Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học dựa trên dự án cảm biến ở trường THPT theo định hướng giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng cho học sinh
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tổ chức dạy học dựa trên dự án cảm biến ở trường THPT theo định hướng giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng cho học sinh" nhằm nghiên cứu phương pháp dạy học dựa trên dự án. Tổ chức dạy học dựa trên dự án cảm biến ở trường THPT Tương Dương 2 theo định hướng giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng cho học sinh; thực hiện dự án chế tạo thiết bị cảnh báo người hút thuốc lá (thuốc lá điện tử) nơi công cộng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học dựa trên dự án cảm biến ở trường THPT theo định hướng giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng cho học sinh
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰA TRÊN DỰ ÁN CẢM BIẾN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ SỨC KHOẺ BẢN THÂN VÀ CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH BỘ MÔN: VẬT LÍ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 2 =====*===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰA TRÊN DỰ ÁN CẢM BIẾN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ SỨC KHOẺ BẢN THÂN VÀ CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH BỘ MÔN: VẬT LÍ Tác giải : Phan Thị Thu Hiền Tổ bộ môn : Vật Lý, Hoá học, Sinh học, Công nghệ Số điện thoại : 0976 165 468 Năm thực hiện : 2023 - 2024
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 4. Thời gian thực hiện đề tài...................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3 6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 7. Tính mới và những đóng góp của đề tài................................................................ 3 8. Cấu trúc đề tài ....................................................................................................... 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 5 1. Cơ sở lí luận về dạy học dựa trên dự án ................................................................ 5 1.1.Khái niệm dạy học dựa trên dự án ...................................................................... 5 1.2.Mục tiêu của dạy học dựa trên dự án .................................................................. 5 1.3.Các hình thức của dạy học dựa trên dự án .......................................................... 6 1.4.Đặc điểm và tiến trình dạy học dựa trên dự án ................................................... 7 1.4.1. Đặc điểm dạy học dựa trên dự án.................................................................... 7 1.4.2. Tiến trình dạy học dựa trên dự án ................................................................... 9 1.5. Những ưu điểm và nhược điểm của dạy học dựa trên dự án ........................... 10 1.5.1. Ưu điểm ......................................................................................................... 10 1.5.2. Nhược điểm ................................................................................................... 11 1.6. Vai trò của học sinh và giáo viên trong dạy học dựa trên dự án...................... 11 1.6.1. Vai trò của học sinh....................................................................................... 11 1.6.2. Vai trò của giáo viên ..................................................................................... 11 1.7. Hồ sơ bài dạy trong dạy học dựa trên dự án .................................................... 11 2. Cơ sở lí luận về giáo dục sức khoẻ ..................................................................... 11 2.1.Khái niệm sức khỏe (WHO) ............................................................................. 11 2.2.Giáo dục sức khỏe ............................................................................................. 12 2.3.Giá trị của sức khỏe........................................................................................... 12 2.4.Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe............................................................. 12 3. Cơ sở thực tiễn của dạy học môn Vật lí dựa trên dự án ở một số trường THPT ...... 13
- 3.1.Thực trạng tổ chức dạy học môn Vật lí dựa trên dự án theo định hướng giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng cho HS ở trường THPT trên địa bàn huyện miền núi Tương Dương ................................................................................ 13 3.2.Thuận lợi và khó khăn của thực trạng dạy học dựa trên dự án theo định hướng giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng cho HS ở trường THPT . 16 3.2.1. Thuận lợi ....................................................................................................... 16 3.2.2. Khó khăn ....................................................................................................... 17 4. Thiết kế quy trình, tổ chức dạy học dựa trên dự án cảm biến ở trường THPT Tương Dương 2 ................................................................................................................... 17 4.1.Thiết kế dự án chế tạo thiết bị cảnh báo người hút thuốc lá (thuốc lá điện tử) nơi công cộng giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng cho học sinh . 17 4.1.1. Mô tả dự án.................................................................................................... 17 4.1.2. Mục tiêu của dự án ........................................................................................ 18 4.1.2.1. Kiến thức .................................................................................................... 18 4.1.2.2. Năng lực ..................................................................................................... 18 4.1.2.3. Phẩm chất ................................................................................................... 19 4.1.3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh............................................................... 19 4.1.3.1. Giáo viên .................................................................................................... 19 4.1.3.2. Học sinh...................................................................................................... 19 4.1.4. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng và phiếu khảo sát dự án ........................... 20 4.1.4.1. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng ............................................................... 20 4.1.4.2. Xây dựng phiếu khảo sát dự án .................................................................. 21 4.2.Quy trình kiểm tra, đánh giá ............................................................................. 22 4.3.Tổng hợp đánh giá............................................................................................. 23 4.4.Dự kiến thời gian và địa điểm ........................................................................... 23 4.5.Định hướng tìm kiếm nguồn thông tin trên internet ......................................... 24 4.6.Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá dự án [Phụ lục 03]........................................ 24 4.7.Tiến trình dạy học theo dự án (quy trình dạy học theo dự án) ......................... 24 4.8.Xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể ........................................................... 27 4.9.Tổ chức báo cáo, trưng bày sản phẩm, đánh giá dự án ..................................... 34 5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................... 39 5.1.Kết quả định tính ............................................................................................... 39 5.2.Kết quả định lượng ............................................................................................ 40
- 6. Đánh giá dự án .................................................................................................... 42 7. Khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp ...................... 43 7.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 43 7.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .................................................................. 44 7.2.1. Nội dung khảo sát .......................................................................................... 44 7.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ...................................................... 44 7.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 44 7.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp .................. 45 7.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ..................................................... 45 7.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ..................................................... 46 PHẦN III. KẾT LUẬN ........................................................................................... 48 1. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 48 2. Hướng phát triển của đề tài ................................................................................. 48 3. Những kiến nghị, đề xuất .................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 50 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 51 Phụ lục 01: Phiếu tham khảo ý kiến của giá viên ................................................... 51 Phụ lục 02: Phiếu tham khảo ý kiến học sinh ......................................................... 54 Phụ lục 03: Tiêu chí đánh giá nhóm và cá nhân ..................................................... 56 Phụ lục 04: Khảo sát dự án...................................................................................... 60 Phụ lục 05: Kết quả trả lời phiếu khảo sát .............................................................. 62 Phụ lục 06: Đề kiểm tra 15 phút.............................................................................. 63 Phụ lục 07: Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp .......... 67 Phụ lục 08: Hồ sơ dự án .......................................................................................... 71
- DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Trung học phổ thông THPT 2 Giáo dục phổ thông GDPT 3 Phương pháp dạy học PPDH 4 Học sinh HS 5 Nhà xuất bản NXB 6 Giáo viên GV 7 Dạy học dựa trên dự án DHDTDA 8 Sở giáo dục SGD 9 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT 10 Giáo dục GD 11 Phương pháp PP 12 Thời gian TG 13 Phương pháp dạy học dựa trên dự án PPDHDTDA 14 Học sinh giỏi HSG 15 Tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia TN THPTQG
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Việt nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chính vì vậy mà nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành khoa học công nghệ, kỹ thuật máy tính ngày càng gia tăng. Đặc biệt, ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành mà có tiềm năng vô cùng lớn ở cả hiện tại và tương lai. Sự phát triển nhanh chóng về khoa học và công nghệ hiện nay vừa là động lực, vừa là nhu cầu nên đòi hỏi giáo dục cần phải đổi mới, phải có những bước tiến quan trọng nhằm đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước để đáp ứng và đón đầu sự phát triển của đất nước trong sự hội nhập hiện nay. Quan điểm chỉ đạo của Đảng là: “Chuyển từ quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý thuyết gắn với thực tiễn”. Do đó, nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu thiết yếu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đổi mới từ việc tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực học sinh, từ việc tập trung trả lời câu hỏi học sinh muốn cái gì chuyển sang học sinh làm được gì và làm như thế nào. Đáp ứng các xu hướng hiện đại về phương pháp dạy học phù hợp phát triển phẩm chất năng lực học sinh THPT môn Vật lý chương trình GDPT 2018 và các tiêu chí của tiêu chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với GV. Bên cạnh đó, sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Xã hội càng phát triển thì vấn đề sức khoẻ càng được mọi người đặc biệt quan tâm và nó đã trở thành vấn đề nóng của xã hội. Học sinh THPT là lứa tuổi cần phải giáo dục về việc có ý thức với sức khỏe của mình và các em có thể là những tuyên truyền viên tích cực để tuyên truyền vấn đề này đến những người xung quanh để từ đó góp phần thay đổi ý thức về việc bảo vệ sức khỏe của mọi người trong xã hội. Ngày 24 tháng 8 năm 2023 sở giáo dục và đào tạo đã có công văn số 2018/SGD&ĐT - GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024, trong đó sở đã chỉ đạo thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học, các cơ sở giáo dục chỉ đạo triển khai dạy học theo dự án, trong năm học 2023- 2024, yêu cầu mỗi đơn vị tổ chức được ít nhất một dự án ở mỗi môn học. Qua đây thấy được sự cấp thiết của việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học vào hoạt động giáo dục. Dạy học dựa trên dự án là phương pháp dạy học tích cực, lấy hoạt động của người học làm trung tâm, không chỉ đảm bảo nội dung môn học về cả kiến thức và kĩ năng mà còn hướng tới phát triển kỹ năng tư duy bậc cao. Vật lí với đặc thù là bộ môn khoa học thực nghiệm có tính công nghệ và kỹ thuật, có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn, thực hành nên yêu cầu mới đối với giáo viên Vật lí và học sinh phải thay đổi phương pháp, hình thức dạy và học; trong đó, dạy học dựa trên dự án là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Dạy học dựa trên dự án có khả năng thúc đẩy học sinh học tập và tham gia vào các 1
- hoạt động học tập của nhóm và hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất và năng lực có thể giải quyết những tình huống trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học theo dự án là phương pháp ứng dụng thích hợp, có hiệu quả trong môi trường giáo dục trường học. Do đó, việc tổ chức dạy học Vật lí gắn với quá trình thực hiện dự án là cần thiết giúp phát triển năng lực của HS trong quá trình học tập, đồng thời tạo cơ hội mở cả về không gian và thời gian, tận dụng được sự hỗ trợ của cộng đồng, của hệ thống internet. Trong chuyên đề học tập Vật lí 11 - THPT, kiến thức cảm biến có nhiều ứng dụng trong đời sống, gắn liền với thực tiễn. Quá trình nghiên cứu, học tập kiến thức về cảm biến, học sinh vận dụng kiến thức đã nghiên cứu, tìm hiểu và đúc kết được để thực hiện dự án cảm biến với thái độ hào hứng, muốn thực hiện kể từ việc nghiên cứu sách giáo khoa, tìm kiếm nguồn tư liệu trên internet, tìm kiếm kiến thức các môn học liên quan đến dự án đến việc tự chế tạo thiết bị cảnh báo người hút thuốc lá (thuốc lá điện tử) nơi công cộng, học sinh hiểu, biết, vận dụng kiến thức vật lí (cảm biến, mạch vi xử lí Arduino Uno, điện học;…) vào thực tiễn, giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng cho học sinh. Tôi nhận thấy với phương pháp học tập này mang lại hiệu quả học tập lớn, kích thích niềm say mê khoa học, phát triển được năng lực. Trên tinh thần đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu và viết đề tài: “Tổ chức dạy học dựa trên dự án cảm biến ở trường THPT theo định hướng giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng cho học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp dạy học dựa trên dự án. Tổ chức dạy học dựa trên dự án cảm biến ở trường THPT Tương Dương 2 theo định hướng giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng cho học sinh; thực hiện dự án chế tạo thiết bị cảnh báo người hút thuốc lá (thuốc lá điện tử) nơi công cộng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học dựa trên dự án môn vật lý THPT; Thực nghiệm sư phạm trên đối tượng học sinh lớp 11 trường THPT Tương Dương 2. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy và học khi tổ chức dạy học dựa trên dự án cảm biến ở trường THPT Tương Dương 2 theo định hướng giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng cho học sinh. 4. Thời gian thực hiện đề tài Năm học 2021-2022: hình thành ý tưởng. Năm học 2022-2023: Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, điều tra thực trạng tổ chức dạy học dựa trên dự án ở trường THPT Tương Dương 2, để thấy được những 2
- thuận lợi và khó khăn của thực trạng dạy học dựa trên dự án ở trường THPT Tương Dương 2. Từ đó, thiết kế, tổ chức dạy học dựa trên dự án phù hợp với đối tượng học sinh. Năm học 2023-2024: Tiến hành thực nghiệm sư phạm, viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm và tham vấn đồng nghiệp. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án. Điều tra, phân tích thực trạng dạy học Vật lí theo phương pháp dạy học dựa trên dự án tại trường THPT Tương Dương 2. Trên cơ sở đó đưa ra những thuận lợi, khó khăn để đề xuất hướng giải quyết của đề tài. Tổ chức thực hiện dạy học dự án cảm biến ở trường THPT Tương Dương 2 theo định hướng giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng; chế tạo thiết bị cảnh báo người hút thuốc lá (thuốc lá điện tử) nơi công cộng. Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thu được. Đánh giá hiệu quả việc dạy học theo dự án nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. 6. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án, phát triển phẩm chất và năng lực HS. Khảo sát điều tra, phân tích tổng hợp lý thuyết từ các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, phỏng vấn trao đổi, nghiên cứu sản phẩm. Tổ chức dạy học thực nghiệm và thực nghiệm sư phạm. Thu thập và phân tích số liệu, đánh giá kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm. Vận dụng kiến thức cảm biến - Chuyên đề học tập vật lý 11 THPT từ đó chế tạo thiết bị cảnh báo người hút thuốc lá (thuốc lá điện tử) nơi công cộng. 7. Tính mới và những đóng góp của đề tài Trình bày cơ sở lý luận về phương pháp dạy học dựa trên dự án theo định hương phát triển phẩm chất, năng lực HS THPT. Thiết kế, tổ chức dạy học bằng dạy học dựa trên dự án, tích hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày, tạo cơ hội để HS rèn luyện kĩ năng cần thiết trong môi trường hiện đại, nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào các chủ đề, tình huống trong thực tiễn cuộc sống. Tổ chức dạy học dựa trên dự án cảm biến theo định hướng giáo dục học sinh bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng, đã bồi dưỡng cho HS kiến thức về sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và những người xung quanh và HS đã chế tạo thành công thiết bị tự động cảnh báo người hút thuốc lá nơi công cộng. Các giải pháp mới lần đầu được áp dụng trong môn học Vật lí và lần đầu áp dụng tại trường THPT Tương Dương 2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Tương Dương 2 bài dạy theo chủ đề bằng phương pháp dạy học dựa trên dự án theo định hướng giáo dục sức khoẻ bản thân và cộng đồng cho HS. 3
- Sản phẩm của dự án có thể dùng làm phương tiện trực quan trong dạy học và sử dụng phát hiện và cảnh báo người hút thuốc lá nơi công cộng như trường học, bệnh viên …. 8. Cấu trúc đề tài Gồm 50 trang: Phần I. Đặt vấn đề (4 trang); Phần II. Nội dung nghiên cứu (37 trang), bao gồm: 1. Cơ sở lí luận về dạy học dựa trên dự án (7 trang); 2. Cơ sở lí luận về giáo dục sức khoẻ (2 trang); 3. Cơ sở thực tiễn của dạy học môn vật lý dựa trên dự án ở trường THPT (4trang); 4. Thiết kế quy trình và tổ chức dạy học dựa trên dự án cảm biến ở trường THPT Tương Dương 2 (21 trang); 5. Kết quả thực hiện sáng kiến (2 trang); 6. Đánh giá dự án (2 trang); 7. Khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp (5 trang); Phần III. Kết luận (2 trang); Tài liệu tham khảo (1 trang). Phụ lục (20 trang) 4
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận về dạy học dựa trên dự án 1.1. Khái niệm dạy học dựa trên dự án Dạy học dựa trên dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDTDA. Dạy học theo dự án tạo điều kiện cho người học tự quyết trong tất cả các giai đoạn học tập, người học tạo ra được một sản phẩm hoạt động nhất định. Vì vậy, dạy học theo dự án được coi là phương pháp dạy học mà giáo viên và học sinh cùng nhau giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. Trong phương pháp này, người học được cung cấp điều kiện (tài liệu, hoá chất, phần mềm, dụng cụ nghiên cứu...), và các chỉ dẫn để áp dụng trên các tình huống cụ thể, qua đó người học tích lũy được kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề. Dạy học dự án là một phương pháp có chức năng kép (kết hợp giữa học tập và nghiên cứu), góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, nó có vai trò tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Dạy học dự án không đặt nặng mục tiêu dạy kiến thức mà xuất phát từ nội dung môn học giáo viên khéo léo đưa ra một dự án hấp dẫn, kích thích được người học tham gia thực hiện. Học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao tất nhiên phải tự tìm hiểu những nội dung cần học thông qua các nguồn tài liệu và thông qua trao đổi một cách định hướng. Cũng có thể coi dạy học dự án là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự án, có nhiều phương pháp dạy học cụ thể được sử dụng, người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm nhất định. Với hình thức này, người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục tiêu, lập kế họach, đến việc thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện dự án. 1.2. Mục tiêu của dạy học dựa trên dự án - Hướng tới phát triển kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích – tổng hợp, đánh giá và sáng tạo): Học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập cùng một lúc với việc tìm kiếm thông tin (trong đó có nội dung bài học) là quá trình xử lý thông tin, lập ra một tổng thể kiến thức mới khác với nội dung bài học, phê phán, đánh giá, lựa chọn công cụ (kiến thức, công nghệ…) để thực hiện nhiệm vụ học tập. Khác với phương pháp dạy học truyền thống tư duy phát triển một cách tuần tự và có giới hạn, kiến thức tiếp nhận sau quá trình học trên lớp chỉ dừng lại ở mức biết hoặc hiểu, để 5
- thực sự hiểu học sinh phải vận dụng giải nhiều bài tập, trình độ tư duy theo mô hình dạy học này vì thế thường chỉ đến mức độ vận dụng, học sinh cũng rất khó có thể thiết lập một tổng thể kiến thức mới (tư duy tổng hợp), hay vận dụng một cách sáng tạo và giải quyết một vấn đề thực tiễn. - Hướng tới học sinh làm việc độc lập để hình thành kiến thức: Trong quá trình học tập theo phương pháp dạy học dự án, học sinh tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập và tìm kiếm những kiến thức để phục vụ cho dự án học tập của mình. Từ đó, kiến thức về môn học và những kiến thức của môn khác được hình thành. Những kiến thức này thường là những mảng rời rạc vì vậy cần sự định hướng của giáo viên để logic lại các kiến thức. - Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tế: Nội dung học có mối liên hệ với cuộc sống, cập nhật liên tục những ứng dụng thì việc học đối với học sinh trở nên thuyết phục và hứng thú hơn. Dạy học theo phương pháp dạy học dự án đã góp phần gắn nội dung học với thực tế có ý nghĩa vượt ra khỏi lớp học thông qua việc học sinh đóng vai và thực hiện hành vi của những người đang hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể. - Hướng tới phát triển kĩ năng sống: Hợp tác, giao tiếp, quản lí, tổ chức, điều hành, ra quyết định, tích hợp công nghệ thông tin vào giải quyết công việc và thực hiện các sản phẩm… là những mục tiêu mà các phương pháp dạy học tích cực hướng tới. Phương pháp dạy học dự án có ưu thế đặc biệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu này: Học sinh trong quá trình thực hiện dự án toàn quyền quyết định phương tiện và cách thức hoạt động, phải hợp tác cao độ trong sự hiểu biết điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm, phải biết tranh luận và biết lắng nghe, phải biết tự kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnh hoạt động, phải huy động tối đa khả năng tích hợp công nghệ vào sản phẩm học tập của nhóm… 1.3. Các hình thức của dạy học dựa trên dự án Dạy học dự án có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại dạy học dự án: Phân loại theo chuyên môn: - Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học. - Dự án liên môn: Trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn học khác nhau. - Dự án ngoài chuyên môn: Dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học. Phân loại theo sự tham gia của người học: Dự án cho nhóm học sinh và dự án cá nhân. Dự án dành cho nhóm học sinh là hình thức dự án dạy học chủ yếu. Phân loại theo sự tham gia của giáo viên: dự án dưới sự hướng dẫn của một giáo viên, dự án với sự cộng tác hướng dẫn của nhiều giáo viên. Phân loại theo quỹ thời gian: - Dự án nhỏ: Thực hiện trong một số giờ, có thể từ 2-6 giờ. 6
- - Dự án trung bình: dự án trong một hoặc vài ngày đến 1 tuần. - Dự án lớn: Dự án thực hiện trong một tuần hoặc vài tuần. Phân loại theo nhiệm vụ: - Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng. - Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình. - Dự án thực hành: có thể gọi là dự án kiến tạo sản phẩm, trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác, ... - Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dự án trên. 1.4. Đặc điểm và tiến trình dạy học dựa trên dự án 1.4.1. Đặc điểm dạy học dựa trên dự án Có ý nghĩa thực Định hướng thực tiễn Định hướng tiễn xã hội hứng thú Định hướng Đặc trưng dạy học Định hướng hành động dự án sản phẩm Cộng tác làm việc Tính phức hợp liên môn Tính tự lực cao Hình 1: Đặc trưng của dạy học dựa trên dự án Người học là trung tâm của dạy học dự án - Dạy học dự án chú ý đến nhu cầu, hứng thú của người học: người học được trực tiếp tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân. Dạy học dự án là một phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm. - Người học tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. - Người học không chỉ nghe, ghi nhớ, nhắc lại mà cần thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau rồi phân tích, tổng hợp, đánh giá và rút ra tri thức cho mình. - Người học không chỉ tiếp thu kiến thức về các sự kiện mà còn áp dụng lý thuyết vào thực tế, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề. Dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn của một dự án 7
- - Trong quá trình thực hiện dự án, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua các hoạt động thực tiễn. - Chủ đề của dự án luôn gắn liền với những tình huống của thực tiễn xã hội, với những nghề nghiệp cụ thể, đời sống có thực… - Người học thường đóng một vai gì đó khi thực hiện dự án. - Các dự án học tập góp phần gắn liền nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội, với địa phương, với môi trường và có thể mang lại những tác động tích cực đối với xã hội. Hoạt động học tập phong phú và đa dạng - Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề có thực mang tính thách đố. Dự án có tính liên môn, có nghĩa là nhiều môn học liên kết với nhau. Một dự án dù là của môn nào, cũng phải đòi hỏi kiến thức của nhiều môn học để giải quyết. Đặc điểm này giúp dự án gần với thực tế hơn vì trong cuộc sống ta cần kiến thức tổng hợp để làm việc. - Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết về lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. - Trong dạy học dự án, việc kiểm tra đánh giá đa dạng hơn, kiểm tra qua hoạt động nhiều hơn, nên giảm kiểm tra kiến thức thuần túy và kiểm tra viết. - Trong dạy học dự án, phương tiện học tập đa dạng hơn, công nghệ thông tin được tích hợp vào quá trình học tập. Kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân - Các dự án thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự phân công và cộng tác làm việc giữa các thành viên. - Làm việc theo nhóm giúp cho sản phẩm chất lượng hơn, tốn ít thời gian hơn vì nó kết hợp và phát huy được sở trường của mỗi cá nhân. - Các dự án đòi hỏi kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên, giữa học viên và giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác cùng tham gia trong dự án. Nhờ đó, hoạt động trong dạy học dự án có tính xã hội cao. Quan tâm đến sản phẩm của hoạt động - Trong quá trình thực hiện dự án, người ta quan tâm nhiều đến các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm có thể là vật chất, hoặc phi vật chất, một bản thiết kế hoặc một kế hoạch. - Các sản phẩm không chỉ là những thu hoạch thuần túy về lí thuyết mà trong đa số trường hợp, các dự án còn tạo ra những sản phẩm vật chất mang tính xã hội. - Để có một sản phẩm tốt do người học tự làm, giáo viên phải khéo léo điều 8
- chỉnh dự án sao cho sản phẩm của dự án là kết quả của quá trình thực hiện một công việc thực tế chứ không chỉ là trình bày lại các thông tin thu thập được. - Giáo viên cùng với người học đánh giá sản phẩm dựa trên tính thực tế, tính hữu ích của sản phẩm và sự kết hợp làm việc giữa các thành viên trong nhóm. - Những sản phẩm đem lại nhiều ích lợi đối với xã hội thường được đánh giá cao. Chúng có thể được công bố, giới thiệu rộng rãi và đưa vào sử dụng trong thực tế. 1.4.2. Tiến trình dạy học dựa trên dự án Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia tiến trình của DHDA làm nhiều giai đoạn khác nhau. Sau đây trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy học dựa trên dự án theo 5 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án Giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định mục đích của dự án. Giáo viên cần tạo ra một tình huống có vấn đề, hoặc đặt ra một nhiệm vụ cần phải giải quyết. Trong đó, GV cần chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội đời sống và hứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài và GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để HS lựa chọn và cụ thể hoá. Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía HS. Giai đoạn này còn được mô tả thành hai giai đoạn là đề xuất sáng kiến và thảo luận về sáng kiến. - Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện Trong giai đoạn này, HS sẽ xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án dưới sự hướng dẫn của GV. Trong việc xây dựng kế hoạch, thầy và trò cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. - Giai đoạn 3: Thực hiện dự án Các thành viên sẽ thực hiện công việc đúng theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này, HS thực hiện các hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn, những hoạt động này xen kẽ nhau và có sự tác động qua lại. Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra. - Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm Kết quả của việc thực hiện dự án có thể viết dưới dạng bài báo cáo. Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm của dự án có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm HS, có thể được giới thiệu trong nhà trường hay ngoài xã hội. 9
- - Giai đoạn 5: Đánh giá dự án GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiện dự án tiếp theo. Hai giai đoạn cuối này cũng có thể mô tả chung thành giai đoạn kết thúc dự án. Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án. Giai đoạn 4 và 5 cũng thường được mô tả chung thành một giai đoạn. Khi đó tiến trình dự án có thể được mô tả theo 4 giai đoạn: xác định chủ đề và mục tiêu dự án; lập kế hoạch; thực hiện; đánh giá dự án. Xác định chủ đề/mục đích dự án Xây dựng kế hoạch Thực hiện dự án Trình bày dự án Đánh giá dự án Kết thúc Hình 2. Sơ đồ cấu trúc dạy học dựa trên dự án 1.5. Những ưu điểm và nhược điểm của dạy học dựa trên dự án 1.5.1. Ưu điểm - Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học: từ phụ thuộc giáo viên sang hoạt động nhóm, giúp người học từ thụ động ghi nhớ sang khám phá tích hợp và trình bày. - Giúp người học từ hình thức học thụ động sang hình thức học chủ động có định hướng. - Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm. - Phát triển khả năng sáng tạo. - Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp. 10
- - Rèn kỹ năng làm việc nhóm. - Phát triển năng lực đánh giá. 1.5.2. Nhược điểm - Không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lí thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản. - Phải đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy không thay thế cho phương pháp thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các phương pháp dạy học truyền thống. - Đòi hỏi cơ sở vật chất và phương tiện phù hợp. 1.6. Vai trò của học sinh và giáo viên trong dạy học dựa trên dự án 1.6.1. Vai trò của học sinh Học sinh là người quyết định cách tiếp cận, lựa chọn phương pháp, triển khai các hoạt động, giải quyết vấn đề. Chính HS là người lựa chọn, thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Quá trình thực hiện dự án, HS tổng hợp (synthesize), phân tích (analyze) và tích lũy kiến thức, hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể (dự án) và có thể trình bày, bảo vệ sản phẩm đó. HS cũng là người trình bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án. Bản thân HS là người đánh giá và được đánh giá thông qua hồ sơ học tập và bộ tiêu chí đã được xây dựng. 1.6.2. Vai trò của giáo viên Giáo viên không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gắn với nội dung cần học (thiết kế các bài tập cho học sinh). Tóm lại, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học mà trở thành người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các em trên con đường thực hiện dự án. 1.7. Hồ sơ bài dạy trong dạy học dựa trên dự án - Ý tưởng thiết kế dự án - Bộ câu hỏi định hướng - Nội dung và kế hoạch của dự án - Hướng dẫn HS tổ chức hoạt động học tập. - Sản phẩm của học sinh - Tổng kết và đánh giá 2. Cơ sở lí luận về giáo dục sức khoẻ 2.1. Khái niệm sức khỏe (WHO) 11
- Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật. 2.2. Giáo dục sức khỏe Giáo dục sức khoẻ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. 2.3. Giá trị của sức khỏe Đối với con người: là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở quan trọng để mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình. Sức khỏe chính là chiếc chìa khóa quan trọng nhất mở ra cánh cửa hạnh phúc cho mỗi người. Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước: một quốc gia không thể phát triển nếu người dân không có sức khỏe, không được học hành với những kiến thức và kỹ năng cần thiết. 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe Các yếu tố di truyền: Các yếu tố sinh học quyết định cấu trúc cơ thể và các hoạt động chức năng của cơ thể. Yếu tố môi trường: Yếu tố môi trường đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định tình trạng sức khỏe của bất cứ một cộng đồng nào. Ví dụ: Tình trạng ô nhiễm không khí đang đáng báo động nhất là ở các thành phố lớn là yếu tố tác động xấu đến sức khỏe. Lượng khí thải độc hại, bụi mịn trong không khí là nguyên nhân gây suy yếu đường hô hấp, viêm phế quản, thậm chí ung thư phổi. Hệ thống chăm sóc sức khỏe: Chất lượng điều trị và chăm sóc, tình trạng thuốc men, khả năng tiếp cận với các dịch vụ của người dân, thái độ của cán bộ y tế, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế…có ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái sức khỏe của người dân. Yếu tố hành vi và lối sống của con người: Hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe hoặc liên quan đến một vấn đề sức khỏe nhất định. Hành vi và lối sống không lành mạnh được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, tử vong và các vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ: Người thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lá điện tử gây ra những hậu quả nghiêm trọng như mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh thiếu máu cơ tim, giảm tuổi thọ 13,2 năm ở nam giới và 14,5 năm ở nữ giới. Hút thuốc lá thụ động gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, khói thuốc thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch 12
- và sinh non. Ở trẻ em, việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, phổi hoạt động kém... 3. Cơ sở thực tiễn của dạy học môn Vật lí dựa trên dự án ở một số trường THPT 3.1. Thực trạng tổ chức dạy học môn Vật lí dựa trên dự án theo định hướng giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng cho HS ở trường THPT trên địa bàn huyện miền núi Tương Dương Để tiến hành tìm hiểu về thực trạng dạy học theo phương pháp dựa trên dự án ở trường THPT trên địa bàn huyện miền núi Tương Dương, tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn đối với GV và HS với mục đích thu thập thông tin, phân tích khó khăn, thuận lợi của thực trạng dạy học dựa trên dự án môn Vật lí ở trường THPT. Nội dung khảo sát: Tìm hiểu nhận thức, hiểu biết, quá trình tổ chức dạy học dự án môn Vật lý ở trường THPT và tổ chức dạy học dự án theo định hướng giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng cho HS. Đối tượng khảo sát: 9 GV dạy Vật lý của trường THPT Tương Dương 1, THPT Tương Dương 2 và 118 HS khối 11 trường THPT Tương Dương 2. Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/2024 đến tháng 11/2024 Phiếu khảo sát GV và HS (trong phần phụ lục kèm theo 01, 02) Sau khi thu thập, phân tích, tổng hợp cho kết quả như sau: 1. Hiểu biết của GV về phương pháp dạy học dựa trên dự án Biểu đồ thống kê tỉ lệ % hiểu biết của GV về PP DHDTDA Hiểu một phần 11% Hiểu chưa đầy đủ Hiểu đầy đủ 33% 56% Kết quả điều tra chứng tỏ, đa số (hơn 50%) GV đã hiểu đầy đủ về phương pháp dạy học dựa trên dự án. Trong đó có 44% GV hiểu chưa đầy đủ và hiểu một phần về PP DHDTDA. 13
- 2. Mức độ cần thiết dạy học môn vật lý theo phương pháp dạy học dựa trên dự án Biểu đồ tỉ lệ % nhận thức của GV về mức độ cần thiết dạy học môn Vật lí dựa trên dự án Không cần thiết Ít cần thiết 11% Rất cần thiết 22% 45% Cần thiết 22% Kết quả thống kê ta thấy được, đa số GV đều thấy được mức độ rất cần thiết và cần thiết của việc áp dụng dạy học môn vật lý theo phương pháp dạy học dựa trên dự án 3. Đánh giá của GV và HS về mức độ hứng thú của HS khi tham gia học tập theo PP dạy học dựa trên dự án Đánh giá của GV Đánh giá của HS Không Không hứng thú hứng thú Bình thường 6% Bình 0% Hứng thú thường 10% 22% 11% Rất hứng Rất hứng Hứng thú thú thú 19% 65% 67% Từ biểu đồ ta đã đánh giá được: hầu hết HS rất hứng thú và hứng thú khi tham gia học tập vật lý theo PP dạy học dựa trên dự án. 4. Thống kê học sinh được học môn Vật lý theo phương pháp dạy học dựa trên dự án Biểu đồ tỉ lệ % HS được học môn Vật lí theo PP DHDTDA Chưa bao giờ Thường xuyên 12% 29% Từ 1 lần 17% Thỉnh thoảng 42% 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa môn Vật lí cho học sinh phổ thông
12 p | 157 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Khắc phục khó khăn tổ chức dạy học 2 buổi ngày hiệu quả tại trường THPT Điểu Cải năm học 2011-2012
20 p | 154 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học một số chủ đề trong môn toán lớp 11 theo định hướng giáo dục STEM
70 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 47 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp trong dạy học trực tuyến môn Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy học
19 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 129 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hình thức tổ chức trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập môn Giáo dục công dân
20 p | 21 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM thông qua một số chủ đề trong chương trình môn Toán học lớp 10 ở Trường THPT Đông Hiếu
61 p | 43 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Võ cổ truyền trong trường trung học phổ thông Hoa Lư A - tỉnh Ninh Bình
17 p | 21 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học một số chủ đề Đại Số 10 theo định hướng giáo dục STEM
71 p | 41 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh thông qua một số nội dung trong Hoá học 11 THPT
88 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và tổ chức dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược chủ đề Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh - Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT
76 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn