Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp trực quan nâng cao nhận thức học sinh về Bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới quốc gia Việt Nam môn Giáo dục quốc phòng an ninh lớp 11
lượt xem 5
download
Mục đích của sáng kiến này là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để khẳng định sự cần thiết phải vận dụng phương pháp Trực quan trong dạy học môn GDQP.AN nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDQP.AN lớp 11, ở trường THPT Trần Đại Nghĩa, Thành phố Cần Thơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp trực quan nâng cao nhận thức học sinh về Bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới quốc gia Việt Nam môn Giáo dục quốc phòng an ninh lớp 11
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA ******* SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN NÂNG CAO NHẬN THỨC HỌC SINH VỀ “BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM” MÔN GDQP.AN LỚP 11 GV thực hiện: Trần Thiện Tánh Môn học: Giáo dục Quốc phòng và An ninh Tổ: TD-GDQP Năm học 2020-2021
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA ******* SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN NÂNG CAO NHẬN THỨC HỌC SINH VỀ “BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM” MÔN GDQP.AN LỚP 11 GV thực hiện: Trần Thiện Tánh Môn học: Giáo dục Quốc phòng và An ninh Tổ: TD-GDQP Năm học 2020-2021
- A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Ngày 28 tháng 12 năm 1961 Hội đồng chính phủ ( nay là chính phủ) ban hành nghị định 219/CP về việc huấn luyện quân sự cho quân nhân dự bị và dân quân tự vệ , trong đó có quy định về huấn luyện quân sự học sinh, sinh viên. Đến nay hơn nữa thế kỷ Giáo dục Quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên. Trải qua nhiều nghị quyết, nghị định đến năm 2007 Quyết định 79 năm 2007 của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo về Bộ môn Giáo dục Quốc Phòng - An Ninh (GDQP-AN) là môn học chính khóa cung cấp các kiến thức về khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật quân sự ở trường phổ thông trung học và có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục học sinh (HS) lịch sử ,truyền thống đánh giặc giữ nước quý báo của cha ông, của dân tộc Việt Nam, một số kĩ chiến thuật quân sự. Từ đó tạo nên động lực nguồn cảm hứng tinh thần yêu nước, lối sống đạo đức và tinh thần luôn sẵn sàng tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. Hiện nay Bộ môn Quốc phòng và an ninh được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư về nội dung, vật chất trang bị đầy đủ cho các trường trên cả nước, đặc biệt quan tâm đào tạo chất lượng đội ngũ giáo viên Quốc phòng . - Chiến tranh đã qua, đi cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế- xã hội, khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI đòi hỏi con người phải có một số phẩm chất và năng lực, kỹ năng tốt để làm việc thực tiễn và giải quyết những vấn đề nhu cầu cuộc sống, khả năng làm việc, hợp tác, cũng như vấn đề thích ứng tốt với cuộc sống.... những yêu cầu trên đặt ra cho nghành giáo dục phải đổi mới toàn diện về nội dung và phương pháp để đáp ứng thật tốt nhu cầu của xã hội, của cá nhân, đặc biệt học sinh thế hệ tương lai của đất nước. - Bộ môn quốc phòng hiện nay không riêng gì ở trường THPT Trần Đại Nghĩa mà trên cả nước được trang bị gần như đầy đủ dụng cụ, thiết bị….. phục vụ giảng dạy mang tính trực quan sinh động hướng học sinh đến gần thực tiễn,có thể áp dụng vào việc học kiểm tra đánh giá và trong tương lai. Trang 1
- - Trong quá trình giảng dạy và trao đổi với học sinh, tôi phát hiện ra vấn đề là học sinh không hứng thú, thiết tha với việc học môn GDQP.AN ở nội dung phần lý thuyết , bởi vì đa số các em cho rằng mônGD QP.AN là môn phụ không thi tốt nghiệp nên giành ít thời gian đầu tư môn học này. Chính vì vậy, tôi luôn luôn mong muốn và suy nghĩ làm thế nào để tạo hứng thú, say mê cho học sinh khi học môn GDQP.AN để các em nắm được những phần kiến thức kỹ năng quan trọng, truyền cảm hứng tinh thần yêu nước của thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau tiếp nối các giá trị truyền thống, sự đóng góp của quá trình lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay và đặc biệt thế hệ các em học sinh ngày nay khi học xong nội dung GDQP.AN cấp trung học phổ thông biết mình phải làm gì đóng góp cho tổ quốc trong tương lai ngày càng phát triển thịnh vượng vững mạnh cũng để áp dụng cho học tập môn GDQP.AN cũng như trong cuộc sống những lúc cần thiết nhất. - Theo tôi nghĩ, muốn tạo được sự yêu thích, say mê khi học môn GDQP.AN thì phải đổi mới phương pháp (PP) giảng dạy và lựa chọn một số PP phù hợp với từng bài, từng nội dung, có vậy môn GDQP.AN mới có được vị trí trong lòng học sinh. Từ đó, các em sẽ trở nên yêu thích môn học, say mê nghiên cứu, phấn khởi tìm tòi đào sâu suy nghĩ, đầu tư thời gian học nhiều hơn để hoàn thành tốt công tác dạy và học môn GDQP.AN. - Phương pháp dạy học trực quan là một trong những phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay. Để khắc phục lối truyền thụ tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, trong đó có phương pháp trực quan. Phương pháp này giúp người học tự giác, tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức đặc biệt nhớ kĩ và hiểu sâu. Với cách dạy học này, học sinh có nhiều điều kiện bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm nhận thức , cảm nhận được nội dung bài học thực tế,thực tiễn, tạo không khí học tập sinh động, tất cả học sinh tham gia vào quá trình học tập; đồng thời đáp ứng Trang 2
- mục tiêu giáo dục đề ra: “lấy học sinh làm trung tâm”. Vận dụng phương pháp trực quan vào dạy học GDQP.AN cũng là tìm đến một phương pháp dạy học mới để giờ học GDQP.AN để phát huy tính chủ động của học sinh, sự sinh động,thực tiễn của tiết giảng góp phần nâng cao chất lượng dạy – học GDQP.AN, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Do đó, tôi quyết định lựa chọn vấn đề “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN NÂNG CAO NHẬN THỨC HỌC SINH VỀ “ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM” MÔN GDQP.AN LỚP 11 ”. Để làm báo cáo chuyên đề cho năm sau, nhằm trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong giảng dạy, cũng như phục vụ quá trình giảng dạy được tốt hơn. II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh lớp 11 trường THPT Trần Đại Nghĩa III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Trang 3
- B. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Phương pháp là gì? Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (Method) có nghĩa: là con đường, cách thức, biện pháp…để đạt mục đích. Nhiều nhà khoa học đều đã bàn về phương pháp và đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của phương pháp. Nhìn chung các nhà khoa học đều cho rằng: PP là cách thức, là con đường, là phương tiện để đạt được mục đích. 2. Phương pháp dạy học là gì? Phương pháp dạy học (PPDH) được xem xét với tích cách là một khoa học, là khoa học sư phạm, khoa học về giảng dạy và truyền đạt tri thức cho người học. PPDH là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình dạy học. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PPDH. Trong “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào”, I.F. Khramôp nêu “PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học”. Theo I.Ia Lecne, PPDH là “một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức, thực hành của học sinh, đảm bảo cho các em lĩnh hội nội dung học vấn”. Theo I.P Dverep, PPDH là “cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học. Hoạt động này được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật lôgic, các hoạt động độc lập của học sinh và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của giáo viên”. Theo Nguyễn Ngọc Quang: “PPDH là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học”. Theo Nguyễn Sinh Huy: PPDH là tổ hợp những thao tác tự giác liên tiếp được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, hợp quy luật khách quan mà chủ thể tác động lên đối tượng, nhằm tìm hiểu và cải biến nó. Từ việc phân tích các quan niệm về PPDH trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng: PPDH là cách thức tác động của GV trong quá trình Trang 4
- dạy học nhằm vào người học và quá trình học tập để gây ảnh hưởng thuận lợi cho việc học. Trong sự tác động ấy, GV là người tổ chức, hướng dẫn, HS là người chủ động, tích cực, tự giác học tập, việc thực hiện theo những nguyên tắc đã định nhằm làm tốt nhiệm vụ dạy và học. 3. Phương pháp trực quan Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là PPDH sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo PPDH trực quan được thể hiện dưới hình thức là minh họa và trình bày: + Minh họa thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng,... + Trình bày thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kĩ thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, video, âm thanh. Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức - học tập của hs, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của giáo viên mà học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tập được những thao tác mẫu của giáo viên từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo,... 4. Tác dụng của phương pháp trực quan Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học nhằm tạo cho hs những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật, hiện tượng. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất kiến thức, là phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm, nhận thức đúng đắng về sự vật hiện tượng,giúp học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội Sử dụng tốt phương pháp trực quan, sẽ phát huy được vai trò quan trọng sau đây: Trang 5
- + Thứ nhất, giúp học sinh chất của các sự vật hiện tượng sự kiện , là phương tiện rất hiệu lực để hình thành các khái niệm sự vật hiện tượng sự kiện, từ đó giúp các em nắm vững các qui luật phát triển của xã hội. + Thứ hai, phương pháp trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức quốc phòng, điều này đã được U-sin-xki, nhà giáo dục học Xô viết trước đây khẳng định: “Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực quan”. + Thứ ba, phương pháp này còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Thông qua các hình ảnh, video, âm thanh trực quan có tác dụng hình thành và hoàn thiện những phẩm chất đạo đức, cảm xúc thẩm mĩ, tình cảm của học sinh. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan có thể coi là một phương pháp đặc thù của dạy học quốc phòng. Phạm vi tìm hiểu liên quan đến phương pháp này cũng rất rộng, trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ nêu bas nội dung cơ bản: sử dụng video, tranh ảnh, bản đồ, liên quan nội dung sang kiến. 5. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp trực quan Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học cần chú ý các nguyên tắc sau: + Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp. Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan phong phú, phù hợp với từng bài học + Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan + Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của hs + Phát huy tính tích cực của hs khi sử dụng đồ dùng trực quan + Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của hs khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan (tường thuật trên bản đồ,biểu đồ, miêu tả hiện vật,...) + Tùy theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử dụng khác nhau. Loại đồ dùng trực quan treo tường được sử dụng nhiều Trang 6
- nhất trong dạy học hiện nay là vật mẫu, bản đồ, sơ đồ, đồ thị, bảng niên biểu,... Trước khi sử dụng chúng cần chuẩn bị thật kĩ (nắm chắc nội dung, ý nghĩa của từng loại phục vụ cho nội dung nào của giờ học,...). Trong khi giảng cần xác định đúng thời điểm sử dụng đồ dùng trực quan Trong dạy học môn GDQP.AN ở trường phổ thông, việc kết hợp chặt chẽ giữa lời nói sinh động với sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những điều quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lý để có thể khai thác tối đa kiến thức từ các đồ dùng trực quan. Cần chuẩn bị câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi dẫn dắt hs quan sát và tự khai thác kiến thức. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Vài nét Trường THPT Trần Đại Nghĩa Cán bộ, giáo viên, nhân viên: có 74 người và 32 lớp THPT (2020-2021) đa số cán bộ giáo viên trẻ nhiệt tình năng động. 2. Thực trạng dạy môn GDQP.AN ở Trường THPT Trần Đại Nghĩa Trong những năm gần đây nghành giáo dục đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất trường lớp cũng như vật chất, dụng cụ học tập giảng dạy các bộ môn: mô hình, tranh ảnh, video, âm thanh…kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, giáo viên sử dụng nhiều phương pháp trong giảng dạy tuy vào nội dung bài học có thể kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại, như phương pháp trực quan được giáo viên trên cả nước sử dụng trong việc giảng dạy môn GDQP.AN ở các trường trung học phổ thông. Khi dự giờ các tiết học có sử dụng phương pháp này, tôi thấy có những tiết dạy thành công do giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó có phương pháp trưc quan. Song có một số lý do tiết dạy chưa thật sự thành công khi vận dụng phương pháp trực quan là vấn đề thời gian, chuẩn bị cơ sở vật chất trong tiết dạy. 3. Nguyên tắc và phương pháp dạy học tích cực môn GDQP.AN 3.1. Nguyên tắc dạy học môn GDQP.AN Trang 7
- Thống nhất giữa tính tư tưởng và tính khoa học Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Thống nhất giữa chỉ đạo của người dạy và vai trò tự giác, tích cực, độc lập của người học Thống nhất giữa tính vững chắc của kiến thức và tính linh hoạt, sáng tạo của tư duy Thống nhất giữa cá nhân và tập thể trong dạy học Tóm lại, các nguyên tắc dạy học GDQP.AN là những luận điểm sư phạm cơ bản có tính chất chỉ đạo toàn bộ quá trình dạy học GDQP.AN đạt đến hiệu quả tối ưu nhất. Các nguyên tắc này phản ánh tinh thần của các quy luật nguyên tắc lý luận dạy học nói chung, đồng thời phản ánh những quy luật đặc thù của quá trình dạy học GDQP.AN nói riêng. 3.2. Phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học GDQP.AN * Phương pháp dạy học: Các phương pháp sử dụng ngôn ngữ: thuyết trình, đàm thoại, kể truyện, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, xêmina… Các phương pháp trực quan Các phương pháp dạy học thực hành Các phương pháp kích thích hoạt động nhận thức Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập Chú ý: Luôn phối hợp các phương pháp lại với nhau để đảm bảo tốt quá trình dạy và học môn GDQP.AN * Các hình thức tổ chức dạy học: Diễn giải, giảng giải, phân tích, chứng minh. Tự học Thảo luận, xê mi na Thực hành, diễn tập Một số hình thức hỗ trợ khác: dã ngoại, tham quan… Trang 8
- 4. Thực nghiệm phương pháp dạy học trực quan môn GDQP.AN 4.1. Kế hoạch thực nghiệm Giả thuyết: Xuất phát từ giả thuyết cho rằng: Nếu vận dụng phương pháp trực quan để giảng dạy môn GDQP.AN thì sẽ nâng cao chất lượng dạy và học môn QPAN ở phần lý thuyết: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia khối 11 .Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia Mục đích: Tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khoa học, tính hiệu quả và tính khả thi của phương pháp trực quan trong giảng dạy môn GDQP.AN Đối tượng: Gồm 4 lớp: 11A2,11A3 và 11A5,11A6 (11A2,11A3 làm lớp thực nghiệm, lớp 11A5, 11A6 làm lớp đối chứng). 4.2. Các bước tiến hành thực nghiệm 4.2.1. Giáo án thực nghiệm: Để tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành soạn bài và dạy cho hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng một bài. Hai giáo án phải đảm bảo nguyên tắc: Không làm thay đổi nội dung, chương trình, kế hoạch hướng dẫn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với các điều kiện vật chất của nhà trường. Tuy nhiên giữa hai giáo án có sự khác biệt cơ bản: Giáo án lớp đối chứng Giáo án thực nghiệm - PPDH: Theo phương pháp truyền - Phương pháp dạy học: vận dụng thống như thuyết trình… phương pháp trực quan. - Các bước lên lớp: Thủ tục lên lớp - Các bước lên lớp: Thủ tục lên lớp (nhận lớp kiểm tra quân số, quy định (nhận lớp kiểm tra quân số, quy định giảng đường, kiểm tra bài củ); ý định giảng đường, kiểm tra bài củ); ý định giảng dạy, Trình tự giảng bài; Kết thúc giảng dạy, trình tự giảng bài, kết thúc giảng bài. giảng bài. - Đánh giá kết quả: Giáo viên là người - Đánh giá: Giáo viên không còn giữ Trang 9
- chủ đạo truyền thụ tri thức đồng thời vai trò chủ đạo trong tiếp nhận truyền là người đánh giá kết quả học tập của thụ kiến thức đánh giá, học sinh tiếp học sinh, chủ yếu mang tính 1 chiều nhận nội dung kiến thức qua các chủ quan, học sinh ít được trao đổi phương tiện trực quan: tranh ảnh, tương tác ý kiến,suy nghĩ tư duy về video, mô hình..học sinh có quyền nội dung bài học với giáo viên, bạn nhận xét đánh giá và tự đánh giá,trao học đôi khi suy nghĩ sẽ không chuẩn đổi với giáo viên, trực tiếp tiếp thu với nội dung bài học và khôn đạt được kiến thức theo hệ thống nhưng giáo mục đích đề ra trong dạy và học. viên vẫn là cầu nối phương tiện trực qua và nội dung kiến thức để liên kết hệ thống kiến thức cho học sinh thông qua phương pháp trực quan bên cạnh đó GV sẽ là người nhận xét, bổ sung và kết luận định hướng đúng cho học sinh. Để vận dụng phương pháp thảo trực quan vào từng tiết dạy nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, tôi đã lựa chọn nội dung bài dạy sao cho phù hợp với từng phương pháp. Chính vì vậy, tôi đã chọn Tiết 10. bài 3: “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” để làm tiết dạy thực nghiệm. Trang 10
- THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM VÀ TIẾN HÀNH DẠY THỰC NGHIỆM SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA BÀI GIẢNG Môn học: Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh BÀI 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Đối tượng: Học sinh lớp 11 Năm học: 2020 – 2021 Giáo viên: Trần Thiện Tánh CẦN THƠ, THÁNG......NĂM 2020 Trang 11
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA PHÊ DUYỆT Ngày.....tháng.....năm 2020 HIỆU TRƯỞNG BÀI GIẢNG Môn học : Giáo dục quốc phòng và an ninh Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Tiết 10 : Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hoà XHVN Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia Đối tượng: Học sinh lớp 11 Năm học: 2020 – 2021 Ngày.....tháng.....năm 2020 NGƯỜI THÔNG QUA CẦN THƠ, THÁNG......NĂM 2020 Trang 12
- MỞ ĐẦU Lúc sinh thời trên con đường hoạt động cách mạng của Bác, người quan tâm bậc nhất giải phóng dân tộc thống nhất đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội khi đạt được một phần mục tiêu giải phóng dân tộc ở miền Bắc hoàn toàn độc lập, đi lên chủ nghĩa xã hội sau hiệp định Giơ ne vơ 1954. Bác Hồ lại tiếp tục con đường cách mạng thống nhất 2 miền Nam – Bắc đang bị phân chia, ở miền Bắc lúc này người cùng toàn Đảng, toàn dân chăm lo phát triển kinh tế hậu phương cho miền Nam, nhưng người đã lo xa nghĩ trước đi trước tầm nhìn vấn đề phải bảo vệ biên giới trên bộ trên biển trên không, để thấy bác Hồ rất quan tâm và tầm quan trọng biên giới biển đảo với đất nước trong tương lai. Thầy trích nguyên văn đoạn nói chuyện của bác Hồ ngày 10/04/1956 với cán bộ miền biển khi bác về thăm Hải Phòng: “ Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào cửa trước vì vậy ta phải giáo dục cho đồng bào biết bảo vệ bờ biển. Vì bọn địch thường thả bọn mật thám, gián điệp vào tìm chổ nấp ở miền biển. Nếu để lọt vào thì người bị thiệt hại trước là đồng bào miền biển. Nếu mình không lo bảo vệ miền biển thì đánh cá làm muối cũng không yên. Cho nên nhiệm vụ quan trọng của đồng bào miền biển là bảo vệ bờ biển. Đồng bào miền biển là người canh cửa cho tổ quốc.” Vì vậy, xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới, lãnh thổ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Bài học “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” không những cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về biên giới lãnh thổ, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia mà qua bài học các em còn xác định đúng đắn trách nhiệm của mình trong xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia. Trang 13
- III - BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia. Bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền QG, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường QP – AN của đất nước” [Luật BGQG–Nxb CTQG năm 2003,tr 7]. a) Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia đồng thời xác định bảo vệ biên giới quốc gia gắn liền với bảo vệ lãnh thổ bảo vệ tổ quốc. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng bất khả xâm phạm của toàn đảng toàn quân toàn dân nhằm bảo vệ không gian sinh tồn của dân tộc. b) Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiêm của Đảng nhà nước toàn dân toàn quân trước hết là chính quyền nhân dân khu vực biên giới\ và các lực lượng vũ trang mà trong đó bộ đội biên phòng làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. c) Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới. Nước ta có đường biên giới dài, đi qua địa hình phức tạp hiểm trở có vùng biển rộng. Lực lượng chuyên trách không thể bố trí khép kín trên các tuyến biên giới vì vậy việc quản lý bảo vệ phải dựa vào dân mà trực tiếp là các dân tộc ở vùng biên giới, đây là lực lượng tại chỗ rất quan trọng. d. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia bằng biện pháp hoà bình. Trang 14
- - Đó vừa là mong muốn vừa là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. - Mọi bất đồng trong quan hệ biên giới Đảng và Nhà nước ta chủ động đàm phán thương lượng giữa các nước hữu quan trên cơ sở bình đẳng tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. e) Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. - Đảng và Nhà nước ta xác định bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang của Đảng và nhà nước làm nòng cốt chuyên trách bảo vệ chủ quền tồn vẹn lãnh thổ và an ninh trật tự biên giới quốc gia. - Nhà nước xây dựng bộ đội Biên phòng theo hướng cách mạng chính quy tinh nhuệ từng bước hiện đại có chất lượng cao, quân số và tổ chức hợp lý. 2. Nội dung cơ bản xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. a. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. - Vị trí : Biên giới là bờ cõi, là tuyến đầu của Tổ quốc và là cữa ngõ để giao lưu giữa các quốc gia. Khu vực biên giới là địa bàn chiến lược về quốc phòng – an ninh của mỗi quốc gia. - Ý nghĩa : Có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Trang 15
- KẾT LUẬN Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Mỗi học sinh, thanh niên cần tạo lập cho mình lý tưởng đúng đắn. Rèn đức, luyện tài, sức khỏe tốt, lối sống đẹp, là lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN 1. Nội dung nghiên cứu thảo luận Các quan điểm của Đảng và nhà nước về bảo vệ biên giới quốc gia? 2. Tổ chức nghiên cứu, thảo luận theo nhóm, tổ. 3. Phương pháp nghiên cứu: Từng cá nhân tự nghiên cứu 4. Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa Giáo dục Quốc phòng-An ninh 11. - Các tài liệu có liên quan. Ngày ....... tháng ....... năm 2020 NGƯỜI SOẠN Trần Thiện Tánh Trang 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 27 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 119 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 56 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học phần điện từ học lớp 11 THPT
38 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 42 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn