Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất môn Toán THPT
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất môn Toán THPT" nhằm tìm hiểu khái quát cơ sở lí luận của HĐTNST; Tìm hiểu một số cách tổ chức HĐTNST trong dạy học chủ đề xác suất nhằm nâng cao nhận thức, kĩ năng, hứng thú cho học sinh trong môn Toán nói riêng và các bộ môn khác nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất môn Toán THPT
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TỔ HỢP – XÁC SUẤT MÔN TOÁN THPT LĨNH VỰC: TOÁN HỌC 1
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TỔ HỢP – XÁC SUẤT MÔN TOÁN THPT LĨNH VỰC: TOÁN HỌC Người thực hiện : PHẠM THỊ QUỲNH MY Tổ : TOÁN – TIN Địa chỉ gmail : ptqm23101996@gmail.com Số điện thoại : 0971948325 NĂM HỌC 2022-202 2
- PHỤ LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU: .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................................. 2 4. Xây dựng giả thiết nghiên cứu: ................................................................................................... 2 5. Khách thể, đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 3 7.1. Nghiên cứu lí luận ...................................................................................................................... 3 7.2. Điều tra, quan sát ........................................................................................................................ 3 7.3. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................................................ 3 7.4. Phỏng vấn................................................................................................................................... 3 8. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài ...................................................................................... 3 B. PHẦN NỘI DUNG:............................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................................... 4 1. Khái niệm, mục tiêu HĐTNST....................................................................................................... 4 1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ................................................................................................... 4 1.2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo ............................................................................... 6 2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo................................................................................. 7 2.1. Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp và phân hóa cao ....................... 7 2.2. Hoạt động trải nghiệm mang tính sáng tạo .................................................................................. 7 2.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường ................................................................................................................................ 7 2.4. Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được ........................................................................................................................................... 8 3. Một số hình thức và phương pháp tổ chức HĐTNST trong dạy học Toán................................................. 8 3.1. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ....................................................................... 8 3.2. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ................................................................ 10 4. Định hướng đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo ................................................................... 12 4.1. Nội dung đánh giá..................................................................................................................... 12 4.2. Hình thức đánh giá.................................................................................................................... 13 4.3. Quy trình đánh giá .................................................................................................................... 14 4.4. Tiêu chí đánh giá ...................................................................................................................... 14 5. Thực trạng thiết kế và dạy và học chủ đề Tổ hợp - Xác suất thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường phổ thông tác giả dạy ................................................................ 15 6.Thực trạng học tập của học sinh THPT trong dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất thông qua hoạt động 3
- trải nghiệm sáng tạo. ........................................................................................................... 19 Kết luận chương 1 ......................................................................................................................... 21 Chương 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TỔ HỢP – XÁC SUẤT ........................................................................................ 21 1. Cơ sở lựa chọn chủ đề.................................................................................................................. 21 2. Thiết kế HĐTNST trong dạy học chủ đề xác suất chương trình môn Toán THPT ......................... 22 2.1. Yêu cầu chung về thiết kế HĐTNST trong dạy học ................................................................... 22 2.2. Đảm bảo khung lô-gic của các hoạt động trong một chủ đề ....................................................... 22 2.3. Đảm bảo môi trường để học sinh sáng tạo ................................................................................. 23 2.4. Cấu trúc chung khi tổ chức HĐTNST trong dạy học .................................................................. 24 2.5 . Một số ứng dụng công nghệ trong thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất............................................................................................................................ 24 3. Xây dựng một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học tổ hợp - xác suất lớp 11 ................................................................................................................................................... 