bố thông tin rõ, đầy đủ Bậc 2: Có cấu trúc Khi đưa ra ý kiến cần có cấu trúc Ví dụ: Tôi đồng ý với vấn đề A vì 2 lí do sau -Lí do 1:( tên lí do), giải thích… -Lí do2:( tên lí do), giải thích… -Kết luận: Dựa vào 2 lí do trên nên… Bậc 3: Tranh luận cơ bản 1, Cấu trúc một tranh biện gồm ARE ( Argument, reasoning, Evidences): -Tên mệnh đề tranh biện - Các lí do lập luận 9
  14. - Các bằng chứng 2, Nhận diện được các ngụy biện cơ bản và tự phòng tránh ngụy biện. Bậc 4: Tranh luận hiệu quả 1, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các kĩ thuật tranh luận dựa trên ARE 2, Thường xuyên sử dụng 10 tiêu chuẩn và 8 thành phần của TDPB. 3, Nhận diện được các giả thuyết trong tư duy của mình và người khác. Bậc 5: Thực hành thường xuyên 1, Thực hành thường xuyên TDPB từ rõ ràng, có cấu trúc, có khả năng tranh luận. Áp dụng 10 tiêu chuẩn, 8 thành phần trong các hoạt động đa dạng như học tập, làm việc, cuộc sống. 2, Thực hành 8 phẩm chất đạo đức, trí tuệ Bậc 6: Thuần thục, bậc cao 1, Tự phản biện cao 2, Áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống 3, Luôn thể hiện đầy đủ 8 phẩm chất đạo đức trí tuệ. 1.2. Cơ sở thực tiễn Đa số học sinh trong phạm vi nghiên cứu đều thụ động tiếp nhận những gì được giáo viên truyền đạt, không có động cơ và thói quen tự khám phá tri thức mới và tự giác phân tích, tổng hợp vấn đề trước và sau bài học. Bên cạnh đó, phần lớn thời gian học sinh đều đầu tư cho việc học kiến thức từ sách vở và chỉ dành lượng thời gian khá hạn hẹp còn lại để tiếp cận với thực tế. Do đó, khả năng ứng dụng tri thức mới vào thực tiễn và thu thập kinh nghiệm từ thực tiễn để bổ trợ cho việc tiếp nhận và kiểm chứng tri thức mới còn rất hạn chế. Điều đó cũng dẫn đến việc học sinh sẽ thiếu khả năng đối mặt, giải quyết những thách thức từ cuộc sống và có cách hành xử thiếu tích cực. Khảo sát thực trạng về mức độ phổ biến của tư duy phản biện Dựa vào các tài liệu đã đề cập đến Tư duy phản biện và sự hiểu biết của bản thân đối với lứa tuổi học sinh THPT, chúng tôi thiết kế một hệ thống khảo sát: 10
  15. 11
  16. 12
  17. 13
  18. 2. Một số biện pháp để rèn luyện tư duy tích cực và tư duy phản biện 2.1. Tạo dựng hứng thú và thói quen đọc sách Sách là kho tàng tri thức rộng lớn, khi đọc chúng ta sẽ phát triển tư duy cũng như trí tưởng tượng một cách vượt trôi. Mỗi tác giả lại đem mỗi góc nhìn, cách tư duy khác nhau từ đó khi chúng ta tiếp cận sẽ tiếp thu vấn đề một cách sâu sắc. Ngoài ra, chính bản thân người đọc cũng sẽ có những lúc xảy ra xung đột với góc nhìn của tác giả, vấn đề chưa hiểu rõ... Cách tiến hành: -Bước 1: Xác định chủ để, loại sách mà bản thân quan tâm và đem lại lợi ích trong học tập, đời sống... -Bước 2: Hiểu rõ mục đích và những lợi ích của cuốn sách sau khi đọc. -Bước 3: Trong quá trình đọc kết hợp cả phân tích và viết...Ngoài ra người đọc có thể tóm tắt lại sau mỗi chương sách. -Bước 4: Liên hệ và hành động thực tế. => Nhà trường phối hợp cùng với Đoàn trường tổ các hoạt động, cuộc thi về sách ( giới thiệu, viết bài, đóng kịch, thuyết trình...). => Gia đình xây dựng, phát huy văn hóa đọc sách ngay từ khi các bạn còn nhỏ. => Cá nhân học sinh phải có ý thức trong việc hoàn thiện và phát triển của bản thân và hiểu rõ tầm quan trọng của sách đối với cách tư duy của mỗi người. Xây dựng “Tủ sách của lớp em”: Mỗi học sinh đóng vào tủ sách 1 cuốn /tháng. Xây dựng phong trào đọc sách, tối thiểu mỗi em đọc 2 cuốn sách /tháng. Có sự giám sát và kiểm tra trong buổi review sách trong mỗi tháng, Có nhiều đầu sách giúp các em tư duy tích cực hơn. Việc rèn luyện thường xuyên sẽ giúp chúng ta dần hình thành nhân sinh quan, tạo thói quen suy nghĩ tốt hơn, hạn chế yếu tố tiêu cực. Các bạn có thể tham khảo các cuốn sách: 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2