intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với Hội Cha mẹ học sinh trong công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học thị trấn Thống Nhất giai đoạn 2005 – 2010

Chia sẻ: Sinh Sinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

85
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong việc thực hiện vấn đề xã hội hóa giáo dục ở nước ta nói chung và ở trường tiểu học Thống Nhất nói riêng hiện nay, vai trò của Ban đại diện Cha mẹ học sinh trong các trường là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, đây vừa là một tổ chức, vừa là cầu nối giữa nhà trường với xã hội. Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ đưa ra một số biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với Hội Cha mẹ học sinh trong công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học thị trấn Thống Nhất giai đoạn 2005 – 2010.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với Hội Cha mẹ học sinh trong công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học thị trấn Thống Nhất giai đoạn 2005 – 2010

  1. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ I.Lời nói đầu……………………………………………………….……… Trang  2 II.Thực trạng công tác phối hợp giứa Hiệu trưởng với hội Cha mẹ học sinh ở  trường tiểu học thị trấn Thống Nhất………………………………………..Trang    5 B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Các giải pháp……………………………………………………………..Trang  8 II Các biện pháp thực hiện…………………………………......................Trang  11 C. KÕt luËn – Bµi häc kinh nghiÖm I.Kết   quả   nghiên   cứu……....................................................................................Trang  16 II. Bài học kinh nghiêm……...............................................................Trang 17 1
  2. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 KINH NGHIỆM Xây dựng mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với Hội Cha mẹ  học sinh trong công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học  thị trấn Thống Nhất giai đoạn 2005 – 2010.  A. ĐẶT VẤN ĐỀ I.Lêi nãi ®Çu Một trong những nhiệm vụ quan trọng, mất nhiều thời gian, công sức và   đặc biệt là sự tâm huyết của người hiệu trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ  quản lý, xây dựng và phát triển nhà trường là làm tốt công tác xã hội hoá giáo  dục. Công tác xã hội hoá giáo dục rất đa dạng, phong phú nó phụ thuộc vào đặc   điểm tình hình kinh tế, xã hội, mặt bằng dân trí, vị trí cấp học, vị trí trường học,   tầm quan trọng của từng loại trường; phụ thuộc vào sự  quan tâm của lãnh đạo  ngành, của chính quyền địa phương; phụ  thuộc vào mức độ  hiểu biết về  trách  nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người học, của phụ huynh và nhân dân trong khu  vực với việc phát triển giáo dục trên địa bàn. Địa phương thị  trấn Thống Nhất được thành lập từ  năm 1957 trên cơ  sở  nông trường quân đội.   Được sự  quan tâm của các cấp, giáo dục trên địa bàn  cũng liên tục phát triển cùng với sự phát triển kinh tế xã hội qua các thời kỳ. Từ  khi được chia tách  ổn định trường tiểu học Thống Nhất đã có bước phát triển   mạnh và tương đối ổn định, nhất là từ khi có phong trào xây dựng trường chuẩn  Quốc gia. Địa phương Thống Nhất nói chung và trường tiểu học Thống Nhất   nói riêng là một trong những đơn vị  đi đầu trong phong trào này. Năm 2001 nhà  trường được công nhận là trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996 – 2000. Để  tiếp tục duy trì và phát triển nhà trường vấn đề đặt ra cho các cấp lãnh đạo đặc  2
  3. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 biệt là lãnh đạo nhà trường trong đó vai trò hết sức quan trọng của người hiệu  trưởng là phải biết phân tích lựa chọn, từ đó kết hợp các điều kiện sẵn có, khai   thác các tiềm năng vốn có tạo thành sức mạnh, động lực phát triển nhà trường  trong thời kỳ mới. Cần thiết phải hiểu và thực hiện có chiều sâu phát triển giáo  dục bằng con đường xã hội hoá. ̣ Trong viêc th ực hiên vân đê xa hôi hoa giao duc  ̣ ́ ̀ ̃ ̣ ́ ́ ̣ ở nươc ta noi chung va  ́ ́ ̀ở  trường tiểu học Thống Nhất noi riêng hiên nay, vai tro cua Ban đai diên Cha me ́ ̣ ̀ ̉ ̣ ̣ ̣  ̣ ́ ương la hêt s hoc sinh (BĐD CMHS) trong cac tr ̀ ̀ ́ ưc quan trong. B ́ ̣ ởi le, đây v ̃ ừa là  ̣ ̉ ưc, v môt tô ch ́ ưa la câu nôi gi ̀ ̀ ̀ ́ ữa nha tr ̀ ương v ̀ ơi xa hôi. Môt BĐD CMHS hoat ́ ̃ ̣ ̣ ̣  ̣ ́ ̣ ̉ ̃ ̀ ́ ́ ực gop phân hô tr đông co hiêu qua se la canh tay đăc l ́ ̀ ̃ ợ  nha tr ̀ ường thực hiên ̣   ́ ợi cac nhiêm vu giao duc, đông th thăng l ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̀ ời tao s ̣ ự tương tac tich c ́ ́ ực giưa ba đôi ̃ ́  tượng: Gia đinh – Nha tr ̀ ̀ ương – Xa hôi trong qua trinh giao duc nhân cach hoc ̀ ̃ ̣ ́ ̀ ́ ̣ ́ ̣   ̉ ̀ ̉ sinh. Hiêu ro vai tro cua minh, trong nh ̃ ̀ ưng năm qua, BĐD CMHS Tr ̃ ương ti ̀ ểu  học thị  trấn Thống Nhất luôn ra sưc phân đâu, kiên toan t ́ ́ ́ ̣ ̀ ổ  chức đê cung nha ̉ ̀ ̀  trương th ̀ ực hiên thăng l ̣ ́ ợi những nhiêm vu đê ra.  ̣ ̣ ̀ Với vị trí là trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục phổ  thông, nhà trường   có nhiều thuần lợi song cũng không ít khó khăn trong việc thực hiện xã hội hoá   giáo dục. Trường tiểu học Thống Nhất có những thuận lợi cơ  bản là: Trường   đóng trên địa bàn có mặt bằng dân trí cao; được sự  quan tâm, chăm lo của các   cấp lãnh đạo ngành cũng như chính quyền địa phương, song cũng gặp nhiều khó  khăn đó là: Nguồn ngân sách địa phương quá eo hẹp nên phần kinh phí giành cho  phát triển CSVC trường lớp không đáp  ứng được yêu cầu; không có các mạnh   thường quân  ủng hộ  nên lựa chọn khả thi nhất là lấy hội cha mẹ học sinh làm   nòng cốt trong công tác xã hội hoá giáo dục là một lựa chọn phù hợp.  Xin trích dẫn một số  ý kiến của lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo Hội Cha   Mẹ   học   sinh   nhà   trường   để   minh   chứng   cho   sự   lựa   chọn   này: 3
  4. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 …………………………            Ban đại diện CMHS–“Canh tay đăc l ́ ́ ực cua nha tr ̉ ̀ ương” ̀ ……………..    Nêu không nh ́ ờ sự hô tr ̃ ợ cua BĐD CMHS thi co le nhiêu phong trao, nhiêu ̉ ̀ ́ ̃ ̀ ̀ ̀  ̣ ̣ hoat đông tr ương se không th ̀ ̃ ực hiên nôi b ̣ ̉ ởi le nguôn kinh phi đ ̃ ̀ ́ ược câp t ́ ừ ngân   ̀ ́ ̣ sach la co han, trong khi đo nhu câu xây d ́ ́ ̀ ựng phong trao, tô ch ̀ ̉ ức cac hoat đông ́ ̣ ̣   ̀ ̉ ức được những hoat đông giup nâng thi ngay cang tăng lên.  BĐD CMHS con tô ch ̀ ̀ ̀ ̣ ̣ ́   ́ ượng hoc tâp cua hoc sinh. Điên hinh la phôi h cao chât l ̣ ̣ ̉ ̣ ̉ ̀ ̀ ́ ợp cung cac tô chuyên ̀ ́ ̉   môn trong trương m ̀ ở cac l ́ ơp bôi d ́ ̀ ưỡng hoc sinh yêu, th ̣ ́ ường xuyên tô ch ̉ ức tăng ̣   ̀ ́ ̣ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ̣ ́ ̣ qua cho cac em hoc sinh đat thanh tich tôt trong hoc tâp hay trong cac cuôc thi   ̣ ̣ nhăm đông viên kip th ̀ ơi nh ̀ ưng thanh qua ma cac em đat đ ̃ ̀ ̉ ̀ ́ ̣ ược. Ngoai ra, BĐD ̀   CMHS Trương cung th ̀ ̃ ương xuyên thăm hoi, vân đông cac em hoc sinh bo hoc tr ̀ ̉ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ở   laị   trương… ̀                    Chu yêu  ̉ ́ ở  tâm long: ́ ̀  Ông Nguyễn Đình Toản; Nguyễn Quốc Nam –  Trưởng BĐD CMHS Trương  kh ̀ ẳng  định “Chung tôi lam viêc nay chu yêu la  ́ ̀ ̣ ̀ ̉ ́ ̀ở  ́ ̀ ́ ược cac em hoc sinh, cac thây cô ch tâm long, giup đ ́ ̣ ́ ̀ ừng nao la chung tôi cam thây ̀ ̀ ́ ̉ ́  vui chưng ây.” Các ông con cho biêt thêm, cung nh ̀ ́ ̀ ́ ̃ ờ BĐD CMHS hoat đông co ̣ ̣ ́  ̣ ̉ ̀ ̀ ́ ̣ hiêu qua ma ba con nhân dân ngay cang tin nhiêm, săn sang đong gop khi co nhu ̀ ̀ ̃ ̀ ́ ́ ́   câù   chinh ́   đang. ́          Chung tay gop s ́ ưć   : Co thê noi, môt trong nh ́ ̉ ́ ̣ ưng nhân tô gop phân vao s ̃ ́ ́ ̀ ̀ ự   ̣ ̣ ̉ thanh công trong hoat đông cua BĐD CMHS  nhà tr ̀ ương  chinh la s ̀ ́ ̀ ự  đông tâm ̀   ́ ́ ̉ ̣ ̉ ̣ ̣ nhât tri cua tâp thê cha me hoc sinh, sự tâm huyêt cua BĐD va s ́ ̉ ̀ ự ung hô nhiêt tinh ̉ ̣ ̣ ̀   ̉ ́ ́ ựu giao viên, c cua cac cac c ́ ựu hoc sinh cua tr ̣ ̉ ường.  Trong nhà trường Hiệu trưởng   là người tổ  chức, lãnh đạo và quản lý mọi   hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng  có trách nhiệm xây dựng môi trường   giáo dục thuận lợi. Xây dựng sự phối hợp của liên ngành chức năng đối với giáo   dục đào tạo, phối hợp với các ban ngành có liên quan đến giáo dục: Y tế, Thể  4
  5. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 dục thể thao, Dân số  môi trường, Ban chăm sóc và bảo vệ  trẻ em… cùng chăm  sóc, giáo dục học sinh. Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục:  Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội chữ  thập đỏ, Hội cựu chiến binh…Huy   động các nguồn đầu tư  trong xã hội cho giáo dục:  Ngân sách Nhà nước, đóng  góp của Hội cha mẹ học sinh, hỗ trợ của các lực lượng xã hội khác, của chính  quyền địa phương, đơn vị  kết nghĩa, các nhà tài trợ...Tranh thủ  sự  lãnh đạo của  Đảng bộ  địa phương, sự  chỉ  đạo của ngành giáo dục. Phối hợp với Phụ  huynh   học sinh thành lập Hội cha mẹ học sinh; phối hợp với các tổ  chức cơ  sở, cộng  đồng dân cư nơi học sinh ở đó để giáo dục học sinh. Từ khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng nhà trường tháng 4 năm 2005 đến  nay, từ một trường tiểu học còn thiếu một số tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc   gia giai đoạn I, đến nay đã phát triển thành trường chuẩn Quốc gia mức độ  II  đầu tiên của huyện; là đơn vị  dẫn đầu trong phong trào thi đua gia đoạn 2005 –  2010 của giáo dục Thanh Hoá; được tặng Huân chương lao động hạng Ba; được  tằng cờ thi đua cho đơn vị  dẫn đầu… Có được kết quả này là do nhiều nguyên   nhân trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng là thực hiện tốt công tác xã hội hoá  giáo dục. Để làm tốt công tác này thì vai trò quyết định là mối quan hệ Gia đình   – Nhà trường – Xã hội, mà việc xây dựng các mối quan hệ  này chủ  yếu là do  người Hiệu trưởng xây dựng. Chính vì vậy bản thân tôi đã tập trung nghiên cứu  thực hiện vấn đề: “Xây dựng mối quan hệ  giữa hiệu trưởng với Hội Cha mẹ  học sinh trong công tác xã hội hoá giáo dục” và đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Đây   là một bài học kinh nghiệm đã thành công trong công tác quản lý của người hiệu   trưởng ở trường tiểu học thị trấn Thống Nhất.  II.THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA HIỆU TRƯỞNG VÀ   HỘI CHA ME HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỐNG NHẤT. 1. Quan niệm về vị trí, vai trò của Hội Cha mẹ học sinh . 5
  6. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 Trong những năm trước 2005 Hội Cha mẹ  học sinh nhà trường cũng đã  duy trì hoạt động đều và cũng đã có những thành công nhất định song chỉ  dừng  lại ở mức độ tổ chức hội nghị mỗi năm một lần để nghe nhà trường báo cáo kết   quả học tập của học sinh; nghe kết quả đóng góp các khoản tiền mà nhà trường  được phép thu. Hội chưa có điều lệ để hoạt động, chưa phát huy hết vai trò của  mình trong việc hỗ trợ các hoạt động của nhà trường; chưa phát triển song hành  cùng với sự phát triển của nhà trường. Đặc biệt là các chi hội trưởng ở các lớp  chưa thấy được vị  trí, vai trò của mình, nhiều người chưa tâm huyết với công   việc được giao. Nhận thức của lãnh đạo nhà trường về  vị trí, vai trò của Hội Cha mẹ học  sinh đôi lúc chưa thật đầy đủ; văn bản pháp lý xác định về  quan hệ  giữa hiệu  trưởng với ban Đại diện Hội Cha mẹ học sinh còn thiếu.  Hoạt động của hiệu  trưởng chủ  yếu dựa vào trách nhiệm và sự  nhiệt tình cá nhân; ít ràng buộc lẫn  nhau dấn đến dễ thiếu trách nhiệm trong công việc.  Như vậy có thể nói cả nhà trường và Hội Cha mẹ học sinh đều nhận thức   chưa thật đầy đủ về vị trí, vai trò, của Hội Cha mẹ học sinh nên chưa có sự phối   hợp chặt chẻ,  hoạt động chưa đạt hiệu quả cao.  2. Trách nhiệm của Hội Cha mẹ học sinh. Mặc dù cha mẹ nào cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho con cái, sẵn sàng   tạo mọi điều kiện thuần lợi nhất cho con em đến trường, cho việc học tập của   con em song, sự  quan tâm đó phần nhiều thuộc về  cá nhân, chưa thật sự  chú  trọng đến hoạt động hội nên trong thời gian qua sự quan tâm đó chưa đồng đều  giữa các gia đình, thiếu thống nhất cao trong tổ chức nên phong trào học tập, rèn  luyện của học sinh; sự  quan tâm đến cơ  sở  vật chất, điều kiện học tập chung  cho cả trường chưa được đề  cao, chưa có tính mặt bằng. Hội Cha mẹ học sinh   còn hoạt động chưa thường xuyên, hiệu quả  chưa cao; mới chủ  yếu tổ  chức   6
  7. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 được các hội nghị  toàn thể  và thường kỳ  vào đầu và cuối các năm học. Việc   tuyên truyền của hội về trách nhiệm của gia đình, của cha mẹ học sinh đối với  nhà trường, đối với sự nghiệp phát triển giáo dục chưa thường xuyên, chưa sâu  rộng; chưa được thể  hiện bằng những kế  hoạch, việc làm cụ  thể. Hoạt động  hội chưa đạt được kết quả  cao; chưa có tính độc lập tương đối, hoàn toàn lệ  thuộc vào kế hoạch của nhà trường. 3. Cơ sở pháp lý của Hội cha mẹ học sinh. Từ  tháng 3 năm 2008 trở  về  trước, Hội Cha mẹ học sinh hoạt động theo  nhu cầu là chính, chưa có điều lệ  nên chưa có cơ  sở  pháp lý để  nâng cao hiệu  quả hoạt động. Ngày 28/3/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ Ban   đại diện cha mẹ học sinh, nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Ban đại diện cha mẹ  học sinh trường. Nghĩa vụ của ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Phối hợp với hiệu trưởng nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nghị  quyết của cuộc họp đầu năm học, thực hiện các hoạt động giáo dục trong từng  thời gian do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề ra.   Phối hợp với hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ  trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm  chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh.   Phối hợp với hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục   rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương.  Phối hợp với hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến  khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có  hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, tàn tật; vận động học sinh đã bỏ học trở  7
  8. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 lại tiếp tục đi học; động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực nâng cao chất   lượng dạy học và giáo dục toàn diện.  Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ  học sinh lớp.  Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:  Quyết định triệu tập các cuộc họp sau khi đã thống nhất với hiệu trưởng.  Căn cứ ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để kiến nghị với  hiệu trưởng về  những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học   của trường và về quản lý học tập của học sinh. Quyết định chi tiêu để  cải thiện điều kiện học tập, chăm sóc giáo dục học   sinh từ nguồn đóng góp, tài trợ tự nguyện theo quy định. Trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường.  Tạo điều kiện thực hiện Điều lệ  Ban đại diện cha mẹ  học sinh,  ủng hộ  hoạt động của cha mẹ học sinh thực hiện nghị quyết đầu năm học.  Định kỳ tổ chức cuộc họp với Ban đại diện cha mẹ  học sinh trường, Ban   đại diện cha mẹ học sinh lớp để tiếp thu ý kiến của Ban đại diện và cha mẹ học  sinh về công tác quản lý của nhà trường, biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh có  hoàn cảnh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, giải quyết kiến nghị  của cha mẹ học sinh, góp ý kiến đối với hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ  học sinh.   Nhà trường cử  đại diện ban giám hiệu làm nhiệm vụ  thường xuyên phối   hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong việc tổ chức hoạt động của   các Ban đại diện cha mẹ học sinh và hoạt động của cha mẹ học sinh. 8
  9. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11  Các văn bản này là cơ sở pháp lý để xây dựng mối quan hệ giữa hiệu trưởng   với ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ. 1.Xác định về tư tưởng: Hiệu trưởng nhà trường phải ưu tiên về thời gian, trí  tuệ, phải có kế hoạch cụ thể trong việc xây dựng và phát triển Hội cha mẹ học   sinh của nhà trường; thực sự  coi Hội cha mẹ học sinh là lực lượng chủ  yếu và  nồng cốt trong công tác xã hội hoá giáo dục. Chú trọng trong công tác tham mưu,   phối hợp; tôn trọng tính độc lập của hội trong công tác. Trong công tác phối hợp   phải bảo đảm phương châm 3 cïng: Cïng biÕt – Cïng bµn – Cïng lµm. 2. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng về xã hội hoá giáo dục.. Thông qua các kỳ họp, các cuộc tiếp xúc, thông qua các phương tiện thông  tin của địa phương; của trường phổ  biến, tuyên truyền chủ  trương chính sách  của Đảng và nhà nước về  công tác xã hội hoá giáo dục, cập nhật những quy   định mới nhất về phát triển giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 3. Xây quy chế phối hợp giữa Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh với Hiệu  trưởng. Dựa trên các văn bản hiện hành của cấp trên nhất là điều lệ Ban đại diện   cha mẹ học sinh và thực tế của nhà trường, hiệu trưởng và trưởng ban đại diện   hội CMHS chủ động xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa hiệu trưởng và  ban đại diện hội CMHS. Quy chế  nêu rõ trách nghiệm, nghĩa vụ  của mỗi bên,  trách nhiệm phối hợp của 2 bện; tính độc lập tương đối của mỗi bên (điều này   rất quan trọng làm cho Hội cha mẹ  học sinh thấy được sự  tôn trọng, trông đơị  của nhà trường vào Hội. Từ đó kích thích lòng tự hào, mong muốn tham gia vào   công tác phát triển giáo dục của nhà trường). Nội dung quy chế gồm: Tr¸ch nhiÖm cña hiÖu trëng 9
  10. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 a) Tạo điều kiện thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, ủng hộ hoạt   động của cha mẹ học sinh thực hiện nghị quyết đầu năm học. b) Định kỳ tổ chức cuộc họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, Ban đại  diện cha mẹ  học sinh lớp để  tiếp thu ý kiến của Ban đại diện và cha mẹ  học   sinh về công tác quản lý của nhà trường, biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh có  hoàn cảnh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, giải quyết kiến nghị  của cha mẹ học sinh, góp ý kiến đối với hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ  học sinh.  c) Nhà trường cử đại diện Ban giám hiệu làm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp  với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong việc tổ chức hoạt động của các   Ban đại diện cha mẹ học sinh và hoạt động của cha mẹ học sinh. d) Cung cấp các văn bản pháp quy về  hoạt động   của Hội, thường xuyên cập  nhật các thông tin, các văn bản mới với lãnh đạo Hội. e)  Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, địa điểm, các phương tiện vật chất cần  thiết , các điều kiện đảm bảo cho Hội sinh hoạt. Trách nhiệm của Hội cha mẹ học sinh. a) Phối hợp với hiệu trưởng nhà trường tổ  chức thực hiện nhiệm vụ  theo nghị  quyết của cuộc họp đầu năm học, thực hiện các hoạt động giáo dục trong từng  thời gian do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề ra. b) Phối hợp với hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ  biến pháp luật, chủ  trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm  chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh.  c) Phối hợp với hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn   luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương. 10
  11. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 d) Phối hợp với hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến  khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có  hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, tàn tật; vận động học sinh đã bỏ học trở  lại tiếp tục đi học; động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực nâng cao chất   lượng dạy học và giáo dục toàn diện. đ) Hướng dẫn về công tác tổ  chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ  học sinh lớp. e) Phối hợp với tổ chức Đội TNTP và Nhi đồng; Chi hội chữ  thập đỏ; Chi hội  khuyến học của nhà trường trong công tác tuyên truyền giáo dục; tham hỏi động  viên, tạo điều kiện để học sinh có hoàn cảnh khó khăn có được những điều kiện   tối thiểu đến trường.  Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường: a) Quyết định triệu tập các cuộc họp sau khi đã thống nhất với hiệu trưởng. b) Căn cứ  ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ  học sinh lớp để  kiến nghị  với   hiệu trưởng về  những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học   của trường và về quản lý học tập của học sinh. c) Quyết định chi tiêu để  cải thiện điều kiện học tập, chăm sóc giáo dục học  sinh từ nguồn đóng góp, tài trợ tự nguyện theo quy định.  Quy định về trao đổi thông tin giữa hiệu trưởng với trưởng ban đại diện   trường, lớp và phụ huynh học sinh: Hiệu trưởng có trách nhiệm cung cấp văn  bản về  kết quả  học tập, rèn luyện của học sinh toàn trường cho hội. Trao đổi   thông tin bằng điện thoại cá nhân; bằng đăng tin trên Website của trường, giúp  hội in và chuyển giấy mời họp đến từng phụ huynh học sinh. 4. Tạo đièu kiện thuận lợi, duy trì hiệu quả  hoạt động của Ban đại diện  hội Cha mẹ học sinh. 11
  12. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 - Về văn bản: Tạo fiel dữ liệu lưu trữ các văn bản, hồ sơ của Hội cha mẹ học   sinh trên máy vi tính của trường và trên website của trường để cán bộ hội và phụ  huynh thuận tiện trong truy cập và sử  dụng. In  ấn các văn bản, báo cáo của  trường chuyển đến đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường. ­ Về  điều kiện làm việc:  Ưu tiên tạo điều kiện về  phòng họp; thiết bị  trình  chiếu, nghe nhìn, văn phòng phẩm, nguồn điện, lực lượng phục vụ các hội nghị  của hội. ­ Ưu tiên cử lãnh đạo nhà trường tham dự các buổi sinh hoạt của hội. ­ Thường xuyên viết bài, đưa tin về kết quả hoạt động hội trên các phương tiện  thông tin của trường, của địa phương. II .CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Xác định rõ vị  trí, vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc tổ  chức,   duy trì hoạt động, phát huy vai trò của Hội Cha Mẹ học sinh. Căn cứ  vào các văn bản hiện có; điều kiện thực tế  của hội, của trường,   hiệu trưởng nhà trường phải xác định cho mình phải là người chủ động ( nhưng  không làm lu mờ vai trò của lãnh đạo hội) và quyết định các vấn đề  quan trọng  trong định hướng hoạt động của hội để nhà trường có lợi nhiều nhất. Chủ động   từ  công tác tham mưu, đến tổ  chức thực hiện, chủ động đề  cao vai trò của lãnh  đạo hội và của hội cha mẹ học sinh. 2. Cung cấp các văn bản pháp quy của Đảng, nhà nước về  hoạt động của nhà  trường, của hội cha mẹ học sinh cho hội. Ngay từ  đầu các năm học hoặc khi cấp trên có chủ  trương mới, hiệu   trưởng chủ động giới thiệu và cung cấp các văn bản cho hội thông qua lãnh đạo  hội như:  Điều lệ hội cha mẹ học sinh; Điều lệ trường tiểu học 2007. quy định đánh giá  xếp loại học sinh tiểu học, quy chế thi học sinh gi ỏi. Các văn bản về triển khai   12
  13. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 phong trào nói không với tiêu cực trong thi cử, nói không với bệnh thành tích  trong giáo dục; phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực bậc  tiểu học; kế  hoạch năm học hàng năm của nhà trường; kế  hoạch chiến lược   nhiều năm của nhà trường. Các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia các mức  độ. Các báo cáo sơ  kết học kỳ, tổng kết năm học… các văn bản về  triển khai   các cuộc vận động từ thiện, nhân đạo trong nhà trường. 3. Công tác tham mưu, phối hợp của hiệu trưởng. ­ Tham mưu trong lựa chọn nhân sự  ban đại diện đảm bảo phát huy được năng  lực, sở  trường, vị  trí trong xã hội: Hiệu trưởng chủ  động lựa chọn, giới thiệu   các thành phần tham gia ban đại diện cha mẹ học sinh theo các tiêu chí: Có tâm  huyết với phong trào, có điều kiện tham gia được nhiều năm. Có uy tín trong phụ  huynh học sinh, có uy tín với lónh đạo địa phương, có sở trường trong giao tiếp,   triển khai kế  hoạch. Mời những đồng chí trong lónh đạo địa phương , các tổ  chức đoàn thể   ở địa phương có con em  đang học tại trường tham gia lónh đạo  hội… ­ Tham mưu trong xây dựng kế  hoạch hoạt động: Đảm bảo đúng hướng, phát  huy được hiệu quả  tối đa. Đảm bảo tham mưu thực hiện đúng kế  hoạch dự  kiến của nhà trường chứ không làm thay. 4. Tạo dựng môi trường hoạt động cho Hội Cha mẹ học sinh. Hiệu trưởng chủ động trong việc tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động  hội phù hợp với thời gian, thời  điểm, phù hợp với kế  hoạch hoạt động của  trường, bảo đảm không chồng chéo, không cồng kềnh. Chủ  động mời hội CMHS tham gia các chương trình như: Lễ  khai giảng  các năm học; các đợt phát động thi đua; các phong trào trong nhà trường. Tham  gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học; tham gia duy trì sỹ số học sinh; tham gia  thăm hỏi động viên, tặng quà học sinh ốm đau,  học sinh có hoàn cảnh khó khăn  13
  14. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 kịp thời. Tham gia xây dựng kế  họach và tham gia tổ  chức các sự  kiện của  trường như: lễ  khai trường, lễ  công nhận trường học văn hoá cấp huyện; lễ  công nhận trường chuẩn Quốc gia mức  độ  II; lễ  đón nhận huân chương lao   động hạng Ba. Tham gia đón tiếp các đoàn kiểm tra, đoàn thăm quan học tập  quan trọng của trường. Tổ chức các buổi giao lưu giữa CBGV – NV nhà trường với ban đại diện   CMHS như: Giao lưu văn nghệ; giao lưu TDTT; Giao thừa, đốn xuân … Điều  này đã tạo được không khí thân mật, hiểu biết, chia sẽ với nhà trường, thu hẹp   khoảng cách nếu có giữa lãnh đạo nhà trường với hội CMHS. 5.  Xây dựng mối quan hệ hữa cơ giứa hiệu trưởng và ban đại đại diện Hội Cha   Mẹ  học sinh vừa đảm bảo tính độc lập   tương đối vừa bảo đảm mối liên hệ  chặt chẽ, cùng chung mục đích  trong hoạt động của Hội Cha mẹ học sinh. Mối quan hệ  này được xác lập dựa trên các văn bản quy định chức năng  nhiệm vụ  của hiệu trưởng; của ban đại diện cha mẹ  học sinh do Bộ  Giáo dục   và Đào tạo ban hành, cũng như  các văn bản về quy chế  hoạt động và phối hợp  công tác mà hai bên đã xây dựng. Các văn bản này đảm bảo sự  hỗ  trợ lẫn nhau   để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi bên. Ngoài ra để  tạo thuận lợi cho công việc  còn cần đến xây dựng mối quan hệ dựa trên sự  hiểu biết  về các cá nhân trong   ban đại diện hội CMHS như  có cùng  những sở trường, sở đoản về thể dục thể  thao, văn nghệ… Điều này tuy đơn giản nhưng mang lại không khí hiểu biết,  thông cảm nên hiệu quả công việc lại rất cao. 6. Xây dựng mối qua hệ Nhà trường – Hội cha mẹ  học sinh – Chính quyền địa   phương. Nội dung này chính là thực hiện phối hợp Gia đình – Nhà trường  ­ Xã hội  trong công tác giáo dục. Những việc làm cụ thể là: 14
  15. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 ­ Thông qua các vị lãnh đạo hội CMHS là chức sắc ở địa phương tham mưu, đàm  đạo, gặp gỡ  tạo sự   ủng hộ  của từng cá nhân lãnh đạo địa phương đối với kế  hoạch sẽ xây dựng. Để  bảo đảm tính khách quan, lấy hội cha mẹ học sinh làm  nòng cốt trong công tác vận động. - Coi trọng giao dịch bằng văn bản của hội với chính quyền địa phương. 7. Giao ban định kỳ, đột suất: Hiệu trưởng và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh trường; lớp tổ chức   họp giao ban tại văn phòng nhà trường do Hiệu trưởng và trưởng ban đại diện  cha mẹ học sinh trường đồng chủ trì. a) Giao ban định kỳ: 5 lần trên /năm: đầu năm; giữa kỳ I; cuối kỳ I, giữa kỳ II và   cuối năm. b) Giao ban đột xuất: Tuỳ điều kiện, tình hình cụ thể mà hiệu trưởng và trưởng   ban đại diện hội cha mẹ học sinh có thể hội ý nhanh để  triệu tập giao ban đột  xuất. 8.Tổ chức các hoạt động cụ thể của Hội trong nhà trường:  Hiệu trưởng nhà  trường đã tham mưu để Hội cha mẹ học sinh thực hiện được các hoạt động cụ  thể sau:  ­ Tham gia vận động cha mẹ học sinh duy trì tỷ lệ chuyên cần: Trong các kỳ họp   ban đại diện Hội cha mẹ học sinh giành một thời lượng cần thiết để  làm công  tác tìm hiểu, tuyên truyền để cha mẹ học sinh chú ý tạo điều kiện tối đa cho con  em được đến trường đầy đủ, đều đặng, đúng giờ. Trưởng ban đại diện cha mẹ  học sinh lớp kết hợp với giáo viên chủ nhiệm thăm hỏi động viên những gia đình  có con em gặp khó khăn trong học tâp kịp thời. Tổ chức ký cam kết giành điều  kiện thuận lợi nhất cho con em tới trường, thi đua giữa các lớp về duy trì tỷ  lệ  chuyên cần của học sinh. 15
  16. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 ­ Thăm hỏi động viên gia đình hội viên gặp khó khăn, tặng quà nhân dịp tết lễ:   Hàng năm Hội cha mẹ  học sinh đã kết hợp với chi hội Chữ  thập đỏ  , chi hội   Khuyến học nhà trường thăm và tặng quà như: sách vở,  quần áo, đồ  dùng học  tập cho những học sinh hộ nghèo; học sinh có hoàn cảnh khó khăn đột suất; hỗ  trợ tiền mặt cho học sinh ốm đau nặng. ­ Tham mưu với chính quyền địa phương trong công tác thu chi  ở  trường học:   Hàng năm vào đầu năm học hiệu trưởng tham mưu với hội cha mẹ học sinh xây  dựng các khoản thu trong nhà trường và cùng với hội tham gia hội nghị xem xét  các khoản thu trong nhà trường cụ thể  từng năm do chính quyền địa phương tổ  chức. Sau đó hội  công khai các khoản thu này trước hội nghị  toàn thể  cha mẹ  học sinh. Đồng thời tham gia đôn đốc công tác thu nạp; giám sát công tác chi tiêu  theo quy định quản lý tài chính hiện hành. đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp   thời; thanh quyết toán quỹ hội rõ ràng, chính xác, kịp thời. ­ Tham công tác xây dựng CSVc nhà trường: Trong những năm qua hội đã đóng   góp kinh phí và trực tiếp tổ  chức xây dựng được: Lát toàn bộ  sân trường bằng   gạch tuy nen; san lấp sân thể  dục cho học sinh; mua tặng nhà trường máy phát  điện hiện đại, công suất lớn; mua tặng nhà trường hệ thống âm thanh hiện đại.  Trang thiết bị  trình chiếu phục vụ  giảng dạy bằng giáo án điện tử; tặng nhà  trường toàn bộ trang thiết bị phòng họp hội đồng nhà trường. Trang bị quạt mát  cho các phòng học, xây dựng bồn hoa cây cảnh đặc biệt đã cùng với nhà trường   tổ chức được phòng học vi tính cho học sinh từ năm 2005…tổng kinh phí gần 2   tỉ đồng. ­ Tham gia công tác bán trú: Hội cha mẹ học sinh cùng với nhà trường tham gia  vận động xây dựng mô hình lớp học bán trú trong trường từ  năm 2005. lúc đầu  mới có 01 lớp với 30 học sinh đăng ký hiện nay đã có 07 lớp với 230 học sinh   tham gia chiếm tỷ lệ trên 53% học sinh toàn trường. Đặc biệt hội chú ý công tác   16
  17. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 kiểm tra giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn bán trú của nhà   trường. ­ Tham gia các ngày đại lễ  của trường: Mỗi khi nhà trường tổ  chức đại lễ  (lễ  khai trương xây dựng và lễ  công nhận đơn vị  văn hoá cấp huyện; lễ  đó nhận   trường chuẩn Quốc gia mức độ  II; lễ  đón nhận Bằng khen của Thủ  Tướng  chính phủ; lễ đón nhận Huân chương lao động hạng Ba; lễ đón nhận Cờ thi đua  của chủ  tịch UBND tỉnh…) hội cha mẹ  học sinh đều họp đột xuất huy động  kinh phí và trực tiếp huy động nhân lực tham gia trang trí, văn nghệ, tiếp khách.   Tổ chức tặng quà cho nhà trường… ­ Quan tâm, động viên thầy cô giáo trong các dịp lễ  tết: Trong các dịp như  kỷ  niệm ngày nhà Giáo Việt Nam; tết cổ truyền của dân tộc Hội cha mẹ  học sinh  đều có quà tặng các thầy cô giáo của trường điều này đã có tác dụng động viên  to lớn, làm tăng thêm lòng yêu nghề, gắn bó với mái trường của thầy cô giáo. C. KẾT LUẬN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM. I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Thể hiện bằng những nội dung chính trong bảng so  sánh dưới đây: TT Nội dung nghiên cứu Trước khi thực hiện Kết qủa thực hiện 1 Vị trí vai trò của HCMHS Chưa rõ ràng, chung  Có vị trí,vai trò, nhiệm vụ  rõ  chung ràng   và   quan   trọng   trong  công tác xã hội hoá giáo dục 2 Các   văn   bản   dùng   trong  Chưa có Đầy đủ, pháp quy, kịp thời sinh hoạt hội 3 Công tác tham mưu, phối  Chưa tốt Đạt yêu cầu, đảm bảo mối  hợp của hiệu trưởng. quan hệ hữu cơ 4 Môi trường hoạt động Hẹp Có điều kiện tham gia thúc  đẩy nhiều hoạt động 5 Quan   hệ   giữa   hiệu  Chưa hiệu quả  Gắn bó, hiệu quả 17
  18. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 trưởng và HCMHS 6 Quan hệ tay ba: gia đình –  Chưa tốt Đạt yêu cầu Nhà trường – Xã hội 7 Chế độ hội họp giao ban Chưa có  Có quy định cụ thẻ 8 Hiệu quả hoạt động Chưa cao Hiệu quả cao, thiết thực. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Trong quá trình thực hiện đề tài này bản thân tôi rút ra một số bài học kinh  nghiệm sau đây: 1)Tổ chức tốt công tác tuyên truyền:  Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tuyên truyền, phải bằng nhiều hình thức  tuyên truyền đến cộng đồng như  tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại   chúng, bằng hình thức liên hệ  giữa lãnh đạo nhà trường với lãnh đạo địa  phương,  thông qua hội nghị phụ huynh học sinh, nêu gương tốt về  công tác  XHH   giáo  dục……………………………………………………………………..   2) Xây dựng kế hoạch  cụ thể:  Hiệu trưởng  phải xây dựng được kế  hoạch dựa trên sự  giải đáp như:  Mục  tiêu huy động là gì? Đối tượng nào? thời gian? Phân công ai giữ  vai trò chủ  thể  huy   động?   3) Tạo lập uy tín, niềm tin thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng   của nhà trường:  Hiệu trưởng phải phát huy năng lực, uy tín của mình; Điều đó thể hiện bằng  phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chất lượng giáo dục của nhà trường. Có  kế hoạch sử dụng các nguồn lực huy động một cách hợp lý, đúng mục đích, dân   chủ, công  khai  và  có   hiệu quả.………………………………………………….  4) Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm: 18
  19. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11   Giáo   viên   chủ   nhiệm   là   “cầu   nối,   là   “đầu   mối”   giữa   PHHS   và   nhà  trường.Vì   vậy,   cần   thường   xuyên   liên   lạc   giữa   giáo   viên   chủ   nhiệm   với  PHHS, bằng các hình thức: Qua sổ liên lạc; hòm thư góp ý kiến; các cuộc họp  phụ   huynh;   trao   đổi   từ   giáo   viên   với   cha   mẹ   học   sinh;   Thăm   gia   đình  HS……………………….. 5) Phát huy vai trò của Hội cha mẹ  học sinh, phụ  huynh học sinh, gia   đình học sinh: Trách nhiệm của Hiệu trưởng là phát hiện và tận dụng vai trò   của hội PHHS ­ đội ngũ các nhà  “ tư vấn  tự nguyện” để làm công tác XHH  giáo dục. Việc làm đó là cả một quá trình  và là một “ nghệ thuật” của Hiệu  trưởng,   tạo   mối   quan   hệ   giữa   đối   tượng   và   chủ   thể   có   sự   gắn   kết. ………………………… 6) Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, với Phòng GD:  Tranh thủ sự  ủng hộ, giúp đỡ  tích cực của  lãnh đạo địa phương, Phòng giáo  dục. Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu. Vì vậy, Hiệu trưởng cần   chú ý Đại hội giáo dục và Hội đồng giáo dục có vai trò rất lớn trong việc huy  động cộng đồng, tận dụng đến các yếu tố này trong quá trình huy động cộng   đồng.   7) Thực hiện tốt quy định gắn kết ba môi trường giáo dục: Hiệu trưởng  làm tốt vai trò đầu mối, tận dụng cơ  hội, ngày lễ, ngày truyền thống của   ngành mời lãnh đạo địa phương, Phòng Giaó dục, Hội PHHS đến dự, tạo cơ  hội giao tiếp. Nhà trường cần chủ  động tham gia vào các hoạt động của địa   phương và duy trì tốt mối quan hệ gắn bó với địa phương, các ban ngành đoàn  thể, các cơ  quan, đơn vị đóng trên địa bàn để  huy động nhiều nguồn lực cho   nhà   trường.   8) Nâng cao uy tín, năng lực của người Hiệu trưởng:  19
  20. Kinh nghiÖm Phan V¨n Nguyªn TiÓu häc Thèng NhÊt 10 - 11 Uy tín của Hiệu trưởng trong công tác XHH giáo dục là rất quan trọng. Vì   vậy, phải thường xuyên tự  bồi dưỡng để  làm tốt vài trò đầu mối của mình   trong môi trường xã hội địa phương. Hiệu trưởng có uy tín, năng lực là nguồn   kích   thích   cho   sự   tham   gia   của   cộng   đồng   trong   công   tác   XHH   giáo   dục…………….            Hiệu trưởng nhà trường phải thật sự  cố  gắng, đổi mới tư  duy, phải chịu  khó tìm tòi, học hỏi, phải biết chọn thời cơ, phải biết phát huy sức mạnh khối   đại đoàn kết trong cơ quan, biết huy động nội lực và tranh thủ sự giúp đỡ, phải   dám nghỉ dán làm và dám chịu trách nhiệm trong công tác.  Phải xây dựng được kế hoạch công việc cụ thể,  khả thi và phải biết được  cái nào làm trước, cái nào quyết định, công việc nào nên cuốn chiếu, công việc  nào theo thời cơ. Phải bảo đảm tính công khai, dân chủ trong công việc.    Trên đây là những kinh nghiện của bản thân tôi đúc rút được trong quá trình   xây dựng mối quan hệ  giữa hiệu trưởng với hội cha mẹ học sinh. Những kinh   nghiện này còn mang tính cá nhân chủ quan của bản thân. Tôi rất mong được sự  góp ý của lãnh đạo cấp trên, sự  trao đổi của đồng nghiệp để  các kinh nghiệm   này được hoàn chỉnh hơn, áp dụng được rộng rải hơn.                                                                        Thống Nhất, tháng 3 năm 2011                                                                                                                                                    NGƯỜI VIẾT                                                                                                                                                                       Phan Văn Nguyên 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2