27 3.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạọ chủ đề Tổ hợp – Xác suất tổ chức theo mô hình trong lớp học .. 27 3.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạọ chủ đề Tổ hợp – Xác suất tổ chức theo mô hình ngoài lớp học .. 40 3.3. Thiết kế HĐTNST chủ đề Tổ hợp - Xác suất chương trình môn Toán lớp 11 ............................. 44 Kết luận chương 2 .......................................................................................................................... 45 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................................................... 45 1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................................................. 45 2. Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................................................ 45 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. ............................................................................................ 46 4. Kế hoạch và nội dung thực nghiệm sư phạm. ............................................................................... 46 4.1.Kế hoạch thực nghiệm. ............................................................................................................ 46 4.2. Đối tượng thực nghiệm. ......................................................................................................... 46 4.3. Hình thức thực nghiệm .............................................................................................................. 47 5. Kết quả rút ra từ thực nghiệm. ..................................................................................................... 48 5.1. Kết quả bài kiểm tra, sản phẩm thu được .............................................................................. 48 5.2. Nhận xét ................................................................................................................................. 49 5.3. Sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp " Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất môn Toán THPT"........................................................................ 49 5.4. Một số hình ảnh, sản phẩm thu được khi dạy dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Phụ lục). ................................................................................................ 50 Kết luận chương 3 .......................................................................................................................... 50 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 51 1. Kết luận ....................................................................................................................................... 51 2. Khuyến nghị ................................................................................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: A. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Để nhấn mạnh mối quan hệ khăng khít giữa lí thuyết với thực tiễn, giữa sách vở với trải nghiệm thực tế, Khổng Tử đã nhận định rằng dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền tải tri thức cho người học mà quan trọng hơn là dạy cho họ biết cách tự mình nắm bắt, lĩnh hội tri thức nhân loại, đặc biệt là cách vận dụng kiến thức sách vở vào thực tiễn. Ông từng nói: “Học thuộc lòng ba trăm bài thơ trong Kinh Thi, giao cho việc chính sự, không làm nổi; sai đi sứ ở bốn phương, không biết đối đáp ra sao. Như vậy thì tuy học nhiều thật đấy nhưng nào có ích lợi gì đâu” (Luận ngữ - Thiên Tử Lộ). Những tư tưởng, quan điểm của thế hệ đi trước có thể coi là những bước đi đầu tiên hình thành hoạt động học qua trải nghiệm mà ngày nay chúng ta gọi nó dưới cái tên “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. HĐTNST là hoạt động giáo dục đã được nhiều nước quan tâm, đặc biệt là các nước có nền giáo dục phát triển như Đức, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, …Bởi lẽ, HĐTNST dù diễn ra dưới hình thức nào cũng đều được thực hiện thông qua phương pháp thực hành và trải nghiệm thực tế để học sinh được tự mình khám phá, học hỏi bạn bè và đặc biệt phát triển cá nhân. Tại Việt Nam, Giáo dục - Đào tạo cùng với Khoa học - Công nghệ cũng được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết Hội nghị số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ra rằng“chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Do đó, trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã coi HĐTNST là một bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Cụ thể, năm học 2022 – 2023, chương trình Toán lớp 10 đã được học bộ sách mới có lồng ghép các ứng dụng thực tế. HĐTNST là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. Trong chương trình THPT Toán học là một môn học quan trọng đồng thời là công cụ giúp cho việc dạy và học các môn học khác. Tuy nhiên, môn Toán THPT có tính trừu tượng khá cao nên khi dạy và học thường mang nặng tính lí thuyết. Mặc dù vậy, môn Toán vẫn có nguồn gốc thực tiễn và ứng dụng nhiều trong xã hội. Đặc biệt có thể kể đến nội dung Tổ hợp - Xác suất trong chương trình môn Toán lớp 11 và theo chương trình mới 2022 -2023 thì nội dung Tổ hợp - Xác suất được học vào chương trình toán lớp 10. Toán xác suất len lỏi vào cuộc sống con người từ rất lâu. 5
- Việc chơi cờ bạc cho chúng ta thấy rằng các ý niệm về xác suất đã có từ trước đây hàng nghìn năm, tuy nhiên các ý niệm đó được mô tả bởi toán học và sử dụng trong thực tế thì muộn hơn rất nhiều. Pierre-Simon Laplace đã từng nói: "It is remarkable that a science which began with the consideration of games of chance should have become the most important object of human knowledge." Théorie Analytique des Probabilités, 1812. (Tạm dịch: "Đáng chú ý là một khoa học mà bắt đầu bằng việc xem xét các trò chơi may rủi đã trở thành đối tượng quan trọng nhất của kiến thức con người." Lý thuyết phân tích xác suất, 1812). Toán xác suất không chỉ dừng lại ở phạm vi của môn Toán mà còn đóng góp lớn trong các bộ môn, lĩnh vực khác như: kinh tế, chính trị, … Các kiến thức về xác suất đang ngày càng trở nên quan trọng đối với con người trong xã hội hiện đại. Vì vậy, ở nhiều quốc gia, xác suất được đưa vào trong giảng dạy từ lâu với nhiều mức độ khác nhau. Trong chương trình Toán phổ thông ở nước ta, chủ đề này là một trong những nội dung quan trọng, xuất hiện trong nhiều cuộc thi. Bên cạnh đó, xác suất được đánh giá là một nội dung khó, đã xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu thường đi vào phân dạng bài tập cho học sinh, tập trung vào phát triển kiến thức mà chưa khai thác phần kĩ năng, thái độ - những yếu tố cùng với kiến thức hình thành năng lực cho học sinh. Vậy nên tôi đã đóng góp sáng kiến này giúp dạy tốt chủ đề Tổ hợp – Xác suất trong môn Toán lớp 11 và cơ sở để dạy chủ đề này ở chương trình mới lớp 10. Xuất phát từ đặc điểm của HĐTNST và vị trí, vai trò của môn Toán; xuất phát từ những khía cạnh đã được khai thác của xác suất, tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất môn Toán THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu khái quát cơ sở lí luận của HĐTNST. - Tìm hiểu một số cách tổ chức HĐTNST trong dạy học chủ đề xác suấtnhằm nâng cao nhận thức, kĩ năng, hứng thú cho học sinh trong môn Toán nóiriêng và các bộ môn khác nói chung. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Nghiên cứu thực trạng việc dạy học tổ hợp xác suất trong trường học cũng như thực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nội dung Tổ hợp – xác suất. - Xây dựng nội dung và cách thức tổ chức và đánh giá các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề tổ hợp – xác suất. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá bước đầu hiệu quả của các hoạt động được xây dựng. 4. Xây dựng giả thiết nghiên cứu: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất góp phần nâng cao hứng thú, kĩ năng, nhận thức cho học sinh trong môn Toán. 6
- 5. Khách thể, đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề tổ hợp – xác suất chương trình môn Toán 11 và môn Toán 10 cho học sinh THPT (Chương trình mới).. 6. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất cho học sinh lớp 11 và học sinh lớp 10 chương trình mới. Đề tài được áp dụng cho học sinh lớp 11, lớp 10 tại trường tác giả dạy và một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các dự thảo, chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động trải nghiệm sáng tạo và cách tổ chức hoạt động trải nghiệm sángtạo trong dạy học. - Nghiên cứu các phương pháp dạy học môn Toán, các tài liệu giáo dục có liên quan tới đề tài, đặc biệt các tài liệu liên quan đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo có liên quan đến chủ đề tổ hợp – xác suất, các nghiên cứu trước đây về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 7.2. Điều tra, quan sát - Khảo sát thực trạng của việc dạy và học Tổ hợp – xác suất ở trường phổ thông. - Khảo sát định tính về tính sinh động, hấp dẫn của giờ dạy Toán khi học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 7.3. Thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu khẳng định tính khả thi, hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong dạy học chủ đề tổ hợp– xác suất cho học sinh lớp 11 và học sinh lớp 10 ( sách Cánh diều ) 7.4. Phỏng vấn Phỏng vấn các học sinh để thu thập thêm thông tin về mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm trải nghiệm sáng tạo trongdạy học chủ đề tổ hợp – xác suất. 8. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài: Phạm vi tác động: Các giáo viên toán thpt và các trường thpt - Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất. - Một số bài giảng về dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 7
- B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Khái niệm, mục tiêu HĐTNST 1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một khái niệm mới trong dự thảo về đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015. Để xác định được thế nào là hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ta sẽ xuất phát từ các thuật ngữ: “hoạt động”, “trải nghiệm”,“sáng tạo” và xem xét mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau. Hoạt động Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Theo tâm lý học Mác- xít, cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác và chính bản thân mình. Đặc điểm của hoạt động - Tính đối tượng của hoạt động: đối tượng của hoạt động là cái con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh, là động cơ. - Tính chủ thể: Hoạt động do chủ thể thực hiện, chủ thể có thể là một hoặc nhiều người. - Tính mục đích: Mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế giới (khách thể) và biến đổi bản thân chủ thể. - Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: Con người tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lí trong đầu, qua việc sử dụng công cụ lao độngvà phương tiện ngôn ngữ. Các dạng hoạt động của con người - Căn cứ vào quan hệ giữa con người với vật thể (chủ thể và khách thể) và quan hệ giữa con người với con người (chủ thể và chủ thể), chúng ta có hoạt động lao động và hoạt động giao tiếp. - Căn cứ vào phương diện cá thể, loài người có ba loại hình hoạt động kế tiếp nhau: hoạt động vui chơi, hoạt động học tập và hoạt động lao động. - Căn cứ vào bản chất của hoạt động: Hoạt động biến đổi, hoạt độngnhận thức, hoạt động định hướng giá trị, hoạt động giao tiếp. Trải nghiệm Trải nghiệm là những gì con người đã từng kinh qua thực tế, từng biết, từng chịu. Trải nghiệm để phục vụ lại cho cuộc sống. Chúng ta sống trong thực tại, trao đổi thông tin với thực tại, nhờ đó chúng ta thu được những kiến thức và kinh nghiệm sống cho riêng bản thân mình. * Đặc điểm của trải nghiệm: - Con người được trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động và các mối 8
- quan hệ giao lưu phong phú một cách tự giác. - Con người được thử nghiệm, thể hiện bản thân trong thực tế, từ đó hiểu mình hơn, tự phát hiện những khả năng của bản thân. - Con người được tương tác, giao tiếp với người khác, với tập thể, với cộng đồng, với sự vật hiện tượng, … trong cuộc sống. - Con người thực sự là một chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo. * Các dạng trải nghiệm Có rất nhiều dạng trải nghiệm: - Căn cứ vào phạm vi diễn ra hoạt động của học sinh: trải nghiệm trênlớp học, trải nghiệm ngoài trời… - Căn cứ vào các cơ quan tham gia hoạt động: trải nghiệm trong đầu,trải nghiệm bằng các thao tác tay chân, trải nghiệm các giác quan. - Căn cứ vào các quá trình tâm lí:Trải nghiệm cảm giác bên ngoài; Trải nghiệm về tri giác; Trải nghiệm tư duy và tưởng tượng; Trải nghiệm về ghi nhớ; Trải nghiệm các cung bậc cảm xúc Hiểu đúng bản chất của trải nghiệm sẽ giúp người giáo viên lựa chọn được hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm phù hợp. Sáng tạo Sáng tạo là một đặc trưng nổi bật của tâm lí người. Thời đại kinh tế tri thức, toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế kéo theo sự chuyển động, đổi thay đáng kể tâm lí con người, nhất là năng lực thích nghi và sáng tạo. * Đặc điểm của sáng tạo - Chứa đựng tri thức và trình độ chuyên môn. - Khả năng tư duy nhạy bén, uyển chuyển và linh hoạt. - Trí tưởng tượng phong phú. - Khả năng phát hiện vấn đề, tạo dựng cái mới và độc đáo trong môi trường hoạt động của con người. * Các dạng sáng tạo - Căn cứ vào loại hình hoạt động của con người: sáng tạo trong học tập,sáng tạo trong lao động sản xuất, … - Căn cứ vào lĩnh vực của đời sống xã hội: sáng tạo nghệ thuật, sáng tạocông nghệ, sáng tạo kĩ thuật,… - Căn cứ vào tính chất của sản phẩm sáng tạo: Sáng tạo biểu đạt, sáng tạo sáng chế, sáng tạo phát kiến, sáng tạo cải biến. Từ việc tìm hiểu và xem xét các thuật ngữ “hoạt động”, “trải nghiệm”, “sáng tạo”, chúng ta nhận thấy rằng thuật ngữ HĐTNST tuy được cấu thành từ hoạt động, trải nghiệm và sáng tạo nhưng không dừng lại ở phép cộng đơn thuần ba thuật ngữ 9
- trên, bởi trong hoạt động đã có yếu tố trải nghiệm và sáng tạo. Do đó, việc tổ chức HĐTNST cần tạo điều kiện tối đa để học sinh được tham gia trực tiếp vào các loại hình hoạt động giáo dục phong phú, được thực hành, thử nghiệm bản thân trong thực tế, được tương tác, giao tiếp với sự vật, hiện tượng, con người (bạn, nhóm bạn, tập thể lớp, thầy cô giáo, …). Đặc biệt thông qua hoạt động, các em hình thành những cảm xúc tích cực - yếu tố quan trọng hình thành nên thái độ tốt, tình cảm tốt, say mê, quyết tâm,… tạo dựng niềm tin cá nhân. 1.2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo Dựa theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông về hoạt động trải nghiệm của Bộ Giáo dục - Đào tạo ngày 19/1/2018, mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau: Mục tiêu chung Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội...; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này. Mục tiêu theo các cấp học + Mục tiêu ở tiểu học Ở cấp tiểu học, hoạt động trải nghiệm nhằm giúp học sinh hình thành các kĩ năng sống cơ bản, biết tuân thủ các nội quy, quy định; có thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hằng ngày, nền nếp học tập ở nhà cũng như ở trường; bắt đầu có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa; có ý thức làm việc nhóm, ý thức tham gia hoạt động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng; bước đầu biết cách tổ chức một số hoạt động đơn giản, làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũi với cuộc sống của học sinh . + Mục tiêu ở trung học cơ sở Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trung học cơ sở giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng sống cơ bản, thói quen tích cực, nền nếp học tập, hành vi ứng xử văn hóa ở tiểu học. Ở trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm tập trung hơn vào sự phát triển phẩm chất, trách nhiệm của mỗi cá nhân, đó là trách nhiệm với gia đình, xã hội, trách nhiệm trong học tập. Từ đó học sinh hình thành được các năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự điều chỉnh và tự đánh giá, đồng thời hình thành các giá trị cá nhân. Khi học sinh tham gia vào một hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở lứa tuổi này, học sinh được tham gia vào các hoạt động phục vụ cho cộng đồng, các hoạt động lao động từ đó hình thành trong đầu học sinh các ý niệm, hay những sự hứng thú với một ngành nghề nhất nhất. Qua đó các em sẽ có ý thức rèn luyện, kế hoạch học tập để đáp ứng các nhu cầu của người lao động tương lai. + Mục tiêu ở trung học phổ thông 10
- Ở giai đoạn THPT, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng tới chohọc sinh được thể hiện mình, khẳng định mình nhưng vẫn phù hợp với các chuẩn mực đạo đức chung. Đồng thời các hoạt động đó sẽ giúp học sinh thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, thể hiện trách nhiệm của một người công dân... thông qua các việc làm, hành động cụ thể để tham gia phục vụ cộng đồng. Ở giai đoạn này, học sinh có thể tự định hướng được nghề nghiệp cho bản thân dựa trên nhu cầu của thị trường, sự hiểu biết của bản thân, sự hứng thú của mỗi cá nhân với một ngành nghề nào đó, từ đó xây dựng cho mình một kế hoạch riêng để phát triển và phù hợp với những sự thay đổi của xã hội. Giai đoạn này các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng tiếp tục hoàn thiện các phẩm chất năng lực chung của chương trình giáo dục. 2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 2.1. Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp và phân hóa cao Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tiến hành trên nhiều lĩnh vực mang tính tích hợp và tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáodục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội,… Thông qua đó giúp cho các nội dung giáo dục trở nên thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. Việc xây dựng nội dung cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo được xây dựng trên tinh thần các chủ đề mở và tương đối độc lập với nhau. Khi tiến hành lựa chọn tổ hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần dựa trên những điều kiện, lĩnh vực đời sống, kinh tế, văn hóa, khoa học, chính trị của từng địa phương, vùng miền để có thể thực hiện phù hợp và đạt hiệu quả. 2.2. Hoạt động trải nghiệm mang tính sáng tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng. Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được tham gia vào tất cả các bước của quá trình hoạt động, qua đó thúc đẩy tinh thần sáng tạo, tự giác của mỗi em. Tại đây các em được tự do bày tỏ quan điểm của mình, đồngthời được lắng nghe những góp ý của mọi người cùng tham gia. Vì vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo ra cho học sinh cơ hội được trải nghiệm, được đắm mình vào thực tiễn, cơ hội được thể hiện bản thân, được khẳng định và nói lên tiếng nói của mình. Từ đó giúp phát huy tối đa sự sáng tạo ở sâu trong mỗi con người đồng thời hình thành và phát triển cho học sinh những giá trị sống và các năng lực cần thiết. 2.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường Hoạt động trải nghiệm sáng tạo yêu cầu có những điều kiện để tổ chức nhất định như về kinh phí, địa điểm tổ chức, trang thiết bị sử dụng, ... nên nó có khả năng thu hút sự tham gia của nhiều lực lượng như cán bộ giáo viên nhàtrường, cha mẹ học 11
- sinh, chính quyền địa phương, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, tổ chức, danh nghiệp, các nghệ nhân... Các lực lượng này sẽ phối hợp với nhau để giúp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả.Với mỗi lực lượng giáo dục sẽ mang trong mình những thế mạnh và tiềmnăng riêng biệt. Khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo các em được giao lưu tiếp xúc với nhiều lực lượng khác nhau, tạo ra cho các em cơ hội thể hiểu biết thêm nhiều kiến thức mới không có trên sách vở. Đồng thời các em được giải đáp những thắc mắc từ những lĩnh vực khác nhau. Qua đó làm tăng tính hấp dẫn, đa dạng và hiệu quả cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 2.4. Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được Có nhiều con đường khác nhau để lĩnh hội kiến thức như học qua sách vở, báo chí, học qua thầy cô bạn bè,... Tuy nhiên chỉ có học qua trải nghiệm mới lĩnh hội được những kinh nghiệm mà không hình thức học tập nào làm được. Ví dụ như việc học tập về cảm nhận mùi hương, học sinh phải được ngửi mới biết mùi hương này như nào; hay học về cảm thụ âm nhạc, học sinh phải được nghe bản nhạc đó; học về mùi vị, học sinh phải được nếm chúng... tất cả những điều đó chỉ có được khi được tham gia trải nghiệm. Khi được trải nghiệm càng nhiều, trải nghiệm ở càng nhiều lĩnh vực thì vốn kiến thức, kinh nghiệm của học sinh tích lũy được càng đa dạng và phong phú. Nội dung hoạt động trải nghiêm sáng tạo được xây dựng thành các chủ đề mang tính chất mở và tương đối độc lập với nhau dựa trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, sản xuất , khoa hoc công nghệ, giáo dục, văn hóa, chính trị xã hội,.. của địa phương, vùng miền, đất nước và quốc tế để học sinh và nhà trường lựa chọn, tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả. Do đó, học từ trải nghiệm là hình thức học tập hiệu quả và có thể thực hiện được ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Học qua trải nghiệm cần được tiến hành theo một quy trình, tổ chức nhất định để đạt được kết quả tốt. Hoạt động để giáo dục nhân cách cho học sinh chỉ có thể tổ chức qua trải nghiệm. 3. Một số hình thức và phương pháp tổ chức HĐTNST trong dạy học Toán 3.1. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: trò chơi; câu lạc bộ; diễn đàn; tham quan dã ngoại;sân khấu tương tác; hội thi, cuộc thi; tổ chức sự kiện, giao lưu; hoạt động chiến dịch; hoạt động nhân đạo; hoạt động tình nguyện; lao động công ích; sinh hoạt tập thể; hoạt động nghiên cứu khoa học, … Với mỗi hình thức sẽ đều có một ý nghĩa giáo dục riêng. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khá đa dạng và phong phú, phù hợp với tất cả các cấp học, môn học. Tuy nhiên đối với hoạt động dạy học môn Toán THPT chúng ta thường sử dụng các hình thức như câu lạc bộ, trò chơi, hoạt động nghiên cứu khoa học, diễn đàn. Đồng thời khi tổ chức các hoạt động ta phải xem xét tới tính phù hợp với điều kiện của từng địa phương và vùng miền nhất định. 12
- Câu lạc bộ Đây là hình thức hoạt động được tạo ra nhằm tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh cho học sinh. Hình thức này thường được áp dụng khá phổ biến ở các trường, là nơi để kết nối các học sinh có cùng đam mê, sở thích có cơ hội trao đổi, giao lưu với nhau. Đồng thời trong câu lạc bộ sẽ có cả các thầy cô và những người cùng am hiểu lĩnh vực đó tham gia. Thông qua đó không chỉ học sinh được chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mà còn được nhận lại, được tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm mới từ những người khác. Đồng thời thông qua câu lạc bộ, các thầy cô, nhà giáo dục sẽ hiểu và phát hiện ra nhiều năng lực tiềm ẩn của học sinh. Qua đó có định hướng, giúp đỡ các em phát triển hơn nữa. Riêng đối với môn Toán, khi tham gia các câu lạc bộ liên quan tới Toán học, học sinh được củng cố các kiến thức đã học và được biết thêm nhiều kiến thức mới bên ngoài. Qua đó, giúp học sinh bồi đắp thêm kinh nghiệm và tăng sự hứng thú học tập với môn học này. Trò chơi Trò chơi là hình thức hoạt động mà hầu như học sinh nào cũng đều thích thú, đây được coi là hình thức giải trí nhưng nếu biết lồng ghép và đưa những nội dung dạy học vào thì trò chơi là một hoạt động có tác dụng giáo dục tích cực. Trò chơi giúp tạo hứng thú, lôi cuốn học sinh vào bài học, xua tan căng thẳng giúp học sinh lĩnh hội bài tốt hơn. Hình thức trò chơi có rất nhiều chức năng xã hội như: chức năng giao tiếp, chức năng giải trí, chức năng văn hóa, chức năng giáo dục. Chỉ khi nó mang đầy đủ các chức năng của mình thì nó mới có ý nghĩa và tác dụng . Hoạt động nghiên cứu khoa học Đây là hình thức hoạt động được tạo ra giúp cho học sinh được tham gia nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu, thí nghiệm... dựa trên các số liệu thu thập được để tìm ra được quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới, những ứng dụng kỹ thuật mới hay những mô hình mới có tính ứng dụng và có ý nghĩa trong thực tiễn. Tổ chức diễn đàn Đây là một hình thức được tổ chức để học sinh có thể bày có ý kiến, quan điểm của mình trước bạn bè, thầy cô, gia đình... Hình thức này giúp học sinh có thể được bày tỏ suy nghĩ, quan điểm cá nhân của mình trước một hay một số vấn đề, đồng thời đưa ra các những đề xuất, nguyên vọng của các em. Đồng thời thông qua hình thức này các em cũng học được cách lắng nghe và học tập được từ các bạn. Sử dụng các phần mềm online Đây là hình thức học sinh có thể tương tác với giáo viên và tự tương tác với nhau trực tiếp trên lớp hoặc thông qua mô hình lớp học đảo ngược như: https://wheelofnames.com/vi/ hoặc https://www.online-stopwatch.com/duck-race. https://vi.padlet.com/dashboard 13
- http://plickers.com/ https://class123.ac/ Hoặc qua bài giảng E – learning : https://igiaoduc.vn/ https://igiaoduc.vn/Bai-1-Quy-tac-dem-21-l37550.html https://igiaoduc.vn/Bai-4-Phep-thu-va-Bien-co-l964.html https://igiaoduc.vn/Bai-5-Tiet-31-Xac-suat-cua-bien-co-l3495.html 3.2. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Ta cần vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học, kĩ thuật sáng tạo để tổ chức HĐTNST trong nhà trường phổ thông như: - Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ), - Phương pháp sắm vai, - Phương pháp trò chơi, - Phương pháp làm việc nhóm. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng. Trong dạy học Toán THPT thì phương pháp GQVĐvà làm việc nhóm là hai phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh ta cũng có thể sử dụng các phương pháp khác. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phát huy được sự chủ động,tích cực, sáng tạo của học sinh. Ta đi vào tìm hiểu hai phương pháp GQVĐ và phương pháp làm việc nhóm. Phương pháp giải quyết vấn đề Phương pháp GQVĐ là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra nhữngtình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, từ đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được các mục đích học tập. Phương pháp giải GQVĐ giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn trước mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ nảy sinh trong học tập mà còn cả thực tế cuộc sống. Để tiến hành tốt phương pháp này giáo viên cần đưa ra vấn đề sát với mục tiêu của hoạt động đồng thời kích thích học sinh tìm tòi giải quyết. Việc giải quyết cần coi trọng nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng, không gây căng thẳng cho học sinh. Ta tiến hành thông qua quy trình 4 bước sau: Bước 1. Nhận biết vấn đề Vấn đề cần được trình bày rõ ràng thông qua câu hỏi hoặc tình huống phù hợp yêu cầu, mục đích cần đạt. Bước 2. Tìm các cách giải quyết vấn đề Trong bước này, học sinh cần liên hệ, kết nối những kiến thức đã học hay kinh nghiệm đã biết để đưa ra tối thiểu một phương án giải quyết, giáo viên khuyến khích học sinh đưa ra được càng nhiều cách giải quyết càng tốt. - Nếu có nhiều phương án được đưa ra thì cần hệ thống hoá các phương án. 14
- - Nếu không đưa ra được phương án nào thì cần quay trở lại bước 1 để nhận biết lại vấn đề. Bước 3. Lựa chọn phương án giải quyết và thực hiện Từ hệ thống các phương án được đưa ra ở bước 2, học sinh cần so sánh, đánh giá lựa chọn phương án nào là tối ưu. Nếu phương án được lựa chọn là chưa chính xác thì cần đánh giá lại các phương án ở bước 2. Nếu phương án đã chọn là phù hợp, tức là vấn đề đã được giải quyết. Trong trường hợp cónhiều phương án có mức độ phù hợp như nhau thì chúng ta sẽ thực hiện từng phương án một và xem xét kết quả sau khi thực hiện mỗi phương án. Bước 4. Vận dụng Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả, đồng thời đề xuất những vấn đề mới có liên quan . Quá trình tổ chức hoạt động có thể diễn ra theo nhiều hình thức đa dạng, lôi kéo sự chú ý của người học dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Ví dụ: - Sắm vai/trò chơi đóng vai (tập luyện cho người học tăng thêm khả năng nghĩ ra những hướng khác nhau, và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và giải quyết xung đột) Tùy theo mức độ độc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề, chúng ta đề cập đến các cấp độ khác nhau khi dạy học theo phương pháp giảiquyết vấn đề. (1) Tự nghiên cứu vấn đề Trong tự nghiên cứu vấn đề, tính độc lập của học sinh được phát huy cao độ. Người thầy chỉ tạo ra tình huống có vấn đề, người học tự phát hiện và giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên giáo viên có thể giúp học trò ở khâu phát hiện vấn đề. Như vậy trong hình thức này học sinh độc lập nghiên cứu vấn đề và thực hiện tất cả các khâu cơ bản của quá trình nghiên cứu này. (2) Tìm tòi từng phần Trong cách tổ chức này, học sinh giải quyết vấn đề không hoàn toàn độc lập mà là có sự gợi ý dẫn dắt của thầy khi cần thiết. Phương tiện để thực hiện hình thức này là những câu hỏi của giáo viên và những câu trả lời hoặc hành động đáp lại của học sinh. Như vậy có sự đan kết thay đổi hoạt động của thầy và trò dưới hình thức đàm thoại. Với hình thức này, ta nhận thấy dạy học giải quyết vấn đề có thể tiến theo phương pháp đàm thoại hoặc tổ chức tự nghiên cứu sau đó báo cáo lại. Nét quan trọng của dạy học giải quyết vấn đề là tình huống có vấn đề chứ không phải là câu hỏi. Trong một giờ học, giáo viên đặt nhiều câu hỏi nhằm mục đích tái hiện kiến thức thì đó không phải là dạy học nêu vấn đề. Ngược lại, trong một số trường hợp, việc giải quyết vấn đề của học sinh có thể diễnra mà không có một câu hỏi nào của ngưới thầy. (3) Trình bày giải quyết vấn đề 15
- Ở hình thức này, mức độ độc lập của học sinh thấp hơn hai hình thức trên. Thầy giáo tạo ra tình huống có vấn đề, sau đó thầy tiếp tục đặt vấn đề và trình bày quá trình suy nghĩ giải quyết. Trong quá trình này có sự mò mẫm, dự đoán, có lúc thành công, có khi thất bại phải điều chỉnh phương hướngmới đi đến kết quả. Như vậy, kiến thức được trình bày không phải dưới dạng có sẵn mà chúng được khám phá ra bằng cách mô phỏng và rút ngắn quá trình khám phá thực. Phương pháp làm việc nhóm Với quy mô của một lớp học (khoảng 30 học sinh), chúng ta sẽ sử dụng cách thức làm việc theo nhóm nhỏ (3-5 nhóm, mỗi nhóm 10-6 người). Làm việc theo nhóm nhỏ là một trong những cách tương tác trực tiếp giữa các thành viên, bởi học sinh có thể trao đổi, giúp đỡ nhau để hoàn thành một nhiệm vụ chung của cả nhóm. Đây là phương pháp có ý nghĩa lớn đối với học sinh vì: - Phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳngđịnh mình. - Hình thành ở học sinh các phẩm chất nhân cách và nhiều kĩ năng cần thiết như: kĩ năng tổ chức, quản lí; kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng hợp tác; kĩ năng giao tiếp; tinh thần đồng đội; - Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp làm việc nhóm( Phụ lục ) Tóm lại, chúng ta học từ trải nghiệm. Và thực tế cho thấy chúng ta không có cách học nào khác cả. Tuy nhiên, khi trưởng thành, những trải nghiệm mà chúng ta học được trở nên ít cụ thể hơn. Trên thực tế, nhiều trải nhiệm học tập của chúng ta có thể rất trừu tượng, ví dụ như lắng nghe một bài giảng hoặc xem một chương tình tivi. Do đó, các phương pháp, hình thức trải nghiệm để thu nhận kiến thức là vô cùng đa dạng, có thể xảy ra ở ngoài trời hay trong lớp, ngoài giờ học cũng như trong giờ học. Vì vậy, chúng ta có thể thu hẹp hay mở rộng các hoạt động để phù hợp với mỗi chủ đề sao cho người học có niềm tin rằng tôi có thể học và phát triển từ các kinh nghiệm sống của mình. 4. Định hướng đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo 4.1. Nội dung đánh giá Từ khái niệm, mục tiêu của HĐTNST, nội dung đánh giá cần cụ thể, thiết thực, có tiêu chí rõ ràng. Việc đánh giá được thể hiện ở hai cấp độ: cá nhân và tập thể lớp. Nội dung đánh giá cá nhân Đánh giá HS qua HĐTNST là khẳng định khả năng tham gia hoạt động của học sinh hay xét cho cùng chính là sự xem xét mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra. Căn cứ vào mục tiêu của HĐTNST ở trường THPT, nội dung đánh giá học sinh (cá nhân và tập thể học sinh) bao gồm các điểm sau: - Đánh giá mức độ hiểu biết của HS về nội dung các hoạt động 16
- - Đánh giá trình độ đạt được các kĩ năng sau khi tham gia hoạt động - Đánh giá về thái độ, tình cảm của HS đối với HĐTNST Nội dung đánh giá tập thể lớp Đánh giá kết quả tập thể lớp trên các phương diện - Số lượng học sinh tham gia hoạt động - Các sản phẩm hoạt động - Ý thức cộng đồng trách nhiệm - Tinh thần hợp tác trong hoạt động - Kĩ năng hợp tác của học sinh trong hoạt động 4.2. Hình thức đánh giá HĐTNST hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã được đưa ra trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: Sống yêu thương; Sống tự chủ; Sống trách nhiệm. Đồng thời giúp hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung chủ yếu như: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực thẩm mỹ, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác, năng lực thể chất, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Ngoài ra hoạt động trải nghiệm sáng tạo con thúc đẩy người học hình thành một số năng lực đặc thù sau: - Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động - Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống - Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân - Năng lực định hướng nghề nghiệp - Năng lực khám phá và sáng tạo Do đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần sử dụng nhiều hình thức đánh giá, nhiều bộ công cụ đánh giá, trong đó chú ý việc coi trọng nhận xét quá trình tiến bộ về nhiều mặt khác nhau của học sinh ( Phụ lục) Đánh giá sản phẩm Đây là phương pháp truyền thống thường được áp dụng để đánh giá sản phẩm làm được của cá nhân học sinh hoặc một nhóm học sinh. Khi sử dụng hình thức này cần lưu ý không đánh giá mức độ đạt được hay chất lượng của sản phẩm thời điểm đó mà cần xem xét, đối chiếu với mức độ đạt được trước đây của học sinh để nhận định sự thay đổi, phát triển của học sinh đó. Hội ý giáo viên Có thể sử dụng hình thức này trước khi hoạt động, trong quá trình hoạt động 17
- hoặc sau khi HĐTNST diễn ra. Giáo viên sẽ trao đổi thông tin về phương pháp và nội dung chỉ đạo cho từng loại hình hoạt động, sau khi kết thúc hoạt động sẽ cùng đánh giá kết quả thực hiện của học sinh. 4.3. Quy trình đánh giá Yêu cầu của quy trình đánh giá - Đảm bảo tính khách quan trong quy trình đánh giá - Đảm bảo tính hệ thống của quy trình đánh giá Quy trình đánh giá Quy trình đánh giá học sinh qua HĐTNST được thể hiện ở ba bước Bước 1. Học sinh tự đánh giá Bước 2. Nhóm học sinh đánh giá Bước 3. Giáo viên đánh giá xếp loại 4.4. Tiêu chí đánh giá Các tiêu chí đánh giá trải nghiệm - Học sinh được trực tiếp tham gia vào các loại hình HĐTNST - Học sinh được trải nghiệm tất cả các giác quan - Học sinh được hoạt động, tương tác trực tiếp với đối tượng - Học sinh được trải nghiệm cả trên lớp và hoạt động thực tiễn bên ngoài lớp học. Các tiêu chí đánh giá sự sáng tạo của học sinh Sản phẩm của HS thể hiện tính chất hiếm, lạ về ý nghĩa, 1. Tính độc đáo chứcnăng sử dụng, tính chất, vai trò, vị trí của nó trong hoàn cảnh vấn đề đặt ra. Số lượng ý tưởng, ý kiến hay phương án được đưa ra với mỗi 2. Tínhthành thục nhiệm vụ mà học sinh thực hiện khi tham gia hoạt động học tập cụ thể. Số lượng các ý tưởng, giải pháp, phương án và các thuộc 3. Tính mềm dẻo tínhđược phát hiện của sự vật, hiện tượng. Sản phẩm của HS thể hiện tính chất không quen thuộc 4. Tính mới mẻ về ý nghĩa, chức năng sử dụng, tính chất, vai trò, vị trí của nó tronghoàn cảnh vấn đề đặt ra. 5. Tính hiệu quả Số lượng ý tưởng, phương án hay sản phẩm được ghi nhận. 5. Thực trạng thiết kế và dạy và học chủ đề Tổ hợp - Xác suất thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường phổ thông tác giả dạy Chủ đề Tổ hợp - xác suất trong chương trình Toán được đưa vào trong sách Đại số và giải tích 11 và theo sách mới được đưa vào lớp 10. Nội dung của phần 18
- này học sinh được giới thiệu về quy tắc cộng, quy tắc nhân, tổ hợp, chỉnh hợp, nhị thức New-tơn, các quy tắc tính xác suất... Nội dung này là một nội dung chiếm một vị trí khá quan trọng và cũng có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Đây là một nội dung khó và xuất hiện trong các đề thi đại học, tốt nghiệp THPT. Do vậy học sinh không chỉ học trên lớp mà còn phải chủ động tìm hiểu thêm từ các kiến thức bên ngoài để trau dồi thêm vốn kiến thức của mình. Muốn vậy, người dạy phải gây được hứng thú tìm tòi, học hỏi cho học sinh để học sinh có thể chủ động tìm hiểu thêm. Để tiến hành nghiên cứu về thực trạng việc dạy học Tổ hợp – Xác suất trong DH môn Toán ở trường THPT, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi đối với các GV và HS ở trường THPT Quỳnh Lưu III, THPT Nguyễn Đức Mậu với mục đích: Thu thập thông tin, phân tích thuận lợi, khó khăn của thực trạng dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất trong DH môn Toán ở trường THPT. - Phương pháp phân loại, hệ thống hóa: Xem xét việc thể hiện yêu cầu tích hợp trong DH môn Toán ở SGK môn Toán cấp THPT hiện hành. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Dự giờ, quan sát những biểu hiện của GV và HS trong hoạt động dạy và học. Xây dựng mẫu phiếu khảo sát và tiến hành điều tra về tình hình dạy - học của GV, HS về dạy học Chủ đề Tổ hợp –Xác suất trong DH môn Toán ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Mục đích khảo sát nhằm đánh giá thực trạng của việc dạy học Chủ đề Tổ hợp – Xác suất thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong DH môn Toán ở trường THPT. Nội dung khảo sát tìm hiểu nhận thức, sự hiểu biết của GV về dạy học Chủ đề Tổ hợp – Xác suất thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đối tượng khảo sát là 16 GV dạy môn Toán và 120 HS ở trường THPT.Địa điểm khảo sát là trường THPT Quỳnh Lưu III, THPT Nguyễn Đức Mậu - tỉnh Nghệ An. Thời gian khảo sát Tháng 1,2 năm 2023. Phương pháp phỏng vấn kết hợp sử dụng googleforms: https://forms.gle/BQFPHZUBSaPkfvEw5 Trao đổi với GV dạy bộ môn Toán ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An về tình hình dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất. Tôi đã phỏng vấn qua 5 câu hỏi để biết được hiểu biết của GV về dạy học Tổ hợp – Xác suất, những căn cứ để GV dạy học, phương pháp DH khi dạy học, những khó khăn mà GV thường gặp khi dạy học Tổ hợp – Xác suất. Hỏi trực tiếp một số HS ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An về việc sử dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề tổ hợp – xác suất (xem phụ lục 1). (1) Thống kê sự hiểu biết về hoạt động trải nghiệm sáng tạo của các thầy cô 19
- Thống kê sự hiểu biết của thầy cô về hoạt động trải nghiệm sáng tạo 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Là hoạt động cho học sinh Là những HĐGD được tổ Hoạt động trải nghiệm sáng Cả ý 2 và ý 3 trải nghiệm thực tế kiến chức gắn liền với kinh tạo (HĐTNST) coi trọng các thức trên lớp nghiệm, cuộc sống để HS hoạt động thực tiễn mang trải nghiệm và sáng tạo tính tự chủ của HS Thống kê sự hiểu biết của thầy cô về hoạt động trải nghiệm sáng tạo Với 70% các thầy cô cho rằng khái niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động cho học sinh trải nghiệm thực tế. Qua bảng thống kê cho thấy rằng các thầy cô đã tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo tuy nhiên chưa đầy đủ và hoàn chỉnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do số lượng đội ngũ giáo viên được đào tạo, tập huấn về hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn hạn chế. Phần lớn giáo viên chỉ được đào tạo đơn môn, do đó sẽ gặp khó khăn khi triển khai dạy học theo hướng ứng dụng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên còn ngại học hỏi, ngại chia sẻ nên chưa có sự phối hợp tốt giữa giáo viên với nhau (2) Thống kê ý nghĩa của dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Ý nghĩa của dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Đảm bảo mục tiêu giáoNâng cao hứng thú học Hình thành và phát Kết nối trường học Hướng nghiệp, phân dục toàn diện tập triển năng lực, phẩm với cộng đồng luồng chất cho học sinh Ý nghĩa của dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Qua bảng số liệu trên, với 50% các thầy cô cho rằng ý nghĩa của việc dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo là đảm bảo giáo dục toàn diện cho HS không những về kiến thức mà cả kỹ năng. (3) Thống kê sự cần thiết dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế giáo án vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong tiết nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau Ngữ văn 10 (KNTT) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
50 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong chương trình Sinh học 10
58 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết lập công thức tính nhanh biên độ dao động của con lắc lò xo khi thay đổi khối lượng vật nặng
31 p | 50 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập bài Axit sunfuric - Muối sunfat môn Hóa học 10
29 p | 31 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế xà treo nghiêng trong tiết dạy kỹ thuật xuất phát, chạy lao sau xuất phát môn chạy cự ly ngắn
8 p | 49 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Cải tiến cách xây dựng tài liệu dạy học về dãy số và cấp số trong chương trình Đại số và Giải tích 11
52 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm tạo học liệu trực quan sinh động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chủ đề trao đổi nước và chủ đề trao đổi khoáng ở thực vật, môn Sinh học lớp 11
43 p | 45 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động trãi nghiệm-sáng tạo chủ đề pH cho học sinh lớp 11
18 p | 33 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bài giảng hoá học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (phần phi kim - hoá học 10 nâng cao)
35 p | 39 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế đề kiểm tra tự luận môn sinh học lớp 12 theo khung ma trận
52 p | 28 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “vấn đề dân số - lao động – việc làm ở Việt Nam” (dành cho học sinh lớp 11)
18 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn