Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược nhằm nâng cao kỹ năng cho học sinh trong dạy học trực tuyến môn Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông
lượt xem 6
download
Đề tài "Sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược nhằm nâng cao kỹ năng cho học sinh trong dạy học trực tuyến môn Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông" nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lí luận về phương pháp dạy học đảo ngược sử dụng trong dạy học trực tuyến môn Giáo dục công dân. Đồng thời cung cấp một số biện pháp của bản thân tôi nhằm nâng cao kỹ năng học tập theo phương pháp lớp họ đảo ngược cho học sinh ở chương trình môn Giáo dục công dân một cách có hiệu quả trong quá trình tiếp thu kiến thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược nhằm nâng cao kỹ năng cho học sinh trong dạy học trực tuyến môn Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN _________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: S DỤNG PHƢƠNG PHÁP LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LĨNH VỰC: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Năm học 2021- 2022
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN _________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: S DỤNG PHƢƠNG PHÁP LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LĨNH VỰC: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Tác giả: Trần Thị Oanh - ĐT: 0963768881 Nguyễn Thị Tý - ĐT: 0984976345 Lê Thị Thu Trung - ĐT: 0912363533 Tổ bộ môn: Xã hội Năm học 2021- 2022
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài ........................................................................................... 2 3. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài ........................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................. 3 1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 3 1.1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học thích ứng với tình hình thực tế hiện nay ......................................................................................... 3 1.2. Quan niệm về phương pháp lớp học đảo ngược và hiệu quả của phương pháp này trong giảng dạy môn Giáo dục công dân ............................. 4 1.2.1. Khái niệm lớp học đảo ngược ............................................................. 4 1.2.2 Đặc điểm của lớp học đảo ngược ......................................................... 4 1.2.3. Tác dụng của việc sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược............. 6 1.2.4. Vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong dạy học môn Giáo dục công dân ......................................................................................... 6 1.3. Một số hình thức và kỹ thuật khi sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược ......................................................................................................... 7 1.3.1. Áp dụng phương pháp “Lớp học đảo ngược” trong tổ chức dạy học trực tuyến bằng phần mềm MS TEAMS ................................................ 7 1.3.2. Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lí, giám sát học sinh học tập Google Class ................................................................................................ 9 1.3.3. Sử dụng một số công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng bài giảng video, bài trình chiếu ................................................................................... 10 1.3.4. Sử dụng một số công cụ hỗ trợ việc hợp tác, kết nối và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ......................................................... 10 1.4. Một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dạy lớp học đảo ngược ....... 10 1.4.1. Một số ưu điểm của phương pháp dạy lớp học đảo ngược ............... 11 1.4.2. Một số nhược điểm của phương pháp dạy lớp học đảo ngược ......... 14 1.5. Một số yêu cầu đối với giáo viên và học sinh trong việc sử dụng và thực hiện phương pháp lớp học đảo ngược ..................................................... 15 1.5.1. êu cầu đối với giáo viên ................................................................. 15 1.5.2. êu cầu đối với học sinh ................................................................... 16 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 16 2.1. Thực trạng của việc dạy học trực tuyến hiện nay .................................... 16 2.1. Thực trạng của việc học sinh học trực tuyến hiện nay............................. 18
- 2.2. Thực trạng của việc sử dụng các phương pháp dạy học trực truyến nói chung và việc sử dụng phương pháp đảo ngược trong giảng dạy môn Giáo dục công dân tại các trường trung học phổ thông Cờ Đỏ - Huyện Nghĩa Đàn; Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn - Huyện Kỳ Sơn; Trường trung học phổ thông Cửa Lò - Thị Xã Cửa Lò .................................. 19 2.2.1. Đối với giáo viên ............................................................................... 19 2.2.2. Đối với học sinh ................................................................................ 21 3. Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sử dụng phương pháp đảo ngược trong dạy học trực tuyến môn Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông ...... 21 3.1. Hướng dẫn học sinh kỹ năng làm quen và học theo phương pháp lớp học đảo ngược trong chương trình môn Giáo dục công dân........................... 21 3.2. Hướng dẫn một số nội dung trong chương trình môn Giáo dục công dân sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược ................................................ 26 3.3. Một số biện pháp nâng cao khả năng học tập môn Giáo dục công dân bằng phương pháp lớp học đảo ngược ..................................................... 30 3.3.1. Yêu cầu đối với giáo viên ................................................................. 30 3.3.2. Yêu cầu đối với học sinh ................................................................... 30 3.4. Thiết kế hệ thống câu hỏi/bài tập để giao nhiệm vụ cho học sinh theo phương pháp lớp học đảo ngược ..................................................................... 31 4. Kết quả đạt được và một số chia sẻ của giáo viên và học sinh khi áp dụng phương pháp này ................................................................................................. 38 PHẦN III: KẾT LUẬN ......................................................................................... 42 1. Phạm vi ứng dụng của đề tài ........................................................................... 42 2. Mức độ vận dụng............................................................................................. 42 3. Kết luận ........................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 44 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 45
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ch ng ta biết rằng đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn và gây ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong 2 năm qua. Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch Covid, nhất là việc bảo đảm chất lượng dạy và học c ng như việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 của Đảng. Trong bối cảnh dịch bệnh, kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi. Gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong một thời gian rất dài. Hơn 70 nghìn sinh viên không thể ra trường đ ng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực. Việc học tập trực tuyến trong điều kiện hạ tầng không đồng bộ, hạn chế, bất cập giữa các địa phương, nhà trường... gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng tiêu cực cho các nhà trường, gia đình. Thực tế này khiến số đông học sinh căng thẳng, mệt mỏi, thầy cô áp lực, phụ huynh bức x c, xã hội lo lắng... Vì vậy, ngành giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường nêu cao tinh thần trách nhiệm với nghề, khắc phục khó khăn trước mắt, tất cả vì học sinh thân yêu; đồng thời, thường xuyên động viên đội ng các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và học sinh chủ động tiếp cận, tiếp thu, ứng phó, tổ chức giáo dục và đào tạo trong điều kiện bình thường mới. Dịch bệnh đang dần được kiểm soát hiệu quả, những vẫn còn nhiều nguy cơ tiếp diễn, ngành giáo dục vẫn còn những khó khăn, đứng trước nhiều thách thức và sẽ tập trung mọi nguồn lực, năng lực để khắc phục, hạn chế tác động, ảnh hưởng đến các điều kiện dạy và học. Có thể nói rằng hậu quả do dịch bệnh gây ra là lâu dài và khó khắc phục trong một sớm một chiều. Chính vì vậy Bộ đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ năm học bảo đảm thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa tổ chức hoàn thành nhiệm vụ năm học; điều chỉnh tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng tập trung dạy và học nội dung cốt lõi các môn học trong điều kiện phòng, chống dịch; hướng dẫn địa phương chủ động linh hoạt chuyển đổi giữa dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến, trên truyền hình; duy trì dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình để hỗ trợ dạy học trực tiếp... Bản thân là một người giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân tôi luôn luôn trăn trở tìm ra các phương pháp dạy học trực tuyến có hiệu quả để giúp các em hiểu bài, nắm vững kiến thức môn học. Chính vì vậy qua một thời gian dạy học trực tuyến chúng tôi đã mạnh dạn viết lên những kinh nghiệm của bản thân qua đề tài “Sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược nhằm nâng cao kỹ năng cho học sinh trong dạy học trực tuyến môn Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông”. Hy vọng qua đề tài này chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để được sự dụng rộng rãi trong ngành. 1
- 2. Mục đích của đề tài Đề tài nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lí luận về phương pháp dạy học đảo ngược sử dụng trong dạy học trực tuyến môn Giáo dục công dân. Đồng thời cung cấp một số biện pháp của bản thân tôi nhằm nâng cao kỹ năng học tập theo phương pháp lớp họ đảo ngược cho học sinh ở chương trình môn Giáo dục công dân một cách có hiệu quả trong quá trình tiếp thu kiến thức. Đảm bảo thực hiện đ ng yêu cầu nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục Nghệ An và của trường năm học 2021-2022. 3. Tính mới và kết quả đạt đƣợc của đề tài Đây là đề tài lần đầu tiên được áp dụng thực hiện tại trường THPT Cờ Đỏ, Trường THPT Kỳ Sơn. Trường THPT Cửa Lò. Đề tài đã khai thác, trang bị cho học sinh những phương pháp, kỹ năng có tính hệ thống trong việc tổ chức dạy học trực tuyến theo phương pháp đảo ngược ở các tiết học môn Giáo dục công dân. Tên đề tài có thể là không mới hoặc đã có những tác giả khai thác nhưng chúng tôi xin khẳng định những vấn đề tôi nêu ra ở đây hoàn toàn là những kinh nghiệm, những tâm huyết mà bản thân tôi đã đ c kết lại trong quá trình giảng dạy của mình và đã được kiểm định qua thực tế. Đề tài đã góp phần nâng cao tính hứng th , hấp dẫn và hiệu quả cho các giờ học. Đồng thời phát huy tối đa khả năng tính tích cực, chủ động độc lập sáng tạo, tự giác trong quá trình học tập của học sinh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu ở bộ môn Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông - Thực nghiệm tại trường THPT Cờ Đỏ - Huyện Nghĩa Đàn; Trường THPT Kỳ Sơn - Huyện Kỳ Sơn; Trường THPT Cửa Lò - Thị Xã Cửa Lò. - Thời gian thực hiện: Từ năm học 2021 - 2022 đến nay. 2
- PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học thích ứng với tình hình thực tế hiện nay Trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một trong những vấn đề Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Điều này được thể hiện rõ ở: - Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI - Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 - Công văn số 5555/BDGĐT-GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn và cụ thể hóa những yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh: “hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng th nhận thức của học sinh”. - Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT, quy định tất cả những điều kiện tổ chức dạy học trực tuyến. - Công văn số 3969/BGDĐT-GDTrH ngày 10/9/2021 và Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 17/9/2021 của BGDĐT hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19. Theo đó, đổi mới phương pháp dạy học còn được cụ thể hóa trong các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2021-2022; kế hoạch năm học của nhà trường và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi giáo viên năm học 2021-2022. Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Về phương pháp dạy học, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, ch ý các hoạt động tự học, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Bởi vậy một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng th học tập cho người học. Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); Ch trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kỹ năng, gắn 3
- với thực tiễn cuộc sống; Phát huy thế mạnh của các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại; Các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin…; Ch trọng cả hoạt động đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh. Trong bối cảnh hiện nay tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến để thích ứng linh hoạt với tình hình dịch Covid-19 là việc làm rất cần thiết. 1.2. Quan niệm về phương pháp lớp học đảo ngược và hiệu quả của phương pháp này trong giảng dạy môn Giáo dục công dân 1.2.1. Khái niệm lớp học đảo ngược Lớp học đảo ngược là tất cả các hoạt động dạy học được thực hiện “đảo ngược” so với thông thường. Cụm từ “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay đổi với các dụng ý và chiến lược sư phạm thực hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu dạy học và các hoạt động dạy học khác với cách truyền thống trước đây của người dạy và người học. Ngược lại với mô hình lớp học truyền thống, ở lớp học đảo ngược, giáo viên thực hiện những bài giảng, những video về lí thuyết và bài tập cơ bản, chia sẻ qua Internet cho các học sinh xem trước tại nhà, thời gian ở lớp dành cho việc giải đáp thắc mắc của học sinh, làm bài tập khó hay thảo luận sâu hơn về kiến thức. 1.2.2 Đặc điểm của lớp học đảo ngược Với phương pháp lớp học đảo ngược, học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng. Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu. học sinh chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lí thuyết hơn, các em có thể tiếp cận video bất kì lúc nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi chú kiến thức, câu hỏi và xem lại nếu cần. Công nghệ E-Learning giúp HS hiểu kĩ hơn về lí thuyết, từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học của lớp. Như vậy, việc học tập của học sinh sẽ hiệu quả hơn, người học chủ động hơn, tự tin hơn trong việc tích l y kiến thức. Lớp học đảo ngược là một mô hình dạy học mới ra đời trong khoảng 10 - 15 năm nay ở Mỹ, được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường học, từ tiểu học đến đại học, đã đảo ngược cách tổ chức dạy học theo lớp học truyền thống. Trong mô hình dạy học này, giáo viên có nhiều cơ hội trong quan sát, tiếp x c để hướng dẫn, đánh giá từng học sinh, tạo không gian để học sinh năng động hơn trong việc thu nhận kiến thức, hợp tác bạn bè và đánh giá được kết quả học tập của bản thân, nâng cao năng lực tự học, tự đánh giá. Phương pháp dạy học này đáp ứng được yêu cầu đổi mới theo hướng tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo và phát triển năng lực của học sinh. Nhà nghiên cứu Nguyễn Chính cho rằng: Lớp học đảo ngược là tất cả các hoạt động dạy học được thực hiện “đảo ngược” so với thông thường. Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay đổi với các dụng ý và chiến lược sư phạm thể hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu dạy học và các hoạt động dạy học khác với cách truyền thống trước đây của người dạy và người học. Theo tài liệu tập 4
- huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2017: Lớp học đảo ngược là chiến lược giảng dạy và đồng thời là một kiểu học kết hợp giữa dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến. Mô hình lớp học này trái ngược hoàn toàn với môi trường giảng dạy truyền thống do nội dung giảng dạy thường được diễn ra trực tuyến và bên ngoài lớp học. Khác với cách giảng dạy truyền thống khi mà bài tập được tiến hành tại nhà, lớp học đảo ngược lại đem bài tập vào trong lớp học. Cơ sở khoa học của lớp học đảo ngược là dựa trên 6 bậc gồm ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Trong lớp học truyền thống, thời gian bị giới hạn, giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh nội dung bài học để đạt được 3 mức độ đầu là ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng. Để đạt đến các mức độ nhận thức cao hơn, học sinh phải nỗ lực tự học tập và nghiên cứu ở nhà. Đây chính là trở ngại lớn với đa số học sinh. Đối với phương pháp lớp học đảo ngược cụ thể 3 mức độ đầu được học sinh thực hiện ở nhà, nhờ những video hướng dẫn, bài giảng ngắn của giáo viên, bài giảng trong kho tư liệu của trường hoặc trên mạng internet. Còn thời gian ở lớp, giáo viên và học sinh sẽ cùng làm việc nhằm đạt được ba bậc cao hơn là phân tích, tổng hợp và đánh giá. Dạy học theo phương pháp lớp học đảo ngược là một trong những phương pháp hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Nguyên lý chung của phương pháp này là học sinh sẽ tự tìm hiểu nội dung bài học ở nhà qua mạng, sau đó tại lớp, học sinh sẽ tương tác cùng giáo viên và các bạn khác để củng cố nội dung kiến thức. Phương pháp này gi p học sinh có thêm sự hứng thú trong việc tìm hiểu bài, phát huy các kỹ năng, đồng thời cho phép giáo viên có thêm thời gian để củng cố kiến thức, đi sâu hơn vào nội dung bài học. Có thể nói rằng sự khác biệt giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược có thể tóm lược như sau: + Với lớp học truyền thống, học sinh đến trường nghe giảng bài thụ động. Sau đó, các em về nhà làm bài tập và quá trình làm bài tập sẽ khó khăn nếu học sinh không hiểu bài. + Ngược lại vì ở lớp học đảo ngược, giáo viên thực hiện những bài giảng, những video về lý thuyết và bài tập cơ bản, chia sẻ qua Internet cho các học sinh xem trước tại nhà; học sinh nghiên cứu học liệu, xem các video bài giảng của giáo viên, thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên qua hệ thống phiếu học tập hoặc bài tập trực tuyến,… Học sinh có thể làm việc nhóm, cá nhân, vẽ tranh, làm video, thiết kế slide... Thời gian ở lớp sẽ chủ yếu dành cho việc giải đáp thắc mắc của học sinh, làm bài tập khó hay thảo luận sâu hơn về kiến thức. Như vậy hoạt động học tập không chỉ giới hạn ở bốn bức tường của phòng học, hai tờ bìa của cuốn sách giáo khoa, bốn mươi lăm ph t lên lớp của giáo viên mà nối dài về phía trước và phía sau giờ học, mở rộng ra thực tiễn cuộc sống. Học sinh không chỉ học và làm theo hướng dẫn của giáo viên mà được học từ chính cái sai của mình và vì vậy kiến thức và kĩ năng sẽ được khắc sâu. Vai trò của giáo viên trong lớp học đảo ngược không bị hạ thấp mà trái lại càng được tôn cao. Giáo viên sẽ phải làm việc vất vả hơn, chuẩn bị các bài giảng 5
- online, link tài liệu, hệ thống phiếu học tập… và chia sẻ cho học sinh trước khi các em đến lớp. Trong giờ học, giáo viên là người tổ chức, dẫn dắt học sinh trao đổi thảo luận, phản biện, thuyết trình; phân tích các sản phẩm học tập của các em để nhận xét, đánh giá; khuyến khích các em sáng tạo thể hiện ý kiến cá nhân của mình, tôn trọng ý kiến của bạn; rèn luyện cho các em kĩ năng hợp tác, kĩ năng thuyết trình. Bài giảng của giáo viên chỉ chiếm tối đa một phần ba thời gian tiết học và chủ yếu tập trung khắc sâu trọng tâm bài học. 1.2.3. Tác dụng của việc sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược - Sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược đã tạo ra môi trường học tập mới, hệ thống học tập tự tổ chức (có định hướng của người dạy). - Chuyển từ tư duy ngôn ngữ là chủ yếu sang tư duy tổng hợp nhờ đa giác quan hóa trong quá trình dạy học (người học có thể thao tác được với bài giảng có kèm theo hình ảnh, âm thanh, mô phỏng sinh động...). - Cấu tr c ngang trong dạy học, không quan tâm tới thứ bậc, mức độ quan trọng của một trong ba đỉnh của tam giác sư phạm: Người dạy - Người học - Nội dung dạy học. Đây là điểm khác biệt rõ nét so với cách dạy học truyền thống. - Môi trường bình đẳng, dân chủ, tự nguyện gi p nâng cao hiệu quả chất lượng quá trình dạy học nhờ việc cải tiến hoạt động nhận thức tích cực mang định hướng cá nhân của người học, dạy học dựa trên năng lực và đánh giá thực. - Môi trường học tập không có sự ràng buộc về thời gian, không gian đối với quá trình dạy học. Người học có thể nghe, nhìn, học qua web đã lập trình, với số lần không hạn chế, mọi l c, mọi nơi, với cấp độ và tốc độ tuỳ chọn. Tạo cơ hội đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. - Chuyển từ chỗ người học chỉ chiếm lĩnh được một loại kiến thức sang việc tích hợp nhiều loại kiến thức. - Chuyển từ hoạt động với những người học có học lực khá là chủ yếu sang làm việc với toàn thể người học (thông qua cá nhân, cặp hoặc nhóm nhỏ để thực hiện các bài tập cụ thể với những chỉ dẫn và dữ liệu đã cho trên). 1.2.4. Vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong dạy học môn Giáo dục công dân Môn Giáo dục công dân là một môn học với nhiều kiến thức trừu tượng, khó nên đòi hỏi người giáo viên trong qua trình giảng dạy phải tìm hiểu và ứng dụng những phương pháp dạy học sao cho việc truyền tải kiến thức đến học sinh đạt hiệu quả cao. Phương pháp đảo ngược trong bối cảnh tình hình dạy học trực tuyến khá thích hợp với bộ môn Giáo dục công dân. Phương pháp lớp học đảo ngược đưa ra chính là… hãy đảo ngược quá trình này. Nghĩa là học sinh áp dụng sẽ xem bài giảng của giáo viên trước ở nhà, nắm được nội dung chính và định hướng của bài giảng. Khi vào lớp các bạn sẽ cùng 6
- giáo viên thảo luận, nghiên cứu sâu hơn về chủ đề đó. Phương pháp lớp học đảo ngược trong triển khai thực tiễn bao gồm các giai đoạn cơ bản sau: Thứ nhất là trải nghiệm cuốn h t: Cách các giáo viên làm là cho học sinh xem để suy nghĩ về một vài trải nghiệm th vị như tính năng nào đó, các ứng dụng thực tế trong bài học lớn. Cần sự gợi ý để học sinh có những liên tưởng, khái niệm về hướng giải quyết. Trong lớp học áp dụng phương pháp học tập đảo ngược, các bài tập, câu hỏi được đưa ra ngay từ đầu buổi học, môn học và mỗi thời lượng buổi học sẽ có những gợi ý về những nội dung đã có thể làm được sau những nội dung cụ thể được giảng dạy. Tuy nhiên, sự cuốn h t c ng có thể đến từ việc một số học sinh đã hoàn thành được một vài nội dung nào đó và chia sẻ cho các thành viên khác trong lớp. Các giáo viên có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, phần mềm LMS để xây dựng và phát triển bài giảng thành những lựa chọn vui và thu h t hơn như video, trò chơi, sự kiện khác nhau thay vì chỉ làm powerpoint như trước đây. Đối với bộ môn Giáo dục công dân giáo viên áp dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong quá trình dạy học trực tuyến sẽ đưa lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Có thể áp dụng phương pháp này đối với các nội dung, các bài trong chương trình Giáo dục công dân 10, Giáo dục công dân 11, Giáo dục công dân 12. Khi áp dụng phương pháp lớp học đảo ngược thì giáo viên sẽ có thời gian chuẩn bị chu đáo nội dung cần trao đổi với học sinh. Sau đó giáo viên sẽ chia sẻ lên kho học liệu hoặc qua Intertnet để học sinh nghiên cứu tìm hiểu trước. Như vậy học sinh sẽ có thời gian chuẩn bị nội dung giáo viên yêu cầu và đến giờ học sẽ phát huy được tính tự giác, chủ động tìm hiểu kiến thức của học sinh và đem lại hiệu quả cao cho giờ học. 1.3. Một số hình thức và kỹ thuật khi sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược 1.3.1. Áp dụng phương pháp “Lớp học đảo ngược” trong tổ chức dạy học trực tuyến bằng phần mềm MS TEAMS Bản chất của quan điểm dạy học đảo ngược là hướng đến hoạt động hóa việc học của người học, chú trọng sự tương tác giữa học sinh và môi trường học tập nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức từ kiến thức vốn có của học sinh đến kiến thức cần chiếm lĩnh. Người giáo viên phải tạo được môi trường để th c đẩy sự sáng tạo kiến thức cho người học bằng việc kết hợp với phương pháp não công. Hiện nay, mặc dù E-learning phát triển mạnh mẽ nhưng trong điều kiện giáo dục của Việt Nam vẫn còn một số bất cập thì phương pháp học đảo ngược đã và đang chứng tỏ sự phù hợp trong việc tạo ra môi trường tốt gi p cho phương pháp này chiếm ưu thế. 7
- Để thực hiện hiệu quả của phương pháp lớp học đảo ngược thì giáo viên có thể tổ chức dạy học trực tuyến bằng phần mềm MS TEAMS. Áp dụng phương pháp “Lớp học đảo ngược” trong tổ chức dạy học trực tuyến bằng phần mềm MS TEAMS giáo viên trước giờ lên lớp sẽ lựa chọn nội dung, bài dạy thích hợp, thiết kế bài giảng, video, chia sẻ các tài liệu cho học sinh. Đồng thời giao nhiệm vụ học tập cho học sinh xem, nghiên cứu bài giảng, tài liệu, video ở nhà và hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao. Máy tính, mạng Internet, hệ thống quản lý lớp học MS TEAM (các mục Posts, File,...). Trong giờ lên lớp - chủ trì tổ chức hoạt động thảo luận, trao đổi các nội dung bài học, kết luận các vấn đề chính của bài dạy học. Thảo luận nhóm, trao đổi với nhau và với giáo viên. Trực tiếp giờ giảng theo thời gian thực trên MS TEAM (sử dụng tính năng tham gia các phòng giảng bài trực tuyến do giảng viên tạo ra) Sau giờ lên lớp - Hỗ trợ, trao đổi, giải đáp thắc mắc của người học về nội dung đã học, kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận kiến thức, kỹ năng của người học. Thảo luận, trao đổi và thực hiện các nhiệm vụ của giảng viên giao. Máy tính, mạng Internet, hệ thống quản lý lớp học MS TEAM (các mục Posts, File, Assignment,...) dùng để đăng bài, tương tác với giáo viên, upload/download tài liệu và làm bài tập. Với cách thực hiện dạy học kết hợp giữa mô hình lớp học đảo ngược và dạy học trực tuyến, yêu cầu đối với giáo viên. Giáo viên lựa chọn nội dung, bài dạy thích hợp, thiết kế các bài giảng, video, chia sẻ các tài liệu đồng thời giao các nhiệm vụ học tập cần thực hiện cho sinh viên (như tìm hiểu các vấn đề học tập; bài tập phát triển năng lực; bài báo cáo kèm sản phẩm báo cáo…). Giáo viên chủ trì tổ chức hoạt động đưa ra ý kiến, thảo luận, trao đổi các nội dung bài học giữa học sinh với học sinh sau đó kết luận các vấn đề chính của bài dạy học khi thực hiện giờ giảng theo thời gian thực. Giáo viên tiếp tục hỗ trợ, trao đổi, giải đáp thắc mắc của người học về nội dung đã học trên không gian lớp học qua mạng đã được tạo ra sau khi kết thúc giờ học trực tiếp c ng như thực hiện kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận kiến thức, kỹ năng của người học. Ch ng tôi đã thực hiện việc dạy học kết hợp giữa dạy học trực tuyến trên nền tảng phần mềm MS TEAMS và mô hình lớp học đảo ngược khi dạy học một số nội dung của phần pháp luật trong chương trình Giáo dục công dân 12; phần kinh tế ở chương trình Giáo dục công dân 11. Trên cơ sở nội dung của sách giáo khoa chi tiết từng bài đã được duyệt, giáo viên lựa chọn nội dung bài dạy, thiết kế các slide bài giảng cùng với các tài liệu liên quan, gửi cho học sinh trước khi học trực tuyến. Trước mỗi buổi học, giáo viên yêu cầu học sinh đọc trước tài liệu, nghiên cứu bài giảng và trả lời các câu hỏi, chuẩn bị các nội dung để khi học trực tuyến sẽ trao đổi. Trong giờ dạy trực tuyến theo thời khóa biểu của nhà trường quy định, giáo viên không mất thời gian nhiều về việc truyền đạt các nội dung, kiến thức đã giao cho học sinh nghiên cứu mà chủ yếu dành thời gian để trao đổi, làm rõ các vấn đề học viên chưa hiểu, chốt lại nội dung chính bằng cả kênh hình và kênh chữ. Đặc biệt, trong khi học trực tuyến, do được nghiên cứu bài học trước và học phần (Rèn luyện kỹ năng học cho học sinh) có nhiều nội dung gắn trực tiếp với hoạt động giảng dạy ở trường phổ thông nên các học sinh rất hứng thú và có nhiều 8
- ý kiến, trao đổi, chia sẻ,... làm cho giờ học sôi nổi, đạt hiệu quả cao. Kết thúc phần tương tác trực tiếp, giáo viên tiếp tục chia sẻ, gửi các nhiệm vụ cho học sinh thực hiện nhằm khai thác sâu thêm c ng mở rộng về nội dung bài học đồng thời yêu cầu học sinh nghiên cứu tài liệu để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo. Với sự hỗ trợ của MS TEAMS, việc trao đổi, giải đáp thắc mắc của người học về nội dung đã học c ng như hoạt động kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận kiến thức, kỹ năng của học viên trong và sau buổi học được thực hiện rất thuận lợi. Toàn bộ hoạt động trong lớp học có thể được ghi lại giúp cho học sinh có thể tự học. Tuy vậy, qua việc triển khai cụ thể việc dạy học trực tuyến với phương pháp lớp học đảo ngược, ngoài những ưu điểm đã được chỉ ra chúng tôi nhận thấy còn những khó khăn cần phải quan tâm giải quyết. Đó là việc tổ chức dạy học này đòi hỏi giáo viên mất nhiều công sức, thời gian cho việc lựa chọn, chuẩn bị nội dung, bài học; giáo viên dành nhiều thời gian để tương tác với người học hơn (trước, trong, sau giờ học trực tuyến); các học sinh nhiều người không có máy tính xách tay phải dùng điện thoại hoặc máy tính để bàn (không có micro) để tham gia lớp học nên phần tương tác, trao đổi trực tiếp còn hạn chế. Hơn nữa, đường truyền Internet c ng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các giờ lên lớp. Việc tổ chức dạy học áp dụng theo phương pháp lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý chuyên nghiệp sẽ giúp cho hiệu quả của hoạt động này tốt hơn, người học hứng thú và chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, rèn cho mình được nhiều kỹ năng; giáo viên dành được nhiều thời gian trên lớp học (khi giảng dạy theo thời gian thực) để trao đổi, kiểm tra, nắm bắt tình hình học tập của học sinh c ng như có điều kiện để khai thác, mở rộng vấn đề cần nghiên cứu đồng thời là cơ hội rất tốt để giáo viên gi p cho người học bồi dưỡng năng lực tự học của mình với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 1.3.2. Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lí, giám sát học sinh học tập Google Class Công cụ hỗ trợ quản lí, giám sát học sinh học tập Google Class là phần mềm giúp giáo viên tổ chức và quản lí lớp dễ dàng, thuận tiện; tất cả tài liệu, bài tập và điểm đều ở cùng một nơi (trong Google Drive). Đối với những trường giáo viên được cấp tài khoản sẽ có dung lượng không giới hạn. Điều này là một thuận lợi rất lớn trong việc sử dụng Google Classroom, giáo viên có thể lưu trữ toàn bộ tài liệu giảng dạy, video tham khảo, hình ảnh lớp học, điểm,… ngay trên Drive của lớp học này và chia sẻ cho học sinh mà không phải bận tâm về không gian lưu trữ. Một trong những lợi ích nổi trội của Google Class đó là gi p giảm thiểu được việc sử dụng giấy (in ấn tài liệu, nộp bài tập…) trong lớp học. Google Classroom đã có phiên bản trên Android và iOS cho phép người học truy cập vào lớp học nhanh hơn, luôn cập nhật mọi thông tin về lớp học khi di chuyển. Giáo viên và học sinh có thể theo dõi, cập nhật tình hình lớp học ở bất kì nơi đâu (chỉ cần có laptop, tablet hay điện thoại có kết nối internet). Hơn thế, các thông báo tức thời và các trao đổi trên diễn đàn được thực hiện dễ dàng. 9
- Trước khi dạy một bài, một chương giáo viên có thể sử dụng phần mềm GoSoapBox (https://www.gosoapbox. com/) để tạo một cuộc thăm dò ý kiến, đề xuất phương pháp giảng dạy và học tập cho học sinh hoặc giáo viên về nội dung bài học hay vấn đề có liên quan đến bài học. Cuộc thăm dò này sẽ được sử dụng để kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh trước khi dạy bài học mới, đồng thời làm cơ sở để giáo viên thay đổi, bổ sung hoặc lược giảm những nội dung có trong bài học, vấn đề sẽ học tập và nghiên cứu. Được sử dụng làm hồ sơ quản lí học sinh của giáo viên hoặc có thể sử dụng phần mềm này để xây dựng kho chứa tài nguyên (hệ thống tư liệu tham khảo) cho học sinh sử dụng nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức trong quá trình học tập. 1.3.3. Sử dụng một số công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng bài giảng video, bài trình chiếu Công cụ hỗ trợ xây dựng nội dung bài học nhằm ghi lại màn hình máy tính giáo viên có thể sử dụng một số phần mềm để tạo video bài giảng, ghi lại âm thanh của giáo viên khi giảng kết hợp với hình ảnh có trên màn hình máy tính. Một số công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng bài giảng video, bài trình chiếu như: Microsoft Powerpoint: phần mềm này được sử dụng để ghi lại video, ghi lại âm thanh của bài giảng. Đặc biệt, giáo viên có thể sử dụng phần mềm Seesaw (https://web.seeaw.me để tạo một đoạn video hoặc bản ghi âm ngắn mà giáo viên có thể tải lên và cho phép người khác xem, điều đặc biệt hơn là phần mền này cho phép người xem chèn thêm lời bình luận vào video. 1.3.4. Sử dụng một số công cụ hỗ trợ việc hợp tác, kết nối và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Để định hướng nội dung bài học hoặc để giao nhiệm vụ học tập cho học sinh dưới dạng câu hỏi hoặc dưới dạng tài nguyên mở giáo viên có thể sử dụng một số công cụ sau: Kahoot (https://kahoot.com/), phần mềm này được sử dụng nhằm kiểm tra sự hiểu biết, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về nội dung bài học hoặc kiểm tra nhận thức của học sinh về một chủ đề mà giáo viên giao cho cá nhân hoặc nhóm học sinh. Padlet (http://padlet.com), sử dụng phần mềm này nhằm tăng sự tương tác giữa học sinh và các giáo viên khi giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, nghiên cứu hợp tác về một nội dung, chủ đề có liên quan đến bài học. Hoặc học sinh có thể sử dụng phần mềm này để trao đổi thông tin, đưa ra ý kiến, đề xuất, bình luận, thắc mắc về những nội dung trước, trong và sau khi học bài trên lớp. Prezi (https://prezi.com/) hoặc Google Slides (http:// slides.google.com) để tạo một bài trình bày của cá nhân hoặc của nhóm về một nội dung trong bài học hoặc một chủ đề có liên quan đến bài học mà giáo viên giao cho trước hoặc sau khi học bài trên lớp. 1.4. Một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dạy lớp học đảo ngược êu cầu dạy học trong thời đại 4.0 bắt buộc người giáo viên phải có sự thay đổi trong lựa chọn phương pháp dạy học sao cho đem lại hiệu quả cao trong quá 10
- trình giảng dạy. Thời gian “tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học” do ảnh hưởng của dịch Covid vừa qua đã tạo ra sự thay đổi trong cách dạy và cách học của cả giáo viên và học sinh. Việc học ở nhà và học trên các nền tảng trực tuyến không còn xa lạ mà đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của người học. Một điều kiện thuận lợi nữa là bắt đầu từ năm học 2021 này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát tinh giản chương trình hiện hành, xây dựng kế hoạch giáo dục mới; tích hợp các chủ đề học tập theo hướng cắt giảm những bài học vượt quá yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng, các đơn vị kiến thức trùng lắp; ghép hợp các bài học có liên quan để dành thời gian cho giáo viên áp dụng đổi mới phương pháp dạy học. Có thể nói rằng không phải đợi đến khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, ngay từ năm học tới, ch ng ta đã có thể áp dụng mô hình lớp học đảo ngược để nâng cao hơn nữa chất lượng mỗi bài giảng của mình. 1.4.1. Một số ưu điểm của phương pháp dạy lớp học đảo ngược Phương pháp lớp học đảo ngược có thể được xem một phương pháp được áp dụng nhiều trong quá trình dạy học ngày nay, đặc biệt là những lớp học lấy giáo viên làm trung tâm với mô hình học tập truyền thống. Giáo viên sẽ tập trung truyền đạt kiến thức, còn học sinh lắng nghe, ghi chép và làm bài tập. Đây là một mô hình bài bản, và tất nhiên là rất hiệu quả đối với nhiều học sinh. Mặt khác mô hình lớp học đảo ngược là phương thức tổ chức dạy học đã và đang chứng tỏ sự phù hợp, có nhiều ưu thế trong tổ chức dạy học ở các nhà trường hiện nay. Lớp học đảo ngược tạo phong cách học tập mới cho học sinh. Trong lớp học truyền thống, giáo viên là trung tâm thông tin, học sinh có thảo luận đều xoay quanh những ý kiến chủ đạo, dẫn dắt của giáo viên. Ở mô hình lớp học đảo ngược, học sinh phải là trung tâm; Thời gian ở lớp dành cho thảo luận các kiến thức sâu hơn, tạo cơ hội học tập phong ph , kết nối, ứng dụng, phản biện và có ý nghĩa đối với học sinh. Lớp học đảo ngược cung cấp nội dung học tập một cách có định hướng, qua đó sẽ tối ưu hóa thời gian ở lớp. Giáo viên xác định rõ nội dung và mục đích bài học cho học sinh, còn học sinh chủ động tìm kiếm, khám phá, lĩnh hội. Mô hình này tạo môi trường học tập linh hoạt, cho phép học sinh lựa chọn cách thức, nơi chốn, thời gian học tập phù hợp với điều kiện của cá nhân, giáo viên linh hoạt hơn trong đánh giá việc học tập của học sinh. Mô hình này đòi hỏi giáo viên phải là nhà sư phạm chuyên nghiệp so với lớp học truyền thống. Giáo viên liên tục quan sát học sinh, cung cấp cho các em những phản hồi thích hợp vào đ ng thời điểm cần thiết, đánh giá bài làm của học sinh. Giáo viên kết nối mỗi thành viên trong lớp để nâng cao việc học tập. Đồng thời, giáo viên cộng tác với nhau, cùng suy nghĩ và chịu trách nhiệm trong việc cải tiến phương thức dạy và học. học sinh sẽ học bài mới ở nhà trước khi đến lớp, ở trên lớp sẽ được dành để trao đổi thảo luận những kiến thức khó, những vấn đề mới phát sinh. Giáo viên có thêm thời gian để mở rộng, nâng cao kiến thức cho học sinh và chú ý, hỗ trợ học sinh gặp khó khăn trong quá trình nhận thức. Giáo viên vận dụng đa dạng, linh hoạt nhiều phương pháp và thiết bị, kĩ thuật dạy học hiện đại và các nguồn học liệu phong phú. Tạo cơ hội, 11
- thách thức cho học sinh rèn luyện năng lực tự học, năng lực phát triển và giải quyết vấn đề và kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập. Một số ưu điểm nổi bật khi sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược cụ thể như: h nh t: Khuyến khích việc học tập, l y học sinh làm trung tâm và cộng tác Lớp học đảo ngược khiến việc giảng dạy phải lấy người học làm trung tâm. Thời gian ở lớp được dành để khám phá các chủ đề sâu hơn và tạo ra những cơ hội học tập th vị. Lớp học đảo ngược cho phép giáo viên dành thời gian nhiều hơn để học sinh có thể làm chủ các kỹ năng, thông qua các dự án và công tác thảo luận. Và tại lớp học, học sinh có thể chủ động làm chủ các cuộc thảo luận. Điểm mạnh của việc này là nó khuyến khích học sinh cùng nhau dạy và học các khái niệm, dưới sự dẫn dắt bài học của giáo viên. Thông qua việc làm chủ quá trình học tập của bản thân, họ có thể sở hữu những kiến thức đã đạt được chứ không chỉ học thuộc lòng một dạng kiến thức suông, từ đó, tạo sự tự tin với những kiến thức đã tiếp tục. C ng phải nói thêm là bản thân giáo viên c ng có thể xác định vấn đề về cách tư duy hoặc vận dụng khái niệm của học sinh hay khả năng tương tác trực tiếp để đưa ra giải pháp hướng dẫn thích hợp. Có thể nói rằng mô hình dạy học này phù hợp với sự phát triển tư duy của người học. Gi p người học chủ động trong học tập, nâng cao năng lực phát hiện - giải quyết vấn đề và rèn luyện các kỹ năng cho người học (kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, thuyết trình, đọc, nghiên cứu tài liệu,...). Thứ hai: Học sinh có nhiều quyền kiểm soát hơn Tất nhiên, trong một lớp học lấy học sinh làm trung tâm, thì đó chính là điều kiện để học sinh có thể phát triển năng lực vốn có của mình và kiểm soát việc học của bản thân tốt hơn. Bằng cách giao các bài học ngắn về nhà, học sinh có thể tự do điều phối các công việc và học tập theo tốc độ riêng của mỗi người, có thể tạm dừng hoặc tua lại các bài đã đọc, note lại các câu hỏi cần lời giải đáp và sử dụng các vấn đề cần quan tâm để làm chất liệu thảo luận với giáo viên, bạn bè trong lớp. Điều đó tạo thêm điều kiện để các học sinh có thời gian tìm hiểu về một số khái niệm nhất định mà không bị chậm hơn so với nhịp tiếp thu của cả lớp, đồng thời nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ phía bạn bè, giáo viên. Kết quả của quá trình này là, không chỉ thành tích của học sinh được cải thiện, mà hành vi của học sinh trong lớp c ng được nâng cao đến mức đáng kể. Thứ a: Những ài học và nội dung dễ dàng để tiếp cận hơn Học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận với các nội dung bài học mà không cần phải lo sợ bỏ lỡ các buổi học như các phương pháp học tập truyền thống. Nhờ các video bài giảng có sẵn, học sinh nghỉ học vì các lý do bất khả kháng như đau ốm, tham gia các hoạt động thể thao, đi chơi hoặc các trường hợp khẩn cấp khác,… có thể nhanh chóng bắt kịp tiến độ học tập. Điều này c ng đồng thời tạo điều kiện để giáo viên linh hoạt hơn trong việc điểm danh học sinh. 12
- Thứ tư: Tạo điều kiện cho phụ huynh iết tình hình trong lớp học Khác với các lớp học theo phương pháp giảng dạy truyền thống, lớp học đảo ngược cho phép phụ huynh có thể truy cập và xem các video bài giảng của học sinh bất cứ khi nào. Điều này gi p phụ huynh có thể hỗ trợ việc học của con em mình được tốt hơn, đồng thời gi p phụ huynh có cái nhìn sâu hơn về chất lượng giảng dạy tại cơ sở mà con họ đang được tiếp nhận. Thứ n m: Cải thiện việc học trở nên hiệu quả hơn Nếu được thực hiện đ ng cách, trong một lớp học đảo ngược, trẻ em sẽ có nhiều thời gian tận hưởng việc học hơn, hoặc là được vui chơi hoặc thực hành nhiều hơn. Hầu hết ch ng ta ở thời điểm hiện tại đều tiếp nhận nền giáo dục với phương pháp truyền thống. Và hẳn là ch ng ta đều sẽ không xa lạ vì ai c ng đều trải qua thời học sinh triền miên làm bài tập về nhà. Thực tế, một nghiên cứu tiến hành quan sát các học sinh lớp 10-12 đã chỉ ra rằng học sinh dành đến 38 giờ/tuần để làm bài tập về nhà. Đây là khối lượng công việc khổng lồ, không chỉ gây quá tải với học sinh mà còn tạo ra áp lực đối với giáo viên, những người liên tục chỉ định và giao việc. Thứ sáu: Môi trường học tập linh hoạt Học sinh được lựa chọn thời gian và địa điểm học tập c ng như hình thức học phù hợp với trình độ của mình. Tương tự với các học sinh, phía giáo viên có thể linh hoạt trong việc điều chỉnh thời gian học trên lớp sao cho hợp lý. Những tương tác c ng trở nên tích cực và không bị gói gọn trong những bài học khô khan, tạo mối liên kết tốt với học sinh - sinh viên. Thứ ảy: Nội dung ài học được xây dựng có chú ý Học sinh có thể dừng lại ở những phần bài học trọng tâm, những phần học sinh chưa hiểu để khái quát hơn về vấn đề, tránh lan man và dành thời lượng không phù hợp cho bài học, lướt qua những ý đã nắm được. Vì học sinh xem trước bài giảng và hướng dẫn ở nhà, họ sẽ có định hướng trong việc đặt câu hỏi, thảo luận, đào sâu vấn đề khi lên lớp. Thời gian cần đến sự tập trung cao độ được r t ngắn, gi p tinh thần học tập minh mẫn hơn. Đây c ng là một giải pháp tiết kiệm năng lượng, thời gian cực hữu hiệu. Giờ đây, chỉ cần một powerpoint/ video được thiết kế, quay dựng một lần và được chia sẻ với các bạn khác để thay thế tất cả các yếu tố phụ đạo, dạy thêm cho những bạn chưa theo kịp. Như vậy với những ưu điểm đã đưa ra, việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học môn Giáo dục công dân ở cấp trung học phổ thông chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong việc phát triển những năng lực cần thiết ở người học. 13
- 1.4.2. Một số nhược điểm của phương pháp dạy lớp học đảo ngược Mô hình lớp học đảo ngược đem lại nhiều lợi ích cho học sinh nhưng khi thực hiện còn gặp phải một số trở ngại. Trong đó khó khăn lớn nhất phải kể đến là chương trình giáo dục phổ thông hiện hành còn nặng kiến thức, giáo viên và học sinh còn chịu áp lực về thi cử và điểm số nên đành lựa chọn dành thời gian trên lớp để dạy lí thuyết và luyện càng nhiều dạng bài tập càng tốt, phương châm là trăm hay không bằng tay quen, luyện nhiều sẽ thành giỏi. Chính vì vậy phương pháp lớp học đảo ngược tồn tại một số vấn đề cụ thể như sau: Thứ nhất: Khó kh n về phía giáo viên - Giáo viên phải có trình độ về công nghệ thông tin để xây dựng nội dung bài giảng trên phần mềm tin học. Bởi lẽ muốn thực hiện được những bài giảng E- Learning và sử dụng các công cụ khác để tổ chức hoạt động học tập trong lớp thì đòi hỏi giáo viên phải giỏi công nghệ và phương pháp. Giáo viên phải sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ giảng dạy, biết khai thác tối đa Intertnet. - Giáo viên mất nhiều thời gian để chuẩn bị bài giảng. Khó khăn trong dự đoán các tình huống trong quá trình tổ chức lớp học. Có thể nói rằng phương pháp lớp học đảo ngược nó làm mất khá nhiều thời gian và công sức soạn giáo trình của giáo viên với khối lượng kiến thức khổng lồ và số lượng môn học quá nhiều trong một năm học thì việc áp dụng phương pháp này không thực sự khả thi. Bên cạnh đó việc đánh giá và kiểm tra vẫn chưa rõ ràng theo tiêu chí đánh giá toàn diện chứ không chỉ chú trọng đánh giá về mặt nội dung thì giáo viên vẫn còn vất vả theo kiểu “học gì dạy nấy”. Mặt khác, các nhiệm vụ như ghi âm, edit và đăng tải các bài giảng đều là những công việc cần thời gian và kỹ năng mà không phải giáo viên nào c ng có chuyên môn trong việc này. Đó là chưa kể đến việc việc giáo viên cần giới thiệu các hoạt động trong lớp học liên quan đến bộ môn trong video như thế nào để th c đẩy học sinh tham gia và chuẩn bị trước khi học. Đó là một áp lực rất lớn, cần nhiều thời gian thích ứng và không ít sự nỗ lực. - Giáo viên khó quản lí và giám sát học sinh học bài ở nhà trước khi học trên lớp. Thứ hai: Khó kh n về phía học sinh - Điều kiện vật chất phục vụ việc học (thiết bị học tập, Internet, điện...) c ng là rào cản không nhỏ trong việc học tập của học sinh. - Không trao đổi những khó khăn vướng mắc với giáo viên một cách trực tiếp. - Hiệu quả quá trình học tập phụ thuộc vào phần lớn vào tính tích cực, chủ động và sự sáng tạo của học sinh. - Khó khăn khi học sinh không tiếp cận được công nghệ thông tin. Bởi lẽ không phải học sinh nào c ng rành về công nghệ. Một số học sinh không bắt kịp 14
- việc sử dụng công nghệ sẽ không theo kịp các bạn cùng lớp. Đây là một trong những vấn đề nổi bật nhất khi mà nhu cầu sử dụng máy tính và Internet của học sinh để xem các bài giảng online là một trong những điều tiên quyết cần phải làm được khi áp dụng phương pháp lớp học đảo ngược. Nếu bản thân học sinh không chủ động xem trước bài giảng ở nhà thì khi vào lớp sẽ không theo kịp các bạn. - Thời gian ngồi trước màn hình nhiều khiến học sinh sẽ dễ sa vào việc lạm dụng các thiết bị điện tử, dẫn đến việc sao nhãng trong lớp học, dễ mất thông tin,… (do virus, trộm). Học trên mạng c ng dễ bị gián đoạn tập trung bởi tin báo trên các trang mạng xã hội khi đang học. Nhiều học sinh mất dần sự sáng tạo do ỷ lại vào những thứ đã có sẵn trên nền tảng internet rộng lớn, dẫn đến hiện tượng đạo văn. 1.5. Một số yêu cầu đối với giáo viên và học sinh trong việc sử dụng và thực hiện phương pháp lớp học đảo ngược 1.5.1. êu cầu đối với giáo viên Để áp dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong tổ chức dạy học trực tuyến một cách hiệu quả trong bối cảnh COVID-19 thì giáo viên cần ch ý một số vấn đề sau Thứ nhất: Nắm rõ các tính n ng chính của nền tảng trực tuyến mà ạn đang sử dụng Các nền tảng học tập cung cấp một loạt các tính năng như chia nhóm, chia sẻ màn hình và quản lý tài liệu học tập, c ng như hỗ trợ giao tiếp. Điều quan trọng là giáo viên phải hiểu rõ những ưu điểm và hạn chế của nền tảng để lập kế hoạch bài giảng một cách hiệu quả. Để đảm bảo buổi học diễn ra tốt đẹp, giáo viên cần kiểm tra các tính năng trước khi vào bài học. Thứ hai: Áp dụng công nghệ và phương pháp giảng dạy phù hợp Không giống như việc giảng dạy và tương tác trực tiếp với học sinh trên lớp học, các bài giảng trực tuyến dường như giới hạn giáo viên trong một chiếc màn hình nhỏ, khiến học sinh xa rời với nội dung học. Các buổi học trực tuyến kéo dài, truyền đạt một chiều có xu hướng khiến học sinh bắt đầu sao nhãng sau 10-15 ph t. Do đó, giáo viên có thể cân nhắc tổ chức hoặc chia nhỏ buổi học thành các bài giảng ngắn, đi kèm với nhiều hoạt động để thu h t học sinh. Thứ ba: Theo dõi sự chủ động trong học tập và sự tiến ộ của học sinh qua từng ài học Để theo dõi sự chủ động trong học tập và sự tiến bộ của học sinh qua thời gian, có thể thực hiện những cách sau: - Đánh giá việc học tập của học sinh: Đưa ra các bài tập, câu đố, thăm dò ý kiến và tóm tắt các kiến thức cơ bản đã truyền đạt trong lớp học để theo dõi sự tiến bộ của học sinh. - Xây dựng trải nghiệm học tập cá nhân: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để 15
- khuyến khích học sinh trao đổi và thảo luận. - Khen thưởng những hành vi tích cực của học sinh: Tạo huy hiệu (chứng nhận) trực tuyến và trao cho học sinh như một phần thưởng để các em có thể lưu lại vào hồ sơ. Việc ngắm nhìn và trưng bày huy hiệu có thể gi p các em có thêm động lực học tập. Thứ tư: Khuyến khích sự tham gia của cha mẹ học sinh trong việc tạo điều kiện cho việc học trực tuyến của học sinh Tạo ra một môi trường gia đình hỗ trợ học sinh học tập là việc làm vô cùng quan trọng. Đối với nhiều bậc cha mẹ, việc gi p đỡ con cái học tập trực tuyến có thể là một thách thức. Liên hệ với cha mẹ họ sinh và đồng thuận về cách cha mẹ có thể hỗ trợ học sinh. Cho cha mẹ học sinh biết các nhiệm vụ họ cần làm và kỳ vọng của giáo viên đối với họ. Nếu học sinh không thể theo kịp bài tập về nhà, hãy khuyên cha mẹ học sinh không nên quá lo lắng, vì đó không phải một vấn đề lớn. Khuyến khích các bậc cha mẹ cho học sinh xây dựng những thói quen hàng ngày và làm các công việc đơn giản như đọc sách hoặc viết về một ngày của học sinh. Thứ n m. Thiết kế các hoạt động học tập tương tác Áp dụng các hoạt động như tranh luận, làm việc nhóm, thực hiện dự án, nghiên cứu tình huống, đóng vai và thuyết trình để gi p học sinh có các kỹ năng khác ngoài kiến thức trên lớp và khiến bài giảng trở nên th vị hơn. Có thể sử dụng nhiều công cụ cộng tác trực tuyến để hỗ trợ các hoạt động nhóm. 1.5.2. êu cầu đối với học sinh Thứ nhất: Học sinh có đầy đủ trang thiết bị: máy điện thoại hoặc máy tính và các gói mạng… đảm bảo phục vụ cho quá trình học tập Thứ hai: Học sinh bắt buộc phải xem, nghiên cứu bài giảng, tài liệu, video, câu hỏi ở nhà và hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giáo viên giao trước khi vào học trực tuyến. Thứ ba: Học sinh dành thời gian để thảo luận nhóm, trao đổi với nhau và trao đổi với giáo viên (các học sinh khác vẫn theo dõi được) trên lớp học trực tuyến. Học sinh làm bài tập và thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên giao sau mỗi buổi học. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng của việc dạy học trực tuyến hiện nay Ngành giáo dục đã tổ chức dạy học trực tuyến trong bối cảnh COVID-19 bắt đầu sau khi dịch bệnh bùng phát, từ kỳ 2 năm học 2019 - 2020 cho đến tận bây giờ. Giữa các đợt dịch bùng phát, c ng có những giai đoạn học sinh được đến trường nhưng giải pháp dạy học trực tuyến vẫn được duy trì. Trong quá trình triển khai, ban đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các văn bản hướng dẫn để nhà trường thực hiện đảm bảo kết quả. Tinh thần là “tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 26 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 56 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học phần điện từ học lớp 11 THPT
38 p | 54 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 42 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn