SKKN: Đổi mới tiến trình thực hiện tiết bài viết Tập làm văn bậc THCS
lượt xem 8
download
Giúp giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện được tốt các khâu trong tiết viết bài tập làm văn theo yêu cầu của đề. Đồng thời giúp các em hình thành khả năng tư duy và sáng tạo trong quá trình tiếp nhận, lĩnh hội, tạo lập văn bản để cảm thụ sâu sắc được mọi vấn đề của cuộc sống. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Đổi mới tiến trình thực hiện tiết bài viết Tập làm văn bậc THCS
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN BẬC THCS
- A . LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM -Môn ngữ văn - phân môn tập làm văn là môn học được tích hợp giữa hai phân môn: văn bản và tiếng Việt, có vị trí quan trọng trong việc rèn luyện khả năng tiếp nhận, tư duy, sáng tạo của học sinh trong quá trình tạo lập văn bản. Mọi vấn đề của đời sống có được thể hiện rõ ràng, nhất quán, mạch lạc và lôgic hay không điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tạo lập văn bản của người viết. Vậy để viết được một vấn đề nào đó thành văn bản hoàn chỉnh thì đòi hỏi người viết cần xác định đúng nội dung, mục đích, yêu cầu, trong đó khâu xác định hình thức để trình bày là không kém phần quan trọng. Hình thức ở đây là cần phải xác định được thể loại, phương thức biểu đạt cụ thể, hệ thống từ ngữ, nghệ thuật dùng từ, đặt câu. Tất cả đều đảm bảo đúng, chuẩn và hay, có như vậy bài viết mới đạt yêu cầu, thu hút người đọc, người nghe. Thế nhưng để đạt được điều này vốn là việc làm rất khó, bởi lẽ văn chương không tuân thủ theo một công thức, cấu tạo cụ thể nào cả mà văn chương là sự cảm thụ và sáng tạo của tâm hồn được thể hiện dưới nhiều hình thức, thể loại khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là để giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người và thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật làm đẹp cho đời sống. Ví dụ : Ánh trăng vốn là rất đẹp do thiên nhiên ban tặng nhưng nó càng đẹp hơn qua ngòi bút điêu luyện, bậc thầy của nhiều nhà văn, sinh thời nhà văn Nam Cao có viết: “Trăng là cái liềm vàng giữa đồng sao. Trăng là đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Trăng tỏa mộng xuống trần gian. Trăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn...”.Miền quê vốn nghèo nàn, cằn cỗi nhưng qua cách nhìn, cách cảm của người viết ở nhiều khía cạnh khác nhau thì sẽ cho ta thấy được sự tiềm ẩn bên trong là khung trời thơ mộng, thanh bình, sự ấp ủ và nổ lực không ngừng của những người nông dân vượt khó,vv…Vâng, tất cả những khía cạnh của cuộc sống và tâm hồn của con người đều được thể hiện qua thơ,văn là đầy đủ và sâu sắc nhất. Do đó, giảng dạy, giáo dục học sinh thực hiện được tốt các khâu trong tiết viết bài tập làm văn theo yêu cầu của đề là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa, nhằm giúp các em hình thành khả năng tư duy và sáng tạo trong quá trình tiếp nhận, lĩnh hội, tạo lập văn bản để cảm thụ sâu sắc được mọi vấn đề của cuộc sống.
- B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Thế nhưng để cảm nhận, tư duy, sáng tạo một bài viết tập làm văn trên lớp cũng như ở nhà đối với học sinh bậc THCS không phải là vấn đề dễ dàng mà em nào cũng có khả năng làm được, đặc biệt là viết đúng và hay. Chính điều này đã làm cho tôi - giáo viên dạy môn văn luôn trăn trở và suy nghĩ rất nhiều. I. TÌNH HÌNH THỰC TẾ 1. Về khách quan: - Học sinh bậc THCS ở lứa tuổi dưới mười lăm- lứa tuổi còn hồn nhiên, nghịch ngợm là chủ yếu, các em còn ăn chưa no, lo chưa kỹ, cảm nhận mọi vấn đề của cuộc sống chưa đầy đủ và sâu sắc nên các em sẽ khó triển khai được mọi khía cạnh của một đề bài nào đó mà giáo viên yêu cầu đạt được mức độ đúng đắn, đầy đủ và kết hợp với việc dùng từ, diễn đạt thành bài viết hoàn chỉnh đúng, hay và sâu sắc. - Phần đông con em học sinh ở trường thuộc diện dân tộc thiểu số, bên cạnh ngôn ngữ tiếng Việt các em còn sử dụng ngôn ngữ dân tộc riêng của mình khi giao tiếp với mọi người trong gia đình, làng xóm. Điều này dẫn đến việc các em bị phân tán trong khâu hiểu chưa rõ nghĩa từ tiếng Việt, vốn từ tiếng Việt nghèo nàn, ít ỏi, khiến các em khó khăn trong việc hành văn, đặc biệt là văn viết. - Đa số học sinh nằm ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, gia đình còn gặp nhiều khó khăn, phụ huynh ít quan tâm đến việc hướng dẫn, giáo dục con cái lời ăn, tiếng nói. Hơn nữa ngoài việc học, về nhà các em còn phải tranh thủ làm thêm để giúp gia đình nên các em không còn nhiều thời gian nghiên cứu và suy nghĩ trong quá trình đọc, viết văn. 2. Về chủ quan: - Giáo viên chưa chú ý hướng dẫn cho học sinh phương pháp cũng như các bước cơ bản trong tiến trình viết bài tập làm văn cụ thể, chưa phân loại được đối tượng học sinh để hướng dẫn, gợi ý và khuyến khích khả năng tư duy, sáng tạo của các em trong việc viết văn.
- - Phần lớn các em chưa xác định được đúng phương pháp viết văn, chưa chăm trong vấn đề đọc sách để học hỏi kinh nghiệm viết bài và xây dựng được kho từ vựng phong phú thay vào đó thời gian rãnh rỗi học sinh chủ yếu xem vô tuyến, phim ảnh hoặc chơi những trò vô bổ khác, nhiều em còn viết bài theo kiểu cóp bi lại những bài mẫu hoặc lười suy nghĩ, làm theo kiểu cho xong, hiểu một cách máy móc gợi ý của giáo viên. Viết với thái độ mệt mỏi, chán nản... - Nhiều học sinh có cảm giác không thích học môn ngữ văn bởi vì thấy khó và trong quá trình làm bài cần nhiều sáng tạo, không tuân thủ theo công thức, cách làm khuôn mẫu nào cả. Điều này đã khiến nhiều em có những suy nghĩ lệch lạc về môn văn cũng như tâm lý các em thích học và đầu tư nhiều hơn vào các môn tự nhiên như: toán, lý, hóa hoặc môn tiếng Anh. Chính những nguyên nhân trên làm cho kết quả bài viết tập làm văn của học sinh bậc THCS điểm còn rất thấp, lỗi bài viết còn khá nhiều. Cụ thể: Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém 19 / 6 80 3 (3.8%) 33 (41.3%) 25(31,3%) (23.8%) 21 / 8 63 6 (9.5%) 26(41.3%) 10 (15.9%) (33.3%) Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả bài viết của học sinh bậc THCS nói chung còn thấp. Điều đó làm cho tôi- một giáo viên dạy văn luôn phải cố gắng tìm nhiều phương pháp để giúp HS hiểu, định hướng và viết được một bài viết tập làm văn đúng, hay và sâu sắc hơn.
- II.NỘI DUNG THỰC HIỆN Để nâng cao chất lượng bài viết tập làm văn, theo tôi cần áp dụng một số biện pháp sau: 1.Cơ sở lý luận: Môn ngữ văn là sự tích hợp của ba phân môn: Văn bản - Tiếng Việt - Tập làm văn. Cả ba phân môn này có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời trong quá trình tiếp nhận và tạo lập văn bản. Bởi vì mỗi một phân môn có vai trò khác nhau nhưng lại hỗ trợ mật thiết cho nhau để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh. Chúng ta quá thừa biết rằng như thế nào là tác phẩm văn học có giá trị, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật chỉ khi tác phẩm ấy đạt được sự hài hòa từ việc chọn đề tài kết hợp với khả năng dùng từ, diễn đạt, đặt câu...Mà điều đó có được chính là nhờ vào kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố văn bản, tiếng Việt và tập làm văn trong quá trình tạo lập văn bản. Cụ thể: Một tác phẩm không thể thiếu nội dung, vậy xét về nội dung là xét về yếu tố nhân vật, sự việc, tư tưởng mà người viết muốn biểu đạt. Tuy nhiên để hệ thống nhân vật và sự việc cũng như tư tưởng, cảm nghĩ của người viết được biểu hiện rõ ràng và đầy đủ thì chúng ta rất cần đến việc xây dựng và sử dụng yếu tố từ ngữ, dụng ý nghệ thuật của tác giả- như vậy chúng ta cần đến sự hỗ trợ không thể thiếu của vai trò từ tiếng Việt, biện pháp tu từ nghệ thuật trong tiếng Việt. Hơn thế nữa, để nội dung bài viết đảm bảo được thể thức trình bày, cách diễn đạt... thì lúc này phải nhờ vào vai trò của phân môn tập làm văn- nghĩa là phải xác định được kiểu văn bản, thể loại, ngôi kể, thứ tự trình bày các vấn đề sao cho hợp lý, lôgic, chặt chẽ thì lúc đó bài viết đạt được kết quả cao. Như vậy, khi có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những khâu quan trọng trong việc tạo lập một bài tập làm văn thì sẽ giúp người viết xây dựng được bài viết như ý định của mình và đảm bảo được đầy đủ hai phần của bài văn là nội dung, nghệ thuật.
- 2. Quá trình thực hiện: Vậy để xây dựng hay còn được gọi là viết được bài tập làm văn trên lớp cũng như ở nhà của hs bậc THCS, chúng ta cần thực hiện các bước như sau: 2.1 Giáo viên cần định hướng cho hs hiểu được rằng: đặc trưng của bài viết tập làm văn là bài thực hành của hai phân môn văn bản và tiếng Việt chứ không phải là bài kiểm tra năng lực thông thường như các môn khác chỉ cần học thuộc bài, nắm vững lí thuyết và vận dụng vào thực hành làm bài tập là xong. Cụ thể:Trước khi kiểm tra bài viết bao giờ phân phối chương trình cũng phân các tiết văn bản và tiếng Việt trước. Đó được xem là cơ sở để học sinh nắm kiến thức vận dụng vào bài viết tập làm văn sau này. Mục đích không những giúp các em có được kiến thức về những câu chuyện liên quan đến đời sống mà còn hiểu được phương pháp, cách làm bài tập làm văn theo những phương thức biểu đạt nhất định nào đó. Ví dụ: - Ở dạng bài viết tập làm văn lớp 6- học kì I, các em chủ yếu tìm hiểu và viết được bài văn theo phương thức tự sự - văn kể chuyện. Vậy để viết được bài văn theo kiểu này thì yêu cầu hs phải nắm được nội dung và nghệ thuật trình bày của một số văn bản thuộc thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích như Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thạch Sanh hay truyện Em Bé Thông Minh...Bởi vì tất cả những văn bản này đều được trình bày theo phương thức tự sự, có nghĩa là kể người và sự việc theo trình tự như thế nào, sử dụng ngôi kể ra sao, các sự việc được sắp xếp như thế nào cho hợp lý với nội dung câu chuyện, đặc biệt việc dùng từ, đặt câu có gì nổi bật, hay, độc đáo để các em học hỏi, ghi nhớ. Hơn nữa, học sinh cũng cần vận dụng kiến thức các bài tiếng Việt đã học như: Từ loại tiếng Việt với hệ thống từ đơn, từ phức, từ láy, từ ghép, nghĩa của từ, từ mượn, hiện tượng chuyển nghĩa của từ hay chữa lỗi dùng từ vv...phải biết tìm tòi, kết hợp đúng đắn và phù hợp thì nội dung câu chuyện mới đầy đủ, chính xác. Cần lưu ý bố cục của những văn bản đã học là thường gồm có ba phần, mỗi phần có một vai trò, nhiệm vụ cụ thể riêng như: Mở bài: giới thiệu vấn đề định kể (xác định được nhân vật, thời gian, địa điểm..). Thân bài: Trình bày diễn biến sự việc xảy ra theo trình tự hợp lý về thời gian, không gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc. Đặc biệt lưu ý: khi kể người thì cần kể những chi tiết nào, kể việc thì kể ra sao? Kết bài: nêu kết thúc sự việc và cảm nghĩ, bài học rút ra cho bản thân và cuộc sống. Ví dụ như ở bài:
- “Tuệ Tĩnh” bố cục gồm có ba phần. Mở bài: giới thiệu nghề nghiệp và y đức của lương y Tuệ Tĩnh. Thân bài: kể diễn biến sự việc theo trình tự hợp lý về thời gian, không gian, đặc biệt các sự việc sắp xếp trước sau chặt chẽ theo trình tự kể hợp lý như: kể giới thiệu về họ, tên, nghề nghiệp, tính tình, sự việc được diễn ra như thế nào, kết thúc ra sao để qua đó chứng minh được Tuệ Tĩnh là thầy thuốc giỏi, có lòng thương yêu cứu giúp người bệnh và không màng danh lợi. Kết bài: nhấn mạnh y đức của Tuệ Tĩnh và qua đó để người đọc nhận xét và rút ra bài học cho bản thân qua lương y Tuệ Tĩnh. Đặt biệt bài văn hay còn nhờ vào việc sử dụng từ ngữ diễn đạt, câu cú và cách trình bày như: Để kể về nghề nghiệp và phẩm chất của Tuệ Tĩnh thì sử dụng một số từ loại như danh từ, tính từ, hệ thống từ láy, từ mượn.. nhằm giúp các ý của bài văn thêm rõ ràng, chính xác, độc đáo như: mếu máo, sẵn sàng, hậm hực, vội vã, gia nô, danh y, quý tộc, tư dinh vv...hệ thống từ ngữ này đã được học sinh nắm rõ ở cấp I cũng như trong chương trình đầu tiên của môn ngữ văn lớp 6. - Ở lớp 8: để viết được bài văn theo phương thức tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đòi hỏi các em phải nắm vững nội dung, phương thức trình bày, công dụng của các bài ở hai phân môn văn bản và Tiếng Việt như: văn bản: Tôi đi học (Thanh Tịnh), Lão Hạc (Nam cao) hoặc hệ thống các bài tiếng việt như: Trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh, trợ từ, thán từ, tình thái từ vv... sau đó kết hợp những hiểu biết và tích lũy tri thức từ những bài học trên vận dụng vào bài viết của mình theo yêu cầu của đề. Bởi vì những văn bản trên đều trình bày theo phương thức tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, thành công về mặt nghệ thuật là sử dụng nhiều biện pháp tu từ để hệ thống nhân vật và sự việc được thể hiện rõ ràng, độc đáo như so sánh, hoán dụ, ẩn dụ, đặc biệt là sử dụng kiến thức về mặt từ loại chuẩn xác như khi kể và tả về hành động của tên Cai lệ trong đoạn trích: “Tức nước vỡ bờ” thì Ngô Tất Tố chủ yếu dùng một loạt từ loại là động từ, cụm động từ để thông qua đó giúp ta hiểu rõ bản chất tên Cai lệ là độc ác, dã man như: hắn quát, thét, mắng, gõ đầu roi xuống đất, tát, bịch, xông vào,bắt, xiềng, trói vv...Để bộc lộ được cảm xúc, tâm trạng của Lão Hạc trước và sau khi bán “cậu vàng” thì nhà văn Nam Cao cũng đã sử dụng một số từ ngữ thuộc loại trợ từ, thán từ để nhấn mạnh và bộc lộ cảm xúc của lão Hạc là day dứt, đau đớn, xót xa khi phải bán “cậu vàng” như: A! Lão già này tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?..Để vẻ mặt, tâm trạng của lão Hạc được thể hiện rõ nét sau khi bán chó, Nam Cao đã dùng từ tượng hình, từ tượng thanh để làm sáng tỏ điều đó như: Lão cười
- như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, đầu ngoẹo về một bên, miệng móm mém, khóc hu hu vv.... - Như vậy muốn bài viết đạt kết quả thì bắt buộc học sinh cần phải hiểu rằng: khi viết bài cần biết vận dụng những kiến thức đã học ở hai phân môn văn bản và tiếng Việt, xem đây là bài thực hành thể hiện sự nhận biết và thông hiểu của mình sau khi được học những kiến thức ở hai phân môn trên, sau đó học sinh vận dụng những hiểu biết đó để viết bài tập làm văn bằng suy nghĩ và ngôn ngữ của mình nhưng đảm bảo đúng, hay, không chép lại bài của tác giả nào cả. Đặt biệt học sinh cần hiểu được đây không phải là bài kiểm tra kiến thức thông thường như các môn học khác mà là bài viết có sự kết hợp kiến thức giữa các phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn và khả năng tư duy, sáng tạo nghệ thuật làm văn viết của mình. 2.2 Thế nhưng khi viết bài, học sinh không chỉ dừng lại hiểu được đặc thù bài viết theo hướng như trên mà các em cần nắm được các bước cơ bản trước khi bắt tay vào viết bài tập làm văn. Để làm được điều này cũng cần đòi hỏi giáo viên định hướng, chỉ dẫn cho học sinh cụ thể. Đây được xem là các tiến trình không thể thiếu khi viết văn đối với học sinh bậc THCS gồm những bước như sau: a. Đọc và xác định yêu cầu của đề: Mục đích của bước này là giúp các em biết và hiểu được đề yêu cầu làm gì? Phương thức trình bày, nội dung sẽ viết là vấn đề gì? Có đọc kỉ đề và xác định yêu cầu của đề thì các em mới tìm được ý, triển khai các ý đã tìm theo một bố cục hợp lý, biết xoáy được trọng tâm của đề yêu cầu, không lang man hay viết sai và lạc sang đề khác. Bởi vì vấn đề cuộc sống là rất đa dạng, có những đề dễ bị nhầm lẫn và có một số ý hơi giống nhau. Ví dụ ở lớp 6: Đề. Kể về người thân trong gia đình mà em quý mến. Ở đề này, học sinh cần đọc và định hướng cụ thể như sau: - Bài viết thuộc phương thức tự sự- văn kể chuyện. - Nội dung kể về người thân trong gia đình mà em quý mến.
- - Không được kể người ngoài gia đình, không phải là người thân. - Kể cần kết hợp với miêu tả ngoại hình nhưng kể về công việc, tính tình của người thân em quý mến là chủ yếu, tả chỉ là yếu tố bổ sung rất ít về ngoại hình của nhân vật để hình ảnh người thân trong bài hiện lên khá đầy đủ và hay hơn. b. Tìm ý và lập dàn ý: Đối với học sinh, để có được bài viết đúng và hay thì các em không thể bỏ qua phần tìm ý và lập dàn ý trước khi viết. Bởi vì, ở lứa tuổi và kiến thức của các em thì không thể nào các em chỉ suy nghĩ và chắp bút vào là các em viết được một bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu của đề . Nếu học sinh không tìm ý và lập dàn ý thì bài viết của các em dễ dẫn đến sơ sài, thiếu ý, các ý không được sắp xếp theo trình tự hợp lý, mà không có ý thì các em sẽ khó khăn trong việc diễn đạt, dùng từ, đặt câu, bố cục bài văn không đảm bảo ba phần hoặc giữa các phần chưa viết đủ, viết đúng yêu cầu về ý của phần đó. Nội dung bài văn sẽ dẫn đến thiếu ý, sai ý hoặc đôi khi cũng dẫn đến việc viết lạc sang đề khác. Dùng từ, đặt câu trở nên lủng củng, rời rạc, nghèo nàn,vv... Ví dụ : Ở đề lớp 6 như trên, các em cần tìm ý và lập dàn ý bài văn cơ bản như sau: - Mở bài: giới thiệu người thân định kể là ai? ( tên, tuổi, quan hệ, nghề nghiệp, nơi ở...) - Thân bài: chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn thể hiện một ý chính và sắp xếp theo một trình tự hợp lý, lôgic, mạch lạc. + Miêu tả khái quát về ngoại hình của người thân ( chọn những chi tiết tiêu biểu để lại ấn tượng trong lòng em như hình dáng, khuôn mặt, giọng nói, nụ cười, ánh mắt,.... (Cũng có thể kể tính tình, phẩm chất của người thân thông qua việc làm, hành động và lồng ghép yếu tố miêu tả ngoại hình như ánh mắt, nụ cười, khuôn mặt, vóc dáng ... khi kể các hành động đó.)
- + Kể về tình tình, phẩm chất của người thân được biểu hiện cụ thể qua việc làm, hành động. + Lối sống, cách ứng xử của người thân đối gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc mọi người sống xung quanh như thế nào? Đặc biệt đối với bản thân em thì người thân ấy dành cho em sự quan tâm, chăm sóc như thế nào? + Ngoài công việc chính còn có công việc phụ gì nữa. Qua đó em thấy người thân của em là người như thế nào? + Kể sở thích, tài năng (nếu có) của người thân mà em yêu quý. ( Lưu ý: có thể miêu tả hình dáng người thân lồng ghép vào trong quá trình kể về sự việc. ) - Kết bài: Nêu cảm nghĩ, nhận xét của em về người thân. Em học hỏi được gì qua những điểm tốt của người thân và hứa sẽ làm gì để người thân vui lòng. c. Sau khâu tìm ý, lập dàn ý thì học sinh cần xác định được ngôi kể, thứ tự kể và cách triển khai, diễn đạt các ý đó theo một trình tự hợp lý, lôgic, chặt chẽ để nội dung và nghệ thuật của văn bản được thể hiện rõ nhất. Ví dụ: Để hình ảnh, tính tình, phẩm chất của người thân các em được bộc lộ cụ thể, rõ nét như yêu cầu của ví dụ trên thì các em cần xác định kể theo ngôi thứ nhất, xưng em hoặc tôi chứ không thể kể theo ngôi thứ ba. Thứ tự kể phù hợp ở đây là kể xuôi hoặc kể ngược. Nhưng lưu ý khi kể các ý cần sắp xếp, triển khai có lớp lang, hệ thống, mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ, nhất quán thì sẽ giúp nội dung bài văn rõ ràng, chính xác. d. Tiến hành viết thành một bài viết hoàn chỉnh: Đây được xem là khâu chủ yếu của tiết viết bài. Sau khi tìm ý và lập dàn ý chi tiết, hs dựa trên dàn bài và tiến hành viết thành bài văn hoàn chỉnh với bố cục ba phần, dấu hiệu của mỗi phần là lùi vào đầu dòng và viết hoa chữ cái đầu tiên. Học sinh
- cần lưu ý trong việc dùng từ, cách diễn đạt. Văn viết khác với văn nói ở chỗ từ ngữ cần được lựa chọn nghiêm ngặt, phải mang tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ và tính hàm xúc, có như vậy lời văn trong bài mới trong sáng, mang tính gọt giũa, ý trong bài văn cũng được biểu hiện rõ ràng hơn. Muốn làm được điều này thì học sinh cần nắm được kiến thức qua các tiết văn bản và tiếng Việt. Hơn nữa để hệ thống từ ngữ được phong phú đa dạng, chuẩn xác thì các em cần đọc nhiều sách báo, tra từ điển tiếng Việt, nắm chắc nghĩa của từ, hiểu được tác dụng của các biện pháp tu từ để khi kể chuyện sử dụng cho chính xác và hay. Bên cạnh đó các em cần lưu ý về chữ viết phải rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả, sử dụng dấu câu đúng, mạch văn trôi chảy, mạch lạc, lôgic, giữa các ý có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung hổ trợ cho nhau để làm sáng tỏ mục đích đề yêu cầu. Ngoài ra học sinh còn lưu ý phải nhất quán trong cách xưng hô, thứ tự kể như đã yêu cầu ở trên... Ví dụ: khi miêu tả khuôn mặt của nhân vật học sinh phải lựa chọn chi tiết nổi bật nhất để miêu tả, dùng từ và nghệ thuật cho chính xác. Không nên viết: “Cái mỏ của cô tôi rất đẹp, đôi lông mày như nhánh bạch đàn, hai con mắt tròn như hai hòn bi ve hoặc như hai hột nhãn, răng trắng, đều như những hạt bắp. Hoặc: Cô em làm nghề thợ may, cô tôi may rất giỏi, cô em hát rất hay, vv...”. Nếu dùng từ và so sánh, cách xưng hô và diễn đạt như vậy thì không những khuôn mặt của nhân vật không được miêu tả cụ thể mà khi đọc cảm thấy rất buồn cười bởi việc dùng từ chưa chọn lọc và sử dụng sự vật, sự việc dùng để so sánh chưa hợp lý, thiếu thẩm mỹ. Có thể viết: “Cô tôi có đôi mắt tròn xoe, sáng lấp lánh, điểm đẹp rạng ngời bên dưới đôi mắt ấy là chiếc mũi cao và miệng hình trái tim, môi đỏ hồng như thoa son. Hơn thế nữa, khi cô cười khuôn mặt cô càng xinh đẹp và thân thiện làm sao bởi đôi hàm răng trắng muốt và điểm thêm chiếc răng khểnh rất có duyên,vv..” e. Cuối cùng là học sinh cần đọc và kiểm tra lại bài viết của mình: Bởi vì có đọc lại học sinh mới phát hiện được những lỗi sai cơ bản để kịp thời sửa chữa như lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt hoặc bổ sung thêm những ý còn thiếu trong quá trình viết để bài văn hoàn chỉnh hơn. 2.3 Tuy nhiên trong quá trình viết bài, học sinh còn gặp khó khăn bởi việc phân phối thời gian chưa hợp lý. Thông thường tiết viết bài tập làm văn là 90 phút, trong thời gian đó thì một số em viết vẫn chưa xong, có em thì viết xong trước thời gian theo quy định. Chính điều này cũng là một trong những nhân tố dẫn đến bài viết
- của các em chưa đạt yêu cầu hoặc đạt mà kết quả chưa cao. Do đó học sinh cần lưu ý phân bố thời gian làm bài cho hợp lý để thực hiện đầy đủ các thao tác cơ bản khi viết bài, kết quả bài viết đạt điểm cao. Muốn đạt được điều đó học sinh cần phân bố thời gian như sau: - Học sinh cần dành khoảng 20 phút để đọc- xác định yêu cầu của đề, tìm ý và lập dàn ý. - 60 phút, học sinh dành cho việc viết bài tập làm văn. Trong đó, các em có thể dành 10 phút cho việc viết nháp các phần như mở bài, một số đoạn trong phần thân bài hoặc kết bài, các em cần đảm bảo được rằng thời gian 80 phút hoặc 85 phút là các em đã viết xong bài văn hoàn chỉnh. Thời gian còn lại 5 đến 10 phút các em tranh thủ đọc lại bài để tự nhận xét và sửa lỗi sai như chính tả, dấu câu, dùng từ,vv... - Lưu ý: Muốn bài viết hoàn thành theo thời gian quy định thì học sinh cần nắm phương thức trình bày, những kiến thức liên quan từ hai phân môn văn bản và tiếng Việt, đặt biệt trong quá trình làm bài các em nên tập trung cao độ, nhập vai vào đề (sống với đề), điều này sẽ giúp cho các em có khả năng nghĩ ra được nhiều ý tưởng hay, độc đáo, mạch văn giàu có và tuôn trào hơn. Học sinh thật sự nghiêm túc trong khi viết bài và cũng cần biết hạn chế ý, lời văn, không nên lang man, lạc sang vấn đề khác, điều này cũng khiến bài viết của em chưa hoàn thành mà thời gian đã hết. Ví dụ: Lớp 8: Đề. Kể về những kỉ niệm khó quên về ngày đầu tiên em đi học. Để làm tốt đề này thì các em cần thực hiện đầy đủ các bước như trên, nhưng trong quá trình viết bài các em cần phải sống lại với đề. Nghĩa là thả tâm hồn mình quay về tuổi ấu thơ-lần đầu tiên cắp sách vào lớp một. lúc đó, các em sẽ tìm được những cảm giác biểu cảm thật sự để bộc lộ ra trong khi viết, những kỉ niệm về hình ảnh ngôi trường, làng quê và bản thân của các em sẽ được hiện lên rõ nét, qua đó các em có được yếu tố miêu tả chính xác, hay và sâu sắc hơn. Điều này sẽ giúp các em thuận lợi trong quá trình tìm ý, triển khai các ý và hệ thống từ ngữ giàu có, hay, độc đáo hơn.
- Như vậy để đạt được kết quả cao trong tiết viết bài tập làm văn, giáo viên cần định hướng cho học sinh cách làm, còn học sinh thì phải thực hiện đầy đủ các bước cơ bản như trên một cách linh hoạt kết hợp với sự tư duy và sáng tạo trong khi viết thì chắc chắn bài viết sẽ đạt kết quả cao hơn. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: - Qua thực tế bản thân áp dụng phương pháp đổi mới tiến trình viết bài tập làm văn cho học sinh bậc THCS ở đơn vị đang công tác, bước đầu đã thu được kết quả khả quan. - Các em học sinh phấn khởi, hăng hái, hứng thú hơn trong việc viết bài, không còn cảm giác chán nản, sợ sệt hoặc mệt mỏi trong khi viết. Các em cảm thấy thích học văn hơn, đặc biệt là viết văn để các em được thỏa mái sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, nhận xét của mình về những người xung quanh và những vấn đề trong cuộc sống. - Kết quả cho thấy: Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém 25 6 80 8 (10%) 40 (50%) 7(8.8%) / (31.2%) 24 8 63 8(12.7%) 27(42.9%) 4 (6.3%) / (38.1%) C. KẾT LUẬN. - Cho đến nay, đổi mới tiến trình thực hiện tiết bài viết tập làm văn đã và đang được áp dụng ở tất cả các khối lớp, bước đầu đã đạt được kết quả khả quan. Nếu được toàn thể giáo viên hưởng ứng và không ngừng đổi mới phương pháp, nắm bắt được tình hình, khả năng học tập, viết bài của học sinh trong từng lớp để có sự gợi ý, giúp đỡ cũng như khuyến khích, động viên những em có năng lực và sự đam mê viết văn phát huy hơn nữa tính
- sáng tạo và khả năng hành văn của mình. Học sinh cần áp dụng khéo léo, linh hoạt, phù hợp, có ý thức ham học hỏi và sự cố gắng, tư duy, sáng tạo không ngừng thì chất lượng bài viết tập làm văn của các em sẽ đạt kết quả cao hơn. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân đã tích luỹ được sau hơn bốn năm giảng dạy theo phương pháp mới. Nhưng dẫu sao, những gì đã trình bày trong chuyên đề này cũng là ý kiến chủ quan của người viết, chắc chắn không thể tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và ban giám khảo để tôi được học hỏi và rút kinh nghiệm quý báu giúp cho chuyên đề cũng như quá trình áp dụng đạt tính khả thi hơn. Xuân Thành, ngày 20 tháng 10 năm 2011 Xác nhận của BGH Người thực hiện Võ Thị Oanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh lớp 10 trong việc tìm tập xác định của hàm số - Trường THPT Ngô Gia Tự
19 p | 644 | 180
-
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy học môn GDCD lớp 9 ở trường THCS Sơn Thuỷ
18 p | 948 | 127
-
SKKN: Áp dụng công nghệ thông tin vào bài trung điểm của đoạn thẳng - Hình học 6
19 p | 599 | 110
-
SKKN: Sử dụng hình ảnh động vào giảng dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong phần động cơ đốt trong, môn Công nghệ 11
15 p | 386 | 74
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm xây dựng liên đội vững mạnh xuất sắc
7 p | 407 | 37
-
SKKN: "Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy một số bài trong chương virut và bệnh truyền nhiễm- sinh học 10"
14 p | 265 | 28
-
SKKN: Kết hợp với hội đồng quản trị đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Hồng Bàng
13 p | 123 | 22
-
SKKN: Chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học và nghiên cứu tài liệu tham khảo nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt lớp 4,5
19 p | 228 | 20
-
SKKN: Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi – Trường Tiểu học số 2 Hoà Xuân Tây
8 p | 125 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn