Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận về công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR); Khảo sát và phân tích tình hình thực tiễn về việc ứng dụng công nghệ số hóa trong học tập; Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường thiết kế 1 số học liệu số (sản phẩm tương tác) và thực nghiệm cho đối tượng là học sinh THPT Quỳnh Lưu 3 để khám phá môn Sinh học cấp THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------- --------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ THỰC TẾ ẢO TĂNG CƯỜNG (AR) TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC CẤP THPT LĨNH VỰC: SINH HỌC Nghệ An, tháng 04 năm 2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------- --------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ THỰC TẾ ẢO TĂNG CƯỜNG (AR) TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC CẤP THPT Tác giả : Nguyễn Thị Thu Đơn vị: Trường THPT Quỳnh Lưu 3 Nghệ An, tháng 04 năm 2024
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Đọc là BGDĐT – GDTrH Bộ Giáo Dục Đào Tạo – Giáo dục trung học KNTT Kết nối tri thức SKKN Sáng kiến kinh nghiệm THPT Trung học Phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phương pháp dạy học GDPT Giáo dục phổ thông E- learning Electronic learning KHGD Kế hoạch giáo dục TN Thực nghiệm CNTT Công nghệ thông tin
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... MỤC LỤC .................................................................................................................. PHẦN 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 2 4. Giới hạn nghiên cứu ............................................................................................ 3 5. Tính mới của đề tài.............................................................................................. 3 6. Kế hoạch nghiên cứu ........................................................................................... 3 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 5 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 5 2.2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NHẬN THỨC, HIỂU BIẾT VÀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THỰC TẾ ẢO (AR) CỦA GV VÀ HS TRONG KHÁM PHÁ MÔN SINH HỌC CẤP THPT. .............................................................................. 7 2.3. THIẾT KẾ MỘT SỐ HỌC LIỆU SỐ NHẰM KHÁM PHÁ MÔN SINH HỌC BẰNG CÔNG NGHỆ THỰC TẾ ẢO TĂNG CƯỜNG (AR)................... 9 2.4. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA GIẢI PHÁP ............................................... 25 PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ (ĐỀ XUẤT) ............................................. 29 3.1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 29 3.2. ĐỀ XUẤT ........................................................................................................ 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 30 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 31
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. PHẦN 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự gia tăng nhanh chóng và thường xuyên của lượng thông tin, tri thức thì việc dạy học không thể hạn chế ở chức năng dạy kiến thức mà phải tăng cường rèn luyện cho học sinh cả phương pháp học. Nói đến phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học, đó là cầu nối giữa tự học và nghiên cứu khoa học. Ở Việt Nam, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 - 9 - 2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ hai sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước. Những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam rất quan tâm đến việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động giảng dạy. Việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Giai đoạn công nghệ số phát triển hiện nay đã tạo ra những phần mềm, các nền tảng Web, các công cụ hỗ trợ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc thiết kế và ứng dụng hệ thống thiết bị dạy học số phục vụ cho việc dạy và học online, có thể rút ngắn được thời gian và công sức của người dạy và người học. Sinh học là một trong những môn học quan trọng và đa dạng nhất trong chương trình giáo dục phổ thông tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Với hàng loạt khái niệm phức tạp và sự đa dạng của thế giới sống, môn Sinh học đặt ra một thách thức lớn đối với giáo viên và học sinh trong việc hiểu và áp dụng kiến thức. Môn học này đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về các quy luật và sự tương tác trong thế giới tự nhiên, và việc học tập chỉ dựa trên sách giáo trình thường khó khăn cho học sinh. Trong bối cảnh này, sự kết hợp giữa công nghệ và giáo dục có tiềm năng biến đổi hoàn toàn cách chúng ta tiếp cận và trải nghiệm môn Sinh học. 1
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) giúp khám phá và trải nghiệm các hiện tượng sinh học một cách trực quan và thú vị hơn. Đề tài được xây dựng với mục tiêu nghiên cứu và phát triển một môi trường học tập sáng tạo và hiệu quả sử dụng số hóa để giúp học sinh hiểu và yêu thích môn Sinh học hơn. Đây là một dự án mang tính đột phá, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực giáo dục tại cấp THPT. Bên cạnh đó, đề tài này cũng chứng tỏ sự kết hợp mạnh mẽ giữa công nghệ và giáo dục. Sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) áp dụng trong giảng dạy Sinh học có thể là một phương tiện mạnh mẽ để làm cho quá trình học tập trở nên trực quan, tương tác, thú vị và hiệu quả hơn. Từ những lý do trên, tôi nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) - Khảo sát và phân tích tình hình thực tiễn về việc ứng dụng công nghệ số hóa trong học tập. - Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường thiết kế 1 số học liệu số (sản phẩm tương tác) và thực nghiệm cho đối tượng là học sinh THPT Quỳnh Lưu 3 để khám phá môn Sinh học cấp THPT. - Đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường và tạo ra thông tin cơ bản để cải thiện trải nghiệm giảng dạy và học tập môn Sinh học cấp THPT. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích, tổng hợp, khái quát những tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu khảo sát ý kiến của học sinh và giáo viên để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp thống kê: Xử lý kết quả bằng Excel. - Phương pháp phân tích: Từ số liệu đã được xử lý.Từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp trong thực tiễn. - Phương pháp thực nghiệm và so sánh: Thực nghiệm một số biện pháp đã đề xuất, so sánh kết quả trước và sau khi thực nghiệm. 2
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. 4. Giới hạn nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường AR trong dạy học môn Sinh học cấp THPT. 4.2. Khách thể nghiên cứu: HS trường THPT Quỳnh Lưu 3. 5. Tính mới của đề tài Tính mới của đề tài này nằm ở việc kết hợp giữa công nghệ và giáo dục để tạo ra một môi trường học tập trực quan, thú vị và hiệu quả trong việc học môn Sinh học ở cấp THPT. Tích hợp công nghệ thực tế ảo (AR) và thiết bị học liệu số: đây là một sự kết hợp độc đáo giữa công nghệ thực tế ảo và thiết bị học liệu số, cho phép học sinh trải nghiệm môn sinh học một cách trực quan và tương tác. Giúp học sinh hình dung rõ ràng về khái niệm khoa học: môi trường thực tế ảo và các tài liệu số giúp học sinh hình dung và hiểu sâu hơn về các khái niệm và quy trình trong môn sinh học, bằng cách đưa hs vào môi trường tương tác. Tạo cơ hội cho học tập thú vị hơn: dự án này mang lại sự thú vị và trải nghiệm học tập đa dạng hơn, từ việc quan sát tế bào dưới góc độ 3D đến việc tham gia vào các hoạt động tương tác trong học tập. Phát triển thiết bị học liệu số riêng biệt: dự án này bao gồm việc phát triển các thiết bị học liệu số đặc biệt cho môn sinh học, như ứng dụng di động và phần mềm giáo dục, giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng. 6. Kế hoạch nghiên cứu Từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024. STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm Tìm hiểu tài liệu, thực trạng và Tháng Bản đề cương chi tiết của 1 chọn đề tài, viết đề cương 8/2024 đề tài. nghiên cứu. Tập hợp lý thuyết của đề - Nghiên cứu cơ sở lí luận tài. - Khảo sát thực trạng, tổng hợp Tháng Xử lý số liệu khảo sát 2 số liệu năm trước. 9/2024 được. - Trao đổi với đồng nghiệp và Tổng hợp ý kiến của đồng đề xuất SKKN. nghiệp. Xử lý kết quả trước khi 3 Tháng - Kiểm tra trước thực nghiệm. thử nghiệm đề tài. 3
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. 10/2024 - Áp dụng thực nghiệm trên các Tổng hợp và xử lý kết quả lớp: 10A2, 11A1, 12A5 thử nghiệm đề tài. Tháng - Viết sơ lược sáng kiến. Bản thảo sáng kiến. 4 11,12/202 Tiếp tục thử nghiệm trên các Tập hợp đóng góp của 4 lớp:10A2, 11A1, 12A5 đồng nghiệp. Tháng Tiếp tục thử nghiệm trên các lớp: 10A2, 11A1, 12A5 SKKN chính thức chấm 5 1, 2,3 cấp trường /2024 Hoàn thành SKKN Tháng Chỉnh sửa, bổ sung SKKN sau Hoàn thành sáng kiến nộp 6 4/2024 khi chấm cấp trường Sở GD&ĐT Nghệ An 4
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Khái niệm công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) Thực tế ảo AR là từ viết tắt của cụm từ Augmented Reality hay còn gọi là công nghệ thực tế ảo tăng cường. Đây chính là công nghệ dùng để mô phỏng một vật thể ảo, làm chúng xuất hiện và con người có thể tương tác với vật thể đó trong môi trường thế giới thật. 2.1.2. Các dạng AR trong khám phá môn sinh học 2.1.2.1. AR mô phỏng Mô phỏng cấu trúc tế bào: Sử dụng AR để tạo ra mô phỏng 3D của cấu trúc tế bào, bao gồm nhân, màng tế bào, và các cơ quan tế bào khác. Học sinh có thể quan sát và tương tác với các thành phần này để hiểu về cách hoạt động của tế bào. Sinh vật mô phỏng AR: Tạo mô phỏng số hóa của các sinh vật, bao gồm việc tái tạo chuyển động, cấu trúc, và quá trình sinh sản của chúng. Học sinh có thể tương tác với các mô hình này để nghiên cứu về sự phát triển và hành vi của sinh vật. Mô phỏng hệ cơ quan trong cơ thể người: Sử dụng AR để hiển thị hệ cơ quan trong cơ thể như: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết… của cơ thể người, bao gồm trái tim, mạch máu, phổi, thận…. 2.1.2.2. AR kết hợp video Mô phỏng AR kết hợp video có thể là một công cụ hữu ích trong việc học tập môn Sinh học cấp THPT. Bằng cách kết hợp mô phỏng AR với video, bạn có thể tạo ra trải nghiệm tương tác cho học sinh, cho học sinh có cơ hội tương tác với các hiện tượng sinh học phức tạp hơn. Dưới đây là cách bạn có thể áp dụng mô phỏng AR kết hợp video trong môn Sinh học: Thu thập tài liệu Video ->Tạo mô phỏng AR-> Kết hợp Video và mô phỏng AR->Tích hợp và sử dụng 2.1.2.3. AR kết hợp bài tập tương tác Mô phỏng AR kết hợp bài tập tương tác có thể là một công cụ hữu ích để giúp học sinh học tập môn Sinh học cấp THPT một cách tương tác và thú vị hơn. Một số phần mềm tạo bài tập tương tác như livewordsheets, wordwall, quizzi… Dưới đây là cách có thể áp dụng mô phỏng AR kết hợp bài tập tương tác: Chọn chủ đề và mục tiêu học tập ->Thiết kế mô hình AR 3D ->Tạo bài tập tương tác-> Kết hợp mô phỏng AR và bài tập -> Sử dụng thiết bị AR: Học sinh có thiết bị AR tương thích để trải nghiệm mô phỏng và bài tập. ->Hướng dẫn và đánh giá. 5
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. 2.1.2.4. AR kết hợp bài giảng Elearning Tạo mô phỏng AR-> Thiết kế bài giảng Elearning ->Kết hợp bài giảng Elearning và Mô phỏng AR->Tích hợp và sử dụng. Hãy đảm bảo rằng học sinh có thể truy cập và tương tác với AR thông qua thiết bị smartphone, Ipad. 2.1.3. Vai trò của thực tế ảo AR Tạo môi trường học tập tương tác: AR cho phép tạo ra môi trường học tập tương tác giữa học sinh và nội dung học tập. Học sinh có thể tương tác với các đối tượng và mô hình 3D để hiểu rõ hơn về các khái niệm Sinh học. Hình ảnh hóa kiến thức: AR cho phép biến các khái niệm trừu tượng trong Sinh học thành hình ảnh cụ thể và thực tế. Điều này giúp học sinh hình dung và hiểu một cách rõ ràng hơn về các quá trình và cấu trúc trong tự nhiên. Hấp dẫn học sinh: AR tạo ra một trải nghiệm học tập thú vị và hấp dẫn, giúp kích thích sự hứng thú của học sinh. Họ thường có cơ hội tham gia vào việc học tập một cách tích cực hơn. Tích hợp lý thuyết và thực tế: AR giúp học sinh thấy rõ mối liên hệ giữa lý thuyết Sinh học và thực tế. Họ có thể quan sát và tương tác với các hiện tượng tự nhiên trong môi trường ảo, điều này giúp họ hiểu rõ hơn về cách lý thuyết áp dụng vào thực tế. Tự học và nâng cao kỹ năng nghiên cứu: AR có thể thúc đẩy việc học sinh tự học và tìm hiểu thêm về các chủ đề Sinh học một cách độc lập. Họ có thể thực hiện các thí nghiệm ảo và tìm hiểu khám phá từ kết quả tạo sản phẩm. 2.1.4. Mô hình lớp học đảo ngược Mô hình này dựa trên cơ sở lí thuyết về học tập tích cực (active learning). Cụ thể là quan điểm dạy học chủ động khám phá, tiếp cận kiến thức thông qua quá trình tương tác. Mô hình này cũng giúp tạo ra môi trường khyến khích tính tự chủ trong học tập vì người học có cơ hội học tập theo nhịp độ của riêng mình và trở nên có trách nhiệm với việc xây dựng kiến thức thay vì chờ sự truyền đạt tri thức của thầy cô. Ngược lại với mô hình lớp học truyền thống, ở lớp học đảo ngược giáo viên sẽ ghi âm, ghi hình hoặc chuẩn bị nội dung bài giảng và đưa lên Internet. Tiếp đến, HS xem, nghe bài giảng trước khi đến lớp. Có thể làm một số bài tập đơn giản ngay tại nhà. HS có thể thảo luận với nhau và với giáo viên online. Những công cụ phổ biến có thể sử dụng cho việc này là dùng Microsoft Teams, facebook, zalo, messenger…Cuối cùng thời gian ở lớp sẽ dùng cho HS thảo luận, trình bày sự tìm hiểu của mình và thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn. Điều này giúp HS học sâu hơn. HS lúc này trở thành trung tâm của lớp học. GV đứng ở vai trò quan sát, hỗ 6
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. trợ, giải đáp thắc mắc. GV cũng có thể dành thời gian để hỗ trợ nhiều hơn cho các HS yếu, HS giỏi,… HS sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ của thầy cô và các bạn. Tiến trình thực hiện bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược 2.2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NHẬN THỨC, HIỂU BIẾT VÀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THỰC TẾ ẢO (AR) CỦA GV VÀ HS TRONG KHÁM PHÁ MÔN SINH HỌC CẤP THPT. 2.2.1. Thực trạng trước khi nghiên cứu đề tài này 2.2.1.1. Tôi đã tiến hành khảo sát 90 gv nơi tôi công tác với câu hỏi: Bạn đã nghiên cứu, giảng dạy các môn học như thế nào? Kết quả thu được bảng sau: 2.2.1.2. Tôi tiếp tục khảo sát 300 học sinh nơi tôi công tác với câu hỏi: Các em đã nghiên cứu, học tập môn Sinh học như thế nào? Kết quả thu được bảng sau: 7
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. Thực trạng hiểu biết và sử dụng AR của GV và HS trong việc khai thác thông tin, học tập, khám phá môn Sinh học của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3, kết quả chung thu được như sau: Như vậy, qua bảng trên, hầu như GV và Hs chưa được tiếp cận, sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường AR vào dạy học và học tập. Việc tiếp cận kiến thức chủ yếu dựa vào tài liệu học tập có sẵn kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp. Điều đó chứng tỏ GV chưa ứng dụng CNTT nhiều vào dạy học, đặc biệt AR. 2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng Tôi tiếp tục tiến hành khảo sát 300 học sinh với câu hỏi: Nguyên nhân của việc bạn chưa có động lực để tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá môn Sinh học bằng ứng dụng công nghệ thưc tế ảo tăng cường thì có 210/300 bạn trả lời do “Sự trừu tượng của kiến thức” chiếm 70%. Có 190/300 bạn trả lời do “Hiệu quả giảng dạy của giáo viên” chiếm 63,33%, giáo viên thường dựa vào phương pháp truyền thống như giảng giải, thảo luận và thực hành thực tế hạn chế. điều này có thể làm cho việc giảng dạy trở nên khá khô khan và thiếu sự thú vị. Có 200/300 bạn trả lời 8
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. do “Sự tương tác hạn chế” chiếm 66,7%; có 240/300 bạn trả lời do “Áp lực thi cử” chiếm 80%, trong bối cảnh cuộc cạnh tranh để đạt được kết quả cao trong các kỳ thi quan trọng như kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học, học sinh thường đặt áp lực lên việc học thuộc lòng và làm bài tập. Có 180/300 bạn trả lời do “Mục tiêu học tập thấp” chiếm 60% là lí do làm học sinh thiếu động lực tìm hiểu và khám phá môn Sinh học. Có 160/300 bạn trả lời do “Sự thay đổi của môi trường học tập” chiếm 53,33%, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, học sinh càng trở nên quen thuộc với các thiết bị điện tử và thế giới số. Khi hỏi các gv trong quá trình giảng dạy cũng từ các vấn đề như áp lực thi cử, việc đổi mới phương pháp dạy học chưa nhiều, tiếp cận công nghệ thông tin còn chậm. Điều này đã làm chất lượng dạy học bộ môn bị giảm sút, chưa tạo hứng thú cho học sinh tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học sinh ứng dụng công nghệ số để khám phá môn Sinh học. Đó là lí do làm học sinh chưa thật sự yêu thích, hứng thú học tập và khám phá môn Sinh học. 2.3. THIẾT KẾ MỘT SỐ HỌC LIỆU SỐ NHẰM KHÁM PHÁ MÔN SINH HỌC BẰNG CÔNG NGHỆ THỰC TẾ ẢO TĂNG CƯỜNG (AR) 2.3.1. Công cụ hỗ trợ, phần mềm dùng để tạo thực tế ảo tăng cường (AR) Tôi đã sử dụng phần mềm MywebAr (Link: https://dashboard.mywebar.com/account/pages/305444) Bước 1: Đăng kí tài khoản Bước 2: Tạo dự án Bước 3: Đưa hình ảnh 3D, thông tin, video, bài tập tương tác... Bước 4: Chỉnh sửa giao diện Bước 5: Xuất bản, lấy mã Qr GIAO DIỆN LÀM VIỆC CỦA PHẦN MỀM MYWEBAR 9
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. 2.3.2. Tính năng của các thành phần trong phần mềm mywebar Để thiết kế được các sán phẩm AR thì phải tìm hiểu và biết được các tính năng của các thành phần trong phần mềm mywebar. 2.3.2.1. Tính năng khai thác mô hình 3D: Cho phép người dùng khai thác và tương tác với hình ảnh ba chiều để tạo ra trải nghiệm thực tế ảo Sử dụng trang web: https://sketchfab.com/store để khai thác hình ảnh 3D (hình tĩnh hoặc hình động) 2.3.2.2. Tính năng khai thác hình ảnh (image): Hỗ trợ khai thác và sử dụng hình ảnh trong quá trình tạo ra trải nghiệm thực tế ảo . 2.3.2.3. Tính năng khai thác video: Cho phép người dùng sử dụng video trong các ứng dụng thực tế ảo để tạo ra trải nghiệm động. 2.3.2.4. Tính năng kết hợp nhúng link từ phần mềm khác: Cung cấp khả năng tích hợp và kết hợp liên kết từ các phần mềm hoặc dịch vụ khác vào ứng dụng thực tế ảo. (sử dụng Add Action -> open a Webpage on click -> nhúng link) 2.3.2.5. Tính năng điều chỉnh âm thanh, ánh sáng…Cho phép người dùng điều chỉnh và tinh chỉnh âm thanh và ánh sáng trong quá trình tạo ra trải nghiệm thực tế ảo. 2.3.2.6.Tính năng sử dụng trí tuệ nhân tạo AL: khả năng tương tác với các đối tượng ảo được hiển thị trong môi trường thực tế, như việc di chuyển, xoay, hoặc phóng to thu nhỏ các đối tượng. Nó cũng có thể bao gồm các tính năng như phát hiện bề mặt và định vị các đối tượng ảo trong không gian thực. (sử dụng tính năng generate with AL) 2.3.2.7. Tính năng xem trước sản phẩm (Preview): Cung cấp khả năng xem trước trực quan sản phẩm trước khi triển khai vào môi trường thực tế ảo. 2.3.3.8. Tính năng xuất bản sản phẩm (Publish): Cho phép người dùng xuất bản và chia sẻ sản phẩm hoặc trải nghiệm thực tế ảo của mình với người dùng khác. 2.3.3. Các bước chi tiết để thiết kế một ứng dụng AR trong môn Sinh học Bước 1: Xác định mục tiêu học tập: Xác định mục tiêu học tập cụ thể mà bạn muốn đạt được bằng việc sử dụng AR trong môn Sinh học. Điều này có thể bao gồm việc giúp học sinh hiểu rõ hơn về một khái niệm cụ thể, tạo ra một môi trường tương tác hơn, hoặc thúc đẩy sự hứng thú trong môn học. Bước 2: Xác định nội dung và chủ đề: 10
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. Chọn nội dung cụ thể và chủ đề trong môn Sinh học mà bạn muốn thể hiện bằng AR. Ví dụ, bạn có thể chọn chủ đề về cấu trúc tế bào, quá trình tiến hóa, hoặc hoạt động tim, hệ mạch, thận, phổi và ứng dụng trong thực tiễn Bước 3: Tạo kịch bản và thiết kế ứng dụng: Lập kịch bản chi tiết cho ứng dụng AR, xác định các tương tác và hoạt động mà học sinh sẽ thực hiện trong ứng dụng. Bước 4: Xây dựng mô hình 3D và tương tác: Tạo mô hình 3D của các đối tượng và cơ quan Sinh học mà bạn muốn hiển thị trong ứng dụng AR. Đảm bảo rằng mô hình này phản ánh một hình ảnh thực tế và sinh động. Xác định các tương tác mà học sinh có thể thực hiện với mô hình, ví dụ như quay, phóng to, thu nhỏ, hay di chuyển đối tượng. Bước 5: Tạo nội dung tương tác Bao gồm hướng dẫn, thông tin bổ sung, hình ảnh, video, câu hỏi, link, hoặc các tài liệu học tập liên quan đến chủ đề. Bước 6: Kiểm tra và điều chỉnh: Tiến hành kiểm tra thử nghiệm ứng dụng AR trên các thiết bị AR tương thích để đảm bảo tính ổn định và hiệu suất. Thu thập phản hồi từ học sinh và điều chỉnh ứng dụng dựa trên phản hồi để cải thiện trải nghiệm. Bước 7: Triển khai trong lớp học: Đưa ứng dụng AR vào lớp học và hướng dẫn học sinh về cách sử dụng AR trong học tập và tương tác. Bước 8: Đánh giá hiệu quả: Đánh giá hiệu suất của ứng dụng AR dựa trên sự tham gia, hiểu biết, và hiệu suất học tập của học sinh. Ví dụ: Thiết kế học liệu số Hệ hô hấp, Sinh học 11 bằng công nghệ thực tế ảo tăng cường AR Bước 1: Xác định mục tiêu học tập: Giúp học sinh hiểu rõ hơn về cấu tạo hệ hô hấp (phổi) và các bệnh liên quan Tạo ra một môi trường tương tác hơn, hoặc thúc đẩy sự hứng thú trong môn học Sinh học của hs. Bước 2: Xác định nội dung và chủ đề: Cấu tạo phổi và ứng dụng trong thực tiễn: các bệnh về phổi, nguyên nhân và các biện pháp bảo vệ phổi. Bước 3: Tạo kịch bản và thiết kế ứng dụng: 11
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. Mở phần mềm ứng dụng mywebar -> Chọn “tạo dự án mới” -> Chọn “AR trên mã QR” Bước 4: Xây dựng mô hình 3D và tương tác: Tạo mô hình 3D của các đối tượng và cơ quan Sinh học mà bạn muốn hiển thị trong ứng dụng AR: phổi (cấu trúc động 3D), các hình ảnh (mục image) liên quan. Bước 5: Tạo nội dung tương tác: Bao gồm hướng dẫn, thông tin bổ sung, hình ảnh, video, câu hỏi, link, hoặc các tài liệu học tập liên quan đến chủ đề https://www.youtube.com/watch?v=fIWJFrgTVPk (video về nguyên nhân, triệu chứng hậu quả của viêm phổi) https://wordwall.net/resource/63099957 (bài tập tương tác) https://quizizz.com/join?gc=89439734 (bài tập tương tác) 12
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. Bước 6: Kiểm tra và điều chỉnh: Bật chế độ prewier chạy thử để kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp Bật chế độ xuất bản (Puslish) đề lấy mã Qr, link gửi cho hs 13
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. Bước 7: Triển khai trong lớp học: Đưa ứng dụng AR vào lớp học và hướng dẫn học sinh về cách sử dụng AR trong học tập và tương tác. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ SẢN PHẨM AR: VÍ DỤ HỆ HÔ HẤP – SH11 2.3.4. Một số sản phẩm thiết kế học liệu số nhằm khám phá môn sinh học bằng thực tế ảo tăng cường cho hs trường THPT Quỳnh lưu 3 Sản phẩm 1: Khám phá hệ tuần hoàn – hoạt động của tim (Sinh học 11, KNTT) Sản phẩm 2: Khám phá virut và cách phòng bệnh (Sinh học 10, KNTT) Sản phẩm 3: Khám phá hệ hô hấp (Sinh học 11, KNTT) Sản phẩm 4: Khám phá hóa thạch (Sinh học 12) Sản phẩm 5: Khám phá thận, hệ tiết niệu (Sinh học 11, KNTT) 14
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. BẢNG MÔ TẢ CHI TIẾT CÁC SẢN PHẨM THIẾT KẾ Tên sản AR kết hợp bài AR kết hợp AR mô AR kết hợp tập tương tác phẩm thiết bài giảng phỏng video kế Elearning Khám phá thế giới sống (sinh học 10, KNTT) Mô phỏng các loài sinh vật https://mywe bar.com/qr/31 https://sketchf 1395 ab.com/store Khám phá hệ Bài giảng tuần hoàn – Elearning Video: làm thế hoạt động của trên phần nào để bảo vệ tim (sinh học mềm trái tim khỏe Bài tập tương tác 11,KNTT) Mô phỏng 3D Storyline 3 mạnh? trên wordwall, https://mywe cấu tạo của https://tuanh Link yutube: quizzi bar.com/qr/30 tim oanmausinh https://wordwall.n hoc11tbs.net 5452 https://sketchf https://youtu.be et/resource/63102 ab.com/store /V5gJt3jZGEw lify.app/ ?si=lg- 291 J11U4eswl8H GB Khám phá virut và cách Mô phỏng 3D Bài tập tương tác phòng bệnh : các loại trên wordwall (Sinh học 10, virus https://wordwall.n KNTT) https://sketchf et/resource/63099 https://mywe ab.com/store 024 bar.com/qr/30 6628 15
- “Thiết kế và vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào giảng dạy môn Sinh học cấp THPT ”. Khám phá hệ Bài tập tương tác hô hấp (sinh Mô phỏng 3D trên wordwall: học 11, hình ảnh https://wordwall.n KNTT) https://www.yo động: cấu tạo et/resource/63099 utube.com/wat https://mywe của phổi, ảnh 957 ch?v=fIWJFrg bar.com/qr/30 các bệnh liên Bài tập tương tác TVPk 5444 quan hô hấp trên Quizzi: https://sketchf https://quizizz.co ab.com/store m/join?gc=89439 734 Khám phá hóa thạch Mô phỏng (sinh học 12) 3D: các dạng https://mywe hóa thạch bar.com/qr/34 https://sketchf 4198 ab.com/store Khám phá thận, hệ tiết niệu (Sinh học 11, Mô phỏng 3D Video cách bảo KNTT) hình ảnh vệ sức khỏe, Bài tập tương tác động: thận và bảo vệ thận: https://mywe trên Quizzi: hình ảnh về https://youtu.be bar.com/qr/30 bệnh liên https://quizizz.co 6389 /- quan đến thận SjcMxNB8GE m/join?gc=78848 167 https://sketchf ?si=pVwjqxuC ab.com/store eFTO_VAn 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế giáo án vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong tiết nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau Ngữ văn 10 (KNTT) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
50 p | 16 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
17 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong chương trình Sinh học 10
58 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao năng lực tự học, năng lực hợp tác và hứng thú học tập phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 bằng phương pháp thiết kế trò chơi trong hoạt động khởi động
36 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cacbohidrat
35 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM thông qua một số chủ đề trong chương trình môn Toán học lớp 10 ở Trường THPT Đông Hiếu
61 p | 43 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế dự án dạy học chủ đề tích trò sân khấu dân gian Ngữ văn 10 nhằm phát huy phẩm chất năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018
63 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn