intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động học bằng phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn học sinh tự học

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh là bản thân phải mạnh dạn đổi mới và trước tiên là đổi mới cách thức tổ chức hoạt động học tập bằng những phương pháp và kĩ thuật học tập đặc trưng của bộ môn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động học bằng phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn học sinh tự học

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘN ÒA XÃ ỘI C Ủ N ĨA VIỆT NAM TRƢỜN T PT ỨC TR ộc lập - Tự do - ạnh phúc Tân Châu, ngày 18 tháng 2 năm 2018 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng I. SƠ LƢỢC L LỊC TÁC IẢ: - Họ và tên: TR N T Ị M DUN Nam, nữ: N - Ngày tháng năm sinh: 1983 - Nơi thường trú: LON ƢN , TÂN C ÂU, AN IAN - Đơn vị công tác: T PT ỨC TR - Chức vụ hiện nay: IÁO VI N - Trình độ chuyên môn: ẠI ỌC SƢ P ẠM - Lĩnh vực công tác: IẢN DẠ II. SƠ LƢỢC ẶC IỂM TÌN ÌN ƠN VỊ 1. Thuận lợi - Sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu, môi trường thân thiện. Sự chỉ đạo kịp thời của Hiệu trưởng về các chủ trương của ngành, nghị quyết của đơn vị. - Tổ bộ môn trao đổi, bàn bạc, thống nhất kiến thức trọng tâm truyền đạt cho học sinh nhằm giúp học sinh tiếp nhận một cách hiệu quả, dễ nhớ. - Trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công việc. Khả năng khai thác và sử dụng tốt công nghệ thông tin trong giảng dạy. 2. Khó khăn - Chất lượng học sinh đầu vào thấp, ý thức tổ chức kỉ luật của học sinh chưa cao. - Năng lực học tập của học sinh kém, khả năng tiếp thu chậm. Lớp học đông, hơn 50% học sinh của lớp cá biệt về năng lực học tập, thụ động. - Học sinh thiếu ý chí cầu tiến, không có mục tiêu học tập, định hướng nghề nghiệp nên chỉ dừng lại ở mức độ tiếp thu kiến thức, thiếu tính chủ động. - Giáo viên gặp nhiều lúng túng và khó thực hiện các giải pháp tích cực. 1
  2. - Điều kiện cơ sở vật chất của trường còn hạn chế, thiếu thiết bị công nghệ phục vụ cho công tác giảng dạy. - Tên sáng kiến: “Thiết kế hoạt động học bằng phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn học sinh tự học” - Lĩnh vực: Giải pháp tác nghiệp môn Lịch sử III. MỤC C U C U CỦA SÁN KIẾN: 1. Thực trạng ban đầu trƣớc khi áp dụng sáng kiến Dạy và học Lịch sử hiện nay là vấn đề đã và đang được tranh luận và “mổ xẻ” rất nhiều, việc học sinh ngày càng sợ và thờ ơ với Lịch sử, việc dạy học lịch sử trở nên nhàm chán, thiếu sinh động, nhận thức của các em về lịch sử dần dần bị sai lệch, các em không nhớ hoặc nhớ không chính xác thời gian, đặc điểm, tính chất của các sự kiện và hiện tượng lịch sử. Phụ huynh và học sinh xem môn Lịch sử là môn phụ, không nằm trong các môn chọn thi Đại học. Thực trạng chung của học sinh trường THPT Đức Trí: đa phần là những học sinh không có động cơ học tập đúng như không học bài cũ, không mang sách giáo khoa, không tích cực, thậm chí thờ ơ với bài giảng của giáo viên, chỉ trông chờ giáo viên đọc bài cho chép. Về lâu dài đã dẫn đến tâm thái học tập thụ động, không phát huy được năng lực học tập vốn có như năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác... Nên với những cách dạy truyền thống, kiến thức mang tính hàn lâm khiến các em không còn hứng thú đối với môn học đặc biệt là môn Lịch sử. Về phía giáo viên và nhà trường: hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Từ những thực trạng đó, tôi đã hình thành ý tưởng xây dựng bài học bằng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm hướng dẫn học sinh tự học. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Nhằm thực hiện “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Bản thân tôi rất tâm huyết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực thay đổi phương pháp dạy học. Tôi nhận thấy một trong những biện pháp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh là bản thân phải mạnh dạn đổi mới và trước tiên là đổi mới cách thức tổ chức hoạt động học tập bằng những phương pháp và kĩ thuật học tập đặc trưng của bộ môn. 2
  3. Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá nhân với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin…; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. Từ những lí do trên, ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH như trên, để có được những giờ dạy học tốt, người GV cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học bằng những phương pháp và kĩ thuật tích cực, tôi nhận thấy cần thiết phải áp dụng đề tài sáng kiến “Thiết kế hoạt động dạy học bằng phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn học sinh tự học” 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Tiến trình thực hiện: Bước 1: Xác định tên đề tài Bước 2: Xây dựng đề cương, lập thư mục Bước 3: Tìm hiểu, thu thập, nghiên cứu tài liệu Bước 4: Tiến hành dạy thực nghiệm Bước 5: Giải quyết vấn đề và trình bày vấn đề 3.2. Thời gian thực hiện: Từ năm học 2017-2018 đến hết HKI năm học 2018-2019 3.3. Biện pháp tổ chức: 3.3.1. Các bước thiết kế một giáo án (Bài học) – Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức (KT), kĩ năng (KN) và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Điều này sẽ giúp chúng ta xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt 3
  4. HS tìm hiểu, vận dụng những KT, KN nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì). – Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những KT, KN, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học. Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong SGK còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác. Kinh nghiệm cho thấy: trước hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong SGK để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học. Thực ra khâu khó nhất trong đọc SGK và các tư liệu là đúc kết được phạm vi, mức độ KT, KN của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của HS và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về KT, KN. Nếu nắm vững nội dung bài học, GV sẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch KT, KN của SGK, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS nhận thức, khám phá, vận dụng các KT, KN trong bài một cách thích hợp. – Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, GV không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu HS để lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Như vậy, trước khi soạn giáo án cho giờ học mới, GV phải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của HS. Nói cách khác, tính khả thi của giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của HS, được xuất phát từ : những KT, KN mà HS đã có một cách chắc chắn, vững bền; những KT, KN mà HS chưa có hoặc có thể quên; những khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình học tập của HS. Bước này chỉ là sự dự kiến; nhưng trong thực tiễn, có nhiều giờ học do không dự kiến trước, GV đã lúng túng trước những ý kiến không đồng nhất của HS với những biểu hiện rất đa dạng. Do vậy, dù mất nhiều công sức nhưng trong mỗi tiết học tôi đều dành thời gian để quan sát quá trình học sinh học tập, sản phẩm học tập của từng học sinh, kết hợp với kiểm tra đánh giá thường xuyên để phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. – Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, GV phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói 4
  5. quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, KN vận dụng KT vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho HS. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, các GV vẫn quen với lối dạy học đồng loạt với những nhiệm vụ học tập không có tính phân hoá, ít chú ý tới năng lực học tập của từng đối tượng HS. Đổi mới PPDH sẽ chú trọng cải tiến thực tiễn này, phát huy thế mạnh tổng hợp của các PPDH, PTDH, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự tích cực học tập của các đối tượng HS trong giờ học. – Bước 5: Thiết kế giáo án. Đây là bước người GV bắt tay vào soạn giáo án – thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS. Theo thói quen, khi soạn bài thường chỉ đọc SGK, sách GV và bắt tay ngay vào hoạt động thiết kế giáo án; thậm chí chỉ căn cứ vào những gợi ý của sách GV để thiết kế giáo án bỏ qua các khâu xác định mục tiêu bài học, xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ học tập của HS, nghiên cứu nội dung dạy học, lựa chọn các PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Về nguyên tắc, theo tôi cần phải thực hiện qua các bước 1, 2, 3, 4 trên đây rồi hãy bắt tay vào soạn giáo án cụ thể. 3.3.2. Biện pháp thực hiện 3.3.2.1. Trƣớc khi áp dụng giải pháp Trước khi áp dụng giải pháp thì một giờ học lịch sử chủ yếu được thiết kế theo cách truyền thống gồm các bước: Bước 1: Ổn định, kiểm tra bài cũ Bước 2: Giới thiệu bài mới Bước 3: Hoạt động dạy và học Bướ 4: Củng cố Bước 5: Dặn dò Trong quá trình thực hiện, dù bản thân đã có những cách thức, sử dụng nhiều phương pháp đặc trưng: hoạt động nhóm, thảo luận, thuyết trình, trực quan, vấn đáp,…những phương pháp và kĩ thuật đó cũng góp phần lôi cuốn học sinh học tập. Nhưng một thực tế là do những hạn chế về cơ sở vật chất, đặc biệt về năng lực và động cơ học tập của một bộ phận không nhỏ học sinh của trường nên về lâu dài đã không mang lại hiệu quả. Lí do lớn nhất đó là thái độ và năng lực của học sinh rất hạn chế. 5
  6. Và một thực trạng nữa, đó là những hoạt động học của học sinh chỉ được thể hiện trong hoạt động dạy và học thông qua những cách làm truyền thống như vấn đáp, khai thác sách giáo khoa để lĩnh hội nội dung bài học và học sinh phải ghi nhớ máy móc và thậm chí các em vẫn còn thái độ trông chờ giáo viên đọc bài chép và học sinh xem việc chép bài là nhiệm vụ “thiêng liêng” và dù sau đó khi về nhà đa phần các em không học lại bài và thường bị đánh giá là “không thuộc bài”. Một hạn chế khác, đó là khâu đánh giá kết quả học tập của học sinh theo cách thức cũ chỉ mang tính chất một chiều và chỉ kiểm tra được mức độ học sinh tiếp thu kiến thức thông qua nội dung bài học, thuộc lòng mà chưa đánh giá được năng lực học sinh trong giờ học thông qua những hoạt động học, tiếp thu kiến thức, trình bày những suy nghĩ của bản thân, những năng lực chuyên biệt khác như năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác; khả năng sưu tầm, năng lực trải nghiệm,... 3.3.2.2. Phƣơng pháp dạy học khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm Nhận thấy những hạn chế nêu trên, trong quá trình dạy học bản thân đã rút ra được những kinh nghiệm để thực hiện các hoạt động trong tiết dạy học theo hướng đổi mới. Trong phạm vi sáng kiến tôi chỉ trình bày những kinh nghiệm thực hiện tiến trình giờ dạy học lịch sử trên lớp mà không đi vào khai thác qui trình soạn giáo án dạy học. Một giờ học trên lớp theo hướng đổi mới được thực hiện theo các bước cơ bản sau: a) Bƣớc 1. Tình huống học tập (Khởi động) * Ưu điểm: - Hoạt động kiểm tra bài cũ được thực hiện đa dạng, không còn kiểu giáo viên nêu câu hỏi và học sinh thuộc lòng trình bày lại những kiến thức đã học (học vẹt, tâm lí ngán học lịch sử vì phải thuộc lòng quá nhiều). - Tình huống học tập sinh động, lôi cuốn, kích thích hứng thú học tập và khám phá bài học mới. * Hạn chế: Sẽ tốn nhiều thời gian hơn. * Cách thức thực hiện: Tình huống học tập được thực hiện kết hợp hoạt động kiểm tra bài cũ với hoạt động khởi động, định hướng nhiệm vụ học tập. Đây là cũng hoạt động mà tôi thực hiện để dẫn dắt, giới thiệu vào bài mới. Mục đích của hoạt động này nhằm tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh phát hiện bản thân mình đang thiếu và hỏng kiến thức gì từ đó giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Được tiến hành qua 2 bước. 6
  7. - Tái hiện kiến thức: Bằng cách kiểm tra kiến thức cũ song kiến thức được kiểm tra không chỉ là kiến thức ở bài học, ở tiết trước mà cần có sự liên quan đến nội dung cần tìm hiểu trong bài học mới. Sau đó giáo viên cần nhận xét, dẵn dắt vào nội dung bài học mới. - iao nhiệm vụ học tập Sau khi giáo viên tổ chức hoạt động tái hiện kiến thức, giáo viên sẽ nhận xét, dẫn dắt, nêu vấn đề, định hướng trong tiết học. Học sinh sẽ vận dụng những kiến thức đã biết và nội dung bài mới để nêu phán đoán, mong muốn của bản thân về vấn đề giáo viên đưa ra. Ví dụ: Bài 11 – SGK LS 11 Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)”, tôi sẽ cho xem một số hình ảnh 7
  8. - Bước 1: Cho học sinh xem hình và yêu cầu học sinh chú ý: những hình ảnh trên liên quan đến sực kiện nào? (chiến tranh thế giới thứ nhât) - Bước 2: Sau khi học sinh trả lời, Giáo viên lần lượt nêu hệ thống câu hỏi “Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh là gì? Thất bại thuộc về các nước nào? Theo em chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc thì nguyên nhân đó có được giải quyết không? - Bước 3: Học sinh trả lời dựa và hiểu biết của bản thân và nội dung bài mới. - Bước 4: Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài mới: “Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, trật tự thế giới mới được xác lập nhưng vấn đề thuộc địa vẫn chưa được giải quyết, mối quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản là mong manh. Từ năm 1918 – 1939, cùng với những biến động chung của các cường quốc tư bản Anh, Pháp, Mĩ, các nước Đức, Ý, Nhật cũng đã có những biến động lớn khác đã dẫn đên chiến tranh thế giới thứ hai. Vậy những biến động đó như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai? Bài Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) * Lưu ý: để hoạt động được thực hiện hiệu quả, tôi đã chuẩn bị trước những bảng biểu, sưu tầm những hình ảnh, kết hợp ứng dụng thiết bị công nghệ trong quá trình thực hiện. b) Bƣớc 2. ình thành kiến thức - Đây là hoạt động cốt lỗi của giờ học, giúp học sinh tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung bài học. - Để hoạt động hình thành kiến thức đạt được hiệu quả cao nhất, giáo viên thực hiện tốt khâu dặn dò học sinh cuối tiết học trước, phân công công việc cụ thể cho từng nhóm (nếu có). 8
  9. - Giáo viên có thể sử dụng kết hợp những phương pháp và kĩ thuật truyền thống với phương pháp kĩ thuật mới như thuyết trình, đặt và giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, hoạt động nhóm,... * Những phương pháp và kĩ thuật có thể áp dụng: Để tiến hành giờ dạy học lịch sử đạt hiệu quả tôi đã kết hợp những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để giúp học sinh nắm được bài học tốt nhất. - Kết hợp phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic: Bằng cách cung cấp tư liệu lịch sử, có thể là đoạn trích, bảng niên biểu, hình ảnh lịch sử, lược đồ, đoạn phim lịch sử,...Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện và nâng mức độ hiểu yêu cầu học sinh đánh giá hoặc nêu nhận định của bản thân về một vấn đề lịch sử. Với phương pháp này sẽ hình thành cho học sinh năng lực tìm hiểu và giải quyết vấn đề, khuyến khích khả năng đánh giá, nhìn nhận những vấn đề thực tiễn. - Kĩ thuật đặt câu hỏi: + Câu hỏi về lịch sử phải liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu bài học; câu hỏi rõ ràng dễ hiểu; phù hợp với trình độ của học sinh; câu hỏi phải kích thích sự suy nghĩ của học sinh nhằm khuyến khích sự phát triển nhận thức và tư duy của học sinh. + Vấn đề lịch sử có nhiều nội dung nhưng cần tránh hỏi tất cả trong một câu hỏi. Biết cách đặt câu hỏi học sinh sẽ khám phá dần vấn đề lịch sử, tiếp nhận được kiến thức cơ bản, rút ra được bản chất, quy luật sự kiện và nắm được mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện. - Kĩ thuật giao nhiệm vụ: với kĩ thuật này trong dạy học theo hướng tích cực nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm của cá nhân và nhóm học sinh để giải quyết những nội dung cốt lõi của bài học. Khi thực hiện cần lưu ý: + Nhiệm vụ được giao cho cá nhân, nhóm nào? Giao nhiệm vụ gì? Địa điểm thực hiện nhiệm vụ? Thời gian cần hoàn thành nhiệm vụ bao lâu? Phương tiện cần để giúp hoàn thành nhiệm vụ? Sản phẩm của học sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ là gì? + Giao nhiệm vụ về nhà: lập bảng niên biểu lịch sử; tìm hiểu thêm tư liệu cho bài học như tiểu sử nhân vật, tác phẩm văn học thể hiện một sự kiện lịch sử hoặc thực hiện sản phẩm dự án có nhiều sáng tạo như clip, video, tranh, ảnh về công trình, di tích lịch sử địa phương,… + Giao nhiệm vụ trong giờ học trên lớp: đòi hỏi học sinh suy nghĩ, thảo luận và trình bày nhanh kết quả. Tôi đã kết hợp với đánh giá, cho điểm những học sinh tích cực 9
  10. phát biểu, đặc biệt khuyến khích những học sinh yếu, những học sinh thường xuyên “đứng bên lề lớp học” bằng những câu hỏi gợi mở, liên hệ. - Kĩ thuật kiểm tra đánh giá hoạt động học: khi tiến hành giờ học, tôi đặc biệt chú ý mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Nên khi thực hiện tôi đặt ra những chuẩn và qui định đánh giá cho điểm (chủ yếu các cột điểm kiểm tra thường xuyên). Ví dụ: Mỗi lượt trả lời đúng sẽ được một điểm cộng và mỗi học sinh tối thiểu phải có 3 điểm cộng để được từ 8 điểm trở lên trong cột điểm Miệng. Đối với những dự án đòi hỏi nhiều sáng tạo (nhóm thực hiện 3 – 4 học sinh hoặc các nhân học sinh), được tính vào cột điểm kiểm tra 15 phút, với cách này tôi đã “mạnh tay” hơn trong việc đánh giá, kết hợp với hỗ trợ vật chất như kinh phí thực hiện dự án hỗ trợ photo tranh ảnh, giấy A0 hoặc phần quà nhỏ,… * Yêu cầu khi thực hiện những phương pháp và kĩ thuật: - Đối với giáo viên: + Thứ nhất: cần nghiên cứu kĩ nội dung sách giáo khoa, đặc biệt các bài có nội dung chi tiết về 1 vấn đề lịch sử nào đó.  Vận dụng Phƣơng pháp lịch sử: Thay vì nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa trình bày lại nội dung đã có trong sách như kiểu đánh đố người học có tìm ra hay không thì với mục tiêu đổi mới như hiện nay, tôi đã chỉ rõ nội dung đó thuộc phần nào, đoạn nào, trang nào trong sách giáo khoa, có thể cụ thể hóa thành bảng niên biểu, có thể trích dẫn đoạn tư liệu hoặc đoạn văn ngắn. Sau đó tôi sẽ xây dựng hệ thống câu hỏi, câu hỏi nhận thức yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, tư liệu, căn cứ vào bảng biểu, hình ảnh... để trình bày hiểu biết của bản thân về vấn đề đó.  Vận dụng Phƣơng pháp lô gic: phương pháp này tôi thường sử dụng phổ biến vào cuối một nội dung hoặc khi bắt đầu tìm hiểu một nội dung bài học. Khi tìm hiểu về nội dung Hiệp định Giơnevơ (SGK Lịch sử 12 Bài 20 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954), thay vì tôi sẽ lần lượt cho học tìm hiểu nội dung Hiệp định bằng cách đọc SGK nội dung Hiệp định, tôi đã nêu vấn đề như sau: Có nhận định cho rằng Hiệp định Giơnevơ đã chia nước ta thành hai nước, theo em nhận định đó đúng hay sai? Vì sao?, và tôi khẳng định đó là nhận định Sai, để lí giải tôi yêu cầu học sinh khai thác nội dung hiệp định để trả lời câu hỏi. 10
  11. + Thứ hai: mạnh dạn và tự chủ khi soạn kế hoạch dạy học, mạnh dạn thay đổi cấu trúc, tiêu đề bài học, xây dựng thành chủ đề dạy học, lồng ghép tích hợp liên môn trong dạy học. - Đối với học sinh: cần có đầy đủ sách giáo khoa, nghe rõ hướng dẫn của giáo viên và cần tích cực nêu phán đoán của bản thân. Để học sinh tích cực, tôi đã sử dụng kĩ thuật kiểm tra và đánh giá phù hợp và điều này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới hiện nay, đó là đánh giá thông qua hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, sản phẩm học tập, thuyết trình, kể chuyện lịch sử... Ví dụ 1: Bài 1 – Nhật Bản, sách giáo khoa lịch sử 11, mục 2: Cuộc duy tân Minh Trị: Tìm hiểu nội dung cuộc Duy tân Minh Trị SO SÁNH Bài học truyền thống Bài học theo hƣớng đổi mới - GV: Giới thiệu hoặc yêu cầu HS - GV: giới thiệu về Minh Trị và chủ trương cải chuẩn bị trước tư liệu về Thiên hoàng cách của ông và yêu cầu HS khai thác sách giáo Minh Trị và Trình bày nội dung cuộc khoa nội dung cuộc Duy tân Minh Trị (giới thiệu: Duy Tân Minh Trị. được tiến hành trên nhiều lĩnh vực...). Nêu câu - HS: khai thác và đọc lại sách giáo hỏi: (Chuẩn bị phiếu học tập) khoa (Chính trị:....; Kinh tế:.....; Quân 1. Cải cách Minh Trị đƣợc thực hiện chủ yếu sự:....; Văn hóa, giáo dục:....) các lĩnh vực nào? - GV: nhận xét, cho học sinh ghi bài. 2. Nối nội dung, lĩnh vực tƣơng ứng Sau đó hỏi HS ý nghĩa của cuộc Duy Lĩnh Nội dung tân Minh Trị. vực Chính trị Thống nhất tiền tệ, xây dựng cơ sở hạ tầng Kinh tế Huấn luyện theo kiểu phương Tây Quân sự Bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật Giáo dục Cử học sinh giỏi đi du học Lập chính phủ mới, ban hành hiến pháp Chú trọng công nghiệp đóng tàu chiến 3. Cải cách nào là nhân tố “chìa khóa” cho cuộc Duy Tân? Vì sao? HS: Khai thác sgk hoàn thành nhiệm vụ học tập 11
  12. GV: theo dõi, quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS, giúp đỡ HS gặp khó khăn. Ghi nhận cho điểm những phát biểu tích cực. * ánh giá: với phương pháp này sẽ giúp người * ánh giá: Với cách thức này HS học tự lĩnh hội tri thức mới, tạo nên biểu tượng được yêu cầu phải học thuộc lòng nội lịch sử giúp học sinh ghi nhớ lịch sử một cách dung cải cách, một điều rất khó khăn chủ động, phát huy được năng lực tự học, khả và lâu dài sẽ gây tâm lí sợ học lịch sử. năng phán đoán và nhận xét lịch sử. Với câu hỏi số 3, mỗi học sinh sẽ có nhìn nhận khác nhau, có thể là cải cách kinh tế, có thể là chính trị và tự lí giải cho lựa chọn của mình, giáo viên cần khéo léo chấp nhận những kiến giải của các em, cho điểm khuyến khích những phát biểu tích cực và cuối cùng nhấn mạnh cải cách Giáo dục là nhân tố chìa khóa. Ví dụ 2: Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) – Tìm hiểu diễn biến của chiến tranh thế giới thứ hai ối với bài học truyền thống GV: chia nhóm tìm hiểu từng giai đoạn Nhóm 1: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở Châu Âu (9/1939 đến tháng 6/1941) Nhóm 2: Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (6/1941 đến 11/1942) Nhóm 3: Quân đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (11/1942 đến 8/1945) HS: Chuẩn bị trước ở nhà, vào lớp mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày GV: Nhận xét, phân tích. Bổ sung tư liệu hoặc yêu cầu HS suu tầm tư liệu (Hai quả bom nguyên tử, trận Trân Châu cảng,…) HS: nghe và tự ghi chép * ánh giá: - Bài học theo cách này tạo nên sự quá tải, cả giáo viên, học sinh đều cảm thấy mệt mỏi vì sa vào chi chít những sự kiện, ở mặt trận Châu Âu sang mặt trận Bắc Phi, trình tự thời gian các sự kiện lẫn lộn, học sinh khó hình thành bức tranh chung về cuộc chiến tranh. 12
  13. - Những học sinh, nhóm học được phân công nội dung nào thì chỉ nhóm đó, học sinh đó biết, những học sinh khác chỉ nghe và ít có sự tương tác vào bài học. - Hạn chế lớn nhất là rất mất thời gian, giáo viên sẽ khó khăn trong việc tổng hợp kiến thức, định hình cho học sinh. - Cuối cùng là thời gian dành cho phần thực hành sẽ không có. Bài học theo hƣớng đổi mới - Từ khó khăn trên, tôi nhận thấy để việc lĩnh hội kiến thức được “mềm hóa” tôi đã chủ động thay đổi cấu trúc bài học dựa trên nội dung sách giáo khoa, mục tiêu bài học. Có thể thực hiện như sau: Mục I – Con đường dẫn đến chiến tranh (không thay đổi) Mục II – Diễn biến chiến tranh (Gộp các mục II, III, IV) chia thành 3 giai đoạn Mục 1: Chiến tranh bùng nổ - Đức thôn tính Châu Âu (9/1939 đến 6/1941) Mục 2: Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (6/1941 đến 11/1942) Mục 3: Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chiến tranh kết thúc (11/1942 đến 8/1945) Mục III – Kết cục của chiến tranh (Không thay đổi) * Kĩ thuật và phƣơng pháp tổ chức dạy học: Tìm hiểu diễn biến của chiến tranh Mục II – Diễn biến chiến tranh oạt động 1: nhóm 4, 5 HS Tìm hiểu Mục 1: Chiến tranh bùng nổ - Đức thôn tính Châu Âu (9/1939 đến 6/1941) GV: Yêu cầu HS hoàn thành niên biểu của chiến tranh (HS điền sự kiện và kết quả) (- Đối với lớp năng lực yếu hơn tôi chỉ yêu cầu điền cột Kết quả) oàn thành Niên biểu quá trình ức tấn công Châu Âu Thời gian Sự kiện Kết quả 1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan Thôn tính Ba Lan Từ 9/1939 đến Chiến tranh kì quặc Tạo điều kiện cho Đức phát triển lực trước 4/1940 lượng 4/1940 đến Đức đánh chiếm Bắc Âu, Thôn tính Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Bỉ 9/1940 Tây Âu và Lúcxămbua, Pháp đầu hàng Đức. Kế hoạch tấn công Anh không thực hiện được 10/1940 đến Đức đánh chiếm Đông và Bungari, Rumani, Hungari, Nam Tư, Hi 6/1941 Nam Âu Lạp bị thôn tính. HS: khai thác sách giáo khoa hoàn thành bảng niên biểu GV: Theo dõi và kịp thời hướng dẫn khi HS gặp khó khăn và chỉnh sửa sản phẩm học tập của từng nhóm. GV sử dụng thiết bị kết nối hình ảnh điện thoại với Tivi qua thiết bị thu sóng, trình chiếu sản phẩm của 1 nhóm trình bày tốt nhất. 13
  14. GV: Sau đó nêu câu hỏi nhận thức: “Vì sao Đức có thể thôn tính Châu Âu một cách nhanh chóng như vậy? Từ đó rút ra tính chất của cuộc chiến tranh giai đoạn này.” HS: Các nhóm thảo luận trong vòng 1 phút và trình bày suy nghĩ của bản thân GV: gọi một vài em phát biểu, đánh giá cho điểm kết quả học tập của HS. oạt động 2: nhóm nhỏ 2 học sinh chung bàn Tìm hiểu, hai giai đoạn tiếp theo Mục 2: Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (6/1941 đến 11/1942) Mục 3: Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chiến tranh kết thúc (11/1942 đến 8/1945) V: cung cấp bảng niên biểu hai giai đoạn cuối của chiến tranh Thời gian Sự kiện Kết quả 22/6/1941 - Đức thực hiện “chiến tranh chớp - Chiến thắng Mátxcơva làm thất bại chiến nhoáng” tấn cồn Liên Xô lược “chiến tranh chớp nhoáng” - Kế hoạch tấn công Xtalingrat không thực hiện được. 9/1940 đến Mặt trận Bắc Phi - Anh, Mĩ giành thắng lợi và chiếm ưu thế 10/1942 ở Bắc Phi 9/1940 Nhật vào Đông Dương 7/12/1941 Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu - Mĩ bị thiệt hại nặng nề, Mĩ tuyên chiến đến 5/1942 Cảng. Tấn công các nước ĐNA và với phát xít. Chiến tranh lan rộng khắp thế bành trước khu vực Thái Bình giới. Dương - Nhật thống trị Đông Á, Đông Nam Á. 1/1/1942 - 26 quốc gia ra bản tuyên bố chung - Khối Đồng minh chống phát xít hình “Tuyên ngôn Liên hợp quốc” thành. 11/1942 đến - Liên Xô phản công - LX giành thắng lợi Xtalingrat 2/1943 - Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh, phe đồng minh chuyển sang phản công 2/1945 - Liên Xô, Mĩ, Anh tổ chức hội nghị - Phân chia khu vực đóng quân, tổchức lại Ianta thế giới sau chiến tranh,.. 2/1945 đến Liên Xô tấn công quân Đức - Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở 5/1945 Châu Âu. 8/1945 Liên Xô mở cuộc tấn công quan - Nhật đầu hàng Đồng minh không điều Nhật kiện. Chiến tranh kết thúc Nêu câu hỏi nhận thức Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng khắp thế giới? Câu 2: Khối Đồng minh chống phát xít được hình thành như thế nào? (gợi ý: Vì sao các nước Anh, Mĩ bắt tay với Liên Xô để chống phát xít?) Câu 3: Vì sao chiến thắng Xtalingrat đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến tranh? Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đánh dấu bằng sự kiện gì? HS: các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi GV: nhận xét, đánh giá kết quả học tập của các nhóm. Bổ sung tư liệu về cuộc chiến tranh thế giới. * ánh giá: 14
  15. - Với cách thức tổ chức bài học theo hướng này sẽ góp phần rút ngắn thời gian đọc và tìm tư liệu trong sách giáo khoa, với rất nhiều những dữ kiện, với đối tượng học sinh có năng lực học tập kém dễ khiến các em chán nản. - Cách thức này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và yêu cầu kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học và yêu cầu của bài kiểm tra trắc nghiệm. Hơn hết, là sự thay đổi cách tiếp cận lịch sử trong các đề thi của Bộ trong những năm gần đây, đề thi không yêu cầu trình bày lại những sự kiện lịch sử, cả đề tự luận lẫn trắc nghiệm. - Yêu cầu về công tác chuẩn bị: GV cần trang bị thiết bị kết nối HDMI không dây Ezcast, phiếu học tập, bảng niên biểu, hình ảnh, phim tư liệu,…phục vụ cho bài giảng. Ví dụ 3: Bài 13 Nƣớc Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) – S K Lịch sử 11. Tìm hiểu Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven oạt động 2: Cá nhân Sau khi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung Chính sách mới trong SGK, tôi hình thành biểu tượng lịch sử về vai trò của Nhà nước Mĩ trong chính sách, bằng cách cho HS xem tranh “Người khổng lồ” yêu cầu HS quan sát, nhận xét bật vai trò của nhà nước. Đối với lớp khá giỏi, tôi yêu cầu HS so sánh với bức tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mĩ Phát vấn: Quan sát tranh và cho biết vai trò của nhà nước Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và những năm 30 thể hiện như thế nào? oạt động 2: nhóm nhỏ (3-4 HS) GV: sử dụng ảnh Đập thủy điện sông Tennessee, ảnh chương trình việc làm, biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp, sơ đồ thu nhập quốc dân, tư liệu sgk yêu cầu HS tìm hiểu tác dụng của chính sách mới 15
  16. Đập thủy điện sông Tennessee, được xây dựng năm 1933, được xem là biểu tượng cho thắng lợi của chính sách mới. Vì đã giải quyết việc làm cho một số không nhỏ người thất nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nó biến một v ng quê ngh o , nơi có hơn nửa số gia đình phải sống nhờ vào trợ cấp, tr thành vùng có bộ mặt kinh tế đa dạng hơn: đập thủy điện, trồng và khai thác rừng, vận tải đường thủy Biểu đồ về tỉ lệ thất Biểu đồ thu nhập quốc nghiệp ở Mĩ (1920-1946) dân của Mĩ (1929-1941) Chƣơng trình việc làm GV gợi ý, phân tích kết hợp với phát vấn hai biểu đồ: - Tỉ lệ người thất nghiệp của Mĩ sau 1933 như thế nào? (Cao nhất) - Vì sao từ năm 1934 thu nhập quốc dân của Mĩ phục hồi và phát triển? Hỏi: Tác dụng của chính sách mới đối với nên kinh tế của Mĩ. HS quan sát tranh, khai thác tư liệu thảo luận trình bày kết quả c) Bƣớc 3: oạt động thực hành: - Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được. - Giáo viên sử dụng các hình thức khác nhau để giúp học sinh củng cố lại kiến thức: + Sử dụng các dạng câu hỏi khác nhau: câu hỏi mang tính tổng hợp, khái quát, đánh giá hoặc những câu hỏi trắc nghiệm khách quan. + Tổ chức cho học sinh tham gia một số trò chơi nhỏ: thi trả lời nhanh các câu hỏi giữa các nhóm, xem hình đoán sự kiện, nội dung. * ối với các dạng câu hỏi mang tính khái quát, tổng hợp, đánh giá: đây là câu hỏi đòi hỏi học sinh phải có cái nhìn tóm tắt, tổng quan những sự kiện chính, phải nắm chắc, hiểu được bản chất của các sự kiện, phải có khả năng đánh giá, phán xét, phân tích để trả lời chính xác các câu hỏi. * ối với các câu hỏi trắc nghiệm: học sinh phải nhớ chính xác những sự kiện, hiện tượng đã được học để chọn được đáp án đúng nhất (bởi vì câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn thì “độ nhiễu” rất cao). 16
  17. Ví dụ 1: Lịch sử 11 Bài 13 Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) tôi sử dụng các câu hỏi tổng hợp, mang tính đánh giá và câu hỏi trắc nghiệm khách quan: A. Bài luyện tập trên lớp TRẮC N IỆM Câu 1: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 diễn ra đầu tiên ở đất nước nào? A. Pháp B. Mĩ C. Nga D. Anh Câu 2: Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nước Mĩ đã làm gì? A. Đề ra chính sách mới B. Thực hiện chính sách kinh tế mới C. Thực hiện chính sách cộng sản thời chiến D. Chính sách tiết kiệm Câu 3: Vị tổng thống nào đã giúp nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. A. Huvo B. Rudoven C. Truman D. D Trum Câu 4: Các đạo luật trong chính sách mới của tổng thống Rudoven,đạo luật nào quan trọng nhất. A. Điều chỉnh nông nghiệp B. Ngân hàng C. Phục hưng công nghiệp. D. Giao thông vận tải T LU N Câu 1: Việc thực hiện chính sách mới đã đạt được kết quả như thế nào? Hãy nhận xét vai trò của nhà nước Mĩ trong thực hiện Chính sách mới. Câu 2: Hoàn thành bảng thống kê những chính sách đối ngoại của chính phủ Rudơven. Quốc gia/ Khu vực Chính sách Mĩ Latinh Liên Xô Châu Âu * ối với các trò chơi: giáo viên có thể chia lớp thành 3 đội (tùy theo đặc điểm mỗi lớp có thể chia khác nhau) để cùng tham gia trò chơi, giáo viên phổ biến thể lệ chơi, khuyến khích học sinh tích cực tham gia bằng hình thức trao quà cho đội giành chiến thắng, đồng thời phải bao quát lớp, để tránh tình trạng “quá ồn”. Ví dụ 2 : Lịch sử 11 bài 20 Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng. Sau khi kết thúc bài giáo viên tổ chức trò chơi “Hành trình về địa chỉ đỏ”. - Cách thức: GV đưa ra các bức tranh, HS sẽ lần lượt đoán nội dung liên quan đến bức tranh đó. Sau khi kết thúc các lượt đoán, GV yêu cầu HS nêu “Địa chỉ đỏ” tức nội dung chính được phản ánh qua các bức tranh đó. 17
  18. Công việc được tiến hành cụ thể như sau: - Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát những hình ảnh Bộ hình ảnh thứ nhất: (Nội dung chính: quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858 - 1884) Bộ hình ảnh thứ hai: (Nội dung chính: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ 1858 - 1884) - Bước 2: Giáo viên đặt vấn đề “những hình ảnh này liên quan đến những sự kiện nào? Trình bày những hiểu biết của em về sự kiện đó?” - Bước 3: Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết vấn đề. Các học sinh khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. - Bước 4: Giáo viên nhận xét, tuyên dương những cá nhân tham gia tốt, hiệu quả trò chơi (có thể khuyến khích bằng cách cho điểm vào cột kiểm tra miệng) - Bước 5: Giáo viên kết luận: “Như vậy với dã tâm xâm lược nước ta thực dân Pháp đã dùng sức mạnh quân sự lẫn những thủ đoạn ngoại giao từ năm 1858 đến năm 1884 nước ta đã lần lượt rơi vào tay Pháp. Và với tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ngay từ đầu nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến chống Pháp giữ gìn đọc lập. Song do 18
  19. thời thế, sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn chúng ta đã không thể giữ gìn được bờ cõi gian sơn của tổ quốc. Từ thất bại đó chúng ta cần suy nghĩ và nhìn nhận lại để rút ra bài học cho công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc hiện nay”. d) Bƣớc 4: oạt động ứng dụng Sau khi đã tìm hiểu những kiến thức cơ bản và thực hành thông qua một số bài tập, HS sẽ được mở rộng kiến thức bằng những câu hỏi và bài tập mang tính liên hệ, rút ra bản chất và giải thích một vấn đề mang tính thực tiễn. Ví dụ 1: (tiếp theo phần thực hành Bài 13) B. Bài tập về nhà (Nhằm kiểm tra năng lực vận dụng của học sinh để giải quyết vấn đề) Câu 3: Quan sát tranh và so sánh vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế Mĩ trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và những năm 30 của thế kỉ XX ? Câu 4: Quan sát hình ảnh và tƣ liệu hãy nêu chính sách của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh qua các thời kì: Những năm đầu thế kỉ XX và từ năm 1934 đến trước chiến tranh thế giới thứ hai. Vì sao từ năm 1934 Mĩ có sự thay đổi trong chính sách đối ngoại với khu vực này? (Đối với câu hỏi này, học sinh phải vận dụng kiến thức của bộ môn đã học bài 5 – Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh) Thời gian Chính sách đối ngoại với khu vực Mĩ Latinh Những năm đầu thế kỉ XX Từ năm 1934 Ví dụ 2: Lịch sử 10 bài 3 Các quốc gia cổ đại phƣơng ông Sau khi học xong thành tựu văn hóa, giáo viên nêu câu hỏi: Những thành tựu nào hiện nay chúng ta vẫn còn kế thừa và phát triển? (Gợi ý: Chữ viết, giấy, lịch, thiên văn, kiến trúc,…) Ví dụ 3: Lịch sử 11 bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945): Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay. IV. IỆU QUẢ ẠT ƢỢC: 19
  20. 1. SO SÁN IỆU QUẢ ẠT ƢỢC Trƣớc khi áp dụng kiến Từ khi áp dụng sáng kiến - Học sinh ít (không tham gia) phát biểu - Học sinh tích cực “nói” - Những ý kiến sai bị những học sinh khác - Những ý kiến đều được tiếp nhận và các chế nhạo em cảm thấy bản thân được tôn trọng, đặc biệt những câu trả lời sai vì sẽ giúp học sinh khác đưa ra những đáp án chuẩn hơn. - Những học sinh “cá biệt” (được cho là học - Tất cả đối tượng đều được quan tâm và yếu hoặc kết quả học tập kém) thường ở bị phát huy năng lực của bản thân. bỏ quên “bên lề lớp học” - Đa số học sinh lười đọc SGK. - Bắt buộc tất cả học sinh phải đọc sách, tham gia bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Giáo viên phải làm việc nhiều trên lớp, - Giáo viên chỉ giữ vai trò hướng dẫn, ít ghi giảng bài, phát vấn, ghi bài, đọc chép. nội dung hoặc đọc chép. - Học sinh nghe và chép. - Học sinh tự hoàn thành nhiệm vụ học tập, chịu trách nhiệm về sản phẩm học tập Như vậy, với việc áp dụng những biện pháp được nêu ra trong đề tài sáng kiến thái độ học tập của học sinh cũng dần chuyển biến. Các em thích đọc sách giáo khoa hơn. Đặc biệt, các em đã mạnh dạn hơn, tích cực tham gia đóng góp ý kiến vì những ý kiến các em nêu ra đều được tôn trọng. 2. iệu quả áp dụng vào thực tế. Trong học kì II năm học 2018 – 2019, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 11ª6 để kiểm nghiệm xem trong thực tế những biện pháp mà bản thân nêu ra đạt được kết quả như thế nào. Tôi đã tiến hành thực nghiệm bài 19 – Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lƣợc (1958 đến trƣớc 1873), SGK Lịch sử 11. Ở lớp đối chứng (11ª7) tôi giảng dạy với giáo án được thiết kế theo phương pháp cũ. Sau đó kiểm nghiệm lại kết quả bằng cách tiến hành làm bài kiểm tra sau khi kết thúc bài học ở cả 2 lớp đối chứng, thực nghiệm và thu được kết quả như sau: Lớp Điểm giỏi (9 - Điểm khá (7- Điểm trung Điểm yếu – 10) 8) bình (5 - 6) kém (dưới 5) Lớp 11ª6 (thực Số lượng 23 12 2 0 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2