Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m cho học sinh lớp 12
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m cho học sinh lớp 12" được thực hiện với mục tiêu nâng cao sức thể lực cho học sinh. Đồng thời rèn luyện ý trí tự vươn lên, sự nỗ lực của bản thân, xây dựng tinh thần tập thể cho học sinh. Tạo không khí vui vẻ trong quá trình tập luyện, rèn luyện ý thức tinh thần đồng đội. Nâng cao Thành tích chạy 4x100m. Từ đó nâng cao được phong trào GDTC trong nhà trường, giúp thuận lợi cho công tác tuyển chọn học sinh năng khiếu tham dự Hội Thi TDTT cấp tỉnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m cho học sinh lớp 12
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình độ đóng góp Ngày tháng Nơi công TT Họ và tên Chức vụ chuyên vào việc năm sinh tác môn tạo ra sáng kiến Trường 1 Nguyễn Văn Khá 2/4/1983 THPT Kim Giáo viên Cử nhân 40% Sơn A Trường 2 Đỗ Văn Nam 28/01/1986 THPT Kim Giáo viên Cử nhân 30% Sơn A Trường 3 Cao Thị Lụa 13/03/1989 THPT Kim Giáo viên Cử nhân 30% Sơn A I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:: Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m cho học sinh lớp 12. Lĩnh vực áp dụng: Thể dục 12. II. Nội dung sáng kiến 1. Giải pháp cũ thường làm - Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận không thể thiếu được trong nền Giáo dục Việt Nam, là phương tiện góp phần giáo dục con người theo hướng toàn diện. Trong đó các môn chạy là nội dung thi đấu có tính hấp dẫn, đặc biệt là chạy tiếp sức 4 x 100m. Kỹ thật chạy 4 x 100m gồm có: Xuất phát, Kỹ thuật trao – nhận tín gậy, kỹ
- thuật chạy đường vòng và kỹ thuật chạy trên đường thẳng. Vì vậy đòi hỏi người chạy phải có kỹ thuật chạy cự ly ngắn tốt ở đường thẳng, đường vòng và khả năng phối hợp với nhau trong quá trình trao – nhận tín gậy. Chạy tiếp sức là sự phối hợp của các thành viên trong cùng đội, mỗi thành viên phải chạy một cự ly theo luật quy định để mang tín gậy từ vạch xuất phát về đích. Thành tích của đội là từ khi có lệnh xuất phát cho người chạy đầu tiên cho đến khi người chạy cuối cùng về đích. - Thực tế giảng dạy 1 tuần 2 tiết các em vừa phải tập trung những môn học chính khóa và vừa phải luyện tập thể thao nên thời gian để tập trung vào chuyên môn hóa không cao. Thực trạng học sinh hiện nay rất lười tập luyện dấn đến thể lực học sinh khá yếu đặc biệt là học sinh nữ còn ngần ngại, rụt rè trong quá trình luyện tập, mà môn học này lại đòi hỏi sự phối hợp đồng đội của 4 người. Bên cạnh đó thực tiễn giảng dạy còn sử dụng các bài tập đơn thuần, chưa đi vào chuyên môn hóa cụ thể các bài tập phát triển nội dung 4x100m và trình độ chuyên môn của học sinh. * Về ưu nhược điểm của phương pháp này: - Ưu điểm: Đơn giản, dễ áp dụng. - Nhược điểm: + Thành tích chạy tiếp sức 4x100m có tăng lên nhưng tăng lên không đáng kể. + Bài tập đơn điệu, nhàm chán, học sinh không hứng thú tập luyện dẫn đến không tự giác, cố gắng khi tập luyện. + Chất lượng thể lực đại trà chung kém, khó đánh giá. * Thực tế đó xuất phát từ các nguyên nhân sau: + Điều kiện cơ sở vật chất như sân bãi chưa đảm bảo. + Do đặc thù môn học, học thực hành nên còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. + Học sinh chưa thực sự hứng thú trong quá trình học. + Các bài tập bổ trợ còn hạn chế, sắp xếp chưa hợp lý và chưa đi sâu vào chuyên môn hóa như: Các bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh tốc độ lặp lại ít buổi; Các bài tập bổ trợ phát triển sức bền tốc độ sử dụng cường độ cao nhiều và cự ly chạy chưa hợp lý; Các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích trong trao – nhận tín gậy được sử dụng ít và chưa hợp lý;
- Các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ còn sử dụng ít. - Từ các nguyên nhân trên sẽ dẫn đến một số hạn chế: + Thành tích chạy tiếp sức 4x100m của học sinh không cao. + Các em có thể chạy tốc độ tốt nhưng không có sức bền chuyên môn thì tốc độ sẽ giảm ở cuối của cự ly, thành tích giảm sút, hoặc nếu có sức bền mà không có sức mạnh thì không thể bứt phá ở cuối của cự ly. + Thể lực học sinh không tăng. + Khó khăn trong công tác tuyển nguồn học sinh có năng khiếu tham gia đội dự tuyển Điền Kinh. Nhận thấy nguyên nhân cốt lõi dẫn đến những hạn chế trên là do các bài tập bổ trợ còn hạn chế, sắp xếp chưa hợp lý và chưa đi sâu vào chuyên môn hóa nên để khắc phục hạn chế nói trên nên tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp: Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m cho học sinh lớp 12. 2. Giải pháp mới cải tiến 2.1. Cơ sở khoa học của giải pháp mới - Thành tích chạy tiếp sức 4x100m liên quan chặt chẽ đến các nội dung 100m, 200m, 400m và sự khéo léo, nhanh nhẹn và tinh thần đồng đội. Bài tập áp dụng trong giảng dạy nội dung chạy tiếp sức được nghiên cứu dựa trên đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, lứa tuổi của các em, hệ thống bài tập được lựa chọn một cách khoa học nhằm đảm bảo đúng yêu cầu về thời gian, quãng nghỉ, cường độ và số lượng được sử dụng trọng các bài tập, các em sẽ tự giác tích cực. Nếu bài tập không hợp lý sẽ làm các em sợ, tập luyện một cách chống đối, không tích cực hậu quả thành tích của các em không được như mong muốn.Học sinh tích luyện tập, cơ thể và tâm lý luôn sẵn sàng cho các buổi tập tiếp theo, bài tập huấn luyện phù hợp với các em giúp thành tích của các em tăng nhanh, có một sức khỏe tốt, các tố chất thể lực phát triển cân đối, luôn sẵn sàng trước những bài tập mà giáo viên đưa ra, luôn tự tin trong thi đấu không còn hiện tường sợ luyện tập hay tập một cách chống đối. Vì vậy tôi thấy việc ứng dụng một số bài tập phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 12 nhằm nâng cao thành tích là hoàn toàn có cơ sở. 2.2. Cách thức thực hiện giải pháp
- Trong thời gian giảng dạy và luyện tập chúng tôi tiến hành thực nghiệm với học sinh của 2 lớp 12 (12B1 - đối chứng và 12B2 - thực nghiệm). 2.2.1. Giai đoạn 1: Lựa chọn test đánh giá, hình thành kiến thức, kĩ thuật cự ly chạy 4x100m ( 3 tiết). * Lấy phiếu phỏng vấn lựa chọn các test kiểm tra( Thực hiện ngoài giờ lên lớp): + Mục đích: Để đánh giá hiệu quả của bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức đối với học sinh lớp 12. + Thực hiện: Nhận thấy thành tích chạy tiếp sức 4x100m liên quan đến thành tích chạy các nội dung 100m, 200m, 400m. Đồng thời qua tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của chỉ số các test 30m, 80m,, thời gian trao nhận tín gậy nên tôi đã lựa chọn làm test đánh giá thành tích chạy tiếp sức 4x100m. Để đảm bảo tính khách quan tôi đã tiến hành lập phiếu phỏng vấn, lấy ý kiến các giáo viên thuộc nhóm GDTC ở trường. Kết quả đa số được các giáo viên tán thành, ý kiến đạt từ 85% trở lên (Xem Bảng 1- phụ lục 1) * Hình thành kiến thức, kĩ thuật cự ly chạy 4x100m - Mục đích: cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản kĩ thuật chạy tiếp sức 4x100m. - Yêu cầu: Học sinh tiếp nhận và thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật - Tổ Chức thực hiện: + Giáo viên hướng dẫn kĩ thuật chạy 4x100m( xem phụ lục 2). + Phân 4 học sinh 1 nhóm tập luyện, theo giới tính. + Thực hiện các bài tập bổ trợ 4x100m (xem phụ lục..) 2.2.2. Giai đoạn 2: Áp dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4x100m( 10 tiết). Mục đích: Lựa chọn được các bài tập vào tập luyện. Học sinh vận dụng tốt bài tập, nâng cao thành tích. Yêu cầu: Học sinh thực hiện các bài tập cơ bản được và vận dụng tốt trong quá trình tập luyện. * Bước 1: Lựa chọn bài tập - Mục đích: Lựa chọn bài tập bổ trợ. - Yêu cầu: Đảm bảo các bài tập phát triển các tố chất sức bền, nhanh, mạnh và khéo léo. Phù hợp trình độ,tâm sinh lý lứa tuổi. - Thực hiện:
- + Xuất phát từ đặc điểm sân bãi, dụng cụ, đặc điểm tâm sinh lý, thời gian học, số buổi tập và trình độ học sinh lớp 12 tôi đã lựa chọn được các bài tập nhằm nâng cao kĩ thuật chạy 4x100m ( xem phụ lục 4) * Bước 2: Ứng dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 4x100m cho học sinh lớp 12. - Mục đích: Học sinh hoàn thiện, phát triển thể lực, nâng cao thành tích. - Yêu cầu: Học sinh thực hiện được bài tập và nâng cao được thành tích. Tổ chức thực hiện: + Lên kế hoạch cụ thể cho từng bài tập bổ trợ với mỗi buổi tập ( xem Phụ lục 3) + Tổ chức cho học sinh tập luyện trong quá trình học theo TKB. * Giai đoạn 3: Kiểm tra đánh giá (2 tiết) - Mục đích: Đánh giá hiệu quả của các bài tập được áp dụng. - Yêu cầu: Học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Tổ chức thực hiện: + Công bố tiêu chí đánh giá Đ và CĐ( Bấm giờ lấy thành tích, sử dụng phân bố điểm hỗ trợ để đánh giá)( xem phụ lục.,..) + Kiểm tra theo nhóm 4 người + Đánh giá rút kinh nghiệm 2.3. Tính mới và sáng tạo của biện pháp - Nâng cao sức thể lực cho học sinh. Đồng thời rèn luyện ý trí tự vươn lên, sự nỗ lực của bản thân, xây dựng tinh thần tập thể cho học sinh. Tạo không khí vui vẻ trong quá trình tập luyện, rèn luyện ý thức tinh thần đồng đội. - Nâng cao Thành tích chạy 4x100m. Từ đó nâng cao được phong trào GDTC trong nhà trường, giúp thuận lợi cho công tác tuyển chọn học sinh năng khiếu tham dự Hội Thi TDTT cấp tỉnh. - Xác định được kế hoạch dạy học cụ thể phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Đồng thời góp phần làm phong phú thêm phương pháp dạy học bộ môn thể dục ở trường phổ thông. Tạo sự hứng thú trong tập luyện TDTT, thu hút được người tập. - Học sinh tự chủ, tự tập luyện trong các buổi tập chính khóa và ngoại khóa - Hình thức hoạt động nhóm giúp học sinh hình thành kĩ năng làm việc nhóm, mỗi cá nhân đều ý thức được nhiệm vụ, công việc của mình. Nâng cao tinh thần đoàn kết, hợp
- tác, hỗ trợ nhau trong nhóm. III. HIỆU KINH TẾ, XÃ HỘI ĐẠT ĐƯỢC 1. Hiệu quả về mặt kinh tế - Phát triển được thể lực của học sinh vừa nâng cao được thành tích chạy 4x100m, vừa nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật tạo tiền đề tốt cho mọi hoạt động như học tập, lao động sản xuất và các lĩnh vực khác. 2. Hiệu quả về mặt xã hội Sau một thời gian áp dụng giải pháp mới, tôi đã tiến hành khảo sát, đánh giá một cách khoa học hiệu quả của giải pháp. Kết quả khảo sát cho thấy rõ hiệu quả xã hội của giải pháp (Số liệu phân tích xem tại phụ lục 6: Phương pháp nghiên cứu(phần 1- phụ lục 6), đánh giá hiệu quả của giải pháp(Phần 2- Phụ lục 6). - Nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh. Kết quả cho thấy qua 3 test kiểm tra với cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thời gian tập luyện có sự khác biệt về thành tích ở ngưỡng P < 5%. Cho thấy qua kết quả kiểm tra và đánh giá chúng tôi khẳng định rằng việc lựa chọn các bài tập mà tôi lựa chọn cho học sinh luyện tập là hoàn toàn có ý nghĩa. Cụ thể là nhóm thực nghiệm sau khi tập luyện các bài tập mà tôi đã lựa chọn có kết quả kiểm tra tốt hơn hẳn nhóm đối chứng (sự khác biệt có ý nghĩa với cả 3 test ở ngưỡng P < 5%).(xem bảng …phần 2 - phụ lục 6) Chúng tôi đánh giá học sinh theo tiêu chí Đ và CĐ. Nhưng Để xác định một cách chính xác hơn về hiệu quả của các bài tập, thấy được sự phân hóa rõ rệt của học sinh nên chúng tôi tôi đã tiến hành đánh giá mức độ tăng theo thang điểm giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng để làm căn cứ để đánh giá trình độ học sinh tăng rõ rệt( Xem bảng...phụ lục 6). - Nâng cao năng lực hợp tác: Các em HS đã biết hợp tác với nhau trong khi thực hiện nhiệm vụ: biết lắng nghe, chia sẻ, biết phân công công việc hợp lí, biết đóng góp ý kiến và cùng bàn bạc, thảo luận để tìm ra hướng giải quyết vấn đề... - Nâng cao năng lực sáng tạo: Các em ngày càng chứng tỏ năng lực sáng tạo khi luôn có những ý tưởng mới trong tập luyện. Như vậy: Việc áp dụng các bài tập bổ trợ vào giảng dạy trong quá trình tập luyện đã đem lại hiệu quả tương đối cao so với giải pháp cũ đang thực hiện. Thể hiện ở chỉ số các test lớp thực nghiệm tăng lên rõ rệt. Từ đó thu lại được rất nhiều hiệu quả như thành
- tích tăng, thể lực học sinh tăng, thu hút hứng thú của học sinh và nâng cao tinh thần đoàn kết. Từ đó nnag cao chất lượng dạy học và nâng cao nguồn lực học sinh giỏi TDTT. IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 1. Điều kiện áp dụng - Tôi đã và đang áp dụng biện pháp này trong điều kiện bình thường ở sân thể dục và đạt hiệu quả cao. Mỗi nhóm học sinh chỉ cần chuẩn bị một gậy tiếp sức là có thể học tập được. 2. Khả năng áp dụng - Có thể áp dụng với mọi đối tượng học sinh trong và ngoài nhà trường. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ Kim sơn, ngày 6 tháng 05 năm 2022 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Văn Khá Đỗ Văn Nam Cao Thị Lụa PHỤ LỤC 1 1. Lập phiếu phỏng vấn lựa chọn test kiểm tra Bảng 1: Kết quả Lựa chọn test kiểm tra(n=8) TT Test Số phiếu đồng ý %
- 1 Chạy 30 XPC (S) 7 87,5% 2 Chạy 80 XPC (S) 7 87,5% 3 Thời gian trao – nhận gậy 8 100% 2. Bài tập bổ trợ hoàn thiện kĩ thuật chạy 4x100m Bảng 2: Bài tập bổ trợ hoàn thiện kĩ thuật chạy 4x100m TT Bài tập 1 Tại chỗ tập mô phỏng kĩ thuật trao-nhận gậy 2 Tại chỗ tập trao - nhận tín gậy
- 3 Từng đôi 1 tập tại chỗ trao nhận tín gậy 4 Phối hợp hợp 2 người chạy trao - nhận tín gậy 40m 5 Tập trao nhận tín gậy theo đội 4 người 6 Tập xuất phát thấp trao nhận gậy ở đầu đường vòng 7 Xuất phát cao với 3 điểm chống và quay mặt về 8 Xác định và điều chỉnh mốc báo hiệu cho người nhận gậy 9 Tập kĩ thuật chạy đường vòng
- 10 Phối hợp 4 thành viên trong một đội 4x40m PHỤ LỤC 2 1. Kĩ thuật chạy tiếp sức 4x100m Cùng là môn chạy nhưng kỹ thuật chạy tiếp sức 4x100m lại có nhiều điểm khác biệt. Về nguyên lý thì chạy tiếp sức 4x100m giống với chạy cự ly ngắn, trung bình và chạy cự ly dài. Tốc độ chạy tiếp sức 4x100m phụ thuộc vào tần số cũng như độ dài bước. Độ bài bước lại phụ thuộc vào tốc độ đạp sau, chân sau và sức mạnh cũng như sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay và chân. Trong chu kỳ bước chạy, nếu muốn rút ngắn thời gian bạn cần đạp sau nhanh và rút ngắn thời gian bay trên không. Yêu cầu của chạy tiếp sức 4x100m là các VĐV cần trao gậy theo quy định Việc trao cũng như nhận gậy cần thực hiện theo tốc độ cao và tương ứng với chạy cự ly ngắn. Chính vì vậy cần có sự phối hợp tốt giữa những đồng đội với nhau. Trong thi đấu, có rất nhiều cá nhân có thành tích tốt nhưng kết quả chung cuộc lại thua. Lý do bởi đồng đội của họ nhận gậy kém hoặc trong quá trình chuyển đã bị rơi gậy. Việc phân thứ tự cũng rất quan trọng, cần nắm được thế mạnh của các cá nhân để phân công cho phù hợp. Người số 1 cần có kỹ thuật xuất phát thấp tốt. Người thứ 2,3 cần có sức bền về mặt tốc độ và kỹ thuật tốt. Người số 4 cần chạy nước rút tốt và tâm lý vững.
- Chạy tiếp sức cần chú ý kỹ thuật Phân tích kỹ thuật chạy tiếp sức 4x100m Đối với kỹ thuật chạy tiếp sức 4x100m cần chú ý những động tác bổ trợ. Chạy bước nhỏ cần linh hoạt, chạy nâng cao đùi cần tần số nhanh, chân thả lỏng, đùi vuông góc với thân. Chạy đạp sau các khớp gối cần duỗi hết. Còn đối với kỹ thuật đánh tay, 2 tay đánh dần tăng tốc độ, thả lỏng vai. Khi chạy tiếp sức, để chiến thắng, cần phải đảm bảo giữa tốc độ và việc trao, nhận gậy. Thành tích là của cả tập thể, ngoài kỹ năng cơ bản cần trang bị được luật chạy tiếp sức, nhiệm vụ…. Cách xuất phát trong chạy tiếp sức 4x100m Người số 1 cần xuất phát thấp với bàn đạp. Cầm gậy tiếp sức ở tay phải. Tay chống đất, ngón trỏ ngón cái tách nhau ra, chống lên đường chạy, dưới vạch xuất phát. Dùng đốt thứ 2 của 3 ngón cùng với ngón trỏ, cái tì xuống đất. Vị trí đóng bàn đạp cần đảm bảo được yếu tố chạy lao. Người chạy đầu tiên cần bám sát vạch để khi trao gậy vào tay người khác được thuận lợi. Đối với người thứ 2,3,4, họ đều là những người nhận tín gậy. Mặc dù vị trí là khác nhau nhưng nhiệm vụ của họ tương đồng. Họ không chạy theo tín hiệu mà sẽ nhìn đồng đội chạy đến mình. Cần đảm bảo tốc độ phù hợp để nhận gậy một cách thuật lợi. Người
- nhận tín gậy đứng đợi, xuất phát ở khu vực 10m. Sau xuất phát cần phải bắt đầu với tốc độ cao. Nhận được tín gậy lập tức chạy hết phần của mình và trao gậy cho đồng đội tiếp theo. Việc nhận tín gậy là rất quan trọng Cách trao và nhận tín gậy Có 2 cách đó là nhận từ trên xuống và từ dưới lên. Với cách treo từ trên xuống, những nghời nhận tín gậy đưa tay ra sao, lòng bàn tay ngửa lên trời, ngón cái chĩa. Người trao đặt đầu gậy từ trên xuống vào lòng bàn tay người nhận. Trong một cuộc thi chạy tiếp sức 4x100m thì việc trao, nhận gậy trong khu luật định với tốc độ cao là khó nhất. Để làm tốt bước này, bạn cần xác định vạch báo hiệu cũng như trao và nhận tín gậy một cách chính xác. Kỹ thuật chạy đường vòng Đối với chạy tiếp sức 4x100m, người 1,3 cần chú ý kỹ thuật chạy. Cơ thể cần chủ động ngã về sau, vai phải cao hơn vai trái. Độ ngả phụ thuộc vào tốc độ chạy. Tay phải đánh nhanh và biên độ lớn hơn tay trái. Chân trái đưa về phía trước, đầu gối hướng ra ngoài. Đầu gối chân phải gập ít hơn chân trái. Khi chạy từ đường thẳng sao đường vòng cần chuyển đổi kỹ thuật. Độ ngả khi chạy vào đường vòng tăng dần, khi chạy ra đường thẳng thì giảm dần.
- Cần dựa vào ưu điểm để phân vị trí Cách lựa chọn vị trí Cần bố trí người có kỹ năng xuất phát tốt, phản ứng nhanh, chạy đường vòng tốt làm người đầu tiên. Người thứ 2 cần sức bền và khả năng phối hợp. Người thứ 3 cần có tốc độ cao, kỹ thuật nhận gậy tốt. Người cuối cùng cần sức bền, tâm lý và kỹ thuật nước rút tốt. Sự phối hợp giữa các đồng đội cần ăn ý để đạt thành quả tốt nhất.
- PHỤ LỤC 3 1 Lựa chọn các bài tập bổ trợ kĩ thuật chạy tiếp sức 4x100m 1.1. Các bài tập bổ trợ phát triển sức bền, tốc độ: TT Tên bài tập Số lần lặp Thời gian nghỉ Lượng vận lại giữa động 1 Chạy 30m XPC 03 45 giây 100% 2 Chạy 60m XPC 03 1 phút 80% 3 Chạy 100m XPT 02 2 phút 100% 1.2. Các bài tập trao – nhận tín gậy trong chạy tiếp sức 4 x 100m. Bài 1: Từng đôi tại chỗ tập động tác trao – nhận tín gậy theo tín hiệu (20 lần); Bài 2: Tập trao – nhận tín gậy ở khu vực quy định; Bài 3: chạy xuất phát cao 3 điểm chống và quay mặt về phía sau (10 lần); Bài 4: Chạy 60m thực hiện trao – nhận tín gậy trên đường thẳng trong khu vực 20m với tốc độ gần tối đa (2 lần); Bài 5: Bài tập thực hành hoàn thiện ký thuật chạy tiếp sức 4 x 100m.
- PHỤ LỤC 4 1. Kế hoạch cụ thể cho từng bài tập bổ trợ với mỗi buổi tập Bảng 1: Các bài tập bổ trợ phát triển sức bền tốc độ và bài tập trao - nhận tín gậy được áp dụng nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức cho học sinh lớp 12 trường THPT Kim Sơn A Yêu cầu Lượng vận động Tên bài TT tập SLLL Tổ LL Quãng Tổng nghỉ (M) 1 Chạy 30m 3 2 45 S 180 Thực hiện đúng và đủ LVĐ 2 Chạy 60m 3 2 2P 360 Thực hiện đúng và đủ LVĐ 3 Chạy 100m 2 1 200 Thực hiện đúng và đủ LVĐ
- 4 Từng đôi tại chỗ tập động 15 15 Thực hiện tác trao – nhận tín gậy đúng kỹ thuật theo tín hiệu 5 Tập trao – nhận tín gậy ở Thực hiện khu vực quy định đúng kỹ thuật 6 chạy xuất phát cao 3 điểm 10 10 Thực hiện chống và quay mặt về đúng kỹ thuật phía sau 7 Chạy 60m thực hiện trao Thực hiện – nhận tín gậy trên đường đúng kỹ thuật thẳng trong khu vực 20m và đủ LVĐ với tốc độ gần tối đa 8 Bài tập thực hành hoàn Thực hiện thiện ký thuật chạy tiếp đúng kỹ thuật sức 4 x 100m. và đủ LVĐ
- PHỤ LỤC 5 1. Tiêu chí đánh giá - Đơn vị: Giây (s) STT Tiêu Điểm Điểm Điểm Điểm 16s tích 0 5,00 1500 5,59 15,59 3 Kĩ Trao Trao Trao Trao nhận tín gậy chậm hoặc phạm quy. thuật nhận nhận nhận tín tín tín gậy gậy gậy nhanh, nhanh, nhanh, đúng, đúng, đúng, trong trong trong khu khu khu vực vực vực quy quy quy định định định
- 4 Đánh Đạt (Đ) Chưa Đạt (Đ) giá PHỤ LỤC 6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP 1. Phương pháp nghiên cứu 1.1. Khách thể nghiên cứu Trong quá trình giảng dạy tôi chọn 2 lớp 12B1 và 12B2 làm lớp thực nghiệm và đối chứng. Khi thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 12B1 thực hiện theo giải pháp cũ thường làm và lớp 12B2 áp dụng theo giải pháp mới tôi lựa chọn. Lớp 12B1( nhóm đối chứng): 4 đội nam; 4 đội nữ . Tổng 32 học sinh; Lớp 12B2( nhóm thực nghiệm): 4 đội nam; 4 đội nữ . Tổng 32 học sinh + 2 nhóm cùng học chương trình, cùng kế hoạch dạy học của nhà trường. 2. Thiết kế nghiên cứu - Để đảm bảo tính khách quan tôi đã tiến hành đánh giá học sinh 2 lớp trước và sau khi tác động. 3. Xử lý số liệu - Phương pháp toán học thống kê 2. Kết quả kiểm tra đánh giá . - Tiến hành kiểm tra đánh giá cả 2 nhóm, nhóm thực nghiệm theo giải pháp mới và nhóm đối chứng thực hiện theo giải pháp cũ sau thời gian học.
- 2.1. Đánh giá trình độ học sinh 2 lớp trước khi thực nghiêm giải pháp mới. Kiểm chứng độ tương đương 2 nhóm - Lớp 12B1( nhóm đối chứng): 4 đội nam; 4 đội nữ . Tổng 32 học sinh; - Lớp 12B2( nhóm thực nghiệm): 4 đội nam; 4 đội nữ . Tổng 32 học sinh Kết quả được thể hiện ở bảng sau: * Nhóm Nam Đối tượng nghiên cứu Test 1 Test 2 Test 3 TT n=32 Chạy 30m Chạy 80m Trao nhận gậy 1 Nhóm 12B1( n=16) = 5,15 = 15,12 = 6,3 2 Nhóm 12B2( n=16) = 5,05 = 15,03 = 7,3 3 δ 0,35 0,4 1,012 4 Ttính 0,55 0,50 2,720
- 5 Tbảng 1,96 1,96 2,048 6 P ≥0,05 ≥0,05 ≥0,05 Bảng 1: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm nhóm nam (nA = nB = 16) * Nhóm nữ Đối tượng nghiên cứu Test 1 Test 2 Test 3 TT n=32 Chạy 30m Chạy 80m Trao nhận gậy 1 Nhóm 12B1( n=16) = 6,15 = 17,12 = 7,3 2 Nhóm 12B2( n=16) = 6,05 = 17,03 = 8,3 3 δ 0,46 0,5 1,013
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 178 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 17 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 25 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 13 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng tích phân để giải các bài toán tổ hợp
21 p | 110 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 13 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn