intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Cờ Đỏ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Cờ Đỏ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp" nhằm nghiên cứu các kỹ năng sống cần thiết mà học sinh THPT nên và cần được truyền dạy; Nghiên cứu những HĐNGLL tác động, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống; Vai trò và tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp tác động, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Cờ Đỏ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ _____________________________________________________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG Tác giả 1: HOÀNG THỊ HẰNG Tổ bộ môn: Ngữ văn - Ngoại ngữ Số điện thoại: 0373718357 Tác giả 2: LÊ THANH HÒA Tổ bộ môn: Toán - Tin Số điện thoại: 0383517323 NĂM HỌC 2021 - 2022
  3. MỤC LỤC Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 1 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 1 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 1 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết ................................................. 1 5.2. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................... 2 5.3. Phương pháp thống kê toán học................................................................ 2 5.4. Phân tích dữ liệu ....................................................................................... 2 6. Tổng quan và tính mới của đề tài .............................................................................. 2 Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 3 1. Cơ sở lý luận................................................................................................................ 3 1.1. Kỹ năng sống ............................................................................................ 3 1.2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp. .................................................................... 3 1.2.1. Khái niệm hoạt động ngoài giờ lên lớp .............................................. 3 1.2.2. Mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với rèn luyện kỹ năng sống ..................................................................................................... 4 1.3. Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống ....................................................... 4 1.3.1. Vai trò của việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống ....................... 4 1.3.2. Ý nghĩa của việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống đối với học sinh trung học phổ thông .............................................................................. 5 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................ 5 2.1. Thực trạng về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ .............................................................................................. 5 2.2. Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống ở Trường trung học phổ thông Cờ Đỏ ............................................................................................................... 6 3. Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Cờ Đỏ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp................................................... 8 3.1. Kỹ năng sống cần phát triển cho học sinh trường trung học phổ thông ... 8 3.2. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Cờ Đỏ .................................... 10 3.2.1. Tổ chức hoạt động thi tranh luận, biện hộ, thuyết trình, ứng xử (theo nhóm và cá nhân)................................................................................. 10 3.2.2. Tổ chức hoạt động thi văn nghệ, văn hóa ........................................... 14 3.2.3. Tổ chức hoạt động thi viết những dòng cảm xúc về thầy cô giáo ...... 18
  4. 3.2.4. Tổ chức hoạt động tọa đàm thanh niên với lý tưởng Cách mạng....... 22 3.2.5 Tổ chức hoạt động ngày tình nguyện, bảo vệ môi trường ................... 27 3.2.6 Tổ chức hoạt động tham quan, trải nghiệm ......................................... 29 4. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................................ 32 4.1. Giáo án thể nghiệm minh họa cho một tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp: Tổ chức hoạt động thi tranh luận, biện hộ, thuyết trình, ứng xử (theo nhóm và cá nhân) .................................................................................... 32 4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................. 35 Kết quả của tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp mà đề tài đã đưa ra và tổ chức áp dụng. ............................................................................................... 35 4.2.1. Kết quả các mặt giáo dục ý thức đạo đức ........................................... 35 4.2.2. Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp .................................................................................................... 35 4.2.3. Kết quả học sinh đạt được về kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ................................................................................ 36 Phần III: KẾT LUẬN .......................................................................................... 37 1. Quá trình nghiên cứu .................................................................................................. 37 2. Ý nghĩa đề tài............................................................................................................... 37 3. Phạm vi ứng dụng của đề tài ...................................................................................... 38 4. Hướng phát triển của đề tài ........................................................................................ 38 5. Đề xuất, kiến nghị ....................................................................................................... 38 5.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ............................................................... 38 5.2. Đối với nhà trường .................................................................................... 39 5.3. Đối với giáo viên....................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 40 PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC NGLL ĐỂ RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CHO HS Phụ lục 2: PHIẾU THU THẬP KẾT QUẢ CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐẠT ĐƯỢC CỦA HỌC SINH
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp 3 HS Học sinh 4 NGLL Ngoài giờ lên lớp 5 THPT Trung học phổ thông
  6. Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là đào tạo con người phát triển theo hướng toàn diện gồm đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, đặc biệt là trung thành với lý tưởng của Đảng. Cũng chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông là một trong những phương pháp hỗ trợ cho học sinh có một nền tảng, kiến thức cơ sở và những kỹ năng cơ bản để làm chủ bản thân cũng như có thể đối phó với những khó khăn của cuộc sống. Ngoài ra, những kỹ năng sống này sẽ là một trong những nền tảng để phát triển con người Việt Nam theo hướng phát triển hoàn mỹ. Với sự hướng dẫn đúng đắn về kỹ năng sống nhờ những hoạt động ngoài giờ, nó có thể ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cuộc sống của cá nhân. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành góp phần quan trọng vào sự hình thành và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Mặt khác, trường THPT Cờ Đỏ là một trường miền núi, học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, các em thiếu kỹ năng sống cơ bản vì ít có cơ hội giao lưu, học hỏi, tiếp xúc nhiều với xã hội . Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Cờ Đỏ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu các kỹ năng sống cần thiết mà học sinh THPT nên và cần được truyền dạy. - Nghiên cứu những HĐNGLL tác động, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống. - Vai trò và tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp tác động, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa hoạt động ngoài giờ đối với việc rèn luyện kỹ năng sống của học sinh THPT. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh THPT - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THPT Cờ Đỏ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Sau khi thu thập tài liệu tham khảo, tiến hành đọc, chọn lọc và tập hợp theo từng nội dung cụ thể. Tổng hợp các 1
  7. thông tin từ tài liệu thành một hệ thống toàn diện ở mức độ khái quát hơn. 5.2. Phương pháp lấy mẫu Nhóm nghiên cứu gồm 200 học sinh đang theo học ở cấp trung học phổ thông tại trường THPT Cờ Đỏ trong năm học 2020-2021 và 2021-2022. Dữ liệu của nhóm mẫu trong nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. 5.3. Phương pháp thống kê toán học Phân tích, tính toán, thống kê kết quả khảo sát, tìm hiểu để có những số liệu chính xác từ đó rút ra kết luận và đưa ra giải pháp. 5.4. Phân tích dữ liệu Thống kê mô tả cho những người tham gia được thực hiện bằng các phép tính tỷ lệ phần trăm và tần suất, được sử dụng để đánh giá sự khác biệt trong nhóm về kỹ năng sống trong hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh trung học phổ thông. Mối quan hệ giữa tác dụng của hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với kỹ năng sống và thái độ của học sinh THPT đối với các hoạt động ngoài giờ lên lớp được đánh giá bằng phân tích bảng câu hỏi khảo sát. 6. Tổng quan và tính mới của đề tài Đề tài nghiên cứu: “Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Cờ Đỏ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” đã góp phần phát triển lý luận về việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo dục kỹ năng sống là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục THPT với mục đích phát triển một cách toàn diện cho học sinh trung học phổ thông tại các vùng miền núi. Bên cạnh đó, việc phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Cờ Đỏ thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp mà đề tài đưa ra, đã chứng minh đây là phương thức giáo dục rất có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện đề tài, từ việc điều tra thực tiễn đã cho thấy một thực trạng, đó là học sinh trường THPT Cờ Đỏ còn nhiều hạn chế về kỹ năng sống. Từ thực tế đó, đề tài Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Cờ Đỏ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp đã góp phần giúp cho nhà trường có được những quan điểm đúng đắn về kỹ năng sống cũng như có được phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả và toàn diện cho học sinh. Đề tài đã giúp cho những em học sinh dân tộc thiểu số của trường Cờ Đỏ tự tin hơn, mạnh dạn hơn, biết ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống, biết xác lập mục tiêu cuộc đời… khắc phục lối sống thụ động, tự ti, mặc cảm. Đây là những đóng góp rất thiết thực vì trong thực tế dạy học hiện nay, HĐNGLL đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển hóa kiến thức lý thuyết sang thực hành để học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng sống một cách toàn diện. 2
  8. Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 1.1. Kỹ năng sống Để một con người có thể sống và tồn tại trong xã hội này, ngoài những kiến thức và tri thức về khoa học, kỹ thuật, con người còn cần phải biết và nắm bắt được những kỹ năng sống. Đây cũng là một trong những vấn đề mà cả xã hội, nhà trường và gia đình đều đặc biệt quan tâm để giáo dục cho học sinh. Kỹ năng sống là một khái niệm được sử dụng rộng rãi và phổ biến với rất nhiều đối tượng, tầng lớp cũng như độ tuổi. Theo quan niệm từ tổ chức UNESCO, “Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI: Học để biết - Học để làm - Học để chung sống - Học để làm người. Theo đó kỹ năng sống được định nghĩa là những năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”. Còn theo định nghĩa từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình huống hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”. Như vậy, kỹ năng sống được hiểu là một tập hợp các hành vi tích cực và những khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Những kỹ năng sống này, con người nói chung và học sinh nói riêng được tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp, để giúp cho con người, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông có những thông tin và phương pháp xử lý những vấn đề mà cuộc sống đặt ra và trả lời được các câu hỏi thường gặp trong cuộc sống. 1.2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp. 1.2.1. Khái niệm hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động thường xuyên của học sinh, được hiểu là các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ so với các môn văn hóa khác nhằm đáp ứng những mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất nhân cách cho học sinh để học sinh có thể theo kịp và đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống hiện nay. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động giáo dục trên lớp, là con đường quan trọng để gắn lý thuyết với thực tiễn, thống nhất giữa nhận thức và hành động. Hoạt động ngoài giờ lên lớp đã và đang trở thành một trong những hoạt động vô cùng quan trọng cũng như một hoạt động không thể thiếu trong quá trình giáo dục hiện nay của các nhà trường, đặc biệt là các trường trung học phổ thông nhằm cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức về các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng 3
  9. sống nhằm đáp ứng với sự thay đổi của xã hội hiện tại. Nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạng thể hiện ở các hoạt động của nhà trường như: hoạt động văn hóa, hoạt động văn nghệ, tham quan, hoạt động lao động, các hoạt động xã hội như thăm viếng, giao lưu,…Từ các hoạt động ngoài giờ lên lớp nói trên, giáo viên sẽ lồng ghép kiến thức một cách khéo léo để có thể truyền đạt được kiến thức đến với học sinh trung học phổ thông. 1.2.2. Mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với rèn luyện kỹ năng sống Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động giáo dục đang dần trở thành một hoạt động bắt buộc và vô cùng ý nghĩa đối với học sinh, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông. Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh trung học sẽ đạt được những mục tiêu như: - Thứ nhất, nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại, củng cố được những kiến thức đã được học trên lớp như lịch sử, địa lý,… Từ đó, học sinh sẽ có ý thức trách nhiệm đối với chính bản thân mình cũng như xã hội. Đây cũng là một trong những bước đầu quan trọng trong việc hỗ trợ cho học sinh có cái nhìn khái quát, tổng quan, giúp các em có ý thức về việc lựa chọn nghề nghiệp sau này cho bản thân. - Thứ hai, hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ rèn luyện cho các em về các kỹ năng sống cần thiết, đặc biệt với các bạn trung học phổ thông sắp bước vào một ngưỡng cửa mới cần những kỹ năng để đối mặt với cuộc sống như: kỹ năng tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần bổ sung những năng lực hoạt động chính trị xã hội, những năng lực quản lý, hợp tác để có những nền tảng cơ bản cho ngưỡng cửa tiếp theo. - Thứ ba, hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng sẽ giúp cho học sinh bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để học sinh có được những thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, và biết điều chỉnh hành vi cho đúng với quy chuẩn đạo đức, chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. 1.3. Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống 1.3.1. Vai trò của việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc thay đổi phương pháp giáo dục cũng như có thêm những yêu cầu mới đối với giáo dục ngày càng trở thành một trong những vấn đề quan trọng và trọng tâm. Vậy nên, việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cũng trở thành một vấn đề có vai trò quan trọng, cấp thiết đối với học sinh, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông. Thứ nhất, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống giúp cho học sinh được phát triển một cách toàn diện, phù hợp với khoa học giáo dục ngày nay. 4
  10. Thứ hai, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống giúp cho học sinh có nền tảng cơ bản về những kỹ năng sống để tồn tại, thích ứng cũng như khẳng định được sự tồn tại của bản thân trong môi trường xã hội công nghiệp, hiện đại. Mà trong xã hội ấy, học sinh không chỉ cần có kiến thức về các môn văn hóa, mà còn cần có những kiến thức để học cách chung sống, học cách để nhận biết và học cách để thực hành những kiến thức được học. 1.3.2. Ý nghĩa của việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống đối với học sinh trung học phổ thông Khi xã hội hiện đại với sự thay đổi nhanh chóng và toàn diện về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như văn hóa, đời sống, kinh tế cũng như lối sống với tốc độ nhanh chóng làm nảy sinh những vấn đề mới chưa từng trải nghiệm, ứng phó… Đối với học sinh trung học phổ thông cũng vậy. Chính vì vậy, việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh trung học phổ thông. Thứ nhất, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống sẽ thúc đẩy sự phát triển cá nhân của học sinh, ngăn ngừa những vấn đề có thể phát sinh đối với học sinh và bảo vệ quyền công dân của mình. Bên cạnh đó, việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống đối với học sinh cũng sẽ giúp học sinh có được cái nhìn khách quan về các hành vi mang tính xã hội tích cực để xây dựng và đóng góp các mối quan hệ tốt đẹp hơn. Từ đó làm giảm bớt những tệ nạn xã hội do thanh thiếu niên dẫn đến. Thứ hai, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống sẽ giúp học sinh trung học phổ thông có những kiến thức cần thiết giúp họ có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin nhất, đồng thời cũng là một phương pháp để hoàn thiện bản thân của chính học sinh. Thứ ba, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cũng giúp học sinh trung học phổ thông có những hoạt động thực tiễn giúp biến những kiến thức được học trên sách vở của học sinh thành những kiến thức được sử dụng trong đời sống. Học đi đôi với hành. Thứ tư, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống giúp cho học sinh trung học phổ thông có một tâm hồn đẹp, lành mạnh và phát triển toàn diện với những thói quen tốt. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ Tại trường THPT Cờ Đỏ, thực tế hoạt động ngoài giờ lên lớp đã và đang được các giáo viên cũng như nhà trường đánh giá và nhìn nhận như một vấn đề thiết yếu và cần thiết bên cạnh việc giáo dục các môn văn hóa cho học sinh. Qua việc khảo sát thực tiễn (Phụ lục 1) về việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Cờ Đỏ, nhận thấy: 5
  11. - Thứ nhất, về mặt nhận thức: 100% giáo viên tại trường đã có nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoài giờ lên lớp đến việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng sống đối với học sinh trung học phổ thông, cũng như vai trò và ý nghĩa của việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống đối với học sinh trung học phổ thông. - Thứ hai, về quá trình tổ chức: Hiện tại, nhà trường đã tổ chức khá nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng khác nhau, thu hút được nhiều học sinh tham gia như các hoạt động: lao động tại nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, hoạt động chào mừng ngày 22/12, ngày hội kể chuyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chào mừng ngày sinh của Bác, các hoạt động thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ... - Thứ ba, về công tác quản lý: Qua khảo sát 200 học sinh, có 178 học sinh chiếm 89% học sinh cho rằng công tác quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường, giáo viên là rất tốt và ổn định. Có thể nói, về thực tế, hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Cờ Đỏ đã có những bước đầu đạt được những khả quan và ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục: - Thứ nhất, việc thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn chưa được đồng bộ và chuẩn hóa, vẫn còn nhiều hoạt động ngoài giờ thiếu tính chuyên môn, chưa đạt được mục tiêu truyền đạt kiến thức cho học sinh. - Thứ hai, hoạt động ngoài giờ lên lớp đôi khi chỉ mang tính hình thức, chạy đua với quy chuẩn giáo dục bắt buộc đặt ra chứ chưa thực sự có tính thực hành, truyền đạt cho học sinh. - Thứ ba, các hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn chưa đa dạng, khả thi. Kinh phí dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp còn chưa được chú trọng. Chính những nhược điểm này đã ảnh hưởng nhiều tới việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đến việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực của đội ngũ giáo viên. Đây cũng là những nhược điểm mà nhà trường cần khắc phục. 2.2. Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống ở Trường trung học phổ thông Cờ Đỏ Trường THPT Cờ Đỏ nằm ở miền Tây xứ Nghệ thuộc khu vực địa bàn miền núi, học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, các em thiếu kỹ năng sống cơ bản vì ít có cơ hội giao lưu, học hỏi, tiếp xúc nhiều với xã hội. Trong những năm qua, theo từng năm học, nhà trường đều tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như: - Hoạt động văn hóa, văn nghệ: Những hoạt động này góp phần tạo ra sự tự tin cho các em học sinh, tạo tiền đề để gắn kết tình bạn, xây dựng mối quan hệ thân thiết với những người xung quanh. Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ 6
  12. cũng là một trong những cơ hội để học sinh có thể trao đổi ý kiến, tự xây dựng, quản lý quy trình cho tiết mục văn nghệ của lớp mình. - Nhóm hoạt động tham quan, dã ngoại: Nhóm hoạt động này được nhà trường tổ chức với nhiều hình thức đa dạng nư: những chuyến tham quan, thăm hỏi nhân dịp những ngày lễ, tưởng niệm (làm đẹp cảnh quan tại nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi các cựu chiến binh nhân dịp ngày 22/12, nghe những câu chuyện thật, người thật về lịch sử kháng chiến cứu nước). Những hoạt động này là một trong những phương pháp sinh động nhất trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Những chuyến tham quan này cũng giúp cho học sinh có được những kỹ năng như kĩ năng giao tiếp, đối thoại và khai thác thông tin. Không chỉ có vậy, việc nhà nhà trường tổ chức những buổi tham quan những di tích lịch sử, những khu vực địa lý nổi bật đã giúp các em học sinh có được một cái nhìn đa chiều hơn. - Nhóm những hoạt động biện hộ, thuyết trình tranh luận cũng là một trong những nhóm hoạt động được nhà trường thường tổ chức. Những buổi thuyết trình tranh luận về những đề tài mang tính thời sự là cơ hội để cho em bạn học sinh có cơ hội được trình bày quan điểm, tìm cách lập luận thuyết phục cũng như thảo luận về những vấn đề mang tính thời sự này. Trong suốt năm năm vừa qua. Nhà trường đã tổ chức được hơn 15 cuộc thi, hoạt động biện hộ tại trường. Bên cạnh đó, về phía từng lớp học, các giáo viên cũng thường xuyên tạo điều kiện tổ chức những buổi thảo luận, thuyết trình và tranh luận về những vấn đề liên quan đến đời sống thực tiễn được đề cập đến trong bài học. Có thể nói, đây là một trong những biện pháp áp dụng rất phù hợp để rèn luyện kĩ năng sống của học sinh. Nhà trường cũng phát động nhiều hoạt động như đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái… nhằm rèn luyện và trau dồi cho các em nhiều đức tính tốt và cần thiết bên cạnh những kiến thức giáo dục bắt buộc. Qua khảo sát và điều tra hơn 200 em học sinh của trường, có 55 em chiếm tỉ lệ 30% học sinh cho rằng mình đã nhận được những kiến thức về kỹ năng sống cơ bản như biết tự phục vụ cho bản thân, quản lý và tổ chức thời gian cho bản thân, có 65 em học sinh chiếm tỉ lệ 32,5% cho rằng mình đã học được nhiều điều về các kỹ năng khác, những kiến thức khác nằm ngoài sách vở, và được áp dụng những kiến thức trên sách vở vào thực tiễn. Có 80 em học sinh chiếm tỉ lệ 37,5 % cho rằng những hoạt động này chưa thực sự tạo cho các em những hứng thú, cũng như truyền đạt được với các em những kiến thức bổ ích, chưa rèn luyện cho các em những kĩ năng sống cần thiết để đáp ứng những nhu cầu phức hợp và đa dạng của cuộc sống. Không thể phủ nhận rằng, do đặc điểm của một ngôi trường miền núi, vì điều kiện không cho phép đã khiến cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường chưa thực sự hiệu quả. Có trên 40% các em học sinh chưa tham gia được hết tất cả các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, 30% các em học sinh chưa tham gia được hết các hoạt động ngoại khóa của lớp và giáo viên phụ trách tổ chức. Là con 7
  13. em dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, bên cạnh đó, các em còn cần phụ giúp gia đình vào những thời gian ngoài giờ lên lớp, điều đó ảnh hưởng đến thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa của các em. Việc ít có cơ hội giao lưu, học hỏi, tiếp xúc nhiều với các hoạt động xã hội khiến cho việc tham gia các hoạt động ngoại khóa chưa thực sự được các em quan tâm bên cạnh những hoạt động giáo dục văn hóa bắt buộc khác. Bên cạnh đó, vẫn còn một số thầy cô giáo cho rằng, kỹ năng sống và rèn luyện kỹ năng sống đối với các em học sinh miền núi vẫn còn là một vấn đề nhỏ, không đáng chú trọng. Những hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự bổ ích và hấp dẫn với các bạn học sinh. 3. Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trƣờng trung học phổ thông Cờ Đỏ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp 3.1. Kỹ năng sống cần phát triển cho học sinh trường trung học phổ thông Bên cạnh những kiến thức về giáo dục bắt buộc như kiến thức về toán, văn, địa lý, lịch sử và các môn khoa học khác, kỹ năng sống thật sự vô cùng cần thiết đối với học sinh THPT. Có rất nhiều kỹ năng sống, mặc dù chúng đều rất quan trọng, nhưng trong nhà trường THPT chỉ sẽ tập trung vào những kĩ năng sống cơ bản, phù hợp với môi trường giáo dục. Theo nhiều nghiên cứu trong đó có nghiên cứu của Thạc sỹ, giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long có 10 nhóm kỹ năng cần thiết cho học sinh trung học phổ thông bao gồm: - Kỹ năng tự phục vụ bản thân: kỹ năng tự phục vụ bản thân là kỹ năng cơ bản nhất mà bất cứ một người nào cũng cần phải có. Đối với các em học sinh ở miền núi, kỹ năng này có thể là kỹ năng mà các em đã có được khi gắn với cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả. - Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời: Kỹ năng này là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng, là kỹ năng xây dựng nền tảng, cũng như trụ cột của một con người. Với các bạn học sinh, với độ tuổi còn trẻ, các bạn có thể còn mông lung khi đối diện với một khung trời mới, cũng như là một cuộc sống khác biệt khi những điều kiện đã thay đổi. Vì vậy, kĩ năng này giúp các em biết cách xác lập được mục tiêu của cuộc đời, giúp các em có một vectơ định hướng đúng, một con người của riêng mình và không bao giờ đi lạc, luôn làm một người có ích cho xã hội. - Kỹ năng quản lý thời gian: kỹ năng quản lý thời gian là một trong những công cụ vô cùng quan trọng đối với các em học sinh. Kỹ năng này giúp các em có thể cân bằng được việc học, việc nhà, việc chơi. Khi thời gian của con người là có hạn, việc có một quỹ thời gian hợp lý là giải pháp giúp các em có thể nâng cao được hiệu quả công việc cũng như cân bằng cuộc sống. - Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc là một trong những kỹ năng dạy 8
  14. các em điều chỉnh và bộc lộ cảm xúc đúng lúc, đúng nơi. Đặc biệt là đối với độ tuổi của các bạn học sinh trung học phổ thông, đây là độ tuổi khá sốc nổi, việc thay đổi tâm lý và muốn chứng minh cái tôi của mình thì kĩ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc là vô cùng quan trọng. Khi không thể điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc, các em sẽ rất dễ dàng có những hành động không đúng. - Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân: Mỗi một con người đều cần có những kỹ năng để tự đánh giá và nhận thức về bản thân mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Học sinh trung học phổ thông khi có được kỹ năng này là một công cụ để phát triển bản thân. Hiểu biết điểm mạnh của mình để phát huy, hiểu được điểm yếu để khắc phục, hiểu được cảm xúc để điều chỉnh và quản lý. - Kỹ năng giao tiếp và ứng xử: giao tiếp và ứng xử giúp cho học sinh trong cuộc sống cũng như xã hội có khả năng trao đổi và tiếp nhận thông tin. Chỉ khi thông tin được đưa đi và nhận lại thành công thì giao tiếp giữa người với người và xử lý vấn đề mới thực sự hiệu quả. Khi học sinh không biết cách giao tiếp và ứng xử có thể gây ra nhiều hậu quả xấu. - Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông: Việc thể hiện được sự tự tin của mình giúp cho các em có thể thể hiện được bản thân, mong muốn cũng như là suy nghĩ của mình. Không chỉ vậy, việc thể hiện được sự tự tin cũng giúp các em có được khả năng truyền đạt quan điểm, thông tin đến với mọi người, cũng như khẳng định được chính mình. - Kỹ năng hợp tác và chia sẻ: Mọi người trong xã hội sống với nhau theo tập thể, từ gia đình, đến bạn bè, nhà trường, lớn lên là đồng nghiệp, xã hội. Không bao giờ con người sống hay sinh hoạt chỉ có một mình. Vậy nên, việc hợp tác cũng như chia sẻ là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng để con người có thể sống trong môi trường tập thể. - Kỹ năng đối diện và ứng phó với khó khăn: Cuộc sống không bao giờ là dễ dàng, càng lớn thì con người càng đối diện với nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vậy nên, việc rèn luyện cho học sinh việc đối diện và ứng phó với các khó khăn trong cuộc sống sẽ giúp các em không bị bỡ ngỡ cũng như mất niềm tin khi gặp phải những khó khăn này và có hướng xử lý. - Kỹ năng đánh giá người khác: Ngoài việc đánh giá được bản thân mình, học sinh còn cần có kỹ năng đánh giá người khác, xem xét điểm mạnh, điểm yếu, điểm tốt điểm xấu ở một người để có thể học tập cũng như phòng tránh những đức tính ấy. Đặc biệt, trong cuộc sống, không phải tất cả mọi người đều là người tốt, vậy nên học sinh đều cần phải có kỹ năng đánh giá người khác. Xem xét hành vi và nhận xét xem họ là người xấu hay người tốt để có được phán đoán xem có nên thực hiện hành vi giống họ hay không. Trên đây là những kỹ năng cần thiết nhất đối với học sinh mà nhà trường xem xét và phát triển rèn luyện cho học sinh. 9
  15. 3.2. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Cờ Đỏ 3.2.1. Tổ chức hoạt động thi tranh luận, biện hộ, thuyết trình, ứng xử (theo nhóm và cá nhân) * Kế hoạch tổ chức hoạt động thi tranh luận, thuyết trình, ứng xử TRƢỜNG THPT CỜ ĐỎ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LỚP 10C2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nghĩa Đàn, ngày 01 tháng 03 năm 2022 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI TRANH LUẬN, THUYẾT TRÌNH VỚI CHỦ ĐỀ: THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH - Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của trường THPT Cờ Đỏ. - Căn cứ vào kế hoạch hoạt động cá nhân năm học 2021-2022. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Giúp học sinh hình thành một số kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng trình bày một vấn đề khoa học, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân và kỹ năng đánh giá người khác, kỹ năng hợp tác và chia sẻ, kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông. - Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, giảm bớt áp lực căng thẳng của việc học tập, gắn lý thuyết với thực hành, giúp học sinh có tinh thần đoàn kết thông qua hiệu quả hoạt động nhóm. 2. Yêu cầu Tất cả học sinh trong lớp tham gia đầy đủ, nhiệt tình. II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC, GIẢI THƯỞNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN 1. Hình thức tổ chức - Lớp triển khai tổ chức hoạt động: 10C2 năm học 2021-2022 - Mỗi tổ trong lớp được chia thành một nhóm. Các thành viên trong nhóm tìm hiểu về vấn đề ý nghĩa, vai trò của tình bạn, tình yêu và gia đình để đề xuất các ý tưởng quan điểm của mình. Thống nhất chọn quan điểm phù hợp nhất làm ý kiến của nhóm. - Sau khi nhóm thống nhất ý kiến, nhóm thảo luận để tham gia cuộc thi. - Các nhóm hoàn thành để báo cáo trước lớp. - Giáo viên chủ nhiệm nghe các nhóm báo cáo và đánh giá góp ý. 10
  16. 2. Giải thƣởng - 01 Giải nhất - 02 Giải nhì - 03 Giải ba 3. Thời gian thực hiện Chiều ngày 07/03/2022 4. Tiêu chí đánh giá - Hiệu quả làm việc nhóm - Hình thức thể hiện - Phong cách thuyết trình * Ý nghĩa của hoạt động: Tổ chức các hoạt động thi tranh luận, biện hộ, thuyết trình, ứng xử theo nhóm và cá nhân là một trong những hình thức phổ biến, đa dạng, có ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng những kỹ năng sống cần thiết, quan trọng cho học sinh. * Các bước tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuẩn bị cho hoạt động: + Chủ đề cuộc thi: Xác định được chủ đề và nội dung cuộc thi: Thi thuyết trình về tình bạn, tình yêu và gia đình. + Địa điểm tổ chức: tại lớp học 10C2. + Xác định hình thức tổ chức: tổ chức thi giữa các cá nhân hoặc giữa các tổ trong một lớp. + Thời gian dự kiến: Chiều ngày 07/03/2022. + Thành phần tham gia: GV chủ nhiệm, GV dạy ngoài giờ lên lớp Bước 2: Cách thức tổ chức hoạt động + Người dẫn chương trình tuyên bố lý do + Giới thiệu đại biểu và thành phần tham gia + Giới thiệu nội dung chương trình. Bước 3: Tổ chức hoạt động: - Trước hết giáo viên yêu cầu HS của 3 nhóm đọc kỹ câu hỏi, nắm được nội dung. GV hướng dẫn cụ thể về nội dung buổi thuyết trình. Chủ đề “Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình”. - HS Nắm được định hướng trong quá trình thực hiện yêu cầu: Nhóm 1: Tình bạn chân chính là tình bạn như thế nào? Vai trò của bạn bè là 11
  17. gì? Có tình bạn khác giới hay không? Nhóm 2: Thế nào là tình yêu? Thế nào là tình yêu chân chính? Tình yêu ở lứa tuổi học trò nên hay không nên? Nhóm 3: Gia đình là gì? Gia đình có vai trò như thế nào trong việc giáo dục con cái? Sau khi các nhóm thống nhất, đại diện nhóm lên trình bày, các thành viên trong nhóm bổ sung Học sinh lớp 12A3 trường THPT Cờ Đỏ năm học 2020-2021 thi thuyết trình (Nhóm 1: Thi thuyết trình với chủ đề “Thanh niên với tình bạn”) 12
  18. Tiết học ngoài giờ lên lớp - Lớp 10C2 trường THPT Cờ Đỏ năm học 2021-2022 (Nhóm 2: Thi thuyết trình với chủ đề “Thanh niên với tình yêu”) Tiết học ngoài giờ lên lớp - Lớp 10C2 trường THPT Cờ Đỏ năm học 2021-2022 (Nhóm 3: Thi thuyết trình với chủ đề “Thanh niên với tình yêu”) 13
  19. Bước 4: Đánh giá, rút kinh nghiệm - Buổi hoạt động thi tranh luận, biện hộ, thuyết trình, ứng xử (theo nhóm và cá nhân) dễ tổ chức và mang lại nhiều hiệu quả cao trong việc trau dồi, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Các em rất hứng thú, các nhóm làm việc nhiệt tình hăng say, phát huy được năng lực tiềm ẩn của các em mà bấy lâu nay chưa có cơ hội thể hiện. Sau buổi thi các em vui vẻ và thu nhận được nhiều điều bổ ích. * Một số kĩ năng được hình thành thông qua hoạt động: - Kỹ năng quản lý thời gian: Khi học sinh biết phân bổ thời gian chuẩn bị cho bài tranh luận bên cạnh thời gian học tập trên lớp. - Kỹ năng tự nhận thức, đánh giá bản thân và kỹ năng đánh giá người khác: Biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và bạn bè để phụ trách công việc trong nhóm. - Kỹ năng giao tiếp và ứng xử: Kỹ năng này được học sinh vận dụng trong quá trình trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm, đưa ra được bài thuyết trình tốt nhất, màn tranh luận xuất sắc nhất. - Kỹ năng hợp tác và chia sẻ: Khi làm việc nhóm, tất cả các em đều cần hợp tác với nhau để đưa ra được kết quả cuối cùng và cùng chia sẻ công sức nghiên cứu của bản thân để tạo ra một kết quả tốt nhất. - Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông: Trong quá trình tranh luận, các bạn học sinh sẽ đưa ra ý kiến của mình trước bạn bè. Đây là một trong những cơ hội tốt để học sinh thể hiện và trau dồi sự tự tin của bản thân. 3.2.2. Tổ chức hoạt động thi văn nghệ, văn hóa * Kế hoạch tổ chức hoạt động thi văn hóa, văn nghệ trường THPT Cờ Đỏ: HUYỆN ĐOÀN NGHĨA ĐÀN ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ________________________________________ BCH ĐOÀN TRƢỜNG THPT CỜ ĐỎ *** Nghĩa Đàn, ngày 31 tháng 10 năm 2020 KẾ HOẠCH Tổ chức “Tìm kiếm tài năng” học sinh Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2020 I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Mục đích - Tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong ĐVTN toàn trường thiết thực chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2019. - Đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức thẩm mỹ, tính sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật cho ĐVTN. - Tìm kiếm, phát hiện các năng khiếu khác nhau từ các bạn đoàn viên thanh 14
  20. niên trong toàn trường; tạo cơ hội bồi dưỡng tài năng cho các bạn học sinh. - Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống cho học sinh - Tạo sân chơi lành mạnh, tăng cường giao lưu, học hỏi giữa các bạn học sinh trong toàn trường. 2. Yêu cầu - Các chi đoàn tham gia đầy đủ, nhiệt tình, sáng tạo và thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. - Cuộc thi phải thiết thực, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. II.THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG THAM GIA 1. Thời gian - Vòng loại sơ khảo: 14h30 các ngày 09, 10/11/2020 - Vòng chung khảo: Sau chương trình kỷ niệm vào sáng 19/11/2020 2. Địa điểm - Vòng loại sơ khảo: Phòng hội đồng nhà trường. - Vòng chung khảo: Lễ đài ngoài trời. 3. Đối tƣợng tham gia Là học sinh của Trường THPT Cờ Đỏ. III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, CÁCH ĐÁNH GIÁ 1. Nội dung Các tiết mục tự chọn như: Hát, múa, sử dụng nhạc cụ, ảo thuật, làm MC, v.v.. các tiết mục phải có tính sân khấu hóa. 2. Hình thức đăng ký và dự thi - Đăng ký: Thi sinh đăng ký tham gia cuộc thi tại: văn phòng Đoàn thanh niên mỗi chi đoàn ít nhất 1 tiết mục (không giới hạn số lượng). + Liên hệ đăng ký đ/c: Trần Văn Giáp Bí thư Đoàn trường + Thời gian đăng ký: từ ngày 02/11/2020 đến 11 h00 ngày 07/11/2020. - Dự thi: + Vòng sơ khảo: thể hiện 1 tiết mục mà thí sinh lựa chọn (thể hiện trên sân khấu nếu có nhạc beat phải tự chuẩn bị và gửi về địa chỉ email của đồng chí Giáp trước 12h ngày 08/11/2020). + Vòng chung khảo: Các thí sinh được chọn vào vòng chung khảo sẽ thể hiện lại tiết mục đã diễn ở vòng sơ khảo hoặc thay đổi nhưng phải cùng thể loại. + Các tiết mục dự thi vòng chung khảo được sử dụng sự hỗ trợ của các diễn viên phụ họa (như múa, nhảy,…). + Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký 1 tiết mục nhưng có thể tham gia phụ họa 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2