intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực trạng và giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho học sinh trường THPT Lê Lợi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

38
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Thực trạng và giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho học sinh trường THPT Lê Lợi" nhằm tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân về hành vi lệch chuẩn của HS Trường THPT Lê Lợi, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với thực tế nhằm nâng cao nhận thức, hành vi đúng đắn cho học sinh. Nhằm xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, hạnh phúc khi đến trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực trạng và giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho học sinh trường THPT Lê Lợi

  1. DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ LỢI -------- TÊN ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HÀNH VI LỆCH CHUẨN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ LỢI Lĩnh vực: Quản lí Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến Chu Thị Minh Xuân Năm thực hiện: 2021-2022 Số điện thoại: 0834171187
  2. MỤC LỤC Phần, mục Nội dung Trang PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II NỘI DUNG 3 I Cơ sở lý luận và thực tiễn 3 1 Cơ sở lý luận 3 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3 1.1.1 Trên thế giới 3 1.1.2 Ở Việt Nam 3 1.2 Những khái niệm liên quan đến hành vi lệch chuẩn 4 1.2.1 Hành vi 4 1.2.2 Hành vi lệch chuẩn 4 1.2.3 Các biểu hiện của hành vi lệch chuẩn trong trường học 5 1.2.4 Phân loại các hành vi lệch chuẩn trong trường học 5 1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lệch chuẩn của học 6 sinh 1.2.6 Các văn bản qui phạm hiện hành định hướng hành vi 6 chuẩn mực cho HS trong các trường học 2 Cơ sở thực tiễn 7 2.1 Thực trạng về hành vi lệch chuẩn của học sinh Trường 7 Trung học phổ thông Lê Lợi 2.1.1 Kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức của học sinh 7 trường THPT Lê Lợi về hành vi lệch chuẩn 2.1.2 Thực trạng nhận thức về chuẩn mực hành vi cần có 8 của bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã hội. 2.2 Kết quả nghiên cứu về thực trạng hành vi lệch chuẩn 8 của học sinh Trường THPT Lê Lợi. 2.2.1 Kết quả tự đánh giá của học sinh về mức độ hành vi 8 lệch chuẩn của bản thân. 2.2.2 Kết quả khảo sát các biểu hiện cụ thể của hành vi lệch 9 chuẩn của học sinh trường THPT Lê Lợi 2.3 Nguyên nhân của thực trạng hành vi lệch chuẩn ở HS 11 Trường THPT Lê Lợi 2.4 Hậu quả của hành vi lệch chuẩn 12 2
  3. II Một số giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho học 12 sinh trường THPT Lê Lợi 1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 12 1.1 Tính mục đích 12 1.2 Tính toàn diện 13 1.3 Tính hiệu quả 13 1.4 Tính khả thi 13 2 Một số giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho HS 13 Trường THPT Lê Lợi 2.1 Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận 13 thức đúng đắn về hành vi chuẩn mực cho HS. 2.2 Nâng cao hiệu quả công tác vấn tâm lí học đường 15 trong việc hạn chế hành vi lệch chuẩn 2.3 Chú trọng công tác xây dựng trường học hạnh phúc 21 2.4 Tổ chức tốt các sân chơi lành mạnh, bổ ích cho HS 23 Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên, giáo viên chủ 2.5 nhiệm, giáo viên bộ môn trong công tác định hướng 25 hành vi chuẩn mực cho HS 2.6 Tăng cường xây dựng môi trường giáo dục an toàn, 29 lành mạnh, thân thiện 2.7 Tổ chức tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình – nhà 31 trường – xã hội trong công tác giáo dục HS 3 Một số kết quả đạt được 34 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36 1 Kết luận 36 2 Kiến nghị và đề xuất 36 Tài liệu tham khảo 38 Phụ lục 39 3
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Đọc là THPT Trung học phổ thông GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh HVLC Hành vi lệch chuẩn BGH Ban giám hiệu ĐVTN Đoàn viên thanh niên CB, ĐV, GV, NV Cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên TDTT Thể dục thể thao 4
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện cho sự phát triển nhiều mặt của đất nước. Song mặt trái của cơ chế thị trường, cùng nhịp sống xã hội sôi động với nhiều áp lực trong cuộc sống thì việc phát sinh những lời nói, hành động thể hiện những sai lệch về lối ứng xử của một bộ phận người dân Việt Nam cũng xuất hiện và ngày một gia tăng. Bên cạnh đó, các hình thức giao tiếp, kết nối trên phương tiện thông tin, mạng xã hội trong thời kỳ công nghiệp 4.0 hiện nay rất đa dạng, song thiếu kiểm soát đã góp phần ảnh hưởng và lan tràn lối ứng xử lệch chuẩn nêu trên, gây xáo trộn không nhỏ các chuẩn mực văn hóa trong xã hội. Trong thời gian qua, số học sinh (HS) có hành vi lệch chuẩn (HVLC) trong các nhà trường ngày càng gia tăng, số HVLC ngày càng nhiều. Một số HVLC xuất hiện ngày càng nhiều như sử dụng chất kích thích (hút thuốc, uống rượu…), bạo lực học đường, vi phạm an toàn giao thông, sản xuất và mua bán pháo nổ,…đặc biệt là có những hành vi bạo lực với thầy/cô giáo. Nếu những người làm công tác giáo dục không điều chỉnh và uốn nắn kịp thời thì có thể dẫn đến khủng hoảng và lệch lạc về hành vi ở các em, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách ở các em. Nhưng thế nào là HVLC, nguyên nhân cũng như các giải pháp phòng ngừa và can thiệp như thế nào là hiệu quả thì không phải thầy cô giáo, nhà quản lý giáo dục nào cũng hiểu rõ. Qua thực tiễn nhiều năm làm công tác quản lí giáo dục và từ nhận thức sâu sắc về hậu quả của các hành vi lệch chuẩn ở học sinh, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho học sinh trường THPT Lê Lợi” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nhóm tác giả tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân về hành vi lệch chuẩn của HS Trường THPT Lê Lợi, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với thực tế nhằm nâng cao nhận thức, hành vi đúng đắn cho học sinh. Nhằm xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, hạnh phúc khi đến trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về hành vi lệch chuẩn. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng về hành vi lệch chuẩn từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm hạn chế hành vi lệch chuẩn cho HS Trường THPT Lê Lợi. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, chúng tôi tiến hành làm rõ các vấn đề sau: Thực trạng hành vi lệch chuẩn của học sinh trường THPT Lê Lợi như thế nào? 5
  6. Nguyên nhân nào tác động đến việc hình thành hành vi lệch chuẩn của học sinh trường THPT Lê Lợi? Để ngăn ngừa và hạn chế hành vi lệch chuẩn cho học sinh Trường THPT Lê Lợi cần có những giải pháp gì? Thực nghiệm để khẳng định tính hiệu quả các giải pháp của đề tài 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Học sinh Trường THPT Lê Lợi. 5. Phạm vi nghiên cứu Học sinh Trường THPT Lê Lợi huyện Tân Kỳ với các hành vi lệch chuẩn và các giải pháp để hạn chế các hành vi lệch chuẩn. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra xã hội bằng phiếu khảo sát ý kiến học sinh - Phương pháp quan sát và tự quan sát - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp xử lí số liệu - Phương pháp thực nghiệm 7. Đóng góp của đề tài Lần đầu tiên có đề tài nghiên cứu thực trạng hành vi lệch chuẩn, nghiên cứu và đề xuất giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho HS trường THPT Lê Lợi. Đây là vấn đề cấp thiết đối với các trường học hiện nay. Những giải pháp mà nhóm tác giả đề xuất, không chỉ áp dụng đối với trường THPT Lê Lợi mà có thể áp dụng đối với tất cả các trường THPT trong cả nước. 6
  7. PHẤN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Vấn đề hành vi, hành vi lệch chuẩn thực sự được quan tâm nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX, gắn liền với tên tuổi các nhà Tâm thần học, Tâm lý học, Giáo dục học nổi tiếng như S. Freud, N. Miaxishev…Từ năm 1960 đến nay, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có cố gắng xây dựng và hoàn thiện bảng phân loại các rối loạn tâm lý và thống nhất các thuật ngữ. Trước tình hình các rối loạn tâm lý, hành vi lệch chuẩn ngày càng có chiều hướng gia tăng, tổ chức Y tế thế giới đã liên tục đưa ra vấn đề này thành chương trình nghị sự của nhiều cuộc hội thảo. Đóng góp to lớn mang tính toàn cầu, cần phải đề cập đến đó là hai công trình nghiên cứu lớn: Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD 10) ra đời năm 1992. Đây là kết quả sau hơn 30 năm làm việc không ngừng của hơn 915 nhà Tâm lý học có uy tín trên 52 quốc gia. Bảng phân loại này mang tính quốc tế vì phản ánh hầu hết các trường phái và truyền thống chủ yếu về Tâm bệnh học trên thế giới. Trong công trình này đã tập trung nghiên cứu rất kỹ về hành vi lệch chuẩn của trẻ em. Hành vi lệch chuẩn của trẻ em thuộc mục F91, phân thành ba mục sau: F91 - 0: Hành vi lệch chuẩn khu trú trong môi trường gia đình; F91 - 1: Hành vi lệch chuẩn ở những người kém thích ứng xã hội; F91 - 2: Hành vi lệch chuẩn ở những người còn thích ứng xã hội. Bảng phân loại bệnh học Hoa Kỳ DSM - IV (ra đời năm 1994), hành vi lệch chuẩn của trẻ thuộc mục 321 - 8, đã đưa ra 15 tiêu chuẩn chẩn đoán và được chia thành bốn nhóm: Hung hãn với người và súc vật; Phá hoại tài sản; Gian lận hoặc ăn cắp; Vi phạm nặng nề các quy định . Như vậy, có thể khẳng định rằng vấn đề hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và thanh thiếu niên đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, mỗi tổ chức, mỗi nhà nghiên cứu tuy tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của vấn đề nhưng đều thống nhất quan điểm cần tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp để hạn chế hành vi lệch chuẩn. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, việc nghiên cứu những HVLC, biện pháp phát hiện cũng như điều chỉnh HVLC thực sự còn khá mới mẻ. Gần đây có các công trình nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn như : Lưu Song Hà, 2004, Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, Tạp chí tâm lí học, Số 7; Nguyễn Văn Song, 2012, Quản lý hoạt động giáo dục ahọc sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường trung học phổ thông Phù Cừ tỉnh Hưng Yên, Luận văn ThS Quản lý giáo dục; Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà 7
  8. Nội. Phạm Tiến Công, 2012, “Thực trạng hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu - tỉnh Bạc Liêu” Luận văn Thạc sĩ tâm lí học, Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Các công trình nghiên cứu này bước đầu đi sâu tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, giải pháp để hạn chế HVLC. Tuy nhiên, với HS mỗi vùng miền khác nhau lại có những đặc điểm về nhận thức, tâm sinh lý , xã hội khác nhau vì thế không thể áp dụng nguyên xi các biện pháp cho HS các vùng khác nhau tại huyện Tân Kỳ được. Hơn nữa nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn tạo ra một bước chuyển biến không chỉ trong nhận thức mà còn trong hành động cho học sinh để hạn chế HVLC hiện nay. 1.2. Những khái niệm liên quan đến hành vi lệch chuẩn 1.2.1. Hành vi Trong cuộc sống thường ngày thì mỗi chúng ta đều đã‚ đang và sẽ thực hiện rất nhiều hành vi‚ có thể là những hành vi tốt đẹp‚ mang tính tích cực hoặc cũng có thể là những hành vi xấu‚ chưa đúng chuẩn mực của xã hội‚ mang tính tiêu cực ở mức độ khác nhau. Có nhiều định nghĩa về Hành vi, Theo từ điển Tâm lý học Mỹ: Hành vi là thuật ngữ khái quát chỉ những hoạt động, phản ứng, phản hồi, di chuyển và tiến trình đó có thể đo lường được của bất cứ cá nhân nào. Ở Việt Nam, theo góc độ ngôn ngữ học của từ điển Tiếng Việt: Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách ứng xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định. Hành vi trong đề tài này được hiểu là: Hành vi là chỉ sự hoạt động có mục đích của con người, tức hành vi là tên gọi chung cho tất cả mọi hành động biểu hiện ra trong cuộc sống thường ngày của con người. Từ ý thức biểu hiện thành động tác tức là hình thành hành vi của con người. Hành vi của con người, do bản thân, thời gian, sự việc, sự vật thay đổi nên cũng thay đổi khác nhau. Song điều đó không có nghĩa hành vi là một cái gì không thể nắm bắt, đánh giá được. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) 1.2.2. Hành vi lệch chuẩn Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hành vi lệch chuẩn: Lưu Song Hà định nghĩa “Hành vi lệch chuẩn là hành vi chệch khỏi các quy tắc, chuẩn mực của nhóm hay của xã hội. Hành vi lệch chuẩn có tính chất tương đối về văn hoá và lịch sử”. Trong Từ điển Tâm lý học có nêu: “Hành vi lệch chuẩn là hệ thống hành vi hoặc các hành vi riêng lẻ đối lập với các chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật đã được xã hội thừa nhận. Những kiểu dạng hành vi lệch chuẩn chủ yếu là phạm pháp và những hành vi phi đạo đức nhưng chưa phải chịu trách nhiệm hình sự (say rượu, ăn cắp vặt…). Những hành vi lệch chuẩn thường là cơ sở hình thành các hành vi vi phạm pháp luật”. 8
  9. Những học sinh có hành vi lệch chuẩn trong trường học, Nguyễn Văn Song đã cho rằng: “Học sinh có hành vi lệch chuẩn là học sinh có những hành vi lệch ra khỏi những chuẩn mực xã hội về đạo đức, truyền thống, thẩm mỹ, pháp luật, vi phạm nội quy trường lớp làm ảnh hưởng xấu đến cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội”. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều đồng ý với quan điểm hành vi lệch chuẩn là hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật, những quy định chung và cần điều chỉnh. 1.2.3. Các biểu hiện của hành vi lệch chuẩn trong trường học Trong trường học hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các HVLC. Từ các nghiên cứu gần đây và từ thực tiễn dạy học, chúng tôi thống kê được các biểu hiện HVLC sau: Nét tính cách tăng đậm gây rối loạn/ bất thường về hành vi: tăng động, thiếu tính ổn định, tự ti dễ tổn thương, dễ bị kích thích, cục tính, hung tính, hysteria, adua… Nghiện internet: hành động phản cảm, tung tin thất thiệt, cảm xúc cực đoan thái quá, tạo scandal, thời gian tham gia mạng xã hội, tham gia mọi lúc, mọi nơi,… Hành vi hung tính, cực đoan (đe dọa, bắt nạt,uy hiếp, khởi xướng đánh nhau, dùng vũ khí, cướp, phá hoại tài sản, bỏ học, bỏ nhà… Nghiện chất kích thích; ngại giao tiếp, không quan tâm đến diện mạo, trầm nhược, hung tính, ngại vận động, biểu cảm thất thường, học sút kém, trộm cắp, kém tập trung, chán ăn… Tự xâm hại: tự làm tổn thương bản thân Rối loạn cư xử và thách thức chống đối: thờ ơ, xung động, cảm xúc thất thường, gây hấn, không tuân thủ, nói dối, nổi giận, cãi cọ, đổ lỗi, cố tình trái ý người khác… 1.2.4. Phân loại các hành vi lệch chuẩn trong trường học Các hành vi lệch chuẩn thường đươ ̣c phân loa ̣i theo hai tiêu chí : Thứ nhấ t, căn cứ vào nô ̣i dung, tính chấ t của các chuẩ n mực xã hô ̣i bi ̣ xâm ha ̣i: - Hành vi lệch chuẩn tić h cực là những hành vi (có thể là cố ý hoă ̣c vô ý) vi pha ̣m, phá vỡ hiê ̣u lực của các chuẩ n mực xã hô ̣i đã la ̣c hâ ̣u, lỗ i thời, không còn phù hơ ̣p với thực tế xã hô ̣i. - Hành vi lê ̣ch chuẩn tiêu cực là những hành vi (cố ý hoă ̣c vô ý) vi pha ̣m, phá vỡ hiê ̣u lực, sự tác đô ̣ng của các chuẩ n mực xã hô ̣i phù hơ ̣p, tiế n bô ̣, đang phổ ̣ hành và đươ ̣c thừa nhâ ̣n rô ̣ng rãi trong xã hô ̣i. biế n, thinh 9
  10. Thứ hai, căn cứ vào thái đô ̣, tâm lí chủ quan của người thực hiê ̣n hành vi lê ̣ch chuẩn gồ m có hành vi sai lê ̣ch chủ đô ̣ng và hành vi sai lê ̣ch thu ̣ đô ̣ng: - Hành vi lê ̣ch chuẩn chủ đô ̣ng là hành vi có ý thức, có tiń h toán, cố ý (trực tiế p hay gián tiế p) vi pha ̣m, phá vỡ hiê ̣u lực của các chuẩ n mực xã hô ̣i, dù chuẩ n mực đó đã la ̣c hâ ̣u, lỗ i thời hay còn đang tiế n bô ̣. Ho ̣ có thể nhâ ̣n thức đươ ̣c yêu cầ u của cô ̣ng đồ ng nhưng ho ̣ cứ hành đô ̣ng theo ý ho ̣ mă ̣c dù biế t không phù hơ ̣p.Ví du ̣, HS biế t đánh ba ̣n là xấ u, không đươ ̣c phép nhưng vẫn cứ đánh. - Hành vi lệch chuẩn thu ̣ đô ̣ng là hành vi vô tình không mong muố n vi pha ̣m, phá vỡ tiń h ổ n đinḥ các chuẩ n mực xã hô ̣i. Đă ̣c trưng của loa ̣i hành vi sai lê ̣ch này là người sai lê ̣ch không biế t hành vi của miǹ h là sai lê ̣ch, nguyên nhân là do ho ̣ không nắ m vững chuẩ n mực hoă ̣c do hiể u sai các chuẩ n mực. Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu về các HVLC tiêu cực, bao gồm cả hành vi lệch chuẩn chủ động và thụ động trong mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội và với chính bản thân HS. 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lệch chuẩn của học sinh Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến HCLC của HS. Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu về HVLC tiêu cực, vì vậy chúng tôi xác định hai nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến HVLC của HS như sau: - Nhóm yếu tố chủ quan gồm: ý thức tự trang bị kiến thức, các trải nghiệm của bản thân, tâm lí lứa tuổi, đặc điểm tính cách cá nhân... - Nhóm yếu tố khách quan: bạn bè, gia đình, nhà trường, môi trường xã hội, chương trình giáo dục, các loại sách báo, tài liệu, mạng intenet, mạng xã hội... 1.2.6. Các văn bản qui phạm hiện hành định hướng hành vi chuẩn mực cho HS trong các trường học Quyết định 1299/QĐ TTg, ngày 03/10/2018 của Thủ tướng chính phủ, Phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025” Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT, ngày 12/04/209 của Bộ GD&ĐT. Thông tư ban hành quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Chỉ thị số 31/CT-TTg, ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Điều 36, 37, 38 – Thông tư 32/2020-BGDĐT Điều lệ trường THCS, THPT quy định về hành vi ứng xử, trang phục của học sinh; các hành vi HS không được làm; kỷ luật HS. Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT. 10
  11. Quyết định 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1.Thực trạng về hành vi lệch chuẩn của học sinh Trường Trung học phổ thông Lê Lợi Nhóm tác giả tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 536 HS từ lớp 10 đến lớp 12 của Trường THPT Lê Lợi, trong đó khối 10 có 177 HS, khối 11 có 180 HS, khối 12 có 179 HS. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 09 đến tháng 12 năm 2021. Cụ thể: Bảng 1: Thống kê khách thể nghiên cứu thực trạng Nam Nữ Tổng Khối 10 Khối 11 Khối 12 Khối 10 Khối 11 Khối 12 86 90 91 91 90 88 536 2.1.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT Lê Lợi về hành vi lệch chuẩn Để thực hiện khảo sát thực trạng nhận thức về HVLC của các em HS, chúng tôi đã sử dụng Phiểu điều tra nhận thức, với câu hỏi 1 (Phụ lục 1-phiếu điều tra nhận thức): Em hiểu thế nào là HVLC? (Bảng 1 – Phụ lục 3) Sau khi tiến hành điều tra xong, chúng tôi đã phân tích, xử lý số liệu và kết quả thu thập được như sau: Biểu đồ 1: Nhận thức về hành vi lệch chuẩn của các em HS HV không phù hợp với chuẩn 15.80% mực đạo đức. 53.40% HV không phù hợp với chuẩn 30.80% mực văn hóa. HV không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật và cần điều chỉnh. Từ biểu đồ 1 cho thấy, các em nhận thức về khái niệm HVLC đầy đủ vẫn ở mức trung bình (53,4 %), vẫn còn nhiều em chưa nhận thức đúng, đầy đủ thế nào là HVLC (46,6%). Điều đó cho thấy việc tìm hiểu thực trạng nhận thức của các em về vấn đề rất quan trọng vì nguyên nhân của HVLC trước hết xuất phát từ nhận thức. Nhận thức sai dẫn đến hành vi không đúng. 11
  12. 2.1.2. Thực trạng nhận thức về chuẩn mực hành vi cần có của bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Để tìm hiểu nhận thức về chuẩn mực hành vi cần có của HS đối bạn bè, thầy cô; Nội quy, quy chế của trường lớp; Yêu cầu về lối sống sinh hoạt hàng ngày và đối xử với các thành viên trong gia đình, quan hệ với người thân, nhóm tác giả sử dụng câu hỏi 2 - Phụ lục 1 - phiếu điều tra nhận thức về HVLC của HS. Kết quả thu được như sau: Biểu đồ 2: Nhận thức của học sinh về chuẩn mực hành vi cần có 70.00% 57.80% 58.00% 58.80% 60.00% 50.00% 40.00% 31.10% 31.40% Đồng ý 30.00% 30.00% Lưỡng lự 20.00% 12.00% Không đồng ý 11.10% 9.80% 10.00% 0.00% Hành vi của học sinh Hành vi của học sinh Hành vi của học sinh cần có ở gia đình cần có trong nhà cần có ngoài xã hội trường Biểu đồ 2 (Bảng 2 – Phụ lục 3) cho thấy học sinh Trường THPT Lê Lợi đã có nhận thức về chuẩn mực hành vi cần có của bản thân đối với gia đình, nhà trường, xã hội. Tuy nhiên trình độ nhận thức của các em học sinh vẫn chưa cao chỉ mới đạt ở mức trung bình với tỷ lệ trả lời đúng chuẩn mực trong gia đình là 57.80%, trong nhà trường là 58.00%, đối với xã hội là 58.80%. Số lượng các em HS lưỡng lự và không đồng ý còn nhiều. Điều đó cho thấy các em chưa nhận thức hết tầm quan trọng của chuẩn mực hành vi của bản thân. 2.2. Kết quả nghiên cứu về thực trạng hành vi lệch chuẩn của học sinh Trường THPT Lê Lợi. 2.2.1. Kết quả tự đánh giá của học sinh về mức độ hành vi lệch chuẩn của bản thân. Thực trạng HVLC của học sinh dựa trên các biểu hiện như: sự tự đánh giá của học sinh về các HVLC của bản thân, đánh giá của GV về hành vi của học sinh, biểu hiện ban đầu về các hành vi lệch chuẩn thông qua thái độ của học sinh, biểu hiện cụ thể các hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh trong sáu tháng gần đây. Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra (Câu hỏi 3 - phiếu điều tra -Phụ lục 1), kết quả thu được như sau: 12
  13. 60.00% 54.30% 54.10% 52.60% 50.00% 50.00% 40.00% 36.10% 29.70% 30.00% 25.70% 26.30% Thường xuyên 20.00% 21.10% 20.00% 16.20% Thỉnh thoảng 13.90% Không 10.00% 0.00% HV không đúng HV không đúng HV không đúng Tự nhận bản thân với chuẩn mực với quy định với pháp luật, quy chưa ngoan đạo đức chung ở chung ở nhà tắc ở xã hội gia đình trường Biểu đồ 3: Tự đánh giá mức độ hành vi lệch chuẩn của bản thân Qua biểu đồ 3 (Bảng 3 – Phụ lục 3), nhóm tác giả nhận thấy, có 21,1% tự nhận mình là học sinh chưa ngoan chiếm số lượng nhiều nhất, tiếp theo là hành vi không đúng với chuẩn mực gia đình (20,0%), hành vi không đúng với qui định chung của nhà trường (16,20%), không đúng với pháp luật, qui tắc xã hội (13,9 %). Đây là một thực trạng đầy thách thức đối với gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân học sinh, cần có các giải pháp để ngăn ngừa và hạn chế các hành vi lệch chuẩn. 2.2.2. Kết quả khảo sát các biểu hiện cụ thể của hành vi lệch chuẩn của học sinh trường THPT Lê Lợi Chúng tôi tiến hành khảo sát, để tìm hiểu các biểu hiện cụ thể của HVLC của HS qua bảng hỏi sau: STT Nhận định Mức độ 1 Ở nhà không nghe lời cha mẹ, nói dối, không làm việc nhà     2 Ở nhà thờ ơ, không quan tâm chia sẻ với người thân     3 Đến trường không nghe lời thầy cô, vô lễ không học bài làm bài, gian lận trong kiểm tra, thi cử     4 Đến trường bỏ học trốn tiết, gây gỗ đánh nhau, phá hoại tài sản, nói tục, nói xấu bạn, nói chuyện riêng,     làm việc riêng 5 Ở ngoài xã hội không chấp hành luật giao thông, không tuân thủ qui định chung     6 Ở ngoài xã hội thiếu ý thức bảo vệ môi trường, không quan tâm, giúp đỡ người khác     13
  14. 7 Đối với bản thân không quan tâm đến ngoại hình, ngại vận động, ngại giao tiếp, tự làm tổn thương bản thân, (bỏ ăn,chán học, …), cảm xúc thất     thường 8 Đối với bản thân hút thuốc, yêu đương thái quá, thích thể hiện mình     9 Nghiện gems, xem ấn phẩm đồi trụy, cổ súy cho hiện tượng tiêu cực     10 Hành động phản cảm, tạo scandal, tung tin thất thiệt lên mạng xã hội, có cảm xúc cực đoan     Sau khi thu thập phiếu khảo sát, chúng tôi tiến hành xử lí số liệu và kết quả thu được như sau: Bảng 2: Thực trạng biểu hiện hành vi lệch chuẩn của HS THPT Lê Lợi STT     Điểm TB 1 97 98 86 255 1.93 2 48 132 132 224 1.99 3 90 136 148 162 1.71 4 54 98 128 256 2.09 5 68 146 152 170 1.79 6 90 142 152 152 1.68 7 97 102 114 223 1.86 8 110 112 116 198 1.75 9 141 127 134 134 1.49 10 124 136 142 134 1.53 Điểm trung bình chung 1.78 Kết quả khảo sát cho thấy một số học sinh trường THPT Lê Lợi có biểu hiện hành vi lệch chuẩn, với số điểm khảo sát chỉ 1.78 điểm cho thấy thực trạng đáng báo động. Kết hợp khảo sát bằng phiếu và phỏng vấn một số GV, chúng tôi thống kê được các biểu hiện hành vi lệch chuẩn của HS Trường THPT Lê Lợi cụ thể như sau: - Ở nhà: Không nghe lời cha mẹ, nói dối cha mẹ, thiếu sự quan tâm chia sẻ với người thân, không làm việc nhà - Đến trường: Không nghe lời thầy cô, không học bài, làm bài tập, gian lận khi kiểm tra thi cử, bỏ học, trốn tiết, gây gỗ đánh nhau, phá hoại tài sản nhà trường, nói tục, vô lễ với thầy cô, … - Ngoài xã hội: Không chấp hành luật giao thông, không tuân theo qui định chung, phá hoại tải sản chung, không có ý thức bảo vệ môi trường, không giúp đỡ người khác. 14
  15. - Đối với bản thân: tự làm tổn thương bản thân, bỏ ăn, không quan tâm ngoại hình, ngại vận động, yêu đương thái quá, ghen tuông, hút thuốc lá, thích thể hiện mình,… - Nghiện internet, mạng xã hội: hành động phản cảm, tung tin thất thiệt, cảm xúc cực đoan thái quá, tạo scandal, thời gian tham gia mạng xã hội nhiều, tham gia mọi lúc, mọi nơi, cổ súy cho những hiện tượng tiêu cực… 2.3. Nguyên nhân của thực trạng hành vi lệch chuẩn ở HS Trường THPT Lê Lợi Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng câu hỏi và tiến hành xử lí số liệu và thu được kết quả Bảng 4 – Phụ lục 3 và biểu đồ như sau: 60.00% 50.00% 50.00% 50.00% 46.70% 46.30% 41.70% 43.00% 42.90% 41.70% 40.00% 33.30% 33.30% 30.00% Đồng ý 25.00% 20.00% Phân vân 20.00% Không 10.70% 10.00% 7.10% 8.30% 0.00% Do môi trường Do MQH giữa Do nghiện Bản thân chưa Do tâm lí lứa học đường cha mẹ - con internet, mạng nhận thức được tuổi cái, cách giáo xã hội tác hại của hành dục con vi lệch chuẩn Biểu đồ 4: Nguyên nhân gây nên hành vi lệch chuẩn Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hành vi lệch chuẩn, qua khảo sát nhóm tác giả rút ra một số nguyên nhân cơ bản sau đây: Thứ nhất, do các em HS chưa nhận thức được mục đích, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện văn hóa ứng xử học đường, chưa nhận thức được tác hại vô cùng lớn của các hành vi lệch chuẩn đối với gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân. Thứ hai, do môi trường gia đình là yếu tố chủ yếu gây ra rối loạn tâm lí dẫn đến hành vi lệch chuẩn, bố mẹ không nhất quán trong giáo dục con, bố mẹ lo kiếm tiền bỏ mặc con cái, bỏ mặc cho nhà trường quản lí thời gian ở lớp, còn thời gian ở nhà để mặc con không quan tâm, bố mẹ là tấm gương xấu như nghiện ngập, cờ bạc, bố mẹ hay đánh đập, chửi mắng. Thứ ba, do ảnh hưởng của Internet, mạng xã hội. Một số em dành quá nhiều thời gian cho chúng. Những thông tin trên mạng xã hội và Internet có thể 15
  16. dẫn tới hành vi tập nhiễm, bắt chước.Việc tiếp xúc một cách thường xuyên với các hình ảnh bạo lực sẽ làm tăng các hành vi chống đối xã hội và gây rối ở học sinh. Thực trạng “sống ảo” đã và đang làm “teo tóp” cả về tâm lý, tinh thần của một bộ phận không nhỏ HS. Thứ tư, Tâm sinh lí lứa tuổi cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi lệch chuẩn của các em HS. Sự không hiể u biế t, hiể u biế t không đúng, không chính xác các quy tắ c, yêu cầ u của chuẩ n mực xã hô ̣i. Các em HS thiếu kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, chưa kiềm chế được bản thân, bị rối loạn về nhận thức, cảm xúc. Thứ năm, Nhà trường và các tổ chức đoàn thể, xã hội chưa tạo nhiều các sân chơi bổ ích cho các em. Nhà trường không nên “nhồi nhét” kiến thức quá nhiều mà không quan tâm đến giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Các tổ chức đoàn, hội chỉ hô hào, kêu gọi thanh thiếu niên bằng những câu khẩu hiệu “có cánh” mà thiếu chăm lo giáo dục, bồi đắp nhân cách cho các em bằng những hoạt động thực tiễn cụ thể, sinh động, phong phú, điều đó đã tạo ra “khoảng trống” về đời sống văn hóa, tinh thần cho các em. Thứ sáu, hiệu quả của công tác tư vấn tâm lí học đường còn hạn chế trong việc ngăn ngừa và hạn chế các hành vi lệch chuẩn. Thứ bảy, sự phối kết hợp giữa nhà trường – gia đình và xã hội chưa được quan tâm đúng tầm trong việc giáo dục đạo đức cho HS. 2.4. Hậu quả của hành vi lệch chuẩn Trong đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu hành vi lệch chuẩn tiêu cực. Hậu quả của hành vi lệch chuẩn ảnh hưởng xấu đến bản thân các em HS, gia đình, nhà trường, làm suy thoái nhân cách con người, có thể nguy hiểm cho xã hội nếu như nó vi phạm, phá vỡ tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội. Trong trường hợp này, hành vi lệch chuẩn đó sẽ bị dư luận xã hội phê phán, lên án hoặc đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp trừng phạt theo nguyên tắc, quy định của pháp luật. Từ thực trạng và nguyên nhân thực trạng nêu trên về hành vi lệch chuẩn của em học sinh trường THPT Lê Lợi, nhóm tác giả đã nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế hành vi lệch chuẩn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HÀNH VI LỆCH CHUẨN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp 1.1.Tính mục đích 16
  17. Giải pháp đề xuất phải đảm bảo mục tiêu giáo dục. Đó chính là cái đích của hoạt động giáo dục tại nhà trường và gia đình. 1.2. Tính toàn diện Khi đề xuất các giải pháp này đòi hỏi nhóm tác giả phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước, của Bộ - Sở Giáo dục và Đào tạo, của gia đình, nhà trường về giáo dục. Cần phải căn cứ thực trạng và nguyên nhân của thực trạng để đề ra các giải pháp hữu hiệu. Chúng ta phải dựa trên nền tảng đạo đức, văn hóa dân tộc, cách ứng xử văn minh của nhân loại để xây dựng các giải pháp. 1.3. Tính hiệu quả Các thầy cô, bạn bè, cha mẹ cần có sự phối hợp hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức và hành vi chuẩn mực cho các em HS. Làm sao cho tất cả cùng phối hợp hướng tới sự phát triển của các em HS, đồng thời hỗ trợ tăng cường liên kết giữa các em HS và nhà trường nhằm hạn chế hành vi lệch chuẩn. 1.4. Tính khả thi Việc đề xuất một số giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho HS trường THPT Lê Lợi yêu cầu chúng ta phải đặt các đối tượng trong hoàn cảnh lịch sử củ thể. Chúng ta phải thấy nó trong sự tác động của hoàn cảnh xã hội hiện nay, cần phải cân nhắc, tính toán cặn kẽ, tiến hành thực nghiệm để kiểm định rõ ràng, xác định rõ tính thiết thực và khả thi của các giải pháp trong điều kiện cho phép. 2. Một số giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho HS Trường THPT Lê Lợi 2.1. Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn về hành vi chuẩn mực cho HS. 2.1.1. Mục đích của giải pháp Công tác tuyên truyền có vai trò, vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Giải pháp làm tốt công tác tuyên truyền hướng đến việc cung cấp, trang bị, hướng dẫn, giải đáp các thông tin về chuẩn mực xã hội, tuyên truyền hậu quả của các hành vi lệch chuẩn, nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn về hành vi chuẩn mực cho HS, có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao tầm hiểu biết cho HS để hạn chế hành vi lệch chuẩn. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao khả năng nhận thức pháp lí, sự hiểu biết pháp luật, hình thành tri thức pháp luật cần thiết cho HS, nhằm khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật và hình thành thói quen xử sự theo pháp luật với động cơ tích cực, từ đó góp phần hạn chế hành vi lệch chuẩn. 2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện 17
  18. Tại trường THPT Lê Lợi, ngay từ ngày đầu tiên nhập học, ngoài việc được giới thiệu về lịch sử nhà trường, HS còn được Ban giáo dục ngoài giờ lên lớp của đơn vị triển khai tuyên truyền, học tập bộ quy tắc ứng xử; quyền hạn của HS, nhiệm vụ của HS, những điều học sinh không được làm được quy định tại Điều lệ trường PT, nội quy trường, lớp, học tập các nội dung về thực hiện văn hóa học đường… Trong tuần sinh hoạt tập thể đầu năm và trong suốt năm học, Đoàn thanh niên phối kết hợp với GVCN, Ban an ninh trường học và Ban Hoạt động ngoài giờ lên lớp thường xuyên tổ chức các hoạt động tìm hiểu về luật an toàn giao thông, luật an ninh mạng, Luật thanh niên ban hành Ngày 16 tháng 6 năm 2020…, giúp học có những hiểu biết, nhận thức cơ bản về pháp luật; nhận biết hành vi tích cực được làm, được khích lệ, động viên; các hành vi tiêu cực, bị pháp luật nghiêm cấm, các hành vi vi phạm pháp luật bị xã hội lên án; hậu quả pháp lý bất lợi từ việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật (cả hậu quả, tác hại đối với xã hội, với bản thân, với gia đình và những người xung quanh); cách phòng ngừa để không còn bị vi phạm. Từ đó nâng cao ý thức tự giác, xác định được trách nhiệm của bản thân và của những người xung quanh; phát hiện, thông tin kịp thời cho người có thẩm quyền để xử lí đối với các hành vi vi phạm. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng các nội dung về văn hóa ứng xử, văn hóa học đường, bộ quy tắc ứng xử, các nội dung xây dựng văn hóa học đường, xây dựng trường học hạnh phúc đến học sinh bằng nhiều hình thức, như thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, buổi sinh hoạt lớp; qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua mạng xã hội, qua hệ thống loa phóng thanh của đơn vị do Đoàn thanh niên nhà trường phụ trách, các văn bản, biển hiểu tuyên truyền được niêm yết tại các vị trí dễ quan sát trong khuôn viên trường học. Hình thức tuyên truyền chủ yếu mà đơn vị đã dùng là hình thức tuyên truyền miệng, công tác tuyên truyền đã góp phần chuyển hoá nhận thức của đối tượng tuyên truyền là HS theo hướng tích cực và hiệu quả, hướng HS tự giác thực hiện các hành vi chuẩn mực, giúp ngăn ngừa và hạn chế được các hành vi lệch chuẩn ở các em. Nhà trường giao cho GVCN tổ chức các tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề để tuyên truyền và tăng cường kĩ năng sống cho các em học sinh, đơn cử như chủ đề: “Rèn luyện kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiềm chế cảm xúc”, chủ đề “Xây dựng lớp học hạnh phúc”, chủ đề “Văn hóa ứng xử học đường”, chủ đề “Tình bạn, tình yêu, hôn nhân gia đình”... Ngoài ra, qua các tiết sinh hoạt lớp GVCN có trách nhiệm thường xuyên phổ biến lại các văn bản qui định về bộ qui tắc ứng xử của HS theo Thông tư 06 của BDG&ĐT, điều 36, 37, 38 của Điều lệ trường PT, văn hóa học đường, nội qui của trường, lớp. Cung cấp cho các em những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, chính trị… của cộng đồng và xã hội. Làm cho HS nắm được quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhân cách sai lệch 18
  19. chuẩn mực xã hội; hình thành thái độ tích cực ủng hộ các hành vi phù hợp, lên án các HVLC. Làm cho các em HS nhận thức được sai lệch của mình và tự nguyện sửa chữa, tự rèn luyện, tự điều chỉnh, hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về các hành vi chuẩn mực đạo đức còn lồng ghép tích hợp vào tiết dạy ở các môn học, đặc biệt là các môn Ngữ văn và môn giáo dục công dân. Nhà trường cũng đã phối kết hợp với các cơ quan chức năng của địa phương để thực hiện tốt công tác tuyên truyền: như phối kết hợp với Viện Kiểm soát nhân dân huyện, Công an huyện Tân Kỳ để tuyên truyền phổ biến Pháp luật. Hình ảnh trường THPT Lê Lợi phối kết hợp với Phòng Tư pháp và Công an huyện Tân Kỳ tuyên truyền phổ biến pháp luật 2.2. Nâng cao hiệu quả công tác vấn tâm lí học đường trong việc hạn chế hành vi lệch chuẩn 2.2.1. Mục đích của giải pháp Các vấn đề tâm lý, các khó khăn trong cuộc sống của học sinh phải được tư vấn, chia sẻ, giải toả kịp thời, tránh dẫn đến hành vi xấu, gây ra hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em sau này. Mục đích của tư vấn học đường là công tác chăm sóc sức khỏe tâm lý cho học sinh, giáo viên, cán bộ nhà trường và các bậc phụ huynh, giúp phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với HS đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu hành vi lệch chuẩn; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ giữa bản thân với gia đình, nhà trường và xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách. 2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện 2.2.2.1. Chú trọng các hoạt động của tổ tư vấn tâm lí học đường 19
  20. Tư vấn tâm lý học đường thực hiện ba nhiệm vụ chính: Hướng dẫn học đường; Tham vấn tâm lý và Tư vấn phụ huynh, giáo viên, những người khác có liên quan đến học sinh. Một là, Hướng dẫn học đường bao gồm: Hỗ trợ kỹ năng học tập; Giáo dục nâng cao hiểu biết về bản thân và người khác; Dạy các kỹ năng xã hội, ứng xử, giao tiếp hiệu quả và cách xử lý một số tình huống thường gặp; giáo dục về lạm dụng game/chất gây nghiện,… Truyền thông, giải quyết vấn đề, ra quyết định và giải quyết vấn đề xung đột. Hai là, Tham vấn tâm lý cá nhân, nhóm trong các trường hợp như: Kết quả học tập sa sút, không chú ý đến học tập; Sợ đi học, sợ đến trường, trốn học, bỏ học; Không làm theo yêu cầu của giáo viên, phàn nàn về giáo viên; Từ chối tham gia hoạt động ở lớp, ở trường; Xác định những rào cản, nguy cơ cả trở học tập và cung cấp các phương thức ứng phó; Hình thành thói quen tích cực trong học tập. Ba là, Tư vấn phụ huynh, giáo viên và những người khác có liên quan về: Vấn đề học tập của học sinh và các yếu tố ảnh hưởng; Cung cấp thông tin và giới thiệu dịch vụ, nguồn lực hỗ trợ học sinh; Làm việc về những vấn đề liên quan tới bắt nạt/bị bắt nạt và bạo lực học đường; Hợp tác cùng gia đình trong việc thực hiện các chiến lược giúp đỡ học sinh; Thảo luận về các tình huống có nguy cơ cao và thực hiện các biện pháp can thiệp; Nói chuyện và hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phụ huynh trong việc dạy và ứng xử với học sinh; Chuyển các học sinh cần trị liệu đến các dịch vụ trợ giúp phù hợp. Tại trường THPT Lê Lợi, vào đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức rà soát lại đội ngũ tư vấn viên và ban hành quyết định kiện toàn lại tổ tư vấn học đường, bao gồm: 11 người, trong đó 1 tổ trưởng là phó hiệu trưởng có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn tâm lí, 1 phó tổ trưởng là Bí thư Đoàn thanh niên, thành viên gồm 4 giáo viên, 1 đại diện Hội cha mẹ học sinh, 1 nhân viên y tế học đường và 3 đại diện học sinh. Sau khi được thành lập, tổ tư vấn học đường xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động của tổ, phân công nhiệm vụ phụ trách các mảng hoạt động và lịch tư vấn của tổ. Tổ trưởng tổ tư vấn tổ chức tập huấn lại nghiệp vụ tư vấn tâm lí cho các thành viên của tổ và cho toàn bộ GV nhà trường để tăng cường kỹ năng tư vấn. Công tác tư vấn tại trường THPT Lê Lợi được chú trọng thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Xuyên suốt thời gian trong các năm học, tổ tư vấn tâm lí nhà trường tổ chức các chương trình phòng ngừa can thiệp toàn trường bằng cách phối kết hợp với bộ phận phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp, bộ phận an ninh trường học tổ chức các chuyên đề giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên, tổ chức phổ biến các quy tắc ứng xử, văn hóa học đường, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, luật an ninh mạng, tư vấn các biện pháp phòng chống dịch covid- 19. Mời chuyên gia tư vấn về nói chuyện và tư vấn về chuyên đề tình bạn, tình yêu tuổi học đường … giúp các em trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hành các hành vi tích cực, chuẩn mực. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2