intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban kiểm tra Công đoàn cơ sở trong trường học hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban kiểm tra Công đoàn cơ sở trong trường học hiện nay” nhằm mục đích làm sáng tỏ về cơ cấu tổ chức, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban kiểm tra. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban kiểm tra Công đoàn cơ sở, giúp tổ chức Công đoàn hoạt động ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu trong mọi bối cảnh hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban kiểm tra Công đoàn cơ sở trong trường học hiện nay

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA UBKT CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY LĨNH VỰC: CÔNG ĐOÀN
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 =====  ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA UBKT CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY LĨNH VỰC: CÔNG ĐOÀN Nhóm người thực Nguyễn Văn Thọ hiện: Đơn vị: Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0913591868 Email: nguyentho@gmail.com Cao Viết Lợi Đơn vị: Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0989844190 Email: vietloi1978@gmail.com Hoàng Lý Đông Đơn vị: Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0965269898 Email: Lydongdc5@gmail.com Năm thực hiện: 2023 Diễn Châu, tháng 4/2023
  3. MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 I. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 II. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 1 III. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 2 V. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI .............................................................................. 3 Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................... 3 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm UBKT công đoàn .................................................................... 3 1.1.2. Nhiệm vụ của UBKT Công đoàn .............................................................. 3 1.1.3. Quyền hạn của UBKT Công đoàn ............................................................ 3 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động UBKT Công đoàn ................................................. 4 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 4 1.2.1. Đặc điểm UBKT Công đoàn ngành giáo dục ........................................... 4 1.2.2. Thực trạng của UBKT Công đoàn ở trường THPT hiện nay ........................ 5 Chương II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA UBKT CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY…..8 2.1. Các giải pháp chung ………………………………………………………....8 2.1.1. Tăng cường quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, nghị quyết công đoàn ngành GD&ĐT đối với các hoạt động UBKT Công đoàn hiện nay ....................................................................................................................... 8 2.1.2. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ UBKT, các đoàn viên công đoàn, các tổ chức trong nhà trường về hoạt động kiểm tra, giám sát .............. 8 2.2. Các giải pháp cụ thể ........................................................................................ 9 2.2.1. Xác định rõ đặc điểm, nét đặc thù của nhà trường ................................... 9 2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến chức năng nhiệm vụ của UBKT Công đoàn trong việc thực hiện điều lệ công đoàn....................................................................... 10 2.2.3. Kiện toàn, cũng cố tổ chức bộ máy UBKT Công đoàn cơ sở trong nhà trường hiện nay ................................................................................................. 17 2.2.4. Thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, ban hành kế hoạch cho cán bộ UBKT Công đoàn cơ sở trong nhà trường hiện nay ............ 18
  4. Chương III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .......................................................... 35 3.1. Số liệu thực nghiệm và kết quả so sánh ........................................................ 35 3.2. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 38 3.3. Phạm vi áp dụng của đề tài ........................................................................... 38 3.4. Tính mới của đề tài ....................................................................................... 38 3.5. Tính khoa học................................................................................................ 38 3.6. Tính hiệu quả................................................................................................. 39 3.7. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất ........................ 39 3.7.1. Đối tượng khảo sát .................................................................................. 39 3.7.2. Khảo sát tính cấp thiết ............................................................................ 39 3.7.3. Khảo sát tính khả thi ............................................................................... 40 3.7.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .. 41 PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 43 1. Kết luận ............................................................................................................ 43 2. Một số kiến nghị, đề xuất ................................................................................. 43 2.1. Với Công đoàn ngành Giáo dục................................................................. 43 2.2. Với đoàn viên Công đoàn .......................................................................... 43 2.3. Đối với UBKT Công đoàn ......................................................................... 43 2.4. Đối với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội trong nhà trường .... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….45 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 46 1
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT 1 BCH Ban chấp hành 2 BCHCĐ Ban chấp hành Công đoàn 3 BGH Ban giám hiệu 4 CBVCNLĐ Cán bộ viên chức người lao động 5 CTCĐ Chủ tịch Công đoàn 6 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 7 GDPT Giáo dục phổ thông 8 GV Giáo viên 9 HS Học sinh 10 THPT Trung học phổ thông 11 UBKT Ủy ban kiểm tra 12 UBND Ủy ban nhân dân 13 UVBCH Ủy viên ban chấp hành
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Câu hỏi 1: Thầy (cô) hiểu như thế nào về UBKT Công đoàn?................................. 5 Kết quả khảo sát bảng 1a........................................................................................... 5 Câu hỏi 2: Thầy (cô) có được tập huấn hay tự nghiên cứu bồi dưỡng về nghiệp vụ UBKT Công đoàn không? ........................................................................ 6 - Kết quả khảo sát bảng 2a. .................................................................................. 6 - Bảng khảo sát thực tế hoạt động kiểm tra, giám sát, hội họp của UBKT - - công đoàn tại một số trường qua các năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An............... 6 - Kết quả khảo sát bảng 3a. .................................................................................. 6 Câu hỏi 3: Theo thầy (cô) yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của UBKT Công đoàn? .................................................................................................... 7 - Kết quả khảo sát bảng 4a. .................................................................................. 7 Hình 1a: Buổi làm việc của UBKT Công đoàn........................................... 11 Hình 1b: Buổi làm việc của BCH Công đoàn. ............................................ 11 Hình 1c: Tập huấn thực hiện điều lệ Công đoàn. ........................................ 12 Hình 2a: Tập luyện TDTT. .......................................................................... 12 Hình 2b: Trình diễn văn nghệ. .................................................................... 13 Hình 2c: Gói bánh xuân yêu thương. .......................................................... 13 Hình 3a: Dã ngoại, trải nghiệm Vinbearl Hà Tĩnh. ..................................... 14 Hình 3b: Dã ngoại, trải nghiệm khu sinh thái Diễn Lâm. ........................... 14 Hình 3c: Dã ngoại đền Chung Sơn.............................................................. 15 Hình 4a: Nhóm Zalo Công đoàn. ................................................................ 15 Hình 4b: Nhóm Zalo BCH Công đoàn. ....................................................... 16 Hình 5a: Facebook Công đoàn. ................................................................... 16 Câu hỏi 1: Thầy (cô) hiểu như thế nào về UBKT Công đoàn?............................... 35 Kết quả khảo sát bảng 1b. ....................................................................................... 35 Câu hỏi 2: Thầy (cô) có được tập huấn hay tự nghiên cứu bồi dưỡng về nghiệp vụ UBKT Công đoàn không? ...................................................................... 36 - Kết quả khảo sát bảng 2b. ................................................................................ 36 - Bảng khảo sát thực tế hoạt động kiểm tra, giám sát, hội họp của UBKT Công đoàn tại một số trường qua các năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. .................. 36 - Kết quả khảo sát bảng 3b. ................................................................................ 36
  7. Câu hỏi 3: Theo thầy (cô) yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của UBKT Công đoàn? .................................................................................................. 37 - Kết quả khảo sát bảng 4b. ................................................................................ 37 - “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT Công đoàn cơ sở trong trường học hiện nay” gồm 468 CBGVNLĐ ở 6 trường THPT trên địa bàn Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An kết quả như sau: ............... 39 - “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT Công đoàn cơ sở trong trường học hiện nay” gồm 468 CBGVNLĐ ở 6 trường THPT trên địa bàn Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An kết quả như sau: ............... 40 - Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất. ............................................. 41 Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất. .................................................... 42
  8. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 tại Điều 1 nêu rõ “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam”. Đây là tổ chức đại diện chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Để xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng đoàn kết, vững mạnh nhất thiết phải thực hiện tốt các cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”, “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức công đoàn”; các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”,… hay việc sử dụng tài chính, tài sản công đoàn minh bạch, công khai đúng quy định, thì một trong những yếu tố rất quan trọng không thể thiếu được đó là vai trò của UBKT Công đoàn. UBKT Công đoàn giúp ban chấp hành kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công đoàn, kịp thời phát hiện những sai trái, vướng mắc để từ đó giải quyết một cách kịp thời. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay thì vai trò của UBKT Công đoàn hoạt động ngày càng mờ nhạt, gần như tự đánh mất vai trò của mình. Đội ngũ UBKT Công đoàn làm việc đôi lúc còn thiếu trách nhiệm, chưa tận tụy, chưa nhiệt huyết; năng lực nghiệp vụ hạn chế, kiểm tra giám sát còn cả nể với khuynh hướng “dĩ hòa vi quý”, chế độ báo cáo sơ sài, chưa kịp thời và chi tiết. Vậy nguyên nhân do đâu? Là cán bộ và đoàn viên tổ chức công đoàn có nhiều kinh nghiệm chúng tôi thiết nghĩ ở môi trường giáo dục công việc chính là dạy học, áp lực việc dạy, áp lực thi cử nhiều nên thời gian dành cho việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho UBKT còn ít. Đội ngũ UBKT Công đoàn chủ yếu là kiêm nhiệm, liên tục thay đổi nhân sự, không đáp ứng kịp thời những thay đổi về hoạt động, chế độ chính sách đối với UBKT chưa đảm bảo từ đó đã dẫn đến thực trạng trên. Xuất phát từ tìm tòi, đúc rút chúng tôi đã đi đến thống nhất và tổng hợp thành đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT Công đoàn cơ sở trong trường học hiện nay” nhằm mục đích làm sáng tỏ về cơ cấu tổ chức, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của UBKT. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT Công đoàn cơ sở, giúp tổ chức Công đoàn hoạt động ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu trong mọi bối cảnh hiện nay. II. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở. - Giúp những người làm trong ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở nhận thức rõ 1
  9. vai trò, trách nhiệm của mình trong công việc. - Nâng cao kỹ năng làm việc của ủy ban kiểm tra giúp BCH Công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát của công đoàn một cách có hiệu quả. Từ đó phòng ngừa một cách có hiệu quả những sai phạm có thể xẩy ra đối với BCH Công đoàn cũng như các đoàn viên công đoàn. - Rèn luyện ý thức, lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm với tổ chức công đoàn. III. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng hoạt động của UBKT hiện nay từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, làm thay đổi nhận thức của UBKT Công đoàn. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn. - Phân tích thực trạng hoạt động của ủy ban kiểm tra Công đoàn cơ sở hiện nay. - Trình bày các giải pháp đổi mới, nâng cao về kỹ năng kiểm tra, giám sát và cách giải quyết các vụ việc có thể xẩy ra. - Trình bày về tính hiệu quả của các giải pháp. - Thực nghiệm đổi mới. - So sánh giải pháp mới và giải pháp cũ. - Đề xuất thêm một số giải pháp trong thời gian tới. V. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, phỏng vấn, nắm thông tin. - Phương pháp phân tích, trình bày nội dung của vấn đề. - Phương pháp phân tích - So sánh. - Phương pháp thực nghiệm. 2
  10. PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm UBKT Công đoàn Ủy ban kiểm tra là cơ quan kiểm tra, giám sát của công đoàn do ban chấp hành công đoàn cùng cấp bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận. 1.1.2. Nhiệm vụ của UBKT Công đoàn Thứ nhất, kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đối với tổ chức công đoàn cùng cấp và cấp dưới. Thứ hai, kiểm tra, giám sát và kiến nghị xử lý kịp thời khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn. Thứ ba, kiểm tra, giám sát việc thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn. Thứ tư, giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành, cán bộ công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các quy định, quy chế của tổ chức công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước. Thứ năm, tham mưu, xử lý kỷ luật tổ chức công đoàn, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi có vi phạm theo quy định. Thứ sáu, giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, người lao động theo quy định của pháp luật. Thứ bảy, tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn đối với ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới. 1.1.3. Quyền hạn của UBKT Công đoàn Thứ nhất, Ủy ban Kiểm tra công đoàn có quyền kiểm tra, giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn, quy định của Đảng, Nhà nước. Thứ hai, Ủy ban Kiểm tra công đoàn được xem xét, quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn khi có vi phạm theo thẩm quyền quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn. 3
  11. Thứ ba, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn được học tập, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát công đoàn; được mời dự các hội nghị của ban chấp hành và đại hội, hội nghị công đoàn cùng cấp. Thứ tư, Báo cáo với Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp về hoạt động kiểm tra, giám sát công đoàn và đề xuất các nội dung, chương trình công tác của UBKT Công đoàn trong các hội nghị thường kỳ của Ban Chấp hành công đoàn. Thứ năm, Yêu cầu tổ chức công đoàn và người chịu trách nhiệm của tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn được kiểm tra, giám sát có trách nhiệm báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra, giám sát và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát. Thứ sáu, Báo cáo kết luận kiểm tra, giám sát và đề xuất các hình thức xử lý với cơ quan thường trực của Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp. Những kiến nghị của Ủy ban Kiểm tra Công đoàn không được cơ quan thường trực ban chấp hành công đoàn cùng cấp giải quyết, thì Ủy ban Kiểm tra Công đoàn có quyền báo cáo với Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp và báo cáo lên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cấp trên. Thứ bảy, Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn và ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng, theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của UBKT Công đoàn - Hoạt động của công tác kiểm tra phải tuân theo pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao; - Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ kiểm tra; - Bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; - Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra; 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Đặc điểm của UBKT Công đoàn ngành giáo dục Công đoàn giáo dục là tổ chức Công đoàn đặc thù. Ngoài việc thực hiện điều lệ Công đoàn Việt Nam, đảm bảo quyền và lợi ích cho CBVCNLĐ thì Công đoàn ngành giáo dục còn phải thực hiện nhiệm vụ dạy học. Trong bối cảnh ngày nay, dịch bệnh xẩy ra thường xuyên như đại dịch Covi - 19, thực hiện chương trình GDPT 2018 đòi hỏi Công đoàn giáo dục lại phải tích cực tìm tòi, học hỏi, thường xuyên đổi mới để đáp ứng với xu thế phát triển của xã hội. 4
  12. 1.2.2. Thực trạng của UBKT Công đoàn ở trường THPT hiện nay Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Công đoàn các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điều 28, 29, 30,31 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII; thời gian qua, hoạt động của UBKT Công đoàn các cấp đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nhất là công tác kiểm tra việc thực hiện báo cáo dự toán, quyết toán, thu - chi, quản lý, sử dụng, tài chính, tài sản công đoàn. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của UBKT Công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở trong trường THPT vẫn còn những hạn chế như: Nhận thức về vai trò, vị trí hoạt động của UBKT chưa đầy đủ; hoạt động kiểm tra, giám sát chưa được ban chấp hành công đoàn cùng cấp và UBKT công đoàn cấp trên quan tâm chỉ đạo; hoạt động kiểm tra còn mang tính chất nặng về số lượng; quy trình tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát của UBKT (đoàn kiểm tra) còn dàn trải; cán bộ kiểm tra hầu hết kiêm nhiệm, thiếu nghiệp vụ, thường xuyên thay đổi nên hiệu quả hoạt động thấp. Để có cái nhìn đầy đủ và khách quan về thực trạng của hoạt động UBKT Công đoàn ở trường THPT hiện nay tại trường THPT, chúng tôi đã điều tra, phỏng vấn 468 CBGVNLĐ ở 6 trường THPT trên địa bàn Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An. Câu hỏi 1: Thầy (cô) hiểu như thế nào về UBKT công đoàn? Kết quả khảo sát bảng 1a. Số Ý kiến trả lời lương Không CB, Hiểu rõ Hiểu hiểu TT Công đoàn trường GV, NV Tỷ Tỷ Tỷ được SL SL SL lệ % lệ % lệ % ks 1 THPT Nguyễn Xuân Ôn 88 8 9,1 5 5,7 75 85,2 2 THPT Diễn Châu 5 88 15 17 4 4,5 69 78,5 3 THPT Diễn Châu 3 96 16 16,7 7 7,3 73 76 4 THPT Ngô Trí Hòa 39 7 17,9 5 12,9 27 69,2 5 THPT Quỳnh Lưu 1 106 11 10,4 8 7,5 87 82,1 THPT Trường Tộ - Hưng 51 6 6 11,8 5 9,8 40 78,4 Nguyên TỔNG 468 63 13,4 34 7,3 371 79,3 5
  13. Câu hỏi 2: Thầy (cô) có được tập huấn hay tự nghiên cứu bồi dưỡng về nghiệp vụ UBKT Công đoàn không? Kết quả khảo sát bảng 2a. Số Ý kiến trả lời lương Tự nghiên Tham gia Không tham CB, cứu bồi tập huấn gia tập huấn TT Công đoàn trường GV, dưỡng NV Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ được lượng % lượng % lượng % ks 1 THPT Nguyễn Xuân Ôn 88 3 3,4 85 96,6 0 0 2 THPT Diễn Châu 5 88 3 3,4 85 96,6 0 0 3 THPT Diễn Châu 3 96 10 10,4 86 89,6 0 0 4 THPT Ngô Trí Hòa 39 3 7,7 36 92,3 0 0 5 THPT Quỳnh Lưu 1 106 10 9,4 96 90,6 0 0 THPT Trường Tộ - 6 51 3 5,9 48 94,1 0 0 Hưng Nguyên TỔNG 468 32 6,8 436 93,2 0 0 Bảng khảo sát thực tế hoạt động kiểm tra, giám sát, hội họp của UBKT Công đoàn tại một số trường qua các năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kết quả khảo sát bảng 3a. Kết quả khảo sát Giải quyết Năm Kiểm Kiểm đơn TT Tên trường khảo sát Kiểm tra tra tra đột thư TX định kì xuất khiếu nại, tố cáo 1 THPT Nguyễn Xuân Ôn 2016 -2017 3 3 1 0 2 THPT Ngô Trí Hòa 2017 - 2018 2 4 2 0 3 THPT Diễn Châu 3 2018 - 2019 1 3 2 0 4 THPT Diễn Châu 5 2019 - 2020 3 5 3 1 5 THPT Quỳnh Lưu 1 2021 -2022 3 4 1 0 THPT Trường Tộ - 6 2022 - 2023 1 3 0 0 Hưng Nguyên TỔNG 13 22 09 01 6
  14. Câu hỏi 3: Theo thầy (cô) yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của UBKT Công đoàn? Kết quả khảo sát bảng 4a. Số SL Ý kiến trả lời CB, Do nghiệp Áp lực CT Làm việc Chế độ TT Công đoàn trường GV, vụ hạn chế nội khóa kiêm nhiệm chưa hợp lý NV được Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ SL SL SL SL ks % % % % 1 THPT Nguyễn Xuân Ôn 88 31 35,2 14 15,9 40 45,5 3 3,4 2 THPT Diễn Châu 5 88 50 56,8 4 4,5 30 34,2 4 4,5 3 THPT Diễn Châu 3 96 43 44,8 13 13,5 33 34,4 7 7,3 4 THPT Ngô Trí Hòa 39 20 51,3 3 7,7 12 30,7 4 10,3 5 THPT Quỳnh Lưu 1 106 34 32,1 9 8,5 56 52,8 7 6,6 THPT Trường Tộ Hưng 6 51 22 43,1 5 9,8 18 35,3 6 11,8 Nguyên TỔNG 468 200 42,7 48 10,3 189 40,4 31 6,6 Nhận xét: Từ kết quả điều tra, khảo sát thực trạng của GV thông qua một số câu hỏi, chúng tôi nhận thấy rằng: - Bảng 1a (câu hỏi 1) thể hiện GV am hiểu về chức năng, nhiệm vụ của UBKT còn hạn chế cụ thể: Hiểu rõ số lượng 63/468 GV, chiếm tỷ lệ 13,4%; hiểu với số lượng 34/468 GV, chiếm tỷ lệ 7,3%. Bên cạnh đó phần lớn GV chưa quan tâm, chưa hiểu về chức năng, nhiệm vụ của UBKT Công đoàn với số lượng 371/468 GV, chiếm tỷ lệ 79,3%. - Bảng 2a (câu hỏi 2) thể hiện đa số GV không tham gia tập huấn với số lượng 436/468 GV, chiếm tỷ lệ 93,2%, bên cạnh đó GV tham gia tập huấn với số lượng rất hạn chế 32/468 GV, chiếm tỷ lệ 6,8%. Đặc biệt việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu tìm tòi của GV về chức năng, nhiệm vụ của UBKT Công đoàn là 0%. - Bảng 3a (khảo sát số lượng) phần lớn các trường đều có kế hoạch kiểm tra, giám sát. Thế nhưng việc sinh hoạt, kiểm tra giám sát số lượng còn hạn chế, chất lượng chưa cao. Qua khảo sát chúng tôi còn nắm bắt được là chế độ báo cáo nhiều lúc còn chậm trể, chưa kịp thời. - Bảng 4a (câu hỏi 3) thể hiện đa số GV đều xác định được các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của UBKT Công đoàn cụ thể: Do áp lực chương trình nội khóa với số lượng 48/468 GV, chiếm tỷ lệ 10,3%, do nghiệp vụ hạn chế số lượng khá cao 200/468 GV, chiếm tỷ lệ 42,7%, do làm việc kiêm nhiệm số lượng 189/468 GV, chiếm tỷ lệ 40,4%, do chế độ chưa hợp lý số lượng 31/468 GV, chiếm tỷ lệ 6,6%. 7
  15. Chương II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA UBKT CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY 2.1. Các giải pháp chung 2.1.1. Tăng cường quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, nghị quyết công đoàn ngành GD&ĐT đối với các hoạt động UBKT Công đoàn hiện nay Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm giúp cho cán bộ công đoàn, UBKT Công đoàn và đoàn viên công đoàn trong nhà trường hiểu rõ hơn về hoạt động của UBKT Công đoàn cơ sở. - Phối hợp với nhà trường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các các văn bản chỉ đạo, nghị quyết của Đảng, của Công đoàn cấp trên nhằm giúp đoàn viện công đoàn có nhận thức đầy đủ về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT Công đoàn cơ sở. - Triển khai thực hiện tốt chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của bộ chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. - Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc về tổ chức cán bộ kiểm tra và hoạt động kiểm tra, giám sát đảm bảo đúng quy định điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết 06b/NQ/TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động UBKT Công đoàn. - Tiếp tục chỉ đạo UBKT Công đoàn mạnh dạn đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm tra giám sát của UBKT. Chú trọng vào việc thực hiện điều lệ Công đoàn. - BCH Công đoàn tích cực kiểm tra hoạt động của UBKT trường mình. Sau kiểm tra phải có nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm. 2.1.2. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ UBKT, các đoàn viên công đoàn, các tổ chức trong nhà trường về hoạt động kiểm tra, giám sát - Nâng cao nhận thức của đội ngũ UBKT Công đoàn, các đoàn viên công đoàn, các tổ chức trong nhà trường là làm cho các thành viên trong nhà trường hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của UBKT Công đoàn. Giúp cho việc thực hiện đồng bộ, tốt về điều lệ Công đoàn cũng như giúp cho UBKT Công đoàn kịp thời nắm bắt đầy đủ diễn biến tư tưởng của đoàn viên công đoàn. Từ đó có phương pháp xử lý kịp thời, đúng quy định. - Trong công tác này, vai trò của đội ngũ UBKT Công đoàn là rất quan trọng. Bởi vì UBKT Công đoàn là đội ngũ thay mặt cho tổ chức Công đoàn chịu toàn bộ trách nhiệm về các mặt hoạt động công tác kiểm tra, giám sát. - Bên cạnh đó giữa UBKT Công đoàn - BCH Công đoàn - các tổ chức nhà 8
  16. trường - đoàn viên công đoàn phải có mối quan hệ mật thiết, thường xuyên cập nhật thông tin về những biểu hiện bất thường của đoàn viên công đoàn để tìm biện pháp giải quyết. - Đội ngũ UBKT Công đoàn nên đề cao “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” chủ động trong tham mưu, sáng tạo trong việc nắm bắt cũng như xử lý các tình huống theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. - Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra công đoàn, thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng đối với công tác kiểm tra và hoạt động của UBKT Công đoàn. 2.2. Các giải pháp cụ thể 2.2.1. Xác định rõ đặc điểm, nét đặc thù của nhà trường 2.2.1.1. Sơ lược về trường THPT Diễn Châu 5 Được thành lập năm 1999, trường mới chỉ có 9 lớp khối 10 với gần 500 HS thuộc các xã vùng nam Diễn Châu. Đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên nhà trường gồm 15 người. Khuôn viên nhà trường không có tường bao quanh, không có sân chơi, bãi tập. Trước các phòng học là những khoảng sân nhỏ đơn sơ, xung quanh các phòng học là ruộng lúa, ruộng lạc bao quanh, không có cây che bóng mát. Đội ngũ GV hầu hết còn non trẻ, tràn đầy nhiệt huyết. Tuy tuổi nghề phần lớn chưa được nhiều, nhưng cũng phải vừa thực hiện công tác giảng dạy vừa tham gia các hoạt động khác trong nhà trường. Xác định rõ mục tiêu chỉ có chất lượng mới làm nên thương hiệu nhà trường, chất lượng phải được thể hiện bằng những con số thuyết phục, BGH cũng như các thành viên trong nhà trường đã nỗ lực phấn đấu. Vừa quan tâm chăm lo bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy học, vừa khuyến khích, động viên, tạo điều kiện để HS phấn đấu rèn luyện và học tập. Hơn 20 năm đồng hành cùng với sự phát triển của ngành Giáo dục - Đào tạo và quê hương Nghệ An hiếu học, trường THPT Diễn Châu 5 đã dần khẳng định được vị trí, vai trò của một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, là địa chỉ tin cậy có uy tín trong công tác Giáo dục - Đào tạo. Nhà trường nhiều năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, được Bộ trưởng Bộ GD & ĐT, Chủ tịch UBND Tỉnh tặng bằng khen; Công đoàn trường nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được Sở Giáo dục & Đào tạo tặng giấy khen. Đặc biệt trong dịp kỷ niệm 20 năm, nhà trường đã hoàn thành công tác tự đánh giá được UBND tỉnh, Sở Giáo dục & Đào tạo công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1. Bên cạnh đó, trường THPT Diễn Châu 5 vẫn còn những khó khăn không đơn giản để tìm lời giải như: Chất lượng HS giỏi cấp tỉnh còn chưa ổn định, một số GV của trường chưa thực sự yên tâm công tác,…Đó là một trong những khó khăn mà nhà trường không dễ khắc phục trong một sớm, một chiều. 9
  17. 2.2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của trường THPT Diễn Châu 5 trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT Công đoàn cơ sở Từ đặc thù của trường THPT Diễn Châu 5, chúng tôi rút ra một số thuận lợi cũng như khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT Công đoàn cơ sở như sau: + Thuận lợi - Được BGH cũng như các tổ chức trong nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để cùng với công đoàn phối hợp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Đội ngũ BCH Công đoàn là những người có nhiều uy tín, có năng lực, nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm. - Là tập thể đoàn kết, có tinh thần cao trong việc tham gia đầy đủ và có hiệu quả các hoạt động công đoàn như: cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”, “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức công đoàn”; các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”,… hay việc sử dụng tài chính, tài sản công đoàn minh bạch, công khai đúng quy định. - Đội ngũ UBKT Công đoàn là những người có uy tín, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra. + Khó khăn - Do UBKT Công đoàn là những người làm việc kiêm nhiệm, nên phần nào ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến hiệu quả của công việc. - Chế độ chính sách để đảm bảo cho hoạt động của UBKT Công đoàn còn ít, dẫn đến khó khăn cho đội ngũ UBKT Công đoàn khi thực hiện nhiệm vụ. - Nghiệp vụ của đội ngũ UBKT Công đoàn còn hạn chế dẫn đến xử lý các tình huống đôi lúc còn lúng túng. - Công việc chủ yếu của GV là dạy học nên áp lực chương trình nội khóa ảnh hưởng đến hiệu quả cuả UBKT. 2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến chức năng nhiệm vụ của UBKT Công đoàn trong việc thực hiện điều lệ công đoàn 2.2.2.1. Các căn cứ để tuyên truyền - Căn cứ vào điều lệ và hướng dẫn điều lệ Công đoàn Việt Nam. - Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Công đoàn cấp trên. - Căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế tại đơn vị. 2.2.2.2. Mục đích yêu cầu - Giúp cho đoàn viên Công đoàn hiểu rõ về điều lệ Công đoàn Việt Nam nói chung cũng như chức năng, nhiệm vụ của UBKT Công đoàn cơ sở nói riêng. Từ đó mỗi cá nhân nhận thức và thực hiện nghiêm túc, tránh những vi phạm không đáng có xảy ra, góp phần xây dựng và cũng cố tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh. 10
  18. 2.2.2.3. Các giải pháp thực hiện Giải pháp 1: Tuyên truyền, phổ biến thông qua các cuộc họp cơ quan, Công đoàn, tổ/nhóm chuyên môn. Ở giải pháp này chúng tôi áp dụng quy chế phối hợp để phối hợp với BGH, tổ/nhóm chuyên môn dành thời gian sau buổi họp để sinh hoạt về lĩnh vực Công đoàn. Hình thức sinh hoạt để tuyên truyền bằng trình chiếu các sile liên quan đến việc thực hiện điều lệ Công đoàn và vai trò trách nhiệm của UBKT Công đoàn như: Trình chiếu nêu gương điển hình người tốt, việc tốt trong việc thực hiện điều lệ Công đoàn qua các mẫu chuyện hoặc phóng sự; - Trích yếu hình ảnh minh họa. Hình 1a: Buổi làm việc của UBKT Công đoàn. Hình 1b: Buổi làm việc của BCH Công đoàn. 11
  19. Hình 1c: Tập huấn thực hiện điều lệ Công đoàn. Giải pháp 2: Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT. Ở giải pháp này chúng tôi thực hiện phối hợp với BGH, các đoàn thể trong nhà trường tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn như: Ngày 20/11; Ngày Quốc tế phụ nữ; Ngày phụ nữ Việt Nam; Ngày tết nguyên đán; Tết trồng cây; Hình thức tổ chức: Tổ chức “Gói bánh xuân yêu thương”, “Tiếng hát giáo viên”; “Dân ca trường học”; ‘Giải bóng chuyền nữ Công đoàn”; “Giải cầu lông Công đoàn”; “Giải bóng đá Công đoàn”; - Trích yếu hình ảnh minh họa. Hình 2a: Tập luyện TDTT. 12
  20. Hình 2b: Trình diễn văn nghệ. Hình 2c: Gói bánh xuân yêu thương. Giải pháp 3: Tuyên truyền thông qua hoạt động dã ngoại, trải nghiệm. Ở giải pháp này chúng tôi thực hiện tổ chức các đợt dã ngoại, trải nghiệm ngắn ngày ở các khu di tích, danh lam thắng cảnh… 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1