Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại trường THPT Nghi Lộc 5
lượt xem 22
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề xuất một số giải pháp pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm, góp phần hoàn thiện nhân cách HS THPT nói chung và HS trường THPT Nghi Lộc 5 nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình GDPT mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại trường THPT Nghi Lộc 5
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TẠI TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 5 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TẠI TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 5 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Ngƣời thực hiện: 1. Trần Hữu Quỳnh 2. Nguyễn Thị Hồng Anh 3. Nguyễn Thị Phƣơng Loan Số điện thoại : 0399180145 Tháng 4 / 2023
- MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT A. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2 III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................... 2 IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 V. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 2 B. NỘI DUNG........................................................................................................... 3 I. CỞ SỞ KHOA HỌC .............................................................................................. 3 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................. 3 1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 3 1.1.1. Chuyển đổi số .................................................................................................. 3 1.1.2. Chuyển đổi số trong Giáo dục ......................................................................... 3 1.2. Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo .............................................. 4 1.3. Các yếu tố đảm bảo việc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục ..................... 6 1.4. Công tác chủ nhiệm ở trƣờng THPT .................................................................. 6 1.5. Vai trò của GVCN trong việc ứng dụng Chuyển đổi số để quản lý, giáo dục học sinh...................................................................................................................... 7 1.6. Các công cụ / ứng dụng hữu ích phục vụ Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm ..... 8 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................... 13 2.1. Từ thực tiễn yêu cầu đổi mới nội dung, chƣơng trình giáo dục. ...................... 13 2.2. Thực trạng về ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay ..................... 14 2.3. Tình hình thực hiện chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm ở trƣờng THPT Nghi Lộc 5 ............................................................................................................... 15 2.4. Khảo sát thực trạng ......................................................................................... 16 2.4.1.Nội dung khảo sát ........................................................................................... 16 2.4.2. Đối tƣợng khảo sát ........................................................................................ 16 2.4.3. Phƣơng pháp khảo sát ................................................................................... 16 2.5. Kết quả khảo sát ............................................................................................... 16 2.5.1. Kết quả khảo sát nhận thức của GV và HS về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong các hoạt động của lớp chủ nhiệm tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5 ............... 16 2.5.2. Kết quả Khảo sát về Phƣơng tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ Chuyển đổi số tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5 ........................................................... 18 2.5.3. Kết quả Khảo sát về Phƣơng tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ Chuyển đổi số tại lớp chủ nhiệm năm học 2022-2023. .......................................... 19
- 2.5.4. Khảo sát Việc ứng dụng Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm trong 2 năm học: 2021-2022 và 2022-2023......................................................................... 20 2.5.5. Kết quả Khảo sát GV và HS về một số khó khăn trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm và các hoạt động phong trào của lớp chủ nhiệm. ...................................................................................................................... 22 2.6. Đánh giá chung về ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5 trong thời gian vừa qua ................................................. 23 2.6.1. Thuận lợi: ...................................................................................................... 23 2.6.2. Khó khăn: ...................................................................................................... 24 II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TẠI TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 5 THÔNG QUA ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ..................... 24 1. CƠ SỞ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ............................................................... 24 1.1. Nhà trƣờng........................................................................................................ 24 1.2. Giáo viên chủ nhiệm ........................................................................................ 25 1.3. Học sinh............................................................................................................ 25 1.4. Gia đình học sinh: ............................................................................................ 26 2. THỰC HIỆN ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM .. 26 2.1. Xây dựng kế hoạch ứng dụng Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm ........ 26 2.2. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Khảo sát thông tin học sinh ................... 27 2.3. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Xây dựng và tập huấn cho đội ngũ cán bộ lớp... 29 2.4. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Quản lý hồ sơ chủ nhiệm ....................... 31 2.5. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Quản lý nề nếp, theo dõi sự tiến bộ của học sinh.................................................................................................................... 33 2.6. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Tổ chức các hoạt động giáo dục theo hƣớng trải nghiệm sáng tạo ..................................................................................... 36 2.8. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Tƣ vấn và định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh.................................................................................................................... 40 2.9. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài Nhà trƣờng và Phụ huynh: ............................................................................ 45 2.9.1. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiêm và giáo viên bộ môn. ............................ 45 2.9.2. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh. ........................ 46 2.10. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Tổ chức sinh hoạt lớp theo hƣớng đổi mới ...... 46 2.11. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Kết nối tình cảm học sinh với gia đình 53 2.12. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Hƣớng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi trực tuyến....................................................................................... 55 III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ............................................................................ 59 3.1. Tổ chức thực nghiệm: ...................................................................................... 59
- 3.2. Kết quả thực nghiệm: ....................................................................................... 59 3.2.1. Kết quả từ phiếu điều tra ............................................................................... 59 3.2.2. Kết quả học tập và rèn luyện của HS ............................................................ 61 3.4. Kết quả khảo sát đầu ra việc thực hiện ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm tại Trƣờng THPT Nghi Lộc 5. ............................................................... 62 3.4.1. Sự hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh trong lớp chủ nhiệm sau khi ứng dụng chuyển đổi số ............................................................ 62 3.4.2. Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp sau khi đã áp dụng. .................... 67 IV. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐƢỢC ĐỀ XUẤT ................................................................................................... 68 4.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 68 4.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát .................................................................. 68 4.2.1. Nội dung khảo sát .......................................................................................... 68 4.2.2. Phƣơng pháp khảo sát và thang đánh giá. ..................................................... 68 4.3. Đối tƣợng khảo sát ........................................................................................... 69 4.3.1. Tính cấp thiết ................................................................................................. 69 4.3.2. Tính khả thi ................................................................................................... 71 4.4. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đƣợc đề xuất. ........... 72 4.4.1.Tính cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ................................................... 72 4.4.2.Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ........................................................... 73 C. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 74 1. Tổng quát quá trình nghiên cứu .......................................................................... 74 2. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 74 3. Tính mới .............................................................................................................. 74 4. Tính khoa học ...................................................................................................... 75 5. Kiến nghị đề xuất ................................................................................................ 75 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 76 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 79
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATGT An toàn giao thông CBQL Cán bộ quản lý CNTT Công nghệ thông tin GD ĐT Giáo dục đào tạo GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh PH Phụ huynh KN Kỹ năng THPT Trung học phổ thông
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày 03/06/2020, Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực đƣợc ƣu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nƣớc Ngày 25/01/2022, Thủ tƣớng Chính Phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó xác định rõ mục tiêu chung là: Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lƣợng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Hiểu một cách đơn giản thì chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của ngƣời học; cải thiện những phƣơng pháp giảng dạy cũng nhƣ tạo môi trƣờng để học tập thuận tiện nhất.Ứng dụng chuyển đổi số tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc học kiến thức của ngƣời học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển đƣợc khả năng tự học của ngƣời học mà không bị giới hạn về thời gian cũng nhƣ không gian. Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào hoạt động quản lý giáo dục và dạy học đã đem lại hiệu quả thiết thực trong các hoạt động của các trƣờng học, trong đó có công tác chủ nhiệm. Đặc biệt, vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) rất quan trọng, đây là lực lƣợng chính và là cầu nối hữu hiệu nhất trong mối quan hệ Gia đình – Nhà trƣờng – Xã hội, là lực lƣợng trung tâm trong việc thực hiện chuyển đổi số từ nhà trƣờng đến với học sinh và cha mẹ học sinh. Chuyển đổi số hỗ trợ rất lớn cho công tác làm giáo dục, công tác chủ nhiệm lớp, trong đó phải kể đến vai trò của ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp nhƣ: Điều hành lớp chủ nhiệm; Quản lý lớp chủ nhiệm; Tăng cƣờng tƣơng tác với lớp chủ nhiệm; Nâng cao năng lực và phẩm chất cho học sinh lớp chủ nhiệm; Tăng cƣờng mối quan hệ với Giáo viên - Học sinh - Phụ huynh. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của xã hội cũng nhƣ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại trường THPT Nghi Lộc 5” để tiến hành nghiên cứu. 1
- II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Qua đề tài này, ngƣời viết muốn khảo sát thực tế để tìm hiểu, nắm bắt, đánh giá đƣợc thực trạng về vấn đề ứng dụng chuyển đổi số tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm, góp phần hoàn thiện nhân cách HS THPT nói chung và HS trƣờng THPT Nghi Lộc 5 nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chƣơng trình GDPT mới. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - Trƣờng THPT Nghi Lộc 5 - Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu 2. Phương pháp điều tra 3. Phương pháp phỏng vấn 4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động 5. Phương pháp thống kê, phân tích V. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đúc rút kinh nghiệm trong việc ứng dụng Công nghệ số vào việc quản lý, điều hành tất cả các hoạt động của tập thể lớp (nắm bắt, chỉ đạo lớp trong từng ngày, từng tuần, từng kỳ theo kế hoạch cả trƣờng và lớp, tổ chức các tiết sinh hoạt lớp, các buổi sinh hoạt hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, chủ đề, hƣớng nghiệp,…) một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trên thực tế, trong thời gian qua việc ứng dụng Chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm đã đƣợc chú ý và vận dụng nhƣng còn rời rạc, thiếu tính hệ thống, thiếu đồng bộ và thiếu lộ trình cụ thể. GVCN chỉ quen sử dụng một số công cụ hoặc biết cái gì thì sử dụng cái đó nên công tác chủ nhiệm chƣa đạt hiệu quả cao, nhất là chƣa tạo nên sự chuyển biến thực sự. Đề tài đã khắc phục đƣợc điều này. Bởi thế, bên cạnh việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số từ phía GVCN, chúng tôi đã chú trọng năng cao khả năng ứng dụng chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ lớp và các HS trong lớp. Đây cũng là đề tài đầu tiên áp dụng tại trƣờng THPT Nghi Lộc 5 về việc tăng cƣờng ứng dụng này. Dựa vào kết quả tích cực nhận đƣợc sẽ giúp các giáo viên chủ nhiệm, các nhà quản lý có những hoạch định tốt để xây dựng lớp học hạnh phúc, trƣờng học hạnh phúc trong thời đại 4.0 hiện nay cũng nhƣ đáp ứng việc đổi mới toàn diện trong giáo dục. 2
- B. NỘI DUNG I. CỞ SỞ KHOA HỌC 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm 1.1.1. Chuyển đổi số Theo Wikipedia, Chuyển đổi số (tiếng Anh: Digital transformation, viết tắt DT) là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề. Theo FPT Digital, Chuyển đổi số là sự thay đổi mang tính căn bản về công nghệ và tâm lý, tạo ra sự đột phá và chuyển đổi quy trình cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, xã hội. Chuyển đổi số đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả các hoạt động chuyển đổi con ngƣời, nhận thức, và chuyển đổi doanh nghiệp. Trong đó, số hóa thông tin và số hóa quy trình sẽ là một phần để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Theo Microsoft, Chuyển đổi số là một sự đổi mới kinh doanh đƣợc thúc đẩy bởi sự bùng nổ của đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), cung cấp những cách mới để hiểu, quản lý và chuyển đổi cho các hoạt động kinh doanh của họ. Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số (Digital transformation) nhƣng có thể nói chung đó là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực sang thế giới ảo ở trên môi trƣờng mạng. Sự tham gia ngày càng sâu rộng của công nghệ (chủ yếu là CNTT ) vào mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội đang làm thay đổi căn bản và toàn diện cách chúng ta sống, làm việc, liên hệ với nhau. Nhƣ vậy, chuyển đổi số là: Quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phƣơng thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Theo đó, mọi ngƣời tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. 1.1.2. Chuyển đổi số trong Giáo dục “Chƣơng trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030” đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ tƣớng Chính phủ nhƣ sau: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng 3
- nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”. Nhƣ vậy, việc chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tập trung vào hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra, đánh giá. Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định trong lãnh đạo, điều hành. Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thƣ viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…; chuyển đổi toàn bộ cách thức, phƣơng pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tƣơng tác với ngƣời học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công. Có thể thấy, trong lĩnh vực GDĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới GDĐT theo hƣớng giảm thuyết giảng, từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực ngƣời học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang đƣợc phát triển trên nền tảng ứng dụng CNTT; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi ngƣời học một giáo trình và một phƣơng pháp học tập riêng không giống với ngƣời khác, việc này do các hệ thống CNTT thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trƣờng mạng đƣợc nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tƣơng tác giữa gia đình, nhà trƣờng, giáo viên, học sinh gần nhƣ tức thời. 1.2. Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo Chuyển đổi số đã và đang tạo ra nhiều thay đổi tích cực với ngành giáo dục tại Việt Nam, nó tạo nên một hệ thống rất chặt chẽ tại các cơ sở từ quản lý đến giảng dạy và học tập. Chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của ngƣời học; cải thiện những phƣơng pháp giảng dạy cũng nhƣ tạo môi trƣờng để học tập thuận tiện nhất.Trong đó có ba áp dụng cơ bản là: Ứng dụng công nghệ trong phƣơng thức giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong quản lý và ứng dụng công nghệ 4
- trong lớp học. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực: - Thứ nhất, Chuyển đổi số trong giáo dục cho phép theo dõi hiệu quả kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Với việc lƣu lại thông tin về kết quả làm việc của học sinh, công nghệ đóng vai trò quan trọng cho phép giáo viên và phụ huynh theo dõi sự tiến bộ của con em mình. Chẳng hạn, giáo viên và phụ huynh có thể so sánh sự khác biệt về kết quả học tập, làm việc thực tế của các học sinh qua từng thời điểm với những dữ liệu đƣợc hệ thống kỹ thuật số ghi chép đƣợc, từ đó có cái nhìn chi tiết hơn về những học sinh, nào đã gặt hái đƣợc thành công và những em nào cần sự quan tâm, chú ý hơn từ thầy cô, cha mẹ. - Thứ hai, Chuyển đổi số trong giáo dục giúp cải thiện kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, thông qua phân tích dữ liệu. Các giáo viên có thể sử dụng các công cụ thống kê để theo dõi và cải thiện kết quả học tập của học sinh. Thông qua các thông tin thu thập đƣợc nhờ sử dụng các công cụ công nghệ, các nhà trƣờng có thể hiểu rõ nhu cầu của từng học sinh là gì để đƣa ra các giải pháp phù hợp để hỗ trợ các em. - Thứ ba, Chuyển đổi số trong giáo dục giúp hình thành Học tập “cộng tác” . Học tập trên các nền tảng kỹ thuật số buộc ngƣời dạy và ngƣời học phải có sự cộng tác. Các giáo viên có thể tạo và quản lý các nhóm học sinh, trên các nền tảng học tập trực tuyến. Việc cùng hợp tác thảo luận hay bài thuyết trình trở nên dễ dàng hơn với sự hỗ trợ của các nền tảng sáng tạo, cộng tác trực tuyến nhƣ Google Docs, Class Dojo, Zoom, v.v… Những công cụ tƣơng tác này hiện đã đƣợc ứng dụng và sử dụng tại nhiều trƣờng học. - Ngoài ra, Chuyển đổi số trong giáo dục giúp tăng cƣờng phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên. Các nghiên cứu đã chỉ rằng học sinh thể hiện bản thân tốt hơn ở nhà trƣờng và có sức khỏe tổng thể tốt hơn khi bố mẹ các em trực tiếp tham gia và đóng góp vào sự thành công trong học tập của con. Các phần mềm tự động hóa cung cấp các thông tin về tiến độ học tập của học sinh và chuyển lại các thông tin này cho phụ huynh, đồng thời gửi thông báo yêu cầu phụ huynh nộp các loại phí đúng hạn. Với sự tham gia của công nghệ, phụ huynh cũng có thể yên tâm hơn về sự an toàn của con em mình bởi phụ huynh có thể theo dõi đƣợc quá trình học tập rèn luyện của con em mình thông qua các ứng dụng hoặc phần mềm tƣơng tác - Hơn nữa, Chuyển đổi số trong giáo dục giúp tiết kiệm thời gian. Công nghệ số hóa giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian của mọi ngƣời trên thế giới, trong một thời đại mà thời gian là tiền bạc. Hiện nay, đã có những nền tảng cho phép học sinh chỉ cần đăng nhập vào một trang web là đã có thể bắt đầu bài học của mình, mà không cần phải dành hàng giờ trên đƣờng để đến địa điểm học tập. Nhƣ vậy, Có thể nói chuyển đổi số trong giáo dục là bƣớc đi then chốt trong việc đẩy nhanh sự phát triển của hoạt động dạy và học trong tƣơng lai. 5
- 1.3. Các yếu tố đảm bảo việc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 phê duyệt Đề án "Tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, NCKH góp phần nâng cao chất lƣợng GDĐT giai đoạn 2016-2020, định hƣớng đến 2025" nêu rõ: trong GDĐT, để đảm bảo thành công chuyển đổi số trƣớc tiên cần phải tuyên truyền, thống nhất, thông suốt về nhận thức trong toàn ngành, đến từng nhà trƣờng, mỗi cá nhân. Nhận định chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành, diễn ra với tốc độ rất nhanh, do đó cần có sự chuẩn bị, đầu tƣ xứng tầm, tạo sức mạnh cộng hƣởng và quyết tâm cao. - Cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý phải đƣợc hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số trong toàn ngành. Đó là các chính sách liên quan đến học liệu nhƣ sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả; liên quan đến chất lƣợng việc dạy học trên môi trƣờng mạng nhƣ an toàn thông tin mạng; liên quan đến chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức ngƣời dạy, ngƣời học nhƣ bảo vệ thông tin cá nhân, an ninh thông tin trên môi trƣờng mạng; và các quy định liên quan đến điều kiện tổ chức dạy - học trên mạng, kiểm định chất lƣợng, tính pháp lý và công nhận kết quả khi dạy - học trực tuyến. - Nền tảng hạ tầng CNTT, cơ sở vật chất cơ bản phải đƣợc trang bị đồng bộ trong toàn ngành giáo dục đảm bảo việc quản lý, dạy - học có thể đƣợc thực hiện một cách bình đẳng giữa các địa phƣơng, nhà trƣờng có điều kiện hoàn cảnh kinh tế khác nhau; đảm bảo môi trƣờng mạng thông suốt, ổn định, an toàn thông tin. Thực hiện việc này cần huy động đƣợc các nguồn lực xã hội chung tay hỗ trợ trang thiết bị đầu cuối và tham gia cung cấp các hệ thống, giải pháp đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. - Quan trọng hơn, cần bồi dƣỡng đƣợc đội ngũ nhân lực (cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, học sinh sinh viên) có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trƣớc hết là kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học. 1.4. Công tác chủ nhiệm ở trƣờng THPT Theo Điều lệ trƣờng Trung học, Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, ngƣời tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau đây: Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dƣỡng của học sinh trong lớp. 6
- Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gƣơng mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ nhƣ con em mình trƣởng thành theo từng năm tháng. Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục đƣợc xây dựng hàng năm. Các hoạt động của lớp đƣợc tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ. Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mƣu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục Gia đình, nhà trƣờng và xã hội là ba lực lƣợng giáo dục, trong đó nhà trƣờng là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là ngƣời chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lƣợng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất. Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lƣợng, phối hợp thành công các hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp. 1.5. Vai trò của GVCN trong việc ứng dụng Chuyển đổi số để quản lý, giáo dục học sinh Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào hoạt động quản lý giáo dục và dạy học đã đem lại hiệu quả thiết thực trong các nhà trƣờng. Nhƣ đã đề cập ở trên, Giáo viên chủ nhiệm là ngƣời thay mặt hiệu trƣởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Nhƣ vậy, trong thực tế giáo viên chủ nhiệm với vai trò vừa là giáo viên giảng dạy, vừa làm chủ nhiệm sẽ đảm đƣơng cả 2 nội dung cơ bản trong chuyển đổi số của mỗi nhà trƣờng, đó là: chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra, đánh giá. Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều hữu hiệu nhất trong mối quan hệ Gia đình- Nhà trƣờng- Xã hội, là lực lƣợng trung tâm trong việc thực hiện chuyển đổi số từ nhà trƣờng đến học sinh và phụ huynh . 7
- Giáo viên chủ nhiệm có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học nói chung và quản lý giáo dục học sinh tại lớp chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm đƣợc xem là linh hồn của lớp học, là ngƣời cố vấn đáng tin cậy dẫn dắt, định hƣớng, giúp học sinh vƣơn lên tự hoàn thiện năng lực và nhân cách.Trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, khi vai trò của ngƣời giáo viên có sự thay đổi căn bản, từ chỗ là “ngƣời truyền thụ tri thức” sang đóng vai trò của ngƣời trọng tài, cố vấn cho hoạt động nhận thức của học sinh thì vai trò của giáo viên chủ nhiệm có những sự thay đổi căn bản. Giáo viên chủ nhiệm trở thành ngƣời chịu trách nhiệm chính trong “phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dƣỡng năng khiếu định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh”. Thực tế đó yêu cầu ngƣời giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt xu thế, trau dồi kiến thức chuyên môn , nghiệp vụ, làm chủ công nghệ, phát triển kỹ năng CNTT để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục trong thời đại mới. Chính vì thế, giáo viên chủ nhiệm lớp đóng cai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi số trong công tác giảng dạy cũng nhƣ quản lý giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm, góp phần thực hiện mục tiêu chƣơng trình giáo dục phổ thông. 1.6. Các công cụ / ứng dụng hữu ích phục vụ Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm Trong kỷ nguyên số, để công tác giáo dục nói chung và công tác chủ nhiệm lớp hiệu quả và phát huy đƣợc những phẩm chất, năng lực toàn diện cho học sinh theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới, yêu cầu ngƣời GVCN cần phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm. Hiện nay có nhiều công cụ, phần mềm, ứng dụng để hỗ trợ cho công tác quản lý, giáo dục học sinh. Mỗi phần mềm có nhiều chức năng khác nhau, có những ƣu điểm và hạn chế khác nhau khi khai thác trong điều kiện dạy học cụ thể. Vì vậy, GVCN cần kết hợp xem xét tính năng, ƣu điểm và hạn chế của các phần mềm để lựa chọn đƣợc phần mềm hỗ trợ việc thiết kế, biên tập học liệu số phù hợp với bối cảnh của việc chuẩn bị, tổ chức hoạt động của GV và của HS trong công tác chủ nhiệm.Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xin giới thiệu và đề xuất các ứng dụng hữu ích cho công tác chủ nhiệm dƣới đây: * ClassDojo ClassDojo là nền tảng chia sẻ kĩ thuật số cho phép GVCN ghi lại tài liệu trong ngày trên lớp và chia sẻ điều đó với gia đình HS thông qua trình duyệt web để hầu hết mọi thiết bị đều có thể truy cập nội dung – từ điện thoại thông minh đơn giản đến laptop. Miễn là có trình duyệt, thì ảnh và video đều có thể xem đƣợc.Phần mềm Classdojo đặc biệt hữu ích giúp GVCN quản lí lớp, rèn luyện nề nếp cho HS. Sau khi đăng kí và tạo tài khoản lớp học, mỗi HS sẽ đƣợc đại diện bằng một hình Monster ngộ nghĩnh. Nhƣ vậy GVCN sẽ có một lớp học ảo có tên từng HS trong lớp. Classdojo cũng là một mạng xã hội dành riêng cho lớp mà tại đó có một trang giống nhƣ tƣờng của facebook. Giáo viên 8
- có thể cập nhật các hoạt động trên lớp lên hàng ngày. GV cũng có thể liên lạc với từng phụ huynh học sinh thông qua chức năng nhắn tin. Classdojo thực sự là một lớp học nơi giáo viên chủ nhiệm, học sinh và phụ huynh có thể nắm bắt, chia sẻ thông tin và tƣơng tác với nhau thƣờng xuyên. Hình 1: Nhóm lớp Classdojo của tác giả * Vnedu Mạng giáo dục Việt Nam – vnEdu là phần mềm quá quen thuộc với đội ngũ GVCN trên toàn quốc. Đó là một giải pháp xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây nhằm tin học hoá toàn diện công tác quản lý, điều hành trong giáo dục, kết nối gia đình, nhà trƣờng và xã hội, góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý, chất lƣợng dạy và học. - Kênh liên lạc kịp thời giữa phụ huynh và nhà trƣờng - Sử dụng trên đa phƣơng tiện: Điện thoại, MyTV, Máy tính kết nối Internet hỗ trợ truy cập mọi lúc mọi nơi. - Lƣu trữ đầy đủ, tăng tốc độ chia sẻ dữ liệu và chuyên môn giữa giáo viên với nhau và giữa giáo viên với học sinh - Lƣu trữ và quảng bá hình ảnh trƣờng học thông qua website nhà trƣờng. - Tự động tổng hợp số học lực, hạnh kiểm,... tuân theo các quy định của bộ giáo dục ban hành - VnEdu tích hợp chức năng thông báo điểm, kết quả học tập rèn luyện của học sinh trên website, thông qua hệ thống tin nhắn giúp phụ huynh dễ dàng nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em mình Biết tận dụng triệt để các tính năng của Vnedu sẽ là lợi thế rất lớn để GVCN thực hiện tốt công tác chủ nhiệm của mình. * Zoom Là ứng dụng dạy học trực tuyến phổ biến, dễ cài đặt, dễ thao tác, dễ sử dụng và có thể truy cập từ tất cả các thiết bị, giúp dễ dàng tổ chức một lớp học, một buổi tập 9
- huấn hay một cuộc họp trực tuyến. Có thể trình chiếu, truyền tải mọi dạng văn bản , âm thanh , hình ảnh. Ngoài ra, có thể lƣu trữ nội dung cuộc họp, buổi học để xem lại sau. Đợt dịch Covid 19 vừa qua đã cho thấy tính hữu dụng của phần mềm này, giúp công tác giảng dạy, giáo dục không bị gián đoạn bởi các yếu tố khách quan. Hình 2: Ứng dụng Zoom Trong công tác chủ nhiệm , Zoom có thể hỗ trợ GVCN trong việc tổ chức các buổi tập huấn, các cuộc họp triển khai kế hoạch của lớp, các cuộc họp phu huynh từ xa mà không cần phải trực tiếp đến lớp và có thể linh động về mặt thời gian * Infographic Infographic là viết tắt của cụm từ Information Graphic, là hình thức thể hiện các thông tin bằng định dạng thiết kế đồ họa, với mục đích giúp cho truyền tải ý Khi triển khai các chủ đề thay bằng việc học sinh phải đƣa ra một lƣợng kiến thức bằng kênh chữ khá lớn thì thông qua infographic, kiến thức đƣợc hệ thống hóa dƣới dạng sơ đồ, các đƣờng nối, cộng thêm màu sắc của các đƣờng nối, màu sắc của các đơn vị kiến thức. Điều này làm thông tin trở nên hấp dẫn hơn, gây sự chú ý của học sinh hơn. Việc thông tin đƣợc đơn giản hóa, trình bày logic không chỉ giúp học sinh dễ ghi nhớ hơn mà còn giúp học sinh hiểu đƣợc thông tin, điều mà kênh chữ rất khó làm đƣợc. Hình 3: Đồ họa Inforgraphics mô tả về nghề nghiệp 10
- * Google Drive / Google Docs/ Google Forms/Google Sheets Là những ứng dụng hữu ích cho việc thu thập, tổng hợp thông tin, khảo sát ý kiến của học sinh trong lớp chủ nhiệm hoặc là nơi lƣu giữ các tài liệu dành cho khóa học, rất dễ dàng để truy cập mọi lúc, mọi nơi.. Từ các dữ liệu thu thập đƣợc, GVCN có thể dễ dàng nắm bắt tổng hợp, phân tích thông tin của học sinh để có kế hoạch giáo dục phù hợp. * Canva Đƣợc sử dụng rộng rãi trong các tầng lớp học sinh, là công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến miễn phí dễ sử dụng trên điện thoại và máy tính, với nguồn tài nguyên phong phú dành cho cả dân chuyên nghiệp lẫn những ngƣời mới bắt đầu, phù hợp cho các em HS dùng để họp nhóm, lên ý tƣởng sáng tạo làm logo, ap phích cho các sự kiện hoặc làm thiệp chúc mừng các ngày lễ, góp phần tạo nên đời sống học đƣờng phong phú, tình cảm, đoàn kết. * Capcut Là ứng dụng chỉnh sửa cắt ghép video, chèn nhạc hiện đang phổ biến trong giới trẻ học đƣờng. Sử dụng thành thạo ứng dụng này sẽ giúp giáo viên và học sinh tạo đƣợc những thƣớc phim hay và truyền tải đƣợc nhiều thông điệp. Đặc biệt các em học sinh có thể tự làm phóng sự nhỏ về trƣờng lớp, hay giới thiệu một sự kiện nào đó đang diễn ra xung quanh. * Phần mềm PowerPoint Một phần mềm đƣợc sử dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy, giáo dục với nhiều ƣu thế trong việc thiết kế bài trình chiếu với nhiều tính năng nổi bật nhƣ: màu sắc, kiểu chữ, định dạng,… chèn/tạo hiệu ứng các tệp/file hình ảnh, âm thanh, video,… rất phù hợp cho hoạt động thuyết trình, minh họa . Sử dụng phần mềm này cũng giúp học sinh nâng cao kỹ năng tin học, khả năng thiết kế, trình bày ý tƣởng và giúp cho các buổi sinh hoạt lớp theo chuyên đề hoặc các buổi thuyết trình thêm phần sinh động, phong phú. * OneNote Microsoft OneNote là một phần của bộ ứng dụng Micrisoft/Office 365, tận dụng hoàn toàn đám mây và các công nghệ của Microsoft để giúp việc nắm bắt, lƣu trữ và chia sẻ bất kỳ loại thông tin nào trở nên dễ dàng. OneNote là một ứng dụng ghi chú cung cấp một trung tâm cho tất cả các ghi chú của ngƣời dùng, có thể đƣợc sắp xếp thành các sổ tay riêng biệt và các phần riêng lẻ trong sổ tay. Nó tƣơng thích với nhiều định dạng kỹ thuật số, nghĩa là có thể ghim các tài liệu đa phƣơng tiện cũng nhƣ văn bản đơn giản. Năm 2010 OneNote đƣợc ca ngợi là “một ứng dụng tuyệt vời cho giáo dục”. Nhiều chức năng và sự thân thiện với ngƣời dùng đã khiến Microsoft OneNote trở nên cực kỳ phổ biến không chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà còn trong bất kỳ môi trƣờng nào khác đòi hỏi ghi chú và chia sẻ ý tƣởng. Là một phần của bộ 11
- Microsoft/Office 365, OneNote có giao diện quen thuộc và hiện đã đƣợc tích hợp vào nhiều nơi làm việc. Mọi thứ đƣợc lƣu trong OneNote đều có thể chia sẻ ngay lập tức với những ngƣời dùng khác. Hình 4: Hồ sơ chủ nhiệm sử dụng ứng dụng OneNote * Jobway Ứng dụng này là sự kết hợp giữa khoa học tâm lý – hƣớng nghiệp và nền tảng công nghệ 4.0 trên laptop và điện thoại thông minh, tích hợp các thông tin khoa học và tính năng tƣơng tác với chuyên gia tâm lý, hƣớng nghiệp hoàn toàn miễn phí. Ứng dụng này với các tính năng nhƣ: “Hiểu mình”, “Hiểu nghề”, “Hiểu trƣờng”, “Tƣ vấn” rất hữu ích trong viêc tƣ vấn, định hƣớng nghề nghiệp cho các em học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp. 12
- * Các trang mạng xã hội: Zalo, Facebook, Youtube, Mesenger…… Hiện tại các trang mạng xã hội này không còn xa lạ với các em học sinh cũng nhƣ các bậc phụ huynh. Gần nhƣ ai cũng tham gia vào các ứng dụng này. Thế mạnh về tính tƣơng tác, chia sẻ trao đổi thông tin khiến cho chúng trở thành công cụ hữu hiệu trong việc tập hợp đông đảo ngƣời dùng khắp nơi trên thế giới. Tận dụng ƣu thê đó cho trong việc kết nối, nắm bắt thông tin về đời sống cũng nhƣ học tập của học sinh sẽ giúp cho công tác chủ nhiệm trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, còn có rất nhiều phần mềm, ứng dụng hữu ích khác có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho công tác chủ nhiệm : Điều hành lớp chủ nhiệm; Quản lý lớp chủ nhiệm; Tăng cƣờng tƣơng tác với phụ huynh, học sinh; Nâng cao năng lực và phẩm chất cho HS lớp chủ nhiệm; Phát triển kỹ năng công nghệ thông tin và các kỹ năng khác cho HS lớp chủ nhiệm; Tăng cƣờng mối quan hệ với GV - HS - Phụ huynh; Nâng cao hiệu quả học tập, năng lực, phẩm chất của học sinh. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Từ thực tiễn yêu cầu đổi mới nội dung, chƣơng trình giáo dục. Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới đƣợc xây dựng theo định hƣớng tiếp cận năng lực , phù hợp với xu thế phát triển chƣơng trình của các nƣớc tiên tiến, nhằm thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội "tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy ngƣời và định hƣớng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh". Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 phê duyệt Đề án "Tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, NCKH góp phần nâng cao chất lƣợng GDĐT giai đoạn 2016-2020, định hƣớng đến 2025" nêu rõ: trong GDĐT, để đảm bảo thành công chuyển đổi số trƣớc tiên cần phải tuyên truyền, thống nhất, thông suốt về nhận thức trong toàn ngành, đến từng nhà trƣờng, mỗi cá nhân. Nhận định chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành, diễn ra với tốc độ rất nhanh, do đó cần có sự chuẩn bị, đầu tƣ xứng tầm, tạo sức mạnh cộng hƣởng và quyết tâm cao. Ngày 03/06/2020, Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực đƣợc ƣu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nƣớc. Ngày 25/1/2022 Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 131/QĐ-TTg: Phê duyệt Đề án "Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hƣớng đến năm 2030" với quan điểm tăng cƣờng 13
- ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục. Ngƣời học và nhà giáo là trung tâm của chuyển đổi số và đạt mục tiêu tận dụng tiến bộ của công nghệ để đổi mới sáng tạo trong dạy và học nâng cao chất lƣợng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lí giáo dục, xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số góp phần phát triển kinh tế số và xã hội số. 2.2. Thực trạng về ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay Theo báo cáo tại Hội thảo Chuyển đổi số trong Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20/12/2022: thời gian qua, kết quả ứng dụng CNTT và chuyển đổi số của Bộ GDĐT nói riêng, ngành GDĐT nói chung đã đạt một số kết quả quan trọng. Đến nay toàn ngành giáo dục đã chủ trƣơng, xác định ứng dụng CNTT là 1 trong 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng về đổi mới căn bản toàn diện GDĐT. Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã ban hành Đề án tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục, hỗ trợ đổi mới dạy - học, nghiên cứu khoa học triển khai trong toàn ngành. Hàng loạt chính sách thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục đƣợc ban hành Trong quản lý giáo dục, toàn ngành đã triển khai số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ Trung ƣơng đến 63 sở GDĐT, 710 phòng GDĐT và khoảng 53.000 cơ sở giáo dục. Hiện nay đã số hóa và định danh dữ liệu của khoảng 53.000 trƣờng học, 1,4 triệu giáo viên, 23 triệu học sinh. Cơ sở dữ liệu này vừa qua đã hỗ trợ đắc lực công tác tuyển sinh và thống kê, báo cáo trong toàn ngành; giúp các cấp quản lý ban hành chính sách quản lý có hiệu quả, vừa qua đã góp phần giải quyết vấn đề thừa thiếu giáo viên ở các nhà trƣờng theo từng địa phƣơng, môn học. Khối phổ thông khoảng 82% các trƣờng sử dụng phần mềm quản lý trƣờng học, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử và hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đều sử dụng phần mềm quản trị nhà trƣờng. Về dạy - học, giáo viên toàn ngành đƣợc huy động tham gia, đóng góp chia sẻ học liệu vào kho học liệu số toàn ngành; đóng góp lên Hệ tri thức Việt số hóa gần 5.000 bài giảng điện tử e-learning có chất lƣợng, kho luận văn tiến sĩ với gần 7.000 luận văn, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm với trên 31.000 câu hỏi…góp phần xây dựng xã hội học tập và đẩy mạnh học tập suốt đời. Về nhân lực số, ở bậc phổ thông, thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông mới, môn Tin học sẽ đƣợc đƣa vào giảng dạy bắt buộc ngay từ lớp 3; giáo dục STEM đƣợc lồng ghép trong các môn học, gắn việc học của học sinh thông qua các hoạt động ứng dụng công nghệ để giải quyết các bài toán và hiện tƣợng trong cuộc sống. Ứng dụng CNTT phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT và công tác tuyển sinh đại học đã đƣợc triển khai đồng bộ, triệt để. Từ đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển đến nộp phí xét tuyển và xác nhận nhập học đều đƣợc thực hiện theo hình thức trực tuyến đối với tất cả thí sinh. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 18 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 29 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 13 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m cho học sinh lớp 12
32 p | 10 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn