intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Giải pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thạnh Đông A2

Chia sẻ: Nguyên An | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

1.057
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu sâu sắc hơn về yêu cầu, nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn lớp 5, thể loại văn miêu tả, đề xuất một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập các kĩ năng viết văn miêu tả theo hướng đổi mới, phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh,...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Giải pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thạnh Đông A2

MỤC LỤC<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> A. MỞ ĐẦU:<br /> I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br /> Học tiếng Việt, học sinh được trang bị  những kiến thức cơ  bản và tối cần  <br /> thiết giúp các em hoà nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự  phát triển của  <br /> xã hội, phân môn tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp của tất cả các phân <br /> môn thuộc môn tiếng Việt (tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện). Chính vì  <br /> thế, việc dạy và học làm văn là vấn đề luôn luôn cần có sự đổi mới. Không thể cứ <br /> áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay và mai sau. <br />    Đối với việc dạy cũng thế, trong việc kế thừa cái cũ, cái vốn có đòi hỏi phải  <br /> là một sự sáng tạo. Trong thực tế, giáo viên thường chưa quan tâm, chưa chú trọng <br /> lắmm đến phân môn này, thường chỉ  hướng dẫn qua loa cho học sinh về  nhà tự <br /> viết… Còn việc học thì sao?: Ngoài sách giáo khoa tiếng Việt thì hiện nay có rất  <br /> nhiều loại sách tham khảo cho học sinh, giúp cho HS có có cái nhìn đa dạng, phong  <br /> phú hơn. Nhưng những cuốn sách tham khảo của phân môn tập làm văn lại thường  <br /> đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa dẫm,  ỉ  lại  <br /> vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách <br /> cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà thường đi theo lối mòn khuôn sáo,  <br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> tẻ nhạt, các em viết văn theo kiểu công thức cứng nhắc, câu văn chỉ dừng ở mức độ <br /> có đủ  chủ  ngữ, vị  ngữ  rất ít những câu văn có sử  dụng các biện pháp nghệ  thuật, <br /> bài văn thiếu sinh động, hấp dẫn. Từ những lý do khách quan và chủ  quan trên, để <br /> khắc phục những hạn chế  trong việc dạy tập làm văn  ở  tiểu học, góp phần nâng  <br /> cao chất lượng dạy học trong nhà trường, tôi đã chọn nghiên cứu đề  tài:   “Giải <br /> pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5  trường Tiểu học Thạnh <br /> Đông A2"<br /> <br /> II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:<br /> ­ Tìm hiểu sâu sắc hơn về yêu cầu, nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn lớp  <br /> 5, thể loại văn miêu tả .  <br /> ­   Đề  xuất một số  kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập các kĩ <br /> năng viết văn miêu tả theo hướng đổi mới, phát huy được tính tích cực, chủ động và  <br /> sáng tạo của học sinh.<br />   ­ Trao đổi trong tổ chuyên môn cùng áp dụng thực hiện góp  phần khắc phục  <br /> những hạn chế  trong việc hướng dẫn học sinh các kĩ năng viết văn miêu tả   (đặc  <br /> biệt là kiểu bài tả người và tả cảnh)<br /> III. ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN (PHẠM VI) ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:<br /> 1. Phạm vi nghiên cứu.<br />   Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi Trường Tiểu học Thạnh Đông A2 <br /> với việc dạy và học tập làm văn lớp 5        <br /> 2.  Đối tượng nghiên cứu.<br />     Nghiên cứu việc dạy học tập làm văn lớp 5, đề xuất một số biện pháp khi rèn kĩ <br /> năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5.<br /> 3. Thời gian nghiên cứu:<br /> ­ Từ tháng 9/ 2017  đến tháng 5/ 2018<br /> IV. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:<br /> Để  đạt hiệu quả  trong quá trình nghiên cứu tôi đưa ra những phương pháp <br /> nghiên cứu sau.<br /> ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu<br /> ­ Phương pháp quan sát<br /> ­ Phương pháp điều tra phỏng vấn<br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> ­ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.<br /> ­ Phương pháp so sánh<br /> ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm<br /> ­ Phương pháp thống kê toán học<br /> <br /> B. NỘI DUNG:<br /> Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ:<br /> 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:<br /> Trong quá trình học tập môn Tiếng Việt của học sinh  ở trường tiểu học,   bài  <br /> tập làm văn là nơi để  các em thể  hiện vốn sống, vốn văn học, khả  năng cảm thụ <br /> văn học, các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt một cách tổng hợp. Tập làm văn có vai trò  <br /> quan trọng là trau dồi vốn sống, cảm thụ văn bản, cảm nhận, diễn tả và luyện cho  <br /> các em cách thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình bằng ngôn ngữ  nói và <br /> viết.   <br /> Trong phân môn Tập làm văn, thể loại văn miêu tả là thể loại văn dùng lời có  <br /> hình ảnh và cảm xúc làm cho người đọc, người nghe hình dung một cách rõ nét, cụ <br /> thể về đối tượng miêu tả như  nó vốn có trong đời sống. Văn miêu tả  có đặc điểm <br /> là giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự  đánh giá của người viết đối với đối <br /> tượng được miêu tả. Tuỳ  từng đề  bài mà các em nhấn mạnh mặt nào hơn. Ví dụ:  <br /> Khi tả người chú ý đến cả hình dáng hoạt động, tính tình. Ba mặt này thường thống <br /> nhất với nhau làm rõ hình thái tính cách của người được tả. Còn tả  cảnh sinh hoạt <br /> phải dùng  lời  nói  để  vẽ   lên bức   tranh  giàu  hình  ảnh,  màu  sắc,   đường  nét,  âm  <br /> thanhvề  hoạt động của nhiều người trong cùng một thời gian và địa điểm thì lúc <br /> này phong cảnh chỉ là nét phụ.<br /> Năm học 2017 ­ 2018 tôi đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu sách vở, tài liệu và học <br /> hỏi đồng nghiệp, tích luỹ được một số kinh nghiệm "rèn kĩ năng viết văn miêu tả <br /> cho học sinh lớp 5".<br />  Thể loại văn miêu tả trong  chương trình tập làm văn lớp 5 gồm 43 tiết, trong <br /> đó có 10 tiết ôn tập về tả đồ vật, cây cối, con vật và 33 tiết học bài mới (tả cảnh:  <br /> 18 tiết, tả người: 15 tiết) .Về thời lượng chiếm    phân môn của môn Tập làm văn. <br /> Mặt khác ,đối với học sinh tiểu học, việc viết được bài văn miêu tả  đã khó, viết  <br /> được bài văn hay lại càng khó. Chính vì vậy, tôi nghiên cứu và sáng kiến kinh  <br /> <br /> <br /> <br /> 3<br /> nghiệm này để  nâng cao kĩ năng tập làm văn cho học sinh lớp 5 (khi hoàn thành <br /> chương trình tiểu học).<br /> Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở <br /> tiểu học. Để làm một bài văn hay, có hình ảnh, cảm xúc đòi hỏi học sinh phải biết  <br /> vận dụng các kiến thức ở  các phân môn Tập đọc, Luyện từ  và câu, Kể  chuyện và <br /> rộng hơn nữa là các môn Khoa học xã hội, Khoa học tự  nhiên.Vì các kiến thức  ở <br /> các bộ môn này sẽ giúp học sinh có được tư  liệu để  viết bài văn và biết cách trình <br /> bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, rõ ràng, sáng sủa và hấp dẫn. Thế nhưng <br /> chỉ có kiến thức nói trên thôi thì chưa đủ  bởi vì Tập làm văn là một phân môn độc <br /> lập, nó có hệ  thống lý thuyết riêng nhằm xây dựng các thể  loại (loại bài) văn  <br /> chương như miêu tả , tự sự (kể chuyện), viết thư, đơn từ và ở từng thể loại bài lại <br /> đòi hỏi phải rèn luyện để có được những kĩ năng cần thiết.<br /> 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:<br /> Là một giáo viên dạy lớp 5 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng và quan tâm rèn  <br /> cho học sinh viết tập làm văn. Thấy các em văn còn nhiều khó khăn, tôi rất buồn <br /> lòng. Đặc biệt là khi chấm bài tập làm văn miêu tả  của các em thì thật là khổ  sở. <br /> Các em viết thì không dài nhưng để  đọc và sửa lỗi cho các em thì thật là vất vả. <br /> Chất lượng học tập, tỉ lệ các em lên lớp cao hay thấp phần lớn là dựa vào việc viết  <br /> tốt bài tập làm văn. <br /> CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:<br /> Những năm gần đây , sách tham khảo viết về phân môn Tập làm văn lớp 5 để <br /> phục vụ việc dạy và  học được đề  xuất, luận bàn khá nhiều. Những cuốn sách đó <br /> thường phân hoá theo hai hướng: Một là thiên về  lí thuyết, hai là cung cấp những  <br /> dàn bài hoặc bài văn mẫu của học sinh. Kết hợp với đọc sách, tài liệu với phương <br /> pháp giảng dạy (được học tập qua các lớp bồi dưỡng thường xuyên), đội ngũ giáo <br /> viên tiểu học đã giúp học sinh có được những bài văn tốt, những câu văn hay với <br /> những chi tiết độc đáo. Song số  học sinh viết được những bài văn có bố  cục rõ <br /> ràng, biết lựa chọn những chi tiết hợp lí, hình ảnh chính xác còn rất hiếm. Kết quả <br /> đó một phần do cách dạy của giáo viên chưa chú trọng tới việc hướng dẫn học sinh  <br /> cách làm bài, còn yêu cầu học sinh đọc nhiều văn mẫu để  nhớ  nên những bài văn  <br /> này thường khô khan, tình cảm thiếu chân thực và đôi chỗ  lời văn, ý văn còn y <br /> <br /> <br /> <br /> 4<br /> nguyên hoặc na ná một bài tập đọc hay một bài văn mẫu. Ví dụ: Khi làm một bài  <br /> văn tả  cảnh sông nước, có nhiều học sinh đã sao chép một số  câu văn. Cá biệt có <br /> những em sao gần như toàn bộ bài "Hoàng hôn trên sông Hương"(Sách Tiếng Việt <br /> lớp 5 tập 1).<br /> Ngoài việc "sao chép" văn mẫu, trong thực tế  còn có tình trạng học sinh còn <br /> lẫn lộn các kiểu bài mặc dù yêu cầu khác nhau. Lỗi dùng từ, viết câu, liên kết ý <br /> cũng rất phổ biến trong quá trình viết văn miêu tả của học sinh tiểu học.<br /> Với cấu trúc chương trình như vậy đòi hỏi lao động sư phạm của giáo viên ở <br /> mức độ  cao hơn rất nhiều, giáo viên không thể  chỉ  sao chép lại các nội dung của  <br /> sách bài soạn, sách hướng dẫn, mà đòi hỏi phải có sự chuẩn bị cụng phu, có sự linh <br /> hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp. Phải dạy sao cho giờ học là giờ  hoạt động  <br /> của học sinh, học sinh có hứng thú, tự giác, tích cực hoạt động, hoạt động, sáng tạo  <br /> đi trên con đường đúng để phát hiện tri thức mới, chiếm lĩnh tri thức một cách nhẹ <br /> nhàng nhưng đậm nét, khó phai. <br /> *  Các bước cơ bản khi làm một bài văn miêu tả :<br /> Đối với bất cứ một bài văn nào , kể cả bài văn miêu tả ,khi viết , các em cũng  <br /> cần phải thực hiện 5 bước sau đây:<br /> 1. Tìm hiểu đề.<br /> 2. Quan sát.<br /> 3. Tìm ý và lập dàn ý.<br /> 4. Viết bài.<br /> 5. Hoàn chỉnh bài viết.<br /> Với 5 bước trên, học sinh cần có các kĩ năng tương  ứng bởi vậy hướng dẫn <br /> học sinh các kĩ năng tìm hiểu đề, quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và hoàn chỉnh <br /> bài là việc làm quan trọng.<br /> <br /> <br /> CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM:<br /> * Hướng dẫn học sinh rèn các kĩ  năng viết văn miêu tả:<br /> 1. Kĩ năng tìm hiểu đề:<br /> Việc phân tích tìm hiểu đề giúp các em xác định được yêu cầu , giới hạn của <br /> đề  bài.Với mỗi đề  bài cụ  thể  , khi phân tích tìm hiểu đề  cần hướng dẫn cho học  <br /> <br /> <br /> <br /> 5<br /> sinh trả  lời các câu hỏi : Viết để làm gì? Viết về  cái gì? Viết cho ai? Thái độ  cần  <br /> bộc lộ trong bài là thái độ như  thế  nào? Đích của bài viết không phải lúc nào cũng <br /> nhận thấy. Ví dụ: Với đề bài "Em hãy viết một bài văn tả một người thân yêu nhất  <br /> đối với em." Nhưng thực ra mục đích thực sự  của bài viết này là thông qua việc  <br /> miêu tả ngoại hình và tính nết, các em cần thể hiện được tình cảm thân thương đối  <br /> với đối tượng miêu tả. Trong khi tìm hiểu đề, có những học sinh vì không xác định  <br /> được rõ thái độ  cần có khi tả  nên khi tả  người hoặc tả  cảnh mình yêu mến lại có <br /> những chi tiết phản ánh một thái độ  không  ưa thích hay không bộc lộ  được tình <br /> cảm đối với đối tượng miêu tả. Đó cũng chính là lí do khiến mỗi giáo viên chúng ta  <br /> khi dạy học sinh làm một bài văn miêu tả  không thể  bỏ  qua việc rèn cho học sinh <br /> bộc lộ rõ thái độ, tình cảm của mình khi viết. Vì vậy cần xen vào bài làm những câu <br /> văn nêu nhận xét suy nghĩ của mình.  Nhưng tình cảm, thái độ  không phải lúc nào <br /> cũng thể hiện ở những câu nói trực tiếp như: em rất yêu …, em rất thích …, em rất <br /> quý …, mà có thể thểhiện qua cách miêu tả.<br /> 2. Kĩ năng quan sát:<br /> Điều quyết định sự thành công của một bài văn miêu tả là nội dung bài văn nên <br /> các em phải "có cái gì để  viết" mới có thể  tả  được. Một trong những cách để  "có  <br /> cái gì để viết" là quan sát. Muốn quan sát có hiệu quả, giáo viên cần phải dạy học <br /> sinh xác định mục đích quan sát, hơn thế  nữa, các em phải có tấm lòng, biết yêu, <br /> biết ghét, phải có cách nghĩ, cách cảm riêng của mình. Quan sát sao cho khi làm văn <br /> phản ánh được đối tượng vừa cụ  thể, chi tiết, vừa có tính khái quát. Chi tiết phải <br /> làm cho người đọc thấy được bản chất của sự  vật. Vì vậy, cần dạy học sinh khi  <br /> quan sát phải lựa chọn . Bài văn cần có các chi tiết cụ thể nhưng đó không phải là <br /> chi tiết rời rạc, hay mang tính liệt kê mà đó là những chi tiết lột tả được cái riêng <br /> của người và vật.Ví dụ  tả  ngoại hình của người, không nhất thiết phải tả  hết cả <br /> mắt, mũi, tai, miệng, da, tóc, …mà phải tập trung vào những nét nổi bật, gây  ấn  <br /> tượng của người đó. Thậm chí đối với những học sinh giỏi, có năng khiếu viết văn, <br /> có thể hướng dẫn học sinh cách đặc tả (quan sát và miêu tả một đặc điểm nổi bật <br /> của đối tượng mà vẫn làm nổi bật được hình ảnh của đối tượng).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 6<br /> 3. Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý:<br /> Quan sát phải luôn gắn với việc tìm ý và tìm các từ ngữ. Cách diễn đạt để tả. <br /> Sau khi học sinh đã quan sát và có được các ý cần hướng dẫn các em luyện cách lập  <br /> dàn ý, sắp  xếp ý bằng một loạt các câu hỏi gợi ý.<br /> Ví dụ: Với đề  văn "Tả  một bạn nhỏ ngoan ngoãn, chăm học chăm làm dược  <br /> nhiều người quý mến", giáo viên có thể  đặt những câu hỏi để  học sinh trả  lời và  <br /> tìm ý như sau:<br /> ­Bạn nhỏ  tên là gì? Học lớp mấy?  ở  đâu? Vì sao bạn được mọi người yêu <br /> mến? <br /> ­ Vóc dáng, khuôn mặt, mái tóc…cách ăn mặc của bạn có gì nổi bật gây được  <br /> cảm tình của mọi người? <br /> ­ Bạn nhỏ  có những biểu hiện gì thể  hiện sự  ngoan ngoãn? Bạn có lễ  độ <br /> không ? <br /> ­ Bạn nhỏ chăm học, chăm làm như thế nào? <br /> ­ Bạn nhỏ  đã có việc làm gì để  giúp đỡ  gia đình, bạn bè , những người xung <br /> quanh? <br /> ­ Em có cảm nghĩ gì về  bạn nhỏ định tả  trong bài? Những người xung quanh  <br /> có tình cảm như thế nào đối với bạn đó? <br /> Việc đặt câu hỏi gợi ý sẽ giúp các em trình bày nội dung bài viết một cách đầy <br /> đủ, mạch lạc, giúp các em diễn đạt các ý sinh động và chặt chẽ. Và khi lập dàn ý,  <br /> các em phải biết đâu là ý chính của bài. Ví dụ:Tả cảnh gặt lúa trên cánh đồng thì ý  <br /> bao trùm ý chính phải là cảnh làm việc nhộn nhịp trên cánh đồng. Còn tả  quang  <br /> cảnh làng em lúc bắt đầu một ngày mới thì hoạt động của mọi người trong làng bắt <br /> đầu một ngày là quan trọng nhất, lúc này phong cảnh làng xóm chỉ làm nền. <br /> Bên cạnh việc xác định ý chính của bài, học sinh cần cần biết sắp xếp các ý <br /> theo một trình tự thời gian, trình tự tâm lí…Việc thực hiện bố cục ba phần của bài  <br /> văn cần được thực hiện một cách tự nhiên, không gò bó, khuôn sáo. Để hướng dẫn  <br /> luyện tập cách lập dàn ý nên hướng dẫn học sinh một số bài tập lập dàn ý như: từ <br /> một bài văn hoàn chỉnh, hãy lập dàn ý của nó hoặc cho sẵn những dàn ý chưa phù  <br /> hợp yêu cầu học sinh chữa lại cho đúng.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 7<br /> 4. Kĩ năng viết bài và hoàn chỉnh bài:<br /> Khi đã có cái để  viết, có dàn ý, các em chuyển sang các bước luyện viết các  <br /> đoạn và viết bài. Đây là một khâu rất quan trọng. Từ  dàn ý đã có, giáo viên cần <br /> hướng dẫn học sinh viết từng đoạn (mở bài, thân bài, kết bài) rồi viết cả bài.<br /> 4.1 . Hướng dẫn học sinh luyện viết đoạn mở bài: <br /> Mục đích của phần mở  bài là nhằm giới  thiệu đối  tượng sẽ  miêu tả  trong <br /> phần thân bài đồng thời khêu gợi, lôi cuốn sự  chú ý của người đọc đối với đối <br /> tượng được miêu tả. Khi làm bài, đa số  học sinh mất khá nhiều thời gian mà vẫn  <br /> không có được mở bài hay. Vì vậy cần hướng dẫn các em thực hành nhiều cách mở <br /> bài.<br /> a .Mở bài trực tiếp:<br /> Theo cách này, chúng ta có thể  hướng dẫn học sinh giới thiệu trực tiếp đối <br /> tượng được miêu tả.<br /> b. .Mở bài gián tiếp: <br /> *. Mở bài bằng cách nêu lí do:<br /> Với cách này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nêu rõ được nguyên nhân,  <br /> hoặc dịp nào đó các em gặp đối tượng miêu tả.<br /> *. Mở bài bằng cách nêu tình huống:<br /> Với cách này, chúng ta có thể  hướng dẫn học sinh sử dụng một từ ngữ hoặc  <br /> một câu của một nhân vật để  có thể  nêu tình huống dẫn tới việc xuất hiện đối  <br /> tượng miêu tả <br /> c. Mở bài bằng một đoạn văn miêu tả hoặc kể chuyện:<br /> Với 4 cách mở  bài (một cách trực tiếp và ba cách gián tiếp) đã nêu trên, học <br /> sinh có thể lựa chọn, để áp dụng cho từng bài tập làm văn .<br /> Để  giúp học sinh luyện tập cách mở  bài, ngoài những vấn đề  trong chương  <br /> trình Tiếng Việt 5, giáo viên có thể  tự  biên soạn thêm một số  đề  bài sao cho phù  <br /> hợp với học sinh. Có thể  ra các đề  tả  người thân như  ông bà, cha mẹ, anh chị  em, <br /> người hàng xóm, thầy cô giáo, bạn bè hoặc tả cảnh vui chơi, đêm trăng, cảnh sinh  <br /> hoạt văn nghệ, thể thao,…để học sinh có nhiều điều kiện rèn kĩ năng viết phần mở <br /> bài.<br /> 4.2 Hướng dẫn học sinh viết phần thân bài:<br /> <br /> <br /> <br /> 8<br /> Sau khi đã có mở  bài tốt rồi thì vấn đề  quan trọng là biết diễn đạt nội dung  <br /> hay. Nhiều khi chúng ta bắt gặp  ở  bài làm của học sinh mở bài  rât hấp dẫn song  <br /> phần thân bài lại lủng củng. Để giúp học sinh tránh được điều đó, giáo viên có thể <br /> sử dụng các cách sau:<br /> a .Hướng dẫn học sinh sử dụng đại từ, liên từ và giới từ:<br /> Qua bài văn, người đọc có thể nhận thấy được thái độ kính mến, thương yêu <br /> hay giận hờn, căm ghét đối với đối tượng được miêu tả. Điều  ấy được thể  hiện  <br /> qua việc lựa chọn từ ngữ. Từ xưng hô trong tiếng Việt rất giàu màu sắc biểu cảm  <br /> và hết sức phong phú. Trong bài văn miêu tả của học sinh, đại từ "em", "con" được <br /> sử  dụng nhiều hơn cả, các đại từ  đó bộc lộ  thái độ  lễ  phép, trân trọng đối với <br /> người đọc song nếu cần bộc lộ tình cảm thân mật, gần gũi, có thể  sử  dụng đại từ <br /> "tôi" hoặc mình để xưng hô. Không chỉ ở cách xưng hô, các từ ngữ nối như : vâng,  <br /> đúng vậy, chà, này nhé, ôi chao, quả thật, gớm, ấy vậy mà,…cũng góp phần tạo nên <br /> ấn tượng như  học sinh đang nhận xét và đối thoại trực tiếp với người đọc khiến  <br /> đoạn văn trở nên tự nhiên hơn.<br /> b . Hướng dẫn học sinh viết từ độc đáo: <br /> Một bài văn miêu tả  là một bài văn mà  ở  đó học sinh biết cách dùng từ  độc  <br /> đáo. Trong việc làm một bài văn miêu tả  nếu học sinh biết dùng từ  đúng lúc đúng  <br /> chỗ sẽ vẽ lên được một chân dung có hồn khiến người đọc như  có thể  nhìn thấy, <br /> sờ  thấy được. Đối với học sinh lớp 5, giáo viên có thể  hướng dẫn học sinh đạt <br /> được mục đích trên bằng cách hướng dẫn học sinh sử dụng linh hoạt các từ  láy, từ <br /> ghép, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ nhiều nghĩa …<br /> Có thể cho học sinh phân tích những đoạn văn ngắn có sử dụng nhiều từ láy,  <br /> từ tượng hình, từ tượng thanh, từ đa nghĩa để phát hiện (có thể nêu tác dụng). Hoặc  <br /> có thể chọn đoạn văn ngắn có nhiều chỗ trống yêu cầu học sinh tự tìm từ thích hợp <br /> (từ  láy, từ  tượng thanh, từ  tượng hình  từ  gần nghĩa …) điền vào chỗ  trống. Hoặc  <br /> có thể cho đoạn văn có gạch chân các  từ đơn yêu cầu học sinh tìm từ láy, từ tượng  <br /> thanh , từ tượng hình để thay thế.<br /> c. Hướng dẫn học sinh viết câu văn có hình ảnh:<br /> Văn miêu tả  (đặc biệt là kiểu bài tả  người và kiểu bài tả  cảnh sinh hoạt) là <br /> loại văn ghi lại những nét tiêu biểu về  hình dáng hay hoạt động của cảnh vật hay <br /> <br /> <br /> 9<br /> con người. Khi viết học sinh dễ sa vào kể lể một cách khô khan không có cảm giác <br /> thích thú cho người đọc.<br /> Có thể  đưa ra các đoạn văn có những hình  ảnh sinh động, yêu cầu học sinh <br /> phát hiện hoặc yêu cầu học sinh dùng biện pháp so sánh, nhân hoá đẻ  viết đoạn  <br /> văn.<br /> d . Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn:<br /> Có được những câu văn đúng ngữ pháp, có hình ảnh chưa đủ, học sinh còn cần  <br /> biết liên kết các câu, các ý thành đoạn văn.Có thể có các đoạn văn như sau:<br /> Mô hình 1: Câu mở đoạn ­> Câu diễn tả ­ > Câu kết đoạn.<br /> Mô hình 2: Câu mở đoạn ­> Câu diễn tả.<br /> Mô hình 3: Các câu diễn tả ­ > Câu kết đoạn.<br /> Khi hướng dẫn học sinh , giáo viên có thể  hướng dẫn học sinh tập viết theo  <br /> một trong 3 cấu trúc trên, hoặc dưa ra các câu văn rời rạc yêu cầu học sinh sắp xếp  <br /> lại thành một đoạn văn thích hợp.<br /> 4.3. Hướng dẫn học sinh viết phần kết luận :<br /> Phần kết luận trong bài văn rất quan trọng. Nó sẽ  để lại ấn tượng đẹp trong  <br /> lòng người đọc nếu được viết ngắn gọn, tinh chắc. Có thể  hướng dẫn học sinh  <br /> viết phần kết luận bằng nhiều cách:<br /> ­ Cách 1: Nêu cảm tưởng, suy nghĩ thực của bản thân đối với đối tượng được <br /> miêu tả .<br /> ­ Cách 2: Kết luận bằng cách nêu lời của đối tượng miêu tả  hoặc nhân vật  <br /> khác.<br /> ­ Cách 3: Có thể  dùng cử  chỉ, một hoạt động của đối tượng miêu tả  để  kết  <br /> luận.<br /> 4.4. Hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh bài: <br /> Để hoàn chỉnh được bài viết, sau khi viết nháp, học sinh phải biết đọc lại bài  <br /> làm và  tự sửa chữa. Giáo viên có thể dùng cho từng cặp học sinh tự   chấm bài của <br /> nhau để tìm ra khuyết điểm của bạn. Lúc ấy, giáo viên đóng vai trò trọng tài, giám <br /> sát chặt chẽ  việc kiểm tra đánh giá của học sinh, giải đáp các thắc mắc của học <br /> sinh cả về cách chọn ý, dùng từ  diễn đạt trên cơ  sở  tôn trọng những ý tưởng sáng <br /> tạo của học sinh.<br /> <br /> <br /> 10<br /> KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:<br /> 1. Bài học kinh nghiệm:<br /> Trong quá trình áp dụng kinh nghiệm rèn cho học sinh viết văn miêu tả, tôi đã <br /> theo dõi kết quả một số bài làm của học sinh lớp 5A để làm nổi bật kết quả khi áp  <br /> dụng SKKN này trong giảng dạy.<br /> 2. Kết luận:<br /> Qua thực tế áp dụng SKKN vào giảng dạy, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm:  <br /> Để  học sinh lớp 5 có thể  viết tốt một bài văn miêu tả  (đặc biệt là kiểu bài tả <br /> người, tả cảnh sinh hoạt) mỗi giáo viên cần: <br /> 1. Hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ các kĩ năng: <br /> ­ Phân tích, tìm hiểu đề: Tránh lan man lạc đề.<br /> ­ Quan sát: Yêu cầu học sinh huy động các giác quan (mắt, mũi, tai, óc tưởng  <br /> tượng) để quan sát. Đặc biệt rèn học sinh khả năng tưởng tượng về đối tượng miêu <br /> tả .<br /> ­ Tìm ý, lập dàn ý: Chọn ý tiêu biểu, sắp xếp  ý hợp lí.<br /> ­ Viết bài và hoàn chỉnh bài: Lưu ý với học sinh cách viết câu văn bộc lộ được  <br /> cảm xúc với đối tượng được miêu tả.<br /> 2. Khi lên lớp, giáo viên cần biết sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học <br /> thích hợp để phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh.<br /> 3. Trong các giờ Tập làm văn kể cả giờ tìm ý, lập dàn ý, làm văn miệng, làm  <br /> văn viết và giờ trả bài, giáo viên cần biết tổ chức điều khiển lớp học, khéo léo gây <br /> bầu không khí vui tươi thoải mái, kích thích hứng thú học tập, trí tưởng tượng sáng <br /> tạo của học sinh.<br /> 4. Hướng dẫn các em biết tự đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi bài viết. Việc <br /> làm này sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo thành công cho các bài viết sau.<br /> Dạy văn miêu tả lớp 5 là một việc làm khó, nhất là nếu chúng ta đơn độc thực  <br /> hiện lại càng khó hơn nên rất cần sự đóng góp trí tuệ của tập thể, của bạn bè đồng <br /> nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần nghiêm túc trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp về <br /> chuyên môn nghiệp vụ  trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Như  vậy sẽ phát huy <br /> được sức mạnh của tập thể và mỗi chúng ta cũng học hỏi được từ đồng nghiệp rất <br /> nhiều.<br /> Thạnh Đông A2, ngày 26 tháng 09 năm 2017<br /> <br /> <br /> 11<br /> Xác nhận của nhà trường                                            Người viết<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                                  Ph ạm Vũ Nguyên An<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 12<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